Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Tình yêu quê hương đất nước trong ca dao xứ quảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (842.63 KB, 86 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
***

NGUYỄN THỊ THU NGUYỆT

TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC
TRONG CA DAO XỨ QUẢNG

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Đà Nẵng, 05/2014


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
***

TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC
TRONG CA DAO XỨ QUẢNG

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Người hướng dẫn:
TS. LÊ ĐỨC LUẬN

Người thực hiện:
NGUYỄN THỊ THU NGUYỆT


(Khóa 2010 - 2014)

Đà Nẵng, tháng 5/2014


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi thực hiện
dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Đức Luận và chưa từng công bố trong bất cứ
cơng trình nào khác.
Tơi xin chịu mọi trách nhiệm về nội dung khoa học của cơng trình này.

Đà Nẵng, ngày 15 tháng 05 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Thị Thu Nguyệt


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian vừa qua nhờ sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của q thầy
cơ, những người thân trong gia đình và bạn bè thì tơi đã hồn thành khóa
luận tốt nghiệp này.
Bằng tấm lịng tri ân sâu sắc tôi xin gửi lời cám ơn đến các Thầy Cô
trong khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, đặc biệt là thầy
giáo, TS. Lê Đức Luận – người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong q trình
thực hiện khóa luận.
Qua đây, tơi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Phòng Thư viện trường Đại học
Sư phạm Đà Nẵng đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp cho tôi những tư liệu
cần thiết và quý giá để chúng tơi có cơ sở nghiên cứu đề tài.
Xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, khích lệ tơi trong q trình
hồn thành khóa luận tốt nghiệp.

Đà Nẵng, ngày 15 tháng 05 năm 2014
Sinh viên

Nguyễn Thị Thu Nguyệt


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................ 3
3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 6
4.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 6
4.2. Phạm vi nghiên cứu. ................................................................................... 6
5. Bố cục khóa luận ........................................................................................... 6
NỘI DUNG ....................................................................................................... 7
CHƯƠNG MỘT: XỨ QUẢNG- ĐẶC ĐIỂM VÙNG ĐẤT VÀ VĂN HÓA
DÂN GIAN ....................................................................................................... 7
1.1. Xứ Quảng – đặc điểm vùng đất và con người ........................................... 7
1.1.1. Lịch sử hình thành vùng đất .................................................................... 7
1.1.2. Đặc điểm về địa lí, dân cư..................................................................... 11
1.1.3. Nét đẹp con người xứ Quảng ................................................................ 14
1.1.4. Danh nhân văn hóa, lịch sử ................................................................... 18
1.2. Xứ Quảng – đặc điểm văn hóa dân gian .................................................. 20
1.2.1. Những di chỉ, địa danh mang dấu ấn văn hóa – lịch sử ........................ 20
1.2.2. Đặc sản quê hương ................................................................................ 23
1.2.3. Phong tục, lễ hội và tín ngưỡng ............................................................ 25
1.2.4. Đặc điểm văn học dân gian xứ Quảng .................................................. 27
Tiểu kết:........................................................................................................... 30
CHƯƠNG HAI: CẢNH SẮC VÀ HƯƠNG VỊ XỨ QUẢNG ....................... 31

2.1. Niềm tự hào danh lam thắng cảnh và vẻ đẹp trù phú của địa phương ..... 31
2.2.1. Niềm tự hào danh lam thắng cảnh địa phương ..................................... 31


2.2.2. Niềm tự hào vẻ đẹp trù phú của địa phương ......................................... 37
2.2. Hương vị sản vật quê hương .................................................................... 41
2.2.1. Đặc sản quê hương ................................................................................ 41
2.2.2. Những món ăn đậm đà hương vị quê nhà ............................................. 48
Tiểu kết:........................................................................................................... 51
CHƯƠNG BA: XỨ QUẢNG - CHAN CHỨA NGHĨA TÌNH VÀ GIÀU
TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ VĂN HÓA ..................................................... 53
3.1. Xứ Quảng – vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa ....................... 53
3.1.1. Vùng đất của những chiến công lịch sử ................................................ 53
3.1.2. Vùng đất giàu nét đẹp văn hóa .............................................................. 58
3.1.3.Vùng đất của những làng nghề truyền thống ......................................... 61
3.2. Xứ Quảng – vùng đất mang niềm yêu thương và chan chứa nghĩa tình . 64
3.2.1. Khúc ca về tình yêu q hương, làng xóm ........................................... 64
3.2.2. Tình cảm gia đình đằm thắm................................................................. 66
3.2.3. Tình u lứa đơi mặn nồng ................................................................... 70
Tiểu kết:........................................................................................................... 76
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 77
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 79


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn học dân gian là cái nơi văn hóa, văn học của mỗi quốc gia. Đối với
người Việt Nam thì văn học dân gian thực sự là một tài sản tinh thần vô cùng

quý giá với nền văn minh quốc gia và sự phát triển văn hóa truyền thống.
Những giá trị tinh hoa ấy từ xưa đến này vẫn được nhân dân duy trì, bảo tồn,
phát triển và trân trọng.
Ca dao là một trong những bộ phận quan trọng trong hệ thống văn học
dân gian của dân tộc. Với những biến cố trên suốt chiều dài lịch sử, ca dao
vẫn ln giữ trong mình những bản sắc văn hóa khu vực và dân tộc. Ca dao
luôn là những khúc hát muôn đời in sâu trong tâm thức của mỗi con người.
Đó là những khúc hát về tình u q hương đất nước. Đó là tình cảm gia
đình gắn bó sâu nặng giữa mọi thành viên trong gia đình. Đó cịn là tình u
lứa đơi với mn hình vạn trạng. Hay đó cịn là những lời gửi gắm của cha
ông với con cháu để mong về sau mọi điều đều yên bình và thịnh vượng.
Những câu ca dao ấy cứ theo dần chúng ta qua từng năm tháng, làm cho
chúng ta thêm yêu cuộc sống, yêu đời, lạc quan hơn trong mọi việc và nhất là
làm cho chúng ta thêm yêu đất nước, con người, tự hào vì mình là người con
đất Việt, vùng đất giàu truyền thống văn hóa.
Tìm hiểu văn học dân gian nói chung và tìm hiểu ca dao nói riêng cũng
chính là tìm hiểu về nguồn cội, lịch sử hình thành và phát triển của nền văn
hóa, văn học dân gian từ xưa cho đến nay. Ta có thể tìm thấy những câu ca
dao ấy qua tổng thể nền văn hóa dân tộc hay qua những nền văn hóa vùng và
văn hóa địa phương khác nhau.
Xứ Quảng được biết đến với vùng đất thiêng của người Việt, bao gồm
hai tiểu vùng Quảng Nam – Đà Nẵng. Trong suốt chiều dài lịch sử và phát
triển của đất nước thì xứ Quảng cũng đã trải qua rất nhiều thăng trầm và biến


2

cố hào hùng của lịch sử dân tộc. Là vùng đất có vị trí chiến lược quan trọng
trong an ninh quốc gia và cũng là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế
văn hóa lớn nhất của dải đất miền Trung nói riêng, của cả nước nói chung.

Vùng đất này đã sản sinh ra rất nhiều những anh tài, danh nhân kiên trung ái
quốc trong quá trình hình thành và bảo vệ Tổ Quốc. Qua dấu ấn thời gian,
vùng đất này đã để lại nhiều dấu ấn văn hóa mang đậm bản chất văn hóa vùng
miền. Những dấu ấn ấy được thể hiện rất nhiều trong văn học dân gian Việt
Nam nói chung và văn hóa dân gian Đà Nẵng – Quảng Nam nói riêng.
Tình u q hương đất nước là mảng đề tài được nhân dân ta nói đến
khá nhiều trong mỗi lời ăn tiếng nói, trong câu thơ, tiếng hát hằng ngày. Bởi
qua những câu ca hát, câu thơ, câu ca dao ấy, nhân dân đã phần nào đó thể
hiện lịng tự hào dân tộc lớn lao và cịn thể hiện được tình u sâu đậm với
q hương đất nước bao đời. Với đề tài “Tình yêu quê hương đất nước trong
ca dao xứ Quảng” tức là tìm hiểu riêng về nền văn hóa hai vùng đất Đà Nẵng
– Quảng Nam trong suốt tiến trình hình thành và phát triển văn hóa dân gian
của hai vùng đất này. Thơng qua đề tài này có thể phần nào thể hiện rõ hơn
những đặc điểm về địa lí, lịch sử, dân cư, ngôn ngữ và những đặc sắc văn hóa
của con người xứ Quảng được thể hiện như thế nào trong từng câu ca dao nơi
này.
Chúng tôi chọn đề tài “Tình yêu quê hương đất nước trong ca dao xứ
Quảng” trước hết là bởi tình yêu sâu sắc với mảnh đất đã gắn bó với tơi trong
một thời gian dài vừa qua. Chúng tôi cũng mong muốn qua sự đóng góp nhỏ
bé cuả bản thân mình để phần nào mang đến cho người đọc những hiểu biết
về văn hóa dân gian người xứ Quảng trong những câu ca dao về tình yêu đất
nước của con người nơi đây. Với tất cả những lí do trên, chúng tơi chọn dề tài
“Tình yêu quê hương đất nước trong ca dao xứ Quảng” để làm đề tài
nghiên cứu cho mình.


3

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Từ trước đến nay, việc sưu tầm và nghiên cứu văn học dân gian nói

chung và tìm hiểu ca dao nói riêng ln được sự quan tâm rất nhiều của các
nhà nghiên cứu văn hóa, văn học. Để hồn thành đề tài này một cách thuận
lợi, chúng tôi đã dựa vào một số công trình nghiên cứu như sau:
Đầu tiên là cuốn “Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam”, Nxb Khoa học xã
hội H,1978, của tác giả Vũ Ngọc Phan. Cơng trình này bao gồm hệ thống
khảo cứu đồ sộ về tục ngữ, ca dao, dân ca của nhiều miền khác nhau trên đất
nước Việt Nam.
Thứ hai có thể kể đến cuốn “Kho tàng ca dao người Việt”, Nxb Văn hóa
thơng tin, do nhóm tác giả Nguyễn Xn Kính, Phan Đăng Nhật (chủ biên),
1995. Đây cũng là một trong những cơng trình khảo cứu có giá trị về hệ thống
những câu ca dao của người Việt từ xưa cho đến nay. Hệ thống ấy được sắp
xếp rất có trình tự và dễ dàng tìm kiếm thơng qua bảng kí tự hệ thống chữ cái.
Bên cạnh đó là những tác phẩm lí giải, phân tích, bình giảng ca dao một
cách rõ nét cho người đọc tham khảo và dễ hiểu như cuốn “Bình giảng ca
dao”của Hoàng Tiến Tựu, Nxb giáo dục, 1991 hay cuốn “Ca dao Việt Nam và
những lời bình” của tác giả Vũ Thị Hương, Nxb Văn hóa Thơng tin, 2007.
Hai tác phẩm này đều diễn đạt khá rõ những ý nghĩa, thông điệp nội dung câu
ca dao muốn đề cập. Thông qua sự trình bày cụ thể của từng đề tài ca dao
được trình bày trong nội dung văn bản, người đọc sẽ dễ dàng nắm bắt được
những đặc điểm, biểu tượng, biểu trưng mà cốt lõi câu ca dao thể hiện.
Ngồi những tác phẩm nói trên thì trong suốt q trình học tập của bản
thân tại trường Đại học Sư Phạm, thì chúng tơi cịn có thể tiếp xúc với văn
hóa dân gian qua những mơn học như: Văn học dân gian, Thi pháp văn học
dân gian, Ngôn ngữ và văn hóa, qua những giáo trình mơn học tương tự của
TS.Lê Đức Luận. Ngồi những giáo trình kể trên thì chúng tơi cịn có thể tiếp


4

nhận một lượng thông tin đầy đủ hơn về cấu trúc ca dao qua cuốn “Cấu trúc

ca dao trữ tình người Việt”, TS.Lê Đức Luận, Nxb Đại học Huế,2011. Và một
số cơng trình nghiên cứu của thầy Luận trên một số tạp chí như tạp chí Nguồn
sáng dân gian với đề tài “Địa danh, sản vật và nghề nghiệp trong ca dao, tục
ngữ Đà Nẵng”, 1991. Từ những cơng trình nghiên cứu khá chi tiết và dụng
công của TS.Lê Đức Luận thì bạn đọc hay cụ thể hơn là những sinh viên Cử
nhân Ngữ Văn như chúng tơi sẽ có cơ hội học tập và hiểu biết rõ nét hơn về
những đặc điểm cụ thể trong cấu trúc ca dao. Nhất là có thể qua đó giúp ích
cho cơng trình nghiên cứu đang thực hiện này.
Trên đây là những công trình nghiên cứu về văn học dân gian trong tồn
bộ hệ thống văn hóa dân gian Việt Nam. Cịn để nghiên cứu, đào sâu và phục
vụ đề tài Tình yêu quê hương đất nước trong ca dao xứ Quảng thì chúng tơi
cũng dựa vào một số cơng trình nghiên cứu sau đây:
Cuốn “Tổng hợp văn hóa văn nghệ dân gian Ca dao, dân ca đất Quảng”,
do Hội văn nghệ dân gian Việt Nam đứng đầu với những tác giả biên soạn
như Hoàng Hương Việt, Bùi Văn Tiếng chủ biên, Nxb Đại học Quốc Gia Hà
Nội, 2010. Đây có thể được xem là cuốn sách tổng hợp khái quát và đầy đủ
nhất về ca dao, dân ca Quảng Nam – Đà Nẵng từ trước đến nay. Cơng trình đã
tổng quan rất cụ thể từng câu ca dao thông qua nhiều mảng đề tài khác nhau
như: Đất nước, Lịch sử, Quan hệ xã hội, gia đình, tình u lứa đơi. Chính vì
thế chúng tơi quyết định dựa vào giáo trình chính này cùng những khám phá,
tìm hiểu thực tế của mình để làm rõ vấn đề mà đề tài nghiên cứu mà chúng tôi
đang tiến hành.
Cuốn “Lịch sử xứ Quảng- tiếp cận và khám phá”, của Hội Khoa học lịch
sử Đà Nẵng, 2012, do một số tác giả có tên tuổi biên soạn như Bùi Xuân, Bùi
Văn Tiếng, Phan Văn Cảnh,…Cuốn sách là một tập hợp nhỏ những bài
nghiên cứu lịch sử gần đây về nhiều đề tài khác nhau của lịch sử, văn hóa, con


5


người xứ Quảng trong quá trình hình thành và phát triển của vùng đất “địa
linh nhân kiệt” này.
Cuốn “Văn học dân gian Quảng Nam”, Sở văn hóa thơng tin Quảng
Nam, 2001, do nhà nghiên cứu văn hóa, văn học dân gian Nguyễn Văn Bổn
biên soạn. Cuốn sách sưu tập các tác phẩm văn học dân gian miền Biển, đồng
thời là những nghiên cứu về lịch sử, con người và những giá trị văn hóa, văn
học dân gian từ xưa đến nay của vùng đất xứ Quảng.
Bên cạnh đó là những cuốn sách mang thông tin về vùng đất Đà Nẵng –
Quảng Nam trong suốt chiều dài xây dựng và phát triển theo dịng lịch sử đất
nước. Để từ đó mới tạo nên được những nền tảng văn hóa dân gian trên vùng
đất này. Qua cuốn sách “Người Quảng Nam” do tác giả Lê Minh Quốc chủ
biên, Nxb Trẻ (2012) ta phần nào cảm nhận được bóng dáng người Quảng qua
nhiều thời kì lịch sử và thấy được nét đẹp văn hóa từ bao đời của con người
trên mảnh đất gần 600 năm tạo dựng này.
Ngồi ra chúng tơi cịn tìm hiểu những nét đặc trưng vùng miền của
mảnh đất này qua cuốn “Lễ hội và văn hóa dân gian xứ Quảng”, nhà nghiên
cứu Lê Minh Anh, Nxb Quân đội nhân dân, 2010. Cuốn sách mang lại những
kiến thức lễ hội cũng như văn hóa dân gian truyền thống Quảng Nam-Đà
Nẵng trong đời sống nhân dân.
Từ trước đến nay đã có khơng ít cơng trình nghiên cứu về đề tài “Tình
u quê hương đất nước trong ca dao Quảng Nam” nhưng đến nay vẫn chưa
có cơng trình nghiên cứu nào đề cập và bao quát rộng hơn những giá trị văn
hóa về vùng đất xứ Quảng rộng lớn như “Tình yêu quê hương đất nước trong
ca dao xứ Quảng” một cách cụ thể, chi tiết. Chính vì vậy, thơng qua những
tìm kiếm, tham khảo, chắt lọc các cơng trình nghiên cứu của các tác giả đi
trước về vấn đề này. Chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài “Tình u q
hương đất nước trong ca dao xứ Quảng” để có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về


6


những giá trị văn hóa dân gian của con người Việt tại vùng đất xứ Quảng một
cách hoàn thiện hơn.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này một cách hồn thiện và cụ thể nhất thì chúng tơi
tiến hành sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp liên ngành
- Phương pháp cấu trúc, hệ thống
- Phương pháp phân tích, so sánh
- Phương pháp khái quát, tổng hợp
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu chính trong đề tài này là “Tình yêu quê hương đất
nước trong ca dao xứ Quảng”.
4.2.Phạm vi nghiên cứu.
Để làm rõ đề tài nghiên cứu này, chúng tơi khảo sát và phân tích chủ yếu
dựa vào cuốn “Tổng hợp văn hóa văn nghệ dân gian Ca dao, dân ca đất
Quảng”, Hoàng Hương Việt, Bùi Hương Tiếng chủ biên, Nxb Đại học Quốc
Gia Hà Nội, 2010.
5. Bố cục khóa luận
Luận văn của chúng tơi ngồi phần mở đầu và phần nội dung gồm có ba
chương:
Chương một : Xứ Quảng – đặc điểm vùng đất và văn hóa dân gian
Chương hai : Cảnh sắc và hương vị xứ Quảng
Chương ba

: Xứ Quảng – Vùng đất chan chứa nghĩa tình và giàu truyền

thống lịch sử, văn hóa



7

NỘI DUNG
CHƯƠNG MỘT: XỨ QUẢNG- ĐẶC ĐIỂM VÙNG ĐẤT VÀ VĂN HÓA
DÂN GIAN
1.1.Xứ Quảng – đặc điểm vùng đất và con người
1.1.1.Lịch sử hình thành vùng đất
Vùng đất này nguyên xưa là đất Việt – Thường thị, đời Tần thuộc về
Tượng Quận; đời Hán thuộc về quận Nhật Nam; đời Đường thuộc Lâm Ấp;
đời Tống thuộc Chiêm Thành. Năm 1306, để giữ mối hòa hảo với Chiêm
Thành, vua Trần Anh Tông đã đi một nước cờ khôn khéo là gả em gái công
chúa Huyền Trân cho Chế Mân (Jaya Sinhavarman II). Bởi vậy mà Chế Mân,
ông vua Chiêm Thành này đã hào phóng dâng châu Ơ và châu Lý làm lễ nạp
trưng. Sau khi được hai vùng đất mới này, vua Trần đổi tên thành Thuận Châu
(tức vùng Quảng Trị) và Hóa Châu (từ Thừa Thiên đến huyện Điện Bàn thuộc
Quảng Nam ngay nay). Đến đời nhà Hồ, sau nhiều lần giao tranh và thương
thảo, năm 1402, vua Chiêm Thành là Ba Đích Lại (Indravarman) đã nhường
đất Chiêm Động (tức phủ Thăng Bình thuộc Quảng Nam) và Cổ Lũy (tức
Quảng Ngãi) cho nhà Hồ. Từ đó nhà Hồ chia đất ra là bốn châu Thăng, Hoa,
Tư, Nghĩa và đặt An phủ sứ điều hành công việc hành chánh. Người Việt lại
tiếp tục có mặt tại vùng đất mới. Kéo dài suốt quá trình xây dựng đất nước thì
người Việt đã dùng tất cả sức lực, máu xương của mình để giữ đất và tránh sự
quấy nhiễu của Chiêm Thành. Mãi đến cuối thế kỉ XIV, khi Đức Lê Thánh
Tông đứng từ trên đỉnh Hải Vân phóng tầm nhìn ra cả một vùng biển và miền
đất phương Nam đã khơi gợi ý niệm về một tiền đồ rộng mở của Đại Việt. Vị
thế tầm nhìn ấy, trước tiên đọng lại trong một cái địa danh “xứ Quảng”[5;19]
Chính vì thế mà năm 1470, đích thân Lê Thánh Tơng đã cầm qn đi chinh
phạt những cuộc loạn lạc, giặc giã ở vùng biên giới Việt – Chiêm Thành. Vây



8

thành Trà Bàn bắt được Trà Toàn. Năm 1471, nhà vua đã lấy đất ấy đặt làm
đất Quảng Nam thừa tuyên chia thành ba phủ Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hồi
Nhơn (tức Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định ngày nay). Ta có thể hiểu,
Quảng là rộng, Nam là chỉ vùng đất phương Nam. Nhà vua lấy Mũi Nạy làm
mốc giữa hai nước Việt – Chiêm Thành.
Quảng Nam là đạo thứ 13, bao gồm một vùng lãnh thổ rộng lớn, kéo dài
từ Hải Vân đến núi Thạch Bi (giáp giới Phú Yên với Khánh Hòa ngày nay)
được chia thành ba phủ và chín huyện (tiền thân của Nam, Ngải, Bình, Phú).
Ba phủ, chín huyện đó là: Thăng Hoa phủ, gồm 3 huyện: Lệ Giang, Hy Giang
và Hà Đông (tương ứng với tỉnh Quảng Nam ngày nay). Tư Nghĩa phủ, gồm 3
huyện Nghĩa Sơn, Bình Sơn và Mộ Sơn (tương ứng với tỉnh Quảng Ngãi ngày
nay). Hòa Nhơn phủ, gồm 3 huyện Bồng Sơn, Phù Ly và Tuy Viễn (tương
ứng với tỉnh Bình Định ngày nay). Địa phận Quảng Nam lúc bấy giờ chỉ đến
đèo Cù Mơng, cịn phần đất từ đèo Cù Mơng đến núi Thạch Bi, do địa hình
hiểm trở, người Việt vẫn chưa quản lí. Suốt chiều dài lịch sử, Quảng Nam còn
nhiều lần thay đổi tên gọi: Năm 1490 (Hồng Đức) – Quảng Nam xứ, năm
1520 (Hậu Lê) – trấn Quảng Nam…
Năm 1570, Chúa Nguyễn vào trấn thủ Đạo Quảng Nam, truyền nối con
cháu (Nguyễn Phúc Tần, Nguyễn Phúc Chu…) và với ý đồ mở rộng bờ cõi
đất nước nên đã lấn dần vào Nam, xâm chiếm trọn vẹn đất Chiêm Thành, lập
thành Phủ Diên Khánh (Khánh Hòa), Phủ Bình Thuận, Huyện n Phúc và
Huyện Hịa Đa (Bình Thuận). Năm 1603 (thời Nguyễn Hoàng) đổi tên Quảng
Nam thành dinh Quảng Nam.Năm 1744, Chúa Võ Vương Nguyễn Phúc
Khoát, sau khi chiếm được Hà Tiên Rạch Giá, chia nước ra làm 12 dinh:
Chính Dinh (Thừa Thiên), Cựu Dinh (Ái Tử), Quảng Bình Dinh, Vũ Xá Dinh,
Bố Chính Dinh, Quảng Nam Dinh (Quảng Ngãi và Quy Nhơn phủ), Phú Yên
Dinh, Bình Khang Dinh, Bình Thuận Dinh (đất Chiêm Thành), Trấn Biên



9

Dinh, Phiên Trấn Dinh, Long Hồ Dinh (đất Chân Lạp). Đồng thời, lấy Hội An
làm cửa biển duy nhất buôn bán với nước ngoài, người ngoại quốc thường gọi
là Quảng Nam Quốc.
Năm 1820, Vua Gia Long, sau khi thống nhất đất nước, chia nước ra làm
23 trấn: Bắc Thành có 11 trấn, Gia Định thành có 5 trấn, Miền Trung có 7
trấn, trong đó có Qng Ngãi Trấn, Bình Định Trấn, Phú Yên Trấn và 4
Doanh, thuộc đất Kinh kỳ: Trực Lệ Doanh (Thừa Thiên); Quảng Trị Doanh;
Quảng Bình Doanh và Quảng Nam Doanh. Như thế Đạo Quảng Nam hay
Quảng Nam dinh bắt đầu từ đây chính thức làm 3 Trấn: Quảng Ngãi Trấn;
Bình Định Trấn và Phú Yên Trấn. Ngồi ra cịn 1 Doanh là Quảng Nam
Doanh. Năm 1831, Vua Minh Mạng đổi Trấn và Doanh thành Tỉnh và đặt
chức Tổng Đốc, Tuần Phủ, Bố Chánh Sứ, An Sát Sứ và Lãnh Binh Sứ trong
coi việc cai trị. Và từ đó địa danh tỉnh Quảng nam bắt đầu có trên lịch sử Việt
Nam. Về phương diện hành chính, dưới triều Minh Mạng, Quảng Nam được
chia làm 8 Phủ, Huyện. Bốn Phủ thuộc miền duyên hải, từ Bắc vào Nam là
Điện Bàn (gồm cả Thị xã Hội An), Duy Xuyên, Thăng Bình và Tam Kỳ. Bốn
Huyện thuộc miền cao, tạm gọi là Sơn cước gồm: Hòa Vang (gồm cả Thị xã
Đà Nẵng), Đại Lộc, Quế Sơn và Tiên Phước.Năm 1884, căn cứ vào một điều
khoản của bản Hiệp ước Patenôtre ký ngày 6-6-1884, Tồn quyền Đơng
Dương Richaud đã ép vua Đồng Khánh phải nhượng chủ quyền ba tỉnh lớn
nhất là Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng cho Pháp. Và Đạo dụ ấy đã được Tồn
quyền Đơng Dương chuẩn y bằng Nghị định ngày 02-10-1888. Ngày 24-051889, Tồn quyền Đơng Dương ra Nghị định Thành lập thành phố Đà Nẵng
thuộc tỉnh Quảng Nam. Ngày 19-09-1905, Tồn quyền Đơng Dương lại ra
Nghị định tách thành phố Đà Nẵng khỏi tỉnh Quảng Nam.
Thời kỳ sau 1945, Quảng Nam lại thêm nhiều lần điều chỉnh địa giới và
tên gọi. Năm 1952, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã sát nhập



10

Quảng Nam và Đà Nẵng thành một đơn vị hành chính là tỉnh Quảng Nam –
Đà Nẵng. Sau Hiệp định Geneve (1954), miền Nam – Việt Nam bị đặt dưới
sự cai trị của chính quyền Sài Gịn. Năm 1962, Chính phủ Việt Nam Cộng
Hịa Ngơ Đình Diệm (Đệ I Cộng Hòa) chia tỉnh Quảng Nam ra thành hai tỉnh:
Quảng Nam và Quảng Tín. Các phủ, huyện đều gọi là Quận, các làng gọi
chung là xã. Quảng Nam có 9 huyện: Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên, Đức
Dục, Hiếu Đức, Hiếu Nhơn, Thường Đức, Quế Sơn, Hòa Vang và một Thị xã
Đà Nẵng. Quảng Tín gồm sáu quận: Tiên Phước, Thăng Bình, Hiệp Đức, Hậu
Đức, Lý Tín và Tam Kỳ. Trong quá trình kháng chiến, Uỷ ban Kháng chiến
Quảng Nam – Đà Nẵng (Khu ủy V) đã ra nghị quyết chia tỉnh Quảng Nam
thành hai đơn vị hành chính: tỉnh Quảng Nam và tỉnh Quảng Đà (sau gọi là
Đặc khu). Sau khi miền Nam được giải phóng, Ủy ban Nhân dân Cách mạng
Khu Trung bộ đã ra quyết định số 119/QĐ ngày 04-10-1975, hợp nhất tỉnh
Quảng Nam và Đặc khu Quảng Đà thành tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Theo
quyết định Chính phủ ngày 19-6-1993, tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng gồm một
Thành phố (Đà Nẵng), hai Thị xã (Hội An, Tam Kì) và 14 huyện (Hịa Vang,
Hiên, Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên, Giằng, Quế Sơn, Thăng Bình, Phước
Sơn, Hiệp Đức, Tiên Phước, Núi Thành, Trà My, Hồng Sa).Tại kì họp thứ X
của Quốc hội khóa IX (tháng 10-1996), tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng được
tách ra làm hai đơn vị hành chính: tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng
trực thuộc Trung ương. Năm 1997, Quảng Nam và Đà Nẵng tiến hành từng
bước xây dựng và phát triển cho đến ngày nay.
Như vậy, tên gọi của xứ Quảng được thay đổi theo từng bối cảnh xã hội
và lịch sử khác nhau. Thời kì các triều đại phong kiến Việt Nam như Trần,
Lê, Hồ, Nguyễn thì xứ Quảng vẫn cịn giữ nguyên, chỉ mang nhiều tên gọi
khác nhau như: Hóa Châu; Chiêm Động; Quảng Nam; Quảng Nam xứ; Trấn

Quảng Nam; Dinh Quảng Nam, Quảng Nam Doanh. Đến thời Minh Mạng thì


11

các trấn và doanh đều được đổi thành tỉnh, cho nên tỉnh Quảng Nam ra đời.
Đến thời Pháp thuộc, xứ Quảng được tách ra làm Quảng Nam – Đà Nẵng. Khi
ủy ban kháng chiến quản lí thì tách xứ Quảng thành tỉnh Quảng Nam và tỉnh
Quảng Đà. Cho đến ngày hịa bình, Chính phủ mới ban quyết định thành lập
Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam riêng. Tuy trải qua nhiều biến cố với
những cách gọi khác nhau về vùng đất xứ Quảng nhưng dù có tách tỉnh
Quảng Nam-Đà Nẵng ra riêng biệt đi chăng nữa thì hai mảnh đất này vẫn có
chung một cội nguồn văn hóa của vùng đất xứ Quảng rộng lớn. Cho nên
người xứ Quảng vẫn ln tâm niệm: “Tách tỉnh chứ khơng chia tình” để
khẳng định nguồn gốc văn hóa dân gian chung của những người con sinh
sống trên mảnh đất xứ Quảng giàu truyền thống văn hóa.
1.1.2.Đặc điểm về địa lí, dân cư
Xứ Quảng là vùng đất rộng nằm trên vùng duyên hải miền Trung, kéo
dài từ đèo Hải Vân chạy đến núi Phong thuộc tỉnh Quảng Ngãi, bao gồm hai
tiểu vùng là tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng. Quảng Nam nằm trong
tọa độ địa lí 107 độ 12’16” đến 108 độ 44’04”độ kinh Đông và từ 14 độ
57’10” đến 15 độ 33’25” độ vĩ Bắc. Phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh
Thừa Thiên Huế, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum, phía Tây giáp
nước Lào và phía đơng là biển Đơng. Thành phố Đà Nẵng gồm vùng đất liền
và vùng quần đảo trên biển Đông. Vùng đất liền nằm ở 15 độ 55’ đến 16 độ
14’ vĩ độ Bắc, 107 độ 18’ đến 108 độ 20’ kinh Đơng. Phía Bắc giáp tỉnh Thừa
Thiên Huế, phía Tây và Nam giáp Quảng Nam và phía Đơng giáp biển Đơng.
Vùng biển gồm quần đảo Hồng Sa năm ở 15 độ 45’ đến 17 độ 15’ vĩ độ Bắc,
111 độ đến 113 độ kinh độ Đông, cách đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi, Việt Nam)
khoảng 120 hải lý về phía Nam.

Tổng diện tích đất tự nhiên của Quảng Nam là 1.043.836,96 ha, trong đó
đất chưa qua sử dụng là 2.932,98 ha. Quảng Nam có 18 đơn vị hành chính cấp


12

huyện, gồm 2 thành phố và 16 huyện, với 224 xã/ phường/ thị trấn. Nhìn
chung, vị trí địa lí của tỉnh khá thuận lợi không những cho phát triển kinh tế,
xã hội mà cịn cho việc giao lưu văn hóa, nghệ thuật với các địa phương trong
nước và quốc tế. Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 1.283,42 km2;
trong đó, các quận nội thành chiếm diện tích 251,51 km2, các huyện ngoại
thành chiếm1.041,91 km2. Thành phố Đà Nẵng có 6 quận: Hải Châu, Thanh
Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Cẩm Lệ; có hai huyện: Hịa Vang,
Hoàng Sa và bao gồm 45 phường và 11 xã. Ngoại trừ quận Cẩm Lệ, năm
quận còn lại của thành phố đều giáp biển. Đây là một trong những lợi thế
hàng đầu của thành phố.
Xứ Quảng bao gồm Quảng Nam – Đà Nẵng là một vùng đất có địa hình
đa dạng, thấp dần từ Tây sang Đơng. Vừa có đồng bằng vừa có núi, vùng núi
cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài
ra biển, một số đồi thấp xem kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp. Địa hình đồi
núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng 7000 – 1500, độ dốc lớn (>400m), là
nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ mơi trường sinh thái.
Hệ thống sơng ngịi ngắn và dốc, chủ yếu bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc và
tỉnh Quảng Nam. Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của
biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp,
dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng.
Xứ Quảng là vùng đất nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển
hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu nơi đây là nơi chuyển tiếp, đan xen
giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam. Mỗi năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa
kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khơ từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh

thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và kéo dài. Nhiệt độ
trung bình từ 25 – 30 độ C; độ ẩm khơng khí trung bình là 83,4 %; lượng mưa
trung bình năm là 2.504,57 mm/năm, cao nhất vào tháng 10,11; thấp nhất vào


13

tháng 1,2,3,4; số giờ nắng trong năm là 2.156, 2 giờ, nhiều nhất vào tháng 5,6
và ít nhất vào tháng 11,12.
Tuy có chung những điểm giống nhau về địa hình và khí hậu nhưng hệ
thống sơng ngịi tự nhiên và các bãi biển của Quảng Nam – Đà Nẵng lại có sự
khác biệt và đa dạng riêng. Quảng Nam có hệ thống sơng ngịi tự nhiên dài
khoảng 900km, phân bố khá đều trong tồn tỉnh với hai hệ thống sơng chính
là: sơng Thu bồn và sơng Tam Kỳ. Ngồi ra tỉnh cịn có nhiều hồ lớn, như:
Phú Ninh, Khe Tân, Việt An, Thạch Bàn, Phú Lộc,…. Đường bờ biển dài 125
km, ven biển có nhiều bãi tắm nổi tiếng như: Hà My (Điện Bàn), Cửa Đại
(Hội An), Bình Minh (Thăng Hoa), Tam Thanh (Tam Kỳ), Bãi Rạng (Núi
Thành)…. Đà Nẵng có hai sơng chính là sơng Hàn và sơng Cu Đê, với tổng
diện tích lưu vực hai con sơng là hơn 5.500 km2. Ngồi ra trên địa bàn thành
phố cịn có các sơng khác: sơng n, Chu Bái, Vĩnh Điện, Túy Loan, Phú
Lộc…. Bên cạnh đó Đà Nẵng cịn có tiềm năng về nguồn nước ngầm tệp đá
vơi Hịa Hải – Hòa Qúy và khu Khánh Hòa. Vùng biển Đà Nẵng có khá nhiều
bãi tắm đẹp và nổi tiếng như: Non Nước (Q.Ngũ Hành Sơn), Bắc Mỹ An
(Q.Ngũ Hành Sơn), Mỹ Khê (Q.Sơn Trà). Phạm Văn Đồng, Xuân Thiều (Liên
Chiểu), Thanh Bình (Hải Châu), các bãi tắm thuộc bán đảo Sơn Trà…. Nhìn
chung, điều kiện tự nhiên về địa lí của xứ Quảng (thời tiết, khí hậu, địa hình
và tài nguyên biển) có rất nhiều thuận lợi, tiềm năng cho phát sự nghiệp văn
hóa đa dạng, độc đáo và phát triển các ngành du lịch, dịch vụ, thúc đẩy kinh tế
vùng mạnh mẽ.
Xứ Quảng là vùng đất được đánh giá có tiềm năng về tài ngun khống

sản, tài ngun rừng và tài nguyên đất. Bên cạnh các tài nguyên khoáng sản
phong phú và đa dạng thì hai tiểu vùng Quảng Nam và Đà Nẵng cịn có nguồn
tài ngun về rừng tự nhiên, các khu bảo tồn thiên nhiên khá lớn và có giá trị


14

nghỉ dưỡng cao như: Bà Nà, Sơn Trà, Nam Hải Vân, Nam Gianh…và các tài
nguyên đất có giá trị kinh tế.
Suốt chiều dài lịch sử hình thành và xây dựng vùng đất xứ Quảng thì cư
dân ở vùng đất này cũng khá đa dạng về nguồn gốc và chủng tộc. Từ thời xa
xưa khi cịn là đất Chiêm Thành thì nơi này thì cư dân người Chăm là chủ
yếu, nhưng qua quá trình đấu tranh và thu phục của người Việt thì dần dần
người Chăm đã được thu phục và trở thành cơng dân nước Việt một cách
chính thống. Cho tới ngày nay thì trên mảnh đất xứ Quảng có rất nhiều dân
tộc và người nước ngoài sinh sống, trong đó người Kinh là chủ yếu, đến
người Hoa và có 4 dân tộc người thiểu số cư trú lâu đời là người Cơ Tu,
người Co, người Gié Triêng, người Xê Đăng và một số tộc người mới di cư
đến. Nhìn chung, khối cộng đồng dân cư trên mảnh đất xứ Quảng phát triển
theo dòng thời gian của lịch sử, cho nên trong q trình đó họ đã cùng nhau
đồn kết, giao lưu, tồn tại và chung tay phát triển, đấu tranh chống phong
kiến, giặc ngoại xâm và xây dựng mảnh đất quê hương.
1.1.3.Nét đẹp con người xứ Quảng
Xứ Quảng từ xa xưa cho tới ngày nay luôn là một mảnh đất có nhiều giá
trị văn hóa tiềm ẩn mà các nhà nghiên cứu ln muốn khám phá và tìm tịi.
“Cái không gian xứ Quảng ấy không phải là miền đất hoang sơ mà đã là một
không gian của những nền văn hóa rất đặc sắc và phong phú, một lãnh thổ đã
từng tồn tại và phát triển một quốc gia của cư dân bản địa gắn với dân tộc
Chăm mà sau này giao hòa với người Việt để tạo nên một khơng gian văn hóa
đặc thù và đặc sắc xứ Quảng trong lòng Đại Việt” [5;19] Với giá trị truyền

thống lịch sử trong q trình hình thành văn hóa lâu đời và nhiều giá trị như
vậy thì con người xứ Quảng đã tạo cho mình những dấu ấn riêng trong tính
cách chung của người Việt Nam.


15

Nhận xét về người Quảng sách Đại Nam nhất thống chí – Tỉnh Quảng
Nam do Quốc sử quán triều Nguyễn thời vua Tự Đức, cách đây hơn hai trăm
năm biên soạn, chép: “Học trị chăm học hành, nơng phu chăm đồng ruộng;
siêng năng sản xuất mà ít đem cho; vui làm việc nghĩa và sốt sắng việc công.
Quân tử giữ phận mà hổ thẹn việc bơn cạnh, tiểu nhân khí khái mà hay kiện
tụng. Dân ven núi sinh nhai về nghề hái củi đốn cây, tính tình chất phác; dân
ven biển sinh nhai về nghề tơm cá, tính tình nóng nảy. Tục ưa xa xỉ, ít kiềm
thúc, hát xướng khơng tiếc của, ăn mặc tất lược là; thêu dệt tinh khéo, sa trừu
khơng kém gì Quảng Đơng. Đến Tết ngun đán, cúng tổ tiên, lạy cha mẹ;
ngày hôm sau bầu bạn đi chúc nhau, gọi “mừng tuổi”, đầu xuân sắm cỗ bàn
để tế thổ thần; tiết trung nguyên sắm đồ mã để cúng tổ tiên; tết đoan dương
cúng tổ tiên và hái các thứ lá để làm thuốc; ngày 10-3 cúng cơm mới; tháng
chạp thì tảo mộ; lễ dựng nêu và trừ tịch đều có cúng rượu, chè hoa quả; tế
thần tất bày trò xướng hát; lễ mừng tất đốt pháo. Ngồi đồng có đền Tư Nơng;
trong nhà thờ Quan Thánh. Mỗi làng có kẻ sĩ hành nghi mà việc tế lễ nghiêm
trang; mỗi ấp có điếm canh mà giữ việc tuần phòng cẩn mật. Còn như các lễ
xuân thu, tùy theo từng làng giàu hay nghèo; quan, hôn, tang, tế tùy vào sự
nhà (giàu) có hay túng (thiếu); việc đi lại thăm mừng, trầu rượu hay rượu
cũng tùy mức” [23;11]
Trên đây là nhận xét về con người xứ Quảng từ xưa nhưng trải qua quá
trình lao động, mưu sinh thì sẽ hình hành thêm hoặc loại bỏ bớt đi những tính
cách khơng phù hợp. Cho đến ngày nay thì những đức tính như “sốt sắng việc
cơng; học trị chăm chỉ, siêng năng đèn sách; nhà nông chăm ruộng đồng;

người qn tử chỉ lo phận sự của mình, chứ khơng thích cầu cạnh kẻ
trên…”vẫn cịn được lưu giữ. Đây dường như khơng phải là bản tính an phận
mà là do người Quảng ln chính trực, khơng muốn luồn cúi trước kẻ khác,
ln dựa vào thực lực của mình để vươn lên phấn đấu và lao động [24;11].


16

Ngồi ra người Quảng cịn là những người thực tế, thật bụng đối đãi với
khách khứa và chu toàn thờ phụng tổ tiên.
Bản chất người Quảng xưa nay vốn thuần hậu, đơn sơ, giản dị, thật thà.
Người ta vẫn thường nhận xét người Quảng bằng những từ ngữ như “ăn cục
nói hịn”, “nghĩ sao nói vậy”, khơng giỏi mồm mép, không “mồm mép đỡ
chân tay”; họ ghét những kẻ “ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như
mèo mửa”. Họ ln nói thẳng, trực tính, khơng vịng vo, có thể khi vào cuộc
trò chuyện ta thường thấy họ phản biện hay lật ngược câu chuyện theo một
khía cạnh khác, chứ khơng gật gù cho qua chuyện. Điều đó đã phần nào nói
lên bản chất thật thà, thuần hậu của người xứ Quảng, qua đó cịn giúp ta có
thể có thêm nhiều thơng tin lý thú hơn.[24;11]
Với bản tính thuần hậu, chất phác trong máu thịt thì người dân đất
Quảng cũng mang trong mình những truyền thống vẻ vang của người Việt từ
xưa tới nay.
Trước hết là truyền thống chăm chỉ, cần cù lao động và tiết kiệm: Đây là
một trong những đặc tính vốn có của người Việt từ xưa đến nay và với người
dân xứ Quảng nó cũng được phát huy một cách sâu sắc và đậm đà hơn.Trong
q trình khai khẩn đất hoang, cằn cỗi và ít có điều kiện trồng trọt, chăn ni
thì đức tính chịu khó cần cù của người dân xứ Quảng đã giúp con người cải
tạo thiên nhiên và sáng tạo nên những cơng cụ để sản xuất và ni sống.
Chính vì thế mà đã trồng trọt và chăn nuôi được rất nhiều sản phẩm nơng
nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp; hình thành nên nhiều làng nghề với nhiều

sản vật đa dang và phong phú.
Truyền thống hiếu học: Nếu Đại Nam nhất thống chí ghi nhận người
Quảng ham học hỏi, cần cù bền bỉ; Quốc sử quán triều Nguyễn đánh giá: “học
trò chăm học hành”… “núi sơng thanh tú nên nhiều người có tư chất thơng
minh”, thì lịch sử cũng chứng minh rằng nét nổi bật nhất của con người xứ


17

Quảng là ý thức tự học. Ta có thể thấy điều này qua suốt chiều dài lịch sử
thông qua nhiều tấm gương và danh nhân văn hóa – những người con xứ
Quảng đã làm lẫy lừng khắp bốn phương như: Trần Cao Vân, Phan Châu
Trinh, Trần Qúy Cáp, Huỳnh Thúc Kháng…cho đến những danh sĩ của thế hệ
tiếp nối như Phan Khơi, Huỳnh Lý, Lê Trí Viễn, Hồng Tụy…và cho đến
ngày nay cũng đang có rất nhiều người con đất Quảng vẫn ln giữ trong
mình tinh thần hiếu học, tự học để vươn lên trong cuộc sống, làm tự hào quê
hương và làm rạng danh đất nước.
Truyền thống yêu nước, bất khuất, đoàn kết, chống giặc ngoại xâm: Đây
là một truyền thống ngàn đời nay của dân tộc ta và bởi vậy nó cũng đã được
khơi dậy trong tiềm thức và thôi thúc hành động của mỗi người con xứ
Quảng. Nói đến xứ Quảng, hẳn khơng ai khơng ngưỡng mộ mảnh đất “địa
linh nhân kiệt” với nhiều danh nhân kiệt xuất gắn liền với sử sách xây dựng,
đấu tranh và bảo vệ đất nước như: Đặng Tất, Đặng Dung, Phạm Nhữ Tăng,
Nguyễn Văn Thoại, Hồng Diệu, Ơng Ích Khiêm, Nguyễn Duy Hiệu, Trần
Qúy Cáp, Trần Cao Vân, Thái Phiên, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng,
Lê Đình Dương,…và hàng ngàn chí sĩ yêu nước nữa được sinh ra và quyết
đấu cho mảnh đất này, cho đất nước này.
Người dân xứ Quảng hiền lành, chất phác, thật thà, thẳng thắn là vậy
nhưng đứng trước những thách thức khó khăn của cuộc sống và tự nhiên, thì
đã tự mình vươn lên vượt khó để tạo nên sự sống và ổn định lâu dài. Không

những thế, từ những bản chất tốt đẹp thấm đượm chất Quảng ấy, đã dần dần
vun đắp, hình thành và phát huy những truyền thống tốt đẹp của con người
Việt Nam: cần cù, chịu khó, giản dị, lạc quan yêu đời, luôn tin tưởng về
những điều tốt đẹp; luôn tự mình khám phá, học hỏi và sáng tạo khơng ngừng
và ln giữ vững trong mình một tình u q hương đất nước mạnh mẽ và


18

bền vững. Thông qua nét đẹp của con người xứ Quảng ta lại phần nào yêu
thêm nét đẹp của con người Việt Nam qua từng năm tháng.
1.1.4.Danh nhân văn hóa, lịch sử
Với bề dày lịch sử gần 600 năm hình thành và phát triển, xứ Quảng được
xem là vùng đất được hình thành khá sớm và được biết đến là vùng “đất văn
hóa”, “đất khoa bảng” và cịn là vùng đất “địa linh nhân kiệt” của cả nước.
Mảnh đất này đã sinh ra biết bao nhiêu tài danh, hào kiệt cho đất nước, góp
phần làm rạng danh mảnh đất quê hương cũng như đóng góp to lớn vào q
trình xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước.
Xứ Quảng từ xưa đến nay đã rất tự hào là một vùng đất Học đáng tự hào
của những “Thầy Quảng” bên cạnh những Thăng Long, Kinh Bắc, Xứ Đơng
hay Xứ Đồi ở Bắc Bộ, của những Thanh Nghệ, Phú Xuân – Huế của Trung
Bộ hay miền Gia Định, Đồng Nai ở miền Nam Bộ. Đất Quảng xưa gắn liền
với bao vĩ nhân tên tuổi của lịch sử, từ những đấng quân vương thời khởi
nghiệp như vua Lê Thánh Tông đến thời nhà Nguyễn từ Minh Mạng đến Duy
Tân, cùng các bậc công thần của nhiều thời như Mạc Công Thần, Trần Quang
Diệu, Nguyễn Công Thoại,…và nhiều nhà cách mạng thời cận đại cho tới
hiện đại. Tất cả đã tạo nên những trang sử hào hùng và oanh liệt sử sách của
mỗi người con xứ Quảng.[6;19]
Ngay từ thời chúa Nguyễn, mảnh đất này đã hình thành nên một trung
tâm văn học thứ hai của đất nước ngồi trung tâm văn học cổ kính của cựu đô

Hà Nội. Xứ Quảng đã sản sinh ra rất nhiều danh nhân khoa bảng, từ Tân
Khoa, Tiến Sĩ cho tới Phó Bảng. Bởi vì những tài năng văn chương nở rộ ấy
mà đã tạo nên nhiều kì tích, như kì tích 5 người đơng hương cùng đậu Tiến Sĩ
trong một kì thi Tiến Sĩ, đã được Vua Thành Thái và triều Nguyễn ban danh
hiệu “Ngũ Phụng Tề Phi” để khen tặng. Năm vị Tiến Sĩ đồng hương trúng
tuyển là Phạm Liệu, Phan Khoa, Phạm Tuấn, Ngô Lý và Dương Hiền Tiến.


19

Ngồi ra khoa Tân Sửu (1901), xứ Quảng lại có 4 vị đỗ đồng khoa Phó Bảng
là các ơng Nguyễn Đình Hiền, Nguyễn Mậu Hốn, Võ Sỹ và Phan Châu
Trinh. Bốn vị này được mệnh danh là “Tứ Kiệt”. Những danh hiệu “Ngũ
phụng Tề phi” hay “Tứ Kiệt” đã nói lên tài học và sự vinh hiển đỗ đạt của
những người con xứ Quảng nói chung và người danh sĩ nước Việt nói riêng.
Bên cạnh những danh nhân tài ba, có chí hướng hiếu học thì trên mảnh
đất này cịn rất nhiều danh nhân có cơng trong cơng cuộc xây dựng và bảo vệ
đất nước. Nguyễn Văn Thoại tức Thoại Ngọc Hầu là một người con xứ Quảng
ưu tú, một cơng thần suốt đời tận tụy vì cơ đồ của nhà Nguyễn hơn 50 năm
cuộc đời. Ơng đã có rất nhiều đóng góp trên các mặt quân sự, ngoại giao, kinh
tế và được các triều chúa Nguyễn tin dùng, được nhân dân tin tưởng và kính
trọng. Ơng Ích Khiêm, danh tướng tài ba và tiết tháo, một người con ưu tú của
xứ Quảng. Ơng Ích Khiêm đương thời phụng sự chúa Nguyễn đã lập được rất
nhiều công lao trong việc trấn giữ thành quách và chiến đấu chống quân xâm
lược tràn vào nước ta. Ơng Ích Khiêm là một võ quan yêu nước, tiết tháo,
thanh liêm, hết lòng phò vua, giúp nước. Chính vì vậy mà ơng được vua Tự
Đức và nhân dân tin dùng và vơ cùng kính trọng, nể phục. Ngoài những vị
danh tướng tài ba như Nguyễn Văn Thoại, Ơng Ích Khiêm thì những danh sĩ
u nước thương dân của xứ Quảng còn rất nhiều. Họ thi đỗ làm quan bằng
tài năng của mình, khi gặp thời loạn, đất nước bị ngoại xâm thì họ sẵn sàng

đứng lên chống giặc, bảo vệ tổ quốc và tham gia rất nhiều phong trào cách
mạng giải phóng dân tộc. Điển hình như Phạm Phú Thứ, Hồng Diệu, Trần
Văn Dư, Nguyễn Duy Hiệu, Nguyễn Thành, Phan Chu Trinh, Trần Qúy Cáp,
Huỳnh Thúc Kháng, Thái Phiên, Trần Cao Vân, Lê Đình Dương, Phan Thành
Tài…. Tất cả đã cùng nhau tạo nên một làn sóng những người con xứ Quảng
yêu nước, sẵn sàng đứng lên đấu tranh vì đất nước, vì nhân dân và vì Tổ
Quốc.


×