Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Từ ngữ biểu thị tâm lí tình cảm trong tập thơ những bông hoa không chết của lưu quang vũ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.18 KB, 22 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN TRÂN THANH

TỪ NGỮ BIỂU THỊ TÂM LÍ – TÌNH CẢM
TRONG TẬP THƠ “NHỮNG BƠNG HOA KHƠNG CHẾT”
CỦA LƯU QUANG VŨ

TĨM TẮT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Đà Nẵng, tháng 01 năm 2020


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN TRÂN THANH

TỪ NGỮ BIỂU THỊ TÂM LÍ – TÌNH CẢM
TRONG TẬP THƠ “NHỮNG BƠNG HOA KHƠNG CHẾT”
CỦA LƯU QUANG VŨ

TĨM TẮT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN


Đà Nẵng, tháng 01 năm 2020


1

Tên đề tài: Từ ngữ biểu thị tâm lí – tình cảm trong tập thơ “Những bơng hoa
khơng chết” của Lưu Quang Vũ.
Người thực hiện: Nguyễn Trân Thanh
Người hướng dẫn: PGS.TS Bùi Trọng Ngỗn
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tình yêu văn chương đã lớn lên trong tâm hồn của Lưu Quang Vũ khi nhà thơ
còn khá trẻ. Từ những trang nhật kí ấp ơm cảm xúc thơ ngây của cậu bé mười
lăm tuổi; đến cuộc hành trình đánh dấu sự xuất hiện của một nhà thơ trẻ trên thi
đàn Việt Nam với tập Hương cay – Bếp lửa (1968, in cùng Bằng Việt); hay
những suy tư dằn vặt của chàng trai trẻ về “cuộc sống và cái chết, về cái vô hạn
của thời gian và cái hữu hạn của đời người” [29,tr.9] và khoảng trống cô đơn
cùng cực giữa đời thơ mà ít người biết đến được ghi dấu trong tập thơ “Những
bơng hoa khơng chết” (1971). Có thể nói, đây là tập thơ ghi lại dấu ấn khoảng
đời gian truân nhất trong của đời của ông. “Những bông hoa không chết” bao
gồm “những bài thơ diễn đạt tâm trạng và những cảm xúc cao độ mà ông đã trải
qua trong những ngày đang sống.” [29,tr.9]. Cái tôi nội cảm của nhà thơ vì vậy
mà hiện lên sắc nét hơn bao giờ hết. Để khám phá sâu sắc những dằn vặt trong
tâm lý, tình cảm của một đời thơ đa đoan trong nỗi truân chuyên, việc nghiên
cứu nắm bắt giá trị của các từ ngữ biểu thị tâm lí - tình cảm trong tập thơ
“Những bơng hoa khơng chết” cũng quan trọng như là đi tìm chìa khóa để mở
thế giới nội tâm phong phú của “người thơ”.


2


Thơ dằng dặc đi suốt cuộc đời của Lưu Quang Vũ, có lẽ vì vậy mà Lê Đình
Kỵ - với sự nhạy cảm sắc sảo của một cây bút phê bình thơ đã nhận ra rằng:
“Thơ Lưu Quang Vũ có một điệu tâm hồn riêng” vì “anh làm thơ như ghi nhật
ký.” và “thơ của anh không phù hợp với những địi hỏi của sách báo ngày đó.”
[29,tr.9]. Lưu Quang Vũ làm thơ như một cách ghi lại đời mình, từng dịng thơ
ơng như sự ngưng đọng của nỗi buồn, nước mắt, hi vọng, và cả niềm vui…
Với hồn thơ đa đoan, dễ dàng rung cảm trước những va chạm của cuộc sống,
sự thể hiện sâu sắc những trạng thái tâm lí - tình cảm như là một đặc thù trong
thơ Lưu Quang Vũ, mà chìa khóa chính là sự hiện diện của các từ ngữ biểu thị
tâm lý - tình cảm. Có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về Lưu Quang Vũ và thơ
ông, nhưng để nghiên cứu về Từ ngữ biểu thị tâm lí - tình cảm trong thơ Lưu
Quang Vũ hầu như chưa có bất kì cơng trình nghiên cứu nổi trội nào. Chính vì
vậy, chúng tơi chọn đề tài Từ ngữ biểu thị tâm lí - tình cảm trong tập thơ
“Những bơng hoa khơng chết” của Lưu Quang Vũ nhằm khai thác chiều sâu
vẻ đẹp của thế giới nội tâm được thể hiện qua trạng thái tâm lý - tình cảm trong
thơ ơng.
2. Lịch sử vấn đề
Nói đến Lưu Quang Vũ, người ta nhớ ngay đến một nhà viết kịch tên tuổi,
nhưng ít ai biết ước mơ của ông là được dành một đời trọn vẹn cho thơ “…
Nhưng đọc hết các bản thảo anh để lại, tôi thấy thơ mới là nơi anh ký thác nhiều
nhất và tôi tin nhiều bài thơ của anh sẽ thắng được thời gian.”[27.tr33]. Đánh
giấu sự xuất hiện đầu tiên của ông trên thi đàn Việt Nam phải kể đến tập Hương
cay – bếp lửa in chung với Bằng Việt. Kể từ sau tập thơ đầu tay ấy, thơ ông được


3

bạn đọc biết đến nhiều hơn, trở thành một đề tài nóng hổi thu hút đơng đảo các
nhà nghiên cứu.

Cuốn Lưu Quang Vũ tài năng và lao động nghệ thuật do Lưu Khánh Thơ biên
soạn, là tập hợp các bài phê bình, đánh giá về thơ anh của các cây bút phê bình
sắc sảo, đây cũng là một bằng chứng khẳng định giá trị của thơ Lưu Quang Vũ
trên thi đàn cũng như trong con mắt của giới phê bình văn chương. Trong tập
hợp các nhận định đó, phải kể đến một vài nhận định đặc sắc của: Hoài Thanh,
Lê Đình Kỳ, Vũ Quần Phương, Phạm Xuân Nguyên, Anh Ngọc, Hoàng Sơn,…
“Năng khiếu của anh đã rõ, nếu anh đi đúng, nhất định anh sẽ đi xa.” [27,tr.22] –
đó là lời khẳng định của Hoài Thanh – người đầu tiên đã phát hiện ra ở Lưu
Quang Vũ một tài năng vượt bậc. Cũng theo Hoài Thanh, nét đặc sắc nữa làm
nên thơ Lưu Quang vũ, chính là giọng thơ: “đặc biệt là một giọng thơ rất đắm
đuối”, “cái giọng say đắm, đắm đuối của Lưu Quang Vũ lúc ấy rất được chiều
chuộng”, “đắm đuối là bản sắc cảm xúc của thơ Lưu Quang Vũ”. [27,tr.36-38].
Cùng chung dự cảm với Hoài Thanh về giá trị của một tài năng thơ, Vũ Quần
Phương cũng cho rằng: “thơ anh sẽ thắng được thời gian”.
Lưu Quang Vũ đã sống và sáng tác giữa đời dằng dặc đau thương và gian
trn, nhưng khơng vì vậy thơ ông thấm đẫm những buồn thảm khổ đau, bằng
chứng là sự gặp gỡ giữa Lưu Khánh Thơ và Bùi Bích Hạnh trong việc phát hiện
ra niềm tin sống mãnh liệt hiện diện trong thơ ơng: “Có thể thấy Lưu Quang Vũ
của những ước nguyện tha thiết muốn vượt lên trên nỗi mệt mỏi, hoài nghi để
được yêu thương, để sống và để viết.” [27,tr.9]. Trong Thơ trẻ Việt Nam 1965 1975 khn mặt cái tơi trữ tình, Bùi Bích Hạnh cũng đồng quan điểm: “cái tôi


4

trữ tình trong thế giới nghệ thuật ấy vẫn đến được thềm cao của niềm tin, vẫn lấy
lại tin yêu từ trong cõi sống.” [11].
Giá trị và tài năng thơ vượt thời gian của Lưu Quang Vũ đã được khẳng định
rõ. Tuy nhiên, trên bình diện Ngơn ngữ học, thực tế cho thấy các cơng trình
nghiên cứu về Lưu Quang Vũ vẫn chưa nổi trội, mới chỉ dừng ở những bài viết
riêng lẻ hoặc một số các luận văn, luận án. Có thể kể đến Nghĩa tình thái của các

loại trạng ngữ trong câu tiếng Việt (khảo sát qua tuyển tập kịch “Hồn Trương Ba
da hàng thịt của Lưu Quang Vũ), luận văn thạc sĩ của Bùi Thị Thủy, Đại học Sư
phạm Đà Nẵng, năm 2016; khóa luận tốt nghiệp của Kiều Thị Nhung, Đại học
Sư phạm Đà nẵng, năm 2018 về So sánh tu từ trong Gió và tình u thơi trên đất
nước tơi của Lưu Quang Vũ. Đó là những cái nhìn bao quát về thơ của Lưu
Quang Vũ trên bình diện ngơn ngữ mà chúng tơi tham khảo được.
Tâm trạng, cảm xúc làm nên thơ. Từ ngữ biểu thị tâm lý tình cảm chính là
chìa khóa mở ra thế giới nội tâm của cái tơi trữ tình. Với Lưu Quang Vũ – hồn
thơ đa đoan, dễ dàng rung động trước những va chạm dù rất nhỏ của cuộc sống,
thì từ ngữ biểu thị tâm lí - tình cảm khơng khó để bắt gặp trong thơ ơng. Chúng
tơi cho rằng, đề khám phá sâu sắc vẻ đẹp của thơ nói chung, và hồn thơ đa đoan
trong thơ Lưu Quang Vũ nói riêng, cần phải nghiên cứu giá trị của những từ ngữ
biểu thị tâm lí - tình cảm trong thơ ơng. Nhưng đáng buồn là chưa có những
cơng trình đáng chú ý về đề tài này. Song cũng cần khẳng định, các cơng trình
nói trên là tài liệu tham khảo quan trọng và bổ ích mang tính định hướng cho đề
tài chúng tôi thực hiện.
Với tất cả sự tìm tịi, và hiểu biết có được, chúng tơi cho rằng nghiên cứu về từ
ngữ biểu thị tâm lí - tình cảm là vơ cùng quan trọng khi tiếp cận thơ của Lưu


5

Quang Vũ. Đặc biệt là “Những bông hoa không chết” – tập thơ là dấu ấn về
khoảng thời gian cô đơn đến cùng cực trong đời thơ Lưu Quang Vũ với dạt dào
những suy tư, tình cảm về cuộc sống và con người. Hi vọng với đề tài Từ ngữ
biểu thị tâm lí – tình cảm trong tập thơ “Những bông hoa không chết” của
Lưu Quang Vũ của chúng tôi sẽ góp phần khám phá tâm hồn của tác giả, giúp
người đọc hiểu được ý nghĩa cũng như thông điệp được Lưu Quang vũ gửi gắm
trong từng bài thơ ông viết.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: từ ngữ biểu thị tâm lí - tình cảm trong văn bản nghệ
thuật thơ Lưu Quang Vũ “Những bông hoa không chết”.
Phạm vi nghiên cứu: các bài thơ trong tập thơ “Những bông hoa không chết”,
Nhà xuất bản Lao động, 2008.
4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm khảo sát về đặc điểm ngữ nghĩa, đặc
điểm ngữ pháp, năng lực biểu thị và vai trò của từ ngữ biểu thị tâm lí – tình cảm
trong tập thơ “Những bơng hoa khơng chết”.
Gắn liền với mục đích nghiên cứu là nhiệm vụ nghiên cứu. Để hồn thành đề
tài này, chúng tơi cần thực hiện hai nhiệm vụ: nhiệm vụ thứ nhất là thống kê,
phân loại, miêu tả các từ ngữ biểu thị tâm lí – tình cảm trong tập thơ. Sau đó,
phân tích ngữ nghĩa của các từ đã thống kê: nghĩa từ điển, nghĩa ngữ cảnh.
5. Phương pháp nghiên cứu


6

Phương pháp chủ yếu chúng tôi sử dụng là phương pháp miêu tả ngôn ngữ
học. Trong phương pháp này, chúng tôi sử dụng các thủ pháp: thống kê phân
loại, thủ pháp phân tích miêu tả, thủ pháp đối chiếu so sánh.
Chúng tôi sử dụng phương pháp miêu tả ngôn ngữ học làm phương pháp
nghiên cứu chủ yếu nhằm vào mục đích thống kê được tồn bộ từ ngữ biểu thị
tâm lí – tình cảm qua từng bài thơ trong tập thơ. Đồng thời, sau khi xác định
được từ ngữ đó, chúng tôi thực hiện so sánh đối chiếu nghĩa của các từ trong từ
điển Hoàng Phê và nghĩa của từ trong từng ngữ cảnh câu thơ của Lưu Quang Vũ
để hiểu được năng lực biểu đạt của các từ ngữ đó.
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Khái niệm từ ngữ biểu thị tâm lí – tình cảm
1.1.1. Tâm lí - tình cảm theo quan niệm của tâm lí học
Theo Phạm Minh Hạc, “tâm lí bao gồm tất cả những hiện tượng tinh

thần nào vốn xảy ra trong đầu óc con người, gắn liền và điều hành mọi
hành động, hoạt động của con người.” [10]
Tình cảm, trong tâm lí học, theo Nguyễn Ngọc Trâm, “tình cảm là thái
độ của con người đối với thế giới bên ngoài trong việc thỏa mãn nhu cầu xã
hội nào đó.” [31,tr.47]
1.1.2. Tâm lí – tình cảm theo nghĩa từ điển
Cuốn Từ điển tiếng Việt 1992, định nghĩa tâm lí – tình cảm như sau:
“1. Tâm lí là tồn bộ nói chung sự phản ánh của hiện thực khách quan
vào ý thức con người, bao gồm nhận thức, tình cảm, ý chí, v.v…, biểu hiện


7

trong hoạt động và cử chỉ của con người. 2. Nguyện vọng, ý thích, thị hiếu”
[24,tr.881]
Tình cảm là: “1. Sự rung động trước một đối tượng có liên quan đến sự
thỏa mãn nhu cầu của bản thân. 2. Sự yêu mến, gắn bó giữa người với
người.” [24,tr.978]
Dựa theo nội dung biểu thị của các từ tâm lí – tình cảm, trong đề tài này,
chúng tôi sử dụng cả hai nét nghĩa tâm lí – tình cảm trong từ điển làm kim
chỉ nam để nghiên cứu.
1.1.3. Từ ngữ biểu thị tâm lí – tình cảm theo cách hiểu của ngơn ngữ học
Về từ biểu thị tâm lí – tình cảm, hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau:
Theo cơ Nguyễn Ngọc Trâm, trong cuốn Nhóm từ tâm lí – tình cảm tiếng
Việt và một số vấn đề từ vựng - ngữ nghĩa, Nhà xuất bản khoa học xã hội,
2002, từ tâm lí – tình cảm “là những từ thuộc lớp từ vựng cơ bản: nó biểu
thị một trong những hoạt động cơ bản của con người: đó là hoạt động tâm
lý”. [31,tr.11]
Chúng tôi dựa theo quan niệm của tác giả Nguyễn Ngọc Trâm để tìm
hiểu về từ biểu thị tâm lí – tình cảm trong tập thơ “Những bơng hoa khơng

chết” vì quan niệm này khá gần gũi, dễ hiểu và dễ áp dụng phân tích.
1.2. Phân loại từ ngữ biểu thị tâm lí – tình cảm
Chúng tơi sử dụng quan niệm cũng như cách phân loại từ tâm lí – tình cảm
của cơ Nguyễn Ngọc Trâm làm cơ sở lí luận để thực hiện đề tài nghiên cứu
này. Theo cô Trâm, từ tâm lí – tình cảm được phân loại dựa theo ba tiêu chí:
1.2.1. Phân loại theo tình cảm trong tâm lý học


8

Trong cuốn Nhóm từ tâm lí – tình cảm tiếng Việt và một số vấn đề từ
vựng – ngữ nghĩa (2002), cô Nguyễn Ngọc Trâm cho rằng: “xuất phát từ
đặc trưng hình thành của tình cảm, tâm lí học phân ra ba loại tình cảm
khác nhau: tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mĩ.” [31,tr.48]
1.2.2. Phân loại theo phạm trù ngữ nghĩa
Tiêu chí này được tạo ra nhằm dựa vào đặc trưng ngữ nghĩa để phân loại
từ loại của các vị từ tâm lí – tình cảm. Theo Nguyễn Ngọc Trâm, tâm lí –
tình cảm là một trạng thái. Trạng thái tâm lí – tình cảm vừa mang tính chất
tĩnh, vừa mang tính chất động. Vì vậy, các từ biểu thị tâm lí – tình cảm có
thể kết hợp với các từ biểu thị mức độ trở thành “tính từ tính chất có mức
độ” [31,tr.54], ví dụ:
Ơng ta rất giận. [31,tr53]
Tơi hơi buồn. [31,tr.53]
Ngồi ra, chủ thể của các từ tâm lí – tình cảm đó đều gắn với chủ thể thụ
cảm hoặc chủ thể hành động “khơng đích thực” [31,tr.61], trở thành “động
từ tâm lí – tình cảm”.
1.2.3. Phân loại theo cấu trúc ngữ nghĩa
Trong cấu trúc ngữ nghĩa tổng quát của các từ tâm lí – tình cảm gồm hai
thành tố: trạng thái tâm lí – tình cảm (A) và đánh giá tác động tâm lí – tình
cảm (B). [31,tr.56]. Sự đánh giá này khác nhau trong những hoàn cảnh khác

nhau, nảy sinh ra những tình cảm đa dạng. Cho nên, Nguyễn Ngọc Trâm đã


9

dựa vào thành tố B này, phân chia các từ biểu thị tâm lí – tình cảm ra thành
19 nhóm nhỏ:
Nhóm 1. Vui – buồn: (trạng thái tâm lý – tình cảm) tích cực / tiêu cực –
thụ động do:
- cho rằng sự việc xảy ra phù hợp/ không phù hợp với yêu cầu, nguyện
vọng của mình.
(mừng, phấn khởi,…; rầu, sầu não, phiền,…) [31,tr.67]
Nhóm 2. Tự hào, xấu hổ:
- TT tích cực / tiêu cực – thụ động, do:
- cho rằng việc mình làm là phù hợp/ khơng phù hợp u cầu, nguyện
vọng của mình: tự bằng lịng, khơng tự bằng lịng mình.
- cho rằng người khác khen/ chê mình vì việc đó.
(kiêu hãnh,..; thẹn, ngượng, hổ thẹn,…) [31,tr.67,68]
Nhóm 3. Thỏa mãn:
- TT tích cực – thụ động, do:
- cho rằng không phù hợp: tự thấy mọi yêu cầu đã được đáp ứng.
(đã, hả, toại nguyện, mãn nguyện,…) [31,tr.68]
Nhóm 4. Chán:
- TT tiêu cực – chủ động/ thụ động, do:


10

- cho rằng khơng có gì phù hợp với mình.
- tự thấy khơng có nhu cầu tiếp xúc, tiếp nhận (thường vì đã được đáp

ứng quá nhu cầu, đã quá quen, đã khơng cịn thấy hấp dẫn).
(ngán, ngấy,..; nản, nao núng, ngã lịng,…) [31,tr.68]
Nhóm 5. Giận:
- TT tiêu cực – chủ động, do:
- cho rằng việc người khác làm là khơng phù hợp, khơng tốt với mình,
điều đáng lẽ người đó phải làm ngược lại.
- cho rằng cần tỏ thái độ phản đối.
(tức, bực, ghen, uất, ức,…) [31,tr.68]
Nhóm 6. Tiếc:
- TT tiêu cực, thụ động do:
- đã mất đi hay đã khơng có cái có giá trị.
- cho rằng đáng lẽ phải cịn, phải có.
(nuối, luyến, luyến tiếc,…; hối, hối hận,…) [31,tr.68]
Nhóm 7. Thương:
- TT tiêu cực, thụ động do:
- cho rằng xảy ra điều không hay, tổn thất cho ai đó mà người đó khơng
có khả năng chống đỡ, khắc phục.


11

(xót, đối hồi,…; tủi, mủi, ngậm ngùi,…) [31,tr.68,69]
Nhóm 8. Thích:
- TT tích cực, chủ động do:
- cho rằng sự việc hay đối tượng phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng của
mình.
- tự thấy có nhu cầu gần gũi tiếp xúc.
(ưa, ham, sính, chuộng,…) [31,tr.69]
Nhóm 9. Hy vọng – tuyệt vọng:
- TT tích cực/ tiêu cực – thụ động, do:

- cho rằng có khả năng/ khơng có khả năng (thường nói về tương lai xa)
xảy ra sự việc phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng của mình.
- cho rằng sự việc đó có ý nghĩa với mình.
(mong, mơ, ước,..; thất vọng, vơ vọng,…) [31,tr.69]
Nhóm 10. Sợ:
- TT khơng n lịng, thụ động, do:
- cho rằng có khả năng xảy ra việc nguy hiểm trực tiếp hoặc khơng hay
cho mình.
- tự thấy bất lực, khơng thể ngăn cản sự việc đó.
(hãi, kinh, khiếp, ghê, gớm, hoảng,…; lo, ngại, e,. .. ) [31,tr.69]


12

Nhóm 11. Tin – ngờ:
- TT n lịng/ khơng n lòng – thụ động, do:
- cho rằng việc xảy ra có khả năng đúng, thật / khơng đúng, khơng thật
như mong muốn.
- tự thấy có thể trơng cậy / khơng thể trơng cậy vào việc đó hay ai đó.
(tin tưởng,…; nghi, hồi nghi,…) [31,tr.69,70]
Nhóm 12. Trọng – khinh:
- có tình cảm tốt / xấu – chủ động, do:
- đánh giá cao / thấp về đối tượng.
- cho rằng cần để ý / khơng cần để ý đến đối tượng.
(kính, phục, nể,…; bỉ, coi thường,…) [31,tr.70]
Nhóm 13. Yêu – ghét:
- có tình cảm tốt / xấu – chủ động, do:
- đánh giá cao / thấp đối tượng.
(kính, phục, nể,…; bỉ, coi thường,…) [31,tr.70]
Nhóm 14. Ngạc nhiên:

- TT “xúc động”, do:
- cho rằng đã xảy ra việc nào đó.


13

- trước đó khơng cho rằng / khơng nghĩ rằng việc đó sẽ xảy ra.
(kinh ngạc, sửng sốt, sững sờ, ngỡ ngàng,...) [31,tr.70]
Nhóm 15. Dửng dưng:
- khơng có cảm xúc gì, thái độ gì, trước:
- sự việc thường gây tác động tình cảm.
(thờ ơ, lãnh đạm, bình thản,...) [31,tr.70,71]
Nhóm 16. Muốn:
- có nhu cầu tâm – sinh lí về việc gì đó.
(thiết, màng, (khơng) buồn, (khơng) thèm,...) [31,tr.71]
Nhóm 17. Đau:
- biểu thị cảm giác chuyển sang nghĩa tâm lí – tình cảm
(đau, buốt, xót,...; đói, thèm,...; đã, hả,...) [31,tr.71]
Nhóm 18. Nhớ - quên:
- Biểu thị khả năng hoạt động nhận thức chuyển sang nghĩa tâm lí – tình
cảm.
(nhớ nhung, nhớ thương, tưởng, tưởng nhớ,...; quên, quên lãng; khuây,
khuây khỏa,...) [31,tr.71]
Nhóm 19. Xúc động:


14

- Biểu thị trạng thái không đặc thù.
(rung động, xao xuyến, xốn xang, bâng khuâng, rạo rực,...) [31,tr.71]

Ở đề tài này, chúng tôi sẽ khảo sát các từ biểu thị tâm lí – tình cảm trong
tập thơ “Những bơng hoa khơng chết” theo tiêu chí phân loại hai và ba của
cô Nguyễn Ngọc Trâm.


15

CHƯƠNG 2:
KHẢO SÁT CÁC TỪ BIỂU THỊ TÂM LÝ - TÌNH CẢM
TRONG TẬP THƠ “NHỮNG BƠNG HOA KHƠNG CHẾT”
CỦA LƯU QUANG VŨ
2.1. Khảo sát các từ tâm lí – tình cảm theo phương diện cấu trúc ngữ
nghĩa
Khảo sát các từ tâm lí – tình cảm trong tập thơ “Những bơng hoa khơng
chết” của Lưu Quang Vũ trên bình diện cấu trúc ngữ nghĩa, chúng tôi nhận
thấy: tất cả các từ tâm lí – tình cảm Lưu Quang Vũ sử dụng trong tập thơ đều
sát với nghĩa từ điển. Tuy nhiên, một từ biểu thị tâm lí – tình cảm có thể lặp
lại nhiều lần trong thơ ơng, ví dụ: buồn, nhớ, yêu, mong đợi,… và không phải
trong tất cả những lần sử dụng, chúng đều có sắc thái nghĩa như nhau.
Còn một điểm đáng lưu ý nữa về từ tâm lí tình cảm trong tập thơ chính là sự
thiếu hụt các từ biểu thị tâm lí – tình cảm ở các nhóm 6, 8, 15 - theo tiêu chí
phân loại của Nguyễn Ngọc Trâm ( Nhóm 6: tiếc, nhóm 8: thích: và nhóm 15:
dửng dưng).
2.2. Khảo sát các từ tâm lí – tình cảm theo bình diện từ loại
Thực tế, tiêu chí phân loại các từ biểu thị tâm lí – tình cảm theo phạm trù
ngữ nghĩa của Nguyễn Ngọc Trâm chính là cách phân loại nhóm từ này trên
bình diện từ loại.


16


Các từ tâm lí – tình cảm sử dụng trong tập thơ khơng hồn tồn nhất nhất
“tn theo” sự phân loại từ loại theo từ điển. Lưu Quang Vũ đã khéo léo tạo ra
những ngữ cảnh làm biến đổi từ loại gốc tạo ra những từ đa từ loại hoặc từ
chuyển loại nhằm diễn đạt được trọn vẹn ý thơ cũng như thông điệp muốn
nhắn gửi thông qua từ và ngữ cảnh của từng câu thơ.
2.3. Khảo sát các từ tâm lí – tình cảm theo bình diện cấu tạo từ
Trong tập thơ, từ đơn chỉ chiếm số lượng chỉ 20/73 từ, tức chỉ bằng ½ số
lượng từ ghép gồm các từ tâm lí – tình cảm ở những nhóm biểu thị trạng thái
tâm lí cơ bản như: vui – buồn, yêu – ghét, nhớ - quên. Tuy số lượng ít, nhưng
số lượt lặp lại của các từ này trong tập thơ lại gần như ngang bằng với từ
ghép: 78 lượt. Nhiều nhất là trường hợp từ “nhớ” xuất hiện đến 14 lượt, sau đó
đến yêu: 11 lượt và thương: 10 lượt lặp lại.
Theo phát hiện của chúng tơi, có những từ tác giả sử dụng theo kiểu “hợp
nghĩa”.
Ví dụ, trường hợp từ “mến thương” trong câu thơ:
Bàn tay nhỏ mến thương
(Hai bài thơ xuân)
“Thương” là định tố bổ sung ý nghĩa cho từ “mến”. “Mến thương” không
chỉ biểu thị ý nghĩa của động từ “mến”: có tình cảm, thích gần gũi vì thấy hợp
ý mình. [24,tr.624], mà cịn gộp thêm nghĩa bổ sung của “thương”, vừa thể
hiện được tình cảm, vừa thể hiện được mong ước được gần gũi.


17

CHƯƠNG 3: NĂNG LỰC BIỂU ĐẠT CÁC TỪ TÂM LÍ – TÌNH CẢM
TRONG THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT CỦA LƯU QUANG VŨ
3.1. Năng lực biểu đạt của các từ tâm lý - tình cảm đối với nội dung biểu
hiện trong các bài thơ

Mỗi bài thơ mang một điệu hồn riêng của thi sĩ. Đối với Lưu Quang Vũ, thơ
lại là điểm dừng chân cuối cùng của cảm xúc. Từ tâm lí – tình cảm như những
mảnh ghép nhỏ tâm hồn Lưu Quang Vũ thả vào thơ. Vì vậy, chúng tơi cho
rằng khám phá năng lực biểu đạt của các từ tâm lí – tình cảm là một trong
những bước tiếp cận quan trọng để đến với thế giới tâm hồn trong thơ Lưu
Quang Vũ, cảm nhận được những thông điệp nhà thơ gửi gắm vào mỗi đứa
con tinh thần của mình.
3.2. Năng lực biểu đạt của các từ tâm lý - tình cảm đối với cảm xúc trữ
tình của Lưu Quang Vũ
3.2.1. Nỗi lịng trăn trở đa đoan
Có một nhà thơ ln trăn trở với chuyện đời, chuyện người. Có một nhà
thơ mãi nặng lòng với những số kiếp lận đận, long đong rồi lặng lẽ đưa họ
vào thơ, dùng con chữ tử tế thay cho tiếng nấc nghẹn khóc thương của lịng
mình. Nhà thơ đó, là Lưu Quang Vũ.
3.2.2. Những trạng thái cực đoan trong tâm trạng Lưu Quang Vũ
Yêu say đắm - ghét đến tận cùng hai trạng thái tâm lí đối cực cực đoan
tạo nên trái tim người nghệ sĩ Lưu Quang Vũ.
3.2.3. Một nhân cách trung thực và cao thượng


18

Ngòi bút phơi bày hiện thực xã hội của Lưu Quang Vũ không phải là một
phương tiện để thi sĩ mượn đó mà chỉ trích, mà trách đời mà là để sửa đời, sửa
người từ những sai lầm. Và cuối cùng, là để u. Đó chính là biểu hiện của một
nhân cách trung-thực-và-cao-thượng.


19


KẾT LUẬN
Thơ, đối với Lưu Quang Vũ “ là tất cả sự hàm ơn và trang trải riêng tư của
tâm hồn chàng với đời sống”. [30,tr.108]. Dường như, đâu đó trong mỗi dòng
thơ, ta cảm nhận được hơi ấm tâm hồn thi sĩ, hiện lên. Rất rõ. Như những mảnh
nhỏ thủy tinh vỡ tan của một hồn thơ đa sầu, đa cảm, từ ngữ biểu thị tâm lí – tình
cảm thả vào trong thơ ơng hơi thở mang cá tính rất riêng của Lưu Quang Vũ. Mà
khi “giải mã” được chúng, ta không phải chỉ là đang đọc thơ, mà là đọc – chạm
vào một tâm hồn đang tỏa sáng của một Lưu Quan Vũ rất thực, nhìn thấy trăm
chuyện đời, chuyện nghề và cảm nhận được những thông điệp của một người
nghệ sĩ tài hoa đã từng gửi gắm vào trong thơ.
Suốt cuộc hành trình khám phá từ ngữ biểu thị tâm lí – tình cảm trong tập thơ
“Những bông hoa không chết” của Lưu Quang Vũ, từ công việc lựa chọn, giải
mã lớp nghĩa bề mặt cho đến chặng cuối cùng: khám phá giá trị biểu đạt của
chúng khi đặt vào từng dịng thơ, tơi như được đắm chìm trong vơ vàng những
cung bậc cảm xúc, trải qua những trạng thái tâm lí – tình cảm đa màu sắc: từ vui
buồn, giận hờn, cho đến yêu ghét, khóc than, căm thù,… Mỗi trạng thái đều như
một nét phát thảo chuẩn mực về tâm hồn Lưu Quang Vũ, một tâm hồn đong đầy
tình yêu, khát vọng và sự hi sinh.
Tâm lí, chính là tấm gương phản ánh tồn bộ hiện thực khách quan vào ý thức
con người. Vì lẽ đó, theo chúng tơi, cách tiếp cận thơ Lưu Quang Vũ từ bình
diện từ ngữ biểu thị tâm lí – tình cảm thực sự có tiềm năng. Hi vọng đề tài
nghiên cứu của chúng tôi sẽ mở ra cách tiếp cận mới đối với tập thơ “Những
bông hoa không chết” của Lưu Quang Vũ nói riêng và tất cả các tập thơ, bài thơ
khác nói chung.


20

Đề tài hoàn thành được đề tài này là nhờ được “đứng trên vai” những nghiên
cứu trước. Và hi vọng, nghiên cứu của chúng tôi sẽ là cơ sở để người sau phát

triển, cũng như khắc phục những thiếu sót mà đề tài này chúng tôi chưa làm
được nhằm mở ra con đường rộng hơn bước vào thế giới nghệ thuật bên trong
các tác phẩm thơ và tâm hồn người thơ hướng hồn người đến vẻ đẹp ngời sáng
của Chân – Thiện – Mĩ.



×