Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Tìm hiểu những biểu hiện bệnh trầm cảm của bệnh nhân ở độ tuổi từ 18 45 đang điều trị tại bệnh viện tâm thần bắc giang BVTTBG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (690.05 KB, 79 trang )

LỜI CẢM ƠN!
Đề tài nghiên cứu “tìm hiểu những biểu hiện bệnh trầm cảm của bệnh nhân ở
độ tuổi 18-45 đang điều trị tại bệnh viện Tâm Thần Tỉnh Bắc Giang( BVTTBG).
Có thể đây là một đề tài khơng mới so với một số tỉnh và thành phố trong nước
ta, nhưng tại Bắc Giang thì đây là một đề tài tương đối mới mẻ. Nên khi thực hiện
đề tài này làm bài cho khóa luận tốt nghiệp cuối khóa . Tơi đã gặp rất nhiều khó
khăn. Nhưng được sự giúp đỡ của cô giáo: Lê Thị Phi hướng dẫn, các cơ, chú, anh,
chị trong phịng khám cũng như các khoa với tất cả các bệnh nhân đang điều trị tại
bệnh viện Tâm Thần Tỉnh Bắc Giang (BVTTBG). Đã giúp tôi hoàn thiện đề tài
trong thời gian cho phép. Tuy nhiên do trình độ cịn nhiều hạn chế nên đề tài cịn có
nhiều sai sót. Kính mong thầy, cơ và các bạn góp ý thêm để đề tài của tơi được hoàn
thiện.
Xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu: .............................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu: ............................................................................................3
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu. ....................................................3
4.1. Đối tượng nghiên cứu. .........................................................................................3
4.2. Khách thể nghiên cứu. .........................................................................................3
4.3. Phạm vi nghiên cứu. ............................................................................................3
5. Giả thuyết khoa học. ...............................................................................................3
6. Giới hạn đề tài. ........................................................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu. .......................................................................................4
NỘI DUNG ................................................................................................................5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ......................................................5
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu về bệnh trầm cảm. ..............................................5
1.2. Khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài .................................................................8


1.2.1. Khái niệm trầm cảm .........................................................................................8
1.3. Các vấn đề liên quan đến trầm cảm ....................................................................9
1.3.1 Triệu chứng học trầm cảm .................................................................................9
1.3.1.1. Triệu chứng cảm xúc ......................................................................................9
1.3.1.2 Triệu chứng hành vi .......................................................................................9
1.3.1.3. Triệu chứng tư duy .......................................................................................10
1.3.1.4. Triệu chứng về cơ thể ...................................................................................10
1.4. Nguyên nhân gây trầm cảm................................................................................11
1.4.1. Nguyên nhân di truyền ....................................................................................11
1.4.2. Nguyên nhân tâm lý xã hội ..............................................................................11
1.4.3. Trầm cảm do yếu tố ngoại sinh ......................................................................11
1.5. Cách phân loại trầm cảm ....................................................................................11
1.5.1. Phân loại theo mức độ ....................................................................................11


1.5.2. Phân loại theo lứa tuổi ....................................................................................12
1.5.3. Phân loại theo nguyên nhân............................................................................13
1.5.4. Phân loại theo biểu hiện lâm sàng ..................................................................13
1.6. Tiêu chuẩn đánh giá trầm cảm ...........................................................................14
1.6.1 Chẩn đoán theo bảng phân loại quốc tế ICD-10 .............................................14
1.7. Ảnh hưởng và hậu quả của bệnh trầm cảm đối với bệnh nhân, đối với xã hội..15
1.7.1. Ảnh hưởng ......................................................................................................15
1.7.2. Hậu quả ...........................................................................................................19
1.8. Các biện pháp điều trị được dùng trong giai đoạn hiện nay .............................21
1.8.1. Liệu pháp kích hoạt hành vi ............................................................................21
1.8.2. Liệu pháp tiếp xúc ...........................................................................................22
1.8.3. Liệu pháp nhận thức của Beck ........................................................................23
1.8.4. Liệu pháp cảm xúc hợp lý của ellis .................................................................23
1.8.5. Liệu pháp hóa dược.........................................................................................24
1.8.6. Liệu pháp tâm lý nhóm, liệu pháp gia đình.....................................................24

1.9 Mối quan hệ của bệnh trầm cảm đối với các bệnh khác .....................................24
1.9.1. Mối quan hệ giữa trầm cảm và lo âu ..............................................................24
1.9.2. Mối quan hệ giữa trầm cảm và stress .............................................................25
1.9.3. Mối quan hệ giữa trầm cảm và rối loạn nhân cách. .......................................26
1.9.4. Mối quan hệ trầm cảm với các rối lọan cơ thể khác ......................................26
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ........................................................................................27
CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................28
2.1. Vài nét về nơi nghiên cứu và quá trình lựa chọn khách thể ...............................28
2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................28
2.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu ......................................................................28
2.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn. .........................................................29
2.2.2.1. Phương pháp quan sát. ...............................................................................29
2.2.2.2. Phương pháp tiếp xúc hỏi chuyện.( trò chuyện) ..........................................29
2.2.2.3. Phương pháp trắc nghiệm ( Test). ...............................................................29
2.2.2.4. Phương pháp phân tích tiểu sử. ...................................................................30


2.2.2.5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp .........................................................31
2.2.2.6. Thống kê toán học ........................................................................................31
TIỂU KẾT CHƯƠNG II ........................................................................................31
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................................33
3.1. Thực trạng những biểu hiện của bệnh nhân trầm cảm .......................................33
3.1.1. Biểu hiện bệnh trầm cảm trên bệnh nhân đa dạng, phong phú: .....................33
3.1.2. Biểu hiện bệnh trầm cảm có sự khác nhau về giới .........................................43
3.1.3. Mối liên quan giữa biểu hiện trầm cảm và nghề nghiệp .................................46
3.1.4. Biểu hiện trầm cảm có sự khác nhau về độ tuổi .............................................51
3.1.5. Mối liên quan giữa biểu hiện trầm cảm và thu nhập hàng tháng của bệnh nhân ........54
3.1.6. Biểu hiện trầm cảm khác nhau về tình trạng hơn nhân ..................................55
3.1.7. Biểu hiện trầm cảm ở nữ có sự khác nhau trước khi sinh con và sau khi sinh
con .............................................................................................................................56

3.1.8. Biểu hiện trầm cảm ở nam có sự khác nhau trước khi sinh con và sau khi
sinh con ..................................................................................................................... 57
3.2. Nghiên cứu trường hợp điển hình ...................................................................... 58
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .........................................................................................62
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................63
4.1. Kết luận ..............................................................................................................63
4.2. Kiến nghị ...........................................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................67
PHỤ LỤC .................................................................................................................68


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Đánh giá cảm giác buồn của bệnh nhân .....................................................33
Bảng 2: Đánh giá nhận thức của bệnh nhân về tương lai, quá khứ và hiện tại của
bản thân họ. ..................................................................................................34
Bảng 3: Đo mức độ cảm nhận của BN đối với vấn đề thành công hay thất bại của
họ trong cuộc sống , ở quá khứ và hiện tại, đến gia đình, đồng nghiệp ......35
Bảng 4: Đo mức độ thích ứng của bệnh nhân đối với cuộc sống xung quanh .........35
Bảng 5: Đo cảm nhận của bệnh nhân vê bản thân họ ..............................................36
Bảng 6: Đánh giá mức độ nhận thức của bản thân họ về giá trị của họ đối với
chính họ........................................................................................................36
Bảng 7: Khảo sát hành vi của bệnh nhân có phù hợp với hồn cảnh hiện tại
hay không .....................................................................................................37
Bảng 8: Đo mức độ quan tâm của bệnh nhân đối mọi người xung quanh ...............38
Bảng 9: Đo khả năng của bệnh nhân, họ có thể tự quyết định mọi việc của bản thân
họ được hay không? .....................................................................................38
Bảng 10: Đo khả năng tự đánh giá vẻ bề ngoài của BN trong q trình có những
biểu hiện khác của BTC ...............................................................................39
Bảng 11: Đo mức độ hoà nhập với các hoạt động khác của BN như nghề nghiệp của
họ, các nhu cầu khác .................................................................................40

Bảng 12: Đo mức độ mệt mỏi của bệnh nhân trong lúc bệnh với thời gian trước
lúc bệnh .....................................................................................................40
Bảng 13: Khả năng ăn uống của bệnh nhân lúc bệnh có khác gì với lúc chưa bệnh ......41
Bảng 14: Thể hiện thể hiện biểu hiện bệnh trầm cảm có sự khác nhau về giới........44
Bảng 15: Thể hiện biểu hiện trầm cảm ở nữ .............................................................45
Bảng 16: Thể hiện biểu hiện trầm cảm ở bệnh nhân nam ........................................45
Bảng 17: biểu hiện trầm cảm có sự khác nhau về nghề nghiệp ................................47
Bảng 18: Biểu hiện trầm cảm trên bệnh nhân nghề nghiệp là lao động chân tay ....48
Bảng 19: Biểu hiện trầm cảm ở bệnh nhân nghề nghiệp là công nhân trong xí nghiệp ....48
Bảng 20: Biểu hiện trầm cảm ở bệnh nhân nghề nghiệp là lao động trí óc .............49


Bảng 21: Biểu hiện trầm cảm ở bệnh nhân nghề nghiệp là nội trợ .........................50
Bảng 22: Biểu hiện trầm cảm có sự khác nhau về độ tuổi ........................................51
Bảng 23: Biểu hiện trầm cảm với độ tuổi < 25 .........................................................52
Bảng 24: Biểu hiện trầm cảm với độ tuổi từ 26 – 35 ................................................52
Bảng 25: Biểu hiện trầm cảm với độ tuổi từ 36 – 45 ................................................53
Bảng 26: Biểu hiện trầm cảm khác nhau về thu nhập ..............................................54
Bảng 27: Tình trạng hơn nhân ..................................................................................55
Bảng 28: Bảng phân loại rối loạn tâm thần sau sinh ...............................................56
Bảng 29: Thể hiện sự khác nhau ở nữ trước và sau có con ......................................56
Bảng 30: Biểu hiện trầm cảm ở nam có sự khác nhau trước khi sinh con và sau khi
sinh con .....................................................................................................57


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Thể hiện thể hiện biểu hiện bệnh trầm cảm có sự khác nhau về giới .....44
Biểu đồ 2 : Thể hiện biểu hiện trầm cảm ở nữ ..........................................................45
Biểu đồ 3: Thể hiện biểu hiện trầm cảm ở bệnh nhân nam ......................................46
Biểu đồ 4: Thể hiện biểu hiện trầm cảm có sự khác nhau về nghề nghiệp ...............47

Biểu đồ 5: Thể hiện biểu hiện trầm cảm trên bệnh nhân nghề nghiệp là lao động
chân tay ...................................................................................................48
Biểu đồ 6 : Thể hiện biểu hiện trầm cảm ở bệnh nhân nghề nghiệp là cơng nhân
trong xí nghiệp ........................................................................................49
Biểu đồ 7: Thể hiện biểu hiện trầm cảm ở bệnh nhân nghề nghiệp là lao động trí óc ....49
Biểu đồ 8: Thể hiện biểu hiện trầm cảm ở bệnh nhân nghề nghiệp là nội trợ ........50
Biểu đồ 9: Thể hiện biểu hiện trầm cảm có sự khác nhau về độ tuổi .......................51
Biểu đồ 10: Thể hiện biểu hiện trầm cảm với độ tuổi < 25 .....................................52
Biểu đồ 11 : Thể hiện biểu hiện trầm cảm với độ tuổi từ 26 – 35 ...........................52
Biểu đồ 12: Thể hiện biểu hiện trầm cảm với độ tuổi từ 36 – 45 .............................53
Biểu đồ 13: Thể hiện bệnh trầm cảm khác nhau về thu nhập ...................................54
Biểu đồ 14: Thể hiện tình trạng hơn nhân ................................................................55
Biểu đồ 15: Thể hiện sự khác nhau ở nữ trước và sau có con ..................................56


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
STT

CÁC TỪ VIẾT TẮT

NỘI DUNG

01

BVTTBG

Bệnh viện tâm thần Bắc Giang

02


TC

Trầm cảm

03

BNTC

Bệnh nhân trầm cảm

04

BN

Bệnh nhân

05

LPTL

Liệu pháp tâm lý

6

ICD-10

Tổ chức y tế thế giới

7


DSM-IV

Hiệp hội tâm thầm mỹ

8

NXB

Nhà xuất bản

9

RLTC

Rối loạn trầm cảm


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trầm cảm là một căn bệnh lâm sàng ảnh hưởng đến nhiều mặt sinh hoạt đời
sống của con người. Bệnh này không chỉ gây khó khăn cho người bệnh mà cịn ảnh
hưởng đến người xung quanh, cho tồn xã hội.
Theo tài liệu ước tính của tổ chức y tế thế giới thì tới 20-30% dân số mắc
bệnh trầm cảm, dưới dạng khác nhau. Trong đó có 3% là trầm cảm điển hình… Và
các con số thống kế quốc tế cũng cho thấy rằng một nạn dịch trầm cảm đang lan
rộng cùng nhịp độ với lối sống hiên đại. Từ đầu thế kỉ này, mỗi thế hệ lại mắc phải
nguy cơ trầm cảm sâu sắc hơn các thế hệ trước không phải chỉ là những nỗi buồn
mà là sự lãnh đạm làm tê liệt con người, sự mệt mỏi và một cảm giác bất lực nặng
trĩu ở họ, và cũng theo chuyên gia hàng đầu của nước ta ước tính có khoảng 15%
dân số có vấn đề về sức khỏe tâm thần.( Kết quả nghiên cứu về Sức khỏe tâm thần

với 6.189 học sinh ở các trường trung học, đại học ở Hà Nội, Hải Dương, TPHCM,
Cần Thơ do GS Michael Dunne, Đại học Công nghệ Queensland (Australia)
Trầm cảm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của con người, nó làm
suy giảm về mặt thể chất cũng như tinh thần của con người, làm xáo trộn đời sống
thường ngày của bệnh cũng như khả năng lao động ở họ. Bệnh trầm cảm gây ảnh
hưởng gián tiếp nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế, xã hội. Hằng năm nhà nước
phải trích một phần không nhỏ ngân quỹ để nghiên cứu, điều trị và tuyên truyền về
phòng ngừa về bệnh trầm cảm. Trầm cảm là triệu chứng ảnh hưởng trực tiếp đến tất
cả các mặt sinh hoạt, tác động lên cá nhân bệnh nhân như giảm khí sắc, mất hứng
thú lao động, học tập, dòng tư duy hoạt động chậm chạp hay kém hiệu quả, hành vi,
thái độ không phù hợp với cả bản thân bệnh nhân và các chuẩn mực đạo đức mà xã
hội đặt ra. Không chỉ ảnh hưởng lên bản thân người bệnh mà còn ảnh hưởng đến
những người xung quanh người thân của họ bởi vì những cảm giác, tâm trạng buồn
chán đơn thuần không đủ mạnh để bộc lộ hết lên trên bề mặt của nhân cách, hành
vi của người bị bệnh.
Thế nhưng, hiện nay trầm cảm chưa được nhìn nhận một cách khoa học.

1


Nhiều người nghĩ rằng những cảm giác buồn của người khác sẽ nhanh chóng qua
mau, tệ hại hơn chúng ta có xu hướng tin rằng đấy là một tâm trạng, cảm giác khá
bình thường.Trầm cảm là một căn bệnh tâm thần lâm sàng và cần được chữa trị kịp
thời, càng để lâu bệnh càng trở nên phức tạp, càng khó điều trị hơn, nếu không điều
trị sớm sẽ để lại một di hại tâm lý nặng và nguy cơ tự sát cao, đối với chính bản
thân người bị bệnh mà cịn ảnh hưởng đến xã hội. Vì vậy, trách nhiệm của bản thân
mỗi người là hiểu biết về nó để nếu bản thân hay những người xung quanh mắc phải
cần giúp họ đến với những cơ sở y tế chuyên ngành để chữa trị kịp thời. Theo giới
chuyên môn đánh giá bệnh trầm cảm là một căn bệnh có thể chữa trị và phịng ngừa
được. Hơn nữa trong các cơng trình nghiên cứu cả trong và ngồi nước cũng chưa

có quan điểm thống nhất với nhau về cách nhìn nhận, triệu chứng, nguyên nhân gây
bệnh.
Bắc Giang là một tỉnh miền núi phía bắc, trình độ dân trí cịn thấp, nền kinh
tế phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp. Mức thu nhập thấp, đời sống người dân ở
mức thấp. Ở lứa tuổi lao động 18-45,do nên kinh tế chủ yếu là nơng nghiệp áp lực
cơng việc đè nặng , gia đình, con cái khiến cho nhiều người dân ở nơi đây gặp phải
một căn bệnh thuộc sức khỏe tinh thần mà đó là bệnh trầm cảm .
Xuất phát từ thực tiễn nói trên, tơi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Tìm hiểu
những biểu hiện bệnh trầm cảm của bệnh nhân ở độ tuổi từ 18–45 đang điều trị tại
Bệnh viện tâm thần Bắc Giang (BVTTBG)” nhằm tìm hiểu những biểu hiện bệnh
trầm cảm thực tế trên bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện trong thời gian kể trên,
từ đó đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiểu biết cho mọi người xung quanh, hiệu
quả trong công tác điều trị và phòng chống bệnh trầm cảm trong xã hội.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nhằm tìm hiểu những biểu hiện bệnh trầm cảm của bệnh nhân trong độ
tuổi từ 18-45 đang điều trị tại BVTTBG
Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp phù hợp nhằm giúp cho bản thân,
mọi người hiểu, nhận biết sớm, điều trị hiệu quả, phòng và tránh bệnh trầm cảm
trong xã hội.

2


3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Khái quát những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài trầm cảm.
Tìm hiểu những biểu hiện bệnh trầm cảm trên bệnh nhân trong độ tuổi từ
18-45 đang điều trị tại BVTTBG.
Đề xuất một số giải pháp nhằm cung cấp thông tin giúp mọi người phân
biệt và nhận biết sớm, phòng và tránh bệnh trầm cảm, điều trị bệnh hiệu quả.
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu.

4.1. Đối tượng nghiên cứu.
- Tìm hiểu những biểu hiện bệnh trầm cảm của bệnh nhân ở độ tuổi từ 18–
45 đang điều trị tại Bệnh viện tâm thần Bắc Giang (BVTTBG)
4.2. Khách thể nghiên cứu.
- Khách thể khảo sát: Nghiên cứu được tiến hành trên 50 bệnh nhân trong
độ tuổi từ 18- 45 đang điều trị tại BVTTBG, thoả mãn yêu cầu các tiêu chuẩn chọn
bệnh, không phạm phải các tiêu chuẩn loại trừ.
4.3. Phạm vi nghiên cứu.
Nội dung: Nghiên cứu những yếu tố thuộc nội hàm của bệnh trầm cảm
Thời gian: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 01/2012 - 05/2013.
Không gian: Các bệnh nhân trong độ tuổi từ 18 - 45 đang điều trị tại
BVTTBG ( Nội và ngoại trú).
5. Giả thuyết khoa học.
- Biểu hiện bệnh trầm cảm trên bệnh nhân, đa dạng, phong phú, có sự
khác nhau về giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp
- Biểu hiện bệnh trầm cảm có sự khác nhau về mức thu nhập bình quân
hàng tháng, tình trạng hôn nhân
- Biểu hiện bệnh trầm cảm của nam và nữ có sự khác nhau trước khi sinh
con và sau khi sinh con.
6. Giới hạn đề tài.
Trầm cảm là một phạm trù rộng, biểu hiện đa dạng trong mọi hoạt động của
con người và trầm cảm luôn len lỏi trong nhiều đối tượng: học sinh, sinh viên,
doanh nhân, người nghỉ hưu.

3


Trong điều kiện cho phép, người nghiên cứu tập trung tìm hiểu về biểu hiện
trầm cảm của bệnh nhân trong độ tuổi 18-45( học sinh,sinh viên,công nhân, viên
chức, doanh nhân...).

7. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp lý luận.
Phương pháp thực tiễn.
Phương pháp quan sát.
Phương pháp trắc nghiệm.
Phương pháp phân tích tiểu sử.
Phương pháp thống kê toán học.
Phương pháp nghiên cứu trường hợp.

4


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu về bệnh trầm cảm.
+ Thế giới.
Vấn đề bệnh trầm cảm cho đến nay được nhiều nhà khoa học thuộc nhiều
chuyên ngành khác nhau như y học,nhân học, xã hội học quan tâm nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài này, tôi dựa trên những công trình nghiên cứu sau. Theo
dịng lịch sử, bệnh trầm cảm đã được tìm hiểu bởi các nhà khoa học từ thời cổ đại
cho đến tận ngày nay
- Thời cổ đại: Các rối loạn cảm xúc đã được nhận dạng như một bệnh,
Saul đã mô tả các triệu chứng, biểu hiện của bệnh trầm cảm.
- Rối loạn cảm xúc lưỡng cực (Gọi tắc là bệnh trầm cảm), trước đây gọi
là loạn thần hưng - trầm cảm, đã từng được các thầy thuốc và các triết gia người
Hi Lạp nhận biết, đặc biệt là Hippocrates vào thế kỷ IV trước công nguyên.
Theo quan điểm thể dịch thời bấy giờ, ông ta cho rằng đó là do mất thăng bằng
hoặc loạn thăng bằng thể dịch với sự góp mặt của mơi trường, cơ thể và cảm
xúc. Ơng mơ tả mỗi cơn hưng cảm có liên quan đến việc tiết sữa lại có vẻ thích
hợp hơn với tình trạng mê sảng có kết hợp với nhiễm trùng hậu sảu.

- Bốn thế kỷ sau ông Hippocrates , Areteus đã mô tả một cách rõ ràng chu
kỳ khí sắc, theo ơng trầm cảm xuất hiện trước cơn hưng cảm ( Học thuyết thể
dịch)
- Galen, một thầy thuốc Hi Lạp, hành nghề ở Rôma vào thế kỷ II sau công
nguyên, tiếp tục truyền thống quan điểm thể dịch, cho rằng trầm cảm là do thừa
mật đen (Cho nên mới có từ melankhole, melan có nghĩa là đen, khole là mật)
mặc dù ông ta cũng đã bắt đầu xét đến yếu tố tâm lý, xúc cảm như là do ước
muốn khiêu dâm.
- Năm 1896 bệnh trầm cảm đã được Emil Kraepelin, nhà TLH người Đức
đã tách ra thành một bệnh độc lập dựa trên sự thống nhất về các biểu hiện lâm
sàng và tính chất tiến triển, ơng đã hợp nhất các thể bệnh trước kia được coi như
là những bệnh độc lập như “ Bệnh thao cuồng”, “ Bệnh sầu uất”, “ Bệnh loạn

5


tâm thần tuần hoàn”, với sự thay đổi lần lượt các giai đoạn trái ngược nhau hoặc
sự kết hợp những giai đoạn tương phản nhau (Falret, Baillarger, Magnam).
- I.P.Paplôp: Đã nói rằng trạng thái hưng cảm là do hưng phấn toàn bộ não
từ cao xuống thấp với sự tăng cường hết sức mạnh hoạt động liên tưởng đến bán
cầu đại não rơi vào trạng thái hoạt động hỗn loạn và là do hưng phấn hết sức ưu
thế của dưới vỏ. Ngược lại trong trầm cảm, theo ơng có sự giảm hoạt động của
não với sự suy kiệt hết sức của dưới vỏ và ức chế mọi bản năng.
-Levitan (1997) đã nghiên cứu trên 8116 bệnh nhân từ 15 - 64 tuổi và xác
định tỉ lệ rối loạn trầm cảm điển hình là 8%, và có xu hướng tăng lên gấp 2 - 3
lần trong 25 năm gần đây, nữ cao gấp 2 lần nam và tăng lên ở tuổi 45. Viện
nghiên cứu sức khoẻ tâm thần Hoa Kỳ ( NIMH ), cũng cho thấy tỉ lệ trầm cảm điển
hình là 5%.
→ Ngồi ra trên thế giới cịn rất nhiều nhà khoa học khác nghiên cứu về
bệnh trầm cảm như Kielhoz ( 1974 , Pichot.P ( 1973 )…Nhưng các tư tưởng từ

xưa đến nay vẫn chưa có sự thống nhất với nhau, mà mỗi nhà nghiên cứu nói lên
một khía cạnh khác nhau của bệnh trầm cảm. Hiện nay, các nghiên cứu hay
chữa trị ở Việt Nam đều đồng ý và thống nhất theo cách nhìn nhận và phân chia
của Hiệp hội tâm thần Mỹ ( Viết tắc là DSM- IV) và Tổ chức Y tế thế giới (
Viết tắc là ICD- 10)
- Theo tổ chức y tế thế giới, do rối loạn khí sắc là một bệnh rối loạn tâm
thần , trong phân loại lần thứ 8 và 9 chỉ chú trọng đến loại gọi là hưng - trầm cảm
( Pyschose manico- depressive). Trong bảng phân loại lần thứ 10 này ( ICD- 10
năm 1992 ) sắp xếp tấc cả các rối loạn khí sắc có ngun nhân khác nhau vào
một nhóm. Với mã số từ F30- F39 dùng để chỉ các rối loạn khí sắc (Mood
disorders)
- Theo Hội Tâm Thần học Mỹ ( DSM-IV năm 1994 ): Phân loại của
HHTT Mỹ hoàn thiện hơn, phát triển hơn. Rối loạn khí sắc với mã số lưu hành cho
trầm cảm chủ yếu hoặc rối loạn lưỡng cực được biểu hiện ở chữ số thứ 5.
+ Việt Nam.
Tuy chưa phát triển mạnh như các nước trên thế giới và cũng chưa có

6


nhiều cơng trình nghiên cứu chun sâu về bệnh trầm cảm, nhưng nó cũng đã
phát triển, có nhiều đóng góp vào việc nhận biết sớm, điều trị, phòng ngừa hiệu
quả hơn.
- Theo tiến sĩ Trần Hữu Bình, ĐH Y Hà Nội, có nghiên cứu về rối loạn
trầm cảm trong bệnh lý của các bệnh nhân bị bệnh tiêu hoá dạ dày- ruột
- Theo nghiên cứu của Trần Văn Cường và cộng sự ( 2002 ) trầm cảm
chiếm 13,2% dân số, nó diễn ra ở 10 xã thuộc các vùng kinh tế khác nhau trên cả
nước hiện nay.
- Tiến sĩ Cao Tiến Đức trong nghiên cứu về một số đặc điểm lâm sàng ở 43
bệnh nhân có biểu hiện trầm cảm đang điều trị tại BV, trong 43 người đó nam

chiếm 41,9%, nữ chiếm 58,1%, tuổi trung bình của nam là 39,5 tuổi và nữ là 39
tuổi. Triệu chứng lâm sàng là mệt mỏi, mất sinh lực, rối loạn giấc ngủ là 95,4%;
buồn rầu là 83,7%; lo lắng về bệnh tật 76,7%; bứt rứt, bồn chồn, cử động chậm
72,1%; chán ăn 69,8%; mất quan tâm thích thú, khó tập trung 67,4%; chán nản
buôn xuôi 62,8%; ý nghĩ và hành vi tự sát 44,2%. Trong đó tỉ lệ trầm cảm nặng
là 58,2%; trầm cảm vừa 27,9%; trầm cảm nhẹ là 13,9%( tiến sĩ Cao Tiến Đức)
- Theo những nghiên cứu trong thời gian gần đây ở Việt Nam, trầm cảm
cũng biểu hiện mạnh mẽ trên trẻ em và thanh thiếu niên Việt Nam như: Năm
1982 – 1989 ( Viện nhi ) có thấy biểu hiện rối loạn hành vi và cảm xúc ở học sinh
trong độ tuổi từ 6- 15 là 10- 26%. Giai đoạn từ 1990 – 1995 (Viện nhi) có biểu
hiện tổn thương về hành vi và cảm xúc ở học sinh từ 3 – 32%.
→ Tóm lại, trên thế giới và Việt Nam đã có rất nhiều nghiên cứu về
bệnh trầm cảm, tuy nhiên ở đây mỗi nhà nghiên cứu đã đi theo một cách nghĩ,
cách nhìn nhận của cá nhân họ. Chính vì thế ở đây chưa có một quan niện nào
chính thống, chưa có có cách nhìn nhận bao quát hết tất cả các mặt của bệnh
trầm cảm. Tuỳ theo các mục đích nghiên cứu khác nhau, mà nhà nghiên cứu hiện
tại nên chọn cho mình một lý thuyết, một cách nhìn nhận mà nó phù hợp với
yêu cầu mình đã đặt ra. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu và so sánh kết quả thực nghiệm thu được theo cách nhìn nhận và đánh giá của
DSM- IV và ICD- 10.

7


1.2. Khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài
1.2.1. Khái niệm trầm cảm
- Nhà tâm lý học Martin Seligman cho rằng, trầm cảm phần lớn là phản ứng
đối với tình trạng khơng tự lực đã học tập trước đó ( Tình trạng khơng tự lực học tập
là trạng thái trong đó người ta nhận thức và sau cùng học tập rằng khơng có nào
trốn thốt hay thích ứng với căng thẳng. Do đó họ hồn tồn từ bỏ sự đấu tranh

chống lại căng thẳng và chấp nhận, do đó làm xuất hiện trầm cảm) Seligman năm
1975, 1988. Theo quan điểm của các nhà phân tâm học thì trầm cảm là kết quả của
sự giận dữ về chính bản thân mình theo quan điểm này, con người cảm thấy có
trách nhiệm với những điều xấu xảy ra cho mình và điều khiển sự giận dữ của mình
hướng nội.
- Theo nhà tâm lý học Aaron Beck cho rằng : Nhận thức sai lầm của con
người làm nền tảng cho cảm thức trầm cảm của họ.
- Thạc sĩ tâm lý học Nguyễn Thơ Sinh: Trầm cảm là một căn bệnh lâm sàng
không chỉ ảnh hưởng lên hệ thần kinh của chúng ta mà còn ảnh hưởng lên cơ thể
cũng như tâm trạng của chúng ta. Bệnh gây ảnh hưởng lên quá trình ăn uống, nghỉ
ngơi, chu kỳ giấc ngủ cũng như tác động lên cách chúng ta đánh giá và cảm nhận
chính mình.
-> Từ các định nghĩa ở trên, qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu và
thực tiễn trên bệnh nhân trầm cảm mà tôi đã được tiếp xúc, chúng tôi đưa ra định
nghĩa về trầm cảm như sau: Trầm cảm là một căn bệnh thuộc về sức khoẻ tinh thần,
thường xuyên gặp phải và với những biểu hiện như khí sắc trầm buồn, dịng tư duy
hoạt động chậm chạp hay kém hiệu quả, chú ý, trí nhớ giảm sút, giảm hứng thú và
nhu cầu trong tất cả các hoạt động… Và đặc biệt hay thấy ở BNTC cảm là họ ln
có ý nghĩ mình là kẻ bất tài vơ dụng và hành vi tự sát
Theo PTS. Nguyễn Đăng Dung – BS. Nguyễn Văn Siêm: Trầm cảm là trạng
thái giảm khí sắc, giảm năng lượng và giảm hoạt động.
Theo từ điển tiếng Việt: “Trầm cảm là trạng thái tinh thần, bi quan, buồn, u
uất, cảm thấy mệt mỏi và tuyệt vọng”. “ tài liệu thứ 101- trang 164”
Vậy trầm cảm là căn bệnh thời hiện đại. Ảnh hưởng đến cả thể chất lẫn tinh

8


thần, gây rối loạn về nhận thức và trí nhớ, ức chế hoặc kích thích tăng vận động.
Bệnh có thể kéo dài vài tuần hoặc vài tháng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

của con người. Nếu không điều trị kịp sẽ gây sa sút tâm thần mất khả năng định
hướng về không gian và thời gian.
1.3. Các vấn đề liên quan đến trầm cảm
1.3.1 Triệu chứng học trầm cảm
1.3.1.1. Triệu chứng cảm xúc
- Khí sắc giảm hơn 90 % bệnh nhân trâm cảm có khí sắc buồn kéo dài.
- Mất hứng thú: bệnh nhân khơng cịn khả năng cảm nhận đươc sự hứng thú
trong các công việc mà bệnh nhân ưa thích trước đây, như ăn uống, tình dục, sở
thích, thể thao, các sự kiện xã hội và các chức năng trong gia đình.
- Lo âu: Hầu hết bệnh nhân trầm cảm đều biểu hiện lo âu đi kèm với rối loạn
thần kinh thực vật như vã mồ hôi, hồi hộp, mạch nhanh...
1.3.1.2 Triệu chứng hành vi
+ Hoạt động có ý chí
Mất năng luợng: bệnh nhân thường có cảm giác mệt mọi, mất năng lượng
trong khi bệnh nhân không phải gắng sức để làm việc gì. Bệnh nhân than vãn như
thể toàn bộ sinh lực của bệnh nhân đã bị cạn kiệt và nghĩ rằng do thiếu vitamin hay
các bệnh nỗi khoa như ung thư, lao. Có sự thay đổi trong ngày: tình trạng tồi tệ vào
buổi sáng và cải thiện dần trong ngày.
Trong giai đoạn nhẹ chỉ biểu hiện giảm mong muốn làm các công việc phức
tạp và các công việc không mang lại kết quả ngay lập tức. Sau đó lan rộng ra các
hoạt động hàng ngày.
Tương tác với người khác: bệnh nhân tách mình ra khỏi xã hội, nơi đó bệnh
nhân khơng tương tác với người khác, bệnh nhân nói họ cảm thấy cơ đơn nhưng
khơng biết làm sao để tránh được tình trạng này.
Tâm thần vận động: bệnh nhân chậm chạp trong các hoạt động có trường
hợp nặng có biểu hiện như căng trương lực. Ngược lại ở một số bệnh nhân có biểu
hiển kích động tâm thần vận động, bệnh nhân phải tăng vận động để đấu tranh lại
cảm giác căng thẳng, bồn chồn.

9



Hành vi tự sát: tự sát là một biến chứng nặng của trầm cảm và nó cũng tương
đối phổ biến. 1% bệnh nhân có hành vi tự sát trong vịng 12 tháng sau khởi phát
một giai đoạn trầm cảm. Đỉnh cao sát ở bệnh nhân trầm cảm là vào thời gian 6- 9
tháng sau khi bệnh nhân đã cải thiện một vài triệu chứng. Có lẽ lúc này bệnh nhân
đã năng lượng và động lực để cải thiện một vài triệu chứng. có lẽ lúc này bệnh nhân
đã đủ năng lượng và kế hoạch tự sát, nhưng không đủ quan điểm tốt về cuộc sống
để chọn một giải pháp khác ngoài tự sát.
+ Hoạt động bản năng
Rối loạn giấc ngủ : đa số bệnh nhân trầm cảm đều có biểu hiện mất ngủ. Có
thể là bệnh nhân khó ngũ và thường nghiền ngẫm các sự kiện trong ngày .Một số
khác than phiền về việc thức dậy giữa đêm và khó nghĩ lại. Đặc biệt là thức dậy
sớm và không ngủ lại được. Nhưng đối với trẻ em, người trẻ trầm cảm trong rối
loạn lưỡng cực có biểu hiện ngũ nhiều.
Rối loạn ăn uống, có sự giảm cân. Có một số nhỏ, đặc biệt ở phụ nữ nhỏ và
bệnh nhân lưỡng cực, có biểu hiện ăn nhiều và tăng cân.
Rối loạn tình dục ; biểu hiện giảm ham muốn tình dục, triệu chứng này tương
đối khó phát hiện vì bệnh nhân ít đề cập đến.Tuy nhiên cần lưu tâm vì các thuốc
chống trầm cảm cũng gây các rối loạn này.
1.3.1.3. Triệu chứng tư duy
Dòng tư duy chậm chạp, liên tưởng đối đáp chậm
Có cảm giác buồn chán, cảm thấy tội lỗi và tự đánh giá thấp bản thân.
Trong trưòng hợp nặng có các hoang tưởng và ảo giác. Trong trường hợp
trầm cảm điển hình các hoang tưởng và ảo giác hội tụ với cảm xúc.
Đặc biệt chú ý các bệnh nhân ln nghĩ đến cái chết và có ý tưởng tự sát
1.3.1.4. Triệu chứng về cơ thể
Bên cạnh các triệu chứng thần kinh thực vật cổ điển của trầm cảm, có một số
triệu chứng cơ thể thường gặp như; đau đầu, đau lưng, co rút cơ, buồn nơn, nơn, táo
bón, nóng ngực, hơi thở ngắn, tăng khơng khí. Chính các triệu chứng này làm cho

các bác sĩ nội khoa phải cho bệnh nhân kiểm tra X- quang, các xét nghiệm và ngay
cả các trường hợp phải mổ thăm dò .

10


1.4. Nguyên nhân gây trầm cảm
1.4.1. Nguyên nhân di truyền
Nhân tố di truyền ảnh hưởng tới trầm cảm ,nếu cha mẹ có người bị trầm cảm
thì nguy cơ mắc bệnh trầm cảm ở con cái sau này tăng lên gấp đơi so với con cái
của các cặp cha mẹ có tiền sử bình thường. Nếu cha mẹ đều bị thì sác xuất là 4 lần
nguy cơ phát triển trầm cảm ở trẻ dưới 18 tuổi.
Rất nhiều nhà nghiên cứu đã thử tìm cách nhận dạng một loại gene trầm cảm,
tuy nhiên vận chưa đưa ra được một kết quả chính xác. Cho đến nay, giả thiết mà
các nhà nghiên cứu đưa ra vận là có rất nhiều gene ảnh hưởng đến sự xuất hiện của
căn bệnh này.
1.4.2. Nguyên nhân tâm lý xã hội
Các stress về tiền bạc, hôn nhân,công việc( mất việc làm, công việc căng
thẳng) mất mát quan trọng(mất người yêu dấu, mất vị thế trong xã hội, mất một
mối quan hệ quan trọng…)
Các cách thức suy nghĩ không phù hợp, chẳng han như khuynh hướng nói
những điều tiêu cực về bản thân có thể làm cho người đó trầm cảm.
Các kiểu hành vi khơng phù hợp, ví dụ khuynh hướng trở lên thu mình lại,
khơng làm điều mình muốn, mình vui, thích ở trong nhà và ngủ..cũng có thể làm
cho người ta trầm cảm.
1.4.3. Trầm cảm do yếu tố ngoại sinh
Các bất thường sinh học có thể là những bất thường về các amine sinh học
trong não như thiết hụt norepinephrine, serotonin, dopamine
Bệnh thực tổn hay do sang chấn tâm lý mạnh ( sốc xúc cảm ) , căng thẳng
tâm lý ( stress) không mạnh nhưng kéo dài ,sau chấn trương não ,sau tai biến mạch

máu não.Các bệnh toàn thân thay đổi sinh lý hay suy nhựơc .
1.5. Cách phân loại trầm cảm
1.5.1. Phân loại theo mức độ
Phân loại theo mức độ sự phân loại này dựa vào 3 tiêu chí số các tiêu chuẩn
chận đốn trầm cảm, mức độ nặng nề của các triệu chứng, mức độ ảnh hưởng đến
cuộc sống bệnh nhân

11


+ Trầm cảm nhẹ
Có hai trong các triệu chứng: khí sắc giảm ,mất quan tâm và thích thú tăng
mệt mọi. Ngồi ra có ít nhất hai trong các triệu chứng của trầm cảm .Khơng có triệu
chứng nào ở mức độ nặng.
Bệnh nhân khó tiệp tục cơng việc hàng ngày ,nhưng có khả năng khơng
ngừng cơng việc hồn tồn.
+ Trầm cảm trung bình
Có hai trong các triệuchứng : khí sắc giảm mất quan tâm và thích thú , tăng
mệt mọi. Ngồi ra có ít nhất ba trong các triệu chứng cịn lại của trầm cảm.
Khơng có triệu chứng nào ở mức độ nặng, nhưng thể hiện rõ rệt.
Gặp nhiều khó khăn trong tiếp tục công việc xã hội, nghề nghiệp và gia đình.
+ Trầm cảm nặng
Có ba trong các triệu chứng: khí sắc giảm, mất quan tâm và thích thú, tăng
mệt mọi. Ngồi ra có ít nhất bốn trong các triệu chứng còn lại của trầm cảm.
Các triệu chứng biểu hiện ở mức độ nặng.
Ít có khả năng hoạt động.
1.5.2. Phân loại theo lứa tuổi
Trầm cảm cũng liên quan đến các giai đoạn phát triển của cuộc đời con
người, tuỳ theo giai đoạn mà việc dùng thuốc cũng phải cẩn thận vì chúng ta cịn
phải chú ý đến hoạt động chức năng của các nội tạng theo từng lứa tuổi.

+ Trầm cảm trẻ em và thanh thiếu niên
Ít khi điển hình của một trầm cảm, có lúc trầm cảm được thể hiện qua rối
loạn hành vi , lạm dụng các chất .
+ Trầm cảm người trưởng thành
Lâm sàng thường điển hình của trầm cảm
+ Trầm cảm sau sinh
Sau sinh có một tỷ lệ bệnh nhân bị trầm cảm, nó liên quan đến yếu tố tâm lý
và các rối loạn nội tiết sau sinh .
+ Trầm cảm người lớn tuổi
Sự suy giảm các cơ quan trong cơ thể ( đặc biệt cơ quan thần kinh ) làm

12


người lớn tuổi bị trầm cảm, đặc biệt khi các bệnh cơ thể khác kèm theo làm hạn chế
các hoạt động hàng ngày của bệnh nhân .
1.5.3. Phân loại theo nguyên nhân
+ Trầm cảm nguyên phát : đây là trầm cảm nội sinh, do nội tảng trong cơ thể
bệnh nhân phát ra bệnh .
+Trầm cảm thứ phát :Trầm cảm thứ phát sau sang chấn tâm lý .
Trầm cảm thứ phát sau bệnh tâm thần: như trong trường hợp thứ phát sau các
bệnh ám ảnh sợ.
Trầm cảm thứ phát sau các bệnh nội khoa: có thể do bản chất bệnh nội khoa
gây nên tình trạng trầm cảm hoạc do phản ứng tâm lý bị bệnh mà gây nên.
Trầm cảm thứ phát sau khi dùng thuốc: có một số thuốc gây nên tình trạng
trầm cảm .
1.5.4. Phân loại theo biểu hiện lâm sàng
+ Trầm cảm điển hình: khi khi bệnh nhân thể hiển tình trạng ức chế cả cảm
xúc, tư duy và hành vi tác phong, kèm theo một số triệu chứng cơ thể.
+ Trầm cảm lo âu: Khi các triệu chứng của trầm cảm và lo âu đều xuất hiện

trong cùng thời điểm, nhưng khơng có triệu chứng nào đủ nặng để chẩn đoán các rối
loạn riêng biệt trầm cảm hay lo âu.
+ Trầm cảm ẩn(trầm cảm che dấu): Các triệu chứng tâm thần trở nên thứ
yếu, lúc này nội bật các triệu chứng cơ thể như đau lưng đau khớp, đau đầu rụt cơ.
+ Trầm cảm loạn thần: thường xuất hiện ở trầm cảm nặng, kèm theo các yếu
tố loạn thần: hoang tưởng ảo giác.
+ Trầm cảm giả mất trí: thường xảy ra ở bệnh nhân lớn tuổi. Trong bối cảnh
bệnh các triệu chứng rối loạn nhận thức nội bật, làm người ta khó phân biệt với tình
trạng mất trí.
+ Loạn khí sắc: Khi các triệu chứng trầm cảm khơng rõ ràng và khơng đủ
tiêu chuẩn để chẩn đốn, bên cảnh đó nó khơng ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống
và thời gian triệu chứng kéo dài trên 2 năm .

13


1.6. Tiêu chuẩn đánh giá trầm cảm
1.6.1 Chẩn đoán theo bảng phân loại quốc tế ICD-10
Dựa vào phán đoán lâm sàng, trên cơ sở số luợng, loại, mức độ trầm trọng
của triệu chứng hiện ICD-10 đã chỉ ra và phân biệt giữa các giai đoạn nhẹ vừa,
nặng.
- Các triệu chứng điển hình :
+ Khí sắc trầm.
+ Mất mọi quan tâm thích thú.
+Giảm năng lượng, giảm hoạt động, tăng mệt mỏi.
- Các triệu chứng phổ biến khác :
+ Giảm sử tập trung, sự chú ý.
+ Có những ý tưởng bị tội khơng xứng đáng.
+ Nhìn vào tương lai ảm đảm và bi quan.
+ Có tưởng và hành vi tự huỷ hoại hoặc tự sát.

+ Rối loạn giấc ngủ
+ Ăn mất ngon.
+ Các triệu chứng sinh học : sút cân, rối loạn giấc ngủ, táo bón, mất ngon
miệng, giảm dục năng, giao động khí sắc trong ngày, nhiều phụ nữ có rối loạn kinh
nguyệt.
- Tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm nhẹ :
+ Có 2/3 triệu chứng điển hình
+ Cộng thêm ít nhất 2/7 triệu chứng phổ biến khác.
+ Khơng có triệu chứng sinh học.
+ Kéo dài ít nhất hai tuần .
- Tiêu chuẩn chẩn đốn trầm cảm vừa:
+ Có 2/3 triệu chứng điển hình
+ Cộng thêm ít nhất 3 hoạc 4 triệu chứng khác
+ Gây nhiều trở ngại cho sinh hoạt gia đình, xã hội, nghề nghiệp.
+ Kéo dài ít nhất 2 tuần.
- Tiêu chí chẩn đốn trầm cảm nặng :

14


+ Có 3/3 triệu chứng điển hình .
+ Cộng thêm ít nhất 4/7 triệu chứng khác.
+ Có triệu chứng sinh học kèm theo.
+ Ít có khả năng tiếp tục cơng việc gia đình xã hội nghề nghiệp.
1.7. Ảnh hưởng và hậu quả của bệnh trầm cảm đối với bệnh nhân, đối
với xã hội
1.7.1. Ảnh hưởng
- Đối với bệnh nhân: TC là một căn bệnh thuộc về sức khỏe tinh thần không
chừa bất cứ một ai, không phân biệt người già, trẻ em, người trưởng thành…Thế
nhưng theo những nghiên cứu gần đây nhất trầm cảm thường tấn công phụ nữ

nhiều hơn nam giới, đây là một căn bệnh ảnh hưởng đến tâm trạng, tinh thần và thể
chất của những người mắc phải, trong nền văn hóa Việt chúng ta BTC mới được
nhắc đến rộng rãi trong thời gian gần đây, và sau đây là những ảnh hưởng cơ bản
của trầm cảm lên bản thân người bệnh.
+ Ý thức của bệnh nhân : BN khơng ý thức được bệnh mình mắc phải như
thế nào, nặng hay nhẹ… Khả năng định hướng không gian kém, không ý thức được
tầm quan trọng của bản thân đối với mọi người và đối với cuộc sống xung quanh,
họ chỉ ý thức được một điều là họ bị bệnh rất nặng, chán sống có ý tưởng tự sát rất
cao 2/3 số BN và 10 – 15% họ đã thực hiệnđược tự sát.
+ Tri giác cảm giác: Thường hay sai sự thật về bệnh tình của mình, trống
rỗng hay mất cảm giác với mọi thứ xung quanh, cảm giác tội lỗi, đau khổ, buồn
chán luôn xâm chiếm lấy họ “ Đau khổ khi nhìn về quá khứ, chán nản cho hiện tại
và thất vọng ở tương lai”
+ Tư duy: Tư duy hoạt động chậm chạp hay kém hiệu quả, có khi nhanh có
khi chậm hay là khơng hợp lôgich với nội dung cần diễn đạt ( BNTC nặng ) gây ảnh
hưởng mạnh mẽ đến quá trình giao tiếp của BN, làm cho họ ngại hay không muốn
giao tiếp với bất kỳ ai “ Tơi thấy có gì đó nghẹn ở cổ làm tơi khơng muốn nói và
chẳng thở nội”. Có những trường hợp nặng BN nói nhanh đến nỗi thành dòng ý
tưởng ( Nhảy từ dòng tư duy, dòng suy nghĩ này sang dòng tư duy, dòng suy nghĩ
khác ) dẫn đến “Ý nghĩ hời hợt” . Ngôn ngữ trở nên khó hiểu, phán đốn suy giảm

15


để lại nhiều hậu quả nặng nề cho bản thân họ như chi tiêu thái hóa, lái xe liều lĩnh,
quyết định sự việc không sáng suốt ( Hay không quyết định được ) và họ ln tìm
cách giải tỏa bản năng tình dục.
+ Chú ý: Khả năng tập trung chú ý kém hay giảm đối với tất cả các hoạt
động, với tất cả các vấn đề xung quanh của BN kể cả những vấn đề mà lúc chưa
bệnh họ rất thích “ Mắt họ nhìn xa xâm, mơ hồ khơng chủ định, khơng định hình

được là đang nhìn về nơi nào cả” hay khi nói chuyện họ khơng tập trung vào câu
chuyện hay nội dung của câu chuyện là gì cả.
+ Trí nhớ: Giảm sút một cách đáng kể, ghi nhớ máy móc phát triển mạnh,
nhớ nhiều chuyên xưa, ghi nhớ ý nghĩa kém phát triển, quên chuyện hiện tại và đặc
biệt hay nhớ những chuyện gây ra và đêm đến cho họ sự đau khổ, buồn tủi “
Thường nhớ và kể lại chi tiết một viễn cảnh tối tăm, u ám và cảm giác thất vọng”.
+ Ngôn ngữ: Thường mang chủ đề bi quan và phủ định “ Tôi không muốn
sống nữa, cuộc sống bên kia của tôi chắc là sung sướng hơn ở đây”. Lời nói mang
chủ đề về bệnh tật của họ và họ thường hay suy nghĩ tiêu cực về bệnh mang ý
nghĩa và hành vi tự sát 30 -35% BNTC có ý định và đã thực hiện tự sát, theo các
nghiên cứu gần đây tỉ lệ BTC tự tử cao gấp 28 lần so với bệnh thường.
+ Xúc cảm, tình cảm: Nghèo nàn, khí sắc trầm buồn, BN ít biểu lộ cảm xúc
của mình đối với tất cả các vấn đề xung quanh BN, thế giới trong mắt BN dần thu
hẹp lại và chỉ cần một va chạm nhỏ với môt trường xung quanh cũng đủ làm họ
phản ứng dữ dội, xúc cảm xấu lập tức được dịp bùng nổ, họ không làm chủ được
bản thân cũng như xúc cảm của cá nhân họ.
+ Không hồn thành các chức năng thơng thường của bản thân họ như:
Không tự định đoạt được việc muốn và không muốn làm; Không giao tiếp, tiếp xúc
với tất cả mọi người ( Kể cả người thân trong gia đình ); Họ hay chui vào những
chỗ tối tăm hay giam mình trong phòng tối.
+ Động lực: khi bị trầm cảm, chúng ta thường cảm nhận và trải nghiệm bản
than bị mất hứng thú và thiếu năng lực để làm việc. trong học tập không muốn đến
lớp không muốn làm bài và thậm trí né tránh khơng muốn gặp thầy cơ giáo nhưng
sau đó lại thấy lo lắng và tội lỗi với thầy giáo cơ giáo vì mình đã hứa sẽ đi học lại

16


nhưng khơng thực hiên được. Một người mẹ trẻ có con nhỏ cảm thấy mất hứng thú
trong việc chăm sóc con và sau đó lại có cảm xúc tội lỗi hay xấu hổ. Có người vẫn

tiếp tục duy trì nhưng lại mất hứng thú, hay làm việc với một sự mệt mỏi uể oải, chỉ
cố gắng làm cho xong việc, cho xong nhiệm vụ cho qua ngày mà khơng có bất kỳ
một chút hứng thú hay chú tâm nào cả.
+ Cảm xúc : u sầu, buồn bả, chán chường là cảm xúc nổi bật đối với người
trầm cảm, tuy nhiên chúng ta hiểu rằng nó chỉ là một phần, ngồi ra cịn có những
cảm xúc khác như “ bị đơ mặt” có nghĩa là mất khả năng trải nghiệm bất kỳ niềm
vui thích nào. Các cảm xúc và xúc cảm tích cực bị giảm xuống, trong khi các cảm
xúc thành niên, cảm xúc giận dữ và nóng nảy chiếm ưu thế và các tình huống xung
đột xảy ra trong cuộc sống. Trong các mối quan hệ gia đình và bạn bè , chúng ta cáu
kính, đánh đập trẻ hay chồng vợ, người than và trừng phạt họ rồi sau đó lại xin lỗi
và cảm giác xấu hổ tội lỗi , điều này làm tăng thêm phiền muộn và sầu não. Khi bị
trầm cảm, chúng ta cảm nhận rất dễ bị tổn thưởng, những gì trước đây chúng ta có
thể làm dễ dàng thì bây giờ nó trở nên khó khăn đối với chúng ta, chúng ta lo lắng
và sợ hãi khi đi chuyển hay gặp mặt bạn bè. Ngoài ra những cảm xúc như buồn bã,
cảm thấy tội lỗi, xấu hố, ganh tị , ghen tuông càng gia tang mức độ trầm cảm của
chúng ta dễ cáu kỉnh, đánh đập trẻ con hay chồng , người than hay trừng phạt họ rồi
sau đó lại xin lỗi và có cảm giác xấu hổ tội lỗi, điều này làm tang them phần muộn
và sầu não. Khi bị trầm cảm chúng ta cảm nhận rất dễ bị tổn thương, những gì trước
đây chúng ta có thể làm dễ dàng thì bây giờ nó trở lên khó khăn với chúng ta, chúng
ta lo lắng và sợ hãi khi di chuyển hay gặp mặt bạn bè. Ngoài những cảm xúc như
buồn bã, cảm thấy tội lỗi, xấu hổ, ghen tuông càng gia tang mức độ trầm cảm của
chúng ta.
+ suy nghĩ: trầm cảm gây cản trở suy nghĩ của chúng ta, chúng ta không thẻ
tập chung chú ý và nó cũng làm ảnh hưởng đến trí nhớ của chúng ta, chúng ta hay
quên những thứ, hơn thế nữa chúng ta thường nhớ về những điều tiêu cực hơn là
những gì tích cực đã xảy ra với chúng ta. Bên cạnh đó trầm cảm cịn tác động nhiều
đến cách thức chúng ta suy nghĩ về bản than, về tương lai và về thế giới xung quanh
ta. Thường chúng ta nghĩ về bản than theo hướng tiêu cực như tồi tệ , vô dụng yếu

17



×