1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------
VẤN ĐỀ THỂ TÀI TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ
CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH
(QUA MẪU THƯỢNG NGÀN VÀ ĐỘI GẠO LÊN CHÙA)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀ NH CỬ NHÂN VĂN HỌC
Người hướng dẫn:
TS. Nguyễn Khắ c Sính
Người thực hiện:
Đoàn Thị An
Đà Nẵng, tháng 5/2013
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Vào thập niên cuối thế kỷ XX và nhất là thập niên đầu thế kỷ
XXI, nhìn chung cả nền văn học Việt Nam, trong đó có thể loại tiểu thuyết
phát triển rất mạnh mẽ và ln có sự tìm tịi, đổi mới bút pháp cũng như
phong cách với các tác giả tiêu biểu: Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phương,
Nguyễn Huy Thiệp, Trung Trung Đỉnh, Dương Hướng…Nhiều nhà văn đã
mạnh mẽ, quyết liệt cổ súy về một sự cách tân mạnh mẽ về cách viết, về thể
loại, thể tài…trong văn chương hiện đại.
1.2. Trong dịng chảy cuồn cuộn (nhưng cũng bộn bề) ấy, có một
dịng âm thầm tiếp nối truyền thống song cũng khơng hoàn toàn trung thành
với cách viết cũ mà thật sự đi vào “khoảng trống” của lịch sử để khai thác
triệt để cho mảnh đất tiểu thuyết, đó là dịng tiểu thuyết lịch sử. Nhờ vậy,
nhiều hiện tượng văn học đã gây được tiếng vang lớn, khẳng định được vị trí
của thể tài này như Hoàng Quốc Hải (Bão táp triều Trần), Nguyễn Quang
Thân (Hội thề), Võ Thị Hảo (Giàn thiêu), Nguyễn Mộng Giác (Sông Côn
mùa lũ), Thái Bá Lợi (Minh sư)…Trong “rừng” tiểu thuyết lịch sử ấy có một
“cội mai già vẫn rừng rực nở hoa”: Nguyễn Xuân Khánh. Đây là một hiện
tượng “lạ” trong văn học Việt Nam đương đại.
1.3. Nhà nghiên cứu văn học Lại Nguyên Ân có nhận xét : “Có thể
nói mà khơng q lời, trong mười năm qua kể từ lúc công bố tiểu thuyết Hồ
Quý Ly, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh trở thành tiểu thuyết gia hàng đầu của
văn xuôi Việt Nam đầu thế kỷ XXI”. Bộ ba tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Mẫu
Thượng Ngàn, Đội gạo lên chùa của ông, mỗi tác phẩm đều có dung lượng
trên 500 trang in xuất hiện sừng sững đã gây sửng sốt trên văn đàn lúc bấy
giờ. Nhưng điều đáng nói khơng phải ở khối lượng tác phẩm mà ở chỗ cuốn
nào cũng gây nên những cuộc tranh luận sơi nổi, gay gắt trước khi nó được
3
khẳng định chân giá trị. Cả ba cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh,
đương nhiên có những điểm khác nhau nhưng tư tưởng xuyên suốt của nó là
tinh thần văn hóa Việt, là chấp nhận đa dạng văn hóa để làm nổi bật sự bền
vững của văn hóa Việt. Thế nhưng, về mặt thể tài, nếu như ở Hồ Quý Ly là
tiểu thuyết lịch sử khơng cịn phải bàn cãi thì hai cuốn sau: Mẫu Thượng
Ngàn và Đội gạo lên chùa vẫn cịn ý kiến phân vân, chưa dễ thơng suốt.
Vì vậy, chúng tơi quyết định lựa chọn đề tài Vấn đề thể tài trong tiểu
thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh (qua Mẫu Thượng Ngàn và Đội gạo
lên chùa) làm luận văn tốt nghiệp nhằm góp thêm một tiếng nói nhận diện tác
phẩm từ góc nhìn thể loại của nó.
2. Lịch sử nghiên cứu
Về tác giả Nguyễn Xuân Khánh cùng bộ ba tiểu thuyết trên của ông
và về vấn đề thể tài trong sáng tác của ơng, đã có rất nhiều cơng trình nghiên
cứu. Có thể đề cập đến một số cơng trình sau:
Tác giả Trần Thị An trong bài “Sức ám ảnh của tín ngưỡng dân gian
trong tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học số 6/2007
cho rằng: “Tác giả Mẫu Thượng Ngàn dành một sự quan tâm đặc biệt đến
truyện kể dân gian và lễ hội dân gian về hai nhân vật huyền thoại (ông Đùng
và bà Đà), và ở chỗ này, trong một chừng mực nào đó, nhà tiểu thuyết đóng
vai một nhà biên soạn và khảo cứu folklore” [1, tr. 27–47].
Đỗ Hải Ninh trong bài viết “Quan niệm về lịch sử trong tiểu thuyết
của Nguyễn Xuân Khánh”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 2/2009 có nhận
định: “Mẫu Thượng Ngàn đề cập đến vấn đề giữ gìn bản sắc dân tộc trong giao
lưu và tiếp biến văn hóa, đâu là hướng đi của dân tộc trước những biến động lịch
sử” [31, tr. 48–57]
Trong khi đó, nhà nghiên cứu văn học Phạm Xuân Nguyên trong bài viết
Mẫu Thượng Ngàn: nội lực văn chương của Nguyễn Xuân Khánh (trao đổi với
4
phóng viên VTC News) khẳng định: “Mẫu Thượng Ngàn là nhân vật quần
chúng nhưng lại mang tính đại diện tiêu biểu cho dân tộc Việt” và “ Đạo Mẫu
trong tiểu thuyết (được thể hiện trong tiểu thuyết qua nhân vật bà Tổ Cơ bí
ẩn, bà ba Váy đa tình, cơ đồng Mùi, mõ Hoa khèn khổ, trinh nữ Nhụ…) vừa
là tín ngưỡng, vừa thể hiện tính phồn thực và sự trường tồn của dân tộc Việt”.
Cũng trong cuộc phỏng vấn này, tác giả còn đề cập tới vai trò của nhà văn trong
việc viết về văn hóa : “Nhà văn rất cần phải làm văn hóa, nói về văn hóa” [28]
Nhà văn và nhà nghiên cứu Châu Diên trong bài “Nguyễn Xuân Khánh
và cuộc giành lại bản sắc”, báo Tuổi trẻ chủ nhật, 16/7/2006 cũng nhận định về
tác phẩm Mẫu Thượng Ngàn là: “cuốn tiểu thuyết mang tầm khái quát văn hóa,
nhân vật khơng cịn là những thân phận riêng lẻ mà là cả một cộng đồng” [9,
tr. 47 –54]
Tác giả Đoàn Ánh Dương trong bài viế t “Kiến giải về dân tộc trong “Đội
gạo lên chùa” của Nguyễn Xuân Khánh” ở báo Văn nghệ số 27 ra ngày 2/7/2011
có nhâ ̣n xét: “nhìn riêng ở khía ca ̣nh những kiế n giải về lich
̣ sử dân tô ̣c, tái nhìn
nhâ ̣n những ứng xử trong cải cách ruô ̣ng đấ t trong phầ n II và lẽ hành xử của nhà
sư – chiế n si ̃ An trong phầ n III làm thành cố t lõi tư tưởng cho viê ̣c đề xuấ t căn
bản văn hóa dân tô ̣c.”[16, tr. 30–33]
Nguyễn Thị Nguyệt ở bài viế t “Kiểu truyện về Thánh mẫu và truyền thống
trọng mẫu trong văn hóa dân gian Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số
6/2010, có đưa ra thuyế t giải về tính Mẫu ở Viê ̣t Nam như sau: “ Việt Nam thuộc
loại văn hóa gốc nơng nghiệp. Nền kinh tế nơng nghiệp lúa nước đặc biệt thích
ứng với sự đảm đang, khéo léo của người phụ nữ, vì thế, người Việt cổ tôn thờ
nước, lúa, và người phụ nữ. Mặt khác, con người nơng nghiệp ưa sống theo
ngun tắc trọng tình, điều đó dẫn đến thái độ trọng người phụ nữ.”[29, tr. 29–34]
Ngồi ra cũng có thể nhắc đến các ý kiến của Hoàng Quốc Hải, Nguyên
Ngọc, Nguyễn Thị Minh Thái, Nguyễn Văn Tùng, Mai Anh Tuấn, Nguyễn Khắc
5
Phê, Phong Lê, Ma Văn Kháng,…trên các báo Phụ nữ, Văn nghệ, Tạp chí Non
nước, vannghequandoionline,…
Một số khóa luận tốt nghiệp đại học, luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ cũng đề
cập đến Nguyễn Xuân Khánh và tác phẩm của ông như: Nguyễn Thị Hiền, Tính
mẫu trong Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh, Khóa luận tốt nghiệp,
ĐHSP Đà Nẵng, 2010; Thái Bá Thanh, Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết của
Nguyễn Xuân Khánh, Luận văn Thạc sỹ, ĐH Vinh, 2012 .
Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa có một cơng trình nghiên cứu thật sự
chuyên biệt nào bàn về vấn đề thể tài trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn
Xuân Khánh, nhất là với hai cuốn Mẫu Thượng Ngàn và Đội gạo lên chùa.
Tiếp thu những cơng trình nghiên cứu đi trước, chúng tơi muốn tìm hiểu sâu
hơn về vấn đề thể tài trong lý luận văn học khi nghiên cứu một hiện tượng
văn học cụ thể.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
1. Làm rõ vấn đề thể tài trong tác phẩm văn học và trong tiểu thuyết
Nguyễn Xuân Khánh (cụ thể ở tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn, Đội gạo lên
chùa)
2. Làm rõ vấn đề mẫu gốc và văn hóa tính mẫu trong văn học Việt
Nam và trong hai tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh
3. Chỉ ra đóng góp của Nguyễn Xuân Khánh ở phương diện nghệ
thuật trần thuật trong hai tiểu thuyết nói trên của ơng.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề thể tài trong các tiểu thuyết lịch sử
của Nguyễn Xuân Khánh.
4.2. Phạm vi khảo sát: Hai tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn (In lần thứ
2, NXB Phụ nữ, H., 2006), Đội gạo lên chùa (In lần thứ 2, NXB Phụ nữ, H.,
2011).
6
Ngồi ra, khóa luận cũng có tham khảo thêm các tiểu thuyết Hồ Quý
Ly (Nguyễn Xuân Khánh), Bão táp triều Trần (Hồng Quốc Hải).
5. Phương pháp nghiên cứu:
Khóa luận kết hợp các phương pháp
Phương pháp thống kê – tổng hợp:
Phương pháp phân tích – đánh giá tác phẩm văn học
Phương pháp so sánh – đối chiếu
Phương pháp cấu trúc – hệ thống
6. Cấu trúc khóa luận
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, khóa luận có 3
chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý thuyết về thể tài, về khái niệm mẫu gốc
và văn hóa tính mẫu trong hai tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh
Chương 2: Tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn và Đội gạo lên chùa từ góc
nhìn thể tài lịch sử – văn hóa
Chương 3: Nghệ thuật trần thuật của Nguyễn Xuân Khánh trong Mẫu
Thượng Ngàn và Đội gạo lên chùa.
7
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT
1.1. Giới thuyết các thuật ngữ, khái niệm liên quan
1.1.1. Thể loại văn học, thể tài văn học
1.1.1.1. Thể loại văn học
– Khái niệm: Thể loại là hình thức chỉnh thể của tác phẩm văn học.
Tác phẩm văn học là một chỉnh thể thống nhất tồn vẹn giữa các yếu tố hợp
thành trong đó thể loại là khái niệm chỉ quy luật loại hình của tác phẩm. Ứng
với mỗi nội dung vốn có trong hiện thực sẽ có những phương thức phản ánh
tương ứng. Sự thống nhất này là do các phương thức chiếm lĩnh đời sống văn
học vốn ứng với các dạng thức tồn tại nhất định của thế giới thực tại. Các
hình thức phản ánh thực tại của văn học cũng tương thích với các hình thức
hoạt động nhận thức của con người: hoặc trầm tư suy nghĩ, chiêm nghiệm (ví
dụ: tác phẩm trữ tình); hoặc lần theo diễn biến của các sự kiện, biến cố liên
tục, sinh động (ví dụ: tác phẩm tự sự); hoặc cảm nhận đối tượng bằng trạng
thái xung đột, mâu thuẫn (ví dụ: kịch bản văn học)…Cụ thể hơn: trong sáng
tạo nghệ thuật, các thể loại trữ tình phù hợp với kiểu nhận thức đối tượng và
trạng thái xúc cảm, suy nghĩ, chiêm nghiệm; các loại thể tự sự tìm được ưu
thế phản ánh từ nhu cầu nhận thức các đối tượng diễn biến sinh động trong
những hồn cảnh khơng gian và thời gian nhất định; các thể loại kịch đặc biệt
phù hợp với hình thức nhận thức thế giới đối tượng theo lối “mục sở thị” trực
tiếp các xung đột và mâu thuẫn…Như vậy, ứng với mỗi nhu cầu khám phá,
phản ánh hiện thực sẽ có những hình thức thể loại tương thích. Người nghệ sĩ
khi sáng tạo văn học cần tìm đến những hình thức thể loại phù hơp nhất với
tính chất của hiện thực và có khả năng phản ánh đắc địa các phạm vi hiện
thực đó. Chẳng hạn, thơ hợp tạng với loại hiện thực cần sự ngẫm ngợi, suy
tư; truyện hợp với loại hiện thực cần sự tái tạo sinh động các biến cố, sự kiện
8
khách quan, ký có ưu thế nổi bật ở khả năng tiếp cận hiện thực trong “thế
nhìn gần” các sự kiện bản thể nguyên vẹn…Thể loại là sản phẩm của q
trình kiếm tìm hình thức phản ánh hiện thực, nó do thực tại cuộc sống trực
tiếp “đặt hàng” với nhà văn.
Tùy thuộc đặc trưng của mình, mỗi thể loại có những quy luật, cách
thức tổ chức tác phẩm riêng. Cách thức phản ánh hiện thực trực tiếp chi phối
cách tổ chức tác phẩm của mỗi thể loại. Tổ chức văn bản truyện khác với thơ,
thơ khác với ký, ký khác với kịch. Khơng có kiểu tổ chức tác phẩm chung
nhất cho các thể loại vốn có những đặc trưng khác nhau. Tổ chức truyện là tổ
chức cốt truyện thông qua hệ thống các biến cố, sự kiện, nhân vật, các thành
phần trần thuật; tổ chức thơ là tổ chức cấu tứ thơ thơng qua cảm xúc, hình
ảnh, hình tượng, bố cục dòng thơ, câu thơ, khổ thơ, đoạn thơ; tổ chức tác
phẩm ký tự sự là nghệ thuật liên kết sự kiện, tạo dựng điểm nhìn của chủ thể
trần thuật, bố trí nhân chứng, số liệu quan sát thực…Quy luật tổ chức tác
phẩm theo đặc trưng từng thể loại cũng là một khía cạnh xác định quy luật
loại hình của tác phẩm, tạo cho tác phẩm văn học một hình thức tồn tại chỉnh
thể tương đối ổn định, khu biệt với tác phẩm ở các thể loại khác.
Thể loại không chỉ là cách thức phản ánh hiện thực, một cách nhìn có
phần cố định hóa trong sự cách tân khơng ngừng đối với hiện thực để kiến
tạo tác phẩm mà còn là sự “mách bảo” đối với người đọc về tính chất đặc thù
của từng loại tác phẩm. Do vậy mỗi thể loại sẽ tạo ra “kênh giao tiếp” riêng
đối với người đọc khi tiếp nhận tác phẩm. Vì thế, giao tiếp thơ không giống
với giao tiếp kịch, giao tiếp bằng tiểu thuyết rất khác với giao tiếp qua tác
phẩm ký hay chính luận…Bởi lẽ mỗi thể loại ấy cần có những hình thức
ngơn ngữ, các phương tiện nghệ thuật và kinh nghiệm phản ánh hiện thực,
cách thức tổ chức tác phẩm riêng và tất yếu sẽ có các phương thức giao tiếp
đặc thù cho mỗi người đọc. Khơng có cách đọc chung nhất áp dụng cho các
9
tác phẩm thuộc các hình thức thể loại khác nhau. Xưa nay không phải ngẫu
nhiên mà các tác giả thường ghi thêm thể loại ngay sau nhan đề tác phẩm,
chẳng hạn: Những linh hồn chết – trường ca (Gôgôn); Con trâu – tiểu thuyết
(Nguyễn Văn Bổng); Người đàn bà ngồi đan – thơ (Ý Nhi); Kẻ sát nhân
lương thiện – truyện ngắn (Lại Văn Long)…Bằng viê ̣c thông tin tên thể loại,
nhà văn muốn dự báo cho người đọc các phạm vi cuộc sống được quan tâm,
cách tiếp cận và quan sát đối với nó, hướng họ vận dụng các kinh nghiệm
nhất định vào việc tiếp nhận tác phẩm. Thậm chí tên thể loại đã gắn kết thành
bộ phận khơng thể tách rời với tên tác phẩm (thường là trong văn học cổ):
Bình ngơ đại cáo, Thượng kinh ký sự, Hồng Lê nhất thống chí, Truyền kỳ
mạn lục...Vậy, nói đến thể loại là nói đến các kiểu phản ánh hiện thực, kiểu tổ
chức tác phẩm, kiểu giao tiếp nghệ thuật.
Tóm lại: “Thể loại tác phẩm văn học là khái niệm chỉ quy luật loại
hình của tác phẩm, trong đó ứng với một loại nội dung nhất định có một loại
hình thức nhất định, tạo cho tác phẩm một hình thức tồn tại chỉnh thể” [31,
tr. 220]
Trong quá trình sáng tác, các nhà văn thường sử dụng những phương
pháp chiếm lĩnh đời sống khác nhau, thể hiện những quan niệm thẩm mỹ
khác nhau đối với hiện thực, có những cách thức xây dựng hình tượng khác
nhau. Các phương thức ấy ứng với những hình thức hoạt động nhận thức
khác nhau của con người hoặc trầm tư, chiêm nghiệm, hoặc qua biến cố liên
tục hoặc qua xung đột…làm cho các tác phẩm bao giờ cũng có sự thống nhất
quy định lẫn nhau về mặt hình thức lời văn. Ví dụ nhân vật kịch, kết cấu kịch,
hành động kịch với lời văn kịch; hoặc nhân vật trữ tình, kết cấu thơ trữ tình
với lời thơ, luật thơ…Người ta có thể tập hợp thành từng nhóm những tác
phẩm văn học giống nhau về phương thức miêu tả và hình thức tồn tại chỉnh
thể ấy.
10
Tuy nhiên, sự phân chia tách bạch nói trên chỉ mang tính tương đối.
Trong thực tiễn văn học, bao giờ cũng có sự giao thoa, xâm lấn nhau giữa các
thể loại. Chẳng hạn: có những tác phẩm ghi là ký nhưng lại rất giống truyện
ngắn hay thơ văn xuôi; hoặc có những bài thơ nhưng lại đầy ắp chi tiết, sự
kiện, biến cố và có thể “tóm tắt” được giống như truyện…Ở Việt Nam cịn có
thể loại Truyện – Ký.
Tính chất của thể loại:
+ Thể loại có tính chất truyền thống, tương đối ổn định, ít phát triển:
Thể loại có vẻ như mang tính chất bảo thủ, khơng chấp nhận sự cách
tân, đổi mới độc đáo của người sáng tác. Có điều này là do thể loại là sản
phẩm được hình thành qua q trình lịch sử lâu dài, nó được khái quát và cô
đúc lại để tồn tại trong những hình thức ổn định bền vững, ít thay đổi. Khơng
có một thể loại nào có cuộc hành trình số phận trong vài ba năm. Mỗi thể loại
khi đã định hình trong hệ thống thể loại phổ qt ít ra cũng đã có tuổi đời vài
thế kỷ, thậm chí khơng ai tính được tuổi đời của nó là mấy vạn năm hay mấy
triệu năm? (chẳng hạn lục bát của Việt Nam). Các thế hệ nhà văn khi cầm bút
sáng tác đều phải tuân theo những chuẩn mực đã định sẵn từ bao đời của cổ
nhân mà viết trên tinh thần kế thừa và sáng tạo. Với các thể loại cách luật có
giá trị như những “khn vàng thước ngọc” (thơ Đường luật chẳng hạn) thì ở
đó người sáng tác phải nương theo những quy cách truyền thống của thể loại
như những giá trị mẫu mực, bất biến. “Xét về thực chất, thể loại văn học
phản ánh những khuynh hướng lâu dài và hết sức bền vững trong sự phát
triển văn học. Ở thể loại bao giờ cũng bảo lưu những yếu tố cổ xưa bất tử”
(Bakhtin). Trong thực tế chẳng có thể loại văn học nào được vận dụng sáng
tạo theo ngẫu hứng tùy tiện của các cá nhân. Trong văn học trung đại, sự phá
cách thể loại thái quá thường dễ bị phủ nhận và lên án. Tính ổn định của thể
loại phản ánh phương diện hữu hạn, trung lập với mọi sự cách tân độc đáo,
11
không lặp lại. Chẳng hạn, tiểu thuyết phương Tây hay phương Đơng thường
có dung lượng lớn, gắn bó với tính chất tự sự (Chiến tranh và hịa bình của
Liev Tolstoi ở Nga hay Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần ở Trung Quốc)…
+ Nhưng mặt khác, do quy luật không ngừng đổi mới và sáng tạo của
văn học, thể loại văn học cũng ln phát sinh, đổi mới để thích ứng với nội
dung hiện thực cuộc sống. Trước sự đổi thay mạnh mẽ của hiện thực cuộc
sống, những thể loại khơng có khả năng thích ứng được với mơi sinh văn hóa
mới sẽ bị triệt tiêu để nhường chỗ cho sự ra đời của các thể loại văn học mới
có ưu thế hơn. Chẳng hạn, Cáo, Chiếu, Biểu, Phú…thịnh hành thời trung đại
nhưng nay gần như cáo chung; ngược lại, tiểu thuyết tâm lý, kịch nói, phóng
sự, thơ tự do, phê bình văn học…trước đây rất hiếm hoặc khơng có nhưng
bây giờ lại rất thịnh hành. Nhưng sự cách tân thể loại diễn ra khơng đoạn
tuyệt hồn tồn với truyền thống vốn có của nó, nghĩa là khơng có sự đổi mới
tồn diện cấu trúc hình thức thể loại theo lối phủ nhận sạch trơn cấu trúc
truyền thống của thể loại. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã có những cách
tân mới mẻ về nhịp phách trong thể loại lục bát, song lục bát trong Truyện
Kiều với lục bát biến thể sau này vẫn kế thừa, bảo lưu những nét đẹp óng ả,
dịu dàng, uyển chuyển của lục bát cổ xưa. Hầu hết các thể loại văn học nước
ta sau năm 1986 đã có sự cách tân nhưng bóng dáng của nó vẫn cịn giữ được
đặc trưng, hình thức kiểu truyền thống.
+ Thể loại văn học nào cũng có tính lịch sử bởi lẽ chúng phát sinh và
tồn tại trong những điều kiện lịch sử nhất định. Nó cũng mất đi do hồn cảnh
xã hội thay đổi, khơng cịn là mảnh đất màu mỡ cần thiết cho sự sinh tồn của
nó nữa…Tính lịch sử chi phối hình hài, phẩm chất của các thể loại trong từng
thời đoạn của cuộc hành trình để rồi từ đó tạo ra địa vị lịch sử đầy những
thăng trầm cho mỗi thể loại. Văn học là sản phẩm sáng tạo của mỗi dân tộc,
thể loại văn học tất yếu cũng mang tính dân tộc. Thể loại văn học nào cũng
12
gắn với một kiểu ngôn ngữ, tâm lý và truyền thống văn hóa của một dân tộc
nhất định.
Phân loại thể loại văn học:
Có rất nhiều cách phân chia thể loại trong lịch sử văn học nhân loại.
Chẳng hạn, Aritxtôt chia thể loại làm ba loại hay còn gọi là ba phương thức:
tự sự, trữ tình, kịch. Từ 3 phương thức này Beelinxki lại phân ra chi tiết hơn:
loại tự sự gồm thơ tự sự, tiểu thuyết, ngụ ngôn…; loại trữ tình gồm thơ trữ
tình và văn xi trữ tình…loại kịch gồm bi kịch, hài kịch, chính kịch,…Ở
Trung Quốc lịch sử phân loại thể loại khá phức tạp, đa dạng. Tới tận đời
Thanh mới chia làm 4 loại phổ biến là thơ ca, văn xuôi, tiểu thuyết, kịch.
Ở Việt Nam, ý thức phân loại văn học xuất hiện muộn. Trước đây
chia thành 4 thể loại: thơ trữ tình, kịch, tiểu thuyết, ký. Ngày nay sách Lý
luận văn học đang dùng trong trường đại học ở nước ta chia văn học thành 5
thể loại: Tác phẩm tự sự, Tác phẩm trữ tình, Tác phẩm ký, Tác phẩm kịch,
Văn chính luận. Trong khóa luận của chúng tôi đang dùng cách chia thể loại
trong giáo trình mới đây.
1.1.1.2. Thể tài văn học
Chữ tài trong tiếng Trung Quốc có nhiều nghĩa: chỉ sự giỏi giang
(người tài), chỉ tiền bạc (tài vụ), chỉ chất liệu (tài liệu),…Trong thuật ngữ
may mặc người ta dùng chữ tài để chỉ việc phân chia các mảnh trong một tấm
vải nhằm để may các bộ phận khác nhau (mảnh để may cổ áo, mảnh để may
thân áo, tay áo…) của một chiếc áo hay chiếc quần.Từng mảnh vải trong tấm
vải ấy là một bộ phận chuyên biệt dùng để may một loại nào đó (áo hay
quần), người ta gọi là tài. Như vậy, xét ở một phương diện cụ thể, “tài” là
một bộ phận trong “loại” mang tính chuyên biệt để phục vụ cho một mục
đích nào đó của “loại”.
13
Từ đây có thể hiểu: Thể tài là khái niệm chỉ sự tập trung về một đề tài,
chủ đề, nội dung phản ánh nhất định (chuyên biệt) trong văn học ở một thời
kỳ, giai đoạn nào đó của một nền văn học.
Nhưng cũng từ khái niệm này, có thể thấy: thể tài vừa nhỏ hơn lại vừa
lớn hơn thể loại. Xét về phạm vi, nó “nhỏ hơn” vì là một đề tài, chủ đề, sự
phản ánh nào đó trong một thể loại với tư cách là một bộ phận trong thể loại.
Chẳng hạn, thể loại tự sự có thể chia ra thể tài lịch sử – dân tộc, thể tài thế sự
– đời tư…Nhưng xét về khả năng nó lại “lớn hơn” vì một thể tài lịch sử –
dân tộc khơng chỉ có trong thể loại tự sự mà cịn có cả trong các thể loại khác
như trữ tình, kịch…
Sự phân chia thể loại trong lịch sử văn học, như trình bày ở trên, khá
phức tạp và chưa hẳn đã thống nhất trong các thời kỳ, các nền văn học dân
tộc, do đó có lúc, có nơi chia ba, rồi chia bốn, chia năm…và giữa chúng cũng
có sự xâm lấn nhau. Ở thể tài, cũng sẽ gặp tình trạng giống như hiện tượng
thể loại. Ví dụ, nền văn học Cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945–1975, do
sự gia tăng của yếu tố chính luận trong cơ cấu nghệ thuật của các tác phẩm và
tính sự kiện dày đặc nên “nội dung xã hội – lịch sử chính là nét chủ đạo nghệ
thuật” [2, tr. 100] của nền văn học mới này (như các motif: cách mạng – ngày
hội, thức tỉnh – giác ngộ, motif ân tình cách mạng…), nhưng rõ ràng, giai
đoạn văn học này khơng chỉ có thể tài lịch sử – dân tộc mà vẫn có cả thể tài
thế sự – đời tư. Các truyện ngắn, tiểu thuyết (thậm chí cả thơ ca) vẫn đề cập
đến những nỗi đau riêng, những thân phận cá nhân, những tình yêu đơi lứa,
những hồi tưởng đầy ân tình của con người từng sống qua hai chế độ…mà
tiểu thuyết Đi bước nữa, Nắng của Nguyễn Thế Phương, Vào đời của Hà
Minh Tuân, truyện ngắn Bộ quần áo mới của Ngô Ngọc Bội, thơ Màu tím
hoa sim của Hữu Loan…là những hiện tượng văn học như thế. Có điều, do
đặc điểm giai đoạn này nên nhóm thể tài lịch sử – dân tộc giữ vai trò chủ đạo
14
(đề tài, chủ đề tập trung vào vấn đề độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã
hội) nên nó “quyết định toàn bộ diện mạo thể tài, toàn bộ hệ thống thể loại
của nền văn học mới” [2,tr. 116] nên khi giải quyết các xung đột cá nhân,
những riêng tư của số phận, những mối tình lứa đơi…đều được “chiếu” dưới
cái nhìn của dân tộc, kháng chiến. Chẳng hạn, bà Vạn (Bộ quần áo mới) bồi
hồi nhớ lại cả quãng đời tủi nhục khi được mặc bộ quần áo nâu mới sau Cải
cách ruộng đất, bà khóc là bởi ơn Đảng, ơn Chính phủ mới có ngày hơm nay;
sự tỉnh ngộ của Cúc (Thức tỉnh – Phan Tứ) để thoát ra cái đời làm “me Tây”
nhơ nhuốc là nhờ sự đùm bọc vừa giận vừa thương của bà con lối xóm; tình
u của Nguyệt và Lãm (Mảnh trăng cuối rừng – Nguyễn Minh Châu), Mẫn
và Thiêm (Mẫn và tôi – Phan Tứ), Quyên và Ngạn (Hòn Đất – Anh
Đức)…chỉ có thể là những nốt nhạc xanh vút lên trên nền bản giao hưởng
trầm hùng của cuộc kháng chiến. Nói như nhà nghiên cứu văn học Lại
Nguyên Ân “Cái khung của thể tài lịch sử – dân tộc, cái khung sử thi ở đây
có ý nghiã vạn năng, nhờ đó nhà văn có thể đưa ra được những giải pháp cho
rất nhiều cốt truyện có tính chất đời tư hoặc sinh hoạt thế sự” [2, tr. 117].
Một vấn đề khác của thể tài là ngay trong một thể tài nào đó cũng có
thể được chia nhỏ hơn nữa. Chẳng hạn, “thể tài lịch sử – dân tộc”, tùy sự tập
trung đến mức như thế nào đó mà có thể chia ra thể tài lịch sử (truyện ngắn,
truyện vừa, tiểu thuyết lịch sử) và thể tài dân tộc. Cũng vậy trong “thể tài thế
sự – đời tư”, nếu xét thấy hàm lượng thế sự nhiều hơn đời tư thì người ta chia
ra thành thể tài thế sự (tập trung trình bày xã hội và con người đương thời
chứ không phải là trình bày trạng thái dân sự của xã hội đương thời, chẳng
hạn, văn xi Tơ Hồi, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Khải, Chu Văn,…)
hoặc thể tài đời tư (miêu tả cuộc đời và số phận cá nhân con người, chẳng
hạn, truyện Quê hương của Nguyễn Địch Dũng, Ché Mèn được đi họp của
Nông Minh Châu, hay thơ Tố Hữu, trường ca Thanh Thảo,…). Rõ ràng, cả
15
thể loại lẫn thể tài, có thể có sự phân chia to nhỏ khác nhau, nhưng điểm
giống nhau là tiêu chí phân chia và tính giao thoa, xâm lấn của chúng.
Trong khóa luận này, chúng tơi sử dụng khái niệm thể tài theo nghĩa
thứ nhất, với tư cách là các thể trong thể loại tự sự, nó tập trung về một đề tài,
chủ đề, nội dung phản ánh của một thể loại. Trong ý nghĩa ấy, khóa luận tập
trung xét một thể tài tiểu thuyết lịch sử (trong đối sánh thể tài tiểu thuyết tâm
lý, tiểu thuyết phong tục, tiểu thuyết tình cảm...) của một tác giả cụ thể:
Nguyễn Xuân Khánh.
1.1.2. Tiểu thuyết lịch sử và tiểu thuyết lịch sử – văn hóa
1.1.2.1.Tiểu thuyết lịch sử
Thuật ngữ tiểu thuyết lịch sử được hiểu là một “loại hình tiểu thuyết
hoặc tác phẩm tự sự hư cấu lấy đề tài lịch sử làm nội dung chính. Lịch sử,
trong ý nghĩa khái quát, là quá trình phát triển của tự nhiên và xã hội. Các
khoa học xã hội (cũng được gọi là các khoa học lịch sử) đều nghiên cứu quá
khứ của loài người trong tính đa dạng và cụ thể của nó. Tuy vậy, những tiêu
điểm chú ý của các sử gia lẫn các nhà văn quan tâm đến đề tài lịch sử, thường
đều là sự hình thành, hưng thịnh, diệt vong của các nhà nước, những biến cố
trong đời sống xã hội của cộng đồng quốc gia, trong quan hệ giữa các quốc
gia như chiến tranh, cách mạng...cuộc sống và sự nghiệp của những nhân vật
có ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử…” (37. Tr. 1725–1729).
Ở các nền văn học khác nhau, thể loại tiểu thuyết lịch sử đều nảy sinh
do quá trình phát triển và phân nhánh của các mảng thể tài trước thuật lịch sử
hoặc văn xuôi lịch sử vốn gắn với trạng thái nguyên hợp của ý thức xã hội, ý
thức khoa học và ý thức nghệ thuật. Văn xi lịch sử đã có ở Hy Lạp cổ đại
và tiêu biểu là những tác phẩm như Lịch sử của Hérodote, Lịch sử chiến
tranh Pelopone; được kế thừa và tiếp tục phát triển ở La Mã cổ đại cũng như
ở Trung Hoa cổ đại với những tác phẩm như Tả truyện (tương truyền do Tả
16
Khâu Minh soạn) Sử ký của Tư Mã Thiên…Truyền thống văn xuôi lịch sử cổ
đại được tiếp tục kế thừa và phát triển ở châu Âu thời Trung đại. Tới thời đại
Phục hưng của Châu Âu cho tới cuối thế kỷ XVIII sang đầu thế kỷ XIX ở
châu Âu, văn xuôi lịch sử không chỉ ảnh hưởng đến tiểu thuyết lịch sử (như
của Hugo, Duma) mà chính nó cũng sử dụng kinh nghiệm của nhiều nhà văn
lãng mạn (trong các tác phẩm của Ghizô, Chiery)…Từ cuối thế kỷ XIX sang
đầu thế kỷ XX, sử học tách hẳn văn học, tuy vậy một số tác phẩm lịch sử
cũng đạt trình độ văn học cao và được xem là những tác phẩm nghệ thuật.
Tiểu thuyết lịch sử xuất hiện khá sớm và phát triển mạnh mẽ ở văn
học trung đại Trung Hoa. Thời phồn thịnh đầu tiên là cuối thời đại Nguyên
đầu triều đại Minh (thế kỷ XIV–XV) mà tiêu biểu là Tam quốc diễn nghĩa
của La Quán Trung, Thủy hử của Thi Nại Am. Đó là những tác phẩm văn học
vĩ đại của Trung Quốc và của thế giới, là những thiên anh hùng ca với cảm
hứng anh hùng, với quy mô sử thi của cơ cấu tác phẩm, nhưng lại hơi ít chất
tiểu thuyết. Tuy vậy, những thành tựu lớn này vẫn và đã ni dưỡng một
dịng mạch tiểu thuyết phong phú và mạnh mẽ trong văn học Trung Quốc sau
đó như triều Thanh, cuộc cách mạng Tân Hợi và Trung Hoa dân quốc viết về
các nhân vật có mặt trong bàn cờ chính trị Trung Quốc thế kỷ XX, hình thành
nên loại hình tiểu thuyết Minh Thanh.
Ở văn học châu Âu, tiểu thuyết lịch sử xuất hiện vào khoảng cuối thế
kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX (Ivalhoe – W. Scotte, Nhà thờ Đức bà Paris – V.
Hugo…). Sự hình thành của thể loại lịch sử, trong đó có tiểu thuyết lịch sử,
có ý nghĩa lớn đớ i với văn học nói chung, bởi vì nó dẫn tới chỗ ý thức được
quan niệm về tính lịch sử. H. Balzac viết: “Scotte đã nâng tiểu thuyết lên cấp
độ triết học và lịch sử”, cịn Pushkin thì ghi nhận rằng “ở thời đại chúng ta
chữ “tiểu thuyết” được trỏ cả một thời đại lịch sử đang được triển khai trong
thiên tự sự hư cấu”.
17
Ở Việt Nam, ngay từ thời trung đại đã xuất hiện những tác phẩm lịch
sử, quan trọng nhất là bộ Đại việt sử ký tồn thư – bộ thơng sử chép theo lối
sử biên niên – trong đó dựng lên khơng ít những chân dung lịch sử đặc sắc –
sẽ trở thành nguồn cũng cấp chất liệu cho sáng tác văn học và sân khấu về đề
tài lịch sử cả các tác giả thời sau. Nhưng chỉ đến thế kỷ XVIII mới xuất hiện
những truyện ký lịch sử viết theo lối truyện chương hồi như Nam triều cơng
nghiệp diễn chí (1719), Hồng Lê nhất thống chí…Những sách này đều viết
bằng văn xuôi chữ Hán và về mặt thể tài, giữa tư duy tiểu thuyết và tư duy
lịch sử đôi khi cịn lẫn lộn với nhau, thế nhưng cũng có được một đơi cuốn
thật nổi trội như Hồng Lê nhất thống chí.
Bước sang thế kỷ XX, ý thức viết truyện lịch sử có hư cấu đã rõ ràng
hơn nhiều. Về văn xi chữ Hán có Trùng Quang tâm sử của Phan Bội Châu
là một dấu mốc đáng kể. Lịch sử trong tác phẩm không phải là lịch sử được
tái hiện đúng như nó có mà lịch sử được dựng lên theo ý tưởng lãng mạn
cách mạng và theo tinh thần dân chủ của thời đại tác giả. Cho nên nhân vật
tuy được mang tên lịch sử nhưng hồn cốt lại là người sĩ phu duy tân chống
Pháp buổi đầu thế kỷ trước. Mặc dầu tính cách nhân vật đã được chú ý,
nhưng kết cấu của tiểu thuyết thời kỳ này còn nửa cũ nửa mới, chưa thoát
khỏi ý thức tiểu thuyết chương hồi. Tới những năm 30 thế kỷ XX, cùng với
sự nở rộ của các trào lưu văn học lãng mạn và hiện thực, các nhà văn đã
chuyển sang khai thác những mối tình éo le và những câu chuyện đời tư, giàu
chất bi kịch trong đề tài lịch sử và đồng thời dứt khoát hẳn với lối viết
chương hồi. Có thể kể tới như: Sống mãi với thủ đơ của Nguyễn Huy Tưởng,
Bóng nước hồ gươm của Chu Thiên, Người Thăng Long của Hà Ân, Núi rừng
Yên Thế của Nguyên Hồng…thời gian gần đây cũng xuất hiện khá nhiều tiểu
thuyết lịch sử có giá trị nghệ thuật cao như: Gió lửa của Nam Dao của Lê
Duyệt, Bi kịch mn đời của Hoàng Lại Giang, Hội thề của Nguyễn Quang
18
Thân. Đặc biệt là 8 tập tiểu thuyết lịch sử Bão táp triều Trần của Hoàng
Quốc Hải, bộ 3 tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly (2000), Mẫu Thượng Ngàn
(2006), Đội Gạo lên chùa (2011) của Nguyễn Xuân Khánh đã để lại ấn tượng
sâu sắc trong lịng người đọc, đóng góp giá trị to lớn cho nền văn học nước
nhà.
1.1.2.2.Tiểu thuyết lịch sử – văn hóa
Tiểu thuyết lịch sử được hiểu là tiểu thuyết được viết dựa trên những
yếu tố lịch sử có thật nhưng dưới ngịi bút của các nhà văn, lịch sử đó được
hư cấu, được tơ điểm, mài giũa, nhấn mạnh ở những cột mốc lịch sử, con
người. Nhìn chung, cảm hứng chủ đạo của nó vẫn là sự thật của lịch sử. Còn
tiểu thuyết lịch sử – văn hóa có thể hiểu là thể tài tiểu thuyết coi lịch sử gắn
liền với lịch sử văn hóa của dân tộc, cảm hứng của nó dựa trên sự thật văn
hóa trong quan niệm: lịch sử dân tộc là lịch sử văn hóa của một dân tộc, mọi
lý giải lịch sử đều bắt nguồn từ lý giải văn hóa của từng thời đại cụ thể trong
chiều dài lịch sử của dân tộc ấy. Điều này sẽ liên quan đến vấn đề mẫu gốc và
văn hóa tính mẫu sẽ nói sau đây.
1.1.3. Mẫu gốc và văn hóa tính mẫu
Mẫu gốc (archetyp) hay còn được dịch là siêu mẫu, là khái niệm dùng
để chỉ những hình tượng hoặc ý niệm đầu tiên, nguyên khởi. Khái niệm này
vốn có trong triết học cổ đại và trung đại, đến thế kỷ XX nó chỉ được sử dụng
trong trường phái “tâm lý học phân tích” của C.G.Giung (Jung). Theo Giung,
những mẫu gốc này là những motif và liên kết motif có đặc tính bản chất phổ
quát, là những sơ đồ tâm lý bền vững, được tái hiện lại một cách vơ thức và
tìm thấy nội dung trong các nghi lễ, thần thoại tượng trưng, tín ngưỡng cổ
xưa, trong những hành vi tâm lý (ví dụ: giấc mơ), và cả trong những sáng tác
nghệ thuật ngay đến thời nay. Ý nghĩa phổ quát của mẫu gốc trong lịch sử
văn hóa được thế hiện qua các motif : tội loạn luân, tuổi ấu thơ, tuổi già hiền
19
minh,…chúng tồn tại trong chiều sâu của “vô thức tập thể” (một khái niệm
khác của phân tâm học). Mẫu gốc khác với mẫu cổ ở chỗ: mẫu cổ nằm trong
vô thức tập thể nhân loại từ thời nguyên sơ, trong thần thoại, truyền thuyết
(Prơmêtê, Đại hồng thủy, Thiên đường..) cịn mẫu gốc lấy từ hình tượng văn
hóa q khứ hay hiện đại để sáng tạo những hình tượng mới (Chí Phèo của
Nam Cao sinh ra những Chí Phèo khác..) hay gọi là các mẫu con.
Văn hóa tính Mẫu trước hết được dựa trên ngun lý tính Mẫu, đó là
sự ca tụng về người mẹ, ngợi ca những đức tính tốt đẹp, huyền diệu của
người mẹ. Trở về với bụng mẹ như một ngưỡng vọng bất kỳ con người nào là
tìm về “sự nghỉ ngơi, “sự an toàn” và “sự tái sinh”. Đây cũng chính là sự biểu
hiện của Cổ Mẫu Meh khi có một thế giới với những giá trị được chứa hoặc
là tất cả những gì to lớn, bao bọc, nương náu, bảo tồn, nuôi dưỡng, chở che
và sưởi ấm cho những gì là nhỏ bé, bất hạnh. Chiều sâu, vực thẳm, giếng,
hang động, túi, bình, hầm trú ẩn, nhà…và “tất cả những gì làm nên cõi ẩn náu
vĩ đại của lồi người đó chính là Mẹ vĩ đại” (Chevalier). Các vị thánh Mẫu là
các vị nữ thần của khả năng sinh sản: Gaia, Héra (Hi Lạp); Isis (Ai Cập); Kâli
(Ấn Độ);…Giá trị kép của nguyên bản Thánh Mẫu vừa là người mẹ, vừa là
trinh nữ. Huyền thoại Việt đã ươm mầm vào tâm thức cộng đồng mình nhiều
trang diễm ảo về mẹ Âu Cơ (Mẹ khởi thủy), về Mỵ Nương, Mỵ Châu, Man
Nương…Nó lại được ni dưỡng trong bầu sinh khí của lễ hội ước cầu phồn
thực, sinh sôi (lễ hội ông Đùng – bà Đà, lễ hội rước Nõ Nường…). Có thể nói
văn hóa tính Mẫu hay Cổ Mẫu luôn là những mơ ước, khát vọng cháy bỏng
nhất trong sáng tạo nghệ thuật.
Mỗi dân tộc trên thế giới đều có những nét văn hóa riêng biệt làm đặc
trưng cho nền văn hóa dân tộc ấy. Ở Việt Nam cũng vậy, nền văn hóa dân tộc
ta được coi là nền văn hóa có những nét đặc sắc nổi bâ ̣t riêng, khác biê ̣t với
các nề n văn hóa khác trên thế giới. Một điểm riêng biệt làm nên đặc trưng
20
cho văn hóa Việt Nam đó là đã khẳng định sự tồn tại và vai trị khơng thể
thay thế của ngun lý mẹ – văn hóa tính Mẫu (Thánh Mẫu Liễu Hạnh). Bàn
về văn hóa tính mẫu trong văn hóa Việt không phải là một câu chuyện
miếng trầu, tiếu lâm trong lúc trà dư tửu hậu mà nó là một luận thuyết
rất quan trọng. Có thể chứng minh được nền văn hóa Việt xây dựng trên
tính mẫu, chúng ta khơng những có thể hiểu được sự khác biệt (hay
xung đột) giữa Việt và ngoại Việt, thí dụ Việt và Hán, Việt và Hoa, Việt
và Tây phương... mà cịn có thể hiểu được cơ cấu, cách thức sống, cũng
như thế giới cảm quan của họ. Và như vậy, lối suy tư tính mẫu địi buộc
ta phải phản tỉnh lại tất cả hệ thống, tổ chức, trật tự của xã hội hiện
hành, những tổ chức dựa trên “phụ tính” tức dựa trên sức mạnh, duy lý,
duy trí, và quyền lực. Sự xung khắc giữa mẫu tính và phụ tính có lẽ là
ngun do chính giải thích sự xung đột giữa người phương Nam và
người phương Bắc (các huyền thoại Lạc Long Quân – Âu Cơ, Sơn Tinh
– Thủy Tinh, Trọng Thủy – Mỵ Châu), giữa yếu tính “cứng” và yếu tính
“mềm”, “đặc” và “rỗng” như thường thấy trong trống đồng Ðông Sơn.
Về nguồn gốc của văn hóa tính Mẫu trong văn hóa Việt, có thể thấy,
trên tồn lãnh thổ, người Việt đã tôn vinh rất nhiều tấm gương liệt nữ trở
thành những nữ thần của mình như: Mẫu Âu Cơ, Mẫu Ỷ Lan, Thánh Mẫu
Thiên Yana của người Chăm…Những Mẫu này còn được bắt nguồn từ trước
đó với những phong tục thờ Mẹ Chim, Mẹ Mặt Trời…Tuy nhiên chỉ đến khi
xuất hiện thờ Thánh Mẫu ở thế kỷ XV thì tín ngưỡng thờ cúng Thánh Mẫu
mới thực sự phát triển và ngày càng có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống
tâm linh của người Việt. Trong các nơi thờ Thánh Mẫu bao giờ cũng có sự
sắp xếp: Mẫu Liễu Hạnh – áo đỏ ngồi giữa, Mẫu Thượng Ngàn – áo xanh và
Mẫu Thoải – áo trắng ngồi hai bên, được gọi chung là Tam Tòa Thánh Mẫu).
Riêng nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, khi trả lời những thắc mắc về tên gọi
21
của cuốn tiểu thuyết đã cho rằng dù nơi nào trên khắp đất nước cũng thờ Tam
Tòa Thánh Mẫu, nhưng Mẫu Thượng Ngàn với chức năng cai quản là Đất, là
Rừng thì gần gũi với người dân hơn cả. Cho nên, dù nói đến Đạo Mẫu nói
chung, nhưng tác phẩm của ơng lại mang tên Mẫu Thượng Ngàn là vì như
vậy.
1.2. Tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn và Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân
Khánh với đề xuất về vấn đề thể tài tác phẩm
1.2.1. Về thể tài bộ ba tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh
Nguyễn Xuân Khánh viết văn và được giải thưởng từ thời kháng
chiến chống Pháp, nhưng ông được biết tới nhiều hơn cả ở bộ ba tiểu thuyết
lịch sử – văn hóa tầm cỡ của mình: Hồ Quý Ly (2000), Mẫu Thượng Ngàn
(2005) và gần đây nhất là tiểu thuyết Đội gạo lên chùa (2011). Với bộ ba tiểu
thuyết này ông đã thổi mội luồng gió lạ vào tiểu thuyết lịch sử nước nhà. Sở
dĩ nói như vậy bởi vì ở ba cuốn sách đồ sộ đó, Nguyễn Xn Khánh đã chọn
cho mình lối trần thuật mới với thể tài tiểu thuyết lịch sử, tiể u thú t lich
̣ sử
xen lẫn văn hóa – mơ ̣t thể tài tương đố i la ̣ lẫm đố i với nề n văn ho ̣c nước nhà.
Ở Hồ Quý Ly, thể tài tiể u thuyế t lich
̣ sử đã đươ ̣c công nhâ ̣n khi ngay bìa tác
phẩ m có in kèm “tiể u thuyế t lich
̣ sử”. Còn hai tiể u thuyế t Mẫu Thượng Ngàn
và Đội gạo lên chùa vấ n đề thể tài còn là mô ̣t nố t ẩ n bởi bên ngoài bìa chỉ
đươ ̣c in kèm với hai chữ “tiể u thuyế t” chứ không phải là “tiể u thuyế t lich
̣ sử”
nữa, nhưng có lẽ nô ̣i dung của hai bô ̣ tiể u thuyế t này là minh chứng rõ nhấ t
cho thể tài của nó, thể tài tiể u thuyế t lich
̣ sử – văn hóa. Trong Hồ Quý Ly ta
thấy xuất hiện một ơng vua có thật nhưng lại được thổi vào những yếu tố lạ,
đươ ̣c hư cấ u. Tác giả dường như mượn lịch sử để viết về văn học bằ ng viê ̣c
hư cấ u các tin
̣ sử. Trong Mẫu Thượng Ngàn và Đội gạo lên
̀ h tiế t trong lich
chùa la ̣i xuấ t hiê ̣n lich
̣ sử văn hóa đi kèm với lich
̣ sử thời đa ̣i. Việc đưa lịch
sử vào trong tác phẩm văn học để thành bộ tiểu thuyết lịch sử xưa nay có
22
nhiều nhưng ở Nguyễn Xuân Khánh, chất lịch sử ấy lại chỉ như những vỏ bọc
bên ngồi, cịn cái cốt lõi là ở bên trong đó chứa đựng những nét văn hóa,
truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc Việt. Dường như tác giả đang muốn tự
mình dựng lên bức tranh xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX với
bao biến cố, thăng trầm nhưng vẫn giữ trong mình nét văn hóa truyền thống,
cái bản sắc, phong cách sinh hoạt của người dân Việt. Đọc và suy ngẫm tiểu
thuyết của Nguyễn Xuân Khánh ta cảm nhâ ̣n đâu đó hình bóng của sự hồi
niệm về vốn văn hóa xưa, hồi niệm về hình ảnh có thật cũng như cái gì đó
vơ hình, chỉ có trong tiềm thức, hay chỉ trong tinh thần của mỗi con người.
Ông hồi niệm về một cái gì đó xa lắm nhưng lại gần lắm, gần lắm mà lại xa
lắm. Nhà văn như một họa sĩ tài ba đang vẽ những mảnh ghép của cuộc đời,
mảnh ghép của xã hội rồi xáo trộn những mảnh ghép đó lại với nhau nhưng
cuối cùng bức tranh đó vẫn hiện ra một cách rõ nét, vẫn rất thật, rất có hồn tới
mức ai nhìn vào nó cũng nhận thấy một phần của mình hiện hữu ở đó, một
phần gia đình, làng xóm mình là ở đó. Đấy chính là điểm thành cơng của tác
giả. Thể tài tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết lịch sử – văn hóa đã giúp ơng hồn
thành ước mơ “hồi cổ” của mình. Vẫn những nhân vật tiểu thuyết, vẫn
những khung cảnh lịch sử, vẫn những tình tiết có sẵn trong lich
̣ sử ấy, nhưng
cái cốt yếu nội dung của tác phẩm lại khác hẳn. Những nét văn hóa, thói quen
sinh hoạt bao đời ấy đã được nhà văn soi qua ống kính văn học, cái ở mặt kia
của ống kính chính là những điều viết trong tác phẩm. Bằng giọng văn trần
thuật nhẹ nhàng những lại không kém phần gay gắt đã tạo được những điểm
nhấn quan trọng, tạo nên khơng ít những xung đột lên tới đỉnh điểm. Càng đi
sâu vào tác phẩm ta càng khơng có cảm giác nhàm chán hay mệt mỏi mà thay
vào đó là sự cuốn hút, say mê. Có lẽ bởi vì giọng văn, vì yếu tố nghệ thuật
độc đáo đã làm lên một nội dung đặc sắc, lôi cuốn người đọc. Tác giả chỉ
muốn mượn cái vỏ lịch sử để viết văn nhiều hơn là mượn lịch sử để viết lịch
23
sử. Ở hai cuốn tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn, Đội gạo lên chùa ta nhận ra rất
rõ điều đó – một mảng thể tài – thể tài tiể u thuyế t lich
̣ sử – văn hóa có lẽ sẽ là
một mảnh đất mới, màu mỡ cho các nhà văn trong nền văn học Việt Nam
đương đại.
1.2.2. Về thể tài của hai tiểu thuyết “Mẫu Thượng Ngàn” và “Đội gạo lên
chùa”
Nếu ở Hồ Quý Ly là thể tài lịch sử được khẳng định khi nhan đề tiểu
thuyết ghi là “tiểu thuyết lịch sử”, được thổi hồn văn học vào lich
̣ sử thì ở hai
tiểu thuyết sau này của Nguyễn Xuân Khánh đã có sự khác biệt. Ở Hồ Quý
Ly chất lịch sử đã ít nhiề u át đi chất văn hóa nhưng ở Mẫu Thượng Ngàn và
Đội Gạo lên chùa la ̣i có khác biêṭ lớn, dường như chất văn hóa lại lấn át chất
lịch sử, hay đúng hơn, lịch sử dân tộc chính là lịch sử văn hóa của dân tộc đó.
Vì vậy thể tài trong hai tiểu thuyết này còn là một vấn đề cần soi xét, bàn bạc.
Một mảng thể tài mới đã được phát hiện, được dày cơng mày mị và cuối
cùng đã được tác giả cho ra lò ứng vào sản phẩm là hai cuốn tiểu thuyết lớn.
Cả Mẫu Thượng Ngàn và Đội gạo lên chùa ta đều nhận thấy một điều rằng,
đây là những cuốn tiểu thuyết viết về lịch sử kéo dài trong hai cuộc kháng
chiến. Mẫu Thượng Ngàn viết về thời kỳ đầu giặc Pháp xâm lược nước ta và
những khó khăn dân ta đã phải chịu đựng trong suốt thời gian kháng chiến
chống Pháp. Thế nhưng tác giả lại không phải là nhà sử học, không phải là
nhà văn viết lịch sử, mà cũng khơng hồn tồn lấy lịch sử để viết văn. Bởi thể
tài mà ông sử dụng ở hai tác phẩm này lại là tiểu thuyết lịch sử – văn hóa, cái
chất “lịch sử văn hóa” hiện diện rõ ràng hơn bao giờ hết. Sở dĩ nói như vậy vì
ở Mẫu Thượng Ngàn, tác giả đã chọn mơ ̣t khía cạnh văn hóa đươ ̣c cho là
thuần Việt để khai thác, văn hóa thờ Mẫu (mẫu ở đây cụ thể là Mẫu Thượng
Ngàn – mẹ của núi rừng) làm nô ̣i dung xuyên suố t tác phẩ m. Việt Nam là
một nước thuần nông, đại bộ phận là nông dân canh tác trên khắp mọi vùng
24
đất nước. Từ đồng bằng lên vùng núi cao, nơi đâu cũng thấy có mặt sự canh
tác nơng nghiệp. Chính vì thế người Việt coi trọng Mẫu, coi trọng người mẹ
– biểu tượng cho sự sinh sôi, trường tồn, sự phát triển. Bao đời nay người
Việt đã coi văn hóa thờ Mẫu: mẹ đất, mẹ nước, mẹ rừng, mẹ trời...như một
phần khơng thể thiếu trong đời sống của mình. Nếu ở Mẫu Thượng Ngàn tác
giả chọn văn hóa thờ mẫu làm cốt lõi cho câu chuyện lịch sử thì ở Đội gạo
lên chùa, tác giả lại chọn Phật giáo làm chất liệu cho tác phẩm của mình.
Phật giáo là một tơn giáo chính (có thể coi là quốc giáo) của người Việt. Từ
bao đời nay, người Việt cũng coi Phật giáo như một phần khơng thể thiếu
trong văn hóa của mình. Những hình tượng đẹp đẽ, cao cả của đất Phật đã
được ngòi bút sắc sảo của nhà văn mổ xẻ, chiêm nghiệm mô ̣t cách sâu xa
nhất, ý vi ̣nhấ t. Tất cả dường như đã làm khơng khí Phật giáo sơi sục hơn bao
giờ hế t trong lịng bạn đọc, không phải chỉ là những lời lẽ sáo rỗng mà ở đó
tác giả cịn thổi vào nó cái hồn cốt của dân tộc, hồn cốt hình hài văn hóa Việt
Nam .
Những tưởng hai tác phẩm trên khơng đồng nhất, tách nhau ra hai
khía cạnh riêng biệt nhưng lại không phải vậy. Cả hai đều đi sâu vào văn hóa
mà những nét văn hóa ấy lại có ảnh hưởng vô cùng lớn trong tâm khảm mỗi
người dân. Thể tài mà tác giả đã chọn không chỉ làm nâng cao giá trị văn
chương nghệ thuật mà hơn thế nữa nó còn giống như một thiên sứ len vào
mọi nẻo làm cho những nét văn hóa trù n thớ ng sống động hơn bao giờ hết
nhằ m mu ̣c đích cao cả là giáo dục thế hệ tương lai hãy nhìn vào văn hóa
truyền thống như soi vào một tấm gương rộng lớn để từ đó phát huy hơn nữa
những giá tri ̣ cao đep̣ truyền thống vốn có ấy, đưa nó lên một tầm cao mới
trong nhận thức văn hóa của mỗi người dân Việt.
Thể tài tiểu thuyết lịch sử – văn hóa thực sự là một thể tài khó, phải là
người thực sự am hiểu một cách thật sâu sắc, ngọn ngành về văn hóa Việt
25
mới có thể làm đươ ̣c. Nguyễn Xuân Khánh đã thực sự sống hịa mình vào tác
phẩm, bằng những vốn kiến thức tuyệt vời ở mọi khía cạnh văn hóa của
mình, ơng đã chứng minh một điều, khơng có xã hội nào tồn tại được mà chỉ
có lịch sử, khơng có văn hóa. Chính thể tài này đã góp phần tạo nên sự thành
công ấy. Qua tác phẩm Mẫu Thượng Ngàn ta được chiêm ngưỡng một vẻ đẹp
ngàn đời của người phụ nữ Việt, thấy được cái nét nguyên sơ, bản thể của
con người, tới Đội gạo lên chùa ta lại thấy hiện lên hình ảnh đẹp đẽ của
những ơng Phật sống, thấy cái chất đời thường và sự hòa quyện giữa tôn giáo
với con người. Một sự gắn kết bền vững, con người dựa vào tôn giáo để mà
sống, để mà làm những điều theo chuẩn mực đạo đức, ngược lại, tôn giáo lại
tồn tại được nhờ con người. Đó là một cái vịng tưởng như là luẩn quẩn
nhưng lại vơ cùng rõ ràng, lý trí. Có lẽ chỉ bằng cách chọn thể tài này tác giả
mới lột tả được hết những thứ cần nhắc tới một cách vừa hài hịa lại khơng ít
dữ dội. Văn hóa – lịch sử được hiện đều trên trang giấy, nói văn hóa là trong
văn hóa có chứa lịch sử, mă ̣t khác miêu tả lịch sử nhưng lại dựa trên nền tảng
văn hóa. Điều này làm nên sự thành cơng cho tác giả cũng như khẳ ng đinh
̣
giá tri ̣to lớn của tác phẩ m trong nề n văn ho ̣c Viê ̣t Nam đương đa ̣i.