Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nghiên cứu đánh giá chất lượng các chế phẩm chứa aspirin trên thị trường thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 85 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA
------

NGUYỄN THỊ NƯƠNG

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG
CÁC CHẾ PHẨM CHỨA ASPIRIN TRÊN THỊ TRƯỜNG
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC

Đà Nẵng, 5/2015


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG
CÁC CHẾ PHẨM CHỨA ASPIRIN TRÊN THỊ TRƯỜNG
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC
SVTH : NGUYỄN THỊ NƯƠNG
LỚP

: 11CHD

GVHD : TH.S TRẦN THỊ DIỆU MY



Đà Nẵng, 12/2015


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐHSP

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

KHOA HÓA
NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và Tên SV: Nguyễn Thị Nương
Lớp: 11CHD
1. TÊN ĐỀ TÀI: Nguyên cứu đánh giá chất lượng các chế phẩm chứa Aspirin
trên thị trường thành phố Đà Nẵng
2. NGUYÊN LIỆU, DỤNG CỤ VÀ THIẾT BỊ:
- Nguyên liệu: Các chế phẩm Aspirin trên thị trường thành phố Đà Nẵng.
- Dụng cụ và thiết bị:
+ Các dụng cụ thủy tinh dùng trong phân tích: Ống nghiệm, bình tam giác, bình
định mức, bình nón, buret… Và một số dụng cụ cần thiết khác.
+ Cân phân tích, máy thử độ tan rã: PHARMATEST, máy thử độ hòa tan:
CALEVA 10+ST, máy đo quang phổ UV- Vis: JASCO V – 630...
+ Các dụng khác: Cối chày, quả bóp cao su, đũa thủy tinh, bình tia nước cất…
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Nguyên cứu lý thuyết: Đề tài được nghiên cứu dựa trên việc thu thập tài liệu,
nghiên cứu, tổng hợp tài liệu, các bài báo cáo khoa học liên quan kết hợp với các
phương pháp thống kê, phân tích, đánh giá nhằm làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu

và tạo ra cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề đã đưa ra.
- Nghiên cứu thực nghiệm: Kiểm tra các thông số về tính chất, độ rã, độ hịa tan, độ
đồng đều khối lượng, định tính, định lượng đối với thuốc viên nén.
+ Tính chất: Thử bằng cảm quan
+ Độ rã: Đo bằng máy thử độ rã
+ Độ hòa tan: Đo bằng máy thử độ hịa tan
+ Định tính: Thử phản ứng đặc trưng của acid Salicylic
+ Định lượng:
 Phương pháp hóa học: Chuẩn độ thể tích
 Phương pháp hóa lý: Phương pháp quang phổ hấp thụ tử ngoại khả kiến UV-Vis.


3. GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: Th.S Trần Thị Diệu My
4. NGÀY GIAO ĐỀ TÀI: 30/08/14
5. NGÀY HOÀN THÀNH: 10/04/15

CHỦ NHIỆM KHOA

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

PGS.TS. Lê Tự Hải

Th.S. Trần Thị Diệu My

Sinh viên đã hồn thành nhiệm vụ khóa luận và nộp báo cáo về cho Khoa vào ngày
…. Tháng…. năm 2015.
Điểm đánh giá kết quả:
Ngày ………tháng …..năm 2015
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
( Ký và ghi rõ họ tên )



LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc em xin gởi đến cô Trần Thị Diệu My
đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Em xin gởi lời cám ơn sâu sắc đến ban chủ nhiệm khoa Hóa – trường Đại Học
Sư Phạm Đà Nẵng, các thầy cô giáo, các cán bộ bộ phận thí nghiệm đã tạo điều kiện
thuận lợi cho em có thể hồn thành tốt đề tài của mình. Những kiến thức mà em
nhận được trên giảng đường đại học sẽ là hành trang giúp em vững bước trong
tương lai.
Em xin gửi lời chúc sức khỏe, lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô. Chúc
quý thầy cô ngày càng thành công trong sự nghiệp cao quý của mình.
Mặc dù, đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài được hoàn chỉnh nhất. Song
do buổi đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, hạn chế về kiến thức
và kinh nghiệm nên không tránh khỏi những thiếu sót nhất định bản thân chưa nhìn
thấu được. Em rất mong sự đóng góp của quý thầy cơ giáo để khóa luận được hồn
chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .....................................................................................2
1.1. Giới thiệu về Acetylsalicylic Acid ....................................................................2
1.1.1. Nguồn gốc và công thức ..................................................................................2
1.1.1.1. Cơng thức......................................................................................................2
1.1.1.2. Nguồn gốc.....................................................................................................2
1.1.2. Cấu trúc và tính chất ........................................................................................3
1.1.2.1. Cấu trúc .........................................................................................................3
1.1.2.2. Tính chất ......................................................................................................3

1.1.3. Tác dụng dược lý, dược động học ....................................................................4
1.1.3.1. Tác dụng dược lý ...........................................................................................4
1.1.3.2. Dược động học...............................................................................................5
1.1.4. Chỉ định và chống chỉ định ..............................................................................7
1.1.4.1. Chỉ định .........................................................................................................7
1.1.4.2. Chống chỉ định..............................................................................................8
1.1.5.Dạng bào chế, bảo quản .....................................................................................8
1.2.Vài nét về các chế phẩm có chứa Aspirin lưu hành trên thị trường.............8
1.3. Các phương pháp định lượng Aspirin ..........................................................10
1.3.1. Phương pháp hóa học .....................................................................................10
1.3.2. Phương pháp hóa lý ........................................................................................10
1.3.2.1. Đo độ hấp thụ .............................................................................................11
1.3.2.2. Ứng dụng phổ UV – Vis trong kiểm nghiệm thuốc .....................................11
CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............13
2.1. Dụng cụ và hóa chất .......................................................................................13
2.1.1. Dụng cụ ..........................................................................................................13
2.1.2. Hóa chất .........................................................................................................13
2.1.3. Acid Acetylsalicylic (Aspirin) chuẩn ............................................................13
2.1.4. Nguyên liệu....................................................................................................14
2.2. Phương pháp thực nghiệm.............................................................................15
2.2.1. Tính chất cảm quan........................................................................................15
2.2.2. Độ đồng đều khối lượng ................................................................................16
2.2.3. Độ rã ..............................................................................................................16
2.2.4. Độ hịa tan ......................................................................................................17
2.2.5. Định tính ........................................................................................................19


2.2.6. Định lượng ......................................................................................................19
2.2.6.1. Định lượng bằng phương pháp chuẩn độ thể tích ........................................19
2.2.6.2. Định lượng bằng phương pháp quang phổ UV – VIS .................................19

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .............................................................21
3.1. Kết quả đánh giá chất lượng viên nén Aspirin 81mg ...................................21
3.1.1. Các chế phẩm chứa viên nén Aspirin 81mg của CTCP XNK Y TẾ DOMESCO...21
3.1.1.1. Kết quả đánh giá các chỉ tiêu về định tính ................................................. 22
3.1.1.2. Kết quả đánh giá các chỉ tiêu về định lượng ................................................23
3.1.1.3. Tổng hợp đánh giá kết quả chất lượng chế phẩm chứa viên nén Aspirin
81mg của CTCP XNK Y TẾ DOMESCO .............................................................. 23
3.2. Đánh giá chất lượng viên nén Aspirin 500mg ...............................................24
3.2.1. Chế phẩm chứa viên nén Aspirin 500mg của CTCP HDP MEKOPHAR ......24
3.2.1.1. Kết quả đánh giá các chỉ tiêu về định tính ...................................................25
3.2.1.2. Kết quả đánh giá các chỉ tiêu về định lượng ................................................26
3.2.1.3. Tổng hợp kết quả đánh giá chế phẩm chứa viên nén Aspirin 500mg của
CTCP MEKOPHAR ............................................................................................... 26
3.2.2. Chế phẩm chứa viên nén Aspirin 500mg của CT TNHH US PHARMA
USA.VIETNAM ..................................................................................................... 27
3.2.2.1. Kết quả đánh giá các chỉ tiêu về định tính ...................................................28
3.2.2.2. Kết quả đánh giá các chỉ tiêu về định lượng ................................................29
3.2.2.3. Tổng hợp đánh giá kết quả chất lượng chế phẩm chứa viên nén Aspirin
500mg của CT TNHH US PHARMA. VIETNAM ................................................ 30
3.3. Đánh giá chất lượng viên nén Aspirin 100mg ...............................................30
3.3.1. Các chế phẩm chứa viên nén Aspirin 100mg của CTCP TRAPHACO .........30
3.3.2. Kết quả đánh giá các chỉ tiêu về định tính ......................................................31
3.3.3. Kết quả đánh giá các chỉ tiêu về định lượng ...................................................32
3.3.4. Tổng hợp đánh giá kết quả chất lượng chế phẩm chứa viên nén Aspirin
100mg của CTCP TRAPHACO ...............................................................................33
3.4. Bàn luận..............................................................................................................33
3.5. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng các chế phẩm chứa aspirin .......... 33
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................40
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Chế phẩm chứa viên nén Aspirin 81mg ....................................................14
Bảng 2.2. Chế phẩm chứa viên nén Aspirin 500mg..................................................15
Bảng 2.3. Chế phẩm chứa viên nén Aspirin 100mg..................................................15
Bảng 3.1. Kết quả các chỉ tiêu về định tính chế phẩm chứa viên nén Aspirin 81mg
của CTCP XNK Y TẾ DOMESCO ...........................................................22
Bảng 3.2. Kết quả định lượng chế phẩm viên nén Aspirin 81mg của CTCP XNK Y
TẾ DOMESCO ..........................................................................................23
Bảng 3.3. Kết quả đánh giá chế phẩm chứa viên nén Aspirin 81mg của CTCP XNK
Y TẾ DOMESCO ......................................................................................24
Bảng 3.4. Kết quả các chỉ tiêu về định tính chế phẩm chứa viên nén Aspirin 500mg
của CTCP hóa dược phẩm MEKOPHAR ..................................................25
Bảng 3.5. Kết quả định lượng chế phẩm chứa viên nén Aspirin 500mg của CTCP
MEKOPHAR ......................................................................................................26
Bảng 3.6. Kết quả đánh giá chế phẩm chứa viên nén Aspirin 500mg của CTCP
MEKOPHAR ......................................................................................................27
Bảng 3.7. Kết quả các chỉ tiêu về định tính chế phẩm chứa viên nén Aspirin 500mg
của CT TNHH US PHARMA. VIETNAM

28

Bảng 3.8. Kết quả định lượng chế phẩm viên nén Aspirin 500mg của CT TNHH US
PHARMA USA. VIETNAM .....................................................................29
Bảng 3.9. Kết quả đánh giá chế phẩm chứa viên nén Aspirin 500mg của CT TNHH
US PHARMA USA. VIETNAM ...............................................................30
Bảng 3.10. Kết quả các chỉ tiêu về định tính chế phẩm chứa viên nén Aspirin
100mg của CTCP TRAPHACO ................................................................31

Bảng 3.11. Kết quả định lượng chế phẩm viên nén Aspirin 100mg của CTCP
TRAPHACO .......................................................................................................32
Bảng 3.12. Kết quả đánh giá chế phẩm chứa viên nén Aspirin 100mg của CTCP
TRAPHACO .......................................................................................................33


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Aspirin có trong cây liễu .............................................................................2
Hình 1.2. Các chế phẩm Aspirin có trên thị trường ....................................................9
Hình 1.3. Máy quang phổ UV- ViS: JASCO V - 630 ...............................................10
Hình 2.1. Chất chuẩn Aspirin....................................................................................14
Hình 3.1. Chế phẩm Aspirin của CTCP XNK Y TẾ DOMESCO……………. ...... 21
Hình 3.2. Chế phẩm chứa Aspirin của CTCP HDP MEKOPHAR. ..........................24
Hình 3.3. Chế phẩm chứa Aspirin của CT TNHH US PHARMA USA.VIETNAM ..............27
Hình 3.4. Chế phẩm chứa Aspirin của CTCP TRAPHACO……………………….30



DANH MỤC VIẾT TẮT
CTCP XNK Y TẾ: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế
CTCP HDP: Công ty cổ phần hóa dược phẩm
CT TNHH: Cơng ty trách nhiệm hữu hạn
CTCP TRAPHACO: Công ty cổ phần TRAPHACO


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, số lượng và chất lượng thuốc lưu hành ở Việt Nam
không ngừng được cải thiện. Tuy nhiên, một số thuốc lưu hành trên thị trường vẫn
còn hạn sử dụng nhưng một số chỉ tiêu khơng cịn đảm bảo theo tiêu chuẩn quy

định. Trong khi nhu cầu sử dụng thuốc của người tiêu dùng ngày càng gia tăng tuy
nhiên thị trường thuốc lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại bởi thực trạng thuốc kém
chất lượng, thuốc giả đang tồn tại.
Aspirin được rất nhiều công ty trong nước sản xuất với các dạng bào chế khác
nhau, phong phú về hàm lượng, dạng dùng và công thức bào chế với nhiều tên biệt
dược khác nhau.
Tuy nhiên, do Aspirin dễ bị thủy phân dưới tác động của các yếu tố môi
trường như: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, khơng khí… Nên mặc dù đã có những cải
tiến trong cơng thức và quy trình bào chế, nhưng Aspirin vẫn dễ bị thủy phân thành
acid salicylic và giảm hàm lượng cũng như giảm tác dụng dược lý.
Để góp phần đánh giá thực trạng chất lượng chế phẩm chứa Aspirin của một
số cơ sở sản xuất Aspirin trong nước và lưu hành trên thị trường Đà Nẵng chúng tôi
quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu đánh giá chất lượng các chế phẩm chứa
Aspirin ở thành phố Đà Nẵng”.

1


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu về Acetylsalicylic Acid [1], [2], [3], [4], [6], [7], [10], [11], [16],
[17,[18], [19]
1.1.1. Nguồn gốc và công thức [1], [2], [7], [17],
1.1.1.1. Công thức
-Công thức phân tử: C9H8O4
-Khối lượng phân tử: 180,02 g/mol
-Công thức cấu tạo:

- Tên khoa học: 2-Acetyloxybenzoic

- Tên theo IUPAC: 2-acetoxybenzoic acid
- Tên thông thường: Acetylsalicylic acid, Aspirin, Lysine acetylsalicylate
1.1.1.2. Nguồn gốc
 Nguồn gốc tự nhiên
Aspirin là thuốc thuộc nhóm có tên là salicyclates nhưng lại có nguồn gốc từ
thảo mộc, xuất phát từ vỏ của cây liễu willow.

Hình 1.1. Aspirin có trong cây liễu

2


 Nguồn gốc tổng hợp
Phản ứng điều chế Aspirin chính là phản ứng este hóa giữa acid salicylic và
anhydride acetic trong mơi trường acid.
O

OH

O

O

OH

+

H3C

O

O

OH
O

O

CH3

H3C

O

CH3

+

OH

Cơ chế phản ứng este hóa: Đầu tiên nhóm carbonyl của anhydride được proton
hóa, hình thành cation trung gian. Tiếp theo là gian đoạn tấn công của nguyên tử
oxygen trên phân tử acid salicylic vào cation này, kèm theo giai đoạn proton hóa và
tạo thành acid acetic. Cuối cùng là giai đoạn tách proton tái sinh xúc tác, hình thành
sản phẩm là este.
1.1.2. Cấu trúc và tính chất [1], [3], [7], [17], [18]
1.1.2.1. Cấu trúc
Có 1 nhóm COOH gắn với vịng benzen.
Có gốc acetate gắn với vịng benzen
1.1.2.2. Tính chất
1.1.2.2.1. Tính chất vật lý

-Aspirin ỏ dạng tinh thể màu trắng.
-Sát mạnh Aspirin có mùi dấm rõ rệt (vì ẩm và nóng, chức este bị thủy phân
sinh ra acid acetic).
-Khó tan trong nước, dễ tan hơn trong ethanol và các dung dịch base.
-Tỷ trọng: 1,40 g/cm3
-Nhiệt độ nóng chảy: 138 ÷ 140ºC
-Nhiệt độ sơi: 140ºC
-Hằng số phân ly acid: pKa = 3,5 ở 25ºC
1.1.2.2.2. Tính chất hóa học
- Dung dịch trong nước làm đỏ giấy quỳ tím xanh.
- Tạo phức với sắt (III) cloric FeCl3.
- Acetylsalicylic acid bị thủy phân.

3


1.1.3. Tác dụng dược lý, dược động học [2], [10], [16], [11], [17], [18]
1.1.3.1. Tác dụng dược lý
 Tác dụng giảm đau, chống viêm và hạ sốt
-Thuốc tác dụng lên các cơn đau nông nhẹ, khu trú hoặc lan tỏa như đau đầu,
đau cơ, đau răng, đau khớp. Đặc biệt có tác dụng tốt đối với đau do viêm.
-Thuốc ở liều cao có tác dụng chống viêm, hầu hết các loại viêm không kể
nguyên nhân, tác dụng lên thời kỳ đầu của quá trình viêm.
-Thuốc làm tăng quá trình thải nhiệt như: giãn mạch da, tăng tiết mồ hôi và
không tác dụng lên q trình sinh nhiệt.
Cơ chế
-Aspirin thuộc nhóm chống viêm không steroid, ức chế không thuận nghịch
cyclooxygenase - một enzyme sản sinh prostaglandin. Do đó ức chế tổng hợp
prostaglandin - là những phần tử gây viêm, làm tăng nhiệt độ của cơ thể và truyền
tín hiệu đau tới não. Sự ức chế này giải thích cho tác dụng chống viêm, hạ sốt, giảm

đau của aspirin.
-Aspirin làm giảm tổng hợp prostaglandin F2, làm giảm tính cảm thụ của dây
thần kinh cảm giác với các chất gây đau của phản ứng viêm như bradykinin,
serotonin…
-Aspirin còn đối kháng với hệ enzyme phân hủy protein làm bền vững màng
lysosom và đối kháng tác dụng các chất trung gian hóa học như bradykinin,
histamine, serotonin, ức chế hóa hướng động bạch cầu, ức chế sự di chuyển của
bạch cầu tới ổ viêm, nên có tác dụng chống viêm.
-Aspirin ức chế prostaglandin E1 và E2 do đó ức chế các q trình sinh nhiệt,
tăng cường các quá trình thải nhiệt và lập lại cân bằng cho trung tâm điều nhiệt.

4


Tác dụng trên tiểu cầu và chống đông máu
-Ở liều thấp (70-320mg/ngày) Aspirin cịn có tác dụng chống kết tập tiểu cầu
và kéo dài thời gian đông máu.
Cơ chế
-Aspirin ức chế enzym thromboxan synthetase làm giảm tổng hợp thromboxan
A2 (chất gây tập kết tiểu cầu) nên có tác dụng chống tập kết tiểu cầu và chống đông
máu.
-Liều cao Aspirin làm giảm tổng hợp prothrombin, do đối kháng với vitamin
K. Vì vậy, Aspirin có tác dụng chống đơng máu.
Tác dụng thải trừ acid uric
Ở liều thấp (1-2g/ngày) Aspirin làm giảm thải trừ acid uric qua thận.
Liều cao trên (2g/ngày) Aspirin lại tăng thải acid uric qua thận.
Tác dụng trên ống tiêu hóa
Aspirin ức chế cyclooxygenase, làm giảm tổng hợp prostaglandin tạo điều
kiện cho acid hydrochloric HCL và pepsin của dịch vị gây tổn thương cho niêm
mạc sau khi “ hàng rào “ bảo vệ bị suy yếu. Vì vậy, khơng sử dụng thuốc cho những

người có tiền sử loét dạ dày và phải uống thuốc sau bữa ăn.
Tác dụng ở thận
Aspirin còn ức chế sản sinh prostaglandin ở thận. Sự sản sinh prostaglandin ở
thận ít quan trọng về mặt sinh lý với người bệnh có thận bình thường, nhưng có vai
trị rất quan trọng trong duy trì lưu thơng máu qua thận ở người suy thận mãn tính,
suy tim, suy gan hoặc có rối loạn về thể tích huyết tương.
1.1.3.2. Dược động học
 Hấp thu
Aspirin được hấp thu qua đường tiêu hóa, sau khi uống 30 phút bắt đầu phát
huy tác dụng, đạt nồng độ tối đa trong máu sau 2 giờ, duy trì tác dụng điều trị
khoảng 4h.
Ở pH của dạ dày, Aspirin ít bị ion hóa cho nên dễ khuếch tán qua màng, được
hấp thụ tương đối nhanh vào máu rồi bị thủy phân thành acid salicylic, khoảng 5080% gắn với protein huyết tương.

5


Aspirin được hấp thu nhanh với mức độ cao. Ở người lớn, nồng độ điều trị của
acid salicylic là 30-60 mg/lít huyết tương cho tác dụng giảm đau và hạ sốt, và 40100mg/lít huyết tương cho tác dụng chống viêm. Do đó liều Aspirin thường dùng
cho người lớn là 500 mg để giảm đau nhẹ và vừa hoặc để giảm sốt và cho nồng độ
salicylat 30 - 60 mg/lít huyết tương trong vòng nửa giờ, tồn tại trong 3 - 4 giờ.
Trong khi được hấp thu qua thành ruột, cũng như ở gan và máu, Aspirin được
thủy phân thành acid salicylic có cùng tác dụng dược lý như Aspirin.

 Phân bố
Aspirin phân bố rộng rãi trong các mô cơ thể. Khoảng 50-80% Aspirin gắn với
protein huyết tương.
 Chuyển hóa
Aspirin được chuyển hóa chủ yếu qua gan.
 Thải trừ

Aspirin được đào thải qua thận chủ yếu dưới dạng acid salicylic tự do và các
chất chuyển hóa liên hợp.
 Tương tác thuốc
-Các kháng viêm không steroid khác: Khuyên không nên phối hợp (đối với
các dẫn xuất salicylate ở liều cao; tăng nguy cơ gây loét và xuất huyết đường
tiêu hóa).
-Heparin đường tiêm: Khuyên không nên phối hợp (tăng nguy cơ xuất huyết).
-Ticlopidine: Khuyên không nên phối hợp (tăng nguy cơ xuất huyết).
-Các thuốc thải trừ acid uric niệu: Benz-bromarone, probenecide, sulfinpyrazone
khuyên không nên phối hợp (giảm tác dụng thải acid uric niệu).
-Các thuốc điều trị tiểu đường: Thận trọng lúc dùng, cảnh giác trước cho bệnh
nhân và tăng cường theo dõi đường huyết (tăng tác dụng hạ đường huyết do acid
acetylsalicylic ở liều cao).

6


-Các thuốc lợi tiểu: Thận trọng lúc dùng, cho bệnh nhân uống nhiều nước (đối
với các dẫn xuất salicylic liều cao gây suy thận cấp tính ở bệnh nhân mất nước).
-Các glucocorticoid đường tổng quát: Thận trọng tác dụng, điều chỉnh liều của
dẫn xuất salicylate (giảm salicylate huyết trong thời gian điều trị bằng corticoid và
nguy cơ quá liều salicylate sau khi ngưng corticoid).
-Interferon alpha: Thận trọng lúc dùng, nên dùng với thuốc giảm đau hạ sốt
không thuộc dẫn chất salicylate (nguy cơ gây ức chế tác động của interferon).
- Các thuốc băng dạ dày ruột: Không nên dùng một lúc, phải cách khoảng
2 giờ.
-Dùng đồng thời với Aspirin làm giảm nồng độ của indomethacin, naproxen
và fenoproxen.
-Dùng Aspirin với warfarin làm tăng nguy cơ chảy máu.
-Với thuốc metroxetrate, thuốc hạ glucose máu, sulphonylurea, phenytoin,

acidvalprroic làm tăng nồng độ các thuốc này trong huyết thanh và tăng độc tính khi
dùng đồng thời với Aspirin.
-Tương tác khác của Aspirin gồm: sự đối kháng với natri niệu do
spironolactonvaf, sự phong bế vận chuyển tích cực của penicillin từ dịch não tủy
vào máu.
-Aspirin làm giảm tác dụng của các thuốc điều trị bệnh gout như: probenecid
và sulphynpyrazol.
1.1.4. Chỉ định và chống chỉ định
1.1.4.1. Chỉ định
-Aspirin được chỉ định để giảm các cơn đau nhẹ và vừa, đồng thời giảm sốt.
-Aspirin cũng được sử dụng trong chứng viêm cấp và mạn như viêm khớp
dạng thấp, viêm khớp dạng thấp thiếu niên, viêm (thối hóa) xương khớp và viêm
đốt sống dạng thấp.
-Nhờ tác dụng chống kết tập tiểu cầu, Aspirin được sử dụng trong dự phòng thứ
phát nhồi máu cơ tim và đột quỵ ở những người bệnh có tiền sử về những bệnh này.
-Aspirin cũng được chỉ định trong điều trị hội chứng Kawasaki vì có tác dụng
chống viêm, hạ sốt và chống huyết khối.

7


-Ngồi ra Aspirin cịn đang được nghiên cứu trong điều trị các bệnh về tim
mạch, ngăn ngừa các biến cố thứ phát sau nhồi máu cơ tim, làm giảm tái tắc nghẽn
sau phẩu thuật động mạch vành nhờ tác dụng chống tập kết tiểu cầu.
1.1.4.2. Chống chỉ định
-Do nguy cơ dị ứng chéo, khơng dùng Aspirin cho người đã có triệu chứng
hen, viêm mũi hoặc mày đay khi dùng Aspirin hoặc những thuốc chống viêm khơng
steroid khác trước đây.
-Người có tiền sử bệnh hen không được dùng Aspirin, do nguy cơ gây hen
thông qua tương tác với cân bằng prostaglandin và thromboxan.

-Những người khơng được dùng Aspirin cịn gồm người có bệnh ưa chảy máu,
giảm tiểu cầu, loét dạ dày hoặc tá tràng đang hoạt động, suy tim vừa và nặng, suy
gan, suy thận, đặc biệt người có tốc độ lọc cầu thận dưới 30 ml/phút và xơ gan.
1.1.5. Dạng bào chế, bảo quản
Dạng bào chế
- Viên bao phim, viên bao tan trong ruột, viên sủi, bột pha hỗn dịch uống...
Bảo quản
Cần bảo quản Aspirin ở nơi khô mát. Trong khơng khí ẩm, thuốc thủy phân
dần thành acid salicylic và acetic có mùi giống như giấm, nhiệt làm tăng tốc độ thủy
phân cần bảo quản ở nơi nhiệt độ không quá 30ºC , tránh ánh nắng mặt trời.
1.2. Vài nét về các chế phẩm có chứa Aspirin lưu hành trên thị trường [16],
[17], [18]
Aspirin là thuốc đầu tiên thuộc nhóm non-steroid được sử dụng.
Lúc đầu tiên, Aspirin được công ty Bayer của Đức sản xuất ở dạng bột. Phải
tới 15 năm sau, năm 1915 thì thuốc Aspirin dạng viên mới ra đời. Sau khi Đức thua
trận trong thế chiến thứ nhất, Bayer đã phải từ bỏ bản quyền về Aspirin như một
phần trong hiệp ước đình chiến. Từ đó về sau, Aspirin được sản xuất và lưu hành
khắp các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Các chế phẩm Aspirin của các cơng ty nước ngồi là những sản phẩm được
sản xuất với công nghệ hiện đại, đạt tiêu chuẩn do đó có giá thành cao hơn hẳn so
với các sản phẩm nội địa.

8


Aspirin hiện nay có một số dạng bào chế viên bao phim, viên sủi, bột pha hỗn
dịch uống, viên bao tan trong ruột... nhưng trên thị trường Đà Nẵng nói riêng cũng
như trên thị trường Việt Nam nói chung Aspirin được sản xuất chủ yếu ở viên bao
tan trong ruột.
Với nhiều ứng dụng trong y học Aspirin ngày càng được các nhà khoa học

nghiên cứu thay đổi cấu trúc để phát huy tác dụng dược lý.
Một số hình ảnh các chế phẩm Aspirin trên thị trường hiện nay:

Hình 1.2. Các chế phẩm Aspirin có trên thị trường

9


1.3. Các phương pháp định lượng Aspirin [4], [5], [6], [8], [12], [15]
Việc phân tích hàm lượng Aspirin trong các chế phẩm là điều cần thiết để
phục vụ cho việc đánh giá chất lượng của sản phẩm đối với đời sống của con người.
Các phương pháp định lượng Aspirin có thể chia làm hai nhóm:
-Phương pháp hóa học.
-Phương pháp hóa lý.
1.3.1. Phương pháp hóa học
 Phương pháp chuẩn độ thể tích
Phương pháp chuẩn độ thể tích là phương pháp định lượng hóa học dựa trên
việc đo thể tích của dung dịch thuốc thử đã biết chính xác nồng độ (gọi là dung dịch
chuẩn) cần dùng để phản ứng hết với chất cần xác định (gọi là chất định phân) có
trong dung dịch cần phân tích. Từ đó tính ra hàm lượng chất cần xác định có trong
dung dịch phân tích.
Dựa vào tính acid của Aspirin có thể định lượng Aspirin bằng dung dịch natri
hydroxy NaOH.
Lượng dư natri hydroxy NaOH được chuẩn độ lại với acid hydrochloric HCl.
COONa
O

OH

ONa

O

CH3
O

+ 3NaOH

NaOH

+

+ CH3COONa + H2O

HCL

NaCl

+ H2 O

1.3.2. Phương pháp hóa lý
 Phương pháp quang phổ tử ngoại khả kiến UV – Vis
Phương pháp quang phổ hấp thụ tử ngoại khả kiến đóng vai trị quan trọng
trong kiểm nghiệm thuốc. Hầu hết các dược điển đã áp dụng phương pháp này trong
định tính, thử tinh khiết và định lượng các thuốc và chế phẩm.

Hình 1.3. Máy quang phổ UV- Vis: JASCO V – 630

10



1.3.2.1. Đo độ hấp thụ
Khi cho bức xạ đơn sắc đi qua một mơi trường có chứa chất hấp thụ thì độ hấp
thụ của bức xạ tỷ lệ với nồng độ của chất hấp thụ và chiều dày của môi trường hấp
thụ (dung dịch chất hấp thụ). Mối quan hệ này tuân theo định luật Lambert – Beer
và được biểu diễn bằng phương trình sau:
1
Io
D = lg T = lg I = KCL
Trong đó:
T: Độ truyền qua
Io: Cường độ ánh sáng đơn sắc tới
I: Cường độ ánh sáng đơn sắc sau khi đã truyền qua dung dịch..
K: Hệ số hấp thu phụ thuộc vào λ, thay đổi theo cách biểu thị nồng độ.
L: Chiều dài của lớp dung dịch
C: Nồng độ chất tan trong dung dịch
1.3.2.2. Ứng dụng phổ UV – Vis trong kiểm nghiệm thuốc
 Định tính và thử tinh khiết
- Các cực đại hấp thụ là đặc trưng định tính của các chất.
Ví dụ:
+ Dựa vào cực đại hấp thụ vitamin B4 có 4 cực đại hấp thụ ở các bước sóng:
223nm

375nm

267nm

444nm

- Tỷ số giữa các cực đại hấp thụ cũng là đại lượng đặc trưng cho định tính các
chất.

- Hệ số match: Hệ số này đánh giá sự tương đồng giữa 2 phổ, một phổ chuẩn
và một phổ thử. Hệ số match được tính theo biểu thức sau:

Trong đó:
- x và y là độ hấp thụ của phổ thứ nhất và phổ thứ hai ở cùng một bước sóng.
- n là số điểm đã chọn ở 2 phổ.
11


Cách đánh giá match
+ < 900: Hai phổ khác nhau.
+ 900-990: Hai phổ có những điểm tương đồng cần cân nhắc khi kết luận.
+ >990: Hai phổ tương tự nhau.
+ Xấp xỉ 1000: Hai phổ giống nhau hoàn toàn.
 Định lượng
 Phương pháp đo phổ trực tiếp
Đo độ hấp thụ D của dung dịch, tính nồng độ C của nó dựa vào giá trị độ hấp thụ
riêng (có trong các bảng tra cứu)

 Phương pháp gián tiếp:
Các phương pháp gián tiếp như: phương pháp đường chuẩn, so sánh và thêm
chuẩn tương tự như các phương pháp hóa lý khác.
Đặc điểm của phương pháp gián tiếp:
-Phải có chất chuẩn để so sánh
-Có thể khơng cần phải chuẩn máy
Sau khi định lượng xong tiến hành xử lý số liệu
N

Giá trị trung bình:


X=

X

i

1

N

Độ lệch chuẩn:


Khoảng tin cậy:

ε=


N .X

Trong đó:
X i : Hàm lượng phần trăm của lần định lượng thứ i của một lơ.
X : Hàm lượng phần trăm trung bình của N lần định lượng.

N: Số lần định lượng của một lô

12


CHƯƠNG 2

NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Dụng cụ và hóa chất
2.1.1. Dụng cụ
- Các dụng cụ thủy tinh dùng trong phân tích: Ống nghiệm, bình tam giác, bình
định mức, bình nón, buret, pipet, phễu, cốc, ống đong… Và một số dụng cụ
cần thiết khác.
- Các thiết bị máy móc: Cân phân tích, máy thử độ tan rã: PHARMATEST,
máy thử độ hòa tan: CALEVA 10+ST, máy đo quang phổ UV- Vis: JASCO
V – 630...
- Các dụng khác: Cối chày, quả bóp cao su, đũa thủy tinh, bình tia nước cất…
2.1.2. Hóa chất
- Dung dịch acid hydrochloric HCL 0,5N, HCL 0,1N
- Dung dịch natri hydroxyd NaOH 0,5N, NaOH 0,1N
- Dung dịch phenolphtalein (tt)
- Dung dịch đệm photphat pH 6,8
- Dung dịch sắt(III) cloric
- Dung dịch acid sunfuric 10%
- Dung dịch natri acetat CH3COONa (tt)
- Dung dịch acetic băng
- Dung dịch acid acetyl salicylic chuẩn
2.1.3. Acid Acetylsalicylic (Aspirin) chuẩn
- Số lô: 078 050810
- Hàm lượng: 100,24%
- Hàm lượng nước: 0,16%

13


Hình 2.1. Chất chuẩn Aspirin
2.1.4. Nguyên liệu

Các chế phẩm Aspirin được sản xuất trên thị trường dưới một số dạng: viên
bao phim, bột hỗn dịch pha uống, viên sủi, viên bao tan trong ruột.
Các tên biệt dược: Aspirin 81mg, Aspirin 100mg, Aspirin 500mg, Banegene
500mg, Aspegic, Aspan pH8.
Qua quá trình khảo sát tại các nhà thuốc, quầy thuốc, và một số bệnh viện tại
thị trường thành phố Đà Nẵng cho thấy các chế phẩm dưới dạng viên bao tan trong
ruột là phổ biến hơn cả.
Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu một số chế phẩm
viên bao tan trong ruột của các đơn vị sau:
Viên Aspirin 81 mg: Đánh giá chất lượng sản phẩm của CTCP XNK Y TẾ
DOMESCO.
Bảng 2.1 Chế phẩm chứa viên nén Aspirin 81mg
Số đăng kí

VD_15899_11

Số lơ

Ngày sản xuất

Hạn dùng

291213

24/12/13

24/12/15

040314


19/03/14

19/03/16

100614

09/06/14

09/06/16

Viên Aspirin 500mg: Đánh giá chất lượng sản phẩm của công ty CP HDP
MEKOPHAR



công

ty

TNHH

14

US

PHARMA

USA.VIETNAM



×