Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (772.69 KB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

LÂM QUỐC ĐỊNH
Tên đề tài:

QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM CHI NHÁNH PHÚ YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH KẾ

Phú Yên - 2019

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

LÂM QUỐC ĐỊNH

Tên đề tài:

QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM CHI NHÁNH PHÚ YÊN
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH KẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG

Phú Yên – 2019

2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn “Quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh
Phú Yên” là cơng trình nghiên cứu do chính tơi nghiên cứu và thực hiện.
Cơ sở lý luận được tham khảo từ sách, báo, các bài nghiên cứu khoa
học trong và ngoài nước đã được nêu trong phần tài liệu tham khảo. Các số
liệu được đưa ra với dẫn chứng nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ đúng nguyên
tắc. Kết quả trình bày trong luận văn này được thu thập trong quá trình
nghiên cứu là trung thực, khách quan và chưa từng được ai công bố trước
đây.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS.TS Trầm Thị
Xuân Hương, các cá nhân, tập thể cơ quan, gia đình, các đơn vị đã giúp đỡ
và tài trợ trong quá trình nghiên cứu, thực hiện cho đến khi hoàn thành luận
văn thạc sĩ.
Phú Yên, ngày 17 tháng 6 năm 2019
Tác giả luận văn

Lâm Quốc Định

3



MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH PHÚ
YÊN VÀ VẤN ĐỀ RỦI RO TÁC NGHIỆP………………………........16
1.1. Giới thiệu về BIDV Chi nhánh Phú Yên…………………………..16
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.......................................................16
1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của BIDV Chi nhánh Phú Yên........17
1.1.3. Cơ cấu tổ chức tại BIDV Chi nhánh Phú Yên...................................17
1.1.4. Sơ lược Tình hình hoạt động kinh doanh tại BIDV Phú Yên............18
1.1.4.1. Công tác huy động vốn........................................................18
1.1.4.2. Tình hình sử dụng vốn.........................................................19
1.1.4.3. Lợi nhuận qua các năm........................................................21
1.2. Cơ sở lý luận về rủi ro tác nghiệp trong hoạt động NH ………….21
1.2.1. Các loại rủi ro đặc thù trong hoạt động kinh doanh NH..................21
1.2.2. Một số nội dung về Rủi ro tác nghiệp...............................................22
1.2.2.1. Khái niệm rủi ro tác nghiệp.................................................22
1.2.2.2. Phân loại rủi ro tác nghiệp.................................................23
1.2.2.3. Hậu quả do rủi ro tác nghiệp...............................................24
1.3. Một số nội dung về Quản trị rủi ro tác nghiệp………………........25
1.3.1. Khái niệm................................................................................25
1.3.2. Các yếu tố tác động đến quản trị rủi ro tác nghiệp................25
1.3.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng quản trị rủi ro tác
nghiệp………………………………………………………………26
1.4. Kinh nghiệm về Quản trị rủi ro tác nghiệp của các ngân hàng trên
thế giới và Việt Nam……………………………………………………..26

4



1.4.1. Bài học từ sự đổ vỡ của NH Banrings năm 1995……………26
1.4.2. Bài học từ các sự cố rủi ro tác nghiệp tại các Ngân hàng Việt
Nam………………………………………………………………………………28
1.4.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tác nghiệp của các Ngân hàng
trên thế giới………………………………………………………………………29
1.4.4. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tác nghiệp của các Ngân hàng tại
Việt Nam……………………………………………………………....................30
1.5. Lý do chọn Quản trị rủi ro tác nghiệp làm đề tài nghiên
cứu………………………………………………………………………..31
1.5.1. Vấn đề Rủi ro tác nghiệp tại BIDV Chi nhánh Phú Yên...................31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP
TẠI BIDV CHI NHÁNH PHÚ YÊN…………………………………...35
2.1. Khuôn khổ pháp lý cho quản trị rủi ro tác nghiệp tại BIDV Chi
nhánh Phú Yên…………………………………………………………..35
2.2. Quy trình quản trị rủi ro tác nghiệp tại BIDV Phú Yên…………35
2.2.1. Nhận diện rủi ro................................................................................35
2.2.2. Đánh giá rủi ro..................................................................................37
2.2.3. Kiểm sốt rủi ro.................................................................................37
2.3. Phân tích thực trạng Quản trị rủi ro tác nghiệp tại BIDV Chi
nhánh Phú Yên…………………………………………………………..39
2.3.1. Sai sót trong nghiệp vụ tín dụng.......................................................39
2.3.2. Sai sót trong nghiệp vụ huy động vốn...............................................41
2.3.3. Sai sót trong nghiệp vụ chuyển tiền..................................................42
2.3.4. Sai sót trong nghiệp vụ kho quỹ........................................................43
2.3.5. Các nghiệp vụ khác...........................................................................44

5


2.4. Nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro tác nghiệp tại BIDV Chi nhánh

Phú Yên………………………………………………………………….45
2.4.1. Nguyên nhân do quy trình, quy chế...................................................45
2.4.2. Nguyên nhân do yếu tố con người.....................................................45
2.4.3. Nguyên nhân do hệ thống tác nghiệp, công nghệ thông tin..............47
2.5. Đánh giá về thực trạng quản trị rủi ro tác nghiệp tại BIDV Chi
nhánh Phú Yên…………………………………………………………..48
2.5.1. Những kết quả đạt được trong quản trị rủi ro tác nghiệp tại BIDV
Chi nhánh Phú Yên......................................................................................48
2.5.2. Những hạn chế trong quản trị rủi ro tác nghiệp tại BIDV Chi nhánh
Phú Yên.......................................................................................................49
2.5.2.1. Về quy trình, quy định..........................................................49
2.5.2.2. Về tổ chức, phân cơng trách nhiệm, phân quyền.................50
2.5.2.3. Về công tác kiểm tra, giám sát.............................................50
2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tác
nghiệp tại BIDV Chi nhánh Phú Yên..........................................................51
2.5.3.1. Về công tác tổ chức..............................................................51
2.5.3.2. Về công tác đào tạo..............................................................51
2.5.3.3. Công tác cảnh báo rủi ro.....................................................51
2.5.3.4. Do các yếu tố bên ngồi.......................................................52
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CƠNG TÁC QUẢN
TRỊ RRTN TẠI BIDV CHI NHÁNH PHÚ YÊN……………………...54
3.1. Định hướng về công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại BIDV Chi
nhánh Phú Yên trong thời gian tới……………………………………..54

6


3.2. Một số giải pháp nâng cao công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại
BIDV Chi nhánh Phú Yên……………………………………………...54
3.2.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách và quy trình...................................54

3.2.2. Giải pháp đối với nguồn nhân lực.....................................................55
3.2.3 .Giải pháp đối với hệ thống công nghệ thông tin...............................56
3.2.4. Giải pháp xây dựng văn hóa tuân thủ...............................................57
CHƯƠNG 4: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI
RO TÁC NGHIỆP TẠI BIDV CN PHÚ YÊN…………………………59
4.1. Kế hoạch thực hiện các nhóm giải pháp…………………………..59
4.1.1 Kế hoạch thực hiện nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách và quy
trình.............................................................................................................59
4.1.2 Kế hoạch thực hiện nhóm giải pháp đối với nguồn nhân lực và xây
dựng văn hóa tuân thủ.................................................................................59
4.1.3. Kế hoạch thực hiện nhóm giải pháp đối với hệ thống Công nghệ
thông tin…………………………………………………………………..............60
4.2. Đánh giá hiệu quả thực hiện các nhóm giải pháp………………...61
4.2.1. Hiệu quả khi thực hiện nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách, quy
trình.............................................................................................................61
4.2.2. Hiệu quả khi thực hiện nhóm giải pháp đối với nguồn nhân lực và
xây dựng văn hóa tuân thủ..........................................................................61
4.2.3. Hiệu quả khi thực hiện nhóm giải pháp đối với hệ thống Công nghệ
thông tin……………………………………………………………………….......62
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ……………………...64
5.1. Kết luận……………………………………………………………...64
5.1.1. Đánh giá chung kết quả đạt được đối với BIDV Chi nhánh Phú Yên
khi thực hiện giải pháp................................................................................64

7


5.2. Khuyến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam…...64
5.3. Khuyến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam………………...68


DANH MỤC VIẾT TẮT
Nguyên nghĩa

STT

Ký hiệu

1

ATM

2

BIDV

3

HSC

Hội sở chính

4

KH

Khách hàng

5

NHNNVN


6

NHTM

Ngân hàng thương mại

7

QLRR

Quản lý rủi ro

8

QTRRTN

9

TMCP

Thương mại cổ phần

10

RRTN

Rủi ro tác nghiệp

11


QLRRTN&TT

12

TSĐB

Máy rút tiền tự động
Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát
triển Việt Nam

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Quản trị rủi ro tác nghiệp

Quản lý rủi ro tác nghiệp và thị trường
Tài sản đảm bảo

8


DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT

Bảng

Nội dung

Trang


1

Bảng 1.1 Tổng vốn huy động giai đoạn 2014-2018

18

2

Bảng 1.2 Tình hình sử dụng vốn giai đoạn 2014-2018

19

3

Bảng 1.3

4

Bảng 2.1 Xác định mức độ ảnh hưởng của Rủi ro tác nghiệp

5

Bảng 2.2

Số liệu RRTN BIDV Phú Yên theo nghiệp vụ qua
các năm từ 2014-2018

Tình hình lỗi tác nghiệp nghiệp vụ tín dụng phát hiện
từ năm 2014 đến năm 2018 tại BIDV Phú Yên.


32
38
40

Tình hình lỗi tác nghiệp nghiệp vụ tín dụng phát hiện
6

Bảng 2.3 từ năm 2014 đến năm 2018 tại Sacombank Chi

40

nhánh Phú Yên.
7

Bảng 2.4

Tình hình lỗi tác nghiệp Nghiệp vụ huy động vốn từ
năm 2014 đến năm 2018 tại BDV CN Phú Yên.

41

Tình hình lỗi tác nghiệp Nghiệp vụ huy động vốn từ
8

Bảng 2.5 năm 2014 đến năm 2018 tại Sacombank Chi nhánh

42

Phú Yên.
9


Bảng 2.6

Tình hình lỗi tác nghiệp nghiệp vụ chuyển tiền từ
năm 2014 đến năm 2018 tại BIDV CN Phú Yên

42

Tình hình lỗi tác nghiệp nghiệp vụ chuyển tiền từ
10

Bảng 2.7 năm 2014 đến năm 2018 tại Sacombank Chi nhánh

43

Phú Yên
11

Bảng 2.8

12

Bảng 2.9

Tình hình lỗi tác nghiệp nghiệp vụ kho quỹ từ năm
2014 đến năm 2018 tại BIDV Chi nhánh Phú Yên
Tình hình lỗi tác nghiệp nghiệp vụ kho quỹ từ năm
2014 đến năm 2018 tại Sacombank CN Phú Yên

9


43

44


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT

Hình

1

Biểu đồ 1.1

Nội dung
Lợi nhuận trước thuế của BIDV Chi nhánh Phú
Yên giai đoạn 2011-2018

10

Trang
21


TĨM TẮT ĐỀ TÀI

Nhận thấy tầm quan trọng của cơng tác quản trị rủi ro tác nghiệp
trong hoạt động ngân hàng, tác giả đã lựa chọn đề tài “Quản trị rủi ro tác
nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Chi

nhánh Phú Yên” để nghiên cứu với mong muốn hạn chế rủi ro tác nghiệp
tại BIDV Phú Yên.
Nghiên cứu đã phân tích thực trạng của hệ thống Quản trị rủi ro tác
nghiệp tại BIDV Phú Yên nhằm phát hiện các vấn đề, từ đó đưa ra các giải
pháp cụ thể.
Với phương pháp thu thập dữ liệu và tổng hợp, so sánh, đánh giá,
phân tích dựa trên dữ liệu thu thập để làm rõ thực trạng. Qua đó tác giả đưa
ra các giải pháp và kế hoạch thực hiện giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác
Quản trị rủi ro tác nghiệp tại BIDV Phú Yên.
Nghiên cứu đã chỉ ra một số giải pháp, kế hoạch cụ thể cho BIDV
Phú n để hồn thiện cơng tác Quản trị rủi ro tác nghiệp. Mặc dù tác giả
đã rất cố gắng trong việc nghiên cứu này song đề tài nghiên cứu vẫn còn
nhiều hạn chế nhất định. Những hạn chế trên là gợi mở để tác giả có định
hướng khắc phục trong những nghiên cứu tiếp theo.

11


SUMMARY ON THE TOPIC

Acknowledging the significance of risk management in banking
oerotions, the author has chosen the topic “Operational risk management
at Phu Yen Branch of Joint Stock Commercial Bank for Investment
and Development” to do research with the desire to minimize operational
risks at BIDV, Phu Yen Branch.
The stuly analyzes the status of operational risk management system
at BIDV, Phu Yen branch in order to detect problems, thereby offering
specific solutions.
With methods of data collection and aggregation, comparison,
evaluation, analysis based on collected data to clarify the situation, the

author gives solutions as well as plans for implementing solutions to
complete the work of risk management at BIDV, Phu Yen branch.
The study has pointed out a number of specific solutions, concrete
plans for BIDV, Phu Yen branch to complete the operational risk
management. Although the author has made strenuous effort in this
research, the research topic does bear certain limitations. The above
limitations are suggestive for the author to better in the coming studies.

12


LỜI MỞ ĐẦU
1. Mở đầu
1.1 Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Trước xu thế hội nhập quốc tế, nền kinh tế trong nước nói chung và
hệ thống ngân hàng nói riêng đang dần chuyển mình để đón nhận những cơ
hội hợp tác phát triển mới. Bên cạnh cơ hội, nhiều rủi ro cũng đang đe dọa
đến hoạt động của các ngân hàng trong nước, đặc biệt là sự gia tăng tổn
thất do rủi ro tác nghiệp gây ra. Điều này địi hỏi các ngân hàng phải nhanh
chóng xây dựng một hệ thống quản lý rủi ro tác nghiệp hiệu quả cũng như
xây dựng một văn hóa quản lý rủi ro đối với toàn bộ cán bộ nhân viên,
nhằm đưa ra phương án phòng ngừa rủi ro tác nghiệp cho tương lai. Bối
cảnh quốc tế đó cùng với những vấn đề nội tại đã đẩy nền kinh tế Việt
Nam, đặc biệt là ngành ngân hàng vào nhiều khó khăn thách thức. Hiện tại
một số NHTM lớn đã chú tâm xây dựng và tiến tới hoàn thiện hệ thống quy
định, quy trình quản lý rủi ro như: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro
thị trường và đặc biệt là hệ thống quản trị rủi ro tác nghiệp (QTRRTN).
QTRRTN đã được các ngân hàng trên thế giới ứng dụng từ hàng chục năm
nay. Thấy rõ được tầm quan trọng cũng như những hậu quả của RRTN,
BIDV chính là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc nhận thức

đầy đủ những lợi ích của việc thiết lập một mơ hình QTRRTN theo thơng
lệ quốc tế nhằm ngăn ngừa những hậu quả do RRTN gây ra.
Tính đến thời điểm hiện tại khơng chỉ BIDV mà tồn hệ thống
NHTM Việt Nam đã có một cách hiểu khác về RRTN và hậu quả của nó,
vấn đề đặt ra chung cho các NHTM đó là làm sao để quản trị được RRTN
trong thời gian ngắn nhất, giảm thiểu RRTN, giảm thiểu tổn thất cho Ngân
hàng và toàn bộ nền kinh tế. Muốn làm được điều đó, mỗi NHTM cần quản
trị tốt RRTN tại ngân hàng mình.

13


Trong thời gian qua, BIDV Phú Yên đã thống kê khơng ít các RRTN
xảy ra do nhiều ngun nhân khác nhau. Công tác quản trị RRTN nhằm
hạn chế ở mức thấp nhất rủi ro và không gây hậu quả cho Chi nhánh cũng
như toàn hệ thống BIDV là một vấn đề được Ban lãnh đạo Chi nhánh đặt
lên hàng đầu. Xuất phát từ những vấn đề trên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu
“Quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu
tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Phú Yên”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Giới thiệu quy trình QTRRTN cũng như phân tích thực trạng quản trị
rủi ro tác nghiệp theo quy trình đó tại hệ thống BIDV Việt Nam nhằm phát
hiện những tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện quy trình. Đề xuất
một số giải pháp, kiến nghị nhằm giúp quy trình QTRRTN tại BIDV Phú
Yên thực hiện thuận lợi hơn.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác Quản trị rủi ro tác nghiệp của BIDV Phú Yên.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trong đó

tập trung nghiên cứu về quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng BIDV –
Chi nhánh Phú Yên.
Về thời gian: Số liệu của BIDV Chi nhánh Phú Yên trong giai đoạn
2014 – 2018.
1.4. Phương pháp thực hiện
Đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp phân tích và tổng hợp
dữ liệu thu thập từ các báo cáo thống kê tại đơn vị, các kết luận thanh
tra/kiểm tra và các thông tin, số liệu từ internet.

14


1.5. Kết cấu luận văn
Luận văn gồm 05 chương, cụ thể như sau:
Chương 1

: Tổng quan Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam-

CN Phú Yên và vấn đề Quản trị Rủi ro tác nghiệp.
Chương 2

: Thực trạng quản trị rủi ro tác nghiệp tại BIDV Phú Yên.

Chương 3

: Một số giải pháp nâng cao công tác quản trị rủi ro tác nghiệp

tại BIDV Phú Yên.
Chương 4


: Kế hoạch thực hiện giải pháp quản trị rủi ro tác nghiệp tại

BIDV Phú Yên.
Chương 5

: Kết luận và khuyến nghị.

15


CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ
YÊN VÀ VẤN ĐỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP

1.1. Giới thiệu về BIDV Phú Yên
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV Phú Yên
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phú Yên trực thuộc Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập theo Giấy chứng nhận
đăng kí doanh nghiệp số 101680 do Trọng tài Kinh tế Phú Yên cấp ngày
19/07/1993. Ngày 27/04/2012, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
chuyển đổi sang mơ hình cổ phần hóa, đổi tên thành Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, trở thành một trong những
Ngân hàng Thương mại Cổ phần của Việt Nam. Thực hiện chỉ đạo của
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam về việc chuyển đổi mơ
hình cổ phần hóa, Chi nhánh đã hồn thiện các thủ tục pháp lý chuyển đổi
mơ hình, đăng ký hoạt động tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Yên theo
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Chi nhánh số 0100150619-054 ngày
30/07/2012.
Qua hơn 20 năm hoạt động và trưởng thành với quyết tâm cao của
toàn bộ cán bộ chi nhánh cùng với sự đổi mới mạnh mẽ của tồn hệ thống,

chi nhánh đã khơng ngừng mở rộng được phạm vi, đối tượng khách hàng,
nâng cao quy mô, chất lượng, hiệu quả và chuyển dịch cơ cấu hoạt động.
Hiện nay, số lượng cán bộ nhân viên tại chi nhánh là 98 người, trong đó số
nhân viên có trình độ đại học chiếm tỷ lệ cao (82 người, chiếm tỷ lệ
83,67%), nhân viên có trình độ thạc sỹ là 04 người chiếm tỷ lệ 4%. Chi
nhánh thực hiện hầu hết các nhiệm vụ kinh doanh của hệ thống Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam bao gồm các sản phẩm
huy động vốn, tín dụng và các dịch vụ của ngân hàng.

16


1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của Chi nhánh Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Phú Yên
Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Phú Yên thực hiện
hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính và có các chức năng, nhiệm
vụ chủ yếu sau đây:
- Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và
các loại tiền gửi khác với lãi suất hấp dẫn.
- Cấp tín dụng (cho vay, bảo lãnh ngân hàng, chiết khấu, phát hành
thẻ tín dụng…) đối với mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Cung ứng các phương tiện thanh toán, dịch vụ thanh toán như dịch
vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy
nhiệm thu…; dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác
theo văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và quy định
của pháp luật.
- Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và sản phẩm phái sinh về tỷ
giá, lãi suất, ngoại hối, tiền tệ và tài sản tài chính khác theo văn bản chấp
thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và quy định của pháp luật.
- Mở tài khoản thanh toán cho tất cả các khách hàng bao gồm cả các

định chế tài chính.
- Tư vấn, và cung ứng cho khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ
ngân hàng về các hoạt động cho vay, tiền gửi, dịch vụ thanh toán…
- Cung cấp cho khách hàng các dịch vụ về hoạt động chứng khoán,
lưu ký chứng khoán.
1.1.3. Cơ cấu tổ chức tại BIDV Phú Yên
Theo điều lệ hoạt động của BIDV, tất cả các chi nhánh đều có nhiệm
vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh tốn và các loại hình dịch vụ ngân
hàng theo hướng đa năng tổng hợp đối với mọi thành phần kinh tế.
Sơ đồ bộ máy tổ chức của BIDV chi nhánh Phú Yên như sau:

17


GIÁM ĐỐC

Phó GĐ

P. QLRR

P. QHKHDN

P.KHTH

P. TCHC

P. QHKHCN

P. Quản trị tín
dụng


P.TCKT( chi tiêu nội bộ)

PGD Tuy Hòa

P. GD khách
hàng

PGD Phú Lâm

P.QL& DV kho
quỹ

P.Tài chính kế tốn

(Nguồn: Phịng TCHC BIDV Phú n)

1.1.4. Sơ lược Tình hình hoạt động kinh doanh tại BIDV Phú n
1.1.4.1. Cơng tác huy động vốn
Tính đến 31/12/2018 tổng nguồn vốn huy động năm 2018 là 3.006.780
triệu đồng tăng 5% so với 2017; 30% so với năm 2016 và tăng 76% so với
năm 2015. Có thể thấy nguồn vốn huy động mỗi năm một tăng và thay đổi
về cơ cấu. Cụ thể:
Bảng 1.1. Tổng vốn huy động trong giai đoạn 2014 – 2018
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm 2014

Năm 2015


Năm 2016

Tổng số

Tổng số

Tổng số

Tổng số

Tổng số

1,311,136

1,705,854

2,306,948

2,850,479

3,006,780

Trung dài hạn

412,356

616,720

1,038,126


1,639,651

2,650,351

Ngắn hạn

898,780

1,089,134

1,268,822

1,210,828

356,429

Tổng vốn
huy động

Năm 2017 Năm 2018

(Nguồn: Báo cáo tài chính của BIDV Phú Yên qua các năm)

Nguồn vốn huy động trung dài hạn của Chi nhánh tăng liên tục qua
các năm (năm 2014 là 412.356 triệu đồng; năm 2015 là 616.720 triệu đồng;

18

Phó GĐ



năm 2016 là 1.038.126 triệu đồng; năm 2017 là 1.639.651 triệu đồng, năm
2018 là: 2.650.351 triệu đồng). Lý giải về điều này, ngoài việc áp dụng lãi
suất huy động ở mức cạnh tranh so với các ngân hàng khác trên địa bàn,
Chi nhánh cịn áp dụng nhiều hình thức khuyến mãi hấp dẫn như tặng tiền,
tặng quà, ô tô, xe máy…Việc tăng số tiền huy động trung dài hạn còn đến
từ chính thương hiệu BIDV và phong cách hành xử, tác nghiệp thân thiện,
chuyên nghiệp của đội ngũ giao dịch viên. Từ đó tạo được uy tín, niềm tin
nơi người gửi tiền.
Xét về tổng thể, nguồn vốn huy động trung dài hạn đủ cung ứng cho
các khoản vay trung dài hạn của Chi nhánh.
1.1.4.2. Tình hình sử dụng vốn
Bảng 1.2 Tình hình sử dụng vốn giai đoạn 2014-2018
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Tổng dư nợ

1,697,206


2,318,396

2,796,324

3,254,271

3,500,251

478,605

676,177

848,760

1,251,036

1,345,598

1,218,601

1,642,219

1,947,564

2,223,531

2,154,653

373,384


452,085

1,954,630

2,874,984

3,092,295

1,323,822

1,866,311

841,694

510,472

407,956

I. Phân theo thời hạn
1. TD trung dài hạn
2. TD ngắn hạn
II. Phân theo TPKT
1. Cho vay ngoài quốc doanh
2. Cho vay quốc doanh

(Nguồn: Phòng QLRR BIDV Phú Yên)

Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy rằng:
Số tiền cho vay trung dài hạn tăng dần từ 478.605 triệu đồng năm

2014 lên 676.177 triệu đồng năm 2015; 848.760 triệu đồng năm 2016 và
1.251.036 triệu đồng năm 2017, sang năm 2018 thì con số này là: 1.345.598
triệu đồng. Tín dụng trung dài hạn tăng đều qua các năm như vậy chứng tỏ
BIDV Phú Yên đã huy động được một nguồn tiền gửi lớn và ổn định trong
nền kinh tế. Đối tượng của các khoản vay trung dài hạn là các dự án xây
dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh, các dự án BOT… (đây cũng chính là các
khách hàng truyền thống của BIDV).

19


Số tiền cho vay ngắn hạn năm 2014 là 1.218.601 triệu đồng, năm
2015 là 1.642.219 triệu đồng, năm 2016 là 1.947.564 triệu đồng, năm 2017
là 2.223.531 triệu đồng, sang năm 2018 thì số tiền này là: 2.154.653 triệu
đồng. Số tiền cho vay ngắn hạn luôn chiếm xấp xỉ 70% dư nợ. Đây chính là
tỷ trọng cho vay hợp lý và an tồn trong hoạt động tín dụng, đảm bảo
nguồn vốn luân chuyển nhanh.
Ngoài ra cũng qua bảng trên ta nhận thấy số tiền cho các đối tượng
kinh tế ngoài quốc doanh tăng liên tục. Năm 2014 chỉ chiếm 22% tổng dư
nợ cho vay, năm 2015 con số này cũng chỉ là 19%, tuy nhiên sang năm
2017 đã có sự nhảy vọt khi con số này là 70% và sang năm 2017,2018 thì
tỷ trọng cho vay ngồi quốc doanh đã chiếm 88% dư nợ. Đây cũng là chủ
trương chung của BIDV khi giảm dần tỷ trọng cho vay thành phần kinh tế
nhà nước và tăng dần tỷ trọng cho vay kinh tế ngoài quốc doanh. Mặt khác,
các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh đã tiến hành cổ phần hóa cũng
góp phần làm cho tỷ lệ này tăng lên.
Ngồi hoạt động huy động và cho vay thì mảng kinh doanh dịch vụ
cũng được BIDV Phú Yên quan tâm đúng mức và phát triển rất sôi động
như dịch vụ ngân hàng điện tử, thanh toán trong nước và quốc tế. Với lợi
thế là một ngân hàng lớn với mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp trên

toàn thế giới nên dịch vụ thanh toán quốc tế của BIDV Phú Yên rất được
các khách hàng trên địa bàn tỉnh nhà tín nhiệm sử dụng. Ngoài ra, BIDV
Phú Yên cũng là ngân hàng có số lượng máy ATM và số lượng thẻ phát
hành với số lượng lớn nhất so với các ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh, đây
chính là tiền đề để BIDV Phú n phát triển dịch vụ thanh tốn khơng
dùng tiền mặt.
Công tác tiền tệ kho quỹ: được tổ chức tốt, quản lý tài sản thế chấp
của khách hàng an tồn, khơng để thất thốt, lẫn lộn các loại tiền trong q
trình niêm phong, đóng bó.

20


1.1.4.3. Lợi nhuận qua các năm
Đơn vị: triệu đồng

Năm
2011

Năm
2012

Năm
2013

Năm
2014

Năm
2015


Năm
2016

Năm
2017

Năm
2018

31.996

25.719

40.510

49.856

63.767

61.935

62.412

63.150

(Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV chi nhánh Phú Yên qua các năm)

Biểu đồ 1.1. Lợi nhuận trước thuế của BIDV chi nhánh Phú Yên
giai đoạn 2011 – 2018


70000.0
60000.0
50000.0
40000.0
30000.0
20000.0
10000.0
.0
Năm
2011

Năm
2012

Năm
2013

Năm
2014

Năm
2015

Năm
2016

Năm
2017


Năm
2018

Về lợi nhuận trước thuế, BIDV Phú Yên đang ở mức tăng trưởng khá
cao, lợi nhuận trước thuế năm 2016 là: 61.935 triệu đồng, năm 2017 là:
62.142 triệu đồng, năm 2018 là: 63.150 triệu đồng.
Thơng qua phân tích các chỉ số tài sản, tổng huy động vốn, việc sử
dụng vốn và lợi nhuận của ngân hàng BIDV chi nhánh Phú Yên qua các
năm, có thể nhận thấy ngân hàng BIDV chi nhánh Phú Yên đang trên đà
tăng trưởng khá tốt. Đây chính là những nhân tố nội tại cần thiết tạo điều
kiện cho việc hoàn thiện rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng này.
1.2. Cơ sở lý luận của RRTN trong hoạt động NH
1.2.1 Các loại rủi ro đặc thù trong hoạt động kinh doanh ngân hàng
Có rất nhiều khái niệm về rủi ro, trong đó khái niệm phổ biến nhất là:
“Rủi ro là những sự kiện có thể làm mất mát tài sản hay làm phát sinh một

21


khoản nợ”. Theo trường phái hiện đại, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường
được, vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực.
Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng là “khả năng một hành động hoặc
một sự kiện nào đó có thể đem lại những kết quả bất lợi ảnh hưởng trực tiếp
đến nguồn thu nhập hay nguồn vốn của tổ chức hoặc tạo ra các trở ngại
ngăn cản tổ chức tiếp tục kinh doanh và tận dụng cơ hội tạo ra lợi nhuận”.
Căn cứ Hiệp ước Basel II, rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân
hàng bao gồm ba loại rủi ro chính là rủi ro Tín dụng, Rủi ro thị trường và
rủi ro Hoạt động. Bên cạnh đó, rủi ro cịn được phân loại thành rủi ro thanh
khoản, rủi ro danh tiếng, rủi ro chính sách và rủi ro pháp lý.
Trong rủi ro hoạt động, được chia thành các loại rủi ro sau:

- Rủi ro TS cố định.
- Rủi ro hợp nhất/tái cơ cấu.
- Rủi ro th ngồi.
- Rủi ro bảo mật thơng tin, Công nghệ thông tin.
- Rủi ro rửa tiền/tài trợ khủng bố.
- Rủi ro gián đoạn hoạt động kinh doanh liên tục.
- Rủi ro tác nghiệp.
Như vậy, theo phân loại như trên thì Rủi ro tác nghiệp là một rủi
ro đặc thù thuộc rủi ro hoạt động.
1.2.2 Một số nội dung về rủi ro tác nghiệp
1.2.2.1 Khái niệm rủi ro tác nghiệp
Khái niệm rủi ro tác nghiệp: Theo Hiệp ước vốn Basel II thì Rủi ro tác
nghiệp “là nguy cơ tổn thất do các quy trình, con người và hệ thống nội bộ
không đạt yêu cầu hoặc không hoạt động, hay do các sự kiện bên ngoài.
Khái niệm rủi ro tác nghiệp bao gồm cả rủi ro luật pháp, nhưng không bao
gồm rủi ro chiến lược và rủi ro uy tín doanh nghiệp”.
Như vậy, RRTN là rủi ro phát sinh do yếu tố con người, chẳng hạn
như gian lận của Nhân viên Ngân hàng, do lỗi cẩu thả, sai sót trong quá

22


trình tác nghiệp, sự thiếu chặt chẽ trong quy trình nghiệp vụ hoặc các lý do
khác.
Trong các loại rủi ro của ngân hàng thì rủi ro tác nghiệp là loại rủi ro
ảnh hưởng nhiều nhất và bao trùm lên tất cả các loại rủi ro. Đây là rủi ro từ
con người, từ hệ thống nội bộ. Do đó, trong hoạt động quản lý rủi ro, nếu
như quản lý tốt rủi ro tác nghiệp thì sẽ giảm thiểu nguy cơ xảy ra các loại
rủi ro khác.
1.2.2.2 Phân loại rủi ro tác nghiệp

Dựa trên các yếu tố tác động đến rủi ro tác nghiệp, ta có thể chia rủi
ro tác nghiệp thành các dạng sau:
o Rủi ro liên quan đến gian lận và phạm tội nội bộ
- Cán bộ ngân hàng tự thực hiện hoặc cấu kết với các đối tượng bên
ngoài thực hiện các hành vi gian lận;
o Rủi ro liên quan đến gian lận và tội phạm từ bên ngoài
- Các đối tượng bên ngoài thực hiện trộm cắp, lừa đảo;
o Rủi ro liên quan đến quá trình xử lý cơng việc
- Sai sót trong q trình xử lý cơng việc do vơ tình, thiếu kinh
nghiệm trong q trình xử lý cơng việc;
- Trong q trình xử lý cơng việc, thực hiện không hết trách nhiệm,
nhiệm vụ được giao.
- Trong q trình tác nghiệp khơng thực hiện đúng quy trình.
o Rủi ro liên quan đến hệ thống công nghệ thông tin
- Lỗi phần cứng;
- Lỗi đường truyền;
- Phần mềm bị lỗi hoặc bị vius xâm nhập trong quá trình tác nghiệp.
o Rủi ro liên quan đến cơ chế, chính sách, quy định, quy trình
- Những quy trình, quy định khơng sát với thực tế hoặc có kẻ hở
trong q trình tác nghiệp.
- Những văn bản, quy định có sự chồng chéo, khó thực hiện;
o Rủi ro liên quan đến mơ hình tổ chức, cán bộ và an tồn nơi làm việc

23


- Các chính sách liên quan đến sắp xếp, tổ chức, thăng tiến không
hợp lý;
- Thực hiện chưa hoặc không đầy đủ các nghĩa vụ đối với người LĐ;
Về bản thân cán bộ:

- Cán bộ chưa có đầy đủ năng lực để đáp ứng yêu cầu công việc;
- Vi phạm kỷ luật, nội quy lao động;
Về an toàn nơi làm việc: nơi làm việc chưa đảm bảo an toàn dẫn đến phát
sinh các khoản bồi thường tai nạn lao động.
1.2.2.3 Hậu quả do rủi ro tác nghiệp:
RRTN không chỉ gây thiệt hại cho ngân hàng về mặt tài chính mà
cịn gây ảnh hưởng rất lớn đến uy tín, thương hiệu của ngân hàng. Sau đây
chỉ ra một số hậu quả chính mà ngân hàng gặp phải do RRTN gây ra:
+ Trước hết đó là rủi ro gây tổn thất về tài chính-vốn và tài sản của
Ngân hàng, là rủi ro có tổn thất có thể xác định được giá trị bằng tiền.
+ Đối với hoạt động marketing và bán hàng: RRTN có thể đưa ngân
hàng rơi vào tình trạng khi đưa các sản phẩm mới mà khơng được thị
trường đón nhận.
+ Đối với lĩnh vực công nghệ thông tin: Ngân hàng có thể đối mặt
với tình trạng mất dữ liệu hoặc hệ thống ngừng hoạt động.
+ Đối với hoạt động tài chính: Hậu quả của RRTN có thể là việc
định giá tài sản sai, các báo cáo lãi lỗ không hồn chỉnh, các khoản mục kế
tốn khơng được đối chiếu;
+ Đối với hoạt động quản lý nhân sự và môi trường làm việc: Hậu
quả của RRTN có thể là việc đình cơng, nghỉ việc hàng loạt của người lao
động hoặc những ứng xử không đúng với Luật lao động.
+Đối với uy tín của ngân hàng: Ứng xử của nhân viên ngân hàng
không tốt dẫn đến ngân hàng mất khách hàng, làm giảm lợi nhuận và uy tín
của ngân hàng.

24


1.3 Một số nội dung về Quản trị RRTN
1.3.1 Khái niệm

Khái niệm: Quản trị rủi ro tác nghiệp là quá trình xác định phạm vi,
thiết lập bộ máy; cơ cấu tổ chức, các chính sách, trách nhiệm quản lý, sử
dụng các nguồn lực, công cụ quản lý để nhận diện, đánh giá/đo lường, đưa
ra các giải pháp nhằm phòng ngừa/giảm thiểu và giám sát/báo cáo các rủi
ro tác nghiệp đã được xác định.
Mục tiêu của QTRRTN:
+ Hạn chế, giảm thiểu các chi phí, tổn thất có thể xảy ra từ các hoạt
động tác nghiệp;
+ Giảm vốn dành cho RRTN, tăng thêm nguồn vốn đưa vào hoạt
động kinh doanh;
+ Bảo vệ uy tín của ngân hàng, đạt mục tiêu hoạt động kinh doanh an
toàn, hiệu quả.
1.3.2 Các yếu tố tác động đến Quản trị Rủi ro tác nghiệp
QTRRTN của NHTM bị chi phối bởi nhiều yếu tố, cả yếu tố chủ
quan và yếu tố khách quan.
Yếu tố chủ quan là những yếu tố xuất phát từ nội tại của các NHTM,
cụ thể gồm có:
Bộ máy quản lý: được xây dựng hợp lý, khoa học, phân công công
công việc rõ ràng cụ thể sẽ giúp cho công tác QTRRTN được thực hiện dễ
dàng, thuận lợi.
Nhân sự: Nhân sự được đào tạo bài bản, có năng lực, có đạo đức
nghề nghiệp sẽ hạn chế những gian lận trong nội bộ ngân hàng và hạn chế
những thao tác sai trong quá trình tác nghiệp (RRTN). Do đó, việc
QTRRTN sẽ được thuận lợi dễ dàng.
Nền tảng công nghệ: Công nghệ tốt sẽ giúp cho các thao tác trong
quá trình tác nghiệp được thực hiện dễ dàng, thuận lợi từ đó đảm bảo thuận
tiện cho quá trình QTRRTN.

25



×