Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Phạm phú thứ và tư tưởng canh tân đất nước cuối thế kỷ XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (779.84 KB, 70 trang )

1


N N
Ọ SƯ P
M
K OA LỊ
SỬ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Phạm Phú Thứ và tư tưởng canh tân đất nước cuối
thế kỷ X X

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị

ương

Người hướng dẫn : Trương Trung Phương

Đà Nẵng, tháng 5/ 2013


2

MỞ ẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nửa sau thế kỷ XIX, tình hình chính trị - xã hội Việt Nam có nhiều
biến động. Chế độ xã hội phong kiến tồn tại từ hàng trăm năm trước đó đã
bước vào giai đoạn khủng hoảng và suy yếu trầm trọng. Đứng trước tình hình
đó, nhiều nhà u nước theo xu hướng canh tân đã xuất hiện, tiêu biểu cho


dòng yêu nước này là Trúc Đường Phạm Phú Thứ. Với trí tuệ và bản lĩnh của
một trí thức đương thời, Phạm Phú Thứ đã biến tư duy thành hành động cụ
thể và có giá trị thiết thực cho đến ngày nay. Như vậy, trong bối cảnh phần
lớn triều đình Nguyễn có quan điểm bảo thủ “bế quan tỏa cảng”, thì tư tưởng
và hành động của ông là một điểm sáng đặc biệt của giới trí thức Việt Nam
cuối thế kỷ XIX.
Phạm Phú Thứ không chỉ là một nhà cải cách nổi tiếng, một con người
yêu nước tha thiết, mà còn là một nhà tư tưởng lớn của Việt Nam trong thế kỷ
XIX. Toàn bộ các đề nghị cải cách của ông đã thể hiện các phương diện đổi
mới cơ bản trong tư duy, đó là tư duy tư duy kinh tế mới, tư duy ngoại giao
mới, và tư duy văn hóa - giáo dục mới. Những giá trị tích cực đó có ý nghĩa
chiến lược lâu dài và có tác dụng hình thành nên những tư tưởng cải cách, góp
phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới đất nước Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay, để Việt Nam vững bước tiến vào thế kỷ XXI với sức mạnh và niềm tin
sánh bước hội nhập cùng các nước phát triển trên thế giới.
Phạm Phú Thứ - một nhân vật tiêu biểu về tư tưởng canh tân đất nước
ta nửa cuối thế kỷ XIX. Cuộc đời, tư tưởng, nhân cách xứng đáng được hậu
thế trân trọng và suy tôn là “danh nhân đất Quảng”. Đã có một vài cơng trình
nghiên cứu về danh nhân đất Quảng Phạm Phú Thứ, và tôi cũng muốn được
tiếp tục quá trình nghiên cứu, khảo cứu này trên cơ sở các cơng trình nghiên
cứu và bằng nhận định và đánh giá khách quan của mình, với mong muốn làm


3

rõ thêm một số vấn đề về nhân vật nổi tiếng này, qua đó để nhận định và đánh
giá khách quan hơn về nhân vật này.
Từ những lý do trên, chúng tơi chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp của
mình là “Phạm Phú Thứ và tư tưởng canh tân đất nước cuối thế kỷ XIX”.
2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài

Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về Phạm Phú Thứ cũng như tư
tưởng cải cách của ông. Tuy mỗi người, mỗi ngành khoa học nghiên cứu, khai
thác ở những khía cạnh khác nhau nhưng tất cả đều đạt được những kết quả
đáng kể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về con người có nhiều tài ba, nhiều tư
tưởng, hồi bão lớn mà khơng gặp thời như Phạm Phú Thứ.
Tiêu biểu trong số đó đặc biệt phải kể đến cuốn “Phạm Phú Thứ với tư
tưởng canh tân” do Thái Nhân Hòa chủ biên, xuất bản năm 1995. Cuốn sách
đã tập trung vào một số vấn đề như từ sơ lược gia phả đến thời đại và tư
tưởng canh tân, con người, nhân cách, mối quan hệ với triều đình cùng với
việc giới thiệu các tác phẩm văn học của danh nhân Phạm Phú Thứ. Tuy
nhiên, tập sách chưa nêu bật được tư tưởng canh tân của ông trong mối liên hệ
với các nhà tư tưởng canh tân tiến bộ cùng thời; những đóng góp về mặt thực
tiễn của ơng đối phong trào duy tân, đối với thời kỳ đổi mới. Chính vì vậy, tơi
muốn tiếp tục nghiên cứu của mình nhằm bổ sung hồn chỉnh hơn về những
đóng góp của ông đối với giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đối với phong trào Duy
tân và đặc biệt là đối với quá trình đổi mới ở nước ta hiện nay.
Tiếp đó, phải kể đến tác phẩm: “Trúc Đường Phạm Phú Thứ với xu hướng
canh tân” (1999) của Thái Nhân Hòa về cơ bản cũng giới thiệu tiểu sử, sự
nghiệp, quá trình làm quan của Phạm Phú Thứ.
Tài liệu chữ Hán đầu tiên viết về Phạm Phú Thứ có lẽ là Đại Nam liệt
truyện (quyển 34) được khắc in vào năm 1852. Trong cuốn sách này đã dành
8 trang viết về tiểu sử của Phạm Phú Thứ từ quê quán, dòng họ, tên tuổi cho


4

đến đỗ đạt, làm quan, trước thuật. Tiếp đến là bộ Quốc triều chính biên tốt
yếu của Quốc sử qn triều Nguyễn (do Cao Xuân Dục chủ biên) được khắc
in vào năm 1998. Tài liệu này viết về Phạm Phú Thứ trong bối cảnh chung
của những sự kiện lịch sử dưới thời vua Tự Đức, chủ yếu là quá trình làm

quan của ông.
Một số tài liệu chữ Quốc ngữ viết về Phạm Phú Thứ thì chủ yếu là những
tài liệu giới thiệu sơ lược về tiểu sử, sự nghiệp và trước tác của Phạm Phú
Thứ gồm: Thư mục Hán Nôm - Mục lục tác giả (1977); Từ điển văn học
(2005); Tìm hiểu kho sách Hán Nơm, tập II (1990); Các nhà khoa bảng Việt
Nam (2006); Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam (2006)…
Bên cạnh đó cịn có nhiều cơng trình nghiên cứu khác đăng trong các tạp
chí như: Chuyện quan hiệp biện Phạm Phú Thứ của Chương Dân đăng trên
Tạp chí Nam Phong, số 22; Lịng nhiệt thành của nhà ngoại giao họ Phạm
trong chuyến Tây du (1991), đăng trên Tạp chí Quan hệ quốc tế, số 8; Tạp chí
“Hoạt động kinh tế của người xưa: Ninh Hải trở thành Hải Phòng. Câu
chuyện về Phạm Phú Thứ” của tác giả Ngơ n.
Tất cả những cơng trình đó đều có giá trị to lớn khi chúng ta nghiên
cứu về Trúc Đường Phạm Phú Thứ. Mặc dù vậy, nhưng các công trình đó vẫn
chưa đề cập một cách có hệ thống, đầy đủ và toàn diện về những tư tưởng
canh tân của Phạm Phú Thứ cũng như những giá trị lịch sử của nó. Trên cở
sở tiếp nhận nguồn tài liệu phong phú đó, tơi muốn được nghiên cứu và nhìn
nhận, đánh giá về Phạm Phú Thứ với những tư tưởng canh tân và giá trị lịch
sử của những tư tưởng đó một cách tồn diện và đầy đủ hơn.
Những cơng trình nghiên cứu trên đây đã cung cấp nguồn tư liệu quý
giá để tác giả khóa luận nghiên cứu thực hiện đề tài.
3. Mục đích, đối tượng và nhiệm vụ của đề tài


5

- Mục đích của đề tài: Góp phần nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ
thống về tư tưởng canh tân của Phạm Phú Thứ và những ý nghĩa lịch sử của
nó.
-


ối tượng nghiên cứu của đề tài: Tư tưởng cải cách của Phạm Phú

Thứ và giá trị lịch sử của nó.
- Nhiệm vụ của đề tài:
+ Làm rõ các tiền đề hình thành tư tưởng cải cách của Phạm Phú Thứ
+ Luận giải nội dung cơ bản trong tư tưởng canh tân của Phạm Phú
Thứ và làm rõ ý nghĩa lịch sử của nó.
4. ơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận của khóa luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của khóa luận: phương pháp logic và
lịch sử, phương pháp diễn dịch, phương pháp quy nạp, so sánh...
5. óng góp của đề tài
Bàn về tư tưởng cải cách của Phạm Phú Thứ thực sự là một việc khó, vì
xung quanh vấn đề này còn nhiều ý kiến, tranh luận. Thực hiện đề tài này,
chúng tôi mong muốn:
Một là, giới thiệu rộng rãi đến bạn đọc một cách ngắn gọn về cuộc đời
cũng như sự nghiệp của nhà canh tân Phạm Phú Thứ; về bối cảnh đất nước
cũng như những tiền đề lý luận để sản sinh ra con người và tư tưởng ấy.
Hai là, góp phần tìm hiểu rõ hơn những nội dung cơ bản trong tư tưởng
canh tân của Phạm Phú Thứ. Qua đó để chúng ta thấy được sự tiến bộ về mặt
tư tưởng, nhận thức của ông đối với xã hội phong kiến đương thời.
Ba là, chúng tơi góp phần rút ra những giá trị thực tiễn trong những tư
tưởng đó và sự vận dụng của tư tưởng canh tân trong giai đoạn này cũng như


6

ở các giai đoạn sau, trong đó quan trọng nhất là sự vận dụng vào công cuộc

đổi mới ở Việt Nam.
Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những người quan tâm
đến tư tưởng cải cách của Phạm Phú Thứ và sự vận dụng trong công cuộc đổi
mới ở Việt Nam.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khóa luận
được chia làm 2 chương:
Chương 1: Vài nét về thân thế và sự nghiệp của Phạm Phú Thứ
Chương 2: Tư tưởng canh tân đất nước của Phạm Phú Thứ


7

NỘ DUN
hương 1
V

NÉT VỀ T ÂN T Ế V SỰ N
ỦA P

ỆP

MP ÚT Ứ

1.1. Phạm Phú Thứ - con người và sự nghiệp
1.1.1. Con người
Phạm Phú Thứ là danh sĩ, danh thần triều Nguyễn, nhân vật tiên thời duy
tân. Ông sinh ngày 24 tháng chạp năm Canh Thìn (Minh Mạng 2), tức ngày
27/ 01/ 1821. Ông mất vào ngày 17 tháng Chạp năm Tân Tị, tức ngày 05/ 02/
1882. Lúc nhỏ có tên là Hào (hào kiệt), đi học lấy tên là Thứ (rộng lượng),

đến khi đỗ đại khoa được vua Tự Đức đổi tên là Thứ (đông đúc), tự là Giáo
Chi (dạy người), hiệu là Trúc Đường (nhà tre), biệt hiệu là Giá Viên (vườn
mía) và hai biệt hiệu ít dùng là: Thúc Minh (nhặt cái trong sạch) và Trúc Ẩn
(núp trong tre). Quê ở làng Đông Bàn, huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam
(nay là xã Điện Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Ông sinh trưởng
trong một gia đình nho giáo, được cha mẹ rất mực thương yêu và giáo dục.
Thân phụ của ông là Phạm Phú Sung, là người thơng minh, có uy tín ở trong
làng, khơng thi cử ra làm quan mà làm ruộng, lúc rỗi thì đọc sách thánh hiền
làm thú vui là người có uy tín ở trong làng, chăm lo hương chính chu đáo, làm
ruộng, lúc rỗi thì đọc sách thánh hiền làm thú vui. Thân mẫu là Phạm Thị
Cẩm, người làng Trừng Giang là con gái một cụ đồ, nhưng mất sớm khi ơng
mới bảy tuổi. Ơng cùng anh trai là Phạm Phú Duy (sau cũng đỗ Cử nhân)
phụng thờ cha mẹ rất hiếu kính.
Ngay từ nhỏ, Phạm Phú Thứ đã bộc lộ tư chất thông minh hiếu học,
chăm chỉ học hành, tương truyền đọc sách xem qua một lần là thuộc, nên từ
lúc mười hai tuổi đã nổi tiếng ở trường Phủ và khi lớn lên, liên tiếp đạt những


8

thành tích rực rỡ trong thi cử. Thể hiện cho tài năng của ơng, đó là những lần
thi đỗ như: đỗ đầu xứ năm 1839, tú tài năm 1840, đỗ thủ khoa cử nhân khoa
Nhâm Dần - Thiệu Trị 2 (1842), đỗ thủ khoa Hội thí, đầu bảng Đệ tam giáp
Tiến sĩ Ân khoa Quý Mão - Thiệu Trị 3 (1843). Ông là người đỗ đầu cả giải
nguyên và hội nguyên nên được gọi là vị “Song nguyên” đầu tiên của Quảng
Nam. Ơng cịn là một trong “Tứ hổ” [16;130] - danh xưng mà nhân dân vinh
danh 4 vị đỗ đầu toàn khoa thi hoặc đỗ đầu học vị Tiến sĩ (Phạm Như Xương:
Đình ngun Hồng giáp; Phạm Phú Thứ; Phạm Liệu; Trần Quý Cáp: Đầu
bảng đệ tam giáp). Dù cảnh ngộ khó khăn, nhưng với ý chí và nghị lực phi
thường, ông đã để lại cho đời tư tưởng canh tân giá trị, những trang sống đáng

quý, là tấm gương sáng cho chúng ta noi theo.
Phạm Phú Thứ là con người sống tình cảm, có hiếu. Điểm đáng ca ngợi
con người này đó là tuy ở những địa vị cao, nhưng ông luôn giữ lối sống giản
dị, trong sáng và khiêm tốn. Ngay khi mới ra làm quan, lúc về làng ơng đều
hỏi thăm mọi người trong thơn xóm, chuyện trị hỏi han với những người đập
lúa phơi rơm…Khơng phải bất kì một con người nào có địa vị cũng làm được
điều này. Chính điều đó mà trong suốt cuộc đời của ông, ông càng say mê
nhiệm vụ bao nhiêu thì càng gần gũi với nhân dân bấy nhiêu. Đây cũng là nét
đặc trưng chung trong tính cách của những sĩ phu Xứ Quảng, rất gần gũi với
dân. Đặc biệt, ông là người sống rất thẳng thắn, lạc quan, ơng khơng bị khuất
phục hay nhụt chí trước khó khăn, cụ thể như, vào năm Tự Đức thứ hai
(1849), ông được đề bạt về Viện Tập hiền làm chức Khởi cư chú (thư kí ghi
lời nói và việc làm của vua) rồi ở tòa Kinh diên (phòng giảng sách cho vua).
Vì thấy vua trẻ ham vui chơi, lơ là triều chính, đất nước bắt đầu bị đe dọa bởi
giặc ngồi. Ông đã mạnh dạn dâng sớ can gián vua. Phạm Phú Thứ dâng sớ
rằng: “Lễ đại đình ít thấy ra triều thị, nhạc nội uyển khèn trống suốt cả đêm,
nhà Kinh diên lâu khơng tới giảng, chốn triều đình lâu không ban hỏi, thần tư


9

ở bốn phương phủ huyện cũng lâu không được thừa chỉ thanh vấn. Lại nói:
thái y phương thuốc điều hịa thực cũng quá ư nghệ thuật, quần thần dâng sớ
thỉnh an, vì tình khuất cả lời nói” [36;247].
Với những lời lẽ thiết tha, thẳng thắn, để rồi ông phải trả một giá đắt,
ông bị cách chức và đày khổ sai vì tội phạm thượng. Tuy vậy, ơng vẫn tự tin,
lạc quan về việc làm của mình, khi thì câu cá, ngắm cảnh, làm thơ… trong lúc
đó thì bạn bè của ông lại rất lo cho số phận của ông. Và biệt hiệu Nông giang
điếu đồ (người câu trên sông Nông) gắn với ơng từ đấy. Qua đó cho ta thấy
rằng, ông là người cương trực, thẳng thắn, không xu nịnh, yêu nước thương

dân, một con người cần cho đất nước.
Là một con người nhiệt huyết, được đi đây đó nhiều nơi, Phạm Phú
Thứ mang trong mình một hồi bão, một tư tưởng lớn là canh tân đất nước.
Huỳnh Thúc Kháng đã nhận định: “Ông Phạm Phú Thứ đi Tây về có ấn hành
các bản sách Bác vật tân biên, Hàng hải kim châm, Vạn quốc công pháp và
dâng sớ xin cải cách nhiều việc mà triều đình và sĩ phu nhất thiết bác khước”.
Và chính ơng, một trí thức nho học, một danh nhân thực thụ của xứ Quảng đã
đi tiên phong trong việc học tập và phổ biến khoa học kĩ thuật ở nước ta vào
thế kỷ XIX.
1.1.2. Sự nghiệp
Tư tưởng, cuộc đời của Phạm Phú Thứ là những đóng góp lớn lao cho
sự ổn định và phát triển triều đình nhà Nguyễn. Điều đó thể hiện qua sự
nghiệp của ông với tư cách khi là một người “phụ mẫu” của dân, khi là một
người dân bình thường, chất phác. Cụ thể, năm 1854, ông lại được cử làm Tri
phủ Tư Nghĩa thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Tại đây, ông tổ chức và vận động dân
nghèo khi cần thiết và tiến hành xây đắp trường lũy, sẵn sàng đối phó với giặc
Pháp xâm lược. Năm 1855, ông được điều sang công tác quân sự để giải
quyết cuộc bạo động của người Thượng ở Đá Vách (thuộc tỉnh Quảng Ngãi)


10

vì vua cho rằng ơng từng làm quan ở Tư Nghĩa nên có nhiều kinh nghiệm và
am hiểu địa thế. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, Phạm Phú Thứ được thăng
chức Án sát sứ tỉnh Thanh Hóa (1856), rồi chuyển qua Án sát sứ Hà Nội
(1857). Khi đang làm Án sát Thanh Hóa, ơng đã hướng dẫn việc chế tạo một
chiếc tàu thủy vận tải kiểu mới và một chiếc tàu bọc đồng, được khen thưởng
bốn lần. Năm 1857, ông dâng sớ xin thuê thuyền buôn tư nhân nhỏ và dễ xoay
sở hơn tàu nhà nước nặng nề, cồng kềnh, để vận chuyển và tuần phịng bờ
biển. Năm 1858, ơng được chuyển về làm việc ở Nội các. Lúc bấy giờ, ơng đã

dâng sớ lên triều đình xin cho phép các viên quan nguyên quán Quảng Nam
trở về quê chuẩn bị đánh Pháp, khi thực dân đã nổ súng xâm lược Đà Nẵng
ngày 1/9/1858, nhưng không được vua Tự Đức chấp thuận. Năm 1859, nghe
ông cáo ốm, vua Tự Đức đã sai người ban cho sâm, quế và thuốc men để
dưỡng bệnh. Sau đó Phạm Phú Thứ xin về quê nghỉ ngơi và cải táng mộ thân
sinh, nhà vua lại cho 20 lạng bạc làm lộ phí. Tuy vậy, ơng ln ln trăn trở
với cơng việc và tình hình đất nước. Khi trở về triều ông dâng sớ xin đắp đê
Cu Nhí, đào sơng Ái Nghĩa đồng thời xây dựng cơng sự bố phịng và luyện
tập qn sự ở tỉnh nhà Quảng Nam nhằm bảo vệ hải cảng Đà Nẵng. Năm
1860, từ Nội các, ông được thăng chức Thị lang bộ Lại rồi sau đó thăng chức
Tả Tham tri bộ Lại. Tháng 6/1863 - 3/1864, Phạm Phú Thứ cùng Phan Thanh
Giản và Ngụy Khắc Đản trong phái bộ triều đình sang Pháp để chuộc lại ba
tỉnh miền Đông Nam Kỳ theo hiệp ước Nhâm Tuất (1862). Phạm Phú Thứ
xem đây là cơ hội tốt để tìm hiểu thực tế văn minh Tây phương. Ông đã đi và
quan sát nhiều nơi ở Pháp, Tây Ban Nha, Ý Đại Lợi…Sứ thần Phạm Phú Thứ
đã mang về nước hai tập “Tây hành nhật ký” và “ Tây Phù thi thảo”, mang
nội dung tư tưởng canh tân - tự cường dân tộc, dâng lên Tự Đức ngày
31/3/1864 với bản tấu trình, kèm theo ba bản điều trần quan trọng cùng một


11

bản đồ thế giới của Nguyễn Trường Tộ gửi cho ông để ông dâng lên triều
đình sau chuyến công du trở về.
Năm 1865, Phạm Phú Thứ được thăng chức Thự Thượng thư Bộ Hộ
(quyền Thượng Thư), đồng thời sung chức Cơ mật viện đại thần. Trên cương
vị mới ông đặc biệt chú ý đến việc tăng cường bố phòng đất nước, nhất là
vùng thượng du miền núi. Bên cạnh đó ông còn đề ra một số chủ trương nhằm
phát triển kinh tế đối ngoại, tăng cường tiềm lực đất nước, mà tiêu biểu là: đặt
Nha Thương Chính ở Ninh Hải (Hải Phòng và Quảng Ninh) và cùng với lãnh

sự Pháp mở cảng ngoại thương (lịch sử cảng Hải Phịng chính thức bắt đầu từ
đây); khai rộng sơng ở Bình Giang; mở trường học tiếng Pháp ở Ninh Hải
(đây là trường ngoại ngữ đầu tiên do chính quyền mở trên đất nước ta).
Năm 1867, sau khi Phan Thanh Giản mất, triều đình cử ơng làm người
đối thoại với Pháp. Tuy nhiên, các sĩ quan Pháp tỏ thái độ khơng hài lịng về
cách xử sự cứng rắn của ông cùng tinh thần luôn bảo vệ quyền lợi quốc gia và
không khuất phục trước vũ lực, lấy cớ đó để đưa cuộc thương lượng vào thế
đổ vỡ bằng sức mạnh, buộc triều đình phải thay người đối thoại. Do triều đình
vốn chủ hịa, lại sợ mất lịng Pháp nên triều đình ghép ơng liên đới trách
nhiệm, bị giáng xuống một bậc.
Cùng năm đó, ông đề nghị mở cảng ngoại thương ở Hải Yên (Hải
Dương, Quảng Yên) và dâng sớ trình bày những mục tiêu cần thực hiện để
duy tân, tự cường, gồm ba giai đoạn: lúc đầu nên đối xử hịa hỗn với Pháp để
có thì giờ chấn chỉnh, nhờ họ huấn luyện quân sĩ và dạy khoa thương mại; khi
đã đủ sức, điều đình bồi thường để Pháp rút về; khi đã mạnh mà họ cịn ngoan
cố thì “thề quyết chẳng đội trời chung”.
Năm 1873, ông giữ chức Tham tri, Thượng thư bộ Binh. Đáng chú ý là
khi giặc Pháp đánh chiếm một số tỉnh Bắc Kỳ, ông đã tỏ rõ quan điểm ủng hộ
các đại thần ở Viện Cơ mật thảo dụ cho Tự Đức như phái quân ra Hà Nội


12

đánh Pháp và truyền cho các tỉnh tập hợp binh sĩ; chuẩn bị quân lương, tăng
cường bố phòng các nơi hiểm yếu, để sẵn sàng chống Pháp xâm lược.
Năm 1874, ông được cử làm Tổng đốc ở Hải Yên. Với cương vị một
viên đầu đỉnh, nơi “đầu sóng ngọn gió - Hải Dương và Quảng Yên, bao gồm
Ninh Hải (Hải Phịng), Phạm Phú Thứ có dịp ứng dụng và thực nghiệm tư
tưởng canh tân, phục hồi và xây dựng Hải Yên về mọi mặt.
Năm 1878 nhân ngày “ngũ tùng đại khánh” (50 tuổi của Tự Đức), triều

đình đặc cách thăng Phạm Phú Thứ là Hiệp biện Đại học sĩ.
Năm 1879, tổng đốc Phạm Phú Thứ nhận thấy Hải Yên ngày càng được
củng cố và phát triển, thương chính mở mang và Hải Biên ổn định, vãn hồi an
ninh trong tỉnh, ông dâng sớ xin được về kinh đô “chiêm cận” nhà vua, đồng
thời cũng để tĩnh dưỡng sức khoẻ. Triều đình cũng thấu hiểu nguyện vọng của
Phạm Phú Thứ nhưng chưa chấp nhận đề nghị của ông.
Năm 1880, một năm sau, ý nguyện của Phạm Phú Thứ mới được triều
đình phê chuẩn. Gặp lúc triều đình tổ chức “Thất tuần đại khánh” (70 tuổi)
của Hoàng thái hậu (Từ Dũ) Phạm Phú Thứ lên đường dự lễ, bọn nịnh thần
tung lời gièm pha xuyên tạc đủ điều, thấu đến quan Ngự sử, vua Tự Đức
chuẩn y Phạm Phú Thứ hồi kinh chờ cứu xét theo chỉ dụ “Bế mơn tỉnh q”
(đóng cửa suy xét sai lầm).
Năm 1881, tuổi ngày càng cao và sau những năm dài dồn nhiều tâm trí
cho phận sự của mình ở Hải Yên, Phạm Phú Thứ xin về quê tĩnh dưỡng giữa
lúc tuổi đời vừa tròn 60. Thời gian này, triều đình nhà Nguyễn mới rõ thực hư
sai đúng phân minh, xem xét lý tình đầy đủ nên chỉ giáng Phạm Phú Thứ
xuống 3 cấp - hàng Quan lộc Tự Khanh và sau đó gia ân bổ nhiệm làm Tham
tri Bộ binh.


13

Vì tuổi cao sức yếu cụ Phạm Phú Thứ mất ngày 17 tháng chạp năm Tân
Tỵ nhằm ngày 5/2/1882, an táng tại Đông Bàn, nay là xã Điện Trung, huyện
Điện Bàn tỉnh Quảng Nam. Ông hưởng thọ 61 tuổi.
Để tỏ lòng thương tiếc một viên quan rất mực trung thực và có nhiều
đóng góp cho triều đình, vua Tự Đức đã truy phục thực thụ hàng Nhất phẩm
với tước Vinh lộc Đại phu Trụ quốc Hiệp biện Đại học sĩ và chỉ dụ cho các
quan tỉnh Quảng Nam tổ chức lễ tang với lời có đoạn viết: “Phạm Phú Thứ
kinh liệt nhiều nơi khó nhọc. Từ Đơng sang Tây bồng bềnh chân mây mặt

nước (Đại hải triên trùng) đến thương chính đại thần, dù sức chẳng tư nan!
Mọi việc trước sau cho toàn tất cả. Thật là đất Nam Trung Hiếm có”
[36;231].
Tương truyền kiểu xe nước ngày nay cịn thơng dụng ở các tỉnh miền
Trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi…là kiểu xe nước trâu kéo ở Ai Cập vào
các thế kỷ trước do ông vẽ kiểu về áp dụng vào thời kỳ ấy.
Như vậy, gần 40 năm làm quan (1844 - 1881), ông đã kinh qua các
chức vụ như Tri phủ, Kinh diên, Khởi cư chú, Viên ngoại lang bộ Lễ, Tả tham
tri bộ Lại được sung vào cơ mật viện, Tham tri bộ Binh, Tổng đốc Hải Yên
kiêm Tổng lý Thương chánh đại thần, Thượng thư bộ Hộ. Ngoài ra cụ còn
được cử làm Khâm sai đại thần và được chỉ định làm Phó sứ trong sứ bộ triều
đình sang Pháp và Tây Ban Nha…
Hơn 60 tuổi đời (1821- 1882), gần 40 năm làm quan, trong thời buổi
đất nước trải qua bao sóng gió, cuộc đời ơng đã lắm lúc thăng trầm: 3 lần
giáng chức, phục chức, 18 lần thay đổi nhiệm sở và 1 lần làm lính trại, đi cắt
cỏ ngựa - bao phen hoạn lộ nhưng xuất phát tự đáy lòng lòng yêu nước
thương dân, niềm tự hào dân tộc ông đã vượt lên trên tất cả và khẳng định
mình. Ơng tỏ rõ là một người hết sức bình tĩnh, bản lĩnh, dứt khốt trong việc
ứng nhân xử thế. Khơng một uy quyền nào có thể làm cho ơng xiêu lịng, nản


14

chí. Hơn nữa, cụ ln “nung nấu tư tưởng canh tân đất nước cho đến ngày
ứng dụng vào thực tế và được thực tiễn kiểm nghiệm, ông mới ra đi”
[11;84]... Chính vì vậy, khi ơng qua đời, vua Tự Đức cũng phải thừa nhận
rằng ông đứng hàng “thiên lý mã” và dành cho Phạm Phú Thứ tám chữ sau
đây: “Thi Nam Trung tối, Duy thiên hạ kỳ” [11;115], nghĩa là: Người bậc
nhất ở đất Nam Trung, Người kỳ tài ở trong thiên hạ.
Nhận định về cuộc đời làm quan và hoạt động canh tân của Phạm Phú

Thứ, Giáo sư Đinh Xuân Lâm viết trong lời giới thiệu “Trúc Đường Phạm
Phú Thứ với xu hướng canh tân” có đoạn: “Chúng ta ngày nay không thể căn
cứ vào sự thất bại để đánh giá thấp vai trị của ơng trong thời kỳ lịch sử được
đề cập tới. Trái hẳn lại, với độ lùi thời gian cần thiết, với trình độ nhận thức
được nâng cao, ngày nay chúng ta càng có thêm điều kiện để thông cảm với
tinh thần yêu nước sáng suốt và thức thời của một nhà Nho chân chính, của
một trí thức tiêu biểu cho những truyền thống tốt đẹp của dân tộc” [12;15].
1.2. Những tiền đề lý luận đưa đến tư tưởng cải cách của Phạm Phú Thứ
1.2.1. Ảnh hưởng từ truyền thống gia đình, quê hương
Trong gia phả họ Phạm Phú Thứ có ghi rõ: Thủy tổ họ Phạm Phú Thứ
là cụ Phạm Phú Điều. Cụ gốc là người Bắc vào định cư và lập nghiệp tại làng
Đông Bàn, huyện Diên Phước, nay là xã Điện Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh
Quảng Nam. Cụ là người uyên thâm chữ nho, cụ trở thành vị Hương sư ở
trong làng. Các đời sau cũng giỏi chữ nho không kém. Đời thứ hai có cụ
Phạm Phú Sĩ và Phạm Phú Tài tuy học giỏi nhưng không đi thi mà gánh vác
việc hương chính, dạy dỗ con cháu chu đáo. Cụ nói: “Các con được xem sách
thánh hiền là vạn hạnh, há đợi có lợi lộc mới học ư”. Cụ Phạm Phú Tài thì
giỏi việc cầm quân, sau tử trận được truy phong “Anh dũng tướng quân”
[11;22].


15

Đời thứ ba có cụ Phạm Phú Tín làm đến chức Triều liệt đại phu thị
giảng học sĩ được truy tặng Trung phụng đại phu. Cụ dạy con cháu: “Nhà ta
là dòng thi lễ, chúng ta phải để tâm chấn chỉnh hương thơn, con cháu nối chí
ơng cha giữ gìn gia giáo gắng chí tu thân...ta muốn các con chớ nghĩ gì khác
mà trễ biếng sự học” [11;22]
Đời thứ tư có cụ Phạm Phú Cang cũng là người thơng thạo Nho học;
đời thứ năm có cụ Phạm Phú Quân làm quan võ, chức Thần sách quân; ông

Phạm Phú Sung thân sinh Phạm Phú Thứ là người có uy tín ở trong làng,
chăm lo hương chính chu đáo, làm ruộng, lúc rỗi thì đọc sách thánh hiền làm
thú vui; hai ơng Phạm Phú Nghĩa và Phạm Phú Hữu (chú của Phạm Phú Thứ)
đều học giỏi và thi đỗ tú tài vào năm Tân Tỵ (1821).
Xuất thân từ một gia đình có truyền thống Nho học, Phạm Phú Thứ với
bản tính thơng minh nên khi lớn lên cụ đã liên tiếp đạt được những thành tích
rực rỡ. Cụ thi cử, đỗ đạt ra làm quan dưới triều Nguyễn và kinh qua nhiều
chức vụ quan trọng. Lúc sinh thời ơng là người chí hiếu với cha mẹ, chí thảo
với anh em, có một tình thương sâu đậm với các em và con cháu, nhưng ơng
rất nghiêm khắc với thói hư tật xấu. Ơng cho việc giáo dục trong gia đình là
phải làm trước bởi lẽ : “tiên tề gia, hậu trị quốc”, do đó trong thư ơng ln
nhắc nhở con cháu phải chăm chỉ học hành, gắng sức cày ruộng trồng dâu,
chăm lo việc giỗ chạp, trơng coi phần mộ, giữ gìn ăn nói nết na, tiết kiệm tiêu
dùng để khỏi cảnh nghèo túng ...Cụ cịn dạy khơng được chơi bời đắm đuối
cờ bạc, rượu chè, mưu cầu tiền bạc, khinh lờn lời nói bậc trên. Cuối thư cụ
cịn khẳng định việc phải làm đối với con cháu: “Các người nên ghi nhớ
trong lịng, giữ gìn tính nết làm theo lẽ phải, ngăn ngừa điều trái. Cháu Lâm
và Tường con ta cùng nhau khuyên bảo chớ có quên” [11;106].
Phạm Phú Thứ có hai người em trai học cũng rất là giỏi, đó là Phạm
Phú Lữ và Phạm Phú Thận. Lúc sinh thời, Phạm Phú Thận tính tình ngay


16

thẳng, sống thanh liêm nên được nhân dân địa phương tôn trọng, quý mến.
Khi ông mất, mọi người tưởng nhớ ông với hai câu thơ : “Liên tọa hồ trung
xuân bất lão. Quế trung nguyệt thượng địa vô trần” (Sen giữa hồ tươi mãi
không tàn. Cung quế trên mặt trăng khơng dính chút bụi trần). Cả hai câu thơ
ý nói sức sống vĩnh hằng cuộc đời thanh bạch của cụ.
Phạm Phú Thứ có bốn người con. Cả bốn người con đều được học hành

tử tế, đỗ đạt và giữ những chức vụ quan trọng dưới triều Nguyễn: “Phú
Tường đỗ đỗ tú tài ấm bổ tu soạn, lĩnh tri phủ Quảng Trạch, Phú Khanh hàm
bát phẩm ở Khánh Hòa, Phú Khang bổ Hàn lâm viện biên tu, Phú Lẫm làm
bang biện ở Hịa Vang” [36;255]. Đời thứ bảy, có ơng Phạm Phú Tường,
Phạm Phú Đường, Phạm Phú Lâm, là những tên tuổi đỗ các kì thi tú tài, cử
nhân và ra làm quan dưới thời nhà Nguyễn. Đời thứ tám lại có ơng Phạm Phú
Canh giỏi chữ Nho, khơng thi cử mà dạy học tại nhà cho học sinh trong vùng.
Ông nổi tiếng ở trong làng vì phẩm chất tốt đẹp, đức độ của mình. Khi thấy
sự việc bất bình, ơng đã tìm mọi cách để giải quyết để giải thốt cho những
người có số phận khơng may mắn. Chính vì vậy mà người đời sau này vẫn
tìm đến ơng để cảm ơn một tấm lòng hiếm thấy này.
Con cháu họ Phạm Phú qua các đời là rất đông, nhưng chỉ qua một số
con người cụ thể như vậy ta thấy được truyền thống hiếu học của tổ tiên họ
Phạm Phú nói chung và của gia đình Phạm Phú Thứ nói riêng. Thấm nhuần
công ơn của tổ tiên để lại, với truyền thống yêu quê hương đất nước, hiếu học,
sống thanh bạch, ngay thẳng, trọng nghĩa nhân, Phạm Phú Thứ là kết tinh của
một sản phẩm thấm nhuần truyền thống ấy.
Nói đến Phạm Phú Thứ, hay Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng...
thường gắn liền với mảnh đất Quảng Nam. Quả thật vậy, Quảng Nam chính là
mảnh đất quê hương của họ. Họ là những người con được sinh ra, lớn lên,


17

được tôi luyện và trưởng thành ở trên mảnh đất Quảng Nam giàu truyền
thống.
Trước hết, có thể nói Quảng Nam là một vùng đất địa linh nhân kiệt,
quê hương “Ngũ phụng tề phi”, nơi sản sinh ra biết bao con người tài giỏi cho
đất nước như: Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Châu Trinh, Phan
Khôi, Nguyễn Duy Hiệu, Trần Văn Dư… Mỗi người như một mảnh ghép góp

phần làm nên sự đa diện cho vùng đất này. Nhiều người là những ông thầy
được giao trọng trách dạy những người làm vua như: Nguyễn Duy Hiệu, Trần
Văn Dư...Đây chính là thể hiện sự tin cậy và đánh giá cao học vấn, nhân cách
sĩ phu Xứ Quảng. Phạm Phú Thứ cũng không ngoại lệ, là con người nổi tiếng
thông minh, hiếu học, ông đã sớm nổi danh trên con đường học vấn của mình,
là người có ảnh hưởng lớn đối với một giai đoạn phát triển của lịch sử cận đại
nước ta.
Quảng Nam cũng chính là mảnh đất tả trực kì của triều đình. Từ vùng
đất có vai trị lớn cung cấp sản vật, đóng góp nguồn tài lực, đảm bảo quân lĩnh
tướng sĩ, trở thành vùng đất sản sinh ra một đội ngũ trí thức dân tộc đã tơi
luyện và làm trưởng thành những con người vừa tài giỏi vừa có nhân cách,
phẩm chất .
Nói đến xứ Quảng, cũng khơng thể khơng nói đến một yếu tố khác có
ảnh hưởng lớn đến tính cách sĩ phu xứ Quảng: đó là yếu tố biển. Quảng Nam
là vùng đất hiếm có với hai cửa biển lớn: Hội An và Đà Nẵng. Từ xa xưa, nơi
đây đã từng có “nền văn hóa biển”. Cửa biển còn hơn cửa mở trên đất liền
rất nhiều, vì đó là con mắt nhìn ra đại dương, đón nhận những điều mới lạ và
luôn biến đổi khắp nơi qua con đường rộng mở mênh mông là đại dương.
Người cửa biển “ăn sóng nói gió”, quen với thế giới biến đổi, khơng sợ sự
biến đổi, tị mị và ham muốn điều mới lạ. Vì vậy, chúng ta khơng phải ngạc
nhiên vì tính quyết liệt tận tụy đến cùng với chân lý mà họ đã khám phá. Hay


18

nói cách khác đó là một tinh thần ham học hỏi, khám phá khơng ngừng để
chiếm lĩnh những gì mà họ cho là mới mẻ. Tất cả những điều đó “tạo nên ở
con người Quảng Nam một tư duy rất động” [23;370]. Chúng ta sẽ thấy được
một sự hội tụ, một sự cộng hưởng của một tính cách cố hữu Quảng Nam và
điều đó sẽ được soi sáng qua tính cách, phẩm chất của Phạm Phú Thứ.

Có thể nói, tư tưởng Phạm Phú Thứ được hình thành là kết quả của một
sự hỗn dung các tư tưởng của Nho giáo và tư tưởng của nền văn hóa Tây
phương.
1.2.2. Ảnh hưởng từ truyền thống Nho học
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình Nho giáo yêu nước, thân sinh là
Phạm Phú Sung; hai chú là Phạm Phú Nghĩa và Phạm Phú Hữu đều giỏi chữ
nho, lại có hiểu biết nên ngay từ thuở nhỏ, Phạm Phú Thứ đã được làm quen
với bút nghiên, kinh sách của Thánh hiền. Vốn thông minh, lại ham học hỏi,
thưở nhỏ, ơng học vỡ lịng về Hán học trong gia đình với cụ thân sinh. Có thể
dẫn ra đây lời phát biểu của Đặng Huy Trứ để thấy rõ thành phần xuất thân
của các nhà cải cách đương thời, trong đó có Phạm Phú Thứ: “Gia đình tơi là
gia đình Nho gia đã 4, 5 đời, nghề bn bán dẫu có là nghề mạt, nhưng chịu
ơn nước và tự xét mình, xin đưa hết sức khuyển mã ra báo đáp, đảm nhận việc
tài chính quốc gia, sớm tối lo chạy khắp đông, tây, dẫu thịt nát xương tan
cũng không từ nan” [18,47].
Như vậy, Phạm Phú Thứ vốn là một vị đại khoa, một Tiến sĩ Nho học,
đã làm quan trải qua nhiều chức vụ quan trọng trong triều và ngoài địa
phương, nhất là thời gian thời gian cụ về Kinh diên làm “Khởi cư chú” (soạn
sách cho nhà vua) thì ơng đã làm tốt vai trị của mình với tư cách là bậc thầy
về Nho giáo. Điều đó có nghĩa là ơng được đào tạo chính quy trong khn
khổ phong kiến, theo mơ hình một nhà nho chính thống.


19

Trải qua những lần thăng giáng trong 40 năm làm quan, qua những
chuyến hành trình đi Đơng đi Tây, những chuyến đi công cán Bắc Nam, bằng
đôi tai biết lắng nghe và đơi mắt biết quan sát ơng đã tích lũy cho bản thân
vốn kinh nghiệm quý báu và để lại cho hậu thế nhiều sách viết bằng tiếng
Hán. Trong số khối lượng tác phẩm đồ sộ thì Giá Viên toàn tập là bộ sách

được đánh giá cao, đây là bộ sách được viết bằng chữ Hán bao gồm 26 quyển,
được coi là bộ sách có số lượng đơn vị văn bản đồ sộ nhất. Nó như là một
cuốn “nhật kí” ghi lại từng giai đoạn trong cuộc đời, sống và làm việc của
ông.
Về vấn đề này, nhà sử học Trần Văn Giáp đã nói:“Trúc Đường Phạm
Phú Thứ có một số tác phẩm văn và thơ chữ Hán, dưới thời Tự Đức, vừa là
tài liệu tham khảo về sử cận đại, vừa phản ánh được sự chuyển biến tư tưởng
của phái Nho học thời đó sau khi đã qua châu Âu đã nói lên sự đóng góp to
lớn của ơng đối với văn học nước nhà ở nhà sau thế kỷ XIX” [10;117]. Qua
đó chúng ta phần nào hiểu được giá trị của bộ sách đối với nền văn học nước
nhà và chứng tỏ cụ là bậc thầy trong việc sử dụng chữ Hán. Có thể khẳng
định “Khơng riêng gì Phạm Phú Thứ, hầu hết các nhà canh tân thời kỳ này
đều có vốn tri thức sâu sắc” [19,51].
Như vậy, có thể nói vốn liếng kiến thức về Hán học và những hiểu biết
về lịch sử cũng như luật lệ Đông phương là rất lớn, là cơ sở, những tiền đề lý
luận có ảnh hưởng đến hệ thống tư tưởng của Phạm Phú Thứ sau này. Tuy
nhiên, chính thốt thai từ Khổng, vì vậy, khơng tránh khỏi sự ơ nhiễm của
môi trường tư tưởng Tống nho. Tuy nhiên, ở một mức độ nhất định, thì ơng
đã khắc phục được những hạn chế của thời đại.
1.2.3. Ảnh hưởng từ văn hóa phương Tây
Văn hóa phương Tây chính là nhân tố khách quan quyết định đối với sự
xuất hiện các tư tưởng canh tân cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX nói chung, của


20

Phạm Phú Thứ nói riêng: “Hai nhân tố khách quan đã dẫn đến sự xuất hiện
các đề nghị cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX là sự xâm lược của thực
dân Pháp và sự tiếp xúc với văn minh phương Tây” [20;46].
Đặc biệt, trong quá trình đi sứ sang Pháp và Tây Ban Nha vào khoảng

thời gian 2 năm từ năm 1863 đến 1864 của Phạm Phú Thứ, đây là lần thứ hai
Phạm Phú Thứ được ra nước ngoài, cũng là lần đầu tiên đi sang Tây, cho nên
ông ghi chép rất cẩn thận, chi tiết và phong phú về những điều mắt thấy, tai
nghe trong chuyến hành trình này. Nhờ những ghi chép thú vị này, mà hơm
nay chúng ta có được một số kiến thức khá rộng lớn về khoa học, kỹ thuật
cũng như khoa học - xã hội Tây phương.
Có thể thấy rằng, kết thúc chuyến hành trình lênh đênh trên biển, đối với
Phạm Phú Thứ nói riêng và đồn sứ thần nói chung có lẽ là chuyến đi khơng
thể nào qn, từ những tình cảm nhớ thương đến những sóng gió khi đối mặt
với quỷ thần đều được ghi nhớ một cách sâu sắc. Thơng ngơn Trương Vĩnh
Ký đã nói về chuyến đi Âu châu:“Tôi trở về với tâm hồn sung sướng vô cùng.
Thành phố Balê, một đơ thị uy nghi nhứt hồn cầu mà tơi có dịp thăm viếng
vào năm 1863, và tôi cũng đã gập gỡ nhiều thân hữu danh tiếng và bác học,
nhứt là văn học và khoa học. Khi xa rời những buổi học tập cao q đó, tơi
đã thu thập nhìều kinh nghiệm và nhiều kiến thức” [33;25]. Trương Vĩnh Ký
muốn dựa vào kẻ mạnh về khoa học và giáo dục, để làm việc với ước mong
dân tộc Việt Nam tiến bộ và hướng về phía trước. Đó cũng là suy nghĩ của
những người khác trong đoàn sứ thần, mà đặc biệt là Phạm Phú Thứ. Chuyến
hành trình này đã giúp Phạm Phú Thứ hiểu biết, khám phá những điều mới
mẻ và nhận ra những giá trị đích thực của cuộc sống, đặc biệt hơn nó giúp ơng
trong việc thay đổi nhận thức, suy nghĩ phương cách mới cho sự phát triển
của dân tộc mình. Bằng chính tai nghe, mắt thấy văn minh phương Tây,
chứng kiến thành tựu khoa học vĩ đại của nhiều nước, tư tưởng canh tân đất


21

nước nói chung của Phạm Phú Thứ đã hình thành rõ nét và được hoàn thiện,
mạnh dạn đưa những ý tưởng mới vào áp dụng trong đời sống.
Nói tóm lại, ngoài vốn liếng về Hán học, Phạm Phú Thứ đã sớm tiếp xúc

với văn hóa phương Tây. Phạm Phú Thứ cũng đã có dịp đi ra nước ngồi, nơi
đây ơng đã được đọc các sách báo của Tây phương đã được dịch ra tiếng
Trung Quốc. Cụ Phạm Phú Thứ cùng một số gương mặt tiêu biểu thời kì này
như Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch... đã đóng vai trị “Người trồng
mầm khai hóa đầu tiên ở Việt Nam” [2;214].


22

hương 2
TƯ TƯỞN

AN

TÂN ẤT NƯỚC CỦA PH M PHÚ THỨ

2.1. Vài nét về bối cảnh kinh tế - xã hội của Việt Nam vào cuối thế kỷ
XIX
Từ đầu thế kỷ XIX, triều Nguyễn được thiết lập từ năm 1802 với niên
hiệu Gia Long, sau khi đánh bại nhà Tây Sơn. Đối với sự ra đời của triều
Nguyễn, gắn liền với việc dựa vào thế lực bên ngoài đánh đổ nhà Tây Sơn,
lên nắm chính quyền và phục hồi chế độ phong kiến phản động. Ngay từ đầu
chính quyền đó đã bộc lộ sự suy yếu của nó. Sự khơi phục và cầm quyền của
nhà Nguyễn không cứu vãn được xã hội phong kiến nước ta thoát khỏi khủng
hoảng sau ba trăm năm loạn lạc và nội chiến. Đời sống nhân dân cực khổ, vì
vậy, đa số tầng lớp nhân dân đều bất bình với nhà Nguyễn. Những cuộc khởi
nghĩa nơng dân cũng đã nổ ra ngay từ thời Gia Long. Đã thế, những người kế
vị Gia Long như Minh Mạng, Thiệu Trị lại theo nhau lao vào những cuộc
chiến tranh xâm lược Căm-pu-chia, Lào làm tổn hại không biết bao nhiêu
nhân lực và tài lực của nước ta. Do đó, các cuộc đấu tranh của nông dân lại nổ

ra gay gắt không những ở miền xuôi mà cả ở miền ngược, cả miền Bắc lẫn ở
miền Nam. Theo sự ghi chép của chính sử triều Nguyễn thì riêng thời Minh
Mạng đã có tới 234 cuộc khởi nghĩa, thời Thiệu Trị có tới 58 cuộc. Đến đời
Tự Đức thì sự lụn bại của nhà nước phong kiến đã đạt tới đỉnh cao nhất. Chỉ
tính từ năm Tự Đức lên ngơi (1848) đến năm 1862 đã có tới 40 cuộc khởi
nghĩa lớn.
Nhưng cũng lúc ấy bọn thực dân Pháp đã mai phục từ lâu, nhảy vào
xâm lược nước ta, chúng nổ súng tấn công Đà Nẵng vào năm 1858.
Trước sự uy hiếp của chủ nghĩa tư bản, triều đình Huế ngày càng tỏ ra
hèn nhát, lung túng và bất lực. Ngay từ đầu, nhà Nguyễn đã tỏ ra do dự,


23

khơng kiên quyết chống lại qn xâm lược. Triều đình Huế với tư tưởng “thủ
hiểm”, chỉ đào hào đắp lũy để cố thủ và hi vọng “trì cửu” cho quân Pháp mệt
mỏi mà phải rút. Nhưng rồi cuối cùng Đại đồn thất thủ. Và từ chủ trương “thủ
để hòa” chuyển sang “hịa vơ điều kiện” để rồi từng bước dâng toàn bộ lãnh
thổ cho Pháp. Cho đến khi Pháp chiếm đứt ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ rồi
dần mở rộng vùng chiếm đóng ra các phần lãnh thổ Việt Nam mà Tự Đức và
triều thần vẫn không xác định được đường lối giữ nước, không biết là nên
chiến hay nên hòa (mà thực chất là hàng). Sự chậm trễ trong nhận thức và
đánh giá kẻ thù, sự bế tắc trong hoạch định chiến lược giữ nước đã chứng tỏ
năng lực hạn chế của nhà vua và đa số triều thần lúc bấy giờ. Trong khi đó
nhân dân ta, ngay từ ngày Pháp bắt đầu xâm lược đã kháng chiến rất anh dũng
và làm cho Pháp nhiều phen khốn đốn. Cho nên có thể nói rằng, trong khi
triều đình kháng cự rất yếu ớt thì nhân dân ta đánh rất mạnh và sẵn sàng đứng
bên cạnh triều đình chống Pháp. Đội quân của Phạm Gia Vĩnh, Lê Huy, Trần
Thiệu Chính và ngay cả Trương Định đã tự động phối hợp với triều đình
chống Pháp. Đặc biệt, sau khi triều đình chủ hịa ký hàng ước 1862 thì nhân

dân ta khơng thể còn một con đường nào khác là đi ngược lại đường lối chủ
hịa của triều đình, tức là phải chống giặc, đồng thời chống cả cánh phong
kiến đầu hàng.
So sánh Việt Nam với nhiều nước trong khu vực cùng thời kỳ, chúng ta
thấy rõ vai trò quyết định của nhân tố chủ quan, của người lãnh đạo đối với
vận mệnh đất nước. Nhìn lại cả Việt Nam và Nhật Bản trong nửa đầu thế kỉ
XIX đều thực hiện chính sách “đóng cửa” và tiến hành “hướng nội” để xây
dựng đất nước. Nhưng khi đối mặt với với chủ nghĩa thực dân thì có hai kết
quả khác nhau: Việt Nam rơi vào sự thống trị của chủ nghĩa thực dân còn
Nhật Bản thoát khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân và trở thành một
nước độc lập tự chủ. Thực ra chính sách “hướng nội” của Nhật Bản là để xây


24

dựng tiềm lực kinh tế quốc phịng. Trong khi đó, chính sách “hướng nội” của
Việt Nam với chính sách “trọng nông ức thương” không thể thúc đẩy một nền
kinh tế hàng hóa, cũng như xây dựng một lực lượng quốc phòng đủ sức đối
đầu với phương Tây. Trên cơ sở đó, khi đến giữa thế kỉ XIX , khi cả Việt
Nam và Nhật Bản buộc phải “mở cửa” với các nước phương Tây thì Nhật Bản
đã có sự chuẩn bị đầy đủ nên đã có sự chuyển đổi hình thái kinh tế xã hội từ
phong kiến sang tư bản chủ nghĩa trong khi đó “Việt Nam vẫn giữ nguyên thể
trạng của chế độ phong kiến vốn đã lạc hậu và gặp khủng hoảng nghiêm
trọng” [32; 258].
Như vậy, trước sự đe dọa của tư bản phương Tây, đặc biệt là của Pháp,
nhà Nguyễn đã thi hành một đường lối ngoại giao “khơng phương Tây”,
mang tính chất “khép kín”. Chính sách này dù ở dưới hình thức nào thì cũng
khơng che đậy được hết những hạn chế và tác hại của nó. Chính sách này về
cơ bản đã đi ngược lại xu thế phát triển của thế giới, không đáp ứng được yêu
cầu lịch sử Việt Nam cuối thế Kỷ XIX. Trên thực tế, theo nghiên cứu giới sử

học: “chính sách bế quan tỏa cảng là một chính sách ngoại giao tiêu cực, sai
lầm bởi “ngôi nhà Việt Nam” lúc bấy giờ là “cái nhà mục nát”, quân cướp
đã quá mạnh thì có đóng cửa, rào đâu cũng vơ ích” [15; 43].
Về đối nội, mặc dù bọn xâm lược đang mở rộng tấn công và nguy cơ
mất nước đã rõ ràng nhưng triều đình vẫn đi sâu vào con đường lụi bại. Đối
với dân Pháp tỏ ra hèn yếu bao nhiêu thì về đối với việc trị nước yên dân
chúng lại hết sức phản động.
Về nông nghiệp, chúng đã bỏ bê trễ, khơng chăm sóc. Việc bảo vệ đê
điều, khơi sơng đào kênh làm được rất ít, cho nên đê vỡ, hạn hán, lụt lội, mất
mùa quanh năm.
Công - thương nghiệp cũng bị đình đốn nghiêm trọng. Đầu thời
Nguyễn đã có tới 124 mỏ được khai, đến đời Tự Đức chỉ còn 54 mỏ nhưng số


25

mỏ thu được thuế lại rất ít. Về vấn đề này, tác giả Cao Xuân Huy đã viết:
“Công thương nghiệp thì quy định ngặt ngèo như cái chế độ cơng tượng
mang tính chất cưỡng bức lao động, đánh thuế sản vật rất nặng mang tính
chất nơ dịch…” [15;43].
Về ngoại thương, cũng sút kém rõ rệt. Nhà nước cũng độc quyền,
nhưng đến bấy giờ, phương tiện vận tải khơng cịn nữa, phải nhờ vào Chiêu
thương cục của thương nhân Trung Quốc. Thương nghiệp trong nước ngày
càng tiêu điều. Cụ thể như đến đời Tự Đức chỉ còn 21 sở quan tân, trước kia
là 69 sở. Không những thế, do nền tài chính của nhà nước phong kiến kiệt quệ
cho nên cơng - thương nghiệp ngày càng lệ thuộc vào thương nhân ngoại
quốc. Thuế mỏ, thuế quan tân và các nguồn lợi khác đều cho thương nhân
Hoa kiều trưng thầu. Tình hình kinh tế suy đốn như vậy, cho nên nền tài chính
của nhà nước cũng bị khốn quẫn. Theo NNC Đặng Duy Vân, ngay từ khi Tự
Đức lên ngôi, Trương Quốc Dụng đã tâu: “Tài lực của nhân dân không bằng

5,6 phần 10 năm trước” [35;5]. Năm 1860 Nguyễn Tri Phương than: “Quân
và dân của đã hết sức yếu” [35;5]. Dưới triều Nguyễn, thời Gia Long, Minh
Mạng, nhà nước còn đúc được tiền, nhưng đến thời Tự Đức nhà nước không
đúc được tiền nữa nên tiền đồng, tiền kẽm rất ít, phải nhờ thương nhân Trung
Hoa đúc một hạng tiền lấy niên hiệu Tự Đức vừa mỏng vừa xấu, gọi là tiền
sếnh, nhân dân không ai chịu tiêu. Đời sống của nhân dân lại càng điêu linh,
cực khổ.
Tình hình văn hóa - giáo dục cũng rất suy đốn. Nội dung giáo dục vẫn
sùng cổ, xa thực tế và chuộng hình thức. Chữ Hán được dùng lại và được đề
cao. Chính sách của nhà Nguyễn về văn hóa là nhằm khơi phục lại ý thức hệ
phong kiến đã lạc hậu và quá lỗi thời, ý thức hệ đó được củng cố đã trở thành
một lực lượng bảo thủ ngăn chặn ảnh hưởng của nền văn hóa Tây phương du
nhập. Đối với phương pháp làm giàu của người Tây phương, họ khơng nhìn


×