Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Nghệ tuật trần thuật trong tiểu thuyết mưa đỏ của chu lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 92 trang )

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
------------------

NGUYỄN THỊ THUẬN

NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT MƢA ĐỎ CỦA CHU LAI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƢ PHẠM NGỮ VĂN

Đà Nẵng, tháng 5/2018


2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
------------------

NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT MƢA ĐỎ CỦA CHU LAI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƢ PHẠM NGỮ VĂN


Người hướng dẫn:
TS. Nguyễn Thanh Trƣờng

Người thực hiện:
NGUYỄN THỊ THUẬN
(Khóa 2014-2018)
Đà Nẵng, tháng 5/2018


3

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi
dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thanh Trường. Tôi xin
chịu trách nhiệm về nội dung của cơng trình này.
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thuận


4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến
thầy giáo TS. Nguyễn Thanh Trường – người đã nhiệt tình,
chu đáo hướng dẫn tơi hồn thành khóa luận này. Tơi xin
cảm ơn thầy cơ giáo trong khoa Ngữ văn Trường Đại học
Sư phạm- Đại học Đà Nẵng đã chỉ bảo giúp đỡ tơi trong q

trình thực hiện đề tài. Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm
ơn bạn bè và người thân đã ủng hộ, giúp đỡ tơi hồn thành
khóa luận này.
Mặc dù có nhiều cố gắng, song do trình độ cịn hạn
chế nên khơng tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự
đóng góp chân thành của thầy cơ, bạn bè để đề tài được
hồn thiện hơn.
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thuận


5

Mục lục
MỞ ĐẦU

7

1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................... 7
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề....................................................................... 8
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 10
3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 10
3.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................ 10
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 10
5. Bố cục luận văn ...................................................................................... 11
NỘI DUNG 12
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ................................................. 12
1.1. Nghệ thuật trần thuật. ............................................................................ 12
1.1.1. Quan niệm về nghệ thuật trần thuật ............................................... 12

1.1.2. Các yếu tố trần thuật....................................................................... 13
1.1.3. Vai trò của nghệ thuật trần thuật trong cấu trúc bản mệnh tiểu
thuyết ............................................................................................. 18
1.2. Tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1986 nhìn từ những đổi mới. .................. 19
1.2.1. Đa dạng hóa trong nội dung phản ánh và hình thức thể hiện ........ 20
1.2.2. Tổ chức ngôn ngữ trong trường đối thoại mở ................................ 24
1.2.3. Trùng phức nhiều gam giọng điệu .................................................. 26
1.3. Chu Lai và hành trình sáng tạo ............................................................. 27
1.3.1. Một nhà văn luôn trăn trở với thời máu lửa ................................... 27
1.3.2. Một tư duy nghệ thuật - phóng chiếu trong nhiều không gian thẩm
mĩ ................................................................................................... 29
1.3.3. “Mưa đỏ”- tiếp nối bản anh hùng ca về người lính ....................... 32
CHƢƠNG 2: ĐIỂM NHÌN VÀ KHƠNG – THỜI GIAN TRẦN THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT MƯA ĐỎ CỦA CHU LAI ........ 35


6

2.1. Điểm nhìn trần thuật ............................................................................. 35
2.1.1. Điểm nhìn bên ngồi ....................................................................... 35
2.1.2. Điểm nhìn bên trong ....................................................................... 42
2.1.3. Phối điểm nhìn ................................................................................ 47
2.2. Khơng- thời gian trần thuật ................................................................... 52
2.2.1. Không gian chiến trường ................................................................ 52
2.2.2. Thời gian giao cắt trong những hỗn độn ........................................ 58
2.2.3. Không- thời gian đồng hiện ............................................................ 60
CHƢƠNG 3: NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG
TIỂU THUYẾT MƢA ĐỎ CỦA CHU LAI ....................... 67
3.1. Ngôn ngữ trần thuật .............................................................................. 67
3.1.1. Đối thoại trực tiếp, đậm tính tranh biện ......................................... 67

3.1.2. Đối thoại gián tiếp, tràn lấn tiếng vọng từ kí ức ............................ 76
3.1.3. Độc thoại trong đối thoại................................................................ 78
3.2. Giọng điệu trần thuật............................................................................. 81
3.2.1. Giọng lạnh lùng, bộc trực ............................................................... 82
3.2.2. Giọng trăn trở, suy tư ..................................................................... 84
3.2.3. Giọng vô âm sắc.............................................................................. 86
KẾT LUẬN 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 91


7

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong hình thái cấu trúc văn bản tự sự, nghệ thuật trần thuật không chỉ
là hình thức liên kết, dẫn dắt cho mạch truyện kể mà còn tạo nên các mối
quan hệ thành tố sinh thành khung thẩm mĩ cho tác phẩm. Điều này cũng có
nghĩa, giải mã tác phẩm trên đường dẫn lí thuyết trần thuật là đi sâu tìm hiểu
chức năng của các yếu tố nghệ thuật này tham gia kiến tạo nên các cấu trúc
nghĩa - ý nghĩa tiềm tại trong chiều sâu văn bản. Từ đó, khẳng định giá trị các
sáng tác cũng như cá tính sáng tạo và phong cách của nhà văn.
Chu Lai là một cây bút có nhiều đóng góp cho mảng đề tài chiến tranh.
Và đặc biệt, ông cũng là thế hệ cầm bút trưởng thành trong thời chiến nên hơn
ai hết nhà tiểu thuyết hiểu rõ khúc bi hùng ca của những người lính. Trong số
những nhà văn viết về phạm vi hiện thực này có lẽ Chu Lai là tác giả thành
cơng hơn cả. Mỗi một tác phẩm của ông khi ra đời đều mang những dấu ấn rất
riêng trong lòng người đọc.
Với tư duy nghệ thuật sắc sảo trong chạm khắc hình tượng người lính
thấm đẫm tính nhân văn cao cả đã tạo sức lay động sâu xa cho nhiều thế hệ
độc giả. Nghiên cứu tiểu thuyết Mưa đỏ của Chu Lai từ phương diện nghệ

thuật trần thuật là hướng tới khám phá cấu trúc tác phẩm trong sự đổi mới về
tư duy nghệ thuật. Theo đó, với những hình thức mang tính quan niệm được
dẫn giải trong nhiều khung giá trị thẩm mĩ - một thế giới phong phú, đa sắc
màu và nhiều điều mới lạ.
Chọn đề tài Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Mưa đỏ nghiên cứu,
chúng tơi cịn mong muốn khám phá cá tính độc đáo của nhà văn đã ghi dấu
vào mặt cắt của chiều sâu những hình thức thể hiện trong thế giới nghệ thuật
tiểu thuyết. Đồng thời, việc khảo sát những bình diện nghệ thuật như: điểm


8

nhìn và khơng - thời gian trần thuật; ngơn ngữ và giọng điệu, chúng tơi hi
vọng sẽ góp phần khẳng định tài năng của người nghệ sĩ trong hành trình sáng
tạo nghệ thuật.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong quá trình khảo sát, chúng tơi nhận thấy nghiên cứu tiểu thuyết
Chu Lai là một mảng đề tài rộng và luôn được quan tâm, chú ý đến. Tiểu
thuyết của Chu Lai từ khi xuất hiện luôn được các nhà nghiên cứu phê bình
quan tâm đặc biệt. Với khá nhiều bài báo, luận văn thạc sĩ nghiên cứu về sáng
tác của nhà văn nói chung và tiểu thuyết của nhà văn nói riêng. Các nhà
nghiên cứu, phê bình văn học đều khẳng định thành công của Chu Lai ở mảng
đề tài chiến tranh và người lính. Mảng đề tài này được nhà văn khai thác, sáng
tác ở nhiều góc độ. Một số cơng trình nghiên cứu về các sáng tác của Chu Lai
như: Đề tài chiến tranh trong tiểu thuyết của Chu Lai (Phạm Thị Thúy Hằng),
Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Chu Lai (Nguyễn Đức Hạnh), Đặc
điểm ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai (Nguyễn Thị Thái), Thế
giới nhân vật trong tiểu thuyết của Chu Lai (Tạ Thị Thu Thủy), Đặc điểm tiểu
thuyết của Chu Lai qua Sông xa, Ăn mày dĩ vãng, Ba lần và một lần (Đặng
Thị Bạch Tuyết),… Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu này đã đều đề cập

đến vài phương diện cụ thể và đưa ra những nhận định khá bao quát về tiểu
thuyết của Chu Lai.
Từ góc nhìn bao qt về tiểu thuyết Chu Lai đến việc đi vào tìm hiểu
các phương diện nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm Mưa đỏ, chúng tơi nhận
thấy đã có các cơng trình, bài viết liên quan đến phạm vi nghiên cứu của đề
tài.
Theo Bùi Việt Thắng trong bài viết Một điểm nhấn trên hành trình của
tiểu thuyết của Chu Lai có nhận định: “Có lẽ ở ngưỡng thất nhập, nhà văn


9

Chu Lai, theo tơi, đã có vẻ “thiền” hơn. Nghĩa là cái “động” và cái “tĩnh” đã
liên đới, liên kết biện chứng hơn. Cái “tĩnh” khiến cho phẩm chất tự tại của
ngòi bút Chu Lai rõ nét hơn trước rất nhiều.” “Khơng cịn thấy sự dư thừa đơi
lúc lãng phí của chi tiết, khơng cịn thấy sự màu mè mà trước đây đơi khi cứ
như phải điệu đàng một ít cho thêm phần hấp dẫn. Bây giờ là một sự tiết kiệm
tối đa nhưng khơng vì thế mà phải cắt xén vơ cớ. Nhân vật dường như cũng ít
diễn hơn trước. Đọc Mưa đỏ như một cung thủ đang toàn tâm tồn ý hướng
về hồng tâm phía trước mà lấy cò. Đường đi của mũi thẳng băng, tốc độ”
[24]. Bài viết của Bùi Việt Thắng là sự tổng hợp các ý kiến đánh giá có ý
nghĩa bao quát đối với tác phẩm Mưa đỏ của Chu Lai từ những góc nhìn khác
nhau, qua đó mở ra các hướng tiếp cận cho bạn đọc đến gần hơn với tác
phẩm.
Trong Giới thiệu tiểu thuyết Mưa đỏ của nhà văn Chu Lai, tác giả
Hoàng Hoàng Phổ đã đưa ra những nhận xét xác đáng: “Mưa đỏ là ký ức
lương thiện của một thế hệ “đem thân xơ xác giữ sơn hà”, là một tác phẩm ghi
dấu sự thành công mới của Chu Lai, chứng tỏ sự trường sức, trường vốn của
nhà văn này, khẳng định độ phong nhiêu của đề tài lực lượng vũ trang và
chiến tranh cách mạng” [14]

Nhà nghiên cứu Nguyễn Hoàng Sáu trong bài viết Mưa đỏ - sức hấp
dẫn vẹn nguyên của một mảng đề tài lớn thì cho rằng: “Qua tiểu thuyết mới
của Chu Lai có thể khẳng định, sức sống mãnh liệt và sức hấp dẫn vẫn còn
vẹn nguyên đủ để lay động trái tim người đọc của đề tài lớn: Lực lượng vũ
trang và chiến tranh cách mạng mà có lúc nhiều người bi quan cho rằng
dường như đang bị nhạt phai” [16]. Cũng trong cùng bài viết thì Nguyễn
Hồng Sáu cũng đã trích dẫn lời nhận xét của nhà lý luận phê bình văn học
Nguyễn Thanh Tú về cảm nhận ban đầu đọc Mưa đỏ: “Chu Lai trong Mưa đỏ
đã đẩy ngòi bút lách sâu, nhập thân vào nhân vật, gọi ra ở nhân vật những trăn


10

trở, dằn vặt con người khơng chỉ ở phía ta mà cả ở phía địch. Để cho bạn đọc
thấy, thì ra đã là người

iệt ai cũng đều máu đỏ chung dịng giống. Câu chữ

khép lại cịn ý nghĩa thì mở ra: Hãy cùng u thương nhau, cùng u hịa
bình, cùng nhau gắn nối và gắn kết để dân tộc mãi trường tồn, đất nước ngày
càng giàu mạnh…” [16]. Bài viết ngắn gọn nhưng đánh giá cao về phong
cách sáng tạo của nhà tiểu thuyết khi biết làm mới cho một phạm vi hiện thực
Với sự điểm xuyết những bài viết, nghiên cứu, chúng tơi nhận thấy
Mưa đỏ có sức lan tỏa mạnh mẽ trong lòng bạn đọc. Mặc dù, đến nay, chưa
có cơng trình nghiên cứu chun sâu, nhưng với những nội dung thể hiện của
các bài viết, nghiên cứu nêu trên là gợi ý quan trọng giúp chúng tôi tiếp tục đi
sâu khai thác tiểu thuyết này từ góc nhìn “nghệ thuật trần thuật”.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Nghệ thuật trần thuật trong tiểu

thuyết Mưa đỏ của nhà văn Chu Lai.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài này, phạm vi mà chúng tôi sử dụng nghiên cứu là văn bản tác
phẩm Mưa đỏ của nhà văn Chu Lai (Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà
Nội, 2016). Ngồi ra, khóa luận chúng tơi cịn khảo sát một số tiểu thuyết của
của tác giả này và các tác giả khác liên quan đến phạm vi nghiên cứu của đề
tài.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:


11

- Phương pháp thống kê, phân loại được chúng tôi vận dụng tổng hợp
khái quát các phương diện của nghệ thuật trần thuật được biểu hiện trên các
phương tiện của tiểu thuyết Mưa đỏ.
- Phương pháp tự sự học: Là đi sâu vào phân tích cấu trúc văn bản từ
nhiều góc nhìn trần thuật như: điểm nhìn, ngơn ngữ, giọng điệu…
- Phương pháp thi pháp học: phương pháp này giúp khảo sát, phân tích
các phương diện hình thức có tính nội dung một cách hệ thống.
- Phương pháp so sánh - đối chiếu để thấy được đặc trưng phong cách
cua Chu Lai với các cây bút khác và các vấn đề trong Mưa đỏ với các tác
phẩm khác có liên quan để làm rõ nét tương đồng và khác biệt.
- Phương pháp phân tích- tổng hợp được dùng để lý giải, chứng minh
sự đa dạng của các loại hình nhân vật. Đồng thời qua đó tổng hợp khái quát
các đặc điểm nghệ thuật.
5. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết thúc và danh mục tài liệu tham khảo thì luận
văn cịn có ba chương chính:

Chương 1: Cơ sở lí luận chung
Chương 2: Điểm nhìn và khơng - thời gian trần thuật trong tiểu thuyết Mưa
đỏ
Chương 3: Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Mưa đỏ


12

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1:
1.1.

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

Nghệ thuật trần thuật.

1.1.1. Quan niệm về nghệ thuật trần thuật
Trong khoa học nghiên cứu văn học, trần thuật học là khung lí thuyết
quan trọng được giới nghiên cứu xem như đường dẫn lí thuyết trong khám
phá bản mệnh của tác phẩm văn chương. Theo đó, thuật ngữ khái niệm này đã
được dẫn giải trên nhiều góc nhìn khác nhau. Trong Từ điển thuật ngữ văn
học, trần thuật được hiểu là “phương diện cơ bản của phương thức tự sự, là
việc giới thiệu, khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sự kiện, hồn
cảnh, sự vật theo cách nhìn của một người trần thuật nhất định” [6, tr.297].
Hay trong 150 thuật ngữ văn học của Lại Nguyên Ân cho rằng: “Trần
thuật bao gồm cả việc kể về miêu tả các hành động và các biến cố trong thời
gian, mơ tả chân dung hồn cảnh của hành động, tả ngoại hình, tả nội tâm
nhất,… bàn luận, lời nói trực tiếp của nhân vật” [2, tr.324].
Sách giáo trình Lí luận văn học tập 2 (Trần Đình Sử - chủ biên) đã đưa
ra cách hiểu: “Trần thuật là hành vi ngôn ngữ nhằm kể, thuật, miêu tả, cung

cấp thông tin về sự kiện, nhân vật, theo một thứ tự nhất định trong không
gian, thời gian và về ý nghĩa” [18, tr.100].
Giáo sư Phương Lựu trong công trình Lí luận văn học đã đưa cách nhận
diện về trần thuật “trước hết ứng với thành phần của cốt truyện… nhưng cịn
bao gồm các thành phần có tính chất tĩnh lại như đoạn giới thiệu lai lịch của
nhân vật, miêu tả chân dung, môi trường, tái hiện tâm trạng, các đoạn độc
thoại có tính chất kịch, những lời bình phẩm của tác giả bám sát theo hành
động của nhân vật” [11, tr.308].


13

Trên cơ sở các quan niệm nêu trên, ta có thể khẳng định rằng trần thuật
là linh hồn của tác phẩm cũng như là phương thức kết hợp với bố cục và kết
cấu của tác phẩm tạo nên một tác phẩm. Tuy mỗi cách hiểu đưa ra cách tiếp
cận khác nhau nhưng cơ bản đều thống nhất vai trò, vị thế của trần thuật trong
tác phẩm văn học. Do đó, thành công của một tác phẩm quyết định bởi nghệ
thuật trần thuật. Bởi lẽ, trần thuật được xem là một hoạt động sáng tạo, là
phương thức thẩm định tài năng của tác giả trong tác phẩm văn chương tự sự.
Như vậy, nghệ thuật trần thuật là một phương diện quan trọng trong các
tác phẩm tự sự. Nghệ thuật trần thuật là biểu hiện tài năng của tác giả khi lựa
chọn vai trần thuật, điểm nhìn trần thuật hợp lý hay là cách thức thể hiện ngôn
ngữ, giọng điệu theo một phong cách riêng của tác giả. Nghệ thuật trần thuật
giúp chúng ta hiểu hơn ý nghĩa cũng như ý đồ của nhà văn qua cách lựa chọn
kết cấu trần thuật.
1.1.2. Các yếu tố trần thuật
Khi nghiên cứu về nghệ thuật trần thuật trong các tác phẩm văn học ta
thường đi tìm hiểu các yếu tố trần thuật cấu thành nên tác phẩm. Nghệ thuật
trần thuật trong các tác phẩm văn học là một chỉnh thống nhất các yếu tố cấu
tạo thành. Các yếu tố trần thuật thường thấy khi tiếp cận một tác phẩm đó là:

Điểm nhìn trần thuật, người kể chuyện, thời gian trần thuật, phối cảnh không
gian, ngôn từ và giọng điệu. Trong đó, mỗi yếu tố trần thuật mang một vai trò,
ý nghĩa khác nhau nhưng chúng lại hịa hợp để tạo nên một tác phẩm có kết
cấu chặt chẽ mạch lạc, logic.
Người kể chuyện
Người trần thuật hay cịn gọi là “người kể chuyện” có một vai trò quan
trọng trong phẩm tự sự. “Người trần thuật là yếu tố thuộc thế giới miêu tả”
[18,tr.101]. Theo nhà nghiên cứu T.z. Todozov cho rằng: “Người kể chuyện


14

là yếu tố tích cực tạo trong thể giới tưởng tượng”. Người kể chuyện trong tác
phẩm văn học là người kể chuyện ẩn mình trong các lớp ngơn từ. Người kể
chuyện sẽ kể lại tất cả những gì họ biết, họ thấy qua sự hiểu biết của họ cũng
như toàn bộ các giác quan. Họ sẽ kể theo ba cách đó là kể theo ngơi thứ nhất,
ngơi thứ hai và ngôi thứ ba. Tùy thuộc vào việc lựa chọn của tác giả mà nhà
văn trao cho quyền cho người kể chuyện kể theo ngôi và vai kể nào. Người kể
chuyện không chỉ tồn tại như một phương diện nghệ thuật, nó mang những
đặc điểm riêng, quy luật riêng.
Người kể chuyện trong tác phẩm xuất hiện song hành cùng người đọc.
Người kể chuyện xuất hiện và dẫn dắt người đọc từ bước đi vào tác phẩm,
tiếp nhận tác phẩm. Tùy thuộc vào quan điểm của tác giả mà có những phân
chia các loại người kể chuyện phù hợp với tác phẩm của mình. Một tác phẩm
có lơi cuốn hay khơng ít nhiều phụ thuộc vào cách dẫn của người kể chuyện
ra sao.
Điểm nhìn trần thuật
Song hành cùng người kể chuyện là điểm nhìn trần thuật trong tác
phẩm. Người kể chuyện sẽ kể lại câu chuyện, kể lại mọi điều họ thấy, họ cảm
thơng qua điểm nhìn trần thuật, đó là vị trí của người kể dùng để quan sát,

cảm nhận, trần thuật, đánh giá mọi sự kiện và nhân vật. Có nhiều điểm nhìn
được phân chia theo các quan điểm riêng. Theo quan điểm của các nhà nghiên
cứu, điểm nhìn được tổ chức văn bản nghệ thuật có một số dạng thực chính
sau: Điểm nhìn bên ngồi, điểm nhìn bên trong, điểm nhìn khơng gian, điểm
nhìn thời gian, điểm nhìn tâm lí, điểm nhìn của nhân vật. Nhìn chung có hai
loại điểm nhìn đuợc chú ý và thường xuyên được vận dụng phân tích các tác
phẩm, đó là: Điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngồi. Đặc trưng nổi trội
của điểm nhìn trần thuật là ln “gắn bó mật thiết với ngôi kể, nhưng rộng


15

hơn ngơi kể” [18, tr.105]. Bởi, theo Lotman thì “Khơng gian nghệ thuật là sự
kết hợp của các tiểu không gian, phân biệt nhau bằng các ranh giới mà con
người ln có khát vọng vượt qua chúng” [9]. Sở dĩ trong một tác phẩm
không chỉ tồn tại một người kể , một vai kể mà có thể nhiều hơn mà tùy thuộc
vào việc tác giả trao điểm nhìn cho câu chuyện ấy ra sao. Nhưng ở mỗi vai kể
sẽ mang một cách nhìn khác nhau: có khi đó điểm nhìn bao quát hoặc cận kề,
lúc xa, gần hay hướng theo những góc nghiêng,... Tùy vào biên độ, cự li, tiêu
cự nhìn mà mang lại cho người đọc những góc nhìn thấu suốt/ nhìn sâu hơn
vào câu chuyện, nhân vật ở đó.
Khơng gian trần thuật
Một trong những yếu tố cấu thành nghệ thuật trần thuật đó là khơng
gian trần thuật trong thế giới nghệ thuật. Khơng gian nghệ thuật là hình thức
bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện chỉnh thể của nó. Theo
Iu.Lotman “khơng gian nghệ thuật là sự kết hợp các tiểu không gian, phân
biệt nhau bằng các ranh giới mà con người ln ln có khát vọng vượt qua
chúng để đến miền ước mơ của đời mình. Bởi ý nghĩa giá trị của không gian
không giống nhau. Chính sự phân biệt các khơng gian mới tạo nên ý nghĩa.
Không gian mang ý nghĩa làm nên viễn cảnh cho nhân vật. Khơng gian có

định hướng hành động nhân vật. Khu biệt làm nên không gian.” [18, tr.84].
Hay không gian nghệ thuật cịn được hiểu chính “hình thức tồn tại của thế
giới nghệ thuật (…), là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu hiện con
người và thể hiện quan niệm nhất định của cuộc sống.” [24, tr.88,89]. Không
gian nghệ thuật không chỉ cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học mà
đó cịn là quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm của tác giả. Do đó, phân tích
khơng gian nghệ thuật là cơ sở để hiểu hơn về nhân vật, thế giới trong tác
phẩm. Và khơng gian nghệ thuật mang đậm tính chủ thể sáng tạo của tác giả.


16

Thời gian trần thuật
Việc miêu tả không gian để gợi tả thời gian là mô thức thường thấy
trong mỗi tác phẩm. Từ điển Thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán: “Thời gian
nghệ thuật là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh
thể của nó. Cũng như không gian nghệ thuật tự miêu tả, trần thuật trong văn
học nghệ thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian được biết qua thời gian
trần thuật” [6, tr.322]. Tùy thuộc vào tác phẩm mà tác giả chọn một không
gian nghệ thuật đồng thời hời gian nghệ thuật để tái hiện tác phẩm. Tức, trên
cơ sở tư duy sáng tạo của tác giả mà sự cảm thời gian của người đọc sẽ được
nhìn nhận, cảm thức theo trình tự ấy. Và mỗi một tác phẩm, mỗi một thể loại
văn học mà thời gian nghệ thuật có những đặc trưng riêng của nó. Như vậy,
việc trần thuật một câu chuyện đều được diễn ra trong một khoảng thời gian
nào đó, thời gian trần thuật cho ta biết việc tác giả kể câu chuyện ấy diễn ra
trong thời gian như thế nào. Thời gian diễn theo chủ quan của tác giả đó có
thể là thời gian trong hiện tại, thời gian trong giấc mơ, hoặc có thể là thời gian
trong quá khứ, thời gian tiềm thức, thời gian tương lai,… Thời gian trần thuật
luôn theo sát các sự kiện, sự việc và chi phối diễn biến mạch truyện kể. Nó là
thước đo về thế giới sống trong và ngoài văn bản theo cảm quan của người

nghệ sĩ. Ngoài ra, thời gian trần thuật cịn là tín hiệu thẩm mĩ, là nét riêng, độc
đáo được tạo nên bởi cá tính sáng tạo của nhà văn.
Ngơn ngữ trần thuật
Khi nói đến tác phẩm văn học thì chúng ta ln dành sự đến ngôn từ
cũng như giọng điệu của tác phẩm. Ngôn ngữ là yếu tố cấu tạo nên tác phẩm
văn học. Theo Trần Đình Sử: “Ngơn từ trong văn học là một hiện tượng nghệ
thuật do nghệ sĩ sáng tạo ra theo nguyên tắc nghệ thuật” [19] Còn theo
Lotman “ ăn học có ngơn ngữ riêng, khơng trùng với ngơn ngữ tự nhiên, dẫu


17

được kiến tạo trên ngơn ngữ ấy, tức là nói văn học có một hệ thống kí hiệu
riêng, chỉ thuộc về nó và những quy tắc tổ chức các kí hiệu ấy để chuyển tải
những thông tin đặc biết, những thông tin không thể chuyển tải bằng các
phương tiện khác” [9]. Ngơn ngữ trần thuật chính là nơi thể hiện kĩ thuật xử lí
ngơn ngữ của nhà văn. Tác giả trao cho người tiếp nhận một văn bản là trao
cho họ một bản kí hiệu ngơn ngữ mà ở đó người tiếp nhận muốn hiểu, muốn
cảm được thì phải có một năng lực giải mã các kí hiệu ấy từ đó mới thâm
nhập vào thế giới bên trong của tác phẩm. Mỗi một thể loại văn học thì có
một loại ngơn ngữ riêng. Ngơn ngữ trần thuật chẳng những có vai trị thăng
chốt trong phương thức tự sự mà nó còn thể hiện tài năng của tác giả, phong
cách riêng của nhà văn.
Giọng điệu trần thuật
Theo từ điển thuật ngữ văn học: “Giọng điệu là thái độ tình cảm, lập
trường tư tưởng đạo đức đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời
văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ
xa gần, thân, sơ, thành kính, suồng sã, ngợi ca hay châm biếm.” [6, tr.111].
Giọng điệu trong tác phẩm rất quan trọng nếu thiếu một giọng điệu thì nhà
văn chưa thể viết ra tác phẩm như nhà văn liên tưởng, mong muốn. Nhà văn

Tsêkhốp từng nhận định: “Nếu tác giả nào đó khơng có lối nói riêng của mình
thì người đó khơng bao giờ thành nhà văn cả” [15]. Giọng điệu giúp ta nhận
ra con người trong tác phẩm, nhận ra tác giả. Giọng điệu là chìa khóa để giải
mã bức thơng điệp của nhà văn. Ngồi giúp phân tích quan điểm, thị hiếu
thẩm mĩ thì giọng điệu cịn có vai trị quan trọng trong việc thể hiện cá tính
sáng tạo của tác giả. Giọng điệu được thiết lập từ mối quan hệ giữa người kể
với người nghe, từ thế giới sự kiện được miêu tả và tạo thành giọng điệu trần
thuật. Giọng điệu còn là yếu tố liên kết văn bản với ngữ cảnh ngoài văn với xã
hội để tác giả thể hiện nhận thức đánh giá của mình. Qua cách xưng hô, cách


18

dùng từ ngữ mà chúng người đọc cảm nhận được đó là giọng điệu gì, thái độ
của tác giả ra sao. Phối hợp với từ ngữ, các yếu tố không - thời gian trần
thuật, điểm nhìn để làm nên khơng khí riêng của tác phẩm. Nền tảng của
giọng điệu chính là cảm hứng sáng tạo của nhà văn. Thông qua giọng điệu tác
phẩm có thể nhận biết phong cách, thái độ cũng như khả năng ngôn ngữ, đặc
trưng riêng của tác giả.
1.1.3. Vai trò của nghệ thuật trần thuật trong cấu trúc bản mệnh tiểu thuyết
Bất cứ sản phẩm nghệ thuật nào ra đời người ta đều chú ý đến những hạt
nhân cấu trúc nên bản mệnh của nó. Đặc biệt với tiểu thuyết – một thể loại
chủ đạo cùng với các thể loại khác có nhiệm vụ dự báo sự phát triển tương lai
của văn học. Theo đó, tiểu thuyết ngày càng phát triển, lên ngôi trong văn học
hiện đại thì càng nhiều nhà nghiên cứu lựa chọn nó làm đối tượng nghệ thuật.
Khi nghiên cứu về tiểu thuyết các nhà lí luận phê bình rất chú ý đến yếu tố
nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm, chú ý kĩ thuật xử lí của các hình thức đó
trong mỗi kiến trúc văn bản. Bởi lẽ, một tác phẩm tồn tại, có sức sống đến đâu
rất cần bàn tay khéo léo của chủ thể sáng tạo. Chính tác giả mới là người
quyết định cho sự sống cho đứa con tinh thần của mình. Tuy nhiên, thành

cơng đó lại quyết định rất nhiều ở hình thức trần thuật – cách mà nhà văn thể
hiện tư duy sáng tạo trong đó: từ cách phối điểm nhìn, xây dựng khơng- thời
gian đến chọn lựa ngơn từ và giọng điệu có khơi gợi, có chạm đến được điều
người đọc đang tìm hay khơng. Điều này cũng có nghĩa “trong tiểu thuyết,
trần thuật tập trung vào số phận một hoặc nhiều cá nhân trong quá trình hình
thành và phát triển của nó, sự trần thuật ở đây được triển khai trong không
gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ để truyền đạt cơ cấu của nhân cách.
Với đặc điểm đó, trần thuật trong tiểu thuyết là một phương diện thi pháp đặc
trưng của thể loại. Trần thuật tồn tại với nội dung trần thuật và hình thức trần
thuật” [10]. Ngồi ra, nghệ thuật trần thuật còn thể hiện tài năng của tác giả,


19

cách nhìn sự vật, hiện tượng như thế nào. Càng nhiều điểm nhìn trong một tác
phẩm càng thể hiện sự đa diện nhiều chiều, tác giả dùng từ phương diện nào
để suy xét. Cũng như không- thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết đều mở ra
thế giới mà nhà văn thấy, cảm nhận được và thể giới bên trong muốn thể hiện
qua các lớp ngơn từ.
Một cuốn tiểu thuyết có thể được tiếp nhận dưới rất nhiều chiều kích
khơng gian thẩm mĩ khác nhau. Tuy nhiên, khi tìm hiểu văn bản, người đọc
cần chú ý đến yếu tố trần thuật như trục dẫn giải làm nên đặc trưng thẩm mĩ
cho tác phẩm. Bởi, muốn hiểu biết nhiều lĩnh vực trong đời sống văn bản
khơng có cách thức nào tốt hơn thăm dò, khám phá các mối quan hệ đan xen
trong nội tại mỗi hình thái trần thuật trong chỉnh thể. Do vậy, các yếu tố hình
thức mang tính quan niệm ở đây được hình biến trong văn bản văn học khơng
cịn là một thể trong suốt hay nội dung được xác định một cách tuyệt đối. Ở
đấy người đọc cũng như nhà nghiên cứu đều phải bước vào thế giới của “trị
chơi” để giải mã các hình thái trần thuật như những mã thẩm mĩ tiềm tại trong
nội tại cấu trúc văn bản.

Như vậy, nghệ thuật trần thuật là hạt nhân cấu trúc nên khung thẩm mĩ
của văn bản nghệ thuật. Nó là giúp cho người đọc hiểu được nội dung tư
tưởng của tác phẩm, hiểu được phần nào ý đồ của tác giả cũng như phong
cách của nhà văn ấy. Theo đó, nghệ thuật trần thuật ln gắn với cá tính sáng
tạo – một trong những tiêu chuẩn quan trong để hình thành nên bản mệnh giá
trị của tác phẩm văn chương.
1.2.

Tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1986 nhìn từ những đổi mới.
Trong tiến trình phát triển của văn học, văn chương nghệ thuật luôn bị

chi phối bởi những hình thái ý thức xã hội, thẩm mĩ. Chẳng hạn, trước năm
1975, văn học tập trung phục vụ chiến đấu, phục vụ chính trị nên các giá trị tư


20

tưởng của Đảng trong định hướng sáng tác phải được xem trọng. Theo đấy,
đời sống văn học cũng không vượt qua khỏi quỹ đạo này. Tuy nhiên, sau năm
1975 đất nước đã bắt đầu nhu cầu đổi mới, cách tân văn chương, địi cởi trói
tư tưởng và đề cao tính dân chủ trong sáng tác. Đặc biệt sau 1986, đất nước
bước vào thời kì đổi mới, đổi mới tồn diện và văn học cũng khốc lên cho
mình tiếng nói của cái khác. Một trong những thế hệ đóng vai trị tiền trạm,
khởi đầu như Nguyễn Minh Châu, Chu Lai, Bảo Ninh, Tạ Duy Anh, Phạm
Thị Hồi,…Họ chính là những cây bút luôn luôn sôi nổi ý nguyện thay đổi
trong cách viết, khơng muốn đi lại những lối mịn đường quen, đem lại một
lối viết riêng khác, gắn với những phương thức miêu tả mới về hiện thực. Đây
cũng chính là tiếng nói “đổi mới văn nghệ của Đảng, thơng qua tiếng nói của
Tổng Bí Thư, “cởi trói” cho văn học tự chủ.


ăn học được tự do, được là

chính nó, nên nó có nhu cầu tìm ra đặc trưng riêng biệt của nó tức tính tự trị
của văn học và sau đó là làm mới nó trên cơ sở đã minh định rõ bản thân”;
“và đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết, đổi mới thi pháp, đổi mới lí luận phê bình
văn học nghệ thuật trở thành mối quan tâm thường trực” [24, tr.319]. Như
vậy, tinh thần đổi mới tiểu thuyết sau 1986 còn được hiểu là sự đổi mới trong
tư duy tiểu thuyết với những cách tân quan trọng trên nhiều phương diện khác
nhau, đặc biệt ở cách thức xử lí chất liệu hiện thực trong nhiều kênh đối thoại
nghệ thuật.
1.2.1. Đa dạng hóa trong nội dung phản ánh và hình thức thể hiện
Các nhà văn ở thời kì này như họ được giải phóng, họ vượt qua ngồi
khn phép để thỏa sức phiêu lưu và sáng tạo. Một số cái tên nổi trội cho
những cách tân đó như: Bảo Ninh, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Việt Hà, Hồ
Anh Thái, Chu Lai…Thời kì giao lưu, giao thoa nên các nhà văn trong nước
cũng ảnh hưởng khá sâu rộng bởi những thành tựu của tiểu thuyết phương
Tây. Theo đó, một trong những đặc trưng đổi mới trong tiểu thuyết sau năm


21

1986 là đổi mới trong cách tiếp cận hiện thực cũng như trong tư duy nghệ
thuật.
Về phạm vi đề tài của tiểu thuyết, tuy chưa cắt mình khỏi văn học sử thi
truyền thống nhưng ít nhiều cũng có sự mở rộng nội dung phản ánh. Có thể
nói “thế sự” và “đời tư” là mảnh đất màu mỡ cho những trang tiểu thuyết lúc
bấy giờ. Tác giả tập trung khai thác những vấn đề đời thường trong cuộc
sống, chạm đến những gì là bản thể người, khai thác nhân vật khơng chỉ ở mặt
ý thức cịn chọc thủng cả mặt vơ thức, tiềm thức…Tiểu thuyết trong thời đoạn
này không ngần ngại miêu tả sắc dục, tình yêu nhục thể để con người hiện

diện trong mối quan hệ nội tại nhân sinh. Xem con người như một “tiểu vũ
trụ” xét trong cái nhìn đa chiều. Nhà văn đi sâu vào thế giới tâm hồn khám
phá chiều sâu tâm linh nhận diện con người đích thực. Con người xuất hiện
trong tiểu thuyết là con người trần thế với tất cả bản chất người của nó. Với
lối viết “nói thẳng, nói thật” dấn thân vào hiện thực thời hiện đại, vào những
vần đề nổi cộm trong cuộc sống “lột truồng” hiện tại, hướng tới vấn đề chất
lượng cuộc sống. Nhân vật trong tác phẩm hiện lên một cách chân thật nhất
với những suy tư, với sự bất tín hồi nghi, cơ đơn và đặc biệt là phản tư…
Một vài tác phẩm để lại ấn tượng trong lòng bạn đọc như Bảo Ninh (Nỗi buồn
chiến tranh), Dương Hướng (Bến khơng chồng), Phạm Thị Hồi (Thiên sứ),
Nguyễn Bình Phương (Thoạt kì thủy), Nguyễn Đình Tú (Phiên Bản)… Chẳng
hạn, trong Phiên Bản của Nguyễn Đình Tú ta sẽ nhận thấy con người tự thú
được thể hiện khá rõ nét. Nguyễn Đình Tú khơng lập hồ sơ tội phạm bằng án
tích mà chủ yếu bằng thương tích, đau đáu trong tâm can những kẻ can dự
vào con đường tội lỗi. Trong ý đồ này, anh muốn làm một cú đúp vào cái viết.
Thứ nhất, chạm vào cái thương tích riêng mình, phạm nhân sẽ phải tự bộc lộ
để xoa dịu nỗi đau. Thứ hai, chạm vào cái thương tích con người, bạn đọc sẽ
cảm thơng với nỗi đau của nhân vật. Như vậy, từ thương tích đến bộc lộ (của


22

tội nhân) và cảm thơng (của tha nhân), đó là logic chiếm lĩnh phạm trù cái ác
(và ở góc độ nào đó, là cái bi) của Nguyễn Đình Tú. Vì những giá trị cao cả
ấy, mà đến tận ngày nay, hiệu ứng "tự thú" trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú
vẫn được duy trì.
Tiểu thuyết sau 1986 đã dần bỏ đi khuôn mặt nghiêm trang, đứng đắn và
thuyết giảng đạo đức một cách khô khan, rồi cũng quay lưng lại với nguyên
tắc cổ điển, đồng thời tiểu thuyết chủ động hiện diện như một thể tự do. Xu
hướng đang được đón nhận là tiểu thuyết ngắn, thu hẹp bề ngang mà khoan

sâu theo chiều dọc, đa thanh hóa sự đối thoại, tạo sinh nhiều lớp ý nghĩa cho
tác phẩm. Và nếu như ở thời kì trước, chỉ bó hẹp một điểm nhìn thì tiểu thuyết
giai đoạn này đa dạng điểm nhìn. Trong một tác phẩm nhà văn liên tục trao
vai kể, trao điểm nhìn. Mỗi một vai, một điểm nhìn được trao thì khơng gian
nghệ thuật trong tác phẩm cũng thay đổi. Thủ pháp chuyển điểm nhìn vào
nhân vật hoặc chiến lược đa tầng bậc người kể chuyện, gấp bội điểm nhìn đã
khiến các chương phần hiện diện như một bức chân dung, những khung cảnh.
Từ đây có sự phối kết giữa điểm nhìn và khơng gian nghệ thuật, tạo ra việc
chồng xếp nhiều lớp không - thời gian nghệ thuật. Từ đó đem đến cho người
đọc một cảm giác, một cái nhìn đa diện, khơng bó buộc hạn hẹp trong một
bức phong không gian hay một thời gian. Người đọc qua đây sẽ được khám
phá, tham gia sáng tạo, tưởng tượng, cảm thức. Khi có nhiều mặt cắt khơng
gian thẩm mĩ trong một tác phẩm tất yếu sẽ đem lại nhiều tầm đón cho văn
bản. Đây là một điểm khá mới trong tiểu thuyết thời kì đổi mới. Có lúc, nhà
văn đang tái hiện bức không gian này nhưng đồng thời đồng hiện một bức
khơng- thời gian khác. Đó có thể là qua điểm nhìn ở vị trí của nhân vật mà
hoài niệm về quá khứ, tưởng tượng đến tương lai. Để khắc phục sự giới hạn
ngôi kể, các nhà văn đương đại đã gia tăng sự tìm kiếm vai kể, vì vai kể là vơ
hạn. Vai kể hỗ trợ tạo điểm nhìn cho nhà văn, nó tạo ra đa âm sắc, đa thanh


23

cho văn bản. Đồng thời cũng phá vỡ cái nhìn đơn tuyến, cái nhìn phức tạp
hơn đa diện và sâu sắc hơn. Chẳng hạn, vai kể của cái bào thai trong “Thiên
thần sám hối” (Tạ Duy Anh) đã thực sự mang đến cho người đọc cái nhìn đa
diện về thế giới và con người. Ở đây, tác giả không chỉ đem đến cho người
đọc những cảm nhận về những sinh linh bé bỏng ấy cũng có tiếng nói, có sự
cảm nhận, cách nhìn cuộc đời này mà qua đó cịn muốn hướng tới khẳng định
chiều sâu triết lí sống nhân sinh - những điều đẹp đẽ mà chúng ta cần nhìn

nhận và nâng niu. Đến đây, thế giới sống trong tác phẩm như được mở rộng
ra, tạo thành các “mê lộ” dẫn dụ người tiếp nhận mải miết xuôi theo dòng
chảy của cuộc đời.
Ở giai đoạn này, các nhà văn đã có những quan điểm tư tưởng đổi mới
trong sáng tác, họ khơng cịn áp đặt ý kiến chủ quan của mình đối với người
đọc mà đơn giản tác giả chỉ đưa ra kí hiệu các lớp ngơn từ để người đọc cùng
tham gia giải mã, đối thoại để cảm nhận. Mối quan hệ giữa nhà văn - tác
phẩm - bạn đọc đã có sự thay đổi rất nhiều. Tiểu thuyết Cõi mê của ũ Xuân
Tửu gây cho ta ấn tượng lớn không chỉ là nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ,
cách xây dựng tình tiết mà cịn cả khơng gian, thời gian nghệ thuật độc đáo.
Không - thời gian đảo ngược tạo cảm giác cho người đọc vừa có cảm giác thật
vừa có cảm giác hư ảo. Cõi mê đọng lại trong tâm tưởng người tiếp nhận là
chút mơ hồ, hồi cứ, thoắt ẩn thoắt hiện đến khó hiểu do nhiều tầng không gian
được xây dựng khác nhau. Kiến trúc tác phẩm được xâu chuỗi, lắp ghép từ
những mẩu/mảnh của hiện thực đời sống. Đặc biệt, các tình tiết, tình huống
truyện được tổ chức theo mạch vận động của dòng ý thức. Theo đó, thế giới
nghệ thuật trong tiểu thuyết được dệt lên từ nhiều sắc màu khác nhau của tiềm
thức, của giấc mơ, vừa phản ánh cái hiện tại vừa đẩy số phận, cuộc đời con
người vận động, vượt thốt thế giới thực tại, kiếm tìm trong những nấc thang
giá trị mới.


24

Với ý thức cách tân nghệ thuật, tiểu thuyết sau 1986 là cả một sự sáng
tạo không ngừng của các nhà văn trong đổi mới tư duy nghệ thuật. Đặc biệt,
với sự đa dạng hóa trong nội dung phản ánh và hình thức thể hiện các sáng tác
giai đoạn này đã ý thức đi sâu vào thế giới nội tâm để khám phá chiều sâu
tinh thần khơng ngồi mục đích soi chiếu con người qua lăng kính đích thực
của cuộc đời. Đấy cũng là lí do, các nhà tiểu thuyết đã nỗ lực thoát ra khỏi

kiểu “phản ánh hiện thực” được hiểu một cách thông tục của tiểu thuyết
truyền thống.
1.2.2. Tổ chức ngôn ngữ trong trường đối thoại mở
Tiểu thuyết thuộc loại hình tự sự nên nghệ thuật trần thuật là một trong
những yếu tố quan trọng trong phương thức biểu hiện và còn là yếu tố cơ bản
thể hiện sự sáng tạo của nhà văn. Bakhtin đã nhận định: “Tiểu thuyết là thể
loại văn chương duy nhất luôn biến chuyển”, “Nòng cốt thể loại của tiểu
thuyết chưa hề rắn lại và chúng ta chưa thể dự đoán được hết những khả năng
uyển chuyển của nó” [12, tr.27]. Chính vì tiềm năng của tiểu thuyết mà thể
loại này thu hút mạnh mẽ các thể loại khác và cũng bởi tiểu thuyết ln có xu
hướng cách tân xét về cả khả năng và nhu cầu.
Theo Trần Đình Sử nhận định: “Ngơn ngữ trong tiểu thuyết là một hiện
tượng rất phong phú. Lời trần thuật mang tính đối thoại, nó có nhiều hình
thức đa giọng, đa thanh như lời văn nhại, lời mỉa mai, lời văn nửa trực tiếp.
Trong tiểu thuyết, ngôn từ của một nhân vật như một sản phẩm cá thể hóa cao
độ, phù hợp với đặc điểm cá nhân của từng nhân vật, ứng với nhu cầu miêu tả
cá tính của nhân vật” [18, tr.309]. Ngơn ngữ cũng như giọng điệu trong tiểu
thuyết giai đoạn sau 1986, có sự đổi mới tư duy đã tạo nên nhiều đối thoại
diễn ngơn. Vì vậy tiểu thuyết giai đoạn này là cuộc đối thoại lớn. Khơng cịn
tư duy của lối viết sử truyền thống, tiểu thuyết sau năm 1986 trên tinh thần


25

nhận thức lại, thụ hưởng và diễn giải lại mà người viết trao quyền nhận xét,
cắt nghĩa, lí giải hiện thực bằng cảm quan của mỗi người đọc. Sự đổi mới
ngôn ngữ trong tiểu thuyết ở giai đoạn này là sự coi trọng cá tính sáng tạo. Có
tác dụng phát triển tiểu thuyết khiến người đọc tham gia vào chủ thể sáng tạo
tác. Từ đây văn chương gần với công chúng bạn đọc hơn và con người trong
tiểu thuyết cũng được sống thật hơn. Tác giả Lê Thị Thúy Hằng nhận định:

“Tiểu thuyết Việt Nam đang từng bước rời bỏ khn đơn thanh để hướng đến
thế giới đa ngữ tích cực với những vấn đề còn bỏ ngõ” [7, tr.85]. Mỗi tiểu
thuyết ở đây khơng cịn là tiếng nói riêng của một vấn đề mà trở thành một hệ
vấn đề trong chiều hướng soi tỏ lẫn nhau tạo nên nhận thức mới. Các đối thoại
thể hiện trong tiểu thuyết đảm nhiệm chức năng mô tả chặt chẽ của cuộc trần
thuật, điều này giúp các tiểu thuyết mở rộng cốt truyện, dẫn dắt liên tưởng
cho người đọc.
Nỗi buồn chiến tranh là cuốn tiểu thuyết tạo sự khiêu khích và đối thoại
với bạn đọc. Việc sử dụng tối đa tính đối thoại của ngôn từ, gia tăng các lớp
nghĩa hàm ẩn của diễn ngôn đã đào sâu hơn hiện thực chiến tranh khốc liệt. Ở
giai đoạn trước trong tiểu thuyết thường chỉ có tính độc thoại nhưng ở giai
đoạn này thì cuộc đối thoại lớn, người đọc tham gia vào quá trình giải mã,
được tác giả trao quyền tham gia sáng tạo, trao cho người đọc cách nhìn, xây
dựng nghĩa văn bản. Các cuộc đối thoại trở thành sự tương tác giữa cá luồng ý
thức, tạo nhiều tiếng nói trên cùng một văn bản. Hay “Tiền Định” của Đoàn
Lê là những cuộc đối thoại giữa hai nhân vật Chín và anh nhà báo. Xen kẽ là
hồi ức của những nhân vật về quá khứ đã trôi qua. Hoặc ta cũng sẽ thấy Mỗ
trong “Cuốn gia phả” đầy rẫy những cuộc đối thoại trực tiếp và gián tiếp.
Mỗi lúc nhân vật hồi ức lại quá khứ là mỗi lần hàng loạt các cuộc đối thoại
diễn ra.


×