Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Những điểm tương đồng và khác biệt trong tổ chức hôn lễ giữa người việt ở huế và đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 81 trang )

1

ỌC
N N
ỌC SƢ P
M
K OA LỊC SỬ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Những điểm tƣơng đồng và khác biệt trong tổ
chức hôn lễ giữa ngƣời Việt ở uế và à Nẵng

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thu
Ngƣời hƣớng dẫn : Lƣu Trang

à Nẵng, tháng 5/ 2013


2

MỞ ẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà
Cả ba việc ấy đều là gian nan
Như ông bà ta đã nói, thì việc lấy vợ gả chồng là một trong ba việc lớn của
đời người. Trải qua hàng ngàn năm, đến nay quan niệm đó vẫn cịn rất đúng.
Theo phong tục Việt, cái gốc của gia đình gọi là hơn nhân. Có hơn nhân mới có
vợ chồng và con cái.
Trong cuộc sống, ngày xưa cũng như ngày nay, đám cưới chính là biểu hiện
của nếp sống xã hội, của nền vǎn hố dân tộc. Nó vừa kế thừa truyền thống


phong tục, tập quán của dân tộc, vừa được cách tân ngày càng vǎn minh theo sự
phát triển của thời đại. Trong các đám cưới không thể thiếu trầu cau. Nó tượng
trưng cho sự gắn bó bền chặt của tình anh em cũng như lịng chung thuỷ sắt son
trong tình cảm vợ chồng…
Cũng từ đó, trầu cau mang ý nghĩa ” Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Bên
cạnh đó là rượu, gạo, thịt, bánh trái là sản phẩm đặc trưng cua nền vǎn minh
nông nghiệp lúa nước. Mỗi thứ như vậy đều có ý nghĩa nhất định trong vǎn hoá
cổ truyền Việt Nam. Trong ngày cưới, chẳng những cô dâu, chú rể, hai bên cha
mẹ hoan hỉ mà cả họ hàng nội ngoại, bạn bè, làng xóm đều hân hoan chúc mừng
hạnh phúc lứa đơi.
Có thể khẳng định rằng, từ lâu, việc tổ chức hôn lễ đã là một phong tục
không thể thiếu trong cuộc sống cộng đồng, mà ý nghĩa xã hội của nó thể hiện ở
nhiều khía cạnh: kinh tế, xã hội, đạo đức, vǎn hố.
Hơn lễ thường là sự ghi nhận quá trình trưởng thành của đơi thanh niên nam
nữ, sau q trình tìm hiểu. Nó khẳng định xã hội đã thừa nhận một tình u. Hơn
nhân là sự thống nhất giữa tình u và trách nhiệm giữa hai người.
Chính vì vậy, có thể thấy hơn nhân là một việc hệ trọng nên có khá nhiều
phong tục phức tạp cả hay lẫn dở tồn tại nhưng cũng có ý nghĩ thật là sâu sắc, và
đầy tính nhân văn.


3
Hơn lễ có quy định chặt chẽ của dân tộc Việt từ trước đến nay khơng có gì
thay đổi trên nền tảng cơ bản. Ngày nay, cả ba miền Bắc, Trung, Nam vẫn cịn
lưu truyền, mỗi nơi có một nét đặc trưng riêng biệt, có thể xem là những bài học
kinh điển trong các nghi thức tổ chức hôn lễ.
Qua khảo sát trên địa bàn Huế, Thành phố Đà Nẵng, nơi có bề dày lịch sử những nét đẹp trong phong tục tổ chức hôn lễ của người Việt ở miền Trung cùng
những biến đổi của nó trong thời đại mới sẽ dần sáng tỏ, góp phần khơng nhỏ vào
hành trang tinh thần của mỗi người dân nơi đây trong thời kì đẩy mạnh xây dựng
thành phố quê hương thành một đô thị hiện đại, năng động, đầu tàu kinh tế của

miền Trung - Tây Nguyên.
Huế và Đà Nẵng cũng nằm trong miền Trung, tuy nhiên việc tổ chức hôn
lễ cũng có những điểm tương đồng và khác biệt. Với mong muốn đem lại một cái
nhìn cụ thể, chân thực và khoa học về những nét tương đồng và khác biệt trong
phong tục tổ chức hôn lễ của người Việt ở Huế, Đà Nẵng đồng thời đề xuất các
biện pháp nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị tích cực của nó, tơi đã mạnh dạn
chọn đề tài “Những điểm tương đồng và khác biệt trong tổ chức hôn lễ giữa
người Việt ở Huế và Đà Nẵng” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
Mặt khác, khố luận này cũng là cơ sở để củng cố và hoàn thiện những
kiến thức đã được học, cho nên sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất
định. Nhưng bằng tất cả tâm huyết và niềm đam mê của mình, tơi sẽ cố gắng hết
sức để góp phần nhỏ bé của mình vào hành trình khám phá những vẻ đẹp tiềm ẩn
trong kho tàng văn hoá của dân tộc.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ thời cổ đại, tổ chức hôn lễ, hôn nhân và gia đình ln đóng một vai trị
quan trọng trong hình thành, nuôi dưỡng và phát triển nhân cách con người, là
nơi hội tụ các giá trị đạo đức, phong tục, tập quán truyền thống và hiện đại. Bất
kì một cá nhân nào với tư cách là chủ thể cơ bản của xã hội đểu mang dấu ấn gia
đình.
Đã có rất nhiều cuốn sách, tác phẩm, đề tài khoa học, công trình nghiên
cứu của các học giả, nhà nghiên cứu đề cập đến vấn đề này


4
Cuốn sách đầu tiên phải kể đến đó là cuốn “Việt Nam phong tục” của tác
giả Phan Kế Bính (Trích trong Đơng Dương tạp chí số 24 đến 49 (1913-1914)
Sài Gịn Khai Trí 1973), trong cuốn sách này tác giả không chỉ phản ánh riêng về
phong tục cưới hỏi mà còn giới thiệu rất nhiều những phong tục khác. Cưới hỏi
được đặt dưới nhan đề “Giá thú” nằm ở phần mở đầu “Phong tục trong gia tộc”.
Cùng với cuốn sách trên có rất nhiều cuốn sách khác cũng đều nói về

phong tục tổ chức hôn lễ này. Cuốn “Một trăm điều nên biết về phong tục
Việt Nam” – Tân Việt (NXB Văn hóa dân tộc 1994), cưới hỏi là một trong tổng
số 7 mục của cuốn sách (cùng với sinh dưỡng, giao thiệp, đạo hiếu, tang lễ...).
Trong phần cưới hỏi, tác giả cũng trình bày khá cụ thể những nghi thức và ý
nghĩa của chúng trong cưới hỏi.
Cuốn “Văn hóa phong tục” – Hồng Quốc Hải (NXB Văn hóa thơng tin
2000), sau khi khái quát chung về văn hóa Việt Nam, đều giới thiệu về phong tục
cưới hỏi – một trong những phong tục đậm chất văn hóa của Việt Nam.
Xuất hiện gần đây và cũng khá thu hút sự quan tâm của mọi người với sự
phản ánh phong tục gần với cuộc sống hiện tại, cuốn “Tục cưới hỏi”(Nxb Văn
Hố – Thơng Tin 2003) của hai tác giả Bùi Xuân Mĩ và Phạm Minh Thảo. Tác
giả đi sâu giới thiệu về tục cưới hỏi của người Việt, bao gồm những nghi lễ quan
trọng, không thể thiếu như: Nạp thái, vấn danh, nạp cát, thỉnh

, nạp tệ, thân

nghinh và phân tích chi tiết, cụ thể các nghi lễ. Sau khi giới thiệu về tục cưới hỏi
của người Việt, tác giả còn mở rộng phản ánh phong tục này ở một số dân tộc ít
người như: Tục cưới hỏi của người Mường Bi ( ịa Bình), người Nùng, người
Khmer, ... mỗi dân tộc đều mang những nét đặc trưng độc đáo riêng.
Cuốn “Tục ngữ, ca dao dân ca Việt Nam” của Vũ Ngọc Phan (Nxb Khoa
học xă hội Hà Nội, 1956) là một tuyển tập về tục ngữ, ca dao và dân ca
Việt Nam. Sách chia làm 6 phần, trong phần III Quan hệ xã hội gồm các mục:
Tình yêu nam nữ, Hơn nhân gia đình. Sau khi nghiên cứu kĩ ta nhận thấy, tác giả
bao quát ở phạm vi rộng về vấn đề hơn nhân gia đình, cụ thể chỉ ra quan hệ vợ
chồng với những nỗi khổ đau của người phụ nữ do chế độ phong kiến gây nên
qua ca dao.


5

Cuốn sách “Văn học dân gian” – Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Vơ
Quang Nhơn, NXB Giáo dục là cuốn sách tái bản trên cơ sở các cuốn giáo trình
Văn học dân gian (tập 1 và tập 2) của tác giả Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên,
in vào những năm 1972 - 1977. Trong phần II “Lịch sử và xã hội, đất nước và
con người trong ca dao dân ca Việt Nam”, tác giả nghiên cứu hai đề tài: Đề tài
trong đời sống riêng tư và đời sống gia đình; Đề tài trong đời sống xă hội. Trong
đề tài đời sống riêng tư và đời sống gia đình thì ca dao dân ca về “tình yêu nam
nữ” là quan trọng nhất. Tác giả phản ánh được các cung bậc của tình u, có cả
sự đau khổ mà chủ yếu do cuộc sống nghèo khổ, tục lệ khắt khe trong xă hội
phong kiến và một trong những tục lệ đó chính là tục thách cưới, nộp cheo, tác
giả đã dẫn những bài ca dao phản ánh điều này.
Cuốn “Văn học dân gian” của Lê Chí Quế, Vơ Quang Nhơn, Nguyễn
Hùng Vĩ (NXB Giáo dục, Hà Nội 1990), các tác giả kết hợp phương pháp nghiên
cứu văn học dân gian theo lịch sử và phương pháp loại hình đã phân chia ca dao,
dân ca thành 3 loại: Ca dao, dân ca gắn với nghi lễ phong tục; Ca dao, dân ca gắn
với các hoạt động lao động sản xuất; Ca dao, dân ca trữ tình sinh hoạt. Trong đó
đáng chú ý nhất là phần ca dao, dân ca gắn với nghi lễ phong tục, tác giả có giới
thiệu những bài ca nghi lễ trong sinh hoạt cộng đồng và trong sinh hoạt gia đình
như: hát mừng thọ, mừng nhà mới và đặc biệt là hát mừng đám cưới.
Trong cuốn Đời sống trong Tử Cấm Thành của Tơn Thất Bình ( NXB Trẻ
Tp. Hồ Chí Minh, 2006) là một cái nhìn tổng quát về đời sống vật chất và tinh
thần của những con người sống trong Tử Cấm Thành. Ngoài Vua là nhân vật
trung tâm, còn vây quanh là những người gần gũi: Vương Phi, cung nữ, thị t ,
thái giám, nữ quan… Mỗi mẫu người có một phong cánh sống, tư tưởng riêng.
Ngồi ra tập sách cịn kể về các nghi lễ tiết đại khánh, thường triều, cưới hỏi…
và tang ma – nghi lễ cuối dành cho một đời người ở Huế
Tại Đà Nẵng một số nhà nghiên cứu đã có tác phẩm về phong tục tổ chức
hôn lễ của người dân nơi đây như cuốn Tập tục, lễ hội đất Quảng (tập 3, trong
Tổng tập Văn hóa văn nghệ dân gian Quảng Nam- Đà Nẵng ) của Hội Văn nghệ
dân gian Đà Nẵng biên soạn trong đó có phần nói về Tập tục hơn nhân gia đình

của vùng đất xứ Quảng Nam – Đà Nẵng .


6
Ngồi ra, có nhiều bài phân tích, bình giảng, những bài ca dao phản ánh
phong tục cưới hỏi và một số báo cáo khoa học của sinh viên cũng bước đầu
nghiên cứu về vấn đề này. Dù vậy, những nội dung cụ thể còn hạn chế, chưa đi
sâu khai thác các giá trị, ý nghĩa của tín ngưỡng, truyền thống này. Sự phân hóa
vùng miền với những đặc trưng trong tổ chức hôn lễ vẫn chưa được đề cập. Phần
lớn mới chỉ được trình bày sơ lược, cịn mang tính khái quát, chung chung, thiếu
thuyết phục và chưa thật sự rõ ràng, hệ thống khi nghiên cứu về những điểm
tương đồng và khác biệt giữa tổ chức hôn lễ của người Huế và người Đà Nẵng,
đặc biệt là các tác phẩm chưa phát hiện được những biến đổi của phong tục này
trong đời sống người dân hiện nay.
Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, tôi đã
cố gắng sưu tầm, tập hợp lại và mô tả một cách đầy đủ, khoa học; góp phần tích
cực vào sự phát triển của vấn đề.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “Những điểm tương đồng và khác biệt trong tổ chức hôn
lễ giữa người Việt ở Huế và Đà Nẵng” nhằm xây dựng bức tranh tổng thể về
phong tục tổ chức hôn lễ của người Việt ở Huế, Đà Nẵng, và những điểm tương
đồng, khác biệt giữa hai vùng.
Tìm hiểu những nguyên nhân và ưu điểm, hạn chế trong phong tục tổ chức
hôn lễ của người Việt ở Huế, Đà Nẵng
Bên cạnh đó, đề tài mong muốn giúp người Huế và Đà Nẵng thêm hiểu biết
về phong tục văn hóa của q hương mình. Từ đó sẽ có những suy nghĩ đúng,
hành động đúng trong việc bảo tồn, phát huy những giá trị tốt đẹp của phong tục
truyền thống này.
4. ối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng chính mà đề tài hướng đến là phong tục tổ chức hôn lễ của người
Việt ở Huế và Đà Nẵng. Mặc dù nguồn tư liệu tương đối hạn chế, nhưng trong
phạm vi đề tài này tơi cố gắng tìm hiểu và trình bày một cách toàn diện, hệ thống
về phong tục tổ chức hôn lễ của người Việt Huế và Đà Nẵng, những điểm tương
đồng và khác biệt ở các mặt và các vấn đề liên quan.


7
b. Phạm vi nghiên cứu
Phong tục tổ chức hôn lễ có mặt trên khắp đất nước ta, mặc dù mỗi vùng có
một nét văn hóa riêng song việc tổ chức hôn lễ ở mỗi miền trên đất nước ta đều
mang nhiều nét tương đồng và khác biệt. Trong đề tài này, tôi tập trung nghiên
cứu phong tục tổ chức hôn lễ của người Việt ở miền Trung mà cụ thể là Huế và
Đà Nẵng.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
a. Nguồn tƣ liệu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, chúng tôi khai thác tư liệu từ nhiều
nguồn khác nhau. Trên cơ sở những tài liệu đã tham khảo, chúng tôi chia thành
các nguồn tư liệu sau:
- Tư liệu thành văn: Đây là nguồn tư liệu quan trọng, cung cấp hệ thống kiến
thức cơ bản làm cơ sở nền tảng lý thuyết cho đề tài.
+ Tài liệu cung cấp một cách tổng quát nhất về khái niệm, đặc điểm… của
phong tục tổ chức hôn lễ ở Việt Nam như: 101 điều cần biết về tín ngưỡng,
phong tục Việt Nam của Trương Thìn (Nxb Hà Nội); Cơ sở văn hóa Việt Nam
của Trần Ngọc Thêm ( Nxb Giáo dục); Lễ nghi cưới hỏi tang chế Việt Nam của
Phạm Công Sơn (Nxb Văn hóa Dân tộc).
+ Điều kiện tự nhiên và cư dân Huế và Đà Nẵng, một trong những yếu tố,
điều kiện tác động đến phong tục tổ chức hôn lễ của mỗi vùng được cung cấp khá
đầy đủ, chi tiết trong: Huế Triều Nguyễn một góc nhìn của Trần Đức Anh Sơn
(Nxb Văn hóa thơng tin); Từ điển Lịch sử Thừa Thiên Huế của Đỗ Bang (Nxb

Thuận Hóa); Sức sống văn hóa xứ Quảng của Nguyễn Văn Xuân (Nxb Hội Nhà
văn Việt Nam cùng Tạp chí chuyên đề Đô thị); Lịch sử xứ Quảng- Tiếp cận và
khám phá của Hội nghiên cứu lịch sử Đà Nẵng (Nxb Đà Nẵng); Đà Nẵng – Thế
và lực mới trong thế kỷ XXI của Nxb Chính Trị Quốc Gia, Đà Nẵng – Thành tựu
và triển vọng của Hoàng Long Nguyễn (Nxb Đà Nẵng)
+ Phong tục tổ chức hôn lễ của người Việt ở Huế, Đà Nẵng trong một số
sách như : Tập tục xứ Quảng theo một vòng đời của Võ Văn Hòe (Nxb ĐHQG
Hà Nội); Cuốn Tập tục, lễ hội đất Quảng (tập 3, trong Tổng tập Văn hóa Văn
nghệ dân gian Quảng Nam- Đà Nẵng) của Hội Văn nghệ dân gian Đà Nẵng; Đời
sống trong Tử Cấm Thành của Tôn Thất Bình (NXB Trẻ Thành phố Hồ Chí
Minh)


8
Ngồi ra, các luận văn tốt nghiệp, các cơng trình nghiên cứu khoa học của
khóa trước, các bài viết trên các website tạo nền tảng, định hướng cho việc hình
thành cấu trúc đề tài, phương pháp trình bày đề tài.
- Tài liệu thực địa: Là nguồn tư liệu sẽ thu thập được trong các chuyến đi
thực tế ở địa phương.
b. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong bài nghiên cứu chúng tôi sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích tư liệu
Trong q trình nghiên cứu đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp lôgic
và lịch sử để xem xét các sự vật, hiện tượng, kết hợp với các phương pháp khác
như thống kê, mơ tả, phân tích, tổng hợp. Vận dụng các phương pháp đó, trong
q trình nghiên cứu tơi thực hiện đề tài qua các bước sau:
+ Thứ nhất: Tìm kiếm, sưu tầm, tập hợp tư liệu cần thiết, phù hợp với nội
dung nghiên cứu của đề tài. Tôi đã sử dụng các nguồn tư liệu đang được lưu trữ
tại các thư viện ở Đà Nẵng, thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế… Ngồi ra,
chúng tơi cịn tìm kiếm tư liệu thông qua bạn bè, thầy cô, giáo viên hướng dẫn…

+Thứ hai: Sau khi thu thập đầy đủ tư liệu, tôi tiến hành phân tích, thống kê
các nguồn tư liệu để tìm ra được tính tồn vẹn, phát hiện ra các mối quan hệ giữa
các vấn đề liên quan từ đó rút ra những kết luận cần thiết liên quan đến nội dung
của đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh đối chiếu
Để rút ra được những điểm tương đồng và khác biệt trong việc tổ chức hôn
lễ giữa người Việt ở Huế và Đà Nẵng, tôi đã sử dụng phương pháp so sánh đối
chiếu về thành phần tham gia, trình tự các nghi lễ, về lễ vật, những kiêng kỵ và
vấn đề liên quan.
- Phương pháp thực địa
Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu trên, tôi tiến hành
nghiên cứu thực địa, khảo sát thực tế các gia đình thơng qua việc thu thập các
thơng tin từ những người làm trong công tác nghiên cứu, bảo tồn phong tục văn
hóa ở Huế, Đà Nẵng. Đây là phương pháp dùng để kiểm tra – đối chứng sự chính


9
xác của các thông tin tránh được sự chủ quan áp đặt. Qua đó, tìm được những
thơng tin chính xác, đầy đủ phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.

6. óng góp của đề tài
Thông qua việc nghiên cứu về việc tổ chức hôn lễ của người Việt ở Huế và
Đà Nẵng, tơi hi vọng sẽ giúp mọi người có cái nhìn tồn diện, sâu sắc hơn về
phong tục tổ chức hôn lễ của người Việt ở Huế, Đà Nẵng.
Không những thế, nghiên cứu còn làm rõ những điểm tương đồng và khác
biệt trong tổ chức hôn lễ giữa người Việt ở Huế và Đà Nẵng, bên cạnh đó cịn
phát hiện nhiều nét mới cũng như làm nổi bật những giá trị văn hóa truyền thống
trong việc tổ chức hơn lễ.
Qua đó, tơi mong rằng với những kết quả đạt được sẽ có đóng góp nhất
định giúp mọi người có cái nhìn sâu sắc, đúng đắn hơn về việc tổ chức hơn lễ,

đồng thời góp phần nâng cao nhận thức của mọi người trong việc bảo tồn và phát
huy những giá trị tốt đẹp trong phong tục cưới hỏi của người Việt.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo thì đề tài có
kết cấu gồm 2 chương:
Chương 1: Tổng quan về vùng đất, con người và phong tục cưới xin của người
Việt ở Huế và Đà Nẵng
Chương 2: Những nét tương đồng và khác biệt trong tổ chức hôn lễ giữa người
Việt ở Huế và Đà Nẵng


10
NỘ DUN
C ƢƠN
P ON

1: TỔN

QUAN VỀ VÙN

ẤT, CON N ƢỜ VÀ

TỤC CƢỚ X N CỦA N ƢỜ V ỆT Ở

UẾ V

N N

1.1 Vài nét về vùng đất, con ngƣời và phong tục cƣới xin của ngƣời Việt ở uế
1.1.1 Điều kiện tự nhiên

Thừa Thiên Huế là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Bắc Trung Bộ Việt
Nam có tọa độ 16o đến ở 16o08' vĩ Bắc và 107o08' đến 108o 02' kinh Đơng. Thừa
Thiên Huế có chung ranh giới đất liền với tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam, thành
phố Đà Nẵng, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và giáp biển Đơng.
Phía Bắc, từ Đơng sang Tây, Thừa Thiên Huế trên đường biên dài 111,671
km tiếp giáp với các huyện Hải Lăng, Đakrơng và Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
Từ mặt Nam, tỉnh có ranh giới chung với huyện Hiên, tỉnh Quảng Nam dài
56,66km, với huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng dài 55,82 km. Ở phía Tây,
ranh giới tỉnh (cũng là biên giới quốc gia) kéo dài từ điểm phía Bắc (ranh giới
tỉnh Thừa Thiên Huế với tỉnh Quảng Trị và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân
Lào) đến điểm phía Nam (ranh giới tỉnh Thừa Thiên Huế với tỉnh Quảng Nam và
nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) dài 87,97km. Phía Đơng, tiếp giáp với
biển Đơng theo đường bờ biển dài 120km.
Phần đất liền, Thừa Thiên Huế có diện tích 503.320,53 ha (theo báo cáo
thống kê đất đai năm 2011 của UBND tỉnh) , kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông
Nam, nơi dài nhất 120 km (dọc bờ biển), nơi ngắn nhất 44 km (phần phía Tây);
mở rộng chiều ngang theo hướng Đông Bắc - Tây Nam với nơi rộng nhất dọc
tuyến cắt từ xã Quảng Công (Quảng Điền), thị trấn Tứ Hạ (Hương Trà) đến xã
Sơn Thủy - Ba Lé (A Lưới) 65km và nơi hẹp nhất là khối đất cực Nam chỉ
khoảng 2-3km.
Phần thềm lục địa biển Đông của Thừa Thiên Huế kéo dài tự nhiên từ đất
liền đến đường cơ sở rộng 12 hải lý gọi là vùng nội thủy.
Điều đáng lưu ý là trên thềm lục địa biển Đơng ở về phía Đơng Bắc cách mũi cửa
Khém nơi gần nhất khoảng 600m có đảo Sơn Chà. Tuy diện tích đảo khơng lớn
(khoảng 160ha), nhưng có vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, bảo


11
vệ an ninh quốc phịng đối với nước ta nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói
riêng.

Thừa Thiên Huế nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc - Nam,
trục hành lang Đông - Tây nối Thái Lan - Lào - Việt Nam theo đường 9. Thừa
Thiên Huế ở vào vị trí trung độ của cả nước, nằm giữa thành phố Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm lớn của hai vùng kinh tế phát triển nhất
nước ta, là nơi giao thoa giữa điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của cả hai miền
Nam - Bắc. Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm văn hoá, du lịch,
trung tâm giáo dục đào tạo, y tế lớn của cả nước và là cực phát triển kinh tế quan
trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Bờ biển của tỉnh dài 120 km, có cảng Thuận An và vịnh Chân Mây với độ
sâu 18 - 20m đủ điều kiện xây dựng cảng nước sâu với cơng suất lớn, có cảng
hàng khơng Phú Bài nằm trên đường quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy
dọc theo tỉnh, có 81 km biên giới với Lào.
Vị trí địa lý như trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho Thừa Thiên Huế phát
triển sản xuất hàng hoá và mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh trong cả
nước và quốc tế.
Về địa hình, xét về vị trí thì địa hình hiện tại lãnh thổ Thừa Thiên Huế
được xem như là tận cùng phía Nam của dãy núi trung bình Trường Sơn Bắc,
phát triển theo hướng Tây Bắc – Đơng Nam. Đến phía Nam tỉnh, kiến trúc và
định hướng Tây Bắc – Đông Nam của dãy Trường Sơn Bắc hoàn toàn bị biến đổi
do khối núi trung bình á vĩ tuyến đâm ngang ra biển Bạch Mã - Hải Vân xuất
hiện đột ngột. Đặc trưng chung về địa hình của dãy Trường Sơn Bắc là sườn phía
Tây thoải, thấp dần về phía sơng Mêkơng, cịn sườn phía Đơng khá dốc, bị chia
cắt mạnh thành các dãy núi trung bình, núi thấp, gị đồi và tiếp nối là đồng bằng
duyên hải, đầm phá, cồn đụn cát chắn bờ và biển Đơng, trong đó khoảng 75,%
tổng diện tích là núi đồi, 24,9% diện tích là đồng bằng duyên hải, đầm phá và
cồn đụn cát nội đồng và chắn bờ.
Địa hình Thừa Thiên Huế được chia thành các loại: Địa hình khu vực núi
trung bình, khu vực núi thấp và gò đồi; khu vực đồng bằng duyên hải; khu vực
đầm phá và biển ven bờ:



12
Xét về vị trí địa lý, Thừa Thiên Huế là tỉnh cực Nam của miền duyên hải
Bắc Trung bộ, thuộc vùng nội chí tuyến nên thừa hưởng chế độ bức xạ phong
phú, nền nhiệt độ cao, đặc trưng cho chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm.
Mặt khác, do nằm ở trung đoạn Việt Nam, lại bị dãy núi trung bình Bạch Mã án
ngữ theo phương á vĩ tuyến ở phía Nam nên khí hậu Thừa Thiên Huế mang đậm
nét vùng chuyển tiếp khí hậu giữa hai miền Nam - Bắc nước ta.
Tương tự, các tỉnh duyên hải Trung bộ, Thừa Thiên Huế cũng chịu tác
động của chế độ gió mùa khá đa dạng. Ở đây ln ln diễn ra sự giao tranh giữa
các khối khơng khí xuất phát từ các trung tâm khí áp khác nhau từ phía Bắc tràn
xuống, từ phía Tây vượt Trường Sơn qua, từ phía Đơng lấn vào từ phía Nam di
chuyển lên.
Bên cạnh vị trí địa lý, các đặc điểm địa hình, đặc biệt là độ cao, hướng các
dãy núi chính, độ che phủ rừng cũng có vai trị rất quan trọng trong sự phân hóa
khí hậu theo từng vùng, lãnh thổ cụ thể. Sự phân bố lần lượt từ Tây sang Đơng
núi trung bình, núi thấp, gị đồi, đồng bằng, đầm phá, cồn đụn cát chắn bờ và
biển, trong đó đồi núi chiếm gần 75,9% diện tích tự nhiên của tỉnh đã gây ra sự
giảm dần nhiệt độ khơng khí từ Đông sang Tây, gia tăng lượng mưa từ Đông
sang Tây và từ Bắc xuống Nam. Lượng mưa gia tăng ở miền núi trung bình phía
Tây và Tây Nam có liên quan chặt chẽ đến hướng các dãy núi chính. Các dãy núi
trung bình Tây A Lưới, động Ngại, Đơng A Lưới - Nam Đông nằm theo hướng
Tây bắc - Đông Nam nối liền dãy núi trung bình á vĩ tuyến Bạch Mã - Hải Vân
tạo thành bức tường vòng cung thiên nhiên chắn gió Tây Nam khơ nóng vào mùa
hè và đón gió Đơng Bắc về mùa đơng. Đối với gió mùa Đơng Bắc bức tường
vịng cung đón gió này vừa chuyển hướng gió từ Đơng Bắc sang Tây Bắc, vừa
ngưng tụ hơi ẩm lại ở sườn phía Đơng và sườn phía Bắc gây ra mưa lớn tại A
Lưới - Nam Đông - Bạch Mã - Phú Lộc và là một trong các trung tâm mưa địa
hình vào loại lớn ở nước ta. Nếu như dãy Trường Sơn đón gió Đơng Bắc gây
mưa lớn vào mùa đơng thì cũng dãy núi này lại giữ ẩm gây mưa lớn ở phía Tây

Trường Sơn và tạo gió Tây Nam khơ nóng vào mùa hè trên lãnh thổ này.


13
1.1.2 Sơ lược lịch sử
Trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam, vùng đất Thuận
Hóa - Phú Xn - Huế có vị trí khá quan trọng. Những phát hiện khảo cổ gần đây
cho thấy, con người đã sinh sống trên mảnh đất này trong khoảng thời gian từ
trên dưới 4.000 năm đến 5.000 năm. Trong đó, các di vật như rìu đá, đồ gốm tìm
thấy ở Phụ Ổ, Bàu Đưng (Hương Chữ, Hương Trà) có niên đại cách đây trên
dưới 4.000 năm. Những chiếc rìu đá được phát hiện trên nhiều địa bàn khác
nhau, đặc biệt tại các xã Hồng Bắc, Hồng Vân, Hồng Hạ, Hồng Thủy, Bắc Sơn
(huyện A Lưới), Phong Thu (Phong Điền) có niên đại trên dưới 5.000 năm.
Di tích khảo cổ quan trọng gắn liền nền văn hóa Sa Hu nh được tìm thấy
lần đầu tiên tại Thừa Thiên Huế năm 1987 là di tích Cồn Ràng (La Chữ, Hương
Trà) đã cho thấy chủ nhân của nền văn hóa này đã đạt đến trình độ cao trong đời
sống vật chất lẫn tinh thần cách đây trên dưới 2.500 năm. Dấu ấn của nền văn
hóa này cịn được tìm thấy ở Cửa Thiềng (Phú Ốc, Tứ Hạ, Hương Trà) vào năm
1988. cùng với nền văn hóa Sa Hu nh, các nhà khoa học cịn tìm thấy những vết
tích chứng tỏ sự hiện diện của nền văn hóa Đơng Sơn ở Thừa Thiên Huế. Minh
chứng là chiếc trống đồng loại 1 đã được phát hiện ở Phong Mỹ, Phong Điền
năm 1994. Đây là một trong những di vật độc đáo của nền văn hóa Việt Cổ.
Theo các tư liệu xưa, từ hàng nghìn năm trước, Thừa Thiên Huế đã từng
là địa bàn cư trí của những cộng đồng cư dân mang nhiều sắc thái văn hóa khác
nhau. Tương truyền vào thời k hình thành Nhà nước Văn Lang - Ân Lạc, Thừa
Thiên Huế là một vùng đất của bộ Việt Thường. Tới đầu thời k Bắc thuộc, vùng
đất này thuộc Tượng Quận. Năm 116 trước công nguyên, quận Nhật Nam ra đời
thay thế cho Tượng Quận. Sau chiến thắng Bạch Đằng lịch sử của Ngô Quyền
(năm 938), Đại Việt giành được độc lập. Trải qua nhiều thế kỷ phát triển, Thừa
Thiên Huế trở thành địa bàn giao thoa giữa hai nền văn hóa lớn của phương

Đơng với nền văn hóa của các cư dân bản địa. Với lời sấm truyền "Hoành sơn
nhất đái, vạn đại dung thân" (một dải Hồnh Sơn, có thể n thân mn đời),
năm 1558, Nguyễn Hồng xin vào trấn giữ xứ Thuận Hóa, khởi đầu cơ nghiệp
của các chúa Nguyễn.


14
Từ đây, quá trình phát triển của vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân gắn liền
với sự nghiệp của 9 đời chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Sau 3 thế kỷ từ khi trở về
với Đại Việt, Thuận Hóa là vùng chiến tuyến tranh giành quyền lực giữa Đàng
Trong và Đàng ngồi, ít có thời gian hịa bình nên chưa có điều kiện hình thành
những trung tâm dân cư sầm uất theo kiểu đơ thị. Sự ra đời của thành Hóa Châu
(khoảng cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI) có lẽ chỉ tồn tại trong một thời gian
ngắn với tư cách là tòa thành phòng thủ chứ chưa phải là nơi sinh hoạt đơ thị của
xứ Thuận Hóa thời ấy. Mãi đến năm 1636, khi chúa Nguyễn Phú Lan dời phủ
đến Kim Long, q trình đơ thị hóa trong lịch sử hình thành và phát triển của
thành phố Huế sau này mới được bắt đầu. Hơn nữa thế kỷ sau, năm 1687, chúa
Nguyễn Phúc Thái lại dời phủ chính đến làng Thụy Lôi và đổi tên thành Phú
Xuân (ở vị trí tây man trong kinh thành Huế hiện nay), tiếp tục xây dựng và phát
triển Phú Xuân thành một trung tâm đô thị phát đạt của xứ Đàng Trong. Tuy có
lúc, Phủ Chúa dời ra Bác Vọng (1712-1723), nhưng khi Võ Vương lên ngơi lại
cho dời phủ chính vào Phú Xuân và dựng ở "bên tả phủ cũ", tức góc đông nam
kinh thành Huế hiện nay.
Sự nguy nga bề thế của thành Phú Xuân dưới thời Nguyễn Phúc Khoát đã
được Lê Quý Đôn mô tả trong "Phủ biên tạp lục" năm 1776 và trong "Đại Nam
nhất thống chí" với tư cách là đô thị phát triển thịnh vượng trải dài hai bờ châu
thổ sông Hương, từ Kim Long - Dương Xuân đến Bao Vinh - Thanh Hà, Phú
Xuân là thủ phủ của xứ Đàng Trong (1687-1774), rồi trở thành kinh đô của nước
Đại Việt thống nhất dưới triều vua Quang Trung (1788-1801) và cuối cùng là
kinh đô nước Việt Nam trong gần 1,5 thế kỷ dưới triều nhà Nguyễn (1802-1945),

Phú Xuân - Huế, Thừa Thiên Huế đã trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn
hóa nghệ thuật quan trọng của đất nước từ những thời k lịch sử ấy.
Năm 1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng tấn cơng Đà Nẵng, mở
đầu cho q trình xâm lược của thực dân Pháp, tiếp đó là đế quốc Mỹ nhảy vào
Việt Nam. Cùng với cả nước, nhân dân Thừa Thiên Huế đã trải qua hai cuộc
kháng chiến chống ngoại xâm giành hịa bình, độc lập và thống nhất Tổ quốc với
biết bao chiến tích và sự tích anh hùng.


15
Từ những năm thuộc Pháp cho đến ngày đất nước hoàn toàn thống nhất
(năm 1975) tại Thừa Thiên Huế đã liên tục diễn ra những cuộc đấu tranh yêu
nước mạnh mẽ, quyết liệt. Mảnh đất này là nơi hội tụ của nhiều nhà cách mạng
trên đường cứu nước. Phan Bộ Châu, Phan Chu Trinh cùng nhiều nhân sỹ yêu
nước khác đã từng hoạt động tại đây. Cũng tại nơi này, người thanh niên Nguyễn
Sinh Cung (tức Nguyễn Tất Thành - Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã sống gần 10 năm
thời niên thiếu trước khi vào Nam bà ra đi tìm đường cứu nước. Năm 1916, Việt
Nam Quang Phục Hội tổ chức khởi nghĩa trên quy mô nhiều tỉnh, vua Duy Tân
xuất giá tham gia khởi nghĩa. Nơi đây là cái nôi của phong trào cách mạnh, nơi
đào tạo ra những nhân tài, những nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng và Nhà nước,
các nhà hoạt động chính trị, xã hội, khoa học như Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Võ
Nguyên Giáp, Trần Phú, Hà Huy Tập, Nguyễn Chí Diểu, Phan Đăng Lưu, Hải
Triều, Nguyễn Khánh Tồn... Tháng 7/1929, tỉnh bộ Đơng Dương Cộng sản
Đảng Thừa Thiên Huế được thành lập, tiếp đó đầu năm 1930, Tỉnh ủy lâm thời
Đơng Dương Cộng sản Liên đoàn ra đời. Đến tháng 4/1930, hai tổ chức này
thống nhất thành Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế lãnh
đạo nhân dân tiến hành kháng chiến giải phóng dân tộc. Ngày 23/8/1945, với hào
khí của "Cách mạng Tháng Tám", nhân dân Thừa Thiên Huế đã vùng dậy lật đổ
triều đại nhà Nguyễn. Ngày 30/8/1945, người dân nơi đây lại thay mặt cả nước
chứng kiến lễ thoái vị của Vua Bảo Đại, đánh dấu sự chấm dứt của triều đại

phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, mở ra kỷ nguyên phát triển mới
cho dân tộc.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, những địa danh như Dương
Hòa, Hòa Mỹ... là nơi ghi dấu bao chiến công oanh liệt, vang dội khắp cả nước.
Trong suốt 21 năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Thừa Thiên Huế là một trong
ba ngọn cờ đầu của cuộc chiến tranh nhân dân ở miền Nam, vì sự nghiệp giải
phóng đất nước. Ngày 26/3/1975, Thừa Thiên Huế được giải phóng hồn tồn,
góp phần quan trọng vào cơng cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ Quốc,
cùng cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Vượt qua những khó khăn sau chiến tranh, Thừa Thiên Huế đã không
ngừng nỗ lực để bắt kịp nhịp độ phát triển của cả nước. Những bài học thành


16
công và hạn chế đều kết tinh thành nghị lực, hành trang cho Thừa Thiên Huế
bước vào kỷ nguyên đổi mới với tất cả niềm tin tưởng, quyết tâm xây dựng quê
hương đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, xứng đáng với công lao của tiền nhân đã dày
công vun đắp nên mảnh đất anh hùng nhưng cũng rất đỗi hào hoa với những nét
văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc và một quần thể di tích được cơng nhận là di sản
văn hóa của nhân loại.
1.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội
Thừa Thiên Huế là một cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung. Thừa Thiên Huế quan tâm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội gắn với
bảo tồn, phát huy các giá trị văn hố. Với mục tiêu duy trì tăng trưởng kinh tế cao
và bền vững, trong những năm qua, tăng trưởng kinh tế Thừa Thiên Huế đạt mức
độ khá.
Tổng GDP qua các năm tăng dần từ mức 3.934.037 triệu đồng năm 2006
lên đến 6.142.030 triệu đồng năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2010 đạt
12,5%. Năm 2010, cơ cấu kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế chuyển dịch theo
hướng dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, nông - lâm - nghiệp, trong đó dịch vụ

chiếm 45,2%, cơng nghiệp - xây dựng chiếm 39,7% và nông - lâm - ngư nghiệp
chiếm 15,1%.
Hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh Thừa Thiên Huế đạt nhiều kết quả tích
cực. Tổng giá trị xuất khẩu năm 2006 đạt 61.233 nghìn USD tăng lên 257.514
nghìn USD năm 2010, với tốc độ tăng bình quân qua các năm từ 2006 - 2010 là
79 nghìn USD. Kim ngạch xuất khẩu trong 9 tháng đầu năm 2011 đạt 277,2 triệu
USD, tăng 62,1% so cùng k năm 2010. Một số nhóm hàng xuất khẩu tăng mạnh
là hàng dệt may, dăm gỗ, thủy sản…
Cùng với xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu cũng có nhiều dấu hiệu tích
cực, năm 2006, tổng giá trị nhập khẩu đạt 49.243 nghìn USD và tăng lên 208.259
nghìn USD năm 2010, với tốc độ tăng bình quân qua các năm từ 2006 - 2010 là
101,4 nghìn USD. Trong 9 tháng đầu năm 2011 tổng giá trị nhập khẩu đã lên đến
185,36 triệu USD, tăng 21,6% so với cùng k năm ngối.
Tồn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện đã hình thành 7 khu cơng nghiệp (KCN),
với diện tích hơn 2.800 ha. Ngoài KCN 560 ha trong Khu kinh tế Chân Mây -


17
Lăng Cơ, 06 KCN cịn lại phân bố đều khắp ở các huyện, thị xã trong tỉnh với
tổng diện tích hơn 2.160 ha, có đầy đủ các dịch vụ phục vụ các nhà đầu tư, đó là
các KCN: Phú Bài, Phong Điền, Tứ Hạ, Quảng Vinh, Phú Đa và La Sơn..
Là vùng đất có nhiều di tích lịch sử văn hóa đặc sắc, trong đó có Quần thể
di tích cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới (năm
1993) và Nhã nhạc cung đình triều Nguyễn được UNESCO cơng nhận là di sản
văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (2003), Thừa Thiên Huế có nhiều tiềm
năng để thu hút khách du lịch. Mặt khác, nhờ thường xun có những chương
trình quảng bá, xúc tiến du lịch, nên lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế
ngày càng gia tăng. Tính riêng năm 2011, tổng lượt khách đến Huế 9 tháng đầu
năm ước đạt 1.208,7 nghìn lượt khách, tăng 6,2% so với cùng k năm 2010;
Doanh thu du lịch ước đạt 762,5 tỉ đồng, tăng 20,5% so với năm trước.

Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch đã tăng lên đáng kể. Nhiều khu
du lịch, vui chơi giải trí đã được quy hoạch và xây dựng như: cụm du lịch quốc
gia Bạch Mã - Lăng Cô - Cảnh Dương - Hải Vân, Tân Mỹ - Thuận An, Thiên An
- Ngự Bình, Thanh Tân - Phong Điền… Thừa Thiên Huế có đầy đủ tiềm năng và
thế mạnh để trở thành một trung tâm du lịch lớn của Việt Nam.
Tập trung phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng với chất lượng cao
như du lịch, văn hóa, thương mại, giáo dục, y tế, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,
vận tải, thơng tin và truyền thông... phù hợp với yêu cầu và cam kết khi hội nhập,
nhằm tạo chuyển dịch nhanh và vững chắc nền kinh tế theo cơ cấu dịch vụ - cơng
nghiệp - nơng nghiệp, góp phần xóa đói giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc
sống. Huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở vật chất, đào tạo nhân lực
đáp ứng nhu cầu xây dựng Thừa Thiên Huế từng bước trở thành một trung tâm
thương mại - dịch vụ, giao dịch quốc tế; trung tâm du lịch quốc gia; thành phố
Festival đặc trưng của Việt Nam; trung tâm y tế chuyên sâu; trung tâm đào tạo đa
chất lượng cao của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ.
Từ lợi thế vốn có và những hoạch định chính sách đúng đắn, Thừa Thiên
Huế đang ngày càng tạo lập cho mình một nền tảng vững chắc để vững tin xây
dựng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.


18
Đến nay, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 63 dự án đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) với tổng số vốn đăng ký 1.889,5 triệu USD, vốn thực hiện 512
triệu USD. Ngồi ra, có 4 dự án cấp mới với tổng vốn đăng ký 60 triệu USD, vốn
thực hiện 2,1 triệu USD. Trong năm 2011, tỉnh tiếp nhận và tiếp tục triển khai 27
dự án ODA dự kiến giải ngân khoảng 630 tỉ đồng; đồng thời tỉnh đã tiếp nhận 35
khoản viện trợ dự án và phi dự án do các tổ chức NGO tài trợ mới trong năm
2011.
Trong năm 2011, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức đón tiếp thành cơng 96
đồn khách, với 1.195 lượt khách quốc tế là các đoàn ngoại giao, các tổ chức

quốc tế, các cơng ty doanh nghiệp nước ngồi, các địa phương, các vùng miền
trên thế giới có quan hệ hợp tác, hữu nghị với tỉnh....
Một trong những nhân tố đột phá then chốt để đẩy mạnh cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa (CNH - HĐH) của tỉnh là những chính sách hợp lý nhằm đẩy nhanh
tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bao gồm cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần
kinh tế và cơ cấu vùng kinh tế. Thừa Thiên Huế nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm Trung bộ, do vậy vấn đề đổi mới cơ cấu kinh tế phải phù hợp với tiến trình
CNH - HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế.
Đến năm 2020, Thừa Thiên Huế phấn đấu xứng tầm là trung tâm đô thị
cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa,
khoa học - cơng nghệ, y tế, đào tạo lớn của cả nước và khu vực các nước Đơng
Nam Á; có quốc phịng, an ninh được tăng cường, chính trị - xã hội ổn định,
vững chắc; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải
thiện theo tinh thần của Quyết định số 86/2009/QĐ-TTg ngày 17.6.2009 của Thủ
tướng Chính phủ.
1.1.4 Văn hóa dân cư
Tính đến năm 2010, dân số tỉnh Thừa Thiên Huế có 1.090.879 người
(540.172 nam; 550.707 nữ). Về phân bố, có 470.907 người sinh sống ở thành thị
và 619.972 người sinh sống ở vùng nông thôn.
Trong các dân tộc thiểu số sinh sống ở Thừa Thiên Huế thì các dân
tộc: Cơtu, Tà Ôi, Bru-Vân Kiều được xem là người bản địa sinh sống ở phía Tây
của tỉnh. Trải qua q trình sinh sống lâu dài, các dân tộc này đã tạo cho mình


19
bản lĩnh dân tộc và nét văn hóa đặc trưng, thống nhất trong đa dạng, làm nên một
tiểu vùng văn hố ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế.
Huế cũng như mỗi vùng, miền khác trên đất nước ta đều có những sắc thái
văn hóa địa phương độc đáo. Cùng với Thăng Long, Huế là kinh đô của nước
Việt trong nhiều thế kỷ. Nói đến Huế, khơng chỉ là Huế trong phạm vi hành

chính hiện nay, mà Huế là cả địa bàn Châu Hóa xưa, nay là tỉnh Thừa Thiên Huế,
từ Mỹ Chánh đến Lăng Cô, từ núi đồi Trương Sơn đến đầm phá ra biển Đơng. Vì
vậy, có thể khái quát một số đặc điểm tiêu biểu của văn hóa Huế như sau:
Văn hóa Huế, một nền văn hóa của sự hài hịa và gắn bó giữa mơi trường
sống và chủ nhân của nó.
Người ta thường nói văn hóa là cái tự nhiên được biến đổi bởi con người
trong cuộc sinh tồn của mình, thì con người Huế trong lịch sử vươn lên phía
trước đã ứng xử hợp với tự nhiên, để rồi tự nhiên hữu tình vì có con người và cho
con người.
Huế không chỉ là xứ sở của sơng Hương - núi Ngự mà Huế có đủ núi đồi, sông - biển, đầm - phá, đất - cát, cồn - bàu. Huế có núi đồi nhấp nhơ với Kim
Phụng, Ngự Bình, Vọng Cảnh; có dịng sơng êm đềm với Hương Giang, An Cựu,
Như Ý, Lợi Nơng; có đầm Chuồn, Cầu Hai; có phá Tam Giang; lại có Cồn Hến,
Giã Viên v.v... Huế có tất cả đất núi đồi, đất thịt và cả đất cát ven phá, ven biển...
Không những thế, thiên nhiên Huế lại quyện vào nhau, sơn thủy hữu tình, phong
cảnh k thú. Sống trong khung cảnh thiên nhiên hòa quyện như vậy, con người
Huế đã sớm đùm bọc, gắn bó với nhau, kể từ ngày vào mảnh đất làm "quà cưới"
này lập làng, sinh sống.
Con người đã biết dựa vào và biến đổi cái tự nhiên của Huế để sáng tạo
nên lịch sử - văn hóa Huế. Cái hài hòa, êm đềm của phong cảnh Huế đã ăn nhập
vào con người Huế nhuần nhị và sâu lắng.
Văn hóa Huế, một nền văn hóa được làm giàu bởi các dịng văn hóa đơ thị
- văn hóa làng (chùa) và văn hóa cung đình (bác học) - văn hóa dân gian khơng
có sự đối lập, loại trừ.


20
Năm 1802, vua Gia Long lập ra triều Nguyễn, định đô ở Phú Xuân, Huế
trở thành kinh đô của cả nước thống nhất từ Đồng Văn đến Cà Mau. Di sản kiến
trúc hiện nay chủ yếu được xây dựng từ thời Gia Long trở đi.
Q trình đơ thị hóa khái quát ở trên cũng là quá trình Huế trở thành xứ sở

mang đặc điểm của một nền văn hóa Huế đơ thị.
Ở chốn thần kinh, tinh hoa văn hóa được dịp hội tụ và phát triển, dịng văn
hóa cung đình - bác học xuất hiện với những di sản tinh thần quý giá về các lĩnh
vực thơ ca, âm nhạc, kiến trúc, nghệ thuật múa, nghệ thuật trang trí.
Trong khi đó, khơng xa kinh thành Huế, vẫn là các làng quê với lối sống làng quê
của mình. Các làng An Hòa, Vĩ Da... sát nạc Kinh thành vẫn là các làng chủ yếu
sinh sống bằng kinh tế nơng nghiệp. Ngồi nghề nơng làm ruộng, nhiều làng có
thêm nghề làm vườn với những loại cây trái đặc sản: quýt Hương Cần, nhãn lồng
Kim Long, thanh trà Nguyệt Biều, chè Tuần...
Văn hóa Làng của những làng quê Huế phản ánh quan phong tục, tập quá
của cư dân làm ruộng, làm vườn và nghề thủ cơng. Riêng trong lĩnh vực tín
ngưỡng dân gian, hằng năm đều đặn diễn ra những lễ hội, cúng tế ở các làng.
Ngồi ra cịn có những lễ hội mang tính truyền của làng hoặc lễ hội của những
làng nghề: Làng Sình mở hội vật vào ngày 10 tháng Giêng Âm lịch, làng Thai
Dương có hội Cầu Ngư vào ngày 12 tháng Giêng Âm lịch, làng Hiền Lương có lễ
cúng tổ nghề rèn...
Trong làng có đình, nơi thờ cúng chư thần, cử hành tế lễ và hội họp của
làng. Trong làng lại có chùa. Hầu hết các làng ở Huế đều có chùa. Trong chùa
gian chính thờ các vị Phật, còn ở án hậu thờ ngài khai canh các họ của làng. Với
số lượng trên 150 ngôi chùa lớn, nhỏ, Phật giáo đã và đang có một vai trị quan
trọng trong văn hóa dân gian Huế. Có người cho rằng Huế cịn là kinh đơ của
Phật giáo, ở Huế đã hình thành dịng văn hóa chùa, tiêu biểu cho bản sắc của văn
hóa Huế...
Sự dung hợp giữa các dịng văn hóa trên đã làm giàu cho văn hóa Huế.
Theo thời gian, chúng bổ sung và nâng cao cho nhau, làm nên cái bản sắc, "cái
hồn" của văn hóa Huế.


21
Văn hóa Huế, một nền văn hóa của cái đẹp trong nghệ thuật kiến trúc và

phong cách sống.
Nói đến Huế khơng thể khơng nói đến di sản kiến trúc ở Huế và phong
cách nghệ thuật sống của người Huế. Không phải ngẫu nhiên mà người ta vẫn
quen gọi thành những cụm từ mang sắc thái tiêu biểu riêng cho Huế, như: người
Huế, kiến trúc Huế, nhà vườn Huế, món ăn Huế, màu tím Huế, nón lá Huế, giọng
Huế - tiếng Huế, ca Huế... Tất nhiên khơng phải cái gì thuộc về Huế đều là bậc
nhất cả. Song trong nghệ thuật kiến trúc và phong cách sống, cái đẹp vẫn là nét
trội, nét tiêu biểu.
Cái đẹp trong nghệ thuật kiến trúc ở Huế được thể hiện trước hết là ở sự
hòa hợp, gắn bó giữa cơng trình với mơi trường tự nhiên, một bên là tạo hóa, đất
trời, một bên là sáng tạo của thường dân, phối hợp nhuần nhuyễn với nhau, tạo
nên một thể thống nhất, chặt chẽ mà nên thơ, hùng vĩ và duyên dáng...
Kiến trúc ở Huế không nguy nga đồ sộ và xa hoa lộng lẫy, nhưng Huế vẫn hấp
dẫn con người bởi những cơng trình kiến trúc dung hợp với cảnh quan tự nhiên
đó. Nét đẹp của nghệ thuật kiến trúc ở Huế còn ở chiều cao của cơng trình (ngơi
tháp Phước Dun cao 7 tầng cũng chỉ 21 m). Lâu đầu, cung điện, lăng tẩm, đình
chùa... khơng vượt q cao so với hàng cây làm đẹp cho khơng gian kiến trúc.
Nét riêng của văn hóa Huế cịn được thể hiện qua ăn nói, ăn mặc, ăn uống,
ăn học và cả ăn chơi của người Huế. Trong ăn nói, người Huế ln tơn trọng thứ
bậc thể hiện qua cách xưng hô ở làng, họ và gia đình, khơng phân biệt tuổi tác,
giàu sang, nghèo hèn (có cả một hệ thống xưng hô khác với nhiều vùng). Đối với
xóm giềng, lạ cũng như quen đều căn cứ vào tuổi tác mà ăn nói. Trên địa bàn
Thừa Thiên Huế hiện nay đều có chung một thứ tiếng là tiếng Huế, chung là thứ
giọng là giọng Huế, không phân biệt dân làng hay thành phố. Người ta vẫn biết
đến giọng Huế nhẹ nhàng, có phần e ấp của những cơ gái Huế. [ Huế di tích và
con người, Hồng Phủ Ngọc Tường, Nxb Đà Nẵng, tr.148]
Thừa Thiên Huế là trung tâm văn hoá lớn và đặc sắc của Việt Nam. Thừa
Thiên Huế có 2 di sản văn hố thế giới là: Quần thể di tích Cố đơ Huế và nhã
nhạc cung đình Huế.



22
Hiện nay, tỉnh đang xây dựng mơi trường văn hố lành mạnh, đậm đà bản
sắc văn hoá dân tộc và bản sắc văn hoá Huế gắn với bảo tồn, phát huy giá trị các
di sản văn hoá truyền thống, là khâu đột phá để phát triển du lịch. Nghiên cứu,
từng bước hồn thiện bản sắc văn hố Huế, đặc trưng văn hoá Huế để xây
dựng Huế trở thành trung tâm văn hoá đặc sắc của Việt Nam; xem đây là lợi thế
so sánh lâu dài để phát triển Huế, làm cho Huế ngày càng đặc sắc, thúc đẩy các
ngành du lịch, dịch vụ phát triển. Trong đó quy hoạch, xây dựng hệ thống cơng
viên, tượng đài, các cơng trình văn hoá, trọng tâm là: Trung tâm hội nghị, Bảo
tàng Lịch sử Cách mạng, Bảo tàng thiên nhiên các tỉnh Duyên hải miền Trung,
Trung tâm Điện ảnh, Địa đạo Khu ủy Trị Thiên. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Văn
hoá, Thể thao và Du lịch tập trung đầu tư hoàn thành cơ bản trùng tu Đại Nội và
một số di tích quan trọng để xứng đáng là trung tâm du lịch đặc sắc của Việt
Nam. Nâng cao chất lượng và hiệu quả của các k Festival, các hoạt động đối
ngoại để tăng cường quảng bá các giá trị văn hóa Việt Nam, văn hố Huế nhất
là Nhã nhạc Cung đình, quần thể di tích Cố đơ Huế, vịnh đẹp Lăng Cơ.
Trong đời sống tinh thần người Việt, Huế đã là trung tâm văn hóa. Tuy
cộng đồng người Huế khơng lớn lắm, nhưng đã tạo ra một truyền thống văn hóa
nghệ thuật riêng, hệ thống các quan niệm nhân văn biểu hiện qua những phong
tục tập quán ứng xử, thờ phụng, cách nấu ăn, may mặc, giải trí, cách xây dựng
nhà ở và đơ thị... Người Huế có những khát vọng và những mê tín riêng. Nên, nói
người Huế có tính cách riêng là vì thế.
1.1.5 Phong tục cưới xin
Theo Tiến sĩ Tơn Thất Bình: Quy trình tổ chức lễ cưới ở Huế cũng có đủ các
bước thủ tục như các địa phương khác, từ lễ chạm ngõ, hỏi cưới, đến tân hơn vu
quy... Nhìn tổng thể, các đám cưới Huế thường diễn ra tiết kiệm, giản đơn, không
phô trương, nhưng ở mỗi phần cụ thể khá cầu k , với quan niệm "trọng lễ nghi
khi (khinh) tài vật.
Chuẩn bị lễ hỏi, lễ cưới, người Huế thường xem ngày giờ tốt xấu, có khi lên

chùa thỉnh ý các cao tăng. Sau khi chọn ngày giờ, hai bên thông gia sẽ báo cho
nhau bằng một cuộc thăm đơn giản. Việc này cũng đôi khi do đôi bạn trẻ thực
hiện, nhưng phải là hai nhà có thân tình từ trước .


23
Ðối với đám hỏi, người Huế chỉ xem là buổi gặp mặt giữa hai gia đình và
tơng tộc thân thích để giới thiệu đôi bạn trẻ, không tổ chức rầm rộ. Ðám cưới
Huế có các lễ: xin giờ, nghinh hơn, bái tơ hồng, rước dâu diễn ra ở nhà gái, và
đón dâu, trình báo gia tiên ở nhà trai. Người Huế khơng có tục thách cưới, lễ vật
trong lễ cưới tối thiểu chỉ gồm có mâm trầu cau, rượu trà, nến tơ hồng, bánh phu
thê. Nếu khá giả, nhà trai có thể thêm bánh kem, bánh dẻo; khơng có "lợn quay đi
lộng" như nhiều nơi. Ngoài ra, đám cưới ở Huế ln có phù dâu, phù rể và hai
đứa trẻ rước đèn đi trước. Hai đứa trẻ thường là 1 trai 1 gái, tuổi tương đương
cầm lồng đèn hay cầm hoa. [ Phong tục tập quán về hôn nhân, Vương Thạch
Thư, Nxb Hà Nội, tr.134]
Trong đêm tân hôn, đôi bạn trẻ phải làm lễ giao bôi hợp cẩn. Người Huế có
tập tục để trong phịng hoa chúc một khay lễ với 12 miếng trầu, đĩa muối, gừng
và rượu giao bôi. Ðôi bạn trẻ phải nhai hết 12 miếng trầu ấy, tượng trưng cho 12
tháng hòa hợp trong một năm, 12 năm hịa hợp tuần hồn trong một giáp âm lịch.
Việc ăn muối ăn gừng mang màu sắc dân gian, biểu tượng nghĩa tình nồng thắm.
Cịn rượu giao bơi thì theo đúng với lễ giáo phong kiến của Trung Hoa cũ.
Khi đưa dâu, thông thường bố mẹ cô gái sẽ không theo xe, mà hôm sau mới sang
nhà trai, với ý nghĩa xem cô con gái ngày đầu về làm dâu có làm điều gì phật
lịng nhà chồng. Buổi gặp này, hai bên thông gia đối đáp những câu khách sáo,
nhắn gửi con cái cho nhau, và căn dặn con mình phải thuận thảo với gia đình bên
vợ hoặc bên chồng. Hiện nay, lễ này đã được nhiều gia đình Huế giảm bớt, bằng
cách khi rước dâu, bố cô gái theo về nhà trai bằng một chiếc xe khác xe hoa, và
tại tiệc đãi sẽ trao đổi với nhà trai. Ba ngày sau lễ cưới, cô dâu mới được trả lại
nhà bố mẹ để thu dọn tư trang về nhà chồng, bắt đầu cuộc sống làm dâu.

Tính cầu k của người Huế tại lễ cưới chủ yếu trong cách hành xử. Khơng
hề có chuyện ầm ĩ ồn ào thái q trong các lễ và tiệc cưới. Trao đổi ngôn từ giữa
hai bên thông gia, giữa bà con thân thuộc đều rất thận trọng. Việc thưa gửi, trình
bày của chủ hơn, bố mẹ hai bên đều rất khuôn sáo và không bỏ sót ai.
Ðặc biệt, quan hệ tuổi mạng rất được coi trọng ở đám cưới Huế. Vị chủ
hôn thường là vị cao niên trong dòng tộc hai bên, thân thuộc với gia đình, vợ con
đầy đủ, khơng tật bệnh, tuổi khơng khắc kỵ đôi tân hôn. Các phù dâu phù rể là


24
người chưa có chồng vợ, tính tình vui vẻ nhanh nhẹn. Một số nhân vật khác cũng
được lực chọn tùy phần nghi lễ phù hợp. Ðơn cử trước ngày cưới đơi tân hơn có
thể đưa nhau đi may áo cưới (nếu gia đình khá giả), thì ngày giờ đi may phải tốt,
chủ tiệm may là người còn cả vợ chồng, nhiều con cái, gia đình hịa thuận. Việc
bài trí phịng tân hôn phải do một người phụ nữ lớn tuổi, phúc hậu sửa soạn. Lễ
vật rước dâu, nhà trai nhờ một người cao tuổi, đủ vợ chồng con cái, gia đình hịa
thuận kiểm tra. Người này cũng sẽ têm trầu cau, bày cặp nến hồng trên bàn thờ
gia tiên nhà gái. Sau khi lễ xong, cặp nến hồng cũng phải được người này thổi
tắt. Số người nhà trai đi rước dâu luôn ở số chẵn. Trước khi đi và khi đón dâu về,
nhà trai thường cử vài người đàn ơng trẻ tuổi hoạt bát, đã có vợ con ra đứng đón
sẵn để "lấy hên" cho đơi tân hơn.
1.2 Vài nét về vùng đất, con ngƣời và phong tục cƣới xin của ngƣời Việt ở
à Nẵng
1.2.1 Điều kiện tự nhiên
Thành phố Đà Nẵng nằm ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, có diện tích
1.256,24 km², gồm 6 quận, 2 huyện và 47 xã, phường. Thành phố Đà Nẵng nằm
ở 15o55' đến 16o 14' vĩ Bắc, 107o18' đến 108o20' kinh Đơng, phía Bắc giáp tỉnh
Thừa Thiên - Huế, Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, Đông giáp Biển Đông.
Đà Nẵng nằm ở vào trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc - Nam
về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, cách Thủ đô Hà Nội

764 km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam. Ngồi ra,
Đà Nẵng cịn là trung điểm của 4 di sản văn hoá thế giới nổi tiếng là cố đô Huế,
Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và Rừng quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Trong phạm vi khu vực và quốc tế, thành phố Đà Nẵng là một trong những
cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái
Lan, Myanma đến các nước vùng Đông Bắc Á thông qua Hành lang kinh tế
Đông Tây với điểm kết thúc là Cảng biển Tiên Sa. Nằm ngay trên một trong
những tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế, thành phố Đà Nẵng có
một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững.
Đây cũng là yếu tố căn bản đầu tiên cho sự hình thành những giá trị văn hóa đặc
sắc, đa dạng của Đà Nẵng.


25
Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng vừa có núi, vùng núi cao và
dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển,
một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp. Địa hình đồi núi chiếm
diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700 - 1.500m, độ dốc lớn (>400), là nơi tập trung
nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ mơi trường sinh thái của thành phố.
Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là
vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và
các khu chức năng của thành phố.
Hệ thống sơng ngịi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây bắc và tỉnh
Quảng Nam.
Về mặt khí hậu, thành phố Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió
mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp
đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới
điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến
tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa
đông nhưng không đậm và không kéo dài.

Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9oC; cao nhất vào các tháng 6, 7,
8, trung bình từ 28-30oC; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình từ 18-23oC.
Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500m, nhiệt độ trung bình khoảng
20oC.
Độ ẩm khơng khí trung bình là 83,4%; cao nhất vào các tháng 10, 11, trung
bình từ 85,67 - 87,67%; thấp nhất vào các tháng 6, 7, trung bình từ 76,67 77,33%.
Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504,57 mm/năm; lượng mưa cao nhất
vào các tháng 10, 11, trung bình từ 550 - 1.000 mm/tháng; thấp nhất vào các
tháng 1, 2, 3, 4, trung bình từ 23-40 mm/tháng.
Số giờ nắng bình quân trong năm là 2.156,2 giờ; nhiều nhất là vào tháng 5,
6, trung bình từ 234 đến 277 giờ/tháng; ít nhất là vào tháng 11, 12, trung bình từ
69 đến 165 giờ/tháng.
Nhìn tổng quan, chúng ta có thể thấy rằng, Đà Nẵng nằm ở trung độ của
Việt Nam, trên trục giao thông huyết mạch Bắc Nam về cả đường bộ, đường sắt,


×