Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Washington đối với cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa anh ở bắc mỹ cuối thế kỉ XVIII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 76 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
*****

Đề tài:
WASHINGTON ĐỐI VỚI CUỘC CHIẾN TRANH
GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA MƯỜI BA BANG THUỘC ĐỊA
ANH Ở BẮC MĨ - CUỐI THẾ KỈ XVIII

SVTH: Nguyễn Khánh Trang
Lớp 10SLS, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
GVHD: ThS. Dương Thị Tuyết
Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

- Đà Nẵng, 5/2014 -


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................4
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................4
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................5
6. Đóng góp của khóa luận ..........................................................................................5
7. Cấu trúc của khóa luận ............................................................................................6
NỘI DUNG ................................................................................................................7
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ MƯỜI BA BANG Ở BẮC MĨ NỬA SAU THẾ
KỈ XVIII .....................................................................................................................7
1.1. Tình hình mười ba bang ở Bắc Mĩ nửa sau thế kỉ XVIII .....................................7


1.1.1.Kinh tế ................................................................................................................7
1.1.2. Chính trị ............................................................................................................9
1.1.3. Văn hóa-xã hội ................................................................................................11
1.2. cuộc chiến tranh giành độc lập của mười ba bang ở Bắc Mĩ .............................14
1.2.1. Những yêu cầu đặt ra đối với mười ba bang ở Bắc Mĩ nửa sau thế kỉ XVIII .14
1.2.2. Đặc điểm của cuộc chiến tranh .......................................................................16
1.2.2.1. Tính chất của cuộc chiến tranh ....................................................................16
1.2.2.2. Thành phần tham gia ....................................................................................17
1.2.2.3. Giai cấp lãnh đạo ..........................................................................................18
1.2.2.4. Tiến trình của cuộc chiến tranh ....................................................................19
1.2.3. Hệ quả của cuộc chiến tranh ...........................................................................22
1.2.3.1. Tích cực ........................................................................................................22
1.2.3.2. Tiêu cực ........................................................................................................23
1.3. Tiểu sử và sự nghiệp của Washington ...............................................................24
1.3.1. Vài nét về tiểu sử của Washington ..................................................................24
1.3.2. Sự nghiệp.........................................................................................................28


CHƯƠNG 2. VAI TRÒ CỦA WASHINGTON ĐỐI VỚI CUỘC CHIẾN
TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA MƯỜI BA BANG THUỘC ĐỊA ANH Ở
BẮC MĨ – CUỐI THẾ KỶ XVIII..........................................................................32
2.1. Các hoạt động của Washington trước khi chiến tranh bùng nổ .........................32
2.2.1. Về tài chính .....................................................................................................32
2.1.2. Về lực lượng ....................................................................................................34
2.1.3. Về tinh thần .....................................................................................................37
2.2. Washington trong tiến trình chiến tranh ............................................................39
2.2.1. Quan điểm và chủ trương ................................................................................39
2.2.1.1. Đối với 13 bang Bắc Mĩ ...............................................................................39
2.2.1.2. Đối với bên ngoài .........................................................................................40
2.2.2. Chỉ huy quân đội .............................................................................................45

2.2.3. Các biện pháp thực hiện ..................................................................................50
2.3. Các chính sách và biện pháp của Washingtơn sau khi chiến tranh kết thúc ......52
2. 3.1. Chính trị .........................................................................................................52
2.3.2. Kinh tế .............................................................................................................59
2.3.3. Văn hóa – Xã hội.............................................................................................61
2.4. Một số nhận xét, đánh giá ..................................................................................64
KẾT LUẬN ..............................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................69
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
LêNin đã từng nói: “ Lịch sử của nước Mĩ văn minh hiện nay là do một cuộc
chiến tranh cách mạng vĩ đại, một cuộc giải phóng chân chính mở đầu” (theo “ thư
gửi cho cơng dân Mĩ” của LêNin, trích từ “ LêNin tuyển tập”). Đúng như LêNin nói
để có một nước Mĩ hiện đại, đứng đầu thế giới hiện nay về mọi mặt từ kinh tế, xã
hội, khoa học kỉ thuật…Nhân dân Mĩ đã trãi qua bao thăng trầm, khốn khó để có
được sự tự do, có được nước Mĩ độc lập như ngày hôm nay là bằng một cuộc chiến
tranh giành độc lập chân chính phá bỏ xiềng xích nơ lệ của Thực dân Anh (17751783).
Bản tuyên ngôn đọc lập của nước Mĩ đã trở thành biểu tượng, ngọn cờ tự do
với những ngun lí bất hủ, có ảnh hưởng lớn lao đến tiến trình cách mạng và giải
phóng dân tộc.
Cuộc chiến tranh giành độc lập Bắc Mĩ cuối thế kỉ XVIII đã mở đầu cho sự
thành lập một quốc gia. Đem lại sự tiến bộ cho dân tộc, đưa lịch sử nước Mĩ sang
một trang mới, kỉ nguyên mới: Phát triển, tiến bộ, văn minh và hiện đại hơn.
Bất cứ một phong trào đấu tranh, một cuộc cách mạng hay một cuộc chiến
tranh giành độc lập nào cũng vậy, đễ đi đến thành cơng thì đằng sau đó là tập hợp
của nhiều nhân tố gắn kết với nhau, bên cạnh các nhân tố như hồn cảnh lịch sử,
hình thức, tiền đề cách mạng, lực lượng tham gia…Đặc biệt là vai trị, đóng góp của

người đứng đầu chỉ huy phong trào. Nó có thể đưa phong trào đi theo nhiều chiều
hướng khác nhau. Cuộc chiến tranh giành độc lập Bắc Mĩ cũng khơng khơng là
ngoại lệ.
Bởi vậy, khi nói đến cuộc chiến tranh giành độc lập Bắc Mĩ cuối XVIII người
ta không thể không nhắc tới Washington vị tổng thống đầu tiên trong lịch sử nước
Mĩ. Người đã từng có câu nói nổi tiếng rằng: “Gươm đao là giải pháp cuối cùng để
bảo vệ sự tự do của chúng ta, vì thế nó phải là vật đầu tiên cần dở bỏ khi sự tự do
ấy đã được thiết lập vững vàng” -1776.

1


Với tài năng qn sự và chính trị của mình Washington đã cùng với nhân dân
Mĩ làm nên một cuộc chiến tranh giành độc lập. Ơng đã đóng góp một vai trị khơng
nhỏ trong cơng cuộc chiến tranh. Với vai trò là Tổng tư lệnh chỉ huy quân,
Washington đã thể hiện khả năng quân sự của mình qua các trận đánh ở Bostơn,
Newyork, Yorktoner…Với cách tập hợp lực lượng và điều quân đúng đắn quân đội
của ông đã giành được nhiều chiến thắng quyết định. Bên cạnh đó với tầm nhìn của
một nhà chính trị gia un bác Washington đã có những biện pháp, chính sách đúng
đắn để cùng dân tộc đi đến một thắng lợi hoàn toàn, cho ra đời một nước Mĩ độc
lập.
Bằng cả cuộc đời phục vụ cho qn sự, đất nước như những gì ơng đã viết
trong lời tuyên thệ nhậm chức tổng thống nhiệm kì thứ 2. Bởi vậy, mà khi nói đến
cuộc chiến tranh giành độc lập Bắc Mĩ khơng thể khơng nói Washington và ngược
lại khi nói về Washington khơng thể khơng nhắc tới cuộc chiến tranh giành độc lập
Bắc Mĩ.
Chính vì vậy, xuất phát từ những kiến thức đã học và đồng thời muốn hiểu rõ
thêm về một phần của lịch sử nước Mĩ, bên cạnh đó muốn làm rõ thêm vai trò của
Washington đối với cuộc chiến tranh giành đọc lập như thế nào? Mà tôi đã chọn đề
tài: “Washington đối với cuộc chiến tranh giành độc lập của mười ba bang thuộc

địa Anh ở Bắc Mĩ – cuối thế kỉ XVIII” làm đề tài khóa luận của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đối với đề tài này cũng đã có nhiều tác giả, tác phẩm đề cập đến, nhưng mới
chỉ là ở một khía cạnh nào đó chứ chưa đi và trọng tâm của vấn đề mà tôi đang
nghiên cứu điển hình có:
Cuốn “43 đời tổng thống Hoa Kì” của tác giả William A Degrorio xuất bản
tháng 11 năm 2006. Đây là bộ sách có nhiều giá trị về mặt sự kiện, tư liệu lịch sử,
không chỉ dừng lại ở việc mô tả cuộc đời, hoạt động của các vị tổng thống Mĩ, mà
cịn đằng sau đó là cả một nền phong lớn của lịch sử nước Mĩ. Tuy nhiên, cuốn sách
mới chỉ khai thác ở khía cạnh thơng qua tiểu sử của các vị tổng thống Mĩ chứ chưa
đi vào vài trị, đóng góp của họ đối với lịch sử nước Mĩ.

2


Cuốn “Lịch sử thế giới cận đại” (1640-1770), quyển I, tập 1, của các tác giả
Nguyễn Văn Đức, Trần Văn Trị, Phan Ngọc Liên, xuất bản năm 1978 củng đã đề
cập đến cuộc chiến tranh giành độc lập Bắc Mĩ. Tuy nhiên, cuốn sách cũng chỉ đề
cập đến các vấn đề xung quanh cuộc chiến tranh chứ chưa đi sâu vào đề tài mà
chúng tôi đang nghiên cứu.
Tác giả Lê Vinh Quốc với tác phẩm “Các nhân vật lịch sử cận đại”, tập 1,
Nxb Giáo Dục-1996. Cũng đã đề cập đến nhân vật Washingtơn, nhưng chỉ là mới ở
mức độ điểm qua.
Tác giả Lưu Tộ Xương, Quang Nhân Hồng, Võ Mại Bạch Tuyết với cuốn
“Lịch sử thời cận đại”, tập 1, đã có cái nhìn sâu sắc về cuộc chiến tranh giành độc
lập Bắc Mĩ và nhiều vấn đề của lịch sử thế giới thời cận đại. Nhưng chỉ dưới hình
thức là một chun đề chứ khơng đi sâu vào phân tích cụ thể vai trị của người lãnh
đạo trong từng cuộc chiến tranh, cách mạng.
Ngoài ra, cuốn “Lược sử nước Mĩ” của tác giả Vương Kính Chi, xuất bản năm
2000 cũng đã có một phần đề cập đến vấn đề mà tôi đang nghiên cứu. Đây là một

cuốn sách lược sử nhằm giới thiệu những sự kiên quan trọng đã xảy ra trên đất nước
Mĩ kể từ ngày Christopber Columbus phát hiện ra Châu Mĩ (1492) cho tới nay, nội
dung quyển sách nhằm cung cấp cho bạn đọc những tri thức cơ bản về nước Mĩ,
như nước Mĩ hình thành ra sao? Những hiện tượng mà ngày nay chúng ta được
nghe, được thấy hoặc được tiếp xúc là do đâu mà có…Tuy nhiên, ở đây tác giả củng
chỉ nêu ra một cách lược sử chứ chưa thực sự đi sâu vào một nhân vật cụ thể nào đó
đã có cơng ảnh hưởng đến tiến trình thành lập của nước Mĩ.
Tác giả Uyliam Z.Phơxtơ với cuốn “Đại cương chính trị Châu Mĩ” (1960), đã
đề cập đến tình hình nước Mĩ, tuy nhiên củng chỉ mới ở mức độ vừa phải, chứ
khơng đi sâu vao tiến trình của đất nước.
Tác giả Chu Hữu Chí, Khương Thiếu Ba với tác phẩm “Thế giới 5000 năm”
đã hần nào làm rõ một đôi nét về nhân vật tơi đang nghiên cứu và có những cái
nhận xét về cuộc chiến tranh giành độc lập Bắc Mĩ. Nhưng tác giả lại nghiên cứu
trên bình diện rộng gồm nhiều vấn đề của lịch sử thế giới cận đại chứ chưa tập trung
vào một quốc gia cụ thể nào.

3


Ngồi ra cịn có nhiều cơng trình nghiên cứu, nhiều tạp chí, luận văn đã nói
qua về vấn đề này nhưng chỉ ở một số khía cạnh nhỏ về vấn đề Châu Mĩ,
Washington….
Tất cả các cơng trình trên đây đều ít nhiều đã đề cập đến vấn đề xung quanh
nhân vật Washington hay cuộc chiến tranh giành độc lập Bắc Mĩ. Tuy nhiên, các
cơng trình trên đây đều dừng lại ở mức độ giới thiệu một cách khái quát, lí luận
chung hoặc mới chỉ đề cập đến một vấn đề nào đó của đề tài mà tơi đang nghiên
cứu mà thơi.
Dựa trên những tài liệu, các cơng trình trước đây cùng với những tìm tịi của
bản thân tơi sẻ cố gắng để góp phần làm rõ đề tài của mình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là nghiên cứu những vấn đề liên quan đến
ảnh hưởng, đóng góp của Washington đối với cuộc chiến tranh giành độc lập của
mười ba bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ – cuối thế kỉ XVIII.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi chỉ tập trung trên hai phương diện đó
là: Khơng gian và thời gian.
Về khơng gian: chúng tôi Chúng tôi tập trung nghiên cứu những vấn đề liên
quan đến cuộc chiến tranh giành độc lập của mười ba bang ở Bắc Mĩ.
Về thời gian: Giai đoạn cuối thế kỉ XVIII
Về nội dung: Trong đó tập trung chủ yếu về Washington, và vai trị của ơng
trong cuộc chiến tranh giành độc lập của mười ba bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích
Với đề tài : “Washington với cuộc chiến tranh giành độc lập của mười ba
bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ – cuối thế kỉ XVIII ” chúng tơi nghiên cứu nhằm mục
đích được tìm hiểu rõ một phần nào về lịch sử nước Mĩ rộng lớn, về cuộc chiến
tranh giành độc lập mười ba bang ở Bắc Mĩ vào cuối thế kỉ XVIII. Quan trọng nhất
là có những nhìn nhận đánh giá đúng về cơng lao, vai trò của Washington đối với

4


cuộc chiến tranh giành độc lập. Đồng thời qua đó phần nào hiểu rõ hơn về học phần
lịch sử thế giới thời cận đại.
4.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích đó, đề tài có nhiệm vụ:
Tìm hiểu về 13 bang Bắc Mĩ giai đoạn nửa sau thế kỉ XVIII.
Làm rõ những khía cạnh liên quan đến cuộc chiến tranh giành độc lập của 13
bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.

Phân tích đầy đủ,chính xác những vai trị, ảnh hưởng của Washington đối với
cuộc chiến tranh giành độc lập.
Từ đó để rút ra được những nhận xét, đánh giá khách quan về nhân vật này.
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tài liệu
Để nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã dựa trên những nguồn tài liệu khác
nhau, cụ thể đó là: Sách, báo, tạp chí, các tác phẩm, các cơng trình nghiên cứu của
những người đã đi trước. Bên cạnh đó chúng tơi cịn có tìm hiểu thêm qua các trang
wep trên mạng internet….
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài này chúng tôi đã sử dụng các phương pháp như: Phương pháp đọc,
tìm hiểu tài liệu, phương pháp phân tích, phương pháp luận, phương pháp so
sánh……
6. Đóng góp của khóa luận
Đề tài góp phần khẳng định vị trí, vai trị Washington đối với cuộc chiến tranh
giành độc lập của mười ba bang ở Bắc Mĩ, cũng như vị trí của cuộc chiến tranh
giành độc lập đối với tiến trình của lịch sử thế giới thời cận đại.
Góp phần bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, cái nhìn khách quan của người đọc
đối với nhân vật Washington
Sưu tầm, lựa chon được những tài liệu phù hợp, có giá trị để sử dụng trong
dạy học lịch sử thế giới thời cận đại.

5


Bên cạnh đó khóa luận này là nguồn tài liệu cho những ai quan tâm đến đề tài
này, là tài liệu tham khảo đặc biệt cho sinh viên, nhất là giáo viên dạy học lịch sử
thế giới thời cận đại.
7. Cấu trúc của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo khóa luận được chia

làm hai chương:
Chương 1: Khái quát về mười ba bang Bắc Mĩ nửa sau thế kỉ XVIII
Chương 2: Vai trò của Washington đối với cuộc chiến tranh giành độc lập
của mười ba bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

6


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ MƯỜI BA BANG Ở BẮC MĨ NỬA SAU THẾ KỈ XVIII
1.1. Tình hình mười ba bang ở Bắc Mĩ nửa sau thế kỉ XVIII
1.1.1.Kinh tế
Từ đầu thế kỷ XVI quá trình xâm chiếm thuộc địa của thực dân Châu Âu
chính thức được bắt đầu. Đến năm 1732, thực dân Anh đã thành lập ở miền Đông
Bắc Mĩ 13 thuộc địa. Trước thế Kỷ XVIII ở vùng đất Bắc Mĩ vẩn còn tồn tại nhiều
yếu tố của các phương thức tiền tư bản. Vì vậy nền kinh tế của 13 thuộc địa Anh ở
Bắc Mĩ có tính chất phức tạp (Tồn tại song song nhiều quan hệ sản xuất, trong đó
quan hệ tư bản chiếm vị trí thống trị).
Vào thế kỷ XVII-XVIII, nước Anh coi Bắc Mĩ là vùng nơng nghiệp phụ thuộc
chính quốc, với nhiệm vụ là cung cấp các nguyên liệu và lương thực cho thực dân
nước Anh. Điển hình như năm 1700, Viếcginia xuất cảng thuốc lá gần 4,6 triệu kg
mỗi năm, năm 1775, Saclơxtôn xuất cảng gạo đạt 125.000 bao mỗi năm.
Đến giữa thế kỷ XVIII khi nền kinh tế tư bản chủ nghĩa trên thế giới đã phát
triển mạnh thì lúc này kinh tế công- nông- thương nghiệp tư bản chủ nghĩa của 13
thuộc địa đã có khởi sắc. Các bang khơng những tự túc được lương thực, thực phẩm
của mình, mà cịn có thể xuất khẩu sang Châu Âu, với số lượng ngày càng lớn các
mặt hàng như: ngũ cốc, súc vật, thuốc lá, rượu rum…Ở các vùng phía nam như
Viếcginia, Meerrilen, Carôlinna chuyên trồng thuốc lá, trồng lúa và chăn nuôi. Hầu
hết các sản phẩm này làm ra để xuất khẩu và phục vụ cho chính quốc. “Ở đây đã

xuất hiện nhiều đồn điền rộng lớn, có đồn điền rộng tới 26.000 acrơ”[19; Tr 43]. Ở
vùng phía Nam người dân trồng ngơ, lúa mì đen; cịn ở miền Trung người ta trồng
lúa mì. Việc canh tác nơng nghiệp chủ yếu dựa vào sự bóc lột sức lao động của nô
lệ và dân nghèo làm thuê. Ruộng đất hầu hết tập trung vào tay của quý tộc, có vùng
rộng lớn tới hàng ngàn kilômét vuông. Tại miền Trung, ruộng đất tập trung thành
các trang viên lớn của đại địa chủ và quan lại triều đình Anh. Trong khi đó ở miền
Bắc, chế độ tư hữu nhỏ lại chiếm địa vị thống trị. Những người nông dân tư hữu

7


nhỏ (trại chủ), thường tự lao động, khai khẩn một lô đất nhỏ, tạo thành trang trại,
trồng các cây lương thực và chăn nuôi gia súc.Ở các bang thuộc địa miền Nam, chế
độ sở hữu ruộng đất lớn chiếm vị trí chủ đạo, dưới hình thức các đồn điền lớn, sử
dụng chủ yếu nô lệ da đen….
Chế độ đồn điền đã làm cho nên kinh tế nông nghiệp Mĩ mang những đặc
trưng riêng. Chính yếu tố này đã làm cho lịch sử nước Mĩ được hình thành từ chế độ
nơ lệ, chứ không phải từ sự tự do.
Đến thập niên 60 của thế kỷ XVIII nền kinh tế tại vùng đất thực dân Bắc Mĩ
đã tương đối phồn vinh. Tại các thuộc địa ở miền Bắc đã xuất hiện nhiều cơng
trường thủ cơng tư bản chủ nghĩa, dưới hai hình thức tập trung và phân tán, nằm rải
rác dọc các miền ven biển, chuyên sản xuất rượu, thủy tinh…Phát triển mạnh nhất
là nền cơng nghiệp đóng tàu ở vùng phía Bắc và vùng Trung Bộ. Những thuyền bè
được dùng trong mậu dịch trên biển của nước Anh, năm 1775, có đến 30% mua từ
Bắc Mĩ. Những ngành công nghiệp nặng như khai thác mỏ, luyện sắt thép đều tăng
tiến. Có những công trường thủ công tập trung đại quy mô xuất hiện: Xưởng kẻ gỗ,
xưởng làm rượu, xưởng làm đồ đá, xưởng pha lê…Về mặt kỹ thuật, trong công
nghiệp tại vùng New England và tại vùng miền trung của vùng đất thực dân Bắc Mĩ,
đã đạt đến trình độ tiên tiến như châu Âu. Cùng với sự phát triển của công nghiệp,
nền thương nghiệp của Bắc Mĩ cũng ngày một phát triển. Nhiều hàng hóa cơng

nghiệp, nơng phẩm được xuất khẩu sang châu Âu, Đông Ấn Độ. Đặc biệt là thương
nghiệp ở New England. Ngành buôn bán da, lông thú, khai thác gỗ, lúa mì đều
chiếm vị trí quan trọng. Giá trị xuất khẩu không ngừng tăng. “Trong những năm
1700-1710, trung bình mỗi năm 13 bang thuộc địa đã xuất sang Anh số hàng trị giá
265.783 bảng Anh. Nhưng 50 năm sau, giá trị hàng xuất khẩu của thuộc địa Bắc Mĩ
lên tới 1.044.591 bảng”.[ 19; Tr 45]. Qúa trình giao lưu, trao đổi hàng hóa giữa các
thuộc địa ngày càng cao và nhộn nhịp. Bôxtơn trở thành trung tâm công thương
nghiệp của các thuộc địa. Đặc biệt lúc này việc buôn bán nô lệ tại các hải cảng được
đẩy mạnh. Thuộc địa cịn trực tếp bn bán với các nước Tây Ban Nha, Pháp, Hà
Lan, Tây Ấn…

8


Khi nền kinh tế ở vùng thuộc địa Bắc Mĩ tăng trưởng nhanh chóng sẽ trở
thành đối thủ cạnh tranh với hàng hóa của chính quốc. Đặc biệt đến năm 1763 cuộc
chiến tranh giữa Anh và Pháp chấm dứt, dù cho với tư cách là người thắng trận
nhưng Anh vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là về kinh tế. Chính vì vậy chính phủ Anh
đã bắt đầu thực hiện các chính sách để nhằm hạn chế sự phát triển kinh tế của vùng
thuộc địa. “Chính quyền Anh một mặt biến các thành thị trường dành riêng cho các
chế phẩm của chính quốc; mặt khác lại áp dụng một loạt các loại thuế đi ngược
quyền lợi của nhân dân Bắc Mĩ”[17; Tr 14]. Các loại thuế này được biết dưới các
tên “Thuế không cần đại diện” (Taxation Without Represetation), chủ yếu bao gồm
“Đạo đường luật” (The Sugar Act-1764) cấm nhập rượu rum ngoại quốc, đặt mức
thuế với mật đường nhập từ tất cả các nguồn, thực chất là cản trở việc buôn bán
đương “Bất hợp pháp” giữa các thuộc địa vùng nội địa với Pháp và vùng Tây Ấn
thuộc Tây Ban Nha; “Đạo luật tiền tệ” (The Money Act-1764) “nhằm ngăn cản
không để tiền giấy được phát hành ở bất cứ thuộc địa nào thuộc Hoàng gia Anh trở
thành đồng tiền được cơng nhận chính thức”[3; Tr 35.]. “Đạo luật Binh bị” (The
Quatering Act-1765) cấm các thuộc địa không được xây dựng quân đội riêng. Đặc

biệt là “ Đạo luật thuế tem” (The Stamp Act-1765), quy định: trên tất cả những hợp
đồng thương mại, trên quảng cáo, trên các bìa lịch, trên các tạp chí và tất cả các văn
kiện khác đều phải dán tem (con niêm).
“Bằng các đạo luật thuế, chính quyền Anh đã nhanh chống thu được một
khoản thu nhập gấp mười lần từ các thuộc địa so với trước năm 1763. Việc cấm các
thuộc địa phát hành tiền đã giúp cho các chủ nợ tại Anh có thể thu các khoản thanh
toán nợ một cách trực tiếp”[17; Tr 15.]
Đạo luật thuế tem đã gây ra phản ứng dữ dội của nhân dân thuộc địa. Do vậy
những sự phẫn nộ trong lòng người dân suốt những năm qua, nay vì vấn đề thuế con
tem đã bùng nổ.
1.1.2. Chính trị
Đến những năm 60 của thế kỷ XVIII thực dân Anh bắt đầu thi hành những
chính sách thống trị thực dân khắt khe hơn trước. Với những sắc lệnh thực dân Anh

9


ban bố đã làm cho mâu thuẩn giữa chính quốc và nước thuộc địa ngày càng gay gắt
hơn, tình hình chính trị trở nên phức tạp hơn.
Cơ cấu thống trị tại các vùng thực dân ở Bắc Mĩ là cơ cấu thống trị kép: Một
mặt là cơ cấu thống trị của những người thực dân Anh; mặt khác, là nghị hội do đại
biểu cư dân tại các vùng đất thực dân bầu ra. Riêng cơ cấu thống trị của thực dân
Anh ở Bắc Mĩ cũng chia ra làm hai loại: một loại là cơ cấu quản lý vùng đất thực
dân do nội bộ chính phủ Anh đặt ra; một loại khác là các thống đốc nước Anh phái
đến các vùng thực dân để trực tiếp thống trị, nhưng chỉ giới hạn trong những vùng
đất thực dân.
Các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ đều đặt dưới quyền của vua Anh. Mỗi thuộc địa
có chế độ cai trị riêng. Tư sản và q tộc tìm mọi cách để nắm chặt về chính trị và
kìm hãm sự phát triển về kinh tế ở thuộc địa, như đưa ra nhiều đạo luật khắt khe:
Luật Hàng hải (1651), luật Đường (1764), thuế Chè (1770)…

Trong số 13 vùng đất thực dân tại Bắc Mĩ, có 8 vùng đất thực dân là của
hồng gia, có 3 vùng đất thực dân là của các nghiệt chủ, có 2 vùng đất thực dân là
tự trị. Thống đốc ở các vùng thực dân của hoàng gia đều do vua Anh bổ nhiệm;
thống đốc những vùng đất thực dân thuộc nghiệp chủ do nghiệp chủ tự chỉ định,
nhưng vẫn bị pháp luật của nước Anh tiết chế; thống đốc của các vùng đất thực dân
tự trị do các cư dân tại địa phương bầu ra, nhưng họ phải dựa theo giấy phép đặc
biệt của vương quốc cấp để tiến hành thống trị.
Những nghị hội tại các vùng đất thực dân đã lần lượt được xây dựng lên.
Những nghị hội này chia thành lưỡng viện, tức Thượng viện và Hạ viện. Lưỡng
viện có quyền lập pháp, đặc biệt có quyền thu thuế, trưng binh và phát hành giấy
bạc. Tại những vùng đất thực dân của hoàng gia, Thượng viện của nghị hội thông
thường do hội đồng tham sự của thống đốc kiêm nhiệm. Tại những vùng đất thực
dân của nghiệp chủ, cá biệt có những nghị hội mà quyền lực cịn cao hơn cả thống
đốc. Thống đốc hoàn toàn chịu sự khống chế của nghị hội.
Vào thập niên 60 của thế kỷ XVIII, giai cấp thống trị Anh bắt đầu thi hành
những chính sách khắt khe hơn. “ Năm 1763, Anh bắt đầu tăng cường việc chế tài
hoạt động buôn lậu của các vùng đất thực dân tại Bắc Mĩ. Thực dân Anh đã phái

10


rất nhiều chiến hạm tuần tiểu theo ven biển Bắc Mĩ. Chính việc này đã làm cho các
hoạt động mậu dịch tại Bắc Mĩ bị ảnh hưởng rất nặng” [23; Tr 288].
Anh đã ra lệnh cấm Bắc Mĩ sản xuất nhiều loại hàng cơng nghiệp, cấm mở
doanh nghiệp, thậm chí cịn cấm cả việc đem máy móc và các thợ lành nghề từ Anh
sang, không cho buôn bán với các nước khác. Thực dân Anh nắm giữ độc quyền
xuất - nhập khẩu ở 13 vùng thuộc địa và bắt buộc phải mua hàng của Anh. Thực
dân Anh còn giử cả độc quyền buôn bán nô lệ da đen đưa sang Bắc Mĩ. Những
chính sách này dã làm tổn hại nghiêm trọng đến quyền lợi của tư sản, chủ nô và
tầng lớp nhân dân thuộc địa, làm cho mâu thuẫn giữa thực dân Anh và 13 bang Bắc

Mĩ ngày cáng thêm gay gắt.
Đặc biệt sau cuộc chiến tranh Anh – Pháp (1756-1763), Thực dân Anh ban
hành các chính sách kiểm sốt chặt chẽ các hoạt của thương nhân, không cho các
thuộc địa phát hành giấy bạc, ban hành luật thuế tem…Chính sự thống trị hà khắc
của thực dân Anh đã làm bùng nổ cuộc đấu tranh của các thuộc địa ở vùng Bắc Mĩ.
1.1.3. Văn hóa-xã hội
13 bang Bắc Mĩ trước khi giành độc lập là 13 vùng đất do thực dân Anh xây
dựng trên bờ biển Đại Tây Dương. 13 vùng đất này được lần lượt xây dựng từ đầu
thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XVIII. Thành phần dân cư ở đây gồm nhiều tộc người
khác nhau, xuất phát từ nguồn gốc khác nhau, bao gồm: Người da trắng cư trú trên
khu vực này đến từ châu Âu, chủ yếu là người Anh di cư sang và hầu hết là dân lao
động. Người da đen được chở từ châu Phi sang bán để làm nô lệ. Người Indians là
cư dân sống từ lâu ở Bắc Mĩ.
Chế độ xã hội tại những vùng nguồn đất thực dân ở Bắc Mĩ, ngồi chế độ tư
bản chủ nghĩa cịn có chế độ tá điền nửa phong kiến và chế độ nô lệ, tức những chế
độ tiền tư bản chủ nghĩa. Tại nhiều nơi vùng đất thực dân New York, gần như 5/6
dân cư đều là tá điền. Đại địa chủ thường tùy tiện nâng cao địa tô, khiến những
người tá điền chịu bóc lột một cách tàn nhẫn. Sự bóc lột của địa chủ đối với tá điền,
về bản chất vẫn mang bản chất nửa phong kiến.
Trong các mối bóc lột tá điền tư bản chủ nghĩa ở vùng đất thực dân Anh này,
dã man nhất vẫn là chế độ nô lệ. Nó được các địa chủ và các nhà tư bản tại các vùng

11


đất thực dân xây dựng lên. “Chế độ nô lệ có thể chia ra làm hai loại: Một loại là
chế độ nơ lệ có khế ước của người da trắng và một loại khác là chế độ nô lệ của
người da đen”[ 23; Tr 178].
Trên 13 khu vực thực dân nói trên, đều có những người nơ lệ khế ước da
trắng. Nguồn gốc của các người nô lệ này là: Thứ nhất, những người sống trên đất

thực dân do thiếu nợ nhưng khơng trả nổi, bị tồ án phán quyết phải làm nô lệ khế
ước. Thứ hai, những người dân nghèo ở nước Anh vì muốn sang Bắc Mỹ nhưng
khơng đủ tiền lộ phí, buộc phải bán thân làm nơ lệ để thay thế cho lộ phí. Thứ ba,
những người ăn mày trẻ con… bị gạt bán sang vùng đất thực dân ở Bắc Mỹ. Thứ
tư,những người tội phạm ở Anh quốc. Những người nô lệ khế ước da trắng này phải
làm lao dịch cho chủ nhân đúng theo quy định trong khế ước. Thông thường họ chỉ
cần làm việc từ năm đến bảy năm thì xem như đã mãn khế ước, sau đó họ trở thành
người tự do.
So với nơ lệ khế ước da trắng thì những người nơ lệ da đen cực khổ hơn nhiều.
Nô lệ da đen do các lái buôn nô lệ người Âu Mỹ chở từ châu Phi sang đây bán. Chế
độ kinh tế xã hội phức tạp trên các vùng đất thực dân, cũng quyết định mối quan hệ
giai cấp phức tạp và mối mâu thuẫn giai cấp cũng phức tạp như thế. Những cuộc
đấu tranh giai cấp đã quán xuyến cả thời đại thực dân ở đây: “Có những người tá
điền đứng lên đấu tranh chống lại địa chủ; có những người tiểu nơng đứng lên đấu
tranh chống thương gia bóc lột; có những người công nhân đứng lên đấu tranh
chống chủ công trường thủ cơng; có những người nơ lệ đứng lên đấu tranh chống
lại chủ nơ”[ 23; Tr179].
Với các chính sách thống trị của thực dân Anh tại vùng thuộc địa Bắc Mĩ đã
gây ra nhiều mâu thuẫn trong các vùng thuộc địa. Đặc biệt với các đạo luật cấm
người dân di dân về phía Tây, thuế con niêm…đã thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh
của 13 bang thuộc địa ở đây. Nhiều cuộc đấu tranh đã diễn ra quyết liệt để chống lại
các đạo luật. Các tầng lớp từ thương gia, các chủ nông trại, các nhà kỷ thuật, nông
dân, công nhân đều đứng lên đấu tranh. Các phiên họp đã được mở rộng khắp nơi,
người dân xuống đường biểu tình…Quyết liệt chống đối hành động thu thuế ngang
ngược của chính phủ Anh.

12


Công cuộc đấu tranh của nhân dân 13 bang thuộc địa phát triển dưới nhiều

hình thức khác nhau. “Tháng 10 năm 1675 tại New York đã cử hành một phiên họp
đại biểu của chín vùng đất thực dân. Phiên họp này đã thông qua “ Tuyên ngôn
quyền lợi của nhân dân ở các vùng đất thực dân và nguyên nhân bất mãn của họ”.
Trong bản tuyên ngôn này họ đã phủ nhận quyền thu thuế của quốc hội Anh đối với
các vừng đất thực dân tại Bắc Mĩ”.[23;Tr 190].
Ngồi hình thức biểu tình, người dân cịn tổ chức thành các đội ngũ và triển
khai các hành động đấu tranh cụ thể. Với khẩu hiệu: “Tự do và tư hữu”, “Thống
nhất hoàn toàn hay là chết” đã trở thành ngọn cờ tập hợp lưc lượng. Nhiều tổ chức
hội kín đã ra đời, năm 1765 hội “Những người đàn ông tự do” và hội “ Những
người đàn bà tự do” đã được thành lập. Thu hút được đông đảo tầng lớp nhân dân
tham gia từ những người lao động chân tay đến những người tri thức như luật sư, ký
giả, những phần tử tư sản, địa chủ có quyền lợi mâu thuẫn với chính quốc, tiêu biểu
có Washingtơn – người sau này trở thành vị tổng thống đầu tiên của nước
Mĩ…Nhiều bài viết, bài văn phê bình đã kích cũng được ra đời để tuyên truyền, cổ
động cho cuộc đấu tranh. Người dân đã bí mật thành lập các tổ chức quân sự, chuẩn
bị võ trang để đấu tranh.
Tháng 9 năm 1774, Đại hội lục địa lần thứ nhất đã được triệu tập ở
Philađenphi, nhằm đưa ra những đường lối đấu tranh để chống lại chính sách thống
trị của thực dân Anh. Đại hội lục địa lần thứ nhất được xem là biểu tượng cho khát
vọng độc lập và thống nhất của các thuộc địa trong cuộc đấu tranh vì mục tiêu
chung là thoát khỏi sự thống trị của thực dân Anh. Điều đó chứng tỏ rằng cơng cuộc
đấu tranh của nhân dân 13 bang Bắc Mĩ đã phát triển và có đường lối hơn trước.
Tạo điều kiện vững chắc để họ thực hiện một cuộc chiến tranh giành độc lập sau
này.
Đi đơi với việc hình thành một thị trường thống nhất đó, về mặt văn hóa giữa
các vùng thực dân cũng bắt đầu giao lưu và ngày càng sôi nổi hơn. Một nền văn hóa
cộng đồng đã bắt đầu hình thành. Đến giữa thế kỷ XVIII số người Anh đủ thành
phần di cư sang Bắc Mĩ ngày càng nhiều, “ đến năm 1752, chính quyền Anh đã
thành lập ở đây được 13 thuộc địa với số dân là 1,3 triệu người” [23; Tr 93].Các


13


cộng đồng cư dân từng bước hình thành bao gồm người bản địa – Indian, người Âu
da trắng, người Phi da đen. Họ là những người thích sống tự do, sinh sống trên cùng
một vùng lãnh thổ, có sự giao lưu về kinh tế, văn hóa dần dần dẫn đến có tâm lí
chung của những người đi khai phá lập nghiệp ở những miền xa xôi, gian khổ, song
người Anh chiếm đa số nên cộng đồng cư dân đã lấy tiếng Anh làm ngơn ngữ
chính.
Những yếu tố đó gắn kết những thế hệ dân cư tiếp nối thành một cộng đồng
dân tộc, ngày càng rời xa quê hương ban đầu của cha ông họ. Điều quan trọng hơn
là những lợi ích về chính trị và kinh tế càng thúc đẩy họ gắn bó với nhau và càng
khao khát tách khỏi sự ràng buộc của nước Anh, bởi họ chỉ được xem như một công
dân thuộc địa của Vương quốc.Trên cơ sở đó, giữa các cư dân trên các vùng đất
thực dân bắt đầu có một cảm giác lờ mờ về quyền lợi chung. Do vậy, đến giữa thế
kỷ thứ XVIII các vùng đất thực dân tại Bắc Mĩ đã xuất hiện một dân tộc mới vươn
lên – dân tộc Mĩ.
1.2. cuộc chiến tranh giành độc lập của mười ba bang ở Bắc Mĩ
1.2.1. Những yêu cầu đặt ra đối với mười ba bang ở Bắc Mĩ nửa sau thế kỉ XVIII
Bước sang nửa sau thế kỷ XVIII khi tình hình ở Bắc Mĩ đã có nhiều biến
chuyển. Với sự xuất hiện của những yếu tố kinh tế mới - yếu tố kinh tế tư bản chủ
nghĩa, đến giai đoạn nửa sau thế kỷ XVIII đã phát triển mạnh mẽ hơn trước. Song
song với yếu tố là sự hình thành và phát triển của giai cấp Tư sản và tầng lớp Qúy
tộc mới. Tuy nhiên, vào thời điểm này tùy theo đặc điểm của mỗi nước khác nhau
mà yêu cầu đặt ra đối với các cuộc cách mạng tư sản ở các nước này cũng khác
nhau.
Trên thực tế để hình thành nên một quốc gia cần phải có 4 yếu tố cấu thành đó
là: Lãnh thổ, kinh tế, văn hóa, ngơn ngữ. Tuy nhiên, ở 13 vùng thuộc địa Bắc Mĩ
thời điểm này về kinh tế, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã phát triển mạnh ở tất cả
các bang thuộc địa.

Về mặt văn hóa, đến lúc này các cộng đồng cư dân bản địa, những người nhập
cư…đã hình thành được một nền văn hóa chung, thống nhất với nhau.

14


Về ngơn ngữ, cộng đồng cư dân đã chính thức lấy ngơn ngữ Anh làm ngơn
ngữ chính.
Về lãnh thổ, cho tới thế kỷ XVIII, 13 bang Bắc Mĩ vẫn chưa hoàn toàn được
thống nhất mà vẫn tồn tại riêng lẽ giữa các tiểu bang. Đặc biệt, năm 1607, người
Anh đã chính thức đặt chân lên vùng đất Veieecginia của Bắc Mĩ. Và cũng từ đó
những cuộc di thực của người Anh đối với Bắc Mĩ trở nên mạnh mẽ vào những năm
20 của thế kỷ XVIII. Đến năm 1752, Anh đã thành lập được 13 vùng thuộc địa.
Lãnh thổ của dân tộc Bắc Mĩ cũng chính từ đây bắt đầu bị xâm chiếm và bị khai
thác một cách triệt để khơng cịn là một lãnh thổ độc lập, ngồi những cư dân Bắc
Mĩ chính gốc đã có thêm sự du nhập của người Anh và những người của các dân tộc
khác đến đây trong đó có những người nơ lệ da đen.
Bắc Mĩ là thuộc địa của Anh trong thời gian dài nên mọi hoạt động kinh tế
công thương nghiệp ở Bắc Mĩ đều chịu sự khống chế và kiểm soát gắt gao của chủ
nghĩa thực dân Anh. Tại đây thực dân Anh đã ban hành một số đạo luật xúc phạm
đến quyền lợi dân tộc của nhân dân Bắc Mĩ cũng như giai cấp tư sản công thương
nghiệp và giai cấp tư sản đồn điền. Đó là các đạo luật nghiêm cấm Bắc Mĩ sản xuất
các loại hàng công nghiệp với các quy định bắt buộc không cho phép nhân dân Bắc
Mĩ buôn bán trực tiếp với các nước ngoài và thuộc địa khác của Anh. Ngoài ra thực
dân Anh còn ràng buộc Bắc Mĩ phụ thuộc vào Anh bằng các điều khoản chỉ quan hệ
trực tiếp với Anh trong việc xuất khẩu các loại hàng chủ yếu như sắt, đồng, thuốc
lá… Và chỉ mua hàng công nghiệp của Anh.
Chính sách về đất đai cuả Anh tại Bắc Mĩ cũng gây ra một sự phản kháng
mạnh mẽ của nhân dân Bắc Mĩ. Năm 1763 vua Anh tuyên bố đất đai về phía Tây
dãy núi Alêgavứt thuộc quyền sở hữu của vua Anh, di dân không được phép chiếm

đất để khai khẩn. Lệnh cấm này đụng chạm trực tiếp đến quyền lợi của dân tự do và
nông dân là những người cần đất đai để khai khẩn.
Năm 1765 luật thuế tem được ban bố, mọi giấy tờ phải đưa đến cơ quan trước
bạ để chịu thuế. Thuế tem đã đụng chạm đến mọi hoạt động kinh doanh và ngay đối
với các loại văn hóa phẩm. Việc ban bố thuế tem là một sự vi phạm luật lệ của các
thuộc địa nên đã gây nên mối công phẫn đối với dân tộc Bắc Mĩ.

15


Như vậy, trên thực tế Anh đã biến Bắc Mĩ thành thuộc địa cung cấp nguyên
vật liệu và tiêu thụ hàng hóa cho chính quốc. Mọi sự hoạt động kinh tế của giai cấp
tư sản công thương nghiệp và tư sản đồn điền đều bị thực dân Anh chèn ép và
khống chế. Mọi quyền lợi của toàn thể nhân dân Bắc Mĩ bị chà đạp và xúc phạm
một cách nghiêm trọng. Để tạo điều kiện cho Bắc Mĩ phát triển theo con đường tư
bản chủ nghĩa cũng như để đảm bảo quyền lợi cho dân tộc Bắc Mĩ vấn đề đặt ra cho
giai cấp tư sản Bắc Mĩ là phải xóa bỏ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân Anh.
Do đó cuộc chiến tranh của 13 bang thuộc địa ở Bắc Mĩ là một cuộc chiến
tranh giành độc lập nhằm thoát khỏi ách thống trị của thực dân Anh, để tạo điều
kiện cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Bắc Mĩ phát triển. Cuộc chiến tranh này
đồng thời là để hình thành một dân tộc, một quốc gia.
1.2.2. Đặc điểm của cuộc chiến tranh
1.2.2.1. Tính chất của cuộc chiến tranh
Bắc Mĩ bị chịu sự thống trị của chủ nghĩa thực dân, đã gây ra những hậu quả
nghiệm trọng đối với sự phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa cũng như làm tổn
thương đến quyền lợi dân tộc. “Cuộc chiến tranh giành độc lập Bắc Mĩ là một sự
kiện lịch sử vĩ đại sau cuộc cách mạng của giai cấp tư sản Anh. Xét từ tính chất nó
là một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc mà cũng là một cuộc cách mạng của
giai cấp tư sản, vì nó đã lật đổ sự thống trị của thực dân Anh, mở đường cho sự
phát triển của chủ nghĩa tư bản tại Mĩ”,[ 23;Tr 233].

Bản tuyên ngôn độc lập của cách mạng Mĩ đã trở thành ngọn cờ tự do với
những nguyên lý bất hủ có ảnh hưởng lớn lao đến tiến trình cách mạng và giải
phóng. Nước Mĩ là nước tiên phong giương cao ngọn cờ chống chủ nghĩa thực dân.
Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Bắc Mĩ là một cuộc
chiến tranh mang tính chất chính nghĩa và tiến bộ, bởi xuất phát từ mục đích của
cuộc chiến tranh là nhằm giải phóng dân tộc thốt khỏi sự thống trị của thực dân
Anh để hình thành nên một quốc gia, dân tộc thống nhất. Đồng thời, cuộc chiến
tranh củng nhằm để tạo điều kiện cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Bắc Mĩ có
điều kiện phát triển.

16


Bản chất của cuộc chiến tranh giành độc lập là một cuộc cách mạng tư sản.
Bởi vì cuộc chiến tranh giành độc lập không chỉ giải quyết nhiệm vụ giải phóng dân
tộc mà cịn giải quyết những nhiệm vụ kinh tế, xã hội của một cuộc cách mạng dân
chủ tư sản.
Tuy nhiên, đây vẫn là một cuộc cách mạng không triệt để, bởi có những yêu
cầu mà cuộc chiến tranh nay khơng làm được đó là chưa giải phóng chế độ nô lệ,
nền dân chủ chưa thực sự thuộc về nhân dân. “ Mĩ tuy rằng cách mệnh thành công
đã hơn 150 năm nay, nhưng công nông vẫn cứ cực khổ, vẫn cứ lo tinh thần cách
mệnh lần hai. Ấy là vì cách mệnh Mĩ là cách mệnh tư bản, mà cách mệnh tư bản
chưa phải là cách mệnh đến nơi”, (Trích Hồ Chí Minh, tồn tập).
1.2.2.2. Thành phần tham gia
Đối với cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 bang Bắc Mĩ lực lượng tham
gia cuộc chiến tranh rất đơng đảo, bao gồm: những người lao động bình thường nông dân, công nhân, thợ thủ công và những người da đen. “chính nhờ có quần
chúng nhân dân tích cực tham gia vào cuộc chiến đấu cách mạng, mới đưa cuộc
chiến tranh đến thắng lợi sau cùng”.[ 23; Tr 234].
Chính sự tham gia của quần chúng nhân dân đã tạo nên động lực của cuộc
chiến tranh. Bởi xuất phát ở Bắc Mĩ tầng lớp nông dân, thợ thủ công… chiếm một

tỷ lệ rất lớn trong xã hội do đó một khi đã huy động được tầng lớp này tham gia thì
cuộc chiến tranh sẽ đi lên bởi mục tiêu của nhân dân Bắc Mĩ là đấu tranh nhằm
thoát khỏi sự thống trị của thực dân Anh, giành các quyền tự do dân chủ. Đặc biệt
trong điều kiện bị thực dân Anh xâm lược một thời gian dài như vậy thì những mâu
thuẩn trước đây giữa quần chúng nhân dân, trong đó tiêu biểu là nơng dân, thợ thủ
cơng, nơ lệ… với thực dân Anh sẽ được thổi bùng lên. Trong khi chỉ huy quân đội
Washington đã vận dụng sự kết hợp giữa binh lính với nhân dân trong vùng bị thực
dân Anh tạm chiếm để đánh thắng kẻ thù.
Đến giữa thế kỷ XVIII, thực dân Anh đã thiết lập chính sách cai trị trên toàn
13 bang thuộc địa ở Bắc Mĩ. Với những chính sách cai trị hà khắc nhằm bóc lột nền
kinh tế của thuộc địa, đồng thời cột chặt thuộc địa vào mẫu quốc của thực dân Anh.
Chính những chính sách cai trị của thực dân Anh đã đụng chạm tới quyền lợi của

17


các giai cấp, tầng lớp ở Bắc Mĩ từ giai cấp tư sản, chủ nô, nông dân, thợ thủ công,
nô lệ…Điều này đã làm cho mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa 13 bang thuộc địa
với những chính sách bóc lột, cai trị của thực dân Anh. Một khi đã đụng chạm đến
quyền lợi của từng giai cấp thì tất yếu họ sẽ đứng dậy đấu tranh. Chính bởi nguyên
nhân này đã trở thành động lực cho mọi giai cấp, tầng lớp đều tham gia vào cuộc
chiến tranh giành độc lập dân tộc.
Quần chúng nhân dân không chỉ tham gia cách mạng mà còn đẩy cách mạng
đi đến thắng lợi, đạt đến đỉnh cao của cuộc cách mạng. Chính bởi sự tham gia của
quần chúng nhân dân đã thể hiện rõ nét nhất tính chất dân chủ tư sản của cuộc chiến
tranh giành độc lập của 13 bang Bắc Mĩ buổi đầu.
1.2.2.3. Giai cấp lãnh đạo
Ở Bắc Mĩ cùng với chính sách và cơng cuộc xâm lược của thực dân Anh đã
làm cho yếu tố kinh tế tư bản chủ nghĩa nảy sinh mang sắc thái đa dạng và phức tạp.
Sau q trình di dân từ bên ngồi vào (chủ yếu là người Anh). Kèm theo sự chuyển

dịch từng bước trong nền kinh tế ở Bắc Mĩ đã hình thành giai cấp tư sản công
thương nghiệp ở miền Bắc và giai cấp tư sản đồn điền ở miền Nam.
Ở các bang thuộc địa miền Nam, chế độ sở hữu ruộng đất lớn chiếm vị trí chủ
đạo, dưới hình thức các đồn điền lớn. Kinh tế đồn điền ở miền Nam sử dụng chủ
yếu lao động nô lệ da đen. Đến giữa thế kỷ XVIII, tại Bắc Mĩ có khoảng 1 triệu nô
lệ. Kinh tế đồn điền miền Nam mặc dù dựa vào sức lao động của nô lệ nhưng lại
gắn liền với phương thức tư bản chủ nghĩa. Các đồn điền miền Nam cung cấp thuốc
lá và một số cây công nghiệp cho châu Âu. Trong điều kiện lịch sử như vậy, nhà tư
bản và địa chủ thống nhất thành một nhân vật duy nhất là chủ nô.
Tại các thuộc địa miền Bắc, đã xuất hiện nhiều công trường thủ cơng tư bản
chủ nghĩa, dưới hai hình thức tập trung và phân tán nằm rải rác dọc các miền ven
biển, chuyên sản xuất rượu, làm bột, thủy tinh…các ngành công nghiệp đống tàu,
thương nghiệp ở miền Bắc ngày càng phát triển. Qúa trình trao đổi hàng hóa giữa
các bang thuộc địa miền Bắc và miền Nam ngày càng được đẩy mạnh. Chính sự
phát triển của nền kinh tế tư bản đã hình thành ở vùng thuộc địa miền Bắc chế độ tư
hữu nhỏ kiểu tư bản chủ nghĩa ở miền Bắc và sau đó là miền Tây.

18


Ở miền Trung, đến thế kỷ XVIII, đã hình thành những trang trại lớn của đại
địa chủ và quan lại.
Giữa thế kỷ XVIII, khi nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã phát triển mạnh ở tất
cả các thuộc địa miền Bắc và miền Nam. Chính điều này đã trở thành mối đe dọa
đối với nền kinh tế của chính quốc, do đó thực dân Anh đã tăng cường những chính
sách cai trị đối với 13 bang thuộc địa hơn trước. Đặc biệt thực dân Anh tăng cường
nhiều chính sách vơ vét nền kinh tế thuộc địa, hạn chế sự phát triển của nền kinh tế
tư bản chủ nghĩa ở đây. Các “ đạo luật về thuế tem” , “ đạo luật đường”, “ đạo luật
tiền tệ”…Đã đụng chạm đến quyền lợi của mọi giai cấp trong xã hội, đặc biệt là
giai cấp tư sản. Do đó muốn tạo điều kiện để phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa

ở Bắc Mĩ thì địi hỏi giai cấp tư sản phải đấu tranh chống lại thực dân Anh, và giai
cấp tư sản phải nắm vai trò lãnh đạo cuộc chiến tranh. Bởi đến lúc này giai cấp tư
sản là giai cấp có khả năng tài chính nhất trong xã hội, có những nhận thức tiến bộ
nhất so với các giai cấp khác. Hơn nửa sau khi đánh đuổi được thực dân Anh thì
giai cấp được lợi nhất trong xã hội khơng ai khác chính là giai cấp tư sản.
Tuy nhiên chỉ mỗi giai cấp tư sản thì chưa đủ để có thể lãnh đạo cuộc chiến
tranh giành độc lập, bởi giai cấp tư sản ở Bắc Mĩ còn non yếu, mặc dù có những tư
tưởng mới, đủ khả năng tài chính nhưng lại khơng có thế lực và địa vị ở hội đồng
các bang nên không thể tập hợp được quần chúng nhân dân. Trong khi đó những đại
điền chủ, chủ nơ lại có địa vị xã hội. Xuất phát từ đó giai cấp tư sản phải liên minh
với tầng lớp chủ nô để lãnh đạo cuộc chiến tranh giành độc lập.
1.2.2.4. Tiến trình của cuộc chiến tranh
Cuộc chiến tranh giành độc lập Bắc Mĩ chia làm 2 giai đoạn:
* Giai đoạn I: (1775 - 1777)
Để đối phó với chính sách đàn áp của thực dân Anh những người lãnh đạo
phong trào cách mạng ở Mỹ thấy cần có một hội nghị để biểu lộ ý chí chung. Vì vậy
họ triệu tập Hội nghị lục địa lần I ngày 5.9. 1774 ở Philadelphia. Trong hội nghị đã
diễn ra sự đấu tranh giữa hai phái ơn hịa và cấp tiến. Ða số đại biểu vẫn chủ trương
ơn hịa với chính quốc, cho nên về mặt chính trị, giai cấp tư sản chưa đi đến quan
điểm dứt khốt, cịn về mặt kinh tế thì những biện pháp cứng rắn đều được thơng

19


qua. (Ðại biểu các bang nhất trí hành động tẩy chay hàng Anh trong tất cả các
bang). Hội nghị đã gởi lên vua Anh một bản kiến nghị địi xóa bỏ những đạo luật vơ
lý của chính quyền Anh, nhưng quốc hội Anh không đáp ứng môt yêu cầu nào của
hội nghị. Tuy vậy, hội nghị lục địa lần I có một ý nghĩa lớn vì nó đã thống nhất các
lực lượng đấu tranh chống lại chính quốc.
Sau những cuộc giao tranh đầu tiên ở Lexington, sự phát triển của tình hình

chính trị và qn sự cuối 1774 và 1775 đã đưa nhân dân Bắc Mỹ đến một giai đoạn
mới: đấu tranh vũ trang. Nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản đã
đứng về một phía, chống lại lực lượng của Anh.
Giai cấp tư sản tuy có tư tưởng cách mạng, nhưng đa số vẫn chiến đấu với tinh
thần tự do, họ sợ phong trào quần chúng và e ngại trước lực lượng của chính quốc.
Trước tình hình đó, quần chúng nhân dân địi phải tổ chức thống nhất các bang và
hoạt động theo sự chỉ huy chung. Do đó, hội nghị lục địa lần II triệu tập ngày
10.5.1775 với mục đích giải quyết những vấn đề cụ thể của chiến tranh.
Trong đại hội lục địa II vẫn diễn ra sự đấu tranh giữa 2 phe, những người cách
mạng triệt để đề ra những biện pháp kiên quyết nhưng không được sự ủng
hộ.Những người phái hữu tuy chống Anh nhưng lại phản đối việc li khai với chính
quyền và đề ra những biện pháp thỏa hiệp. Thái độ thiếu kiên quyết của dại hội là
thái độ thiếu kiên quyết của những phần tử tư sản.Tuy nhiên, Ðại hội đã làm được
một việc quan trọng là xây dựng được một lực lượng quân sự do George
Washington chỉ huy.
Chính sách hiếu chiến của giới cầm quyền Anh và những thất bại quân sự
khiến cho giai cấp tư sản ở Bắc Mỹ phải chuyển biến trong việc lãnh đạo cách
mạng. Tư sản Bắc Mỹ phải qua một chặng đường dài đấu tranh mới đi đến quan
điểm đòi độc lập hoàn toàn.
Ðầu 1776, Thomas Paine đã ra một bản luận văn quân sự kêu gọi lật đổ nền
thống trị của Anh, thành lập chế độ cộng hòa. Jefferson đã dựa vào bản luận văn
quân sự để soạn thảo Tuyên ngôn độc lập, và ngày 4.7.1776 Tuyên ngôn độc lập
được đại hôi lục địa thông qua. Trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 7.1776, các
bang lần lượt tuyên bố độc lập.

20


Bằng lời văn trang trọng, Tuyên ngôn nêu rõ: “ Mọi người đều sinh ra bình
đẳng. Tạo hóa đã ban cho họ những quyền bất khả xâm phạm, trong đó có quyền

sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc...”. Bản Tun ngơn cịn nêu rằng chỉ
nhân dân mới có quyền thiết lập chính quyền, đứng lên đấu tranh khi quyền lợi bị
chà đạp. Bản Tun ngơn cịn lên án vua Anh và tuyên bố quyền độc lập của các
quốc gia, quyền gia nhập liên minh, bn bán, kí kết hiệp ước... Ðây là một văn
kiện có tính chất tiến bộ thời bấy giờ, nó thể hiện tính chất dân chủ, tự do, nêu cao
nguyên tắc chủ quyền của nhân dân.
Quân đội của Bắc Mỹ được thiết lập do George Washington chỉ huy, trong
buổi ban đầu đã chiến đấu với những điều kiện vô cùng gian khổ: quân nhu, súng
ống, đạn dược đều thiếu thốn. Trong lúc đó, một số thương nhân Boston lại cung
cấp vũ khí và lương thực cho quân đội Anh. Tuy vậy, quân Anh vẫn không giành
được thắng lợi mặc dù có trang bị vật chất đầy đủ vì phải đương đầu với một kẻ thù
ẩn hiện khắp nơi: nhân dân Bắc Mỹ áp dụng chiến thuật phân tán, du kích.
Các tầng lớp nhân dân lao động Mỹ cũng triệt để ủng hộ kháng chiến, dân nơ
lệ da đen đã chiến đấu dũng cảm vì họ bảo vệ lợi ích của họ. Sau những đợt tấn
cơng quyết liệt của quân Anh, quân Bắc Mỹ đã đẩy lùi được và thắng lớn ở trận
Sarratoga vào giữa 1777.Chiến thắng này đã làm thay đổi cục diện chiến tranh.
* Giai đoạn 2 của chiến tranh (1777 - 1781)
Thời kỳ này có sự tham gia của những lực lượng bên ngồi.
Về đối nội: mang tính dân chủ hơn trước. Trong những năm đầu sau trận
Sagatonga, tình hình chiến tranh vẫn chưa có những thay đổi lớn. Quân đội Bắc Mỹ
gặp nhiều khó khăn về vũ khí và trang bị, phải chiến đấu trong những điều kiện
thiếu thốn.
Về đối ngoại: bằng chính sách đối ngoại khơn khéo, năm 1778 hiệp ước Liên
minh Mĩ – Pháp được kí kết, Mĩ đã nhận được giúp sức to lớn từ phía Pháp, và thiết
lập mối quan hệ ngoại giao với các nước Thụy sĩ, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà
Lan…
Ðến tháng 11.1781, quân đội Bắc Mỹ mới chiến thắng rực rỡ ở Yorktown.
Chiến thắng này mang một ý nghĩa quyết định: nó cổ vũ cho quần chúng nhân đấu

21



tranh mạnh mẽ hơn, đồng thời một phong trào phản chiến ở Anh nổ ra. Trước tình
hình đó, Anh đồng ý thương lượng với Bắc Mỹ. Hiệp ước Versailles được ký tháng
9.1783, Anh phải công nhận nền độc lập của các bang thuộc địa.
Trước đó ít lâu, Ðại hội lục địa đã thông qua một hiến pháp cho Bắc Mỹ, ngày
1. 3. 1781 hiến pháp có hiệu lực: quyền hạn của chính quyền trung ương bị hạn chế,
các bang có quyền rộng rãi: qui định thuế má, ngân sách, tổ chức, quân đội và hạm
đội riêng...
Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ mặc dù
thắng lợi nhưng lại là một cuộc cách mạng không triệt để. Bởi các quyền dân chủ
của nhân dân chưa được hồn thành, chế độ nơ lệ vẫn chưa được giải quyết. Tuy
nhiên, nó đã lật đổ sự thống trị của thực dân Anh, hình thành nên một quốc gia và
mở đường cho sự phát triển cho nên kinh tế tư bản tại Mĩ.
1.2.3. Hệ quả của cuộc chiến tranh
1.2.3.1. Tích cực
Khi một cuộc cách mạng tư sản nổ ra thì những mặt tích cực mà cuộc cách
mạng đó đem lại rất lớn. Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 bang ở Bắc Mĩ đã
hơn hẳn các cuộc cách mạng tư sản khác ở châu Âu là đã giành được độc lập, xóa
bỏ nền thống trị của thực dân Anh, giành độc lập hoàn toàn cho các bang, khai sinh
ra một quốc gia tư sản đầu tiên ở châu Mĩ.
Nhân dân Bắc Mĩ đã xây dựng được một nước cộng hịa, mà ngồi ra cịn buộc
giai cấp thống trị tại đây đưa ra hàng loạt những quyền lợi dân chủ vào bản hiến
pháp mới.
Với chính sách xóa bỏ đạo luật cấm di cư chiếm đất của vua Anh, cuộc chiến
tranh giành độc lập của 13 bang ở Bắc Mĩ đã mở một con đường phát triển tư bản
nông nghiệp của riêng mình. Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế nông nghiệp Mĩ gắn
liền với kinh tế trại chủ và kinh tế đồn điền đã đem lại cho bộ mặt kinh tế nông
nghiệp Mĩ sự phồn vinh mà chỉ vài chục năm sau đã chiếm vị trí hàng đầu trong sự
phát triển của thế giới nông nghiệp.


22


×