Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Vận dụng sách hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng môn ngữ văn vào thiết kế bài giảng phân môn làm văn trung học phổ thông THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (399.9 KB, 6 trang )

1

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1. Tên đề tài: : Vận dụng sách hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng

môn Ngữ văn vào thiết kế bài giảng phân môn Làm văn Trung học phổ thông
(THPT).
2. Người thực hiện: Trần Thương Nguyệt; Người hướng dẫn: Th.s Nguyễn Đăng
Châu
3. Phần mở đầu:
3.1. Lý do chọn đề tài
Phân môn Làm văn là một phần quan trọng trong bộ môn Ngữ văn và là một
trong ba phân mơn trong chương trình dạy học tích hợp. Vì vậy, cần phải quan tâm
đến việc nâng cao dạy học kiến thức, kỹ năng của phân môn này. Với việc vận dụng
sách hướng dẫn chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Ngữ văn vào thiết kế bài giảng phân
mơn Làm văn nhằm tìm hiểu và nâng cao việc vận dụng sách hướng dẫn trong việc
thiết kế bài giảng.
3.2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Tuy chưa có những cơng trình nghiên cứu trực tiếp về việc vận dụng sách
hướng dẫn chuẩn kiến thức, kỹ năng vào việc thiết kế bài giảng phân mơn Làm văn
THPT. Nhưng vì đây là một phân môn quan trọng trong việc dạy và học môn Ngữ
văn trong nhà trường phổ thông: giúp các em có khả năng tư duy logic, phát triển
tâm hồn, tình cảm phong phú, là một phần quan trọng hình thành nhân cách của các
em. Vì vậy, đã có rất nhiều những cơng trình nghiên cứu về việc dạy và học môn
học Ngữ văn, đặc biệt là phân môn Làm văn trong nhà trường phổ thông và cả ở các
bậc cao đẳng và đại học. Tiêu biểu như: Cuốn giáo trình: Làm văn (bằng phương
pháp kết cấu và phương pháp diễn đạt,) Nxb Quốc Gia Hà Nội 2009, viết dành cho
giáo viên và sinh viên hệ cao đẳng và đại học sư phạm; Giáo trình: Phương pháp
dạy và học kỹ năng Làm văn – lựa chọn nghe – nói – đọc – viết, Nxb Quốc Gia Hà
Nội 2009, viết dành cho giáo viên và sinh viên hệ cao đẳng sư phạm và đại học sư
phạm; Giáo trình: Phương pháp dạy và học Làm văn – giáo trình đào tạo giáo viên


Ngữ văn cùng của tác giả Mai Thị Kiều Phượng; Tác giả Phan Trọng Luận với
cuốn: Con đường nâng cao hiệu quả dạy Văn của nhà xuất bản Giáo dục 1978; Giáo
trình: Làm văn do Đỗ Ngọc Thơng chủ biên của Nxb ĐHSP năm 2007 là những
cơng trình nghiên cứu rất nhiều về phương pháp dạy và học phân môn Làm văn.


2

Với đề tài này chúng tơi hy vọng sẽ tìm ra những cách áp dụng tốt nhất sách hướng
dẫn vào thiết kế bài giảng phân môn Làm văn.
3.3. Đối tượng và mục đích nghiên cứu
Trong đề tài khóa luận này chúng tơi tìm hiểu sách hướng dẫn thực hiện
chuẩn kiến thức kỹ năng môn Ngữ văn về phân môn Làm văn và việc vận dụng kiến
thức, kỹ năng vào việc thiết kế bài giảng giảng dạy phân môn Làm văn trong trường
trung học phổ thông hiện nay.
3.4. Phương pháp nghiên cứu và đóng góp của đề tài
Trong khóa luận này chúng tôi đã sử dụng những phương pháp: Phương
pháp thống kê – so sánh; phương pháp phân tích – tổng hợp – đối chiếu; phương
pháp lịch sử
3.5. Cấu trúc khóa luận
Ngồi phần mở bài và phần kết luận khóa luận của chúng tơi gồm có 3
chương chính:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung
Chương 2: Vận dụng sách hướng dẫn chuẩn kiến thức kỹ năng môn Ngữ văn
vào thiết kế bài giảng Làm văn Trung học phổ thông
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng sách hướng
dẫn
4. Các chương chính của khóa luận
Chương một: Một số vấn đề lý luận chung
1.1. Các vấn đề về Chuẩn kiến thức, kỹ năng (CKTKN)

1.1.1. Định nghĩa về Chuẩn
Chuẩn là những yêu cầu, tiêu chí (gọi chung là yêu cầu) tuân thủ những
nguyên tắc nhất định, được dùng để làm thước đo đánh giá hoạt động, công việc,
sản phẩm của lĩnh vực nào đó. Đạt được những yêu cầu của Chuẩn là đạt được mục
tiêu mong muốn của chủ thể quản lý hoạt động, công việc, sản phẩm đó.
1.1.2. Những yêu cầu cơ bản của Chuẩn
Chuẩn phải có tính khách quan, có hiệu lực ổn định cả về phạm vi lẫn thời
gian áp dụng. Đảm bảo tính khả thi, tính cụ thể và tường minh, khả năng định lượng
và không mâu thuẫn với các lĩnh vực khác.


3

1.1.3. Đánh giá chất lượng giáo dục thông qua CKTKN
Kiểm tra và đánh giá là hai khâu trong một quy trình thống nhất nhằm xác
định kết quả thực hiện mục tiêu dạy học. Từ các chuẩn này, khi tiến hành kiểm tra,
đánh giá kết quả môn học cần phải thiết kế thành những tiêu chí nhằm kiểm tra
được đầy đủ cả về định tính và định lượng kết quả học tập của học sinh.
1.2. Chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình THPT
1.2.1. Chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thơng
Chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ của Chương trình Giáo dục
phổ thông (CTGDPT) được thể hiện cụ thể trong các chương trình mơn học, hoạt
động giáo dục (gọi chung là mơn học) và các chương trình cấp học.
1.2.2. Vai trị của sách hướng dẫn chuẩn kiến thức, kỹ năng (SHD)
Cuốn sách đã đưa ra yêu cầu và những kiến thức, kỹ năng chuẩn nhất mà GV
cần truyền đạt tới HS và giúp cho GV định hướng để soạn bài giảng, thiết kế một
giáo án với đầy đủ những yêu cầu, đòi hỏi của các bài học.
1.2.3. Mối quan hệ giữa sách giáo khoa (SGK) – sách giáo viên (SGV) – SHD
Để nâng cao chất lượng dạy và học chương trình THPT đã đưa ra những yêu
cầu cơ bản, bên cạnh việc bám sát SGK, GV cần phải có thêm những sách như SGV

và SHD để có những kiến thức, kỹ năng cần thiết nhằm phục vụ tốt cho môn học.
1.3. Lý thuyết về thiết kế bài giảng (TKBG) theo CKTKN
1.3.1. Nguyên tắc định hướng TKBG theo CKTKN
Theo yêu cầu định hướng của SHD trong khi thiết kế bài giảng GV phải đưa
ra và cố gắng thực hiện được những mục tiêu Giáo dục giúp HS nhận biết được
những yêu cầu và nguyên tắc cơ bản trong giảng dạy và học tập phân môn Làm văn.
1.3.2. Vận dụng SHD trong việc thiết kế bài giảng
Sử dụng tài liệu một cách chủ động, sáng tạo: Chủ động nghiên cứu và
nghiên cứu trước các nội dung trong tài liệu; ở những vấn đề có tính mở, mạnh dạn
bổ sung các ví dụ (giáo án, đề kiểm tra...) để làm rõ thêm cho các nội dung đó; vận
dụng linh hoạt, có hiệu quả các nội dung hướng dẫn trong tài liệu vào thực tiễn dạy
học hoặc chỉ đạo chun mơn ở địa phương...
1.3.3. Tính ngun tắc khi vận dụng
Xu thế dạy học hiện nay trong nhà trường là phát huy tối đa tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của cả người dạy lẫn người học trên cơ cở những định hướng về
chuẩn kiến thức, kỹ năng.


4

1.4. Mối quan hệ giữa phân môn Làm văn với môn học Ngữ văn và các môn
học khác
1.4.1. Phân môn Làm văn với môn học Ngữ văn
Phân môn Làm văn là một bộ phận của bộ môn Ngữ văn theo chương trình
tích hợp. Có mối quan hệ chặt chẽ với Văn học và Tiếng Việt song cũng có sự độc
lập khi có chương trình riêng song đây là sự độc lập trong tích hợp.
1.4.2. Phân mơn Làm văn với các mơn học khác
Trong chương trình Ngữ văn ở phổ thơng ngồi mối liên hệ mật thiết giữa ba
phân mơn Văn học, Tiếng Việt và Làm văn, thì Làm văn cịn có mối quan hệ với
các mơn học. Đó cũng là một phần ngữ liệu quan trọng cho Làm văn.

Chương 2: Vận dụng SHD môn Ngữ văn vào thiết kế bài giảng Làm văn THPT
2.1. Thiết kế bài giảng dạy lý thuyết về kiểu bài làm văn
2.1.1. Những thuận lợi trong việc truyền đạt của giáo viên
Bằng những đổi mới phương pháp và những yêu cầu đổi mới trong SHD
khiến cho việc thiết kế bài giảng, dạy học phân môn Làm văn có những thuận lợi
nhất định và chiếm ưu thế cần thiết trong việc truyền đạt kiến thức, kỹ năng cho HS.
2.1.2. Những khó khăn gặp phải khi vận dụng SHD
Khó khăn xảy ra do việc tìm kiếm ngữ liệu mẫu cịn khó, việc chưa thể đánh
giá được khả năng, phân loại HS từng vùng, miền, tâm lý của HS. GV phải truyền
đạt khơng chỉ đúng, đủ mà cịn địi hỏi phải giúp HS nắm vững những điều đã dạy.
2.1.3. Các bước thực hiện một bài giảng cụ thể về lý thuyết kiểu bài làm văn
Để soạn một bài giảng cụ thể về lý thuyết kiểu bài Làm văn GV xác định
những kiến thức, kỹ năng cần truyền đạt tới HS. Tham khảo các tài liệu như SGV
và SHD để nắm chắc hơn những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cần thiết của bài.
2.2. Thiết kế dạy lý thuyết về các thao tác kỹ năng làm văn
2.2.1. Kỹ năng phân tích đề
GV đưa ra những kiến thức, kỹ năng để HS có thể biết cách nhận biết nội
dung, yêu cầu của đề bài: Tạo lập văn bản thuộc thể loại nào, xác định luận điểm
chính cần phải có, định hướng văn bản như thế nào. HS suy nghĩ và tìm hiểu, hình
thành phương hướng để triển khai bài viết.
2.2.2. Kỹ năng tìm ý – khai triển ý
GV giúp HS có thể tự phận tích đề, triển khai từng bước tìm ý, khai triển ý.
Chọn lọc những ý, luận điểm để đưa vào bài.


5

2.2.3. Kỹ năng sắp xếp và lập dàn ý
Giúp HS có kỹ năng lập dàn ý, sắp xếp bài viết theo nội dung và yêu cầu của
đề bài. Định hướng đi bài viết xác định dung lượng bài viết.

2.3. Hướng dẫn rèn luyện kỹ năng làm văn cho học sinh theo SHD
2.3.1. Yêu cầu về rèn luyện kỹ năng
Sau khi dạy xong lý thuyết về mỗi kiểu văn bản thì GV đưa ra những yêu cầu
về kiến thức, kỹ năng nhằm củng cố lại những gì HS đã học bằng việc thực hành
phân tích, tạo lập những văn bản đó.
2.3.2. Lựa chọn phương pháp tổ chức rèn luyện
Các phương pháp dạy học cũng là vấn đề quan trọng giúp HS tiếp thu tốt bài
học, với phân môn Làm văn cũng vậy. Những phương pháp mang tính tích cực giúp
cho GV và HS có được những giờ học hiệu quả và đạt yêu cầu của bài học đề ra.
2.3.3. Các hình thức bài tập rèn luyện
Để giúp cho HS nắm vững những kiến thức, kỹ năng đã học GV đưa ra
những bài tập để rèn luyện củng cố kiến thức, kỹ năng cho HS bằng các bài tập thực
hành mẫu, các đề bài tạo lập văn bản.
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng SHD
3.1. Đối với SHD
3.1.1. Ưu điểm của sách chuẩn kiến thức
SHD được ban hành nhằm nâng cao yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cho mơn
học. Nó là sự kế thừa và tiếp thu những điều đã có trước đây và nâng cao hơn nữa.
Vì vậy, nó có rất nhiều ưu điểm.
3.1.2. Hạn chế của sách chuẩn kiến thức
Tuy mang nhiều tính tích cực, có thể là bám sát với chương trình học trong
SGK. Nhưng do điều kiện khách quan nên SHD cũng không tránh khỏi một số hạn
chế thường mắc phải: Tâm lý HS, khoảng cách vùng miền, trình độ của HS.
3.2. Đối với giáo viên sử dụng sách hướng dẫn
3.2.1. Những yêu cầu cần đạt đối với giáo viên
Với Làm văn, GV phải vận dụng được các kiến thức của cả hai phân môn
Tiếng Việt và Văn học, dạy học theo hướng tích hợp ba phân mơn này. Giúp HS
tổng hợp, xuyên suốt kiến thức theo hệ thống và đảm bảo được quá trình nhận thức.
3.2.2. Thực tế trong việc giảng dạy làm văn trong trường THPT
Có thể nói trong việc dạy Ngữ văn THPT hiện nay còn rất nhiều bất cập.

Không chỉ riêng với phân môn Làm văn mà cả với hai phân môn Văn học và Tiếng


6

Việt. Từ trước đến nay GV luôn dạy môn học này với theo hướng một chiều và có
xu hướng đọc chép, khiến cho HS không thể cảm nhận được cái hay cái đẹp trong
mỗi tác phẩm văn học, thông qua những từ ngữ những câu văn mượt mà đầy ý
nghĩa.
3.3. Đối với việc tổ chức thực hành rèn luyện kỹ năng làm văn trong trường
THPT
SHD đưa ra những chuẩn kiến thức, kỹ năng nhất định và đòi hỏi GV và HS
phải tuân thủ những chuẩn này. Không những thế, SHD cịn giúp cho GV có thể
định hướng đúng đắn những đơn vị kiến thức cần đạt cho bài giảng, giúp cho họ có
được phương hướng để đổi mới phương pháp dạy học trong q trình dạy học. Để
có thể thực hiện được giờ thực hành rèn luyện kỹ năng, GV cần phải đưa ra những
phương pháp thực hành mới tốt cho HS.
5. Phần kết luận
Việc tìm hiểu và vận dụng sách hướng dẫn chuẩn kiến thức, kỹ năng trong
việc dạy học phân môn Làm văn là một phần quan trọng để thúc đẩy việc học tập và
rèn luyện những kiến thức, kỹ năng không chỉ cho riêng phân môn này mà cịn giúp
cho cả việc dạy học mơn Ngữ văn trong trường THPT.



×