Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong rễ cau nổi ở huyện phú lộc tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 51 trang )

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA
-------  -------

Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa
học trong rễ cau nổi ở huyện
Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC

Sinh viên thực hiện
Lớp

: Lê Thị Mỹ Ly
: 08 – CHD

Giáo viên hướng dẫn : Th.S Phan Thảo Thơ


2

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 4
1. Lí do chọn đề tài .....................................................................................................4
2. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................5
3. Mục đích nghiên cứu ..............................................................................................5
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................5
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...............................................................5


6. Bố cục luận văn ......................................................................................................6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN....................................................................................... 7
1.1. Sơ lược về họ Cau ...............................................................................................7
1.2. Tổng quan về cây cau ..........................................................................................9
1.3. Các nghiên cứu về thành phần hóa học của rễ cau ...........................................14
1.4. Một số thành phần hóa học chính trong hạt và rễ cau.......................................15
1.5. Tính chất và cơng dụng chữa bệnh của cau trong dân gian ..............................17
1.6. Giới thiệu các phương pháp nghiên cứu ...........................................................19
1.6.1. Phương pháp phân tích trọng lượng ...............................................................19
1.6.2. Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ...................................................20
1.6.3. Phương pháp đo quang phổ hấp thụ UV-VIS ................................................21
1.6.4. Phương pháp chiết Soxhlet ............................................................................22
1.6.5. Phương pháp sắc ký ghép khối phổ (GC-MS) ...............................................24
CHƯƠNG 2: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 26
2.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................26
2.2. Nguyên liệu, thiết bị - dụng cụ, hóa chất ..........................................................26
2.2.1. Thu gom nguyên liệu ......................................................................................26
2.2.2. Xử lí nguyên liệu ............................................................................................27
2.2.3. Thiết bị - dụng cụ, hóa chất ............................................................................27
2.3. Phương pháp xác định một số chỉ tiêu hóa lí ....................................................28
2.3.1. Xác định độ ẩm trong rễ cau ..........................................................................28
2.3.2. Xác định hàm lượng hữu cơ trong rễ cau .......................................................29


3

2.4. Xác định một số hàm lượng kim loại ................................................................29
2.5. Khảo sát điều kiện chiết tách các hợp chất trong rễ cau nổi .............................30
2.5.1. Khảo sát lựa chọn dung môi chiết ..................................................................30
2.5.2. Khảo sát tỉ lệ R/L tối ưu .................................................................................30

2.5.3. Khảo sát thời gian chiết tối ưu .......................................................................31
2.6. Định tính dịch chiết với thuốc thử ancaloit .......................................................31
2.7. Xác định thành phần các hợp chất chính trong rễ cau nổi ................................31
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 33
3.1. Xác định một số chỉ tiêu hóa lý của rễ cau nổi .................................................33
3.1.1. Xác định độ ẩm của rễ cau nổi .......................................................................33
3.1.2. Xác định hàm lượng hữu cơ ...........................................................................33
3.1.3. Xác định hàm lượng kim loại .........................................................................34
3.2. Kết quả khảo sát chọn dung môi nghiên cứu ....................................................35
3.3. Kết quả khảo sát điều kiện chiết rễ cau nổi.......................................................36
3.3.1. Khảo sát tỉ lệ rắn – lỏng tối ưu .......................................................................36
3.3.2. Khảo sát thời gian chiết tối ưu .......................................................................38
3.4. Kết quả định tính dịch chiết với thuốc thử ancaloit ..........................................39
3.5. Kết quả nghiên cứu thành phần hóa học trong dịch chiết rễ cau nổi ................40
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 47
PHỤ LỤC


4

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Từ ngàn xưa, con người đã biết sử dụng nguồn thực vật và cả động vật trong
tự nhiên để làm các bài thuốc chữa bệnh có giá trị và tăng cường sức khỏe. Qua trải
nghiệm từ cuộc sống, kho tàng cây dược liệu của con người càng ngày càng phong
phú, đa dạng và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người.
Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, được sự ưu đãi của thiên nhiên nên
thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loài thực vật. Trong số đó, có nhiều loại cây
được dùng làm thuốc như cây cau, dây thìa canh, cây đinh lăng, cây lược vàng,…

Cây cau có tên khoa học là Areca catechu L. thuộc họ cau (Arecaceae) được
trồng nhiều ở khu vực nhiệt đới gió mùa như Ấn Độ, Thái Lan, Đài Loan,… Quả
cau thường được kết hợp với lá trầu, vôi sử dụng làm món nhai miệng, là một nét
đẹp văn hóa của người Việt Nam. Trên thế giới, cau được kết hợp với một số
nguyên liệu thiên nhiên khác tạo chất kháng oxi hóa dùng trong mỹ phẩm, làm
thuốc chữa bệnh trầm cảm, bệnh cao huyết áp,… Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu
về lá, vỏ quả, hạt cau với nhiều công dụng có giá trị. Cụ thể, lá cau dùng để chữa
kinh giật ở trẻ em; vỏ quả cau (đại phúc bì) là quả đã bỏ hạt, phơi khơ dùng để trị
các chứng phù, thủng, cổ trướng, hạt cau thường được sử dụng để trị trị giun sán, tả
lỵ, chữa bỏng. Rễ cau, thường là rễ cau nổi có tác dụng chữa căn bệnh phổ biến ở
đàn ơng đó là bệnh yếu sinh lí. Việc chữa trị chứng bệnh yếu sinh lí là một trong
những nhu cầu cấp thiết vì nó đem lại lợi ích và hạnh phúc cho mọi người. Hiện
nay, có rất ít tài liệu nghiên cứu khoa học cơng bố về thành phần hóa học trong rễ
cau nổi. Với mong muốn tìm hiểu một số hoạt chất có trong rễ cau nổi nhằm hiểu rõ
tác dụng của chúng trong các bài thuốc dân gian chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu
chiết tách và xác định thành phần hóa học trong rễ cau nổi ở huyện Phú Lộc,
tỉnh Thừa Thiên Huế”.
Hi vọng rằng với những kết quả nghiên cứu được từ đề tài kết hợp với những
cơng trình nghiên cứu trước đây chúng ta sẽ có một cái nhìn tổng quan hơn về giá
trị cũng như hiệu quả sử dụng của rễ cau nổi.


5

2. Đối tượng nghiên cứu
Rễ cau nổi nghiên cứu được lấy từ vườn cau tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa
Thiên Huế.
3. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu q trình chiết tách các hợp chất hóa học từ rễ cau nổi.
- Xác định thành phần hóa học trong dịch chiết.

4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu lý thuyết
Phương pháp nghiên cứu các hợp chất tự nhiên, tổng quan các tài liệu tìm hiểu
thực tế, thành phần hóa học và ứng dụng của rễ cau nổi.
4.2. Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp lấy mẫu, thu hái và xử lý mẫu.
- Phương pháp trọng lượng để khảo sát độ ẩm và hàm lượng tro của rễ cau.
- Phương pháp quang phổ hấp phụ nguyên tử để xác định hàm lượng các kim
loại trong rễ cau.
- Chiết bằng phương pháp chiết nóng soxhlet.
- Phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử UV – VIS xác định mật độ quang
của các dịch chiết để chọn dung mơi chiết thích hợp, khảo sát một số yếu tố ảnh
hưởng đến quá trình chiết (thời gian, tỉ lệ rắn – lỏng).
- Phương pháp sắc ký khí - phổ khối liên hợp (GC - MS) nhằm phân tách và
xác định thành phần định tính và định lượng các hoạt chất chính trong các dịch
chiết.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học
- Cung cấp các thông tin khoa học về rễ cau nổi như một số chỉ tiêu hóa lý,
khảo sát thành phần và cấu tạo một số hợp chất hóa chất trong rễ cau nổi.
- Cung cấp những thông tin, tư liệu làm cơ sở cho việc nghiên cứu sau này.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Nhằm giúp cho việc ứng dụng rễ cau ở phạm vi rộng một cách khoa học hơn
trong đời sống.


6

- Giải thích một cách khoa học một số kinh nghiệm dân gian về ứng dụng của
rễ cau.

6. Bố cục luận văn
Luận văn gồm có 8 bảng, 27 hình và các phần như sau:
- Mở đầu
- Chương 1: Tổng quan (19 trang)
- Chương 2: Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu (7 trang)
- Chương 3: Kết quả và thảo luận (13 trang)
- Kết luận và kiến nghị
- Tài liệu tham khảo


7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Sơ lược về họ Cau [10]
Họ Cau (Arecaceae) còn gọi là Palmae hay họ Cọ hoặc họ Dừa, là một họ thực
vật có hoa, thuộc về lớp thực vật một lá mầm và nằm trong bộ Arecales (bộ Cau).
Hiện nay, người ta biết 202 chi với khoảng 2.600 loài, phần lớn sinh sống ở vùng
nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Các loài như chà là, mây, cọ hay dừa cũng thuộc về họ
này. Trong số tất cả các họ thực vật thì họ Cau có lẽ là dễ nhận biết nhất. Các loài
như chà là, mây, cọ hay dừa cũng thuộc về họ này (hình 1.1). Cây cọ dầu sản xuất
ra loại dầu cọ là loại dầu dùng trong chế biến thực phẩm. Một vài loại được trồng để
lấy cây non làm rau. Nhựa của một số lồi đơi khi cịn được lên men để sản
xuất rượu vang.
Chi Cau (Areca) là một chi của khoảng 50 loài thực vật thuộc họ Cau. Các chi
quan trọng về mặt kinh tế có thể kể đến là:
- Areca – Cau

- Jubaea – Cọ Chile và cọ Coquito

- Arenga


- Orbignya

- Attalea

- Phoenix – Chà là

- Bactris

- Raphia – Cọ Raffia

- Borassus – Thốt nốt (lấy đường)

- Rhapis

- Calamus – Song, mây

- Roystonea – Cọ hoàng gia

- Cocos – Dừa

- Sabal – Cọ châu Mỹ

- Copernicia – Cọ lấy nhựa

- Salacca – Salak

- Elaeis – Cọ dầu

- Trachycarpus


- Euterpe – Cọ lấy rau ăn

- Veitchia

- Jessenia

-Wallichia

Có 7 lồi thường dùng làm thuốc với tên Báng, Cau, Cau rừng, Cọ, Dừa,
Huyết kiệt, Thốt nốt. Trong đó, hai lồi được dùng trong cơng nghiệp dược là Cau,
Huyết kiệt, các loài khác làm thuốc trong dân gian.
- Chi Areca: Cau (A. catechu L.): Thân cột mọc đứng, hoa đơn tính cùng gốc,
quả hạch, vỏ quả dùng làm thuốc gọi là đại phúc bì và hạt gọi là Binh lang dùng làm
thuốc trừ sán.


8

- Chi Arenga - Báng (A.Pinnata (Wurrmb.) Merr. Lá xẻ lơng chim, quả có
nhiều dịch rất ngứa. Ruột thân chứa nhiều bột, để ăn hay làm rượu. Bột Báng làm
thuốc chữa suy nhược, quả sắc uống chữa đau nhức, thân chữa cảm sốt.
- Chi Borassus: Thốt nốt (B.flabellifer L.). Dịch từ cụm hoa chế đường và làm
rượu.
- Chi Calamus – Mây: Mây (C.tenuis Roxb); Song (C.rudentum Lour.); Huyết
kiệt (C.draco Willd.): cây mọc ở rừng nhiệt đới đảo Bomeo. Nhựa làm thuốc bổ
máu, gọi là Huyết kiệt, được nhập làm thuốc.
- Chi Livistonan – Cọ: Cọ xẻ (L.chinensis (Jacq.) R. Br.): hạt làm thuốc chữa
ưng thư mũi, họng, thực quản.
- Chi Cocos – Dừa: Dừa (C.nucifera L.): quả hạch có vỏ quả trong hóa gỗ, hạt

có nội nhũ dầu, nhiều bộ phận được dùng làm thuốc.

Báng

Thốt nốt

Dừa

Lá buôn


9

Chà là

Cọ dầu

Hình 1.1. Hình ảnh một số cây trong họ Cau
1.2. Tổng quan về cây cau [2], [11], [12]
1.2.1. Tên gọi
Tên khoa học

: Areca catechu L.

Tên thường gọi : Cây Cau, Mạy làng (Tày), Pơ lạng (K’ho)…
Tên khác

: Arec cachou, Arequier (Pháp), Betel nut palm, Arecanut

(Anh), Betelnusspalme (Đức), palma catechou (Tây Ban Nha), Tân lang hay Binh

lang (Trung Quốc), Pinang (Malaysia).
1.2.2. Phân loại khoa học
Giới

: Plantae

Ngành

: Magnoliophyta

Lớp

: Liliopsida

Bộ

: Arecales

Họ

: Arecaceae (cau)

hay họ Palmae (Dừa)
Chi

: Areca.L

Lồi

: A.catechu


Hình 1.2. Cây cau


10

1.2.3. Mô tả cây cau
Cây cau là cây thân gỗ trung bình, sống lâu năm. Thân hình trụ, cao tới hơn
10 m, thân có nhiều vịng sẹo do vết lá cũ rụng, có các đốt cách nhau khoảng 10cm.
Gốc thân hơi phình rộng, mang nhiều rễ nổi. Đầu thân mang lá mọc dày đặc thành
chum.
Lá dài tập trung ở ngọn, cuống phát triển thành bẹ to ôm lấy thân, phiến lá to,
rộng, xẻ lông chim.
Hoa nhỏ tự mọc thành buồng, ngồi có mo bao bọc, hoa đực ở trên, hoa cái ở
dưới, mo rụng khi hoa nở. Hoa đực nhỏ màu trắng ngà, thơm, màu lục. Hoa cái to,
bao hoa khơng phân hố.
Quả hạch hình trứng thn cả hai đầu, lúc cịn non có màu xanh, vỏ bóng
nhẵn, khi già có màu vàng, vàng cam hoặc đỏ.
Hạt hơi hình nón cụt, đầu trịn giữa đáy hơi lõm, kích thước 1,5 - 2cm, vị
chát. Mặt ngồi trơn bóng có nhiều vân nâu xẫm là do những lớp nội nhũ xếp cuộn
lại. Phơi nằm ở chính giữa nội nhũ. Sau khi phơi khô hạt rắn chắc lại, nhăn theo
những vân nâu sẫm.
Rễ cau có hai loại: rễ nổi và rễ chìm. Rễ cau nổi to hơn rễ cau chìm, có màu
vàng hơi nâu tùy theo mùa.
Các bộ phận của cây cau được mơ tả ở hình 1.3.

Thân cau

Hoa cau



11

Quả cau

Hạt cau

Rễ cau nổi

Rễ cau chìm

Hình 1.3. Các bộ phận của cây cau
1.2.4. Phân bố, sinh thái
- Cau phân bố trên phần lớn vùng nhiệt đới châu Á và Thái Bình Dương cũng
như một vài vùng ở Đơng Phi. Nó có nguồn gốc từ Malaysia hoặc từ Philippines,
thường được gây trồng để lấy quả ăn trầu nhưng do dáng cây đẹp, mọc cao nên có
thể kết hợp gây trồng làm cảnh nơi vườn cây, sát bờ tường, hay dọc lối đi.
- Ở nước ta, cây cau được trồng từ lâu đời và khá phổ biến khắp các vùng
nông thôn để lấy quả ăn trầu và hạt làm thuốc. Quả của nó được bổ (hay cắt) thành
các lát mỏng cuộn trong lá trầu không và têm vôi thành miếng trầu, làm lễ vật trong
nhà, để thờ cúng và cưới xin, làm cảnh. Mo cau có thể dùng làm quạt, lá cau khô
được dùng làm chổi.


12

Những tỉnh trồng nhiều cau là Hưng Yên, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An,
Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Tiền Giang, Bến Tre, Cần
Thơ, Kiên Giang, với diện tích khoảng 5 - 6 nghìn ha.
- Cau có 3 loại chính: Cau vườn, cau cảnh và cau rừng.

 Cau vườn cao độ 10 - 20m, đường kính khoảng 10 - 15 cm, lá có bẹ to dài
từ 1,5m đến 2m, hình lơng chim. Hoa nhỏ, màu trắng ngà, thơm. Quả hạch hình
trứng, to gần bằng quả trứng gà, lúc non xanh, vỏ bóng nhẵn, khi già thành màu
vàng đỏ (hình 1.4). Quả bì có sợi, hạt có nội nhũ xếp cuốn. Hạt hơi hình nón cụt,
đầu trịn, màu nâu nhạt, vị chát. Cau được trồng bằng hạt, sau 5 – 6 năm mới thu
hoạch.

Hình 1.4. Cau vườn
 Cau cảnh: Cau cảnh là cây thân gỗ có đốt, phân nhánh dưới gốc tạo thành
bụi nhỏ. Thân có nhiều đốt, thẳng, màu vàng ánh, dưới gốc của thân có các chồi
nách có khả năng tạo thành nhánh chồi. Các bó mạch gỗ và mạch rây phân tán khắp
thân, gỗ thuộc loại gỗ mềm. Lá kép lơng chim có bẹ lá ôm lấy thân, khi già thì tách
ra khỏi thân để lộ các đốt của thân.
Cây thường không to cao, từ gốc có nhiều nhánh mọc thành bụi, khóm. Các
nhánh tuy mọc ở gốc của thân, nhưng không thể tách ra nhân giống như đối với các
cây thực vật lớp 2 lá mầm được vì khả năng ra rễ kém, khi tách dễ bị chết do lớp
gốc bị hỏng. Cây lớn thường ra hoa vào tháng 5 – 6 và có lá bắc to bao ngồi như
dừa, cau ăn quả... có khả năng đậu quả khá cao (hình 1.5).


13

Cau cảnh có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới như ở miền Nam nước ta được
sưu tập để trồng làm cây cảnh.

Cau Bẹ Đỏ
(Cyrtostachys lakka)

Cau Schampal
(Hyophorbe lagenicaulis)


Cau đuôi chồn
(Normanbya normanbyi)

Cau vàng
(Areca Palm)

Cau trắng
(Veitchia merrilli )

Cau vua
(Roystonia regia)

Hình 1.5. Cau cảnh
 Cau rừng (Areca Laoensis L.): Cây bé, thân trụ mọc thẳng đứng đơn độc,
cao 2 – 6 m, có đốt đều đặn, cách xa nhau 8 – 10 cm, lá dài khoảng 1 m, dạng kép
lông chim, các lá chét xếp vào rất sát nhau, khơng đều, hình cong liềm, mép hơi có
răng, lá tập trung ở ngọn, hoa vàng nhạt. Quả nhỏ, nhọn, chắc, hình trứng, khi chín
có màu vàng cam (hình 1.6).


14

Ở nước ta cau rừng có nhiều ở Thanh Hóa, Nghệ An, Kontum, Bình Thuận,
Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, tới Kiên Giang.

Hình 1.6. Cau rừng
1.3. Các nghiên cứu về thành phần hóa học của rễ cau [5], [7], [8]
1.3.1. Các nghiên cứu trong nước
- Theo tạp chí Khoa học 2011:19b 80-84, nhóm tác giả Lê Thanh Phước và

Bành Nguyễn Anh Hào ở Cần Thơ đã Góp phần khảo sát thành phần hóa học của
rễ cau (Areca catechu L.). Nhóm này đã phân lập và xác định cấu trúc của lupeol và
lupeol acetate từ rễ cau.
- Theo tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học lần thứ 7
Đại học Đà Nẵng năm 2010, tác giả Bùi Ngọc Phương Châu đã Nghiên cứu chiết
tách, xác định thành phần hợp chất hóa học trong hạt và rễ cây cau.
- Một số bài thuốc y học cổ truyền sử dụng rễ cau của Dược sĩ Đỗ Huy Bích.
1.3.2. Các nghiên cứu trên thế giới
- Theo Titin Yulineri, Ernawati Kasim, Novik Nurhidayat ở Viện nghiên cứu
sinh vật học Indonesia đã nghiên cứu Những yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng
Selenium trong hạt và rễ cau được lên men từ tổ hợp nấm Acetobacter (vi khuẩn
acid acetic) và Saccharomyces (nấm đường) có tác dụng như chất sát khuẩn trong
các loại nước súc miệng.
- Theo tạp chí Đại học Naresuan 2006, nhóm nghiên cứu Penpun
Wetwitayaklunga, Thawatchai Phaechamudb, Chutima Limmatvapiratc, Sindhchai


15

Keokitichaid ở Thái Lan đã Nghiên cứu khả năng chống oxy hóa trong các bộ phận
khác nhau của cây cau cho thấy trong dịch chiết hạt và rễ cau trong dung mơi
methanol và nước có khả năng chống oxi hóa cao hơn so với các dung môi khác.
- Theo tạp chí Nơng nghiệp và thực phẩm hóa học [1997, 45 (4) : 1185-1188],
nhóm tác giả Wang CK, Lee WH, Peng CH ở Đài Loan đã nghiên cứu Hàm lượng
phenolic và ancaloit trong cau.
- Trong một cuộc khảo cứu rộng lớn trên 100 lồi thảo mộc ở Á Đơng, hãng
Coreana cosmetics đã tìm ra hoạt chất từ cau cùng với riềng, nghệ, cải, đinh hương,
đơn bì, đại hồng,... có thể dùng để chiết xuất chất kháng oxi hóa. Một ứng dụng
được thực hiện dựa trên tính chất này là trộn cau với dương mai hay riềng, đinh
hương, mộc hương làm thuốc bảo vệ da, làm mỹ phẩm. Các mỹ phẩm này dựa trên

tính chất khử những gốc tự do của cau, hỗn hợp vitamin hay cam thảo.
- Những chất phenol, procyanidin và axit mỡ từ cau được dùng để chữa sâu
răng, trị viêm răng, chống mảng bám răng nhờ khả năng ức chế tác dụng 5nucleotidase, glucotransferase trong streptococus mutans. Hoạt chất từ cau còn
được đưa vào thuốc trị khối u, chữa các chứng nhiễm virut vì chúng ức chế
glucerophosphat deshydrogenase.
- Theo một số bản báo cáo ở Malaysia, cau thuộc trong số ít thảo mộc rất mạnh
ức chế đến giun. Trong cau có một phần tanin ức chế được enzim chuyển đổi
angiotesin nên được xem là chất chống huyết áp. Chiết xuất từ cau với dichloro
methan dùng làm thuốc chống bệnh trầm cảm.
- Người ta đã làm thuốc nhuộm vải, lụa với phần chiết từ cau. Tanin trong cau
được trộn với natrium sulfat, natrium carbonat làm thuốc nhuộm tóc đem xám. Nhờ
chất proanthocyanidin, đặc biệt chất epicatechin-catechin, cau được hòa với acetyl
glutamin acetat, butylen glycol glycerol trong etanol và nước làm thuốc kích thích
tóc mọc.
1.4. Một số thành phần hóa học chính trong hạt và rễ cau [2], [9], [10], [13]
1.4.1. Hạt cau
Trong hạt có tanin, tỷ lệ tanin trong hạt già chiếm khoảng 15 -20% còn trong
hạt non tỷ lệ cao hơn, có khi chiếm 70%. Ngồi ra hạt còn chứa chất béo (khoảng


16

14 %) với thành phần chủ yếu gồm myristin chiếm 1/5; olein 1/4; lauxin 1/2, các
chất đường chiếm khoảng 2% sacaroza, mantoza, galactoza và một số muối vô cơ.
Hoạt chất chính hạt cau là 4 ancaloit sau: arecolin, arecain, guvaxin và
guvacolin. Trong 4 ancaloit trên, arecolin là hoạt chất chính, trong hạt thường chiếm
khoảng 0,1 - 0,5%.
Arecolin

Arecaidin


Guvacolin

Guvaxin

C8H13NO2

C7H11NO2

C7H11NO2

C6H9NO2

O
C
N
CH3

O

O
C

O
CH3

C

OH


N

N

CH3

H

O
C

O
CH3

OH

N
H

Tác dụng dược lý của arecolin gần giống với isopelltierin, pilocarpin và
muscarin, có tác dụng tăng cường phân tiết các tuyến như tuyến nước bọt, tuyến mồ
hôi, tuyến dịch vị, dịch ruột, gây thu nhỏ đồng tử. Đối với hệ cơ trơn, arecolin kích
thích với liều thấp và làm liệt cơ với liều cao. Tác dụng diệt sán của arecolin chủ
yếu thông qua tác dụng kiểu nicotin nghĩa là ức chế các hạch thần kinh, khớp thần
kinh cơ, gây tê liệt các cơ của sán làm cho sán không bám vào thành ruột được.
Arecolin cịn có khả năng cải thiện trí nhớ ở bệnh nhân Alzheimer nhưng nó khơng
phải là loại thuốc đầu tiên để điều trị căn bệnh thối hóa này.
Theo những nghiên cứu gần đây, arecolin có thể gây ra những biến đổi trên
ADN, gây lệch lạc nhiễm sắc thể trong tế bào lympho của máu ngoại biên cũng như
các tế bào có nhân nhỏ trong số các tế bào sừng bong ra khỏi niêm mạc miệng. Kết

quả này đã được khẳng định qua nghiên cứu trong phịng thí nghiệm (in vitro) của
Ashby và cộng sự. Mặc dù vậy, cũng không phủ nhận các tác dụng arecolin được sử
dụng trong y học.
1.4.2. Rễ cau
Theo những tài liệu trước đây, đã có một số hợp chất chính đã được xác định
trong rễ cau gần giống với hạt cau, đó là các ancaloit và tanin (polyphenol). Trong


17

rễ cau có một ancaloit giống hạt cau đó là arecolin. Ngồi ra có một số axit béo đã
được xác định như sau:
 Axit myristic
- Tên IUPAC: tetradecanoic acid
- CTPT: C14H28O2
- Tính chất vật lí: tinh thể màu trắng, khơng hòa tan trong nước, tnc = 58,5 0C.
 Axit oleic
- Tên IUPAC: cis-9-octadecenoic
- CTPT: C18H34O2
- Tính chất vật lí: Chất lỏng như dầu màu vàng nhạt hay vàng hơi nâu, tnc =
13,4 0C; ts = 286 0C, khối lượng riêng ở 20 0C: 0,891 g/cm3, không tan trong nước,
tan trong etanol, ete.
 Axit stearic
- Tên IUPAC: Octadecanoic acid
- CTPT: C18H36O2

- Tính chất vật lí: tinh thể khơng màu, tnc = 69,6 0C, khơng tan trong nước, tan
trong ete, ít tan trong benzen, clorofom, etanol, axit axetic.
1.5. Tính chất và cơng dụng chữa bệnh của cau trong dân gian [12], [13]
Hầu hết các bộ phận của cây cau đều có cơng dụng chữa bệnh. Trong y học cổ

truyền người ta sử dụng các thành phần của cây cau để chữa một số bệnh như sau:
- Lá buồng cau (bẹ cau non): có tác dụng tiêu viêm rất tốt. Phối hợp với vỏ
núc nác, mỗi thứ 20 - 30g, thái nhỏ, sắc uống; kết hợp lấy lá đinh lăng lót giường
nằm, chữa kinh giật ở trẻ em.
- Buồng cau đang ra hoa và hình thành quả non bị thui chột, khơng phát triển,
tự khô héo, màu vàng xám, gọi là buồng cau điếc (tên dân gian) hay tua cau rũ (tên
trong sách thuốc cổ). Buồng cau điếc đốt tồn tính (khơng để cháy thành than) tán
nhỏ, mỗi lần 4 - 6g ăn với cháo hoa, chữa hen suyễn hoặc 8g uống với nước tiểu trẻ
em vào lúc đói, chữa khí hư. Buồng cau điếc (40g) phối hợp với gương sen (1-2 cái)
thái nhỏ, phơi khô, nấu nước đặc uống trong ngày, chữa băng huyết.


18

- Mốc cây cau hay phấn cau, rêu cau là những mảng mỏng màu trắng xám bám
ở gốc và thân cây cau. Khi dùng, cạo lấy mốc, sao qua, lấy 40g giã nhỏ với bồ hóng
(20g), dịt vào vết thương đang chảy máu, máu sẽ cầm ngay.
Để chữa băng huyết, nôn ra máu, lấy mốc cau (20g), tinh tre (20g), lá chuối
hột (10g). Đốt tồn tính, tán nhỏ, sắc uống làm hai lần trong ngày, nôn ra máu, lấy
mốc cau (20g), tinh tre (20g), lá chuối hột (10g). Đốt tồn tính, tán nhỏ, sắc uống làm
hai lần trong ngày.
- Hoa cau là nụ hoa đực của cây cau, có vị ngọt, tính mát, có tác dụng bổ tim,
gan, dạ dày, trị ho, thanh nhiệt, thơng khí, tán ứ trệ khí ở dạ dày... Trong hoa cau
cịn có vitamin A, vitamin C và có nhiều chất xơ.
- Quả cau:
+ Hạt cau (Semen Arecae): gọi là Tân lang hay Binh lang (Trung Quốc). Đã
được ghi vào Dược điển Trung Quốc (1997), Dược điển Việt Nam (1977).
Hạt có vị đắng, chát, tính ơn, có tác dụng diệt trùng, tiêu tích, hành khí, lợi
tiểu. Tẩy giun sán: Hạt cau khô (6-8g) thái nhỏ, sắc với 2 bát rượu, lấy 1 bát, uống
làm 2-3 lần trong ngày. Chữa kiết lỵ, viêm ruột: Hạt cau khô (0,5-4g) sắc uống.

Chữa khó tiêu, bụng đầy trướng: Hạt cau (10g), sơn tra (10g), sắc uống làm hai lần
trong ngày. Chữa trẻ con chốc đầu: Mài hạt cau thành bột, phơi khơ hịa với dầu mà
bơi. Dùng ngồi, bột hạt cau rắc làm thuốc cầm máu.
+ Vỏ quả (Pericarpium Arecae) gọi là Đại phúc bì, đã được ghi vào Dược điển
Việt Nam (1983), Dược điển Trung Quốc (1997). Dược liệu có vị cay, tính hơi ơn,
có tác dụng hạ khí, tiêu thũng chữa phù toàn thân, bụng đầy trướng, đại tiện khơng
thơng, tiểu tiện khó khăn. Lấy lớp vỏ dày trắng bên trong (đã lột bỏ vỏ xanh bên
ngoài) phơi khô. Ngày 6-9g dưới dạng nước sắc.
- Rễ cau:
Rễ cau có tác dụng bổ dưỡng rất tốt. Theo bác sĩ Trần Danh Tài - Chủ tịch Hội
đông y tỉnh Lâm Đồng thì chắc chắn là rễ cau nổi an tồn và hiệu quả hơn Viagra.
Ngồi ra, rễ cau cịn trị đái nhắt, đái són rất hiệu quả. Rễ cau cịn có một số cơng
dụng khác như chữa phù thũng, hen suyễn…


19

 Một số đơn thuốc dùng rễ cau
Rễ cau thường dùng loại rễ màu trắng mọc lộ ra trên mặt đất, gọi là rễ cau nổi.
Dược liệu được thu hái quanh năm, rửa sạch, phơi hay sấy khô.
* Chữa đái rắt, đái són: Rễ cau 10g, rễ trầu khơng 10g (có thể dùng thân và
lá) thái nhỏ, phơi khơ, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm hai lần trong
ngày. Dùng liền vài ngày cho đến khi khỏi.
Lưu ý phụ nữ có thai khơng được dùng.
* Chữa thận hư, yếu sinh lý: Rễ cau nổi dùng độc vị với liều 20 – 30g dưới
dạng nước sắc. Hoặc rễ cau 8g, ba kích 20g, thục địa 20g, hồi sơn 20g, sâm bố
chính 40g, quế thanh 8g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sao vàng (trừ quế), tán nhỏ, rây
bột mịn, trộn với mật hoặc sirô làm thành viên to bằng quả táo. Ngày uống 5 viên
trước khi đi ngủ. Dùng liền trong 1 tháng.
* Chữa phù thũng: Rễ cau non 4g, rễ dứa dại 8g, nướng, vỏ cây đại 8g, sao

vàng, hương phụ 8g, hoắc hương 8g, tía tơ 8g, hậu phác 8g, rễ si 8g, sắc uống trong
ngày (kinh nghiệm của nhân dân ở các tỉnh phía Nam).
* Chữa hen suyễn: Rễ cau 30g, mốc cây cau 20g, sắc uống trong ngày.
1.6. Giới thiệu các phương pháp nghiên cứu [1], [3], [4], [6]
1.6.1. Phương pháp phân tích trọng lượng
Phương pháp phân tích trọng lượng là phương pháp phương pháp phân tích
định lượng dựa vào kết quả cân khối lượng của sản phẩm, hình thành sau phản ứng
kết tủa bằng phương pháp hóa học hay phương pháp vật lý. Do chất phân tích chiếm
một tỉ lệ xác định trong sản phẩm đem cân nên dựa khối lượng của sản phẩm đem
cân dễ dàng suy ra lượng chất phân tích trong đối tượng phân tích.
Q trình phân tích một chất theo phương pháp trọng lượng gồm: chọn mẫu và
gia công mẫu, tách chất cần xác định hoặc các thành phần của nó khỏi mẫu phân
tích, xử lý mẫu rồi cân để xác định khối lượng.
* Một số chú ý khi dùng phương pháp phân tích trọng lượng:

- Phương pháp này thường gặp những sai số do phép cân gây ra, nên phải dùng
cân phân tích có độ chính xác cao.
- Chén được rửa cẩn thận, sấy khô và được nung trong điều kiện nung kết tủa.


20

- Nếu giá trị Δm quá nhỏ, thì phép đo thường dễ gặp sai số lớn, trong trường
hợp đó cần phải làm thí nghiệm nhiều lần để lấy giá trị trung bình.
- Lượng cân của chất phân tích càng lớn, độ chính xác tương đối của các kết
quả phân tích càng cao.
- Để thu được dạng cân, mẫu cần được sấy trong tủ sấy hoặc được nung đến
khi khối lượng không đổi.
- Ưu và nhược điểm của phương pháp:
+ Ưu điểm: Xác định được với độ chính xác cao hàm lượng của các cấu tử

riêng biệt.
+ Nhược điểm: Thời gian xác định kéo dài nên các phương pháp phân tích
trọng lượng bị mất đi giá trị trước kia của mình và trong thực tiễn người ta thay thế
bằng các phương pháp phân tích hóa học và hóa lý hiện đại nhanh hơn nhiều.
1.6.2. Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử
Phép đo phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) là phương pháp phân tích dựa trên cơ
sở đo phổ hấp thụ nguyên tử của một nguyên tố. Đối tượng chính của phương pháp
phân tích theo phổ hấp thụ nguyên tử là phân tích lượng nhỏ (lượng vết) các kim
loại trong các loại mẫu khác nhau của các chất vô cơ và hữu cơ. Với các trang bị và
kĩ thuật hiện nay, bằng phương pháp phân tích này người ta có thể định lượng được
hầu hết các kim loại (khoảng 65 nguyên tố) và một số á kim đến giới hạn nồng độ
cỡ ppm (micrôgam) bằng kĩ thuật F-AAS, và đến nồng độ ppb (nanogam) bằng kĩ
thuật ETA-AAS với sai số không lớn hơn 15%. Chính vì có độ nhạy cao, nên
phương pháp phân tích này đã được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc
biệt là trong phân tích các nguyên tố vi lượng trong các đối tượng mẫu y học, sinh
học, nông nghiệp.
Cơ sở lý thuyết của phép đo AAS là sự hấp thụ năng lượng ánh sáng (bức xạ
đơn sắc) của nguyên tử tự do ở trạng thái hơi khi chiếu chùm tia bức xạ qua đám
hơi của nguyên tố ấy trong môi trường hấp thụ theo định luật hấp thụ ánh sáng
Lambert – Beer. Mẫu được nguyên tử hóa bằng phương pháp ngọn lửa, với hỗn hợp
khí đốt là C2H2 – khơng khí.


21

Để thu được phổ hấp thụ nguyên tử của một ngun tố nào đó cần phải thực
hiện các q trình sau:
+ Xử lí mẫu để đưa nguyên tố cần xác định có trong mẫu về trạng thái dung
dịch của các cation theo một quy trình phù hợp để chuyển hồn toàn nguyên tố cần
xác định vào dung dịch đo phổ.

+ Thực hiện q trình hóa hơi và ngun tử hóa mẫu để tạo ra các đám hơi
nguyên tử - là môi trường hấp thụ và sinh ra phổ hấp thụ nguyên tử. Điều này được
thực hiện ở nhiệt độ cao nhờ nguồn nhiệt là ngọn lửa đèn khí: phun dung dịch chứa
chất phân tích ở trạng thái aerosol vào ngọn lửa đèn khí hoặc bằng phương pháp
khơng ngọn lửa nhờ tác dụng nhiệt của lò graphite.
+ Chiếu chùm bức xạ đặc trưng của nguyên tố cần phân tích qua đám hơi
nguyên tử trên. Chùm bức xạ này được phát ra từ đèn catot rỗng đèn (HCL) hay đèn
phóng điện khơng cực (EDL) làm từ chính nguyên tố cần xác định.
Khi đó nguyên tử tự do sẽ hấp thu năng lượng của chùm bức xạ và tạo ra phổ
hấp thụ nguyên tử, làm cường độ chùm bức xạ đi qua mẫu giảm. Dựa vào cường độ
vạch phổ hấp thụ nguyên tử đó để phân tích định lượng.
1.6.3. Phương pháp đo quang phổ hấp thụ UV-VIS
Phổ hấp thụ phân tử UV-VIS là phổ sinh ra do các điện tử hóa trị trong phân tử
hay nhóm phân tử sẽ hấp thu năng lượng của chùm sáng kích thích (chùm bức xạ
trong vùng UV-VIS) và chuyển lên trạng thái kích thích có mức năng lượng cao
hơn. Phổ này chủ yếu nằm trong vùng sóng từ 190 – 900nm.
 Nguyên tắc
Quang phổ hấp thụ tử ngoại – khả kiến là phương pháp phân tích dựa trên việc
đo độ hấp thụ bức xạ đơn sắc của dung dịch nghiên cứu ở bước sóng xác định trong
vùng tử ngoại – khả kiến. Phương pháp này được dùng chủ yếu để xác định lượng
nhỏ các chất, tốn ít thời gian so với phương pháp khác, đồng thời có thể áp dụng để
phân tích định tính: vì mỗi một dung dịch màu chỉ hấp thụ những tia sáng có bước
sóng λmax nhất định.
Phương trình cơ bản của phép đo định lượng theo phổ UV−VIS là:
D =A= ε. l. C (ε. l = const vậy A = f(C) hàm bậc nhất)


22

Để có thể áp dụng biểu thức này địi hỏi phải đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng

đó là: Sự đơn sắc của nguồn bức xạ đơn sắc, bước sóng tối ưu λmax, ảnh hưởng của
nồng độ và sự ổn định của dung dịch.
 Thiết bị
Máy quang phổ thích hợp dùng cho việc đo phổ vùng tử ngoại và khả kiến
bao gồm một hệ thống quang học có khả năng cung cấp ánh sáng đơn sắc trong dải
từ 200 đến 800 nm, bộ phận tán sắc, bộ phận đựng mẫu đo và bộ phận detector để
đo cường độ tia bức xạ. Hai cốc đo dùng cho dung dịch thử và dung dịch đối chiếu
cần phải có đặc tính quang học như nhau. Khi đo trên máy tự ghi hai chùm tia, cốc
đựng dung dịch đối chiếu được đặt ở bên có chùm tia đối chiếu đi qua.
1.6.4. Phương pháp chiết Soxhlet
Phương pháp chiết là phương pháp thu lấy một hay nhiều chất từ hỗn hợp đã
tách biệt, cô lập và tinh chế các cấu tử có trong hỗn hợp thành những cấu tử riêng.
Chiết Soxhlet là một kiểu chiết liên tục đặc biệt thực hiện nhờ một trang bị
riêng của nó. Kiểu chiết này cũng như kiểu chiết lỏng - lỏng nên về bản chất của sự
chiết vẫn là định luật phân bố chất trong hai pha không trộn vào nhau (hình 1.7).

Hình 1.7. Bộ dụng cụ chiết soxhlet
Bộ chiết soxhlet gồm một bình cầu, một thiết bị chiết và một sinh hàn hồi lưu.
Dung mơi ở trong bình cầu được đun nóng cho bay hơi liên tục, dung môi được
ngưng tụ nhỏ vào chất được chiết đựng trong một cái túi bằng giấy lọc và sau đó lại
chảy vào bình. Đặc biệt dụng cụ chiết soxhlet có thêm một ống xi-phông, chỉ để


23

dung dịch chiết chảy vào bình khi nào mức chất lỏng trong ống chiết đạt được
khuỷu trên của ống xi-phông, dung môi nguyên chất lại được cất lên. Chất được
chiết cần có tỷ khối lớn hơn là dung mơi. Trong q trình đó cấu tử cần được tách
được làm giàu thêm trong dung môi.
Kỹ thuật này chủ yếu sử dụng để chiết tách chất hữu cơ nằm trong pha rắn, bột

hay mảnh nhỏ, hay các vật liệu khô (lá cây). Nó thích hợp chiết các chất hữu cơ từ
các đối tượng mẫu khác nhau, được ứng dụng chủ yếu để tách các hợp chất hữu cơ
từ các mẫu cây lá, rau quả hoặc mẫu đất.
 Ưu, nhược điểm của kỹ thuật chiết soxhlet
 Ưu điểm
- Phương pháp này tiết kiệm được dung môi và hiệu quả tương đối cao, không
tốn công lọc và châm dung môi mới.
- Chiết triệt để bột nguyên liệu.
 Nhược điểm
- Kích thước của bộ phận soxhlet làm giới hạn lượng bột nguyên liệu cần thiết.
Máy loại lớn nhất với bình cầu dung tích 15 lít, có thể chứa một lần đến 10 lít dung
mơi và chiết được 800g nguyên liệu xay nhỏ. Với máy nhỏ hơn chỉ có thể cho vào
mỗi lần vài trăm gam bột nguyên liệu, muốn chiết lượng lớn hơn cần phải lặp lại
nhiều lần.
- Trong quá trình chiết, các hợp chất chiết ra từ bột dược liệu được trữ lại
trong bình cầu, chúng ln bị đun nóng ở nhiệt độ sơi của dung môi nên các hợp
chất kém bền nhiệt sẽ bị phân hủy.
- Hệ thống thủy tinh dễ vỡ, khó tìm bộ phận vừa khớp để thay thế khi làm vỡ.
Giá thành khá cao.
Muốn biết việc chiết xuất đã cạn kiệt chưa, tháo phần ống ngưng hơi, dùng
pipet hút vài giọt dung mơi đang chứa trong bình chứa mẫu, nhỏ lên mặt kính hoặc
giấy lọc, dung mơi bay hơi để lại vết cặn trên mặt kính.
Nếu thấy khơng cịn vết nữa nghĩa là việc chiết xuất đã kiệt, nếu thấy có vết
thì tiếp tục chiết thêm một thời gian nữa.


24

1.6.5. Phương pháp sắc ký ghép khối phổ (GC-MS)
 Phương pháp sắc ký khí (GC)

Sắc ký khí là phương pháp tách các chất trong một hỗn hợp dựa vào sự phân
bố khác nhau của chúng giữa pha động và pha tĩnh. Nguyên lý hoạt động cơ bản là
dựa trên hai quá trình hấp phụ và giải hấp phụ xảy ra liện tục giữa pha động và pha
tĩnh. Trong đó pha động là chất khí cịn pha tĩnh có thể là chất rắn hoặc lỏng.
Phương pháp này chỉ được giới hạn với chất có thể bốc hơi mà khơng bị phân
huỷ hay là trong khi phân huỷ cho sản phẩm phân huỷ xác định dưới thể hơi.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sắc kí khí:
+ Khí mang: Các khí mang phải đảm bảo tính chất khuếch tán cần thiết, phù
hợp với độ nhạy cần thiết, trơ với tướng tĩnh lỏng, chất phân tích, vật liệu làm cột
và detector.
+ Cột sắc kí: Mỗi cột có những chất mang khác nhau để phân tích những loại
chất khác nhau.
+ Nhiệt độ: Tùy thuộc vào nhiệt độ hóa hơi của mẫu mà sử dụng chế độ nhiệt
độ thích hợp. Nhiệt độ thích hợp đã chọn phải giữ khơng đổi trong suốt thời gian thí
nghiệm.

 Ngun tắc hoạt động
- Nhờ có khí mang trong chứa trong máy phát khí, mẫu từ buồng bay hơi được
dẫn vào cột tách nằm trong buồng điều nhiệt. Quá trình sắc ký xảy ra tại đây.
- Sau khi rời khỏi cột tách tại các thời điểm khác nhau, các cấu tử lần lượt đi
vào detectơ, tại đó chúng được chuyển thành tín hiệu điện.
- Tín hiệu này được khuếch đại rồi chuyển sang bộ ghi, tích phân kế hoặc máy
vi tính. Các tín hiệu được xử lí ở đó rồi chuyển sang bộ phận in và lưu kết quả.
Trên sắc đồ nhận được, sẽ có tín hiệu ứng với các cấu tử được tách gọi là pic.
Thời gian lưu của pic là đại lượng đặc trưng cho chất cần phân tích. Dựa vào thời
gian lưu ta có thể xác định được tên chất và đo diện tích mỗi pic ta xác định được
thành phần mỗi chất trong hỗn hợp.
 Phương pháp khối phổ (MS)



25

Nguyên tắc của phương pháp khối phổ là dựa vào chất nghiên cứu được ion
hố trong pha khí hoặc pha ngưng tụ dưới chân khơng bằng những phương pháp
thích hợp thành những ion (ion phân tử, ion mảnh…) có số khối khác nhau. Sau đó
những ion này được phân tách thành những dãy ion theo cùng số khối m (chính xác
là theo cùng tỷ số khối trên điện tích ion, m/e) được sàng lọc bởi một trường điện từ
và xác suất có mặt của mỗi dãy ion có cùng tỉ số m/e được ghi lại trên đồ thị có trục
tung là xác suất có mặt (hay cường độ), trục hồnh là tỉ số m/e gọi là khối phổ đồ.
Phương pháp phổ khối lượng với độ nhạy tuyệt vời (cỡ 10 -6 – 10-9 g) và tốc độ
ghi nhanh sẽ cho những thông tin xác định cấu trúc từ những lượng chất rất nhỏ
tách ra được nhờ phương pháp sắc kí.
Phương pháp GC – MS (Gas Chromatography – Mass Spectrometry) dựa trên
cơ sở “nối ghép” máy sắc ký khí (GC) với máy phổ khối lượng (MS). Phần sắc ký
khí (GC) dùng để phân tích hỗn hợp các chất và tìm ra chất cần phân tích, phần khối
phổ (MS) mơ tả các hợp phần riêng lẻ bằng cách mô tả số khối. Giữa máy sắc kí khí
và máy phổ khối lượng có một bộ phận dùng để tách khí mang trước khi vào buồng
ion hố, sau đó nhờ một phần mềm, các phổ MS này được so sánh với các phổ MS
chuẩn chứa trong thư viện của máy tính.

Hình 1.8. Sơ đồ thiết bị sắc ký khí ghép khối phổ
Tồn bộ hệ thống GC/MS được nối với máy tính để tự động điều khiển hoạt
động của hệ, lưu trữ và xử lí số liệu (hình 2.8).


×