Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Tín ngưỡng thờ cúng quan công của người việt gốc hoa ở hội an quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 83 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài:
TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG QUAN CÔNG CỦA NGƢỜI
VIỆT GỐC HOA Ở HỘI AN, QUẢNG NAM

Sinh viên thực hiện : T ầ T

Diệu Thu

Chuyên ngành

: Việt Nam học

Lớp

: 12CVNH

Ngƣời ƣớng dẫn

: Th.s Ngô Th Hƣờng

Đà Nẵng, tháng 05/2016


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1


1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. .....................................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................4
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu .............................................................5
6. Đóng góp của đề tài.................................................................................................6
7. Cấu trúc của đề tài ...................................................................................................6
PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................7
CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ NGƢỜI VIỆT GỐC HOA Ở HỘI AN,
QUẢNG NAM VÀ TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG QUAN CƠNG ........................7
1.1. Khái qt về gƣời Việt gốc Hoa ở Hội An, Quảng Nam ..............................7
1.1.1. Điều kiện hình thành cộng đồng người Việt gốc Hoa ở Hội An, Quảng Nam......7
1.1.1.1. Điều kiện kinh tế ............................................................................................7
1.1.1.2. Hồn cảnh chính trị xã hội ...........................................................................10
1.1.2. Đời sống dân cư ..............................................................................................11
1.1.2.1. Địa bàn cư trú ...............................................................................................11
1.1.2.2. Hoạt động kinh tế .........................................................................................12
1.1.2.3. Đời sống vật chất..........................................................................................17
1.1.2.4. Đời sống tinh thần ........................................................................................19
1.2. Khái qt về tí

gƣỡng thờ cúng Quan Cơng .............................................20

1.2.1. Khái niệm ........................................................................................................20
1.2.1.1. Khái niệm về tín ngưỡng ..............................................................................20
1.2.1.2. Khái niệm về tín ngưỡng thờ cúng Quan Cơng ...........................................21
1.2.2. Vài nét về tín ngưỡng thờ cúng Quan Cơng ở Việt Nam................................21
Tiểu kết c ƣơ g 1 ....................................................................................................22
CHƢƠNG 2. TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG QUAN CÔNG CỦA NGƢỜI VIỆT
GỐC HOA Ở HỘI AN, QUẢNG NAM ................................................................23

2.1. Điều kiệ

ì

t à



gƣỡng thờ cúng Quan Công của gƣời Việt gốc

Hoa ở Hội An, Quảng Nam ....................................................................................23
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................23

1


2.1.2. Điều kiện lịch sử .............................................................................................24
2.1.3. Điều kiện làm ăn, bn bán.............................................................................25
2.2. Biểu hiện của tí

gƣỡng thờ cúng Quan Cơng của gƣời Việt gốc Hoa ở

Hội An, Quảng Nam ................................................................................................25
2.2.1. Sơ lược về tiểu sử Quan Công ........................................................................25
2.2.2. Cơ sở thờ tự .....................................................................................................29
2.2.2.1. Phạm vi cộng đồng .......................................................................................29
2.2.2.2. Phạm vi gia đình...........................................................................................41
2.2.3. Thời gian thờ cúng ..........................................................................................41
2.2.4. Nghi thức thờ cúng ..........................................................................................41
2.2.4.1. Phạm vi cộng đồng .......................................................................................41

2.2.4.2. Phạm vi gia đình...........................................................................................46
Tiểu kết c ƣơ g 2 ....................................................................................................46
CHƢƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRỊ CỦA TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG
QUAN CƠNG CỦA NGƢỜI VIỆT GỐC HOA Ở HỘI AN, QUẢNG NAM ...48
3.1. Đặc điểm của tí

gƣỡng thờ cúng Quan Cơng của gƣời Việt gốc Hoa ở

Hội An, Quảng Nam ................................................................................................48
3.2. Vai trò của tí

gƣỡng thờ cúng Quan Cơng của gƣời Việt gốc Hoa ở Hội An,

Quảng Nam ...............................................................................................................49
3.3. Những biế đổi t o g tí

gƣỡng thờ cúng Quan Cơng của gƣời Việt gốc

Hoa ở Hội An, Quảng Nam ....................................................................................50
3.4. Qua điểm của gƣời Việt gốc Hoa ở Hội An, Quảng Nam về việc duy trì


gƣỡng thờ cúng Quan Cơng ...........................................................................52

3.5. Sự khác nhau giữa tí

gƣỡng thờ cúng Quan Cơng của cộ g đồ g gƣời

Việt gốc Hoa ở Hội An, Quảng Nam so với một số khu vực khác ......................54
3.6. Bảo tồn những giá tr tốt đẹp của tí


gƣỡng thờ cúng Quan Công của

gƣời Việt gốc Hoa ở Hội An, Quảng Nam ..........................................................56
Tiểu kết c ƣơ g 3 ....................................................................................................60
KẾT LUẬN ..............................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................63
PHỤ LỤC


DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1: Sơ đồ Miếu Quan Thánh (Quan Công).......................................................37
Sơ đồ 2: Sơ đồ Hội quán Quảng Triệu ......................................................................40


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọ đề tài
Việt Nam có một nền văn hóa vơ cùng phong phú và đa dạng được tạo nên từ
các dân tộc anh em sinh sống trên lãnh thổ. Văn hóa Việt Nam là sự kết tinh và hội
tụ tinh hoa dân tộc qua hàng ngàn năm lịch sử. Chính vì vậy, bất cứ nơi đâu trên
mảnh đất hình chữ S thân thương cũng hằn lên vết dấu thời gian với nhiều nét văn
hóa lịch sử.
Hội An là một trong những đô thị cổ xưa của Việt Nam, có bề dày lịch sử lâu
đời. Nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam,
khu phố cổ Hội An vẫn bảo tồn gần như nguyên trạng một quần thể di tích kiến trúc
cổ gồm nhiều cơng trình nhà ở, Hội quán, đình chùa, miếu, cầu, nhà thờ tộc, bến
cảng, chợ…Cảnh quan phố phường Hội An bao quát một màu rêu phong cổ kính
như một bức tranh sống động. Từ lâu, mảnh đất đã được biết đến là nơi “hội nhân,
hội thủy, hội tụ văn hóa vơ cùng đa dạng” với nhiều lớp cư dân kế tiếp nhau sinh

sống từ nhiều nền văn hóa Việt, Chăm, Hoa, Nhật Bản, phương Tây… Với những
giá trị văn hóa đó, Hội An đã được UNESSCO cộng nhận là di sản văn hóa thế giới
vào tháng 12 năm 1999. Ngày nay, trong hệ văn hóa giá trị của phố cổ phải kể đến
hệ thống những phong tục tập qn, tín ngưỡng trong đó có tín ngưỡng thờ cúng mà
cụ thể là tín ngưỡng thờ cúng Quan Cơng của người Việt nói chung và người Việt gốc
Hoa nói riêng vẫn cịn lưu giữ những đặc điểm văn hóa riêng của miền đất di sản.
Đến Hội An từ đầu thế kỉ XVII, cộng đồng người Việt gốc Hoa đã mang theo
những giá trị văn hóa đặc trưng nhất của dân tộc mình. Với truyền thống văn hóa
sẵn có cùng với sự tiếp thu một số sinh hoạt văn hóa, tơn giáo, tín ngưỡng của cư
dân địa phương, cộng đồng người Việt gốc Hoa đã từng bước xây dựng cho mình
một giá trị văn hóa riêng trên cả lĩnh vực vật chất cũng như tinh thần. Trong đó,
những tín ngưỡng tâm linh đặc biệt là tín ngưỡng thờ cúng Quan Cơng là một trong
những nét văn hóa tinh thần tiêu biểu và phổ biến của cộng đồng cư dân người Việt
gốc Hoa ở Hội An.
Tín ngưỡng thờ cúng Quan Cơng là sự tơn thờ, kính trọng của con người đối
với sự trung nghĩa, đức độ của Ông. Từ đó, việc thờ cúng tín ngưỡng này là biểu

1


hiện cho tấm lịng ln hướng về q hương cố cựu, không để bị mất đi truyền
thống, mai một văn hố của mình ở nơi đất khách. Đồng thời, từ việc thờ cúng này
nhằm tôn thờ vị tài thần để bảo vệ và mang lại may mắn, tiền tài họ.
Là một loại hình tín ngưỡng đã và đang có ảnh hưởng không nhỏ trong tâm
thức của con người, trong công cuộc xây dựng và phát huy những nét văn hóa
truyền thống, hoạt động tín ngưỡng thờ cúng Quan Cơng khá phổ biến và trở thành
một bản sắc, đặc trưng văn hóa của cư dân người Việt gốc Hoa ở Hội An.
Trước sự chuyển biến trong quá trình phát triển và đơ thị hóa của xã hội hiện
nay, thì những giá trị truyền thống trong đó có tín ngưỡng, đang có xu hướng bị
biến đổi, mai một dần. Vì vậy việc tìm hiểu, nghiên cứu những biến đổi ấy càng trở

nên cần thiết hơn bao giờ hết. Xuất phát từ những ý nghĩa đó, tơi chọn đề tài “Tín
ngưỡng thờ cúng Quan Công của người Việt gốc Hoa ở Hội An, Quảng Nam”
làm khóa luận tốt nghiệp của mình, với mong muốn tìm hiểu một cách tồn diện
nhất về loại hình tín ngưỡng độc đáo này.
2. L ch sử nghiên cứu vấ đề.
Tín ngưỡng thờ cúng Quan Cơng là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành,
nhiều lĩnh vực với nội dung nghiên cứu đa dạng. Liên quan đến đề tài này đã có rất
nhiều sách, bài viết, bài tiểu luận và cơng trình nghiên cứu của nhiều tác giả.
2.1. Các sách và cơng trình nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng Quan Công của
người Việt gốc Hoa trên đất nước Việt Nam.
- Trong cuốn “Sổ tay hành hương đất phương Nam” của nhiều tác giả, NXB
thành phố Hồ Chí năm 2003 đã trình bày khá rõ nét về nguồn gốc, tên gọi khác
nhau của Quan Công.
- Trong cuốn “Định cư của người Hoa trên đất Nam Bộ từ thế kỷ XVII đến
1945” của Nguyễn Cẩm Thúy, NXB Khoa học Xã hội Hà Nội năm 2000 có nói về
nơi thờ cúng vị Quan cơng
- Trong cuốn “Tín ngưỡng Việt Nam” Quyển thượng của Toan Ánh, NXB
thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 1992, đã trình bày những vị thần được cúng
cũng như nghi thức thờ cúng trong gia đình làng xã người Việt, xong chưa nêu được
những nét khác biệt, đặc trưng văn hóa khác nhau của từng vùng miền.
- Trong Luận án tiến sĩ “Tín ngưỡng dân gian của người Hoa ở Nam Bộ”,

2


Viện khoa học xã hội vùng Nam Bộ xuất bản năm 2005, Võ Thanh Bằng đã trình
bày khá rõ nét về nguồn gốc các vị thần được thờ cúng và nghi thức thờ cúng các vị
thần của người Hoa trong đó có nhắc đến Quan Cơng.
2.2. Các sách và cơng trình nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng Quan Cơng của
người Việt gốc Hoa tại Hội An, Quảng Nam

- Trong tham luận “Tiếp xúc văn hóa ở Hội An – nhìn từ góc độ kiến trúc”
của Trịnh Cao Tưởng – Viện Khảo cổ học, đã có những đánh giá về sự giao thoa
văn hóa Việt – Hoa – Nhật ở góc độ kiến trúc, trong tham luận ơng xốy sâu vào
dấu ấn Việt – Hoa của những cơng trình nhà cổ tại đơ thị Hội An trong đó có nói
về miếu Quan Công.
- T r o n g s ách “Phố cổ Hội An và việc giao lưu văn hóa ở Việt Nam” của
Nguyễn Quốc Hùng có những nghiên cứu chung về sự giao lưu văn hóa tại Hội
An, cụ thể là những biểu hiện trong giao lưu văn hóa Việt – Hoa – Nhật. Miếu
Quan Công cũng được Nguyễn Mạnh Hùng đưa vào bài viết như một minh
chứng cho sự giao lưu văn hóa này.
- Trong cuốn “Lịch sử Chùa Ơng” do nhà sử học Hán Nơm, cụ Nguyễn Bội
Liên viết năm 1999 chủ yếu là mô tả về nội, ngoại thất và các hoạt động tín
ngưỡng tại miếu Quan Công. Tại trung tâm quản lý và bảo tồn di tích Hội An tại
Hội An cũng có tài liệu do trung tâm nghiên cứu, lưu giữ tại phòng tư liệu song
tài liệu này chỉ ở cấp độ khảo tả ban đầu, phục vụ việc tìm hiểu thơng tin cho
cơng tác quản lý.
- Trong sách “Miếu Quan Thánh (Chùa Ông) Hội An” của Phạm Thúc Hồng,
NXB Lao Động năm 2008, đã trình bày khái qt về lịch sử Quan Cơng và tín
ngưỡng thờ cúng Quan Cơng tại Hội An đồng thời cũng miêu tả về kiến trúc của
miếu Quan Thánh (Chùa Ông) tại Hội An.
- Trong các sách viết về Hội An như “Hội An – Di sản thế giới” của Nguyễn
Phước Tương, “Di sản phi vật thể Hội An” do Bùi Quang Thắng chủ biên, “Di
sản văn hóa văn nghệ dân gian Hội An” của Trần Văn An, “Lễ lệ, lễ hội Hội
An” do Trung tâm quản lý và bảo tồn di tích Hội An nghiên cứu, “Cư dân Faifo
trong lịch sử” của Nguyễn Chí Trung,…Miếu Quan Cơng được các nhà nghiên
cứu khảo sát khá kĩ về kiến trúc, lễ hội, tín ngưỡng thờ thần,…Các nghiên cứu

3



này giúp người viết thấy được vị trí của Miếu Quan Công trong hệ thống di sản
tại phố cổ Hội An. Đồng thời qua các tài liệu này cũng đã cho thấy được vài nét về
tín ngưỡng thờ cúng Quan Công của người Việt gốc Hoa. Tuy nhiên những tài liệu
này cịn mang tính chất chung, chưa được cụ thể, rõ ràng và thuyết phục, chưa mang
tính chất khoa học, hệ thống.
Những tài liệu trên tuy chưa đề cập cụ thể và trực tiếp, đến tín ngưỡng thờ
cúng Quan Cơng của người Việt gốc Hoa ở Hội An nhưng đó là những tư liệu quý,
định hướng cho chúng tôi thực hiện đề tài này.
3. Mục đíc và

iệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Với việc nghiên cứu đề tài “Tín ngưỡng thờ cúng Quan Công của người Việt
gốc Hoa ở Hội An, Quảng Nam”, tôi nhằm xây dựng một bức tranh tổng qt nhất về
tín ngưỡng thờ cúng Quan Cơng của người Việt gốc Hoa đồng thời cũng thấy được
thực trạng về công tác bảo tồn và khai thác các giá trị của tín ngưỡng thờ cúng này
trong những năm gần đây, từ đó đề xuất những giải pháp bảo tồn hợp lý và hiệu quả.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất: Nghiên cứu khái quát về người Việt gốc Hoa ở Hội An, Quảng Nam
và tín ngưỡng thờ cúng Quan Cơng.
Thứ hai: Nghiên cứu cụ thể về tín ngưỡng thờ cúng Quan Công của người Việt
gốc hoa ở Hội An, Quảng Nam.
Thứ ba: Nghiên cứu về đặc điểm và vai trị của tín ngưỡng thờ cúng Quan
Cơng trong đời sống của người Việt gốc Hoa ở Hội An, Quảng Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng chính mà đề tài hướng đến đó là “Tín ngưỡng thờ cúng Quan Cơng
của người Việt gốc Hoa ở Hội An, Quảng Nam”.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Thời gian: Từ 6/2015 đến 4/2016
- Phạm vi không gian: Đề tài tập trung đi sâu vào nghiên cứu tín ngưỡng thờ
cúng Quan Cơng trên phạm vi các hộ gia đình, các Hội quán người Việt gốc Hoa ở
Hội An, Quảng Nam.

4


5. Nguồ tƣ liệu và p ƣơ g p áp g iê cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tôi khai thác từ các nguồn tư liệu khác
nhau:
- Tư liệu thành văn: Đây là nguồn tư liệu quan trọng, cung cấp kiến thức hệ
thống cơ bản làm cơ sở nền tảng lý thuyết cho đề tài.
+ Các bài viết trên sách báo, tạp chí.
+ Sách chuyên ngành.
+ Ngồi ra cịn các khóa luận tốt nghiệp, các cơng trình nghiên cứu khoa học
của các khóa trước.
+ Cuối cùng là các bài viết trên các website.
- Tài liệu thực địa: Là nguồn tài liệu sẽ được thu thập trong quá trình đi thực tế
khảo sát tại địa phương, thông qua phỏng vấn, điều tra bảng hỏi từ người dân,
chuyên gia, ban quản lý.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong bài viết này tôi sử dụng một số phương pháp sau đây:
- Phương pháp luận: Đây là vấn đề quan trọng liên quan đến đời sống văn hóa
tâm linh, đặc biệt là vấn đề phong tục tập quán, tín ngưỡng. Do vậy, trong nghiên
cứu đề tài này, tôi luôn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin như
phương pháp lôgic, phương pháp lịch sử cụ thể... quan điểm của Đảng về nghiên
cứu, xem xét sự vật, hiện tượng.
- Phương pháp chuyên ngành:

+ Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tư liệu:
Thứ nhất: Tìm kiếm, sưu tập, tập hợp tư liệu cần thiết, phù hợp với nội dung
nghiên cứu của đề tài. Tôi đã sử dụng các nguồn tư liệu sách báo, internet, tạp chí
khác nhau… Ngồi ra, tơi cịn tìm kiếm tư liệu thơng qua bạn bè, thầy cô, giáo viên
hướng dẫn.
Thứ hai: Sau khi thu thập đầy đủ tư liệu, tơi tiến hành phân tích, thống kê các
nguồn tư liệu để rút ra những kết luận cần thiết đến nội dung của đề tài nghiên cứu.
+ Phương pháp thực địa: Đi thực tế tại nơi sinh sống làm việc và các Hội quán
của cư dân người Việt gốc Hoa ở Hội An, Quảng Nam.

5


+ Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Trực tiếp phỏng vấn cư dân người Việt
gốc Hoa sinh sống trong cộng đồng dân cư Hội An, cũng như người sinh sống làm
việc trong các Hội qn, phịng văn hóa du lịch, phòng kinh tế xã hội tại Hội An,
Quảng Nam.
+ Phương pháp so sánh đối chiếu: Để rút ra được nhưng đặc điểm nổi bật của
tín ngưỡng thờ cúng Quan Cơng ở Hội An, Quảng Nam, tôi đã so sánh đối chiếu để
cho thấy sự khác nhau về các vị thần, truyền thuyết cũng như cơ sở thờ cúng tự và
vấn đề liên quan đến các vùng miền.
6. Đó g góp của đề tài
- Cung cấp một cái nhìn tồn diện, đầy đủ sâu sắc hơn về tín ngưỡng thờ cúng
Quan Công của người Việt gốc Hoa tại Hội An, Quảng Nam.
- Góp phần nâng cao nhận thức của mọi người trong việc bảo tồn và phát huy
các tín ngưỡng thờ cúng tốt đẹp về các Quan Công của con người.
- Mặt khác giúp sinh viên, các nhà nghiên cứu có thêm tư liệu phục vụ trong
quá trình nghiên cứu, giảng dạy và học tập về văn hóa địa phương.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, đề tài được chia làm

3 chương:
Chương 1. Khái quát về người Việt gốc Hoa ở Hội An, Quảng Nam và tín
ngưỡng thờ cúng Quan Cơng.
Chương 2. Tín ngưỡng thờ cúng Quan Cơng của người Việt gốc Hoa ở Hội
An, Quảng Nam.
Chương 3. Đặc điểm và vai trị của tín ngưỡng thờ cúng Quan Cơng trong đời
sống của người Việt gốc Hoa ở Hội An, Quảng Nam.

6


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ NGƢỜI VIỆT GỐC HOA Ở HỘI AN,
QUẢNG NAM VÀ TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG QUAN CÔNG

1.1. Khái quát về gƣời Việt gốc Hoa ở Hội An, Quảng Nam

1.1.1. Điều kiện hình thành cộng đồng người Việt gốc Hoa ở Hội An, Quảng Nam
Hội An là nơi tụ cư, hợp cư của con người từ nhiều lớp, nhiều nguồn, nhiều
dân tộc, là cái nôi truyền bá Thiên chúa giáo và Phật giáo ở Đàng Trong – Việt
Nam, là một trong hai cái nôi (cùng Kinh Kỳ - Hà Nội) ra đời chữ Quốc ngữ vào thế
kỷ XVII, là điểm gặp gỡ, giao thoa của các nền văn minh Chăm – Việt – Hoa –
Nhật - Ấn và các nước phương Tây. Cùng với đó, từ yếu tố địa lý và khí hậu thuận
lợi mà nơi đây từ rất sớm đã là một thương cảng quốc tế sầm uất, nơi gặp gỡ của
nhiều thuyền buôn Nhật, Trung Quốc, phương Tây trong suốt thế kỷ XVII - XVIII.
Vì vậy mà ngồi cư dân bản địa là người Việt đã định cư lâu dài tại Hội An thì cộng
đồng cư dân người Việt gốc Hoa cũng đã tới đây từ rất sớm, cùng định cư sinh sống
với cư dân bản địa cho tới ngày nay.
Người Hoa ở Hội An là một bộ phận cư dân quan trọng đứng thứ hai (sau
người Việt) đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ cho thương cảng quốc tế Hội An phát

triển và đóng vai trị rất lớn đối với q trình hình thành sắc thái văn hóa của khối
cộng đồng cư dân Hội An trong lịch sử.
1.1.1.1. Điều kiện kinh tế
Quá trình di cư của người Hoa đến Hội An là một quá trình diễn ra liên tục
trong suốt nhiều thế kỷ. Đặc biệt là sau những phát kiến địa lý vào cuối thế kỷ XV,
các nước Châu Âu hướng ra nước ngồi để tìm kiếm thị trường. Lúc này, Nhật Bản
đã thống nhất đất nước và cho phép thương nhân Nhật vượt biển đi giao thương với
các quốc gia trên thế giới, phần lớn họ đã tìm đến các cảng thị ở khu vực Đông Nam
Á như Campuchia, Siam (Thái Lan), Philippines, Đại Việt (Việt Nam),...
Còn ở Trung Quốc, lệnh “bế quan tỏa cảng” từ đầu triều đại nhà Minh, cũng
được hủy bỏ (1567), tạo điều kiện cho thương nhân Trung Hoa ra nước ngồi bn
bán, đã làm cho hoạt động thương mại trên biển ở khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương trở nên sơi động.
7


Lúc này ở Việt Nam, các chúa Nguyễn cũng ban hành nhiều chính sách
khuyến khích thương nhân ngoại quốc đến Đàng Trong buôn bán, nhằm phát triển
kinh tế và củng cố quyền lực chính trị của mình. Vì vậy, đã tạo điều kiện cho Hội
An sớm trở thành một trong những thương cảng quốc tế sầm uất.
Hơn nữa, Hội An còn là mảnh đất “Nhân hòa - địa lợi” nhất xứ Quảng – Đàng
Trong lúc bấy giờ để phát triển kinh tế thương nghiệp – ngoại thương. Chứng kiến
các cảng khẩu ở Đàng Trong trong những năm 1618 – 1621, Bori đã viết: “Một
chuyện xứng đáng được làm ngạc nhiên là một bờ biển chỉ dài hơn một dặm người
ta đếm được hơn 60 nơi có thể đậu thuyền” [13; 46]. Sử biên niên năm 1572 cũng
ghi nhận: “Chúa ở Trấn hơn 10 năm, chính sự rộng rãi, quân lệnh nghiêm trang,
nhân dân đều an cư lập nghiệp, chợ không hai giá, khơng có trộm cướp thuyền
bn các nước đến nhiều, Trấn trở nên một nơi đô hội…” [17; 335]
Trong các Đô thị - thương cảng ở Đàng Trong, phải kể đến Đô thị - thương
cảng Hội An, thuộc xứ Quảng, bởi Hội An có vịt trí hết sức thuận lợi: nằm ở cửa

sông ven biển, với Đại Chiêm Hải Khẩu ( Cửa Đại), ngồi với khơi có Chiêm Bất
Lao ( Cù Lao Chàm) trấn giữ, đồng thời là điểm tiền tiêu, nơi dừng chân của các
thương thuyền trên con đường hằng hải quốc tế, lại nằm trên một vùng hạ lưu rộng
lớn – Ngồi ra, đây cịn là nơi hội tụ của 3 nguồn sông Thu Bồn – Vu Gia - Chiêm
Đàn cuả xứ Quảng và thông với cửa Hàn - Đà Nẵng bởi con sông Đế Võng – Lộ
Cảnh Giang.
Thời bấy giờ, việc giao thương trên biển bằng thuyền buồm nên phải phụ
thuộc vào chế độ gió mùa. Hàng năm, thuyền buôn từ Trung Quốc đến Hội An
thường khởi hành vào mùa xuân, đến mùa hè họ giong buồm lên đường trở về nước.
Trong mỗi mùa mậu dịch, họ phải lưu trú lại Hội An từ ba đến bốn tháng, trong
khoảng thời gian này họ tiến hành thu gom hàng để chở về nước. Tuy nhiên, do
điều kiện thiên nhiên, tốc độ sản xuất, cũng như khai thác, nên họ thường không
mua đủ lượng hàng như dự định, nên phải cử người ở lại đi vào những vùng sâu
trong nội địa thu mua hàng chuẩn bị cho mùa mậu dịch năm sau.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho họ, Chúa Nguyễn đã cho phép họ được chọn
đất, cất nhà, xây dựng đình, chùa, hội quán… Theo ghi chép của Borri năm 1618:
“Vì tiện cho việc hội chợ làm nhà cửa theo tỉ lệ với số người của họ để dựng lên một

8


đơ thị. Đơ thị này gọi là Faifo và nó khá lớn. Chúng tơi có thể nói có hai thành phố,
một của Trung Quốc và một của người Nhật Bản. Họ sống riêng biệt, đặt quan cai
trị riêng và theo phong tục tập quán của mỗi nước” [13; 92]. Năm 1635, Chính phủ
Nhật ra lệnh bế quan tỏa cảng, từ đó người Nhật ở Hội An rơi vào tình trạng cơ lập,
khơng đủ sức đối phó với thương nhân Trung Hoa đang phát triển mạnh mẽ, dần
dần người Hoa tràn sang khu phố của người Nhật và trở thành cư dân chính cư trú
và điều tiết mọi hoạt động thương mãi ở Hội An.
Đến giữa thế kỷ XVII, thương cảng Hội An bổ sung thêm một lượng lớn
người Hoa từ các tỉnh duyên hải miền Nam Trung Hoa di cư đến. Vì lúc này ở

Trung Quốc loạn lạc khởi nghĩa xảy ra khắp nơi, các bộ tộc người Mãn ở phương
Bắc đã liên kết lại với nhau lật đổ nhà Minh, lập nên nhà Thanh và bắt buộc nhân
dân trong tồn quốc phải cạo tóc, thắt bím, ăn mặc như người Mãn. Trước tình hình
đó, các quan lại, thần dân nhà Minh đã rời bỏ đất nước để tránh sự đàn áp của nhà
Thanh, đồng thời cũng để giữ lòng trung tín với triều đình cũ, rất nhiều người đã
tìm đến Hội An. Được phép của chúa Nguyễn, họ định cư và hòa nhập vào đời sống
của những người Hoa đến trước, hình thành nên những tổ chức làng xã của cộng
đồng người Hoa ở Hội An.
Ngày 18 tháng 8 năm 1695, Thomas Bowyear đến Hội An, ông thấy Hội An là
một thành phố mà toàn người Hoa ở. Cùng năm, thiền sư Trung Hoa là Thích Đại
Sán cũng đến Hội An, ông thấy: "Thẳng bờ sông, một con đường dài 3, 4 dặm gọi
là Đại Đường cái, hai bên đường hàng phố ở liền nhau khít rịt, chủ phố thảy đều
người Phúc Kiến, vẫn ăn mặc theo lối tiền triều (nhà Minh)” [41; 154]. Cho đến thế
kỷ XIX, tình hình di dân của người Hoa đến Hội An vẫn diễn ra. Đến năm 1949, khi
nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập, người nhập cư Trung Hoa đến Hội
An gần như bị đình chỉ.
Cộng đồng người Hoa ở Hội An lúc bấy giờ thuộc nhiều thành phần xã hội
khác nhau, phần lớn họ là những đình thần quan lại, tướng lĩnh, chính khách, địa
chủ, thương gia, sĩ phu, thầy thuốc, thầy địa lý, thầy đồ, thương buôn, thợ thủ
công,… Họ thường tập trung ở phố, mở các cửa hàng để kinh doanh buôn bán.

9


Như vậy, xuất phát từ hoạt động kinh tế thương nghiệp thông qua hoạt động
buôn bán và trao đổi trên biển mà người Việt gốc Hoa sớm đã hòa nhập vào cư dân
bản địa tại Hội An để sinh sống và phát triển kinh tế.
1.1.1.2. Hồn cảnh chính trị xã hội
Xuất phát từ biến động chính trị ở Trung Quốc vào thời đại nhà Minh vào thế
kỷ XVII đã dẫn tới một làn sóng di cư lớn của người Việt gốc Hoa ở Hội An.

Cũng vào đầu thế kỷ XVII, triều đình nhà Minh (Trung Quốc) đã đến giai
đoạn suy tàn, nạn quan lại đua nhau nhũng nhiễu khắp nơi. Vì vậy, phong trao nơng
dân khởi nghĩa liên tiếp xảy ra. Trước tình cảnh này, thương nhân, thợ thủ cơng và
cả nơng dân Trung Quốc ồ ạt đi tìm con đường “tha phương cầu thực”chủ yếu ở
phương Nam, trong đó có Hội An – nơi đây vốn đã có người Hoa cư trú. Tiếp theo
là sự thất bại của triều đình nhà Minh trước sự xâm chiếm của người Mãn Thanh.
Lúc này ở Trung Quốc loạn lạc khởi nghĩa xảy ra khắp nơi, các bộ tộc người Mãn ở
phương Bắc đã liên kết lại với nhau lật đổ nhà Minh, lập nên nhà Thanh và bắt buộc
nhân dân trong toàn quốc phải cạo tóc, thắt bím, ăn mặc như người Mãn. Trước tình
hình đó, các quan lại, thần dân nhà Minh đã rời bỏ đất nước để tránh sự đàn áp của
nhà Thanh, đồng thời cũng để giữ lòng trung tín với triều đình cũ, rất nhiều người
đã tìm đến Hội An làm điểm dừng chân tránh nạn này.
Đây là làn sóng di cư lớn thứ hai của cư dân Trung Hoa đến Hội An xuất phát
từ hoàn cảnh knh tế và biến động chính trị. Với sự tiếp tục gia nhập mạnh mẽ của
nhóm “di cư” mới và xuất phát từ nguyện vọng của một bộ phận di dân người Hoa
cơ bản là các “di thần”, “cựu thần” nhà Minh và những người khác do nhiều hoàn
cảnh đã quyết định lưu trú vĩnh viễn ở Hội An, mặt khác được phép của chúa
Nguyễn cho tập hợp, lập làng, cư trú ổn định như làng xã – thần dân của chúa
Nguyễn Đàng Trong. Các yếu tố này đã thúc đẩy nhanh sự hình thành nên những tổ
chức làng xã của cộng đồng người Hoa ở Hội An với các bang đó là: Phước Kiến,
Hải Nam, Triều Châu, Quảng Đơng, Gia Ứng,…
Khi đến Hội An, người Việt gốc hoa đã nhanh chóng hịa nhập vào guồng máy
thương trường đang diễn ra hết sức sơi động nơi đây. Điều đáng nói là khi người
Việt gốc Hoa di cư và định cư ở Hội An, đa số họ đều tự nguyện nhập quốc tịch
Việt Nam và thành lập nên tổ chức “Minh Hương xã”. Còn một bộ phận nhỏ do

10


nhiều nguyên nhân khác nhau nên họ đã không nhập quốc tịch Việt Nam, vẫn giữ

quốc tịch Trung Hoa và thành lập nên “Dương Thương Hội quán”. Tuy nhiên, hiện
nay thì tất cả người Hoa đều đã nhập quốc tịch Việt Nam.
Sau những làn sóng di cư chính ở trên, cịn có các đợt di cư khác của người
Trung Hoa đến Hội An trong các thế kỷ tiếp theo như: năm 1715 đợt di cư ào ạt của
người Minh dưới sự chỉ huy của Mạc Cửu, năm 1840 sau thất bại bởi chiến tranh
nha phiên của nhà Thanh, năm 1851 sau phong trào Thái Bình Thiên Quốc thất bại,
hay năm 1911 sau cuốc Cách nạng Tân Hợi ở Trung Quốc diễn ra,…[5; 22-23].
Nhìn chung, cho đến thế kỷ XIX, tình hình di dân của người Hoa đến Hội An vẫn
diễn ra. Đến năm 1949, khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập, người
nhập cư Trung Hoa đến Hội An gần như bị đình chỉ.
Có thể nói, sự du nhập và định cư của người Việt gốc Hoa ở Hội An đã góp
phần thúc đẩy mạnh mẽ cho thương cảng quốc tế Hội An ngày một sầm uất hơn.
Đặc biệt, sự định cư ấy cịn đóng một vai trị quan trọng tạo nên bức tranh văn hóa
đa màu cho nơi đây.
1.1.2. Đời sống dân cư
1.1.2.1. Địa bàn cư trú
Khi người Việt gốc Hoa nói chung và những nhóm cư dân Minh Hương nói
riêng, đầu tiên đến Hội An nhập cư thì mảnh đất này đã được cư dân người Việt
khai phá trước đó. Họ vốn là cư dân nơng nghiệp, đánh bắt thủy hải sản từ phía Bắc,
Bắc Trung Bộ Việt Nam vào đã chiếm lĩnh hầu hết vùng đồng bằng, những vùng
dất bồi có địa thế rộng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp hoặc những giải cát dọc
bờ biển tựa vào bãi bồi ven sông để cư trú, đánh bắt thủy hải sản, trồng hoa màu và
nhìn chung hệ thống tổ chức làng xã đã bước đầu vào thời kỳ ổn định, phát triển,
“an cư lạc nghiệp”. Chính vì thế, cộng đồng người Việt gốc Hoa, vốn là dân di tản,
ngụ cư, đến sau, chỉ còn cách bám theo những dải, mỏm đất bồi nhỏ hẹp, sát mép
bờ những con sông hoặc ngay trên điểm giao lưu, hợp lưu của các nguồn sông gần
bờ biển để cư trú. Đây là những điểm cư trú nhỏ hẹp, không ổn định, ngoại trừ vùng
hạ lưu, nằm bên bờ Bắc sông Thu Bồn – tức khu phố cổ Hội An hiện nay. Hơn nữa,
do tính chất hành nghề bn bán mai biện, đại lý, bao mua và hoạt động thủ công


11


nghiệp mà địa bàn này lại là nhừng điểm cư trú Hội An trở thành điểm cư trú thích
hợp với cộng đồng người Việt gốc Hoa.
Từ những lý do trên có thể nói, địa bàn cư trú của cư dân người Việt gốc Hoa
về cơ bản được phân bố rải rác dọc hai bên bờ sông, gần cửa biển. Đặc biệt, Hội An
còn là một điểm cư trú thuận lợi, bền vững, ổn định và đóng vai trị trung tâm quan
trọng nhất trong hoạt động buôn bán của người Việt gốc Hoa tại xứ Quảng. Việc
thơng qua chính sách cho phép “hòa nhập” của chúa Nguyễn đã là một bước đà dẫn
đến việc cư dân người Việt gốc Hoa nhanh chóng ổn định với cư dân bản địa, cùng
với quan hệ hôn nhân với những người phụ nữ Việt, họ đã trở thành một bộ phận cư dân
không thể tách rời của cộng đồng cư dân Hội An. Trong suốt thế kỷ XVIII, địa điểm tập
trung cư trú của người Việt gốc Hoa, ngồi phố Hội An cịn có các thị tứ lớn như: Phú
Chiêm, Kim Bồng, Trà Nhiêu, Bàn Thạch, Quá Gián, Tiên Đỏa,…[5; 35].
Ngày nay, người Việt gốc Hoa ở Hội An cư trú chủ yếu ở 5 phường: Minh An,
Cẩm Phổ, Sơn Phong, Cẩm Châu và Tân An.
Có thể nhận thấy rằng: Địa bàn cư trú của người Việt gốc Hoa có đặc điểm là
khơng liên cư, liên điạ như các làng xã người Việt mà phân tán thành từng nhóm ở
nhiều địa phương, nhiều phủ huyện hoặc đan xen, thậm chí là một căn hộ trong làng
xã của người Việt. Địa điểm chọn cư trú của họ qua các thời kỳ là các thị tứ, bến
chợ ở đồng bằng, trung du và miền núi, những nơi có vị trí thuận lợi về giao thơng
đường thủy, đường bộ, nơi hợp lưu các con sông, các dải đất bồi ven sơng… Đây là
những vị trí thuận lợi cho việc gom góp, vận chuyển hàng hóa, phát triển kinh
doanh và các ngành nghề thủ công y dược…
1.1.2.2. Hoạt động kinh tế
Như chúng ta đã biết, Người Việt gốc hoa đến Việt Nam nói chung, đến xứ
Quảng – Hội An nói riêng nhằm hai mục đích chủ yếu là tị nạn chính trị và kinh
doanh bn bán. Hầu hết họ đều ra đi từ Phước Kiến, Quảng Đông – từ những tỉnh
miền dun hải Đơng Nam Trung Quốc vốn có truyền thống mậu dịch hang hải từ

rất lâu đời. Vì vậy họ rất giỏi trong việc buôn bán, trao đổi hàng hóa với bên ngồi.
Khi xã Minh Hương được thành lập vào khoảng thế kỷ XVII ở Hội An, đã có
nhiều thương nhân là khách trú Hoa kiều, Nhật Bản, Bồ, Hà,... bên cạnh các thương
nhân bản địa người Việt.

12


Chính vì thế mà cư dân ngườiViệt gốc Hoa đã xây dựng cho mình một cơ cấu
kinh tế hết sức đa dạng, gồm: thương nghiệp – dịch vụ và thủ cơng nghiệp. Trong
đó nổi bật hơn cả là hoạt động thương nghiệp, nhất là ngoại thương.
Về thương nghiệp – ngoại thương: Do chính sách ưu đãi của chính quyền
phong kiến Đàng Trong cùng với sự cho phép của chúa Nguyễn thành lập làng xã,
nhận làm thần dân của nước Đại Việt, coi như “đồng bào quý hóa”, cộng đồng
người Việt gốc Hoa ở Hội An đã nhanh chóng hình thành bộ máy tổ chức. Mặt
khác, dựa vào tính tương thân của đồng hương Hoa Kiều họ đã từng bước hòa nhập
vào thương trường quốc tế đang diễn ra hết sức sôi động tại cảng thị Hội An.
Từ cuối thế kỷ XVI, Hội An đã là một trong những thương cảng có vị trí địa lý
thuận lợi, nằm trên các con đường giao thương quốc tế trên biển nổi danh lúc bấy
giờ như “con đường tơ lụa”, “con đường hương liệu”, “con đường gốm sứ”...
Thương thuyền từ Trung Hoa, Nhật Bản, Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào
Nha, Siam, Campuchia,... đổ xơ đến bn bán. Hàng hóa từ khắp các miền Nam,
Bắc, từ cao nguyên đến biển khơi, và từ nhiều vùng lãnh thổ, quốc gia khác đều đổ
về (hoặc trung chuyển qua) Hội An, biến nơi đây thành một “vựa hàng” khổng lồ
của Đàng Trong và cả khu vực Đơng Nam Á. Vì vậy, các thương nhân Trung Hoa
sinh sống ở Hội An hoặc ở chính quốc đều muốn khai thác nguồn lợi này. Cho nên,
những hoạt động kinh tế của họ đã có những đóng góp vơ cùng quan trọng trong
việc hình thành và phát triển của cảng thị Hội An.
Khoảng nửa đầu thế kỷ XVII, do chính sách “bế quan tỏa cảng” của chính phủ
Nhật Bản nên người Nhật ở Hội An suy giảm dần, lúc này thương nhân Trung Hoa

tận dụng sự sa sút của người Nhật nên tràn sang khu vực cư trú của người Nhật
trước đây và dần dần làm chủ thị trường thương mại ở thương cảng Hội An. Thuyền
buôn của họ khơng chỉ “tung hồnh ngang dọc” trên khắp các vùng biển của Đại
Việt mà còn vươn đến nhiều cảng thị ở khu vực Đông Nam Á. Ngày 18/8/1695,
thương nhân người Anh là Thomas Bowyear đến Hội An, ông thấy: “Các thuyền
mua (đem đến Đàng Trong) từ Quảng-Đông: tiền đúc được lãi rất nhiều, cũng như
hàng tơ lụa hoa các kiểu, lĩnh lụa, đồ gốm Trung Quốc, chè, kẽm, thủy ngân, nhân
sâm, long não và các vị thuốc khác; từ Xiêm: lá trầu không, gỗ đỏ (dùng để
nhuộm), sơn, xà cừ, ngà voi, thiếc, chì, gạo; từ Campuchia: thư hồng (dùng làm

13


thuốc vẽ), cánh kiến trắng, sa nhân, sáp, sơn, xà cừ, gỗ đỏ, nhựa thông, da trâu, da
và gân hươu, ngà voi, sừng tê v.v…; từ Ba-ta-vi-a: bạc, bạch đàn, trầu không, vải
cát bá đỏ và trắng, thuốc màu đỏ; từ Ma-ni: bạc, diêm sinh, gỗ đỏ, vỏ sò, thuốc hút,
sáp, gân hươu. Còn Đàng Trong bán ra: vàng, sắt, tơ và hàng dệt như lĩnh, lụa… kỳ
nam, trầm hương, đường, đường phèn… yến sào, hạt tiêu, bông…” [58; 227].
Phương thức bn bán “mùa mậu dịch” hay cịn gọi là hội chợ là phương thức
buôn bán phổ biến nhất của người Việt gốc Hoa lúc bấy giờ. Từ năm 1618, giáo sĩ
người Ý C.Borri đã viết rằng: “Vua Giao Chỉ China ra lệnh lập hội chợ lớn…
Người Trung Quốc và người Nhật Bản là những thương nhân chủ yếu của phiên
chợ này, năm nào cũng kéo dài trong bốn tháng” [13; 92]. Trong “mùa mậu dịch”
này, thương nhân trong và ngồi nước mang rất nhiều hàng hóa tới Hội An trao đổi,
buôn bán. Đặc biệt khi quy mô “hội chợ” được mở rộng thì cư dân người Việt gốc
Hoa càng có điều kiện thuận lợi hơn để tham gia vào việc bn bán, trao đổi hàng
hóa. Các thương nhân người Việt gốc Hoa lúc bấy giờ đóng một vai trị khá quan
trọng trong việc tổ chức, cung ứng nguồn hàng. Họ vừa phối hợp với các Hoa Kiều
về thu mua hàng hóa từ Trung Quốc sang, vừa huy động các nguồn hàng từ các nơi
trong xứ cung cấp cho “hội chợ”. Một thương nhân người Việt gốc Hoa giàu có ở

Hội An đã ghi lại lịch trình bn bán của họ rằng: “Hàng năm đi một chuyến 6
tháng qua, 6 tháng về. Tàu buồm qua cũng như về, đi thuận theo gió mùa. Tháng
giêng, tháng hai, có gió Tây Bắc thì ở Quảng Châu qua mua bán trong thời gian 4 –
5 tháng cho xong, lại sắp đặt chuyến về. Độ cuối tháng 6, đầu tháng 7, đã có gió
Đơng Nam thì phải về cho kịp gió mùa thuận. Nếu trễ đến tháng 8 thì khơng thể về
được vì nghịch nước và nghịch gió, phải ở lại qua năm sau,lửa thuận gió, nước mới
về được, thế là trễ mất một chuyến buôn. Đã đến kỳ về mà tàu nào tiêu thụ khơng
ngớt hàng hóa thì th nhà hoặc cất phố xá,cất hàng lên phố trữ lại, có người ở lại
coi mua bán, còn tàu phải ra cửa về ngay cho thuận buồm xi gió” [5; 18-19].
Do có những thuận lợi về ngôn ngữ, tài ngoại giao và khả năng làm kinh tế
nên một số thương nhân người Hoa ở Hội An được chúa Nguyễn giao nhiều trọng
trách như: quản lý Ty Tàu vụ ở cảng thị Hội An, làm quan Cai bộ tàu để kiểm soát
tàu thuyền nhập cảng, xuất cảng, thu thuế, cân đo, định giá hàng hóa, làm phiên
dịch,… Năm 1750, Robert Kirsop của công ty Đông Ấn Anh tới Hội An đã nhận

14


xét: “Đại đa số công chức là con cháu của nạn dân Trung Quốc, chạy loạn qua đấy,
từ hồi đại lục bị người Thanh chiếm cứ” [22; 5] . Cho đến thời Tây Sơn, người Hoa
vẫn giữ vai trò quan trọng trong hoạt động thương nghiệp, xây dựng lực lượng và
hậu cần của quân đội. Trong bản kê khai dân đinh xã Minh Hương ở Hội An năm
1788 hiện còn lưu giữ tại Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di tích Hội An thì một số
người Hoa đã từng nắm giữ các chức vụ chủ chốt dưới thời Tây Sơn như: Tây Sơn
Công bộc Đô đốc lý chiến tàu Mỹ Thiện hầu Lý Mỹ; Thuộc Nội cai bộ Ty Tàu vụ
Lộc Đình hầu Hứa Hiến Thụy; Thuộc Nội cai cơ Thuần Miên hầu Trương Thuần
Đức; Thuộc Nội khâm sai cai đội Tri Lễ hầu Thái Tri Lễ; Thuộc Nội cai phủ tàu Tại
Đức bá Trương Cảnh Tại.
Vào đầu thế kỷ XVIII, cộng đồng người Việt gốc Hoa gần như nắm giữ phần
lớn việc kinh doanh buôn bán và quan hệ ngoại thương ở Hội An , tuy nhiên việc

điều hành chung vẫn nằm trong tay Chúa Nguyễn.
Về dịch vụ: Cùng với ngoại thương, một số hoạt động kinh tế khác liên quan
đến thương nghiệp như dịch vụ cho thuê cửa hàng, cho thuê nhà trọ, cho thuê đất,
cho vay lấy lãi, đóng bao bì, dịch vụ giấy tờ, dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí…
của người Việt gốc Hoa cũng rất thịnh hành.
Những thương nhân người Hoa thường mua đất ở vùng ven Hội An như Cẩm
Phô, Thanh Hà, sau đó cho người dân địa phương thuê để canh tác. Còn trong nội
thị phố Hội, họ xây dựng nhiều ngôi nhà để làm khách sạn hoặc cho những người
Hoa mới từ đại lục sang thuê làm kho chứa hàng hoặc mở cửa kinh doanh hàng
buôn bán. Những ngôi nhà này chủ yếu là nhà một tầng, hai tầng, hoặc một tầng có
gác, được bố trí khơng gian nội thất hợp lý cho việc ăn, ở, sinh hoạt, thờ tự, làm kho
chứa hàng, mở cửa hàng. Giữa thế kỷ XVIII, Pière Poivre đến Hội An, ơng thấy ở
đây “Có rất nhiều khách sạn cho thuê, bao nhiêu cái cũng được. Những nhà to nhất
thường cho thuê 100 đồng bạc trong suốt mùa mua bán” [64].
Hơn nữa, người Hoa còn tham gia vào hoạt động kinh doanh mua bán bất
động sản. Ghi chép trong các sổ điền địa của người Hoa vào cuối thế kỷ XVIII cho
biết, đất của xã Minh Hương vào thời gian này có khoảng 11 mẫu, 1 sào, 7 thước
ruộng đất tư. Nhưng đến cuối thế kỷ XIX, con số này đã tăng lên 30 mẫu, 8 sào, 11
thước, 1 tấc, trong đó đa phần là đất tư điền, tư thổ. Như vậy, dưới tác động của quá

15


trình đơ thị hóa và cơ chế thị trường, một số thương gia giàu có đã chuyển nhượng,
mua bán đất đai của các làng ven Hội An thành đất riêng của cá nhân mình. Nó
càng chứng tỏ có một thị trường buôn bán bất động sản rất phát triển ở Hội An
trong những thế kỷ trước.
Ngoài ra, các thương nhân Bồ Đào Nha khi đến Hội An buôn bán, họ khơng
thành lập thương điếm, phần vì họ thiếu người, phần vì khơng thơng hiểu ngơn ngữ
của cư dân địa phương nên họ sử dụng đội ngũ Hoa thương vào công việc trung

gian, môi giới, hoặc làm đại diện cho công ty để giao thương với người bản xứ. Bởi
các Hoa thương vốn thơng thạo ngơn ngữ và họ có vợ người Việt nên nắm rõ nhu
cầu của thị trường cũng như nguồn hàng của Đàng Trong.
Về thủ công nghiệp: Bên cạnh lĩnh vực hoạt động thương nghiệp – ngoại
thương với nhiều phương thức đa dạng và chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế,
một bộ phận cư dân người Việt gốc Hoa sinh sống bằng nghề thủ công và có sự
đóng góp đáng kể vào việc phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống ở địa
phương. Họ làm trong các Chu tượng (các thợ đóng thuyền), Chú tượng (các thợ
đúc đồng), Diêm hộ (các hộ làm muối), Liêm hộ (các hộ làm vàng), Ngân thượng
(các hộ làm bạc), Nhiễm thượng (thợ nhuộm)… Số thợ thủ công này chiếm số
lượng khá lớn trong cơ cấu ngành nghề của cộng đồng người Việt gốc Hoa ở Hội
An. Hàng năm, một số thợ thủ cơng người Hoa được chính quyền trung ương huy
động vào việc đóng tàu chiến, làm doanh trại, sửa chữa cung điện, nấu nướng,…
Ngồi ra, những người thơng thạo nghề trồng dâu ni tằm thì xây dựng các
cơ sở dệt lụa dọc theo hai bên bờ sông Thu Bồn. Họ tiếp nhận một số người Việt
vào trong cơ sở sản xuất; và để trả ơn sự giúp đỡ của chính quyền sở tại, một số
người Việt gốc Hoa đã truyền kỹ thuật sản xuất lụa trơn và lụa hoa lại cho người
Việt, góp phần phát triển nghề dệt ở Quảng Nam. Chính sự giúp đỡ tận tình của thợ
thủ công Hoa kiều, làm cho nghề dệt ở một số địa phương như: Gò Nổi, Phong Thử,
Thanh Quýt (Điện Bàn), Duy Xuyên, Đại Lộc,… trong tỉnh Quảng Nam phát triển.
Bên cạnh những vải thơ bền chắc, họ cịn dệt nhiều loại vải sợi nhỏ mịn, các thứ the
đoạn, lụa là hoa hịe, tinh xảo chẳng kém gì tơ lụa được sản xuất từ Trung Quốc.
Chính nguồn tơ lụa được sản xuất ở Quảng Nam nên giá thành hạ hơn so với tơ lụa
đem từ Trung Quốc đến, thuận tiện trong việc vận chuyển đến các quốc gia ở khu

16


vực Châu Á - Thái Bình Dương, nên đã đem lại cho các thương nhân Trung Hoa
nguồn lợi nhuận khổng lồ.

Trong những thế kỷ trước, người Hoa ở Hội An còn xây dựng nhiều lò nấu
đường dọc theo hai bên bờ sông. Năm 1633, những thương gia người Hoa đã chở
bốn ghe đường với tải trọng 76.205 kg rời bến Hội An để đến Nhật Bản. Đến thế kỷ
XVIII, người Hoa vẫn nhập về Trung Quốc hơn 150 lít đường trắng từ Hội An mỗi
năm và thu lợi nhuận khoảng 400% từ mặt hàng này. Năm 1822, người Hoa chở từ
Hội An khoảng 1.000 - 3.000 tấn đường đến Trung Hoa và khoảng 250 tấn được
chở tới các căn cứ của người Châu Âu ở eo biển Malacca. Tuy nhiên, dưới thời Tây
Sơn, do chiến tranh tàn phá kéo dài nhiều năm, nên việc sản xuất bị đình trệ, sản
lượng đường làm ra chỉ hơn số tiêu thụ ở trong nước một ít. Nên thời gian này, việc
mua bán đường đối với thương nhân Trung Hoa giảm sút nghiêm trọng [44; 121].
Từ những bằng chứng trên cho thấy, đời sống của cộng đồng người Việt gốc
Hoa thiên về những hoạt động thương nghiệp, thủ công nghiệp hơn là nông nghiệp.
Họ có một vai trị quan trọng trong việc phát triển các thị tứ, khơng chỉ ở Hội An
mà cịn ở một số địa phương khác trong vùng.
1.1.2.3. Đời sống vật chất
Trải qua quá trình giao lưu – tiếp xúc liên tục nhiều trăm năm, đến nay, các
sinh hoạt văn hóa, tơn giáo – tín ngưỡng của cộng đồng cư dân người Việt gốc Hoa
tại Hội An đã có sự chuyển hóa và hịa nhập sâu sắc với các sinh hoạt này của cư
dân địa phương. Mặc dù vậy, họ vẫn giữ được những nét riêng, độc đáo mang bản
sắc của dân tộc mình.
Về ăn: Từ thế kỷ XVII – XVIII, một số món ăn có nguồn gốc từ bên ngồi đã
được cư dân người Việt gốc Hoa mang đến phổ biến tại Hội An. Các lễ vật dâng
tặng các quan chức hằng năm ngoài các sản vật quý như yến sào, tơ lụa cịn có các
món ăn như bánh vân phiến, bánh hoa quế, bánh nếp, bánh đậu xanh, bánh hổng
quy, bánh khô Phúc Kiến, đường cát, đường trắng, đậu Xiêm, nấm hương, nho khơ,
bột đậu Trường Sơn, mì sợi, táo đen, quả thị… Còn trong các bảng kê lễ hằng năm
tại các di tích cơng cộng thì thường sử dụng một số vật phẩm như bánh hộp, bánh
xếp thành giá, bánh thiên địa, xôi ngũ sắc, bánh trôi nước, tam sinh, ngũ sinh, canh
bún, tiệc chay… Bởi vậy, sự có mặt của các món ăn này đã góp phần làm phong


17


phú chủng loại món ăn của phố cổ Hội An, đồng thời tạo điều kiện để sự giao lưu,
tiếp xúc ẩm thực ở đây phát triển. Đặc biệt, một trong số chúng ngày nay đã được
cải tiến để trở thành những món ăn đặc sản của địa phương như bánh in đậu, bánh
nướng ông Xưởng, bánh quai vạc, phở phố… Một số món khác đã để lại ảnh hưởng
rõ rệt trong một số món ăn hiện nay tại Hội An như hồnh thánh, mì xào, một số
loại bánh nướng, bánh nếp, một số món chay, các loại cháo bột có đường như lục
tàu xá, xí mà, lường phảnh… Hay đối với dịp tết người Việt gốc Hoa thường làm
các món ăn truyền thống như: cơm Dương Châu, món canh bát bửu... Ngày nay,
thường chỉ có những ngày lễ, tết người Việt gốc Hoa mới làm các món ăn truyền
thống, cịn ngày bình thường thì sinh hoạt ăn uống của họ cũng giống như người
Việt ở Hội An. Việc nâng các món ăn này trở thành hàng hóa để phục vụ nhu cầu
ẩm thực của du khách, thương khách tại Hội An cũng đã được người Việt gốc Hoa
xúc tiến khá sớm và có hiệu quả. Các dịch vụ liên quan đến ẩm thực vì thế cũng đã
sớm phát triển và có tác động tích cực đến việc hồn thiện truyền thống ẩm thực ở
Hội An.
Cùng với việc phổ biến món ăn, cộng đồng người Việt gốc Hoa cịn có vai trị
nhất định trong việc chế biến món ăn. Ngồi ra, họ rất có kinh nghiệm về bày biện,
tổ chức các buổi lễ tiệc, sắp xếp cỗ bàn. Vì vậy, hằng năm vào các ngày lễ Nguyên
Đán, Vạn Thọ, các ngày húy đản của vua chúa, một số người được triệu tập ra kinh
đô để phục vụ.
Cùng với ăn là uống, người Việt gốc Hoa đặc biệt thích uống trà. Trước đây,
uống trà đối với họ là thú chơi tao nhã và là cả một nghệ thuật. Họ thường uống các
loại trà như như trà Phương Thái, trà Ô Long, trà Mai Hạc...
Có thể nói rằng, nét sinh hoạt về đồ ăn, thức uống của cư dân người Việt gốc
Hoa đã có sự góp phần đáng kể trong truyền thống ẩm thực mang tính phố thị tại
Hội An. Họ có vai trị truyền tải một số món ăn, một số kinh nghiệm ẩm thực từ bên
ngoài vào Hội An. Đồng thời, họ đã trực tiếp tham gia chế biến một số món ăn đặc

sản của địa phương và nâng chúng trở thành hàng hóa.
Về trang phục: Việc sử dụng trang phục nhiều màu sắc là đặc điểm nổi trội
trong nếp mặc trước đây của người Hội An trong đó có người Việt gốc Hoa. Bên
cạnh các loại vải thường sử dụng như bạch bố (vải trắng) cịn có các mặt hàng quý,

18


nhiều màu như sa (vải mỏng, trơn, có màu xanh hoặc đen), đoạn (vải có hoa hoặc
trơn), địa (vải dày có hoa), nhung, thao… Ngồi ra cịn có một số mặt hàng ngoại
nhập như Hồ sa, Thượng Hải hồng nhung, Mật Địa hoa sa, Sơn Đông thao… cùng
một số loại vải sản xuất tại xứ Quảng. Dương Văn An đã từng nhận xét: “Kẻ hơn
người kém xống áo toàn màu đỏ, màu hồng” [2; 46] hay như Lê Quý Đôn phản ánh
trong Phủ Biên Tạp Lục: “… Những sắc mục ở dân gian cũng mặc áo đọa hoa bát
ty và áo sa, lương, địa làm đồ mặc ra vào thưởng, lấy áo vải, áo mộc làm hổ thẹn…
Đàn bà con gái thì tồn mặc áo the và hàng hoa thêu cổ trịn…” [17; 335].
Bên cạnh đó, trang phục người Việt gốc Hoa thường sử dụng là áo dài, tay
rộng và cùng với nó là thói quen mặc áo nhiều lớp (năm đến sáu lớp), với nhiều
màu sắc khác nhau, nhất là khi đi ra đường. Đặc biệt đối với những người giàu có
trong cộng đồng người Việt gốc Hoa, họ còn phối các vật dụng khác kèm theo y
phục như: quạt dù, giầy, ủng, đồ trang sức bằng vàng hoặc đồng.
Ngày nay, trang phục thường ngày của người Việt gốc Hoa ở Hội An cũng
giống trang phục của mọi người dân Hội An. Người ta chỉ mặc trang phục truyền
thống vào những ngày lễ tết.
Về ở: Nét nổi bật trong nếp ở của người Việt gốc Hoa là họ rất chú trọng tới
phong thủy, họ thường xem phong thủy trước khi xây nhà. Nhà ở của người Việt
gốc Hoa có hai loại chủ yếu. Đối với người Hoa sống ở các vùng ven, vùng nơng
thơn thì sử dụng nhà ngói ba gian hai chái. Còn đối với người Hoa sống ở trung tâm
thành phố thì chủ yếu sử dụng loại nhà phố.
1.1.2.4. Đời sống tinh thần

Về tín ngưỡng: Trải qua quá trình giao lưu – hội nhập, một số vị thần bản địa
đã từng bước gia nhập vào hệ thống thờ tự của cộng đồng người Việt gốc Hoa. Việc
thờ tự một số vị thần có nguồn gốc từ Nam Trung Hoa rất phổ biến như là tục thờ
Thiên Hậu Thánh Mẫu, thờ Quan Thánh Đế Quân, thờ Thần Tài... Tại các di tích
của cộng đồng người Việt gốc Hoa ở Hội An cũng có xuất hiện bài vị, án thờ của
các vị thần gốc Chăm như thờ Chúa Lồi, Chúa Ngọc (Thiên-y-a-na)…
Ngoài ra bài vị, trang thờ Bà Chúa Tiên, bà Phường Chào, những vị thần gốc
Việt vốn rất được cư dân địa phương kính ngưỡng cũng xuất hiện trong các bàn thờ
tại miếu Quan Cơng, miếu Hy Hịa của cộng đồng người Việt gốc Hoa. Hằng năm,

19


người Việt gốc Hoa tại phố Hội An cũng tổ chức lễ cúng đất, treo xả lét, thả long
chu không khác gì người Việt. Đặc biệt, tục thờ cúng tổ tiên cũng được các gia đình
người Việt gốc Hoa coi trọng.
Về lễ hội: Lễ hội của người Việt gốc Hoa ở Hội An khá phong phú và đa dạng
gồm nhiều hình thức tổ chức, nhiều đối tượng thờ tự khác nhau, gắn với những mục
đích tín ngưỡng khác nhau và được tổ chức trải dài suốt năm.
Ngoài những lễ hội mang tính chung phổ biến ở mọi thành phần cư dân gắn
với các lễ tết lớn trong năm như: tết Nguyên Đán, Nguyên Tiêu, Đoan Ngọ, Trung
Thu... cộng đồng người Việt gốc Hoa còn tổ chức và lưu truyền cho tới ngày nay
một số lễ hội gắn với đặc điểm văn hóa riêng của mình, như: lễ vía Quan Cơng, lễ
vía Thiên Hậu Thánh Mẫu, vía Lục Tánh Vương Gia, v.v...
1.2. Khái qt về tí

gƣỡng thờ cúng Quan Cơng

1.2.1. Khái niệm
1.2.1.1. Khái niệm về tín ngưỡng

Khi bàn đến tín ngưỡng người ta đồng thời bàn đến tơn giáo. Có người cho
rằng tín ngưỡng với tơn giáo là một. Có người cho rằng tín ngưỡng là cái nền của
tơn giáo, một yếu tố cấu thành của tơn giáo. Có người coi tín ngưỡng là cấp thấp
của tơn giáo. Nhưng lại có người cho rằng chỉ có tơn giáo mà khơng có tín ngưỡng.
Do đó, xung quanh khái niệm tín ngưỡng có nhiều ý kiến khác nhau.
Theo từ điển tiếng Việt thì tín ngưỡng được định nghĩa rằng: “Lịng tin và sự
tơn thờ một tơn giáo” [12; 1646], tức là tín ngưỡng chỉ tồn tại trong một tơn giáo.
Theo giải thích của Đào Duy Anh, tín ngưỡng là: “Lịng ngưỡng mộ, mê tín đối với
một tơn giáo hoặc một chủ nghĩa” [1; 76]. Ngô Đức Thịnh đưa ra quan điểm rõ ràng
hơn: “Tín ngưỡng được hiểu là niềm tin của con người vào cái gì đó thiêng liêng,
cao cả, siêu nhiên, hay nói gọn lại là niềm tin ngưỡng vọng vào “cái thiêng”, đối
lập với cái “trần tục”, hiện hữu mà ta có thể sờ mó, quan sát được. Có nhiều loại
niềm tin mà ở đây là niềm tin vào “cái thiêng”. Do vậy, niềm tin vào cái thiêng
thuộc về bản chất của con người, nó là nhân tố cơ bản tạo nên đời sống tâm linh
của con người, cũng như giống với đời sống vật chất, đời sống xã hội tinh thần, tư
tưởng, đời sống tình cảm…” [46; 34].

20


Như vậy, có thể hiểu mọt cách nơm na, tín ngưỡng là niềm tin, sự ngưỡng mộ
đối với một đối tượng siêu nhiên nào đó có ảnh hưởng, chi phối đến đời sống sinh
hoạt của con người. Tín ngưỡng là một sản phẩm văn hóa do con người quan hệ với
tự nhiên, xã hội mà chính bản thân mà hình thành. Tín ngưỡng là niềm tin về những
điều linh thiêng, những sức mạnh huyền bí, vĩ đại mà con người chỉ cảm nhận được
mà khó có thể nhận thức được.
1.2.1.2. Khái niệm về tín ngưỡng thờ cúng Quan Cơng
Theo một số nhà nghiên cứu cho rằng: “Quan Công thờ tại gia đình thì là vị
thần phù hộ cho gia chủ (nam giới), thờ ở đền miếu là vị thần phù hộ cho cộng
đồng, thờ ở Đạo quán là một trong ba mươi sáu tướng của Huyền Thiên thượng đế

chuyên trừ tà ma cứu độ chúng sinh, thờ ở chùa là Gia Lam bồ tát hộ trì tam bảo”
[42; 215].
Theo tác giả Phạm Thúc Hồng trong cuốn sách “Miếu Quan Thánh (Chùa Ơng)
Hội An” cho rằng “Dân gian thờ Quan Cơng, chính là thờ triết lý sống nghĩa khí, trung
tín, học tập khí chất cao thượng vì nghĩa qn mình của thánh nhân” [25].
Tín ngưỡng thờ cúng Quan Cơng là tín ngưỡng nhằm biểu hiện cho tinh thần
trung nghĩa đồng thời biểu hiện cho tấm lịng ln hướng về q hương cố cựu,
không để bị mất truyền thống, mai một văn hố của mình ở nơi đất khách.
1.2.2. Vài nét về tín ngưỡng thờ cúng Quan Cơng ở Việt Nam
Tín ngưỡng Quan Cơng là một trong những loại tín ngưỡng khá quan trọng,
biểu hiện được giá trị văn hóa tinh thần của người Trung Quốc. Tín ngưỡng Quan
Cơng cịn có mặt ở hầu hết các quốc gia Đông Nam Á, ở Đài Loan, Úc, Mỹ,…
những nơi có nhiều người Hoa sinh sống.
Tín ngưỡng thờ Quan Cơng vốn là tín ngưỡng ngoại nhập chứ khơng phải tín
ngưỡng bản địa Việt Nam. Tín ngưỡng này của người Hoa được người Việt tiếp
nhận và trở thành một trong những vị thần gắn liền với đời sống văn hoá tinh thần
của họ trên mảnh đất Việt Nam. Hơn nữa Quan Công không chỉ là vị thần thuộc
phạm vi gia đình mà cịn là vị thần mang tính chất tín ngưỡng cộng đồng của người Việt.
Khơng chỉ có người Hoa mà người Việt cịn thỉnh Quan Công vào thờ ở trong nhà trên
một “trang” thờ ở nơi cao trong nhà cùng với các thần, phật khác như: Cửu Thiên Huyền
Nữ, Bà Chúa Ngọc, Quan Âm, Thích Ca,… với bài vị khắc là “Quan Thánh Đế Quân”

21


×