Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Ngôn ngữ miêu tả nhân vật trong truyện ngắn của nguyên hồng trước cách mạng tháng tám

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (621.42 KB, 60 trang )

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------

TRẦN THỊ THU

Ngôn ngữ miêu tả nhân vật trong truyện
ngắn của Nguyên Hồng trước cách mạng
tháng Tám

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


2

LỜI MỞ ĐẦU
Trên bầu trời văn học Việt Nam những năm đầu của thế kỷ XX,
Nguyên Hồng là một trong những nhà văn tiêu biểu. Chỉ cần nhắc đến ông là
người đọc lại nhớ đến những trang văn ấm nóng tình người như Bỉ vỏ,
Những ngày thơ ấu, Miếng bánh… Đến nay những sáng tác đó vẫn mãi là
những áng văn chương quý báu trong kho tàng văn học nước nhà.
Thật vậy, các trang văn của Nguyên Hồng không đao to búa lớn mà
chỉ xuất phát từ chính những suy tư chiêm nghiệm về cuộc sống hay bằng
cảm xúc chân thành của tác giả. Đó là những áng văn có sức lay động trái
tim con người, đưa đến cho mọi người những bài học về lẽ đời.
Những sáng tác của Nguyên Hồng khá phong phú, đa dạng, bao trùm
lên khá nhiều thể loại nhưng có lẽ truyện ngắn là thể loại sở trường của
Nguyên Hồng. Truyện ngắn của ông tuy dung dị nhưng lại vô cùng sâu sắc,


hiện thực nhưng cũng không kém phần lãng mạn được viết bằng văn phong
trong sáng, giàu ý nghĩa. Với đề tài nghiên cứu “Ngôn ngữ miêu tả nhân vật
trong truyện ngắn của Nguyên Hồng trước cách mạng tháng Tám”, tơi rất
mong có thể hiểu rõ hơn về phong cách sáng tác của Nguyên Hồng được thể
hiện qua chính ngơn ngữ miêu tả nhân vật tinh tế của nhà văn.


3

Mặc dù rất cố gắng nhưng tôi vẫn chưa thể nghiên cứu đạt đến sự tồn
thiện. Tơi rất mong có thể nhận được sự góp ý từ phía các bạn để khóa luận
có thể hồn thiện hơn.
Nhân đây, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo Th.S Tạ Thị
Tồn đã tận tình hướng dẫn chúng tơi tìm hiểu đề tài. Tôi xin gửi lời tri ân
chân thành đến các bạn lớp 08SNV đã động viên, giúp đỡ tơi trong q trình
nghiên cứu.
Trân trọng cảm ơn!
Sinh viên: Trần Thị Thu
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong dịng văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930 –
1945, Nguyên Hồng nổi lên như một hiện tượng thật đặc biệt với một phong
cách riêng khá nổi bật. Ngay từ những tác phẩm đầu tay như Bỉ vỏ hay
Những ngày thơ ấu, người đọc đã nhìn thấy ở ông cốt cách của một nhà văn
lớn. Trong suốt đời sống và đời viết, Nguyên Hồng đã để lại cho văn học
nước nhà một di sản văn học đồ sộ với những tác phẩm chan chứa tình yêu
con người, yêu cuộc sống tha thiết. Những sáng tác của Nguyên Hồng là
những trang văn đẹp ca ngợi cuộc sống, ca ngợi phẩm chất của người lao
động dù trong gian lao vất vả nhưng vẫn ánh lên nét lạc quan tin tưởng vào
ngày mai tươi sáng hơn. Nguyên Hồng được mệnh danh là Gorki của Việt

Nam.
Là nhà văn trưởng thành trong trường đời phức tạp của xã hội thị
thành lúc bấy giờ, Nguyên Hồng hiểu rõ hơn ai hết về bản chất tốt đẹp của
người dân lao động. Do đó, trong sáng tác của mình, Ngun Hồng khơng
mỉa mai, trào lộng như Nguyễn Cơng Hoan, khơng chì chiết và đau đớn như
Nam Cao, hay sâu cay nặng nề như Ngô Tất Tố, mà sôi nổi, lạc quan, tràn


4

đầy một lịng tin ở ngày mai tươi sáng vì nhìn thấy được những phẩm chất
đẹp đẽ của những con người nghèo khổ hơm nay [6,158].
Giữa khơng khí ngột ngạt của xã hội lúc bấy giờ, khi mà có một số
nhà văn cịn đang có những biểu hiện hoang mang dao động, nhiều người
trong đó cịn thu mình vào vỏ ốc cá nhân như các nhà văn Tự lực văn đồn
thì Ngun Hồng đã chọn cho mình một hướng đi đúng đắn ngay từ đầu.
Trước sau Nguyên Hồng luôn khẳng định Tôi sẽ viết về những cảnh đời đau
khổ, về sự áp bức, về những nỗi trái ngược bất công. Tôi sẽ đứng về những
con người lầm than bị đọa đầy bị lăng nhục. Tôi sẽ vạch trần ra những vết
thương xã hội, những việc làm bạo ngược, lộng hành của xã hội. Tôi sẽ
gánh lấy mọi trách nhiệm, chống đối nào cũng như bào chữa, bảo vệ. Qua
từng trang văn của Nguyên Hồng – những tiếng kêu nhỏ máu của con chim
đỗ quyên, người đọc nhận ra tấm lòng yêu thương con người của nhà văn
trải ra qua từng trang viết. Quả không sai khi Nguyên Hồng được đánh giá là
nhà văn của những xóm chợ, những người cùng khổ.
Dọc theo từng trang văn của Nguyên Hồng, người đọc nhận ra sự gắn
bó máu thịt của nhà văn và những người dân lao động. Những nhân vật
trong sáng tác của ông từ những Bỉ vỏ, so chạy sống cuộc đời lưu manh,
trộm cắp; những chú bé làm xiếc nguy hiểm lần hồi sống qua ngày… đến
những nhân vật trí thức sống cuộc đời trống rỗng và thê thảm đều được viết

nên bằng chính con tim tràn đầy tình u thương và trân trọng của nhà văn,
đều được nhà văn khắc họa chân thực trong tác phẩm. Các nhân vật của
Nguyên Hồng dù phải sống cuộc đời nghèo khổ, lưu manh nhưng những vẻ
đẹp tâm hồn của họ vẫn luôn tỏa sáng.
Là sinh viên học văn, tương lai sẽ là người dạy văn, chúng tơi rất
mong muốn có thể hiểu thêm về Nguyên Hồng, nhất là ngôn ngữ độc đáo
mà nhà văn sử dụng để khắc họa nhân vật trong truyện ngắn của mình. Hơn


5

nữa trong thực tế vẫn chưa có có cơng trình nào nghiên cứu chuyên sâu về
Ngôn ngữ miêu tả nhân vật trong truyện ngắn của Nguyên Hồng trước cách
mạng tháng Tám nên ở đây chúng tôi mạnh dạn đi vào nghiên cứu sâu hơn
vấn đề này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Xung quanh Nguyên Hồng và các sáng tác của ông đã có khá nhiều
bài viết của các nhà nghiên cứu, phê bình. Đặc biệt khi bàn đến thế giới nhân
vật trong truyện ngắn Nguyên Hồng, các tác giả như Bạch Văn Hợp,
Nguyễn Đăng Mạnh, Phan Cự Đệ… hầu như đều có sự đánh giá khá thống
nhất.
Bạch Văn Hợp trong lời giới thiệu về tác phẩm của Nguyên Hồng
trước cách mạng tháng Tám (in trong Nguyên Hồng – Những tác phẩm tiêu
biểu trước 1945, Nxb Giáo dục) cho rằng thế giới nhân vật của ông là cái
nhân loại dưới đáy của xã hội thành thị, chủ yếu là thành phố Hải Phòng .
Tác giả còn nhấn mạnh giá trị độc đáo của chủ nghĩa nhân đạo của Nguyên
Hồng còn thể hiện ở đức tin bền vững vào những phẩm chất tốt đẹp của
nhân dân mình. Điều đó đã đem đến cho các sáng tác của ông ngay từ trước
Cách mạng một tinh thần lạc quan đặc biệt khỏe khoắn và vững chãi
[14,13].

Nguyễn Tuân đã có bài viết khá lý thú về Con người Nguyên Hồng (in
trong Tuyển tập Nguyễn Tuân, tập 3, Nxb Văn học). Theo Nguyễn Tuân thì
yếu tố tạo nên thành công cho văn chương Nguyên Hồng là nhiệt tâm về sự
sống. Nhiệt tâm này đã thôi thúc nhà văn đánh vật với con chữ, kiên trì trong
quá trình sáng tác để cho ra đời những tác phẩm hay, đặc sắc.
Trong bài viết Nguyên Hồng – và vẻ đẹp cất lên từ bùn đất (in trong
Chân dung các nhà văn Việt Nam hiện đại, tập một, Nxb Giáo dục), Nguyễn
Đăng Điệp cho rằng: cảm hứng xuyên suốt trong văn chương Nguyên Hồng


6

là cảm hứng về những thân phận bất hạnh, cùng khổ [5,191]. Trong đó vẻ
đẹp cao khiết của tình mẫu tử, tinh thần chịu nạn và sự tóa sáng của l ương
tri, phẩm giá là những nét độc đáo trong cảm qua nghệ thuật của Nguyên
Hồng [5,194].
Nguyễn Đăng Mạnh trong bài viết Nguyên Hồng – con người và sự
nghiệp (in trong Nguyên Hồng về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục) trong
khi bàn đến phong cách sáng tác của Nguyên Hồng đã khẳng định Chất dân
nghèo, chất lao động đã thấm sâu vào văn chương, vào thế giới nghệ thuật
của Nguyên Hồng… Nhưng vượt lên trên cảnh đời tăm tối, nhân vật nhân
dân lao động của Nguyên Hồng bao giờ cũng đầy sức sống, vạm vỡ, khỏe
khoắn, không phải chỉ ở thể chất mà từ trong bản chất tâm hồn tỏa ra và
truyền tới người đọc [6,77].
Vương Trí Nhàn khi bàn về Nguyên Hồng trong bài viết Một cuộc đời
sáng tạo trong đau khổ (in trong Nguyên Hồng về tác gia và tác phẩm , Nxb
Giáo dục) nhận xét rằng : Sự thực thì cái mà những người như Nguyên Hồng
mang lại đối với văn chương đương thời, không chỉ là cái lạ trong đề tài và
nhân vật. Đúng ra phải nói nó là một cái gì khỏe mạnh đặt bên cái yếu mềm
phù phiếm, cùng là cái hoang dại dữ dằn bạo liệt, bên cạnh cái mơ mộng,

ngọt ngào [6,217].
Nhìn chung các bài viết trên đã đề cập đến một số vấn đề liên quan
đến nhân vật trong truyện ngắn Nguyên Hồng như cảm hứng sáng tác, các
kiểu nhân vật, vài khía cạnh ngơn ngữ… Đây là những tư liệu quý giá để
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ngôn ngữ miêu tả nhân vật
trong truyện ngắn của Nguyên Hồng trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.


7

 Phạm vi nghiên cứu của đề tài là ngôn ngữ miêu tả nhân vật trong
18 truyện ngắn tiêu biểu in trong Nguyên Hồng – Những tác phẩm tiêu biểu
trước 1945 do Bạch Văn Hợp ( sưu tầm, tuyển chọn, giới thiệu) (2003) ,
Nxb Giáo dục.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương
pháp:
 Phương pháp thống kê – phân loại
 Phương pháp so sánh – đối chiếu
 Phương pháp phân tích – tổng hợp
5. Cấu trúc đề tài
Ngồi phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung gồm có ba
chương:
- Chương một: Cơ sở lí luận chung
- Chương hai: Khảo sát ngôn ngữ miêu tả nhân vật trong truyện ngắn của
Nguyên Hồng trước Cách mạng tháng Tám
- Chương ba: Đặc điểm ngôn ngữ miêu tả nhân vật trong truyện ngắn của
Nguyên Hồng trước cách mạng tháng Tám



8

PHẦN NỘI DUNG
Chương một: Cơ sở lí luận chung
1.1. Ngơn ngữ văn học
Trong đời sống hàng ngày của con người, từ lâu ngôn ngữ đã trở thành
một trong những công cụ giao tiếp vô cùng quan trọng. Ngay từ thưở bình
minh của lịch sử, trong quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài
người, xuất phát từ nhu cầu tiếp xúc, trao đổi thơng tin giữa lồi người, ngôn
ngữ đã xuất hiện như môt lẽ tự nhiên. Trải qua một khoảng thời gian dài dọc
theo tiến trình lịch sử, ngơn ngữ của lồi người đã biến đổi, vươn dần đến sự
toàn thiện để phục vụ một cách đắc lực cho q trình giao tiếp của lồi
người. Có thể nói chính từ trong lao động và cùng với lao động, con người
đã tạo được cho mình một thứ của cải vô cùng lâu đời và quý báu của con
người (Hồ Chí Minh), tạo nên mối dây liên kết chặt chẽ giữa con người bất
kể mọi rào cản.
Theo cách hiểu hiện nay trong ngôn ngữ học, ngôn ngữ được hiểu là
hệ thống những âm, những từ và những quy tắc kết hợp chúng mà những
người trong cùng một cộng đồng dùng làm phương tiện để giao tiếp với
nhau [20,688]. Điều đặc biệt là hệ thống này lại vô cùng đa dạng. Từ những


9

sự gán ghép có vẻ như tình cờ, khơng có nguyên do tất yếu, giữa cái âm gãy
gọn với đối tượng mà nó chỉ định, nói cách khác “tên gọi của một vật rõ
ràng là khơng có liên quan gì đến bản chất của vật đó cả” (Mác) [8,251]
nhưng lại tạo ra cho con người vô số từ để biểu thị những khái niệm, tư

tưởng, nhận thức một cách hiệu quả. Tính chất võ đốn giữa cái biểu đạt và
cái được biểu đạt là đặc trưng cho mọi ngôn ngữ. Nhờ có tính chất này mà
con người khi tiếp xúc với ngơn ngữ (qua vỏ tiếng và văn tự) hồn tồn có
thể hiểu được ý nghĩa của từ một cách dễ dàng. Hơn nữa, hầu như mỗi dân
tộc, cộng đồng đều có cho riêng mình một hệ thống tín hiệu riêng biệt để
giao tiếp, tạo cơ sở để phân biệt với dân tộc khác, cộng đồng khác. Ngơn
ngữ cịn bao trùm lên tất cả mọi lĩnh vực của thực tế đời sống. Điều này đã
tạo nên sự phong phú, đa dạng cho tất cả các ngôn ngữ trên thế giới.
Ngôn ngữ vốn đa dạng, mn màu mn vẻ nên ngồi giao tiếp, con
người cịn sử dụng nó vào những lĩnh vực của đời sống, trong đó có văn học
nghệ thuật. Chính ở trong địa hạt này, ngơn ngữ có thể phát huy thế mạnh
vốn có của nó. Ngược lại, mỗi một tác phẩm văn học nghệ thuật đem đến
cho ngôn ngữ những màu sắc tươi mới, khác biệt so với ngơn ngữ thơng
thường. Chính con người ngay trong q trình sáng tạo ngôn ngữ cũng
không thể ngờ rằng bản thân đã sáng tạo nên chất liệu của một ngành nghệ
thuật mà tầm ảnh hưởng có thể lan rộng sang khắp cộng đồng ở mọi thời kỳ.
Vậy ngôn ngữ văn học là gì? Ở đây, chúng tơi sẽ xét đến ngơn ngữ
văn học theo quan điểm của các nhà lý luận học và phong cách học.
1.1.1. Quan điểm của các nhà lý luận học
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, ngôn ngữ văn học đươc hiểu là ngơn
ngữ mang tính nghệ thuật được dùng trong văn học. Trong ngôn ngữ học,
thuật ngữ này có ý nghĩa rộng hơn, nhằm chỉ một cách bao quát các hiện
tượng ngôn ngữ được dùng một cách chuẩn mực trong các văn bản nhà


10

nước, trên báo chí, đài phát thanh, trong văn học và khoa học [11,215].
Theo đó, ngơn ngữ văn học được dùng theo nghĩa hẹp là chất liệu, công cụ
sáng tác đặc trưng cho văn học nghệ thuật.

Trong giáo trình Lý luận văn học, Hà Minh Đức khẳng định ngơn ngữ
đó chính là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của văn
học. Khơng có ngơn ngữ thì khơng thể có tác phẩm văn học, bởi vì chính
ngơn ngữ chứ khơng phải cái gì khác đã cụ thể hóa và vật chất hóa sự biểu
hiện của chủ đề và tư tưởng, tính cách và cốt truyện… [2,148]. Hay nói một
cách khác, ngơn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học (Gorki).
Theo Từ điển giải thích thuật ngữ ngơn ngữ học (Nguyễn Như Ý chủ
biên) thì ngơn ngữ văn học là ngôn ngữ mẫu mực đã được chuẩn hóa, phục
vụ cho tất cả các lĩnh vực giao tiếp giữa người với người, và giữ vai trò to
lớn trong việc hình thành và phát triển tư duy, phát triển tâm lý, trí tuệ và
tồn bộ các hoạt động tinh thần của con người… Ngôn ngữ văn học được
xem như là một trong những hình thức tồn tại của ngơn ngữ, một trạng thái
ngôn ngữ tiêu biểu với những đặc điểm khu biệt là: tính đa chức năng về
mặt biểu đạt; đặc tính tinh luyện và chuẩn mực về cấu trúc; và nguồn gốc
phương ngữ của ngôn ngữ văn học. Ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ thống
nhất trên phương ngữ, được sản sinh ra từ các phương ngữ khu vực và trở
thành ngơn ngữ tồn dân bằng sự đồng hóa các phương ngữ đó. Ngơn ngữ
văn học là cơng cụ thiết yếu của nền văn minh và nó phục vụ cho mọi nhu
cầu của quốc gia và xã hội. Nó ln gắn liền với mọi hình thức giao tiếp
ngơn ngữ trong những điều kiện khác nhau [26,172].
So với các loại hình nghệ thuật khác, ngơn ngữ chính là yếu tố tạo nên
sự khác biệt cho văn học. Nếu như âm nhạc dựa vào âm thanh và nhịp điệu,
hội họa dựa vào đường nét và màu sắc thì văn học chủ yếu dựa vào ngôn từ.
Ngôn từ nghệ thuật giúp con người vật chất hóa những ấn tượng, cảm xúc,


11

suy tư về thế giới. Đến đây ngơn từ có thể bộc lộ được hết giá trị biểu đạt
vốn có của nó. Bởi lẽ đường nét, hình khối, thanh âm và nhịp điệu là những

chất liệu có tính giới hạn. Trong khi đó, với những ưu thế vượt trội vốn có,
ngơn ngữ có thay người nghệ sĩ nói lên cả những điều sâu kín, vượt xa ý
muốn chủ quan của người sáng tác. Có thể nói sức mạnh của ngơn ngữ là
ngoài các biểu tượng được kéo theo trực tiếp ra, còn kéo theo cả một loạt
các biểu tượng khác đột khởi lên trong tâm trí ta một cách tự nhiên, không
hề cố ý [15,121]. Chẳng hạn khi nhà thơ sử dụng từ đắt để sáng tác thơ ca thì
nhà thơ hồn tồn có thể nói lên được tất cả. Trong mỗi từ là cả một không
gian lồng lộng, mỗi từ ngữ là mênh mơng như chính nhà thơ (Gơgơn). Đấy
là điều mà âm nhạc và hội họa không thể có được. Hơn nữa, hội họa có thể
tả tồn bộ con người, thậm chí cả thế giới nội tại trong tinh thần con người,
nhưng hội họa cũng chỉ hạn chế ở chỗ nắm lấy một khoảnh khắc của hiện
tượng. Âm nhạc chủ yếu diễn tả thế giới nội tại của tâm hồn, song những
điều mà nó diễn tả khơng thể tách rời với âm thanh; âm thanh lại nói nhiều
với tâm hồn, nhưng lại khơng thể nói một cái gì rõ ràng với trí tuệ. Cịn thơ
ca thì diễn tả bằng ngôn ngữ tự do của con người, mà ngôn ngữ thì vừa là
bản nhạc, vừa là bức tranh, vừa là một quan niệm rõ rệt. Cho nên thơ ca
bao hàm mọi yếu tố của các nghệ thuật khác, nó tựa hồ như bao trùm tất cả
mọi phương tiện cấp riêng cho mỗi nghệ thuật khác (Bêlinxki) [7,29].
Ngoài ra qua sự đa dạng của ngơn từ nghệ thuật, nó giúp bộc lộ cảm
quan nghệ thuật và khả năng sáng tạo của nhà văn, nhà thơ. Bởi lẽ các con
chữ ban đầu chỉ là những ký hiệu đơn thuần. Tự bản thân những ký hiệu đó
chưa thể đem đến cho người đọc những suy nghĩ sâu sắc. Thế nhưng, qua tác
phẩm, những con chữ đó bỗng vụt sáng vẻ đẹp lung linh, sống động hơn là
bởi vì nó đã được lồng vào cảm xúc của người nghệ sĩ. Như vậy so với ngôn
ngữ thông thường, ngôn ngữ văn học mang thêm ý nghĩa tươi nguyên lúc


12

ban sơ, đánh thức, nhân lên cái phập phồng, rạo rực, sinh sơi, trăn trở mà

nó đã từng có, nhưng đến nay đã bị hao mòn, han rỉ, mai một đi [15,122].
Cần thấy rằng, ngôn ngữ văn học bắt nguồn từ ngôn ngữ nhân dân.
Ngôn ngữ nhân dân vốn đã vô cùng phong phú, đa dạng lại được bổ sung
thêm vốn từ theo thời gian nên càng giàu có vơ cùng. Từ chính trong kho
tàng ngơn ngữ mn màu sắc đó, các nhà văn, nhà thơ đã tiến hành tinh lọc
ngơn ngữ, nâng nó lên mức nghệ thuật mang giá trị thẩm mĩ cao. Nhìn
chung, ngơn ngữ nhân dân là cội nguồn của ngôn ngữ văn học; được chọn
lọc, rèn giũa qua lao động nghệ thuật của nhà văn, đến lượt mình, nó lại
góp phần nâng cao, làm phong phú ngơn ngữ nhân dân [11,215]. Do đó,
mỗi nhà văn, nhà thơ vẫn ln nhắc nhở mình phải chú ý học tập sự phong
phú của ngôn ngữ nhân dân để làm giàu thêm vốn ngôn ngữ của bản thân
phục vụ cho quá trình sáng tác: Mỗi ngày gặp một người – họ là một mảnh
của thiên tài nhân loại. Máu và mồ hơi của người đúc nên bao hình ảnh
ngơn ngữ. Vạt áo của triệu nhà thơ không bọc hết bạc vàng mà đời rơi vãi.
Tất cả mỗi người dù lạ hay quen đều viết cho thơ anh một chữ. Hãy nhặt
những chữ của đời mà góp nên trang [7,28].
Ngồi ra, ngơn ngữ văn học cũng có sự tiếp thu từ ngôn ngữ các
phong cách khác (phong cách khoa học, khẩu ngữ…) để làm giàu vốn từ của
mình. Tùy vào nội dung truyền đạt mà người nghệ sĩ ngôn từ vận dụng vốn
ngôn ngữ liên ngành vào việc xây dựng tác phẩm.
Trong sáng tác văn học, để có thể tạo nên một tác phẩm hay, có giá
trị, các nhà văn, nhà thơ thường phải chịu đựng sự dày vị của ngơn từ. Yếu
tố ngôn từ quyết định sự thành công cho tác phẩm. Thực tế cho thấy những
sáng tác thành công trong việc sử dụng từ ngữ cho đến nay vẫn đứng vững
trong lịng bạn đọc với một vị trí khơng thể thay thế (như Truyện Kiều –


13

Nguyễn Du, bản dịch Chinh phụ ngâm khúc – Đặng Trần Cơn của Đồn Thị

Điểm).
Ngơn ngữ văn học là ngơn ngữ được người nghệ sĩ tinh lọc nên nó
mang các đặc điểm như: tính chính xác, tính hàm súc, tính hình tượng, tính
biểu cảm…
Trước tiên là tính chính xác. Đây là tính chất vơ cùng quan trọng mà
ngơn từ nghệ thuật cần có. Bởi lẽ Văn muốn hay, trước hết phải đúng (Lê
Quý Đôn). Mỗi một tác phẩm văn học chính là một kho tri thức cung cấp
cho người đọc những tri thức quý báu của nhân loại tự bao đời. Thông qua
việc tiếp cận với tác phẩm, bạn đọc có thể chiếm lĩnh thêm nhiều nguồn kiến
thức liên ngành khác nhau để mở rộng vốn kiến thức của bản thân. Hơn nữa,
dùng từ chính xác sẽ giúp gia tăng giá trị biểu đạt cho tác phẩm. Nhiều khi
chỉ với một từ bình thường nhưng nếu được nhà văn, nhà thơ sử dụng đúng
chỗ thì sẽ khiến cho câu văn, câu thơ mang một sắc thái riêng mà những từ
khác khơng thể có được. Ngược lại nếu dùng từ sai thì sẽ khiến tác phẩm
mất đi ý vị vốn có. Tiếng Việt của chúng ta vốn giàu và đẹp cả về thanh điệu
lẫn cách biểu đạt. Do đó, nhà văn, nhà thơ sẽ có vơ vàn sự lựa chọn để tạo
điểm nhấn cho tác phẩm. Chẳng hạn như trong Truyện Kiều của Nguyễn Du,
các nhân vật như Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Hồ Tôn Hiến đã bị tác giả lột
trần bản chất chỉ thông qua một vài câu thơ ngắn với những “từ đắt” (như
cái vô học của Mà Giám Sinh: “Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”; cái gian manh
của Sở Khanh: “Rẽ song đã thấy Sở Khanh lẻn vào”; cái tầm thường, ti tiện
của Hồ Tôn Hiến: “Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình”) [6,149].
Bên cạnh tính chính xác, ngơn từ văn học phải đảm bảo tính hàm xúc.
Theo đó, một tác phẩm văn học được đánh giá là có giá trị khi mà tác phẩm
đó ý hết mà lời dừng, ấy là cái lời rất mực trong thiên hạ; song lời dừng mà
ý chưa hết được, lại càng hay tuyệt (Lê Q Đơn). Hay nói cách khác, một


14


tác phẩm nếu đạt đến cảnh giới ngôn tận nhi, ý bất tận thì càng có sức nặng
về nội dung truyền đạt. Tính hàm xúc của ngơn ngữ văn học ngồi ra cịn bắt
nguồn từ u cầu về mặt thơng tin của cơng chúng bạn đọc. Có thể nói trên
một diện tích ngơn ngữ hạn hẹp, tác phẩm văn học với tư cách là một văn
bản thông tin, cần phải cung cấp cho người đọc những lượng thông tin cao
– khơng có độ dư thừa – về con người và cuộc sống. Do đó, nếu hiểu hàm
xúc là súc tích, hàm chứa nhiều ý nghĩa thì tính hàm xúc là khả năng của
ngơn ngữ văn học có thể miêu tả mọi hiện tượng của cuộc sống một cách cơ
động ít lời mà nói được nhiều ý, ý ở ngồi lời [6,149]. Chẳng hạn như khi
bạn đọc thưởng thức một tác phẩm thơ ca. Do khuôn khổ của một bài thơ có
hạn nên ngơn ngữ thơ ca bắt buộc phải “nén chặt” ý để câu thơ mang được
nhiều “lượng ý” nhất. Thơng qua ngơn ngữ của bài thơ đó, bạn đọc hồn
tồn có thể thả lịng mình theo những dịng ý nghĩa tốt lên từ lớp ngơn ngữ
thơ. Nhìn lại kho tàng văn học của dân tộc ta, những câu ca dao, tục ngữ,
phương ngơn… tuy dung lượng ngắn nhưng hồn tồn có thể đạt đến độ “lời
chật, ý rộng” đã trở thành những viên ngọc quý trong nền văn học nước ta.
Mặt khác, yêu cầu cốt yếu đối với ngôn ngữ văn học chính là tính
hình tượng. Có thể khẳng định điều cơ bản nhất là ngôn ngữ của tác phẩm
phải có tính hình tượng; đó là khả năng của ngơn ngữ văn học có thể tái
hiện lại những hiện tượng của cuộc sống một cách cụ thể, sinh động bằng
những từ ngữ gợi cảm, gợi hình, gợi thanh; nói cách khác, ngơn ngữ có tính
hình tượng – người đọc [7,150]. Tác phẩm văn học không phải nhằm truyền
đạt những vấn đề về đạo lý, tư tưởng mà tác phẩm chính là đứa con tinh thần
của người sáng tác, mang theo những suy tư, chiêm nghiệm của nhà văn về
thế giới. Do đó, những vấn đề trong tác phẩm đều được giấu kín ở những lớp
hình tượng giấu đằng sau ngơn từ địi hỏi người đọc phải tự mình khám phá
và trải nghiệm. Hình tượng tác phẩm văn học được xây dựng qua ngôn ngữ


15


tuy không thể khiến cho người đọc trông thấy hoặc nghe thấy nhưng một khi
đã được người đọc tái hiện trong trí tưởng tượng thì sẽ có khả năng tác động
rất lâu dài.
Một đặc điểm khác của ngôn ngữ văn học chính là tính đa nghĩa. Đại
văn hào Lép Tơnxtơi đã khẳng định rằng: Mỗi từ ngữ nghệ thuật… được
phân biệt với từ ngữ khơng có tính chất nghệ thuật ở chỗ nó đã gợi nên được
vơ số các ý tưởng, ý muốn và cách hiểu [15,121]. Điều này lý giải vì sao đối
với một tác phẩm văn học có thể đưa đến nhiều cách đánh giá khác nhau từ
phía dư luận (như bài thơ Thề non nước của Tản Đà có đến ba tầng lớp nghĩa
xung quanh hai hình tượng sóng đơi “non” – “nước”… ). Tuy nhiên dù khen
hay chê, đồng tình hay phản bác thì đối với những tác phẩm văn học, bạn
đọc cũng hồn tồn khơng thể dửng dưng. Trải qua thời gian, những nét
nghĩa được gợi nên từ ngôn ngữ tác phẩm ngày càng được soi rọi dưới
những ánh sáng mới để trả về cho tác phẩm đó những giá trị vốn có. Điều
này tạo nên dấu ấn đặc trưng riêng cho văn học nghệ thuật.
Đặc biệt ngôn từ văn học trong tác phẩm muốn lưu lại dấu ấn trong
lòng người đọc nhất thiết phải có tính biểu cảm. Một tác phẩm mà ngơn ngữ
khơng thể tạo được những rung cảm mãnh liệt trong lòng bạn đọc thì đó sẽ
là một điều vơ cùng thiếu sót bởi ý nghĩa của từ ngữ khơng phải chỉ ở ý
nghĩa khách quan độc lập vốn có mà cịn ở sắc thái cảm xúc mà nghệ sĩ trao
cho nó. Như vậy, qua ngôn từ tác phẩm, người đọc cũng có thể hiểu hơn về
chính thế giới tâm hồn của nghệ sĩ.
Nhìn chung, ngơn ngữ văn học là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên
sự thành cơng cho tác phẩm. Mỗi một tác phẩm văn học tùy vào thể loại, đề
tài… người nghệ sĩ sẽ lựa chọn hình thức ngơn ngữ phù hợp. Muốn làm
được điều đó mỗi nhà văn, nhà thơ cần phải trau giồi thêm vốn ngôn ngữ sao


16


cho trong sáng, giàu sức biểu cảm để giữ sứ mệnh chèo lái con thuyền văn
chương đến bao trái tim nhân loại.
1.1.2. Quan điểm của các nhà phong cách học
Ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ chuẩn, ngôn ngữ cơ bản nhưng ở
những nhà văn, nhà thơ, cách thức lựa chọn sử dụng ngôn ngữ vẫn mang
những nét khác biệt cơ bản. Điều này do phong cách sáng tác của người
nghệ sĩ quyết định. Hay nói cách khác, ngơn ngữ văn học mang tính phong
cách.
Cần thấy rằng khái niệm phong cách vốn đã được hình thành từ rất lâu
trong văn học. Lúc đầu trong tiếng Hy Lạp và La Mã cổ đại, chữ stylos hay
stulus chỉ chính ngay dụng cụ người ta dùng để viết. Dần dần phong cách
đựoc hiểu là nét bút, là cách hành văn của mỗi người. Khái niệm này dần
dần được sử dụng rộng rãi trong hầu như tất cả các lĩnh vực của đời sống
con người.
Nếu hiểu một cách từ nguyên thì phong cách là những lối, những
cung cách sinh hoạt, làm việc, hoạt động, xử sự tạo nên cái riêng của một
người hay một loại người nào đó [20,782]. Phong cách giúp tạo nên dấu ấn
riêng cho mỗi người nhằm khu biệt với cá nhân khác. Ở đây, để thuận tiện
cho việc nghiên cứu, chúng tôi chủ yếu sử dụng khái niệm phong cách trong
sáng tác nghệ thuật.
Phong cách là tổng hòa những đặc điểm, cả về tư tưởng và nghệ
thuật, nội dung và hình thức biểu hiện, quy định bản sắc sáng tạo độc đáo
của một nghệ sĩ [13,15], những đặc điểm có tính chất hệ thống về tư tưởng
và nghệ thuật, biểu hiện trong sáng tác của một nghệ sĩ hay trong các sáng
tác nói chung thuộc cùng một thể loại [20,782]. Phong cách hồn tồn khơng
phải là phương pháp sáng tác mà nói đến phong cách là chúng ta phải nhấn
mạnh đến bản sắc riêng của nhà văn này so với nhà văn khác.



17

Phong cách sáng tác là yếu tố vô cùng quan trọng tạo nên hơi thở độc
đáo cho các tác phẩm nghệ thuật. Giữa kho tàng văn học mênh mông của
nhân loại, để có thể tồn tại và đứng vững, tác phẩm văn học phải có những
nét sáng tạo riêng, phải thể hiện được bản lĩnh nghệ thuật của người sáng
tác. Muốn làm được điều này, điều tất yếu là nhà văn phải có phong cách.
Nhận thức được vấn đề quan trọng này, các nhà văn, nhà thơ vẫn ln có ý
thức tìm tịi, hình thành nên phong cách sáng tác cho riêng mình. Nhà văn
Nga vĩ đại Tuốc-ghê-nhi-ép đã từng khẳng định: Vâng, điều quan trọng là
giọng nói riêng của mình, những nốt riêng đặc biệt của mình, những nốt
khơng thể tìm thấy ở bất kỳ một người nào khác. Phải chăng anh chưa bao
giờ đọc hàng tập giấy viết dày kín và có cảm giác rằng anh cũng có thể viết
không kém và đúng nguyên như thế cũng nên. Hoặc là anh, hoặc bất kỳ một
người nào khác, có thể làm thế, vì trong đấy khơng có cái gì là đặc sắc,
riêng biệt. Nhưng liền ngay đó, anh bắt gặp một mẩu truyện ngắn, một bức
phác thảo, chỉ vài dịng thơi… và anh cảm thấy khác hẳn. Anh khơng thể nói
được như thế. Có thể là hay hơn hoặc kém hơn, nhưng nhất định là phải
khác, bởi vì muốn nói được như thế, muốn bắt được đúng cái nốt ấy thì phải
có một thanh quản tổ chức đúng như thế. Cũng giống như chim ấy… Đó là
nét riêng biệt chủ yếu của một tài năng độc đáo và đầy sức sống [13,16]. Ở
nước ta, các nhà văn, nhà thơ trong quá trình sáng tác bằng tài năng nghệ
thuật của mình đã hình thành cho bản thân những phong cách sáng tác đặc
trưng với những tác phẩm bất hủ. Các nhà văn do đó phải lắng nghe cái gì
sâu xa nhất trong con người của mình, bồi dưỡng cho mình một bản lĩnh
vững vàng, một phong cách độc đáo, vì nghệ thuật không phải là sản xuất
hàng loạt như sản xuất công nghiệp. Hãy suy nghĩ lời khuyên của Gorki:
“Bạn hãy giữ lấy cái gì là riêng của mình, hãy săn sóc làm sao cho nó phát
triển tự do. Lúc một người khơng có cái gì là riêng của mình thì phải thấy ở



18

người đó chẳng có gì hết” (Phạm Văn Đồng) [13,16]. Lịch sử văn học nước
ta đã chứng kiến sự nở rộ tài năng của rất nhiều những phong cách sáng tác
khác nhau (như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nam Cao, Tố Hữu…).
Hơn nữa, cuộc sống vốn vô cùng đa dạng với mn ngàn dáng vẻ địi
hỏi phải có những phong cách sáng tác khác nhau để có thể phát hiện và
phản ánh hiện thực đời sống trong tất cả sự đa dạng của nó. Vì thế, phong
cách sáng tác của nhà văn sẽ giúp đáp ứng những yêu cầu sâu xa của đời
sống cũng như bản chất của sáng tác nghệ thuật. Mặt khác, nghệ thuật vốn là
lĩnh vực của cái độc đáo. Mỗi một tác phẩm văn học là kết quả của một quá
trình nhận thức trên cơ sở tài năng nghệ thuật lẫn vốn sống phong phú mà
nhà văn tích lũy. Do đó, khi nhà văn thể hiện nó trong những sáng tác cụ thể
thì tất yếu nó sẽ mang dấu ấn đặc trưng riêng cho nhà văn.
Phong cách sáng tác của nhà văn thể hiện ở tất cả các yếu tố cấu thành
tác phẩm văn học từ đề tài, chủ đề, nhân vật…, trong đó biểu hiện rõ nhất ở
ngơn từ nghệ thuật. Có thể nói dấu hiệu của một tài năng văn học thể hiện
rõ ở cách viết, ở khả năng khám phá, khai thác những khía cạnh tiềm ẩn,
tinh tế của ngơn ngữ, ở khả năng làm mới, lạ hóa, khơi phục lại tính chất
trinh ngun, vẻ đẹp ban đầu của ngơn ngữ, lời nói [17,129]. Mỗi nhà văn
trong q trình sáng tác thường có xu hướng đi chệch khỏi ngơn ngữ tồn
dân để tạo nên những cách diễn đạt mới, sáng tạo nhưng sự sáng tạo đó
khơng phải là dùng từ một cách tùy tiện mà đều có căn cứ từ chính những
đặc điểm về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của hệ thống ngôn ngữ.
Ngôn ngữ nghệ thuật mang màu sắc phong cách mang những đặc
trưng cơ bản như tính cấu trúc, tính hình tượng, tính cá thể hóa, tính cụ thể
hóa. Những đặc điểm này được thể hiện trên tất cả các phương diện từ vựng,
ngữ pháp và cú pháp, ngữ âm của từ.



19

Về phương diện từ vựng, mỗi nhà văn trong quá trình sáng tác có thể
sử dụng rộng rãi các lớp từ cổ, từ địa phương, biệt ngữ, tiếng lóng, từ Hán
Việt… nhằm những mục đích nghệ thuật riêng. Bên cạnh đó, người nghệ sĩ
ngơn từ có thể mở rộng nghĩa của từ, gia tăng cho nó những sắc thái biểu
cảm thông qua biện pháp nghệ thuật như so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, ngoa dụ…
Việc vận dụng những phương tiện tu từ và biện pháp tu từ sẽ giúp tạo nên
tính hình tượng cho ngơn từ nghệ thuật của tác phẩm.
Về phương diện ngữ pháp, phong cách ngơn ngữ cịn hiện lên ở cách
nhà văn vận dụng chức năng ngữ pháp của từ và câu. Trong tác phẩm, các
yếu tố ngơn ngữ trong một tác phẩm phải gắn bó qua lại với nhau để cùng
thực hiện nhiệm vụ chung, phải phù hợp với nhau giải thích cho nhau và hỗ
trợ cho nhau để đạt tới một hiệu quả diễn đạt chung [16,141]. Điều này lý
giải vì sao mà trong một tác phẩm có những từ mà khi chúng ta tách nó ra
khỏi văn bản thì sẽ giảm đi sắc thái biểu cảm, chỉ khi đặt từ trong văn cảnh
thì mới bộc lộ hết vẻ đẹp của nó. Như trong bài thơ Tràng giang, Huy Cận
đã sử dụng nhuẫn nhuyễn hệ thống các từ láy như điệp điệp, song song, dợn
dợn… tạo nên một sư cộng hưởng ngôn từ để qua đó bày tỏ nỗi sầu của cái
tơi thi nhân trước khơng gian sơng nước rộng lớn.
Ngơn ngữ nghệ thuật có cơ sở từ vốn từ vựng chung nhưng cách thức
lựa chọn vốn từ ngữ để sáng tác còn phụ thuộc vào sở trường riêng. Chẳng
hạn như Hồ Xuân Hương rất thích sử dụng những từ tượng thanh, tượng
hình lắt léo, những cách nói lái, chơi chữ tài tình. Ngơn ngữ của Tú Xương
giản dị, hồn nhiên mà sắc cạnh vì biết khai thác nghĩa gốc, nghĩa đen, nghĩa
chính xác nhất của ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày. Ngôn ngữ của Nguyễn
Khuyến kín đáo, nhẹ nhàng, thấm thía, bao giờ cũng chứa đựng cái hàm ý,
cái tiền giả định của câu nói. Ngơn ngữ của Tố Hữu giàu nhạc điệu. say
lịng người, hay dùng những hình ảnh tượng trưng rất hiện thực mà cũng



20

tràn đầy chất lãng mạn [16,151]. Nhờ vào cách sử dụng ngôn ngữ đặc biệt
mà mỗi nhà văn, nhà thơ tạo cho mình được một giọng nói riêng trong tác
phẩm.
Nhìn chung, ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm văn học bao giờ cũng
thể hiện được cá tính sáng tác của nhà văn. Nhờ vào những cách dùng từ độc
đáo của người nghệ sĩ, ngôn ngữ văn học ngày càng trở nên phong phú, giàu
sắc thái biểu cảm đã góp phần làm giàu kho từ vựng của ngôn ngữ nước nhà.
1.2. Khái quát chung về Nguyên Hồng và truyện ngắn của Nguyên Hồng
trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
1.2.1. Nguyên Hồng – cuộc đời và những trang văn
1.2.1.1.Cuộc đời Nguyên Hồng
Nguyên Hồng tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng. Tên khai sinh
này đồng thời cũng chính là bút danh gắn liền với văn nghiệp và cuộc đời
của nhà văn sau này. Vào ngày 5/11/1918, tại phố Hàng Cau- thành phố
Nam Định, cậu bé Nguyên Hồng cất tiếng khóc chào đời trong một gia đình
theo đạo Thiên Chúa đã nhiều đời. Cha của Nguyên Hồng có một thời gian
làm cai đề lao, sau đó vì thất nghiệp, cảnh nhà sa sút nên phải sống trong
tâm trạng u uất của một kẻ bất đắc chí. Sự phiền muộn của người cha đã để
lại những dấu ấn khá đậm trong những năm tháng ấu thơ của Nguyên Hồng.
Mẹ của Nguyên Hồng là một người cần cù, hiền hậu, giàu đức hy sinh và rất
thương con. Tình u thương của người mẹ đã góp phần sưởi ấm trái tim
còn non nớt của cậu bé Nguyên Hồng, tạo nên ở nhà văn tình yêu thương đối
với con người và cuộc đời. Có thể nói, mẹ của Ngun Hồng chính là người
đã có ảnh hưởng vơ cùng sâu sắc đến việc hình thành nhân cách Nguyên
Hồng.
Năm 12 tuổi, Ngun Hồng đã phải mồ cơi cha. Hồn cảnh gia đình

càng lúc càng túng quẫn nên mẹ của Nguyên Hồng phải chấp nhận xa con đi


21

vào Vinh ở vú cho một tên Tây Đoan và sau đó đi tiếp bước nữa. Từ đó,
Nguyên Hồng bắt đầu sống tự lập để kiếm tiền ăn học bằng những nghề nhỏ
mọn nơi vườn hoa, cổng chợ, bến tàu, bến ơ tơ, bãi đá bóng… chung đụng
với mọi hạng trẻ hư hỏng của các lớp cặn bã, tụi trẻ (…) bán báo, bán xôi
chè, bánh kẹo, hoa quả, bán các đồ chơi lặt vặt, đi ở bế con hay nhặt bóng
quần, hoặc ăn mày, ăn cắp từ con cá, lá rau (Những ngày thơ ấu). Trong
khoảng thời gian này, Nguyên Hồng phải sống chung với một người bà sùng
đạo và một người cô nanh nọc. Đời sống của cậu bé vốn đã rất vất vả lại
phải chịu những áp lực tinh thần từ phía gia đình nên đã để lại những dư
chấn khá đậm trong tâm trí của Nguyên Hồng.
Năm 16 tuổi, Nguyên Hồng phải thôi học để cùng gia đình ra sinh
sống ở xóm Cấm – Hải Phịng. Tại đây, Nguyên Hồng trở thành một thầy
giáo dạy tư lén lút cho con em các gia đình lao động nghèo đất Cảng. Điều
này đã được Nguyên Hồng ghi lại trong truyện ngắn Lớp học lẩn lút với
những nỗi niềm riêng tư rất thực. Cũng chính ở vùng đất này, Nguyên Hồng
đã có cơ hội gặp gỡ những người cùng khổ ở chốn thành thị như phu phen,
thợ thuyền, du côn, ăn cắp, me tây, gái điếm… Hơn ai hết, Nguyên Hồng
hiểu rất rõ những nỗi thống khổ của nhân dân lao động, những thủ đoạn áp
bức, bóc lột dân nghèo của đế quốc thực dân. Từ đây, Nguyên Hồng dứt
khốt đứng về phía quần chúng nhân dân để thay họ đấu tranh giành quyền
sống.
Ngồi ra, Ngun Hồng cịn là một người sớm có tư tưởng tiến bộ.
Ơng nhanh chóng chịu ảnh hưởng trực tiếp của cách mạng. Chính trong
những lần ra bến cảng đón anh em chính trị phạm từ Côn Đảo trở về,
Nguyên Hồng đã nghe được những câu chuyện về những người cộng sản

như Đề Thám, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học… Những
tấm gương anh dũng ấy đã nhen nhóm trong nhà văn lịng yêu nước thương


22

dân sục sôi. Đặc biệt sau khi được gặp Thế Lữ - nhà thơ Mới nổi tiếng lúc
bấy giờ (1935), Nguyên Hồng bắt đầu ấp ủ dự định viết văn để dùng chính
những sáng tác của mình đấu tranh trực diện với kẻ thù giải phóng nước nhà.
Trong thời kỳ Mặt trận dân chủ, Nguyên Hồng tham gia phong trào
dân chủ Đơng Dương ở Hải Phịng. Ơng bắt đầu viết bài cho các tờ báo cách
mạng như Thế giới, Người mới ở Hà Nội; Mới, Đơng phương ở Sài Gịn.
Thơng qua hoạt động này, Nguyên Hồng vừa có thể thâm nhập sâu hơn vào
phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, đồng thời có thể củng cố, rèn luyện
thêm kỹ năng viết văn. Tuy nhiên, chính vì hoạt động cách mạng hăng say
mà Nguyên Hồng bị mật thám Pháp tại Hải Phòng theo dõi và bắt giam.
Nguyên Hồng bị kết tội viết truyện cổ động, truyền bá văn học Mác xít và
tham dự những tổ chức phá cuộc trị an, bị bắt giam 6 tháng ở trại Bắc Mê
(Hà Giang) rồi lần lượt bị quản thúc tại Nam Định (Hải Phòng).
Năm 1942, Nguyên Hồng được trả tự do. Từ đây, Nguyên Hồng hăng
say hoạt động cách mạng. Ông tham gia nhóm Văn hóa cứu quốc, tham gia
viết Đề cương văn hóa Việt Nam và làm cơng tác phổ biến rộng rãi bản đề
cương đến quần chúng nhân dân. Với những đóng góp to lớn của mình trong
phong trào đấu tranh giải phóng nước nhà, năm 1948, Nguyên Hồng được
vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng.
Sau khi hịa bình lập lại, Nguyên Hồng trở thành Ủy viên ban chấp
hành hội nhà văn Việt Nam, ủy viên ban biên tập tạp chí văn nghệ, thư ký
tịa soạn tuần báo văn, giám đốc trường bồi dưỡng lực lượng viết văn trẻ và
chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Hải Phòng.
Từ năm 1962, Nguyên Hồng cùng với gia đình trở về sinh sống tại

Nhã Nam – Yên Thế. Trong khoảng thời gian này, Nguyên Hồng vẫn tiếp
tục sáng tác. Vào ngày 02/5/1982, tại xã Quang Tiến, huyện Tân Yên, tỉnh
Bắc Giang, nhà văn Nguyên Hồng đã trút hơi thở cuối cùng trong khi vẫn


23

cịn đang dang dở cuốn tiểu thuyết lịch sử nói về cuộc khởi nghĩa của Hoàng
Hoa Thám: Núi rừng Yên Thế.
Với những đóng góp to lớn của mình, năm 1996, Nguyên Hồng được
nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Đó âu cũng là phần
thưởng xứng đáng cho Nguyên Hồng – Gorki của Việt Nam.
1.2.1.2. Sự nghiệp sáng tác của Nguyên Hồng
Nguyên Hồng là tác giả đến với văn chương từ rất sớm. Ngay từ năm
18 tuổi, Nguyên Hồng đã có tác phẩm đầu tay là tiểu thuyết Bỉ vỏ nói về đời
sống của bọn người lưu manh mạt hạng lúc bấy giờ. Tiểu thuyết này mang
theo trong mình tâm sự của nhà văn về chuyện đời và tình người. Thơng qua
câu chuyện đầy nước mắt về con đường dẫn tới con đường trụy lạc của Tám
Bính, tác giả đã phân tích cả một chuỗi nguyên nhân xã hội ở nông thôn và
thành thị với một cơ cấu xã hội duy trì những phong tục vơ nhân đạo với
những tổ chức chính trị, những cơng cụ bạo lực bênh vực cho bọn có tiền
đẩy Tám Bính vào cuộc sống nhơ bẩn và cực nhục mà không sao vượt ra nổi
(Nguyễn Đăng Mạnh) [6,15]. Ngay khi tác phẩm ra đời, bạn đọc đều cảm
thấy hoàn toàn bất ngờ trước tài năng của một cây bút trẻ lúc bấy giờ vẫn
còn chưa tạo dựng được tên tuổi trong làng văn nước nhà. Tác phẩm do đó
có tầm ý nghĩa phổ quát rộng lớn. Với những giá trị to lớn của nó, Bỉ vỏ đã
được nhận giải thưởng Tự lực văn đồn năm 1937. Có thể nói rằng, chỉ với
Bỉ vỏ thôi, Nguyên Hồng đã tạo dựng được chỗ đứng của mình trong lịng
bạn đọc. Dư luận đương thời chờ đợi ở Nguyên Hồng những sáng tác đặc
sắc khác. Và Ngun Hồng hồn tồn đã khơng phụ lịng trơng đợi của bạn

đọc. Hồi ký Những ngày thơ ấu xuất bản ngay sau đó vào năm 1941 cũng là
một tập hồi ký xuất sắc như thế. Những ngày thơ ấu là tập hồi ký đã ghi lại
rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại (Thạch Lam) để mở ra trước
mắt người đọc về những góc khuất trong tâm hồn của nhà văn Nguyên Hồng


24

với những nỗi đau trong những năm tháng ấu thơ. Tập hồi ký được viết bằng
ngôn ngữ trong sáng, chân thực đã thực sự làm lay động trái tim con người.
Qua hồi ký, chúng ta càng hiểu hơn về Cụ đốc Hồng kính yêu của văn học
nước nhà.
Sự nghiệp sáng tác của Nguyên Hồng nhìn chung khá đa dạng. Trên
bốn mươi năm cầm bút, Nguyên Hồng đã để lại cho kho tàng văn học nước
nhà một khối lượng tác phẩm đồ sộ ở cả hai thời kỳ trước và sau cách mạng
tháng Tám.
Trước cách mạng tháng Tám, Nguyên Hồng được xem là nhà văn của
những người cùng khổ. Điều này bắt nguồn từ chính quan điểm nghệ thuật
của nhà văn. Theo đó, văn chương đối với Ngun Hồng khơng phải chỉ với
mục đích thuần túy mà Nguyên Hồng viết văn nhằm nói ra tất cả những gì
chứa đựng, nung nấu, quằn quại, đau xót, bay bổng và bát ngát của tâm
hồn, của suy nghĩ (…) Tôi sẽ viết về những cảnh đói khổ, về những sự áp
bức, về những nỗi trái ngược bất công. Tôi sẽ đứng về những con người lầm
than bị đày đọa, bị lăng nhục. Tôi sẽ vạch trần những vết thương xã hội,
những việc làm bạo ngược, lộng hành của xã hội thời bấy giờ. Tôi sẽ gánh
lấy mọi trách nhiệm, chống đối cũng như bào chữa, bảo vệ. Tơi sẽ chỉ có
tiến bước, chỉ có đi thẳng. Tơi sẽ chỉ biết có ánh sáng và chính tơi là ánh
sáng [4,11]. Xun suốt sự nghiệp sáng tác của mình, Ngun Hồng ln
trung thành với quan niệm này. Có thể nói từ đầu đến cuối, Ngun Hồng
ln là nhà văn của nhân dân lao động Việt Nam. Những sáng tác tiêu biểu

của Nguyên Hồng giai đoạn này gồm: Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1938); Bảy Hựu
(truyện ngắn, 1941); Những ngày thơ ấu (hồi ký, 1941);Cuộc sống (1942);
Hơi thở tàn (1943); Hai dòng sữa (1943); Miếng bánh (1945)… Những tác
phẩm này chủ yếu đi vào đề tài phản ánh cuộc sống cùng quẫn khơng lối
thốt của quần chúng nhân dân lao động nghèo cũng như những suy tư, trầm


25

mặc của giới trí thức trước tình cảnh đất nước đang bị ngoại bang giày xéo,
thấm nhuần chủ nghĩa nhân đạo cao cả.
Sau cách mạng tháng Tám, Nguyên Hồng đã có những chuyển biến
mới về tư tưởng và nhận thức. Điều này đã in dấu ấn khá đậm nét trong
những sáng tác của Nguyên Hồng như Hơi thở tàn, Vực thẳm, Miếng bánh,
Ngọn lửa, Địa ngục và lò lửa, Cửa biển… Nhìn chung những sáng tác giai
đoạn này vẫn là sự tiếp nối các đề tài đã có từ trước đó nhưng có gia cơng
thêm tính chất trí tuệ. Nhà văn không những chỉ dựng lên bức tranh về
những nỗi thống khổ của người dân mà nhà văn còn ý thức được nguồn gốc
gây nên nỗi khổ đó. Đặc biệt với tiểu thuyết Cửa biển – bộ tiểu thuyết có
dung lượng đồ sộ nhất trong lịch sử văn học Việt Nam, Nguyên Hồng đã ghi
tên mình vào lịch sử văn học nước nhà với tư cách là một tiểu thuyết gia lớn
của dân tộc.
Sau thành công của Cửa biển, Nguyên Hồng bắt tay vào viết Núi rừng
Yên Thế nhưng chưa kịp hồn thành thì nhà văn đã qua đời trong một cơn
đột quỵ.
Nhìn chung, sự nghiệp sáng tác của Nguyên Hồng khá đa dạng nhưng
thành công nổi bật nhất của ông là ở mảng văn xuôi. Những sáng tác của
Nguyên Hồng là những trang văn đẹp, lấp lánh ánh sáng của sự sống, của
tương lai. Điều đó lý giải vì sao mà tên tuổi của Nguyên Hồng có thể đi vào
cõi bất tử.

1.2.2. Vài nét về truyện ngắn của Nguyên Hồng trước cách mạng tháng
Tám
Nguyên Hồng là một trong số ít những nhà văn có sức sáng tạo nghệ
thuật khá bền bĩ. Ông viết nhiều với một khối lượng sáng tác khá đồ sộ từ
tiểu thuyết, hồi ký, truyện vừa, thơ…, nhưng chỉ riêng mảng truyện ngắn
thôi cũng đủ sức đưa Nguyên Hồng lên địa vị những nhà văn lớn của văn


×