Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Tín ngưỡng thờ cúng thần tài của người việt gốc hoa ở hội an quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài:
TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG THẦN TÀI CỦA NGƢỜI
VIỆT GỐC HOA Ở HỘI AN, QUẢNG NAM

Sinh viên thực hiện : Đỗ Thị Vân
Chuyên ngành

: Việt Nam học

Lớp

: 12CVNH

Ngƣời hƣớng dẫn

: Th.s Ngô Thị Hƣờng

Đà Nẵng, tháng 05/2016


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. .....................................................................................3
3. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................4


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................5
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu .............................................................5
6. Đóng góp của đề tài.................................................................................................6
7. Cấu trúc của đề tài ...................................................................................................6
PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................8
CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ NGƢỜI VIỆT GỐC HOA Ở HỘI AN,
QUẢNG NAM VÀ TÍN NGƢỠNG THỜ THẦN TÀI ..........................................8
1.1. Khái quát về ngƣời Việt gốc Hoa ở Hội An .....................................................8
1.1.1.Điều kiện hình thành người Việt gốc Hoa ở Hội An .........................................8
1.1.1.1. Điều kiện kinh tế ............................................................................................8
1.1.1.2. Hoàn cảnh chính trị ......................................................................................10
1.1.2. Đời sống dân cư ..............................................................................................11
1.1.2.1. Địa bàn cư trú ...............................................................................................11
1.1.2.2. Hoạt động kinh tế .........................................................................................13
1.1.2.3. Đời sống vật chất..........................................................................................14
1.1.2.4. Đời sống tinh thần ........................................................................................16
1.2. Khái quát về tín ngƣỡng thờ thần Tài............................................................16
1.2.1. Khái niệm ........................................................................................................16
1.2.1.1. Khái niệm về tín ngưỡng ..............................................................................16
1.2.1.2. Khái niệm về tín ngưỡng thờ thần Tài .........................................................17
1.2.2. Vài nét về tín ngưỡng thờ thần Tài ở Việt Nam .............................................18
Tiểu kết chƣơng 1 ....................................................................................................19
CHƢƠNG 2. TÍN NGƢỠNG THỜ THẦN TÀI CỦA NGƢỜI VIỆT GỐC
HOA Ở HỘI AN, QUẢNG NAM ..........................................................................20
2.1. Điều kiện hình thành tín ngƣỡng thờ thần Tài của ngƣời Việt gốc Hoa ở
Hội An, Quảng Nam ................................................................................................20

1



2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................20

2


2.1.2. Điều kiện lịch sử .............................................................................................22
2.1.3. Nhận thức về đời sống tâm linh của cư dân người Việt gốc Hoa ...................24
2.2. Biểu hiện của tín ngƣỡng thờ thần Tài của ngƣời Việt gốc Hoa ở Hội An .....26
2.2.1. Đối tượng thờ cúng .........................................................................................26
2.2.2. Cơ sở thờ cúng ................................................................................................31
2.2.2.1. Hội Quán ......................................................................................................31
2.2.2.2. Trong gia đình ..............................................................................................51
2.2.3. Thời gian thờ cúng ..........................................................................................54
2.2.4. Nghi thức thờ cúng ..........................................................................................55
2.2.4.1. Hội quán .......................................................................................................55
2.2.4.2. Trong gia đình ..............................................................................................58
Tiểu kết chƣơng 2 ....................................................................................................61
CHƢƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRỊ CỦA TÍN NGƢỠNG THỜ THẦN
TÀI CỦA NGƢỜI VIỆT GỐC HOA Ở HỘI AN ................................................63
3.1. Đặc điểm của tín ngƣỡng thờ thần Tài của ngƣời Việt gốc Hoa ở Hội An .....63
3.2. Giá trị của tín ngƣỡng thờ thần Tài của ngƣời Việt gốc Hoa ở Hội An .....64
3.3. Những biến đổi của tín ngƣỡng thờ thần Tài của ngƣời Việt gốc Hoa ở Hội
An ..............................................................................................................................67
3.4. Quan điểm của ngƣời Việt gốc Hoa ở Hội An về việc duy trì tín ngƣỡng thờ
thần Tài .....................................................................................................................68
3.5. Nét chung và riêng của tín ngƣỡng thờ cúng thần Tài của cƣ dân ngƣời Việt
gốc Hoa ở Hội An so với cộng đồng ngƣời Việt gốc Hoa ở các khu vực khác .......69
3.5.1. Nét chung ........................................................................................................69
3.5.2. Nét riêng ..........................................................................................................71
Tiểu kết chƣơng 3 ....................................................................................................72

KẾT LUẬN ..............................................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................75
PHỤ LỤC


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Sơ đồ Trung Hoa Hội quán .........................................................................34
Sơ đồ 2: Sơ đồ ban thờ Thần Tài ở Hội quán Trung Hoa .........................................35
Sơ đồ 3: Sơ đồ Hội quán Phước Kiến .......................................................................39
Sơ đồ 4: Sơ đồ ban thờ thần Tài ở Hội quán Phước Kiến .........................................40
Sơ đồ 5: Sơ đồ Hội quán Quảng Triệu ......................................................................43
Sơ đồ 6: Sơ đồ ban thờ thần Tài tại Hội quán Quảng Triệu .....................................44
Sơ đồ7: Sơ đồ Hội quán Quỳnh Phủ .........................................................................46
Sơ đồ 8: Sơ đồ ban thờ thần Tài tại Hội quán Quỳnh Phủ (Hải Nam) .....................47
Sơ đồ 9: Sơ đồ Hội quán Triều Châu ........................................................................49
Sơ đồ 10: Sơ đồ ban thờ thần Tài tại Hội quán Triều Châu ......................................50
Sơ đồ11: Sơ đồ chùa Ơng (Miếu Quan Cơng) .........................................................54
Sơ đồ 12: Sơ đồ ban thờ thần Tài tại chùa Ông .......................................................53
Sơ đồ 13: Sơ đồ bàn thờ trong gia đình...................................................................55


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam có một nền văn hóa vơ cùng phong phú và đa dạng được tạo nên từ
các dân tộc anh em sinh sống trên lãnh thổ. Văn hóa Việt Nam vừa là sản phẩm
sáng tạo của con người, vừa là môi trường nhân tạo để nuôi dưỡng đời sống vật chất
tinh thần, đồng thời là động lực để thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Trong bức tranh
văn hóa đa màu sắc đó, tín ngưỡng được coi là một nét độc đáo, một nét riêng của
văn hóa và khơng thể thiếu, nó trở thành một mạch nguồn sống trong tổng thể nền
văn hóa Việt Nam nói chung và thành phố Hội An tỉnh Quảng Nam nói riêng.

Thành phố Hội An nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven
biển tỉnh Quảng Nam. Đây là vùng đất có nguồn dân cư đông đúc, đa dạng các tộc
người. Con người đã có mặt ở nơi đây từ rất sớm. Trải dài theo dòng chảy của lịch
sử, Hội An trở thành địa bàn của nhiều nền văn hóa lớn nối tiếp nhau: Văn hóa Sa
Huỳnh, văn hóa Chămpa, văn hóa Đại Việt. Kể từ khi Hội An thuộc sự quản lí của
Đại Việt, cư dân đàng ngoài đã đến và lập làng sinh sống ở nơi đây, đặc biệt là từ
khi chúa Nguyễn Hoàng vào trấn giữ miền Thuận – Quảng và quyết định đặt dinh
trấn Quảng Nam (1602) thì nguồn di dân vào đây ngày càng mạnh mẽ và đây cũng
là mốc quan trọng đối với lịch sử di dân xuống phía Nam của dân tộc Đại Việt.
Phần lớn cư dân Hội An có nguồn gốc từ Bắc Trung Bộ mà chủ yếu là cư dân vùng
Thanh – Nghệ - Tĩnh. Bên cạnh người Việt thì Hội An cịn được coi là miền đất mới
của cộng đồng cư dân người Việt gốc Hoa, họ cũng là những người góp phần làm
nên một Hội An đầy màu sắc văn hóa như ngày nay.
Đến với Hội An vào cuối thế kỉ XVI - đầu thế kỉ XVII, cộng đồng người Hoa
đã mang theo những giá trị văn hóa đặc trưng nhất của dân tộc mình và trong quá
trình giao thương, giao lưu văn hóa với các dân tộc bản địa, người Việt gốc Hoa đã
đóng góp một phần khơng nhỏ vào sự phát triển của thương cảng quốc tế Hội An
cũng như trong quá trình hình thành và phát triển sắc thái văn hóa, tơn giáo, tín
ngưỡng của cộng đồng dân cư phố cổ trong lịch sử cũng như hiện tại. Trong đó, tín
ngưỡng thờ thần Tài của người Việt gốc Hoa là một trong loại hình tín ngưỡng

1


mang trong mình những nét văn hóa tinh thần tiêu biểu và phổ biến của cư dân cộng
đồng người Việt gốc Hoa ở Hội An.
Tín ngưỡng thờ thần Tài của người Việt gốc Hoa ở Hội An là một tín
ngưỡng có nguồn gốc từ lâu đời, phổ biến trong hầu hết các gia đình, nó đã và đang
ảnh hưởng khơng nhỏ đến tâm thức của con người và đặc biệt là trong công cuộc
xây dựng và phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống của quê hương đất Việt.

Thần Tài là những vị thần may mắn có nhiệm vụ bảo hộ, phị trì cho những người
kinh doanh bn bán, làm ăn được thuận buồm xi gió, phát tài, phát lộc. Việc thờ
cúng thần Tài là sợi dây vơ hình gắn kết con người lại với nhau, hướng con người
về với cội nguồn, về với quê cha đất tổ bằng những những biểu hiện sinh hoạt văn
hóa truyền thống.
Chính vì những đặc điểm trên mà việc nghiên cứu tín ngưỡng thờ thần Tài
của người Việt gốc Hoa ở Hội An có ý nghĩa hết sức quan trọng. Việc nghiên cứu
sẽ giúp lí giải, làm sáng tỏ thêm nguồn gốc của nhiều lễ hội, tín ngưỡng, tập quán,
các họa tiết kiến trúc nhà ở, Hội quán...của người Việt gốc Hoa. Hơn thế nữa các
kết quả đem lại từ việc nghiên cứu sẽ cho ta một cái nhìn tồn diện hơn về đời sống
văn hóa của người Hoa, qua đó góp một phần tư liệu vào kho tàng văn hóa phong
phú của người Việt gốc Hoa ở Hội An nói riêng và vùng đất Quảng Nam nói chung,
nhất là khi du khách ngày một tìm đến Hội An càng đơng với thì nhu cầu tìm hiểu
về mọi mặt đời sống văn hóa của cư dân ở đây ngày một càng tăng lên. Mặt khác,
tìm hiểu về tín ngưỡng thờ thần Tài của người Việt gốc Hoa ở Hội An có thể giúp
cho cộng đồng người này cũng như các cấp chính quyền địa phương nhìn nhận
đúng vai trị, chức năng mà tín ngưỡng này đem lại, từ đó góp phần khơi dậy ý thức
giữ gìn, bảo tồn tín ngưỡng này đúng với giá trị của nó nhằm phục vụ cho cơng
cuộc xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Xuất
phát từ những ý nghĩa đó, tơi chọn đề tài “Tín ngưỡng thờ cúng thần Tài của
người Việt gốc Hoa ở Hội An, Quảng Nam” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. Đây
là một đề tài mà từ trước đến giờ chưa ai đi sâu vào việc nghiên cứu tìm hiểu ở Hội An,
vì vậy hứa hẹn sẽ giúp ích được một phần nào đó cho những ai đã và đang quan tâm
đến vấn đề này.

2


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Tín ngưỡng thờ thần Tài là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành, nhiều lĩnh

vực với nội dung nghiên cứu đa dạng. Liên quan đến đề tài này đã có rất nhiều sách,
bài viết, bài tiểu luận và cơng trình nghiên cứu của nhiều tác giả.
Trước hết là Trần Ngọc Thêm với cơng trình: Cơ sở văn hoá Việt Nam (1999),
NXB Giáo dục và tìm hiểu về bản sắc văn hóa Việt Nam (2001), NXB thành phố
Hồ Chí Minh, đã trình bày về cội nguồn của dân tộc cũng như các giá trị tín ngưỡng
dân gian Việt Nam
Tác giả thứ hai là Nguyễn Phước Tương. Ơng có khá nhiều bài viết về Hội An
được đăng trên các báo và tạp trí. Tác phẩm tiêu biểu Hội An – Di sản Thế Giới
được nhà xuất bản văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh phát hành năm (2004). Cuốn
sách được coi là toàn bộ tri thức được tổng hợp từ các bài viết của ông trên báo
trước đó. Tác phẩm nghiên cứu về sự hình thành, phát triển và suy thối của đơ thị
Hội An, giá trị văn hóa nghệ thuật của đơ thị và một số di tích lịch sử chủ yếu như
cầu Nhật Bản, miếu Quan Công, chùa Quan Âm, Hội quán Phước Kiến… Đồng
thời cuốn sách đã đề cập đến sự ra đời và hình thành làng Minh Hương của cộng
đồng người Việt gốc Hoa tại cảng thị Hội An trước đây và những đóng góp của
cộng đồng Minh Hương trong sự phát triển của Hội An ở thế kỉ từ XVII – XIX. Qua
đó tác giả cũng phần nào đề cập đến những đặc điểm về con người cũng như phong
tục, tập quán, tín ngưỡng của cộng đồng cư dân người Việt gốc Hoa tại nơi đây.
Trong Cộng đồng người Hoa - Minh Hương ở thương cảng Hội An, Tạp chí
nghiên cứu Đông Nam Á,số 3, năm 2009, Tống Quốc Hưng đã giới thiệu về quá trình
thành lập làng cũng như các sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, tơn giáo của người Hoa.
Ngồi ra cịn có các tác phẩm nghiên cứu về đời sống văn hóa của cộng đồng
cư dân người Việt gốc Hoa ở Hội An như: Xã Minh Hương với thương cảng Hội An
thế kỉ XVII – XIX hay Lễ lệ, lễ hội Hội An.
Trong cuốn Xã Minh Hương với thương cảng Hội An thế kỉ XVII – XIX của
nhóm tác giả Trần Văn An, Nguyễn Chí Trung và Trần Ánh do trung tâm bảo tồn di
sản – di tích Quảng Nam phát hành (2005), nhóm tác giả đã nghiên cứu khá đầy đủ
và cụ thể về cộng đồng người Việt gốc Hoa ở trên tất cả các phương diện như: Lịch

3



sử hình thành, kết cấu cộng đồng cư dân, hoạt động kinh tế nghành nghề và đặc biệt
sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, tơn giáo. Tuy nhiên việc nghiên cứu chỉ dừng trong
phạm vi xã Minh Hương chưa bao quát hết được cộng đồng người Việt gốc Hoa tại
Hội An.
Cuốn Lễ, lệ - lễ hội Hội An của trung tâm bảo tồn di tích Hội An phát hành
(2008) đã nghiên cứu về vùng đất, con người, tín ngưỡng dân gian và lễ hội cổ
truyền ở Hội An, đồng thời tác phẩm cũng trình bày các đặc điểm liên quan đến đời
sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người Việt gốc Hoa ở nơi đây, cụ thể là các
hình thức tín ngưỡng cũng như nghi lễ và lễ hội như: Lễ vía Lục Tánh Vương Gia,
lễ vía Thiên Hậu...
Trong tác phẩm Tập tục lễ hội đất Quảng (tập 3) của hội văn nghệ dân gian
thành phố Đà Nẵng đã trình bày một cách có hệ thống các tập tục truyền thống của
cư dân vùng đất Quảng Nam: Tết cổ truyền, tục thờ cúng tổ tiên, tục cưới hỏi, thôi
nôi… Bên cạnh đó tác phẩm cũng đã trình bày một số lễ hội khác ở Hội An như: Lễ
tế cá ông, lễ vía bà Thiên Hậu, lễ vía Quan Cơng, tục thờ Táo Quân, tục thờ thần
Tài… Tuy nhiên tác phẩm chưa nhắc nhiều đến các vị thần được thờ cúng trong gia
đình người Việt gốc Hoa ở Hội An, chưa đi sâu vào tìm hiểu các biểu hiện của tín
ngưỡng này như cơ sở thờ tự hay nghi thức thờ cúng… cũng như khái quát ra đặc
điểm của tín ngưỡng thờ cúng các vị thần trong gia đình người Việt gốc Hoa ở Hội
An.
Mặc dù đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về phong tục, tín ngưỡng đời sống
văn hóa của người Việt gốc Hoa ở Hội An nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung,
nhưng vẫn chưa có một cơng trình nào đi sâu vào việc nghiên cứu tìm hiểu Tín
ngưỡng thờ thần tài của người Việt gốc Hoa ở Hội An một cách đầy đủ, toàn diện
và hệ thống.
Những tài liệu trên tuy chưa đề cập cụ thể và trực tiếp, đến tín ngưỡng thờ
thần Tài của người Việt gốc Hoa ở Hội An nhưng đó là những tư liệu quý, định
hướng cho tôi thực hiện đề tài này.

3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về tín ngưỡng thờ thần Tài của người Việt gốc
Hoa ở Hội An, Quảng Nam, từ các khái niệm, điều kiện hình thành, các quy trình tổ

4


chức cũng như các quan điểm của cư dân về các vấn đề liên quan đến loại hình tín
ngưỡng này. Qua đó, nhằm xây dựng một bức tranh tổng quát nhất về tín ngưỡng
thờ thần Tài của người Việt gốc Hoa ở Hội An. Đồng thời, thông qua việc nghiên
cứu, tìm hiểu để thấy được thực trạng về cơng tác bảo tồn và khai thác các giá trị
của tín ngưỡng thờ cúng này trong những năm gần đây, từ đó đề xuất những giải
pháp bảo tồn hợp lý và hiệu quả.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng chính mà đề tài hướng đến đó là “Tín ngưỡng thờ thần Tài của
người Việt gốc Hoa ở Hội An, Quảng Nam”.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: Từ tháng 9/2015 và hoàn thành vào tháng 4/2016.
Phạm vi không gian: Đề tài tập trung đi sâu vào nghiên cứu tín ngưỡng thờ
thần Tài của người Việt gốc Hoa ở Hội An, Quảng Nam.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tác giả khai thác từ các nguồn tư liệu
khác nhau:
- Tư liệu thành văn: Đây là nguồn tư liệu quan trọng, cung cấp kiến thức hệ
thống cơ bản làm cơ sở nền tảng lý thuyết cho đề tài.
+ Các bài viết trên sách báo, tạp chí.
+ Sách chun ngành.
+ Ngồi ra cịn các khóa luận tốt nghiệp, các cơng trình nghiên cứu khoa học

của các khóa trước.
+ Cuối cùng là các bài viết trên các website.
- Tài liệu thực địa: Là nguồn tài liệu sẽ được thu thập trong quá trình đi thực tế
khảo sát tại địa phương, thông qua phỏng vấn, điều tra bảng hỏi từ người dân,
chuyên gia, ban quản lý.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong bài viết này tác giả đã sử dụng một số phương pháp sau đây:
- Phương pháp luận: Đây là vấn đề quan trọng liên quan đến đời sống văn hóa

5


tâm linh, đặc biệt là vấn đề phong tục tập quán, tín ngưỡng. Do vậy, trong nghiên
cứu đề tài này, tác giả luôn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin
như phương pháp lôgic, phương pháp lịch sử cụ thể... quan điểm của Đảng về
nghiên cứu, xem xét sự vật, hiện tượng.
- Phương pháp chuyên ngành:
+ Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tư liệu:
Thứ nhất: Tìm kiếm, sưu tầm, tập hợp tư liệu cần thiết, phù hợp với nội dung
nghiên cứu của đề tài, sử dụng các nguồn tư liệu sách báo, internet, tạp chí khác
nhau… Ngồi ra, tác giả cịn tìm kiếm tư liệu thông qua bạn bè, thầy cô, giáo viên
hướng dẫn.
Thứ hai: Sau khi thu thập đầy đủ tư liệu, tác giả tiến hành phân tích, thống kê các
nguồn tư liệu để rút ra những kết luận cần thiết đến nội dung của đề tài nghiên cứu.
+Phương pháp thực địa: Đi thực tế tại nơi sinh sống làm việc và các Hội quán
của cư dân người Việt gốc Hoa ở Hội An.
+ Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Trực tiếp phỏng vấn cư dân người Việt
gốc Hoa sinh sống trong cộng đồng dân cư Hội An, cũng như người sinh sống làm
việc trong các Hội qn, phịng văn hóa du lịch, phịng kinh tế xã hội tại Hội An,
Quảng Nam.

+ Phương pháp so sánh đối chiếu: Để rút ra được nhưng đặc điểm nổi bật của
tín ngưỡng thờ thần Tài của người Việt gốc Hoa ở Hội An, Quảng Nam, tác giả đã
so sánh đối chiếu để cho thấy sự khác nhau về các vị thần, truyền thuyết cũng như
cơ sở thờ tự và vấn đề liên quan đến các vùng miền.
6. Đóng góp của đề tài
- Cung cấp một cái nhìn tồn diện, đầy đủ sâu sắc hơn về tín ngưỡng thờ thần
Tài của người Việt gốc Hoa ở Hội An.
- Góp phần nâng cao nhận thức của mọi người trong việc bảo tồn và phát huy
tín ngưỡng thờ cúng tốt đẹp về các vị thần Tài của con người.
- Mặt khác giúp sinh viên, các nhà nghiên cứu có thêm tư liệu phục vụ trong
quá trình nghiên cứu, giảng dạy và học tập về văn hóa địa phương.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, đề tài được chia làm

6


3 chương:
Chương 1. Khái quát về người Việt gốc Hoa ở Hội An, Quảng Nam và tín ngưỡng
thờ thần Tài
Chương 2. Tín ngưỡng thờ thần Tài của người Việt gốc Hoa ở Hội An, Quảng Nam.
Chương 3. Đặc điểm và giá trị của tín ngưỡng thờ thần Tài trong đời sống của
người Việt gốc Hoa ở Hội An, Quảng Nam.

7


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ NGƢỜI VIỆT GỐC HOA Ở HỘI AN,
QUẢNG NAM VÀ TÍN NGƢỠNG THỜ THẦN TÀI

1.1. Khái quát về ngƣời Việt gốc Hoa ở Hội An
1.1.1. Điều kiện hình thành cộng đồng người việt gốc hoa ở Hội An
Hội An nằm ở vùng hạ lưu sơng Thu Bồn, là cửa ngõ phía Đơng của tỉnh
Quảng Nam và là vùng có vị trí chiến lược quan trọng. Trong lịch sử, Hội An từng
là thương cảng quan trọng bậc nhất và là cửa ngõ yết hầu để giao lưu, buôn bán, nơi
gặp gỡ của nhiều thuyền buôn từ các nước Nhật, Trung Quốc, Phương Tây trong
suốt nhiều thế kỷ XVII – XVIII. Chính vì thế, ở Hội An ngoài cư dân bản địa là
người Việt đã sinh sống từ lâu đời thì cộng đồng cư dân người Việt gốc Hoa cũng
đã đến đây từ rất sớm, cùng định cư, làm ăn và sinh sống cho đến ngày nay.
1.1.1.1. Điều kiện kinh tế
Di dân đến những “Vùng đất mới” trên thế giới nói chung, đặc biệt ở Đơng
Nam Á và ở Việt Nam đây được xem là hiện tượng phổ biến và khá mạnh mẽ của
người Hoa. Nó có lịch sử lâu dài, thường xuyên xuất phát do nhiều lí do trong đó có
hoạt động thương mại.
Q trình di cư và định cư của cộng đồng người Việt gốc Hoa ở thương cảng
Hội An – Việt Nam. Trước hết xuất phát từ chính sách cấm vận hàng hải của triều
đại phong kiến Trung Hoa bắt đầu từ triều nhà Minh, khiến cho khơng một thương
thuyền gia nào có thể đến Trung Hoa buôn bán trừ những nước đã thuần phục nhà
Minh và ngay cả một số thương gia người Hoa cũng không được quyền trở lại
Trung Hoa lục địa mà phải cư trú ở các nước bên ngoài.
Sau những phát kiến địa lý vào cuối thế kỷ XV, các nước châu Âu hướng ra
nước ngồi tìm kiếm thị trường. Lúc này, Nhật Bản đã thống nhất đất nước và cho
phép thương nhân Nhật vượt biển đi giao thương với các quốc gia trên thế. Ở Trung
Quốc đến đầu thời Minh vào những năm 1567 lệnh “Bế quan tỏa cảng” đã được
bãi bỏ tạo điều kiện cho các thương nhân Trung Hoa ra nước ngồi bn bán, làm
cho hoạt động thương mại trên biển ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương ngày
càng trở nên sơi động. Tuy nhiên, mặc dù lệnh cấm vấn hàng hải đã được hủy bỏ,

8



nhưng lệnh cấm giao thương với các thương gia Nhật Bản của chính quyền Trung
Hoa vẫn được giữ nguyên, điều này khiến cho q trình giao lưu bn bán giữa các
thương gia gặp rất nhiều khó khăn do thiếu các mặt hàng. Sự kiện này đã khiến cho
nhiều thương nhân Trung Quốc đổ xuống khu vực Đông Nam Á để buôn bán với
các nước trong khu vực, nhất là với các thương nhân Nhật Bản.
Lúc này, ở Đàng Trong - Việt Nam, đặc biệt là xứ Quảng đã bước vào thời
kì thăng hoa với vai trị là vị trí yết hầu hết sức quan trọng đối với sự nghiệp của
chúa Nguyễn. Để tạo thế lực chống lại Đàng Ngoài, các chúa Nguyễn đã thi hành
nhiều biện pháp tích cực để khai phá đất hoang, phát triển thủ công nghiệp, đặc biệt
là khuyến khích ngoại thương phát triển bằng các chính sách mềm mỏng, khoan
hồng đối với các thương nhân từ xa đến. Bên cạnh đó nhà Nguyễn cịn tổ chức
nhiều hải cảng, bến đỗ dọc bờ sơng đón các thương thuyền nước ngồi, nhờ đó tạo
cho thương nghiệp phát triển. Năm 1618, Christoforo Boorri, giáo sĩ người Ý khi
đến Hội An đã viết: “Hải cảng đẹp nhất, nơi tất cả người ngoại quốc đều tới và
cũng là nơi có hội chợ danh tiếng chính là hải cảng thuộc tỉnh Quảng Nam. Người
ta lập bến bằng hai cửa: Một gọi là Turon (Đà Nẵng) và một gọi là Pulluciambello
(Hội An)” [12; 12]. Được chúa Nguyễn tạo điều kiện thuận lợi nên các thương nhân
Nhật và Hoa đã mua đất ở khu vực thương cảng rồi xây dựng nhà ở, thương điếm,
đại lí bn bán từ những năm đầu thế kỷ XVII. Lúc này ở Hội An xuất hiện hai khu
phố: Một là phố người Nhật ở phía Bắc sơng Cái và phố khách của người Hoa nằm
ở mạn phía Nam sơng Cái. Chính điều này đã biến Hội An trở thành thương cảng
quốc tế sầm uất nhất lúc bấy giờ.
Mặt khác, thời bấy giờ việc giao thương trên biển chủ yếu bằng thuyền buồm
nên phải phụ thuộc vào chế độ gió mùa. Hàng năm thuyền buôn từ Trung Hoa đến
Hội An thường vào mùa xuân, đến mùa hè họ giong buồm trở về nước. Trong mỗi
mùa mậu dịch, họ phải ở lại Hội An lưu trú từ 3 đến 4 tháng, trong khoảng thời gian
ở lại đây họ tiến hành thu gom hàng hóa để chở về nước nhưng đứng trước khó
khăn về thiên nhiên cũng như tốc độ sản xuất, khai thác nên họ thường không mua
đủ số lượng hàng hóa điều này buộc các thương nhân phải ở lại lâu hơn nữa và phải

đi sâu vào các khu vực nội địa để tìm kiếm nguồn hàng chuẩn bị cho mùa mậu dịch
năm sau. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các thương nhân cũng như đảm bảo chính

9


sách ngọai giao mềm mỏng của mình, chúa Nguyễn đã cấp đất, cho phép xây nhà,
chùa đền, Hội quán… Năm 1635, chính phủ Nhật Bản thực hiện chính sách “Bế
quan tỏa cảng” khiến cho các thương nhân Nhật ở Hội An rơi vào tình trạng cơ lập
và lần lượt rời đi, một số ít lưu lại đây nhưng khơng phát huy được tác dụng buôn
bán như trước nữa và một số ít thương nhân trong số này dần dần đồng hóa với các
cư dân khác. Đến cuối thế kỷ XVII, vai trị của thương nhân Nhật Bản ở Hội An
chính thức chấm dứt, họ khơng cịn đủ khả năng để đối phó với sự phát triển mạnh
mẽ của các thương nhân Trung Hoa tại đây, từ đó người Hoa và người Việt trở
thành nguồn cư dân chính bn bán ở đây. Dần dần người Hoa đã tràn vào khu phố
Nhật trước kia để sinh sống, làm ăn và họ trở thành cư dân chính cư trú và điều tiết
mọi hoạt động kinh tế thương nghiệp ở Hội An.
Như vậy, vào đầu những năm của thế kỷ XVII, một tổ chức xã hội của cộng
đồng người Việt gốc Hoa đầu tiên ở Hội An đã được hình thành với nguyên nhân
nhập cư cơ bản xuất phát từ hoạt động kinh tế thương nghiệp bn bán, trao đổi.
1.1.1.2. Hồn cảnh chính trị
Một nguyên nhân quan trọng nữa dẫn đến việc di dân của người Việt gốc
Hoa ở Hôị An, xuất phát từ những biến động chính trị ở Trung Quốc dưới thời đại
nhà Minh ở thế Kỷ XVII.
Vào những năm của thế kỷ XVII, triều đình nhà Minh ở Trung Quốc đã đến
giai đoạn suy tàn, nạn quan lại đua nhau tham nhũng diễn ra khắp nơi. Trước tình
cảnh đó, các thương nhân, thợ thủ công và cả những người nông dân Trung Quốc đã
ồ ạt đi tìm con đường “tha phương cầu thực” chủ yếu ở phương Nam, trong đó có
Hội An – nơi đây vốn có người Hoa cư trú. Tiếp đó là sự thất bại của triều đình nhà
Minh trước sự xâm chiếm của người Mãn Thanh. Do bất phục trước người Mãn

Thanh nên “Người nhà Minh” đã kéo cả bộ thuộc ra đi tạo nên một làn sóng di dân
mạnh mẽ khác bao gồm các “thần dân” nhà Minh xuống phương Nam, Hội An trở
thành điểm dừng chân quan trọng của đoàn người di dân lánh nạn này. Đây là làn
sóng di dân lớn thứ hai của người Hoa đến Hội An xuất phát từ hoàn cảnh kinh tế
chính trị đặc biệt.
Khi đến với Hội An, cộng đồng người Việt gốc Hoa đã nhanh chóng hịa
nhập vào thương trường quốc tế đang diễn ra hết sức sôi động ở nơi đây, đồng thời

10


họ tự lập thành những tổ chức xã hội riêng của mình, trên cơ sở giữ gìn quan hệ
huyết thống và dân tộc hết sức chặt chẽ như các tổ chức của các “Bang” hay tổ chức
“Minh Hương xã”.
Ở đây, cần phân biệt tổ chức “Minh Hương xã” với tổ chức các “Bang”.
“Minh Hương xã” là tổ chức của cộng đồng người Hoa di dân đến Hội An và tự
nguyện nhập quốc tịch Việt Nam, lấy chữ “Minh” đứng đầu để tưởng nhớ triều đại
nhà Minh đã suy vong và chữ “Hương” với nghĩa là “hương thơm” hay “hương
hỏa”. Như vậy Minh Hương xã có nghĩa là làng xã của cư dân người Việt gốc Hoa
di dân vì lí do chính trị, suy tơn nhà Minh, tuy sống trên q người nhưng vẫn ln
giữ hương thơm, hương hỏa của mình.
Cịn các “Bang” là tổ chức của người Hoa kiều do cư trú khơng ổn định hoặc
nhiều lí do khác nhau về kinh tế, chính trị… họ đã khơng nhập quốc tịch Việt Nam,
vẫn luôn giữ quốc tịch Trung Hoa, nghĩa là họ không nhập vào Minh Hương xã và
tự lập ra tổ chức riêng trong Thương Dương Hội Quán. Theo anh Tống Quốc Hưng
– người Hoa ở phường Cẩm Châu, thành phố Hội An, hiện nay đang làm việc tại
trung tâm bảo tồn di tích Hội An thì cho đến trước năm 1975 tất cả bà con người
Hoa kiều đã nhập quốc tịch Việt Nam và trở thành một phần dân tộc anh em của
người Việt.
Sau này, do sự di dân ngày càng đông từ các tỉnh Trung Quốc sang nên cộng

đồng người Việt gốc Hoa ở Hội An đã hình thành nên các bang riêng, gồm 5 bang:
Phước Kiến, Triều Châu, Quảng Đông, Hải Nam, Gia Ứng. Tuy nhiên vẫn trên cơ
sở duy trì tổ chức chung là Dương Thương Hội Quán hay còn gọi tắt là Hội Quán
Ngũ Bang.
Có thể nói, sự di dân và định cư của người Việt gốc Hoa ở Hội An đã góp
phần thúc đẩy mạnh mẽ cho sự phát triển của thương cảng quốc tế Hội An và đóng
vai trị quan trọng trong việc hình thành sắc thái văn hóa của khối cộng đồng cư dân
trong lịch sử và kéo dài cho tới ngày nay.
1.1.2. Đời sống dân cư
1.1.2.1. Địa bàn cư trú
Về thành phần dân cư, người Việt gốc Hoa ở Hội An là một cộng đồng gồm
nhiều tộc họ, những tộc họ này có quê gốc từ nhiều tỉnh, địa phương khác nhau của

11


vùng duyên hải Hoa Nam – Trung Quốc, chủ yếu thuộc các huyện phủ: Triết Giang,
Phước Kiến, Quảng Đông, Hải Nam... trong đó đơng nhất là người có q gốc ở
tỉnh Phước Kiến. Điểm xuất phát của cộng đồng cư dân người Việt gốc Hoa khi đến
định cư ở Hội An bao gồm nhiều nghề nghiệp, giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau:
thương nhân, buôn bán nhỏ, thợ thủ cơng, thầy thuốc, quan lại, nho sĩ… trong đó
nghề nghiệp chủ yếu của họ là kinh doanh, buôn bán và thợ thủ công nghiệp. Điều
đáng chú ý là trong thành phần cư dân người Việt gốc Hoa khi đến với Hội An họ
không đem theo vợ con, mà sau một thời gian cư trú tại đây họ lấy vợ là người bản
địa để giúp việc trông coi buôn bán, tài sản và nuôi dạy con cái.
Về dân số trong thời kì đầu chưa có tài liệu nào xác định được, ngồi thơng
tin: “Hải cảng chỉ có một đường phố lớn trên bờ sơng, hai bên có hai dãy nhà
khoảng 100 nóc tồn là người Trung Hoa ở” [6; 33]. Tuy nhiên, con số “100 nóc”
nhà này cũng khơng cho biết dân số cụ thể là bao nhiêu. Mặc dù vậy, qua đó vẫn
cho thấy người Việt gốc Hoa là bộ phận dân cư đóng vai trị quan trọng trong sự

phát triển đô thị thương cảng Hội An lúc bấy giờ.
Về địa bàn cư trú, người Hoa sống chủ yếu ở bờ những con sông hoặc trên
điểm giao lưu, hợp lưu gần những con sông ở cửa biển. Vào năm 1651, thuyền
trưởng người Hà Lan Delft Haven nói rằng vào “Hội phố đường lớn dọc bờ sông,
nhà cửa xây bằng đá để tránh hỏa hoạn, sát vách. Có khoảng 60 nhà do người Nhật
ở, số còn lại thuộc người Trung Hoa lưu trú để buôn bán hoặc làm nghề” [35; 40].
Bởi vì khi những nhóm người Việt gốc Hoa đầu tiên đến với xứ Quảng thì người
Việt tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bằng, nơi phát triển nông nghiệp, nhưng do tính
chất hành nghề bn bán và hoạt động thủ cơng nghiệp mà những địa bàn này vơ tình
trở thành nơi sinh sống rất thích hợp với cộng đồng cư dân người Việt gốc Hoa.
Nhìn chung, địa bàn cư trú của người Việt gốc Hoa được phân bố rải rác dọc
hai bên bờ sông, gần cửa biển. Điều đặc biệt do người Việt gốc Hoa sống không
biệt lập, không tách rời với cư dân bản địa người Việt mà họ sống xen kẽ trong các
làng xã và hòa nhập vào một cách tự nhiên. Từ đầu thế kỷ XVII họ đã có mặt tại
nhiều thơn xã thuộc tỉnh Quảng Nam rồi phố Thanh Hà (Thuận Hóa) và các châu,
xã, huyện, phủ của tỉnh Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Phú Yên, Bình Khang, Bình
Thuận, Gia Định… địa bàn cư trú của họ mặc dù hẹp nhưng được phân bố trên

12


phạm vi rộng khắp nơi, bao gồm các cửa ngõ như Thu Bồn, Vu Gia cho đến các cù
lao ở ven biển như Cù Lao Chàm, Cù Lao Rí (Lý Sơn – Quảng Ngãi). Đặc điểm này
cùng với quan hệ hôn nhân với những người phụ nữ Việt đã giúp cho cộng đồng cư
dân người Việt gốc Hoa sớm ổn định trong các làng xóm Việt Nam và trở thành
một bộ phận dân cư không thể tách rời của cộng đồng cư dân Hội An nói riêng và
xứ Quảng – Đàng trong nói chung [1; 34- 35].
Nói về điều này “Sách Minh Hương” có viết “Có thể nhận thấy rằng địa bàn
cư trú của người Việt gốc Hoa có đặc điểm là phân tán thành từng nhóm nhỏ ở
từng địa phương, nhiều phủ huyện đan xen, thậm trí là một căn hộ trong làng xã

người Việt. Địa điểm họ chọn qua các thời kì là các thị tứ; bến trọ ở đồng bằng,
trung du và miền núi; những nơi có vị trí thuận lợi về giao thơng đường thủy,
đường bộ, nơi hợp lưu của các con sông; các dải đất bồi ven sơng… Đây là vị trí
thuận lợi cho việc gom góp, vận chuyển hàng hóa, phát triển kinh doanh và các
nghề thủ công, y dược... [1; 18-19].
Ngày nay, cư dân người Việt gốc Hoa cư trú chủ yếu ở 5 phường: Minh An,
Cẩm Phổ, Sơn Phong, Cẩm Châu và Tân An.
1.1.2.2. Hoạt động kinh tế
Nếu như từ lâu cư dân người Việt đã sống gắn bó với ruộng đồng, người Việt
gốc Hoa đã sớm xây dựng cho mình một cơ cấu kinh tế hết sức đa dạng gồm:
thương nghiệp – dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp và các nghành nghề khác. Trong đó
nổi trội nhất là thương nghiệp đặc biệt là ngoại thương.
Về thương nghiệp – ngoại thương: Như chúng ta đã biết người Việt gốc Hoa
khi đến với Hội An nói riêng và xứ Quảng nói chung đều nhằm hai mục đích chủ
yếu: Tị nạn chính trị và kinh doanh buôn bán. Hầu hết họ là người tỉnh Phúc Kiến,
Quảng Đông những tỉnh miền duyên hải thuộc Đơng Nam Trung Quốc vốn có
truyền thống hàng hải từ lâu đời.
Đến với Hội An và được chúa Nguyễn cho phép thành lập làng xã và nhận
làm thần dân của nước Đại Việt, người Việt gốc Hoa đã nhanh chóng bắt kịp, hòa
vào thương trường quốc tế đang diễn ra hết sức sôi động ở nơi đây. Đến đầu thế kỉ
XVIII, khi mà vai trò của thương nhân Nhật Bản mất dần người Việt gốc Hoa đã
nắm hầu như phần lớn việc kinh doanh buôn bán và quan hệ ngoại thương ở phố cổ

13


Hội An. Lúc này người Việt gốc Hoa đã tham gia hầu như đầy đủ các phương thức
buôn bán đang thịnh hành lúc bấy giờ như: Phương thức mậu dịch (hội chợ),
phương thức mại biện, phương thức thu mua trực tiếp, và cả trong việc trao đổi với
nhà nước… Trong mỗi phương thức họ ln xác định được vị trí quan trọng trên

thương trường cũng như có được sự tín nhiệm cao của các chúa Nguyễn.
Về thủ công nghiệp: Người Việt gốc Hoa cũng phát triển rất nhiều ngành
nghề khác nhau, đóng góp đáng kể vào sự phát triển của các nghề thủ cơng nghiệp
địa phương như: Đóng thuyền, đúc đồng, làm muối, vàng bạc, làm gốm, chạm trổ…
Số lượng thộ thủ công khá lớn trong cơ cấu ngành nghề cộng đồng ngườiViệt gốc
Hoa ở Hội An. Trong sổ kê dân đinh năm 1788, số người Việt gốc Hoa trong nghề
này chiếm 185/1.063 người (17,4%) – một con số khá lớn.
Do không được phép chọn nông nghiệp làm nghề mưu sinh, bên cạnh đó với
số ruộng đất ít ỏi có được người Việt gốc Hoa đã canh tác và khai thác bằng cách
phát canh thu tô để hàng năm thu về một nguồn nơng phẩm hoặc kinh phí nhất định.
Nhìn một cách tổng quát, có thể nói đời sống kinh tế của cộng đồng cư dân
người Việt gốc Hoa khá sung túc và họ có vai trị quan trọng trong sự phát triển về
thương nghiệp, ngoại thương đối với thương cảng Hội An trong các thế kỉ từ XVII
– XVIII và cho đến nay. Ngày nay cùng với sự phát triển của đất nước nói chung và
thành phố Hội An nói riêng đời sống kinh tế của người Việt gốc Hoa ngày càng
được cải thiện và nâng cao rõ rệt.
1.1.2.3. Đời sống vật chất
Đến với Hội An từ cuối thế kỉ XVI đầu thế kỉ XVII, trải qua quá trình giao
lưu tiếp xúc liên tục kéo dài hàng trăm năm, đến nay các sinh hoạt văn hóa, tơn
giáo, tín ngưỡng của cộng đồng cư dân người Việt gốc Hoa tại Hội An đã có sự
chuyển hóa hịa nhập với cư dân địa phương. Tuy nhiên nó chỉ mang tính chất hịa
nhập chứ khơng hịa tan họ vẫn giữ lại cho cộng đồng mình những nét văn hóa riêng
biệt mang màu sắc Trung Hoa điều đó càng làm tăng thêm sự phong phú cho bức
tranh đa màu sắc ở Hội An.
Về ăn: Người Việt gốc Hoa địi hỏi sự cầu kì và nhiều món. Theo một số tài
liệu ghi chép lễ vật hàng năm của người Việt gốc Hoa dâng tặng các quan chức,
ngoài các sản vật quý như yến sào, tơ lụa cịn có các món ăn như: bánh vân phiến

14



(vân phiến cao), bánh hoa quế, bánh nếp, bánh đậu xanh, bánh quy hồng, bánh khô
Phước Kiến, đường cát, đường trắng, nấm hương, nho khơ, mì sợi… hay trong các
bảng kê lễ vật cúng hàng năm tại những di tích cộng đồng cho thấy người Việt gốc
Hoa thường sử dụng một số vật phẩm như bánh hộp, bánh xốp thành giá, xôi ngũ
sắc, bánh trôi nước… Một trong số những món ăn này của người Việt gốc Hoa đã
được cải biến thành các món ăn đặc sản của địa phương như: bánh in bột đậu xanh,
bánh nướng ông xường, bánh quai vạc… Trong các dịp tết lễ người Việt gốc Hoa
thường làm các món ăn truyền thống như: Cơm Dương Châu, món canh bát bửu…
Tuy nhiên ngày nay chỉ trong các dịp tết người Việt gốc Hoa mới làm các món ăn
truyền thống, cịn trong các ngày thường sinh hoạt ăn uống của họ vẫn giống như
những người dân Hội An.
Khơng chỉ có những món ăn độc đáo mà người Việt gốc Hoa ở Hội An cịn
rất tài tình trong việc chế biến các món ăn, cũng như trong việc tổ chức bày biện các
buổi lễ tiệc, sắp xếp cỗ bàn một cách đẹp mắt và trang trọng.
Về uống: Người Việt gốc Hoa đặc biệt thích uống nước trà. Đối với những
gia đình khá giả thì họ thường dùng loại trà ướp hương thơm như trà Phương Thái,
trà Ô long,… cịn trong các gia đình bình dân, cũng như trong các gia đình cư dân ở
Hội An người ta thích các loại chè lá phơi khô như chè đen, chè Biển Hồ...
Về trang phục: Người Việt gốc Hoa sử dụng là loại áo dài, tay rộng và cùng
với nó là thói quen mặc áo nhiều lớp, từ năm đến sáu lớp, với nhiều màu sắc khác
nhau. Trang phục của người Việt gốc Hoa thường nhiều màu và rất sặc sỡ đây được
coi là điểm nổi bật nhất lối mặc của cộng đồng cư dân này. Ngoài ra, kèm theo y
phục cư dân người Việt gốc Hoa nhất là những người giàu có và quan chức cịn sử
dụng một số vật dụng như: Quạt, giày ủng, bít tất, đồ trang sức vàng, bặc, đồng…
Trong đó quạt và giày là hai loại vật dụng thường được cộng đồng cư dân này làm
lễ vật dâng tặng các quan chức địa phương.
Ngày nay, trang phục của người Việt gốc Hoa ở Hội An cũng giống như
trang phục của cư dân bản địa họ chỉ mặc trang phục truyền thống vào các ngày lễ
tết quan trọng.

Về ở: Nét nổi bật trong nếp ở của người Việt gốc Hoa là họ rất chú trọng đến
việc phong thủy, trong mọi công việc, từ việc chọn nơi cất đất đến việc xây dựng

15


nhà cửa, phố xá hay các cơng trình cơng trình tơn giáo, tín ngưỡng. Nhà ở của
người Việt gốc Hoa có hai loại chủ yếu. Đối với người Việt gốc Hoa sống ở các
vùng ven, vùng nơng thơn thì sử dụng loại nhà ngói ba gian hai chái, với kiểu nhà
này nổi bật nhất là ln có chái, đây là kiểu kiến trúc truyền thống của người Việt
mà người Việt gốc Hoa đã tiếp thu hoặc mua bán chuyển nhượng với cư dân địa
phương. Đối với những người Việt gốc Hoa sống trong trung tâm thành phố Hội An
thì họ chủ yếu sử dụng loại nhà phố, với những ngôi nhà khơng có chái và gồm
nhiều lớp, hẹp về chiều ngang và dài về chiều sâu.
1.1.2.4. Đời sống tinh thần
Về lễ hội: Lễ hội của người Việt gốc Hoa ở Hội An rất phong phú, đa dạng
gồm nhiều hình thức tổ chức và liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau gắn liền
với những mục đích khác nhau đối với những thành phần cư dân khác nhau, trong
đó có một số lễ hội chung lớn trong năm như: tết Nguyên Đán, Nguyên Tiêu, Đoan
Ngọ, Trung Thu… hay các lễ hội truyền thống gắn liền với đặc điểm văn hóa riêng
của mình như: lễ vía Quan Cơng, Thiên Hậu Thánh Mẫu, Lục Tánh Vương Gia…
Về tín ngưỡng: Việc thờ tự một số vị thần có nguồn gốc từ Nam Trung Hoa
rất phổ biến trong cộng đồng cư dân người Việt gốc Hoa ở Hội An. Đó là: tục thờ
Thiên Hậu Thánh Mẫu, thờ Quan Thánh Đế Quân, thờ thần Tài… và tục thờ cúng
tổ tiên cũng được các gia đình người Việt gốc Hoa rất coi trọng. Ngồi ra người
Hoa cịn tiếp thu một số tín ngưỡng của người Chăm như: tục thờ Chúa Lồi, Chúa
Ngọc, hay tục thờ Chúa Tiên của người Việt… Trong cộng đồng người Việt gốc
Hoa ở Hội An còn phổ biến một số tập tục như “mở hàng đầu năm”, vay vốn các
thần để đi buôn đi bán, hay xin lộc, cầu tài…
Có thể nói, với truyền thống văn hóa sẵn có, cùng với việc tiếp thu một số

sinh hoạt văn hóa, tơn giáo, tín ngưỡng tại chỗ của cư dân bản địa, cộng đồng
Người Việt gốc Hoa ở Hội An đã từng bước xây dựng cho mình một đời sống văn
hóa mang những sắc thái riêng phong phú đa dạng cả về vật chất lẫn tinh thần.
1.2. Khái quát về tín ngƣỡng thờ thần Tài
1.2.1. Khái niệm
1.2.1.1. Khái niệm về tín ngưỡng
Khi bàn đến tín ngưỡng người ta đồng thời bàn đến tơn giáo. Có người cho

16


rằng tín ngưỡng với tơn giáo là một. Có người lại coi tín ngưỡng là cái nền của tơn
giáo, một yếu tố cấu thành của tơn giáo. Có người coi như chỉ có tơn giáo khơng có
tín ngưỡng. Lại có người coi tín ngưỡng là cấp thấp nhất của tơn giáo. Do đó hiện
nay có rất nhiều quan điểm xung quanh về khái niệm tín ngưỡng và chưa có một
quan niệm đồng nhất nào về khái niệm này.
Vậy tín ngưỡng là gì. Trong từ điển Tiếng Việt định nghĩa tín ngưỡng là:
“Lịng tin và sự tơn thờ một tơn giáo” [15; 1646], tức là tín ngưỡng chỉ tồn tại trong
một tơn giáo. Theo giải thích của Đào Duy Anh, tín ngưỡng là: “Lịng ngưỡng mộ
mê tín đối với một tơn giáo hoặc một chủ nghĩa” [2; 76]. Ngô Đức Thịnh đưa ra
quan điểm rõ ràng hơn: “Tín ngưỡng được hiểu là niềm tin của con người vào một
cái gì đó thiêng liêng, cao cả, siêu nhiên hay nói gọn lại là niềm tin, ngưỡng vọng
vào “cái thiêng”, đối lập với cái “trần tục”, hiện hữu mà ta có thể sờ mó, quan sát
được. Có nhiều loại niềm tin, nhưng ở đây niềm tin vào tín ngưỡng là niềm tin vào
“cái thiêng”. Do niềm tin vào cái thiêng thuộc vào bản chất của con người, nó là
nhân tố cơ bản tạo nên đời sống của con người, cũng như giống đời sống vật chất,
đời sống xã hội tinh thần, tư tưởng, đời sống tình cảm..” [11; 34].
Như vậy qua một số quan điểm trên chúng ta có thể hiểu nơm na rằng, tín
ngưỡng là niềm tin, sự ngưỡng mộ đối với một đối tượng siêu nhiên nào đó có ảnh
hưởng, chi phối đến đời sống sinh hoạt của con người. Tín ngưỡng là một sản phẩm

văn hóa do con người tạo ra, là niềm tin về những điều thiêng liêng, cao cả, những sức
mạnh huyền bí, vĩ đại mà con người cảm nhận được nhưng không nhận thức được.
1.2.1.2. Khái niệm về tín ngưỡng thờ thần Tài
Tín ngưỡng thờ thần Tài là một nét văn hóa độc đáo đặc sắc trong hệ thống
tín ngưỡng Việt Nam. Ban đầu tín ngưỡng thờ thần Tài có nguồn gốc từ Trung
Quốc và du nhập vào Việt Nam. Trong quá trình du nhập, nhân dân ta đã tiếp biến
tín ngưỡng này để phù hợp với văn hóa truyền thống và lâu dần nó trở thành một
phần trong đời sống tâm linh của con người.
Thờ cúng thần Tài là cái nền chung của đời sống các tộc người ở Việt Nam
nói riêng và các nước trong khu vực nói riêng. Tuy nhiên ở mỗi đất nước, mỗi dân
tộc xuất phát từ mơi trường tự nhiên, hồn cảnh kinh tế chính trị xã hội, truyền thống
văn hóa thì việc thờ cúng thần Tài diễn ra khác nhau.

17


Hiện nay, vẫn chưa có một khái niệm nào về việc thờ cúng thần Tài, tuy
nhiên có ý kiến cho rằng: “Thờ thần Tài là một hình thái ý thức mang ý nghĩa tâm
linh, do thần Tài là vị thần luôn gắn liền với của cải và tiền bạc nên việc thờ cúng
thần Tài ngoài ý nghĩa cầu mong sự ban phát mang tài lộc, của cải, sung túc cho
gia đình cịn là dịp để con người bày tỏ lịng biết ơn các vị thần và cầu mong được che
trở, bảo hộ, ban cho người an vật thịnh. Bên cạnh đó cịn mang ý nghĩa chính là giáo
dục sự biết ơn, đạo đức „„uống nước nhớ nguồn‟‟ cho các thế hệ con cháu ” [42].
1.2.2. Vài nét về tín ngưỡng thờ thần Tài ở Việt Nam
Tín ngưỡng thờ thần Tài, là một trong những thành tố văn hóa tinh thần của
người Việt Nam nói chung và người Việt gốc Hoa ở Hội An, Quảng Nam nói riêng.
Thờ cúng thần Tài là một hình thức tín ngưỡng mà thơng qua các nghi thức
thờ cúng con người muốn gửi gắm niềm tin, khát vọng của mình đến thế giới tâm
linh, thiêng liêng huyền bí.
Bên cạnh tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, Táo Cơng thì tín ngưỡng thờ thần Tài

là một trong những tín ngưỡng quan trọng trong gia đình người Việt, đặc biệt rất
được coi trọng đối với những gia đình làm ăn, bn bán, kinh doanh. Ở Việt Nam
tín ngưỡng thờ thần Tài gắn liền với thổ Địa. Hầu như không có sự phân biệt rạch
rịi nào giữa hai vị thần này.
Thần Tài là vị thần mang đến tài lộc cho gia đình. Thắp hương lễ bái thần
Tài gia chủ sẽ làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn. Người ta thờ thần Tài ở xó xỉnh
trong nhà do xuất phát từ điển tích; “Có một lái bn tên là Âu Minh khi đi qua hồ
Thanh Thảo, Thủy thần cho một nô tỳ tên là Như Nguyệt. Khi Âu Minh đưa Như
Nguyệt về nuôi trong nhà, ngày càng làm ăn phát đạt. Vào một ngày tết vì một lí do
nào đó mà Âu Minh đã đánh Như Nguyệt, do sợ quá nên cô đã chui vào đống rác và
biến mất, từ đó Âu Minh ngày càng làm ăn thua lỗ và sa sút, khơng mấy chốc mà
trở thành nghèo. Sau đó người ta tin rằng cô gái này là thần Tài và từ đó bắt đầu
thờ phụng cơ”, cũng kể từ đó ta có tục kiêng hốt rác trong 3 ngày đầu năm vì sợ hốt
rác là hốt cả thần Tài.
Ngồi ra, cũng có quan niệm cho rằng thần Tài là một dạng Thổ thần kiểu
thần đất (Thổ Địa), vị thần bảo hộ cây trái, hoa màu thể hiện tính nơng nghiệp và là
vị thần trông coi tiền tài, vàng bạc. Mặc dù thần Tài được coi là một dạng thần khác

18


của thần Đất nhưng cả hai vẫn mang yếu tố tâm linh giúp con người làm ăn phát
đạt, cho nên ở Việt Nam người ta không thờ thần Tài một mình mà họ thường lập
bàn thờ và thờ chung với thổ Địa.
Như vậy xét cho cùng, tín ngưỡng thờ thần Tài khơng phải là một tơn giáo,
mục đích của nó khơng phải cứu cánh cho cái chết mà nó là lịng thành kính biết ơn
đối với những người được xưng làm thần Tài. Nó mang tính chất của một hình thái
tín ngưỡng, thờ tự, cúng lễ, cầu mong các vị thần ban phát sự may mắn, tốt lành
trong cuộc sống và công việc… đồng thời nhắc cho con người nhớ đến quê hương,
cội nguồn dân tộc.

Tiểu kết chƣơng 1
Sự thuận lợi về điều kiện tự nhiên và kinh tế của Hội An chính là nhân tố
quyết định đến việc sinh sống và hình thành các tín ngưỡng của người Việt gốc Hoa
nơi đây. Từ những con người bị đất nước chối bỏ, những con người phải sống trong
cảnh tha phương cầu thực nay đây mai đó, khi đến với Hội An người Việt gốc Hoa
đã tìm được cho mình một nơi sinh sống và làm việc lí tưởng. Tại nơi này họ có
quyền lựa chọn cho mình cách thức sống, cách làm việc, tham gia vào các hoạt
động tín ngưỡng nhằm thỏa mãn nhu cầu về mặt tâm linh cho bản thân.
Đến với Hội An từ những năm của thế kỉ XV – XVI, người Việt gốc Hoa ở
Hội An đã nhanh chóng tiếp thu, hịa nhập với văn hóa bản địa tạo nên một nền văn
hóa da dạng đậm đà bản sắc Hội An. Đóng góp một phần vào việc xây dựng bức
tranh văn hóa ấy là tín ngưỡng thờ thần Tài – một vị thần của giàu sang, của cải,
tiền bạc, thờ cúng thần Tài là dịp để con người bày tỏ lịng biết ơn, kính trọng, thể
hiện khát khao ước vọng về một cuộc sống ấm no hạnh phúc của con người, đồng
thời nhắc nhở con người phải nhớ về cội nguồn về quê cha đất tổ.

19


CHƢƠNG 2. TÍN NGƢỠNG THỜ THẦN TÀI CỦA NGƢỜI VIỆT GỐC
HOA Ở HỘI AN, QUẢNG NAM
2.1. Điều kiện hình thành tín ngƣỡng thờ thần Tài của ngƣời Việt gốc Hoa ở
Hội An, Quảng Nam
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: Thành phố Hội An hiện nay là một trong 17 huyện, thành phố
của tỉnh Quảng Nam, nằm ở vùng cửa sông ven biển, cuối tả ngạn sông Thu Bồn,
ôm trọn bờ Bắc cửa Đại. Thành phố Hội An nằm ở tọa độ 15º53’vĩ Bắc và 108º20’
kinh độ Đông, cách quốc lộ 1A 9km về phía Đơng, cách thành phố Đà Nẵng 25km
về phía Đơng Nam, cách thành phố Tam kì khoảng 50km về phía Đơng Bắc. Với vị
trí đó, Hội An gần như là trung độ của đất nước, được nối liền bởi các trục giao

thông Hội An – Non Nước và Hội An – Vĩnh Điện. Mặt khác, Hội An cịn được bao
bọc bởi mơi trường sơng biển và sự gắn liền của các huyện bạn láng giềng: Phía
Nam và Đơng Nam giáp huyện Duy Xun, Tây và Tây Bắc giáp huyện Điện Bàn,
Bắc và Đông Bắc giáp Biển Đông và được che chắn bởi Cù Lao Chàm. Các vùng
tiếp giáp với Hội An đều là những địa phương có sản vật phong phú, dồi dào là điều
kiện để Hội An có thể trao đổi, bn bán và làm sản phẩm trong hoạt động thương
mại với các thương nhân của các nước đến bn bán. Bên cạnh đó, do tiếp giáp với
biển Đông và được bao bọc bởi Cù Lao Chàm và cửa Đại nên từ xưa nơi đây đựơc
coi là cửa ngõ tiền tiêu để giao thương với bên ngoài và là trung tâm trung chuyển
thương mại quốc tế quan trọng trên biển Đông thời các Chúa Nguyễn.
Xét về mặt địa giới hành chính: Hội An là một thành phố trực thuộc tỉnh,
được thành lập ngày 29 tháng 1 năm 2008 theo Nghị định số 10/2008NĐ – CP của
chính phủ Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hội An hiện nay được công nhận
là đô thị loại III, Trực thuộc tỉnh Quảng Nam. Thành phố Hội An hiện nay gồm 13
đơn vị hành chính với 9 phường nội thị gồm: Cẩm An, Cẩm Châu, Cẩm Nam, Cẩm
Phô, Cửa Đại, Minh An, Sơn Phong, Tân An, Thanh Hà, và 4 xã gồm: Cẩm Hà,
Cẩm Kim, Cẩm Thanh và xã đảo Tân Hiệp nằm trên cụm đảo Cù Lao Chàm. Thành
phố Hội An có diện tích khiêm tốn nhất so với các huyện thành trong tỉnh Quảng
Nam, tổng diện tích tự nhiên 6,084ha /1.040.514ha, chiếm 0,58% tổng diện tích của

20


×