Tải bản đầy đủ (.pdf) (193 trang)

Xây dựng hệ thống đề kiểm tra định kì theo chuẩn kiến thức và kỹ năng hóa học phần kim loại lớp 12 nâng cao trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 193 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA
--------------

ĐÀO THỊ NGỌC SƯƠNG

XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ THEO
CHUẨN KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG HÓA HỌC PHẦN
KIM LOẠI LỚP 12 NÂNG CAO TRƯỜNG THPT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
SƯ PHẠM HÓA HỌC

Đà Nẵng, tháng 5/2014


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA
--------------

XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ THEO
CHUẨN KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG HÓA HỌC PHẦN
KIM LOẠI LỚP 12 NÂNG CAO TRƯỜNG THPT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
SƯ PHẠM HÓA HỌC

Sinh viên thực hiện : Đào Thị Ngọc Sương
Lớp


: 10SHH
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Lan Anh

Đà Nẵng, tháng 5/ 2014


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐHSP

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA HÓA

----------------------------

-----------------NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ tên sinh viên: ĐÀO THỊ NGỌC SƯƠNG
Lớp: 10SHH
Tên đề tài: Xây dựng hệ thống đề kiểm tra định kì theo chuẩn kiến thức và kĩ
năng hóa học phần kim loại lớp 12 nâng cao trường THPT.
1. Nội dung nghiên cứu:
 Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về kiểm tra đánh giá.
 Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về chuẩn kiến thức và kĩ năng.
 Phân loại, hệ thống các hình thức đề kiểm tra định kì hóa học khối 12 THPT.
 Xây dựng hệ thống đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kĩ năng hóa học phần
kim loại khối 12 nâng cao.
 Thực nghiệm sư phạm nhằm xác định tính hiệu quả của đề tài.

2. Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Lan Anh.
3. Ngày giao đề tài: 26/10/2013.
4. Ngày hoàn thành: 23/5/2014.
Chủ nhiệm Khoa
(Ký và ghi rõ họ tên)

Giáo viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo cho Khoa ngày….tháng…năm 2014.
Kết quả điểm báo cáo:
Ngày….tháng…năm 2014
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Ký và ghi rõ họ tên)



LỜI CẢM ƠN
Trong q trình hồn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài “Xây dựng hệ thống
đề kiểm tra định kì theo chuẩn kiến thức và kĩ năng hóa học phần kim loại lớp 12
nâng cao trường THPT” em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều quý
thầy, cô. Em đặc biệt cảm ơn ThS. Nguyễn Thị Lan Anh đang công tác tại
Trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng là người đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt, giúp
đỡ em với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt q trình triển khai, nghiên
cứu và hồn thành đề tài. Đồng thời, em trân trọng cảm ơn q thầy, cơ giảng dạy
ở khoa Hóa, Trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng đã truyền đạt vốn kiến thức quý
báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Em chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Tổ bộ mơn hóa học và các em học
sinh trường THPT Hòa Vang và THPT Trần Phú thuộc thành phố Đà Nẵng đã
kiện thuận lợi nhất cho em trong quá trình thực nghiệm sư phạm tại trường.

Em xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã ln bên cạnh động viên, giúp đỡ em
hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 23 tháng 5 năm 2014.
Sinh viên

Đào Thị Ngọc Sương



MỤC LỤC

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC ĐỒ THỊ
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ....................................................................................... 1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .............................................................................. 2
3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................. 2
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU ............................................. 2
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................................. 2
6. GIẢ THIẾT KHOA HỌC ................................................................................... 2
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................... 4
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .............................................................................. 4
1.2. Chuẩn kiến thức và kĩ năng ............................................................................. 5
1.2.1. Khái niệm chuẩn .......................................................................................... 5

1.2.2. Khái niệm kiến thức, kĩ năng ...................................................................... 5
1.2.2.1. Kiến thức ................................................................................................... 5
1.2.2.2. Kĩ năng ...................................................................................................... 6
1.2.3. Mối quan hệ giữa kiến thức và kĩ năng trong quá trình dạy học .................. 7
1.3. Kiểm tra  Đánh giá ........................................................................................ 7
1.3.1. Khái niệm kiểm tra ....................................................................................... 7
1.3.2. Khái niệm đánh giá ....................................................................................... 8
1.3.3. Mối quan hệ giữa kiểm tra và đánh giá trong quá trình dạy học .................. 9
1.3.4. Các hình thức kiểm tra – Đánh giá ............................................................. 10



1.3.4.1. Phân loại .................................................................................................. 10
1.3.4.2. Hình thức ................................................................................................. 11
1.3.5. Chức năng của kiểm tra  Đánh giá .......................................................... 15
1.3.6. Yêu cầu cơ bản của Kiểm tra  Đánh giá ................................................... 15
1.3.7. Đổi mới việc kiểm tra  Đánh giá .............................................................. 16
1.4. Đặc trưng của kiểm tra  Đánh giá hiện nay ................................................ 18
1.4.1. Đánh giá phát triển (formative assessment) ............................................... 18
1.4.2. Đánh giá thực tiễn (authentic assessment) ................................................ 19
1.4.3. Đánh giá sáng tạo (alternative assessment) ................................................ 19
1.5. Yêu cầu đối với đề kiểm tra định kì hóa học THPT ...................................... 19
1.6. Quy trình thiết kế đề kiểm tra định kì mơn hóa học khối 12 ......................... 21
1.6.1. Quy trình thiết kế ma trận đề kiểm tra ........................................................ 21
1.6.1.1 Xác định mục đích của đề kiểm tra .......................................................... 21
1.6.1.2. Xác định hình thức đề kiểm tra ............................................................... 21
1.6.1.3. Thiết kế ma trận đề kiểm tra .................................................................... 21
1.6.2. Qui trình thiết kế đề kiểm tra ...................................................................... 27
1.7. Thực trạng việc kiểm tra, đánh giá mơn hóa học .......................................... 30
1.7.1. Thuận lợi ..................................................................................................... 30

1.7.2. Khó khăn và nguyên nhân .......................................................................... 30
1.8. Giải pháp nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá mơn hóa học ................. 31
1.8.1. Đối với cấp quản lí ..................................................................................... 31
1.8.2. Đối với giáo viên ........................................................................................ 34
1.8.3. Đối với học sinh ......................................................................................... 35
1.9. Giới thiệu một số phần mềm hỗ trợ kiểm tra, đánh giá ................................. 35
1.9.1. Phần mềm Hot Potatoes.............................................................................. 36
1.9.2. Phần mềm McMix ...................................................................................... 36
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ..................................................................................... 37



CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ THEO
CHUẨN KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG HĨA HỌC PHẦN KIM LOẠI LỚP
12 NÂNG CAO.................................................................................................... 38
2.1. Chuẩn kiến thức hóa học phần kim loại lớp 12 nâng cao ............................. 38
2.1.1. Chương 5: Đại cương về kim loại .............................................................. 38
2.1.2. Chương 6: Kim loại kềm  Kim loại kiềm thổ  Nhôm ............................ 38
2.1.3. Chương 7: Crom  Sắt  Đồng................................................................... 39
2.2. Chuẩn kĩ năng hóa học phần kim loại lớp 12 nâng cao................................. 41
2.2.1. Chương 5: Đại cương vè kim loại .............................................................. 41
2.2.2. Chương 6: Kim loại kiềm  Kim loại kiềm thổ  Nhôm ........................... 42
2.2.3. Chương 7: Crom  Sắt  Đồng................................................................... 43
2.3. Đề kiểm tra định kì chương 5: Đại cương về kim loại .................................. 45
2.3.1. Xây dựng ma trận đề .................................................................................. 45
2.3.2. Thư viện câu hỏi ......................................................................................... 48
2.4. Đề kiểm tra định kì chương 6: Kim loại kiềm  Kim loại kiềm thổ  Nhôm ........ 75
2.4.1. Xây dựng ma trận đề .................................................................................. 75
2.4.2. Thư viện câu hỏi ......................................................................................... 78
2.5. Đề kiểm tra định kì chương 7: Crom  Sắt  Đồng .................................... 105

2.5.1. Xây dựng ma trận đề ................................................................................ 105
2.5.2. Thư viện câu hỏi ....................................................................................... 109
2.6. Đề thi học kì II ............................................................................................. 140
2.6.1. Xây dựng ma trận đề ................................................................................ 140
2.6.2. Xây dựng đề.............................................................................................. 144
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ................................................................................... 147
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ................................................... 149
3.1. Mục đích, nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm ................................................. 149
3.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm .................................................................. 149
3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ............................................................ 149
3.3.1. Chọn đối tượng và địa bàn thực nghiệm sư phạm .................................... 149



3.3.2. Tổ chức thực nghiệm sư phạm ................................................................. 149
3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm .................................................................... 150
3.4.1. Xử lý số liệu thực nghiệm sư phạm .......................................................... 150
3.4.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm ................................................... 155
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ................................................................................... 156
KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 157
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 158
PHỤ LỤC



DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
CSVC

: Cơ sở vật chất


DH

: Dạy học

GV

: Giáo viên

GD-ĐT

: Giáo dục và Đào tạo

GDTrH

: Giáo dục Trung học

GDPT

: Giáo dục phổ thông

HS

: Học sinh

KT

: Kiểm tra

KTĐG


: Kiểm tra đánh giá

KT-KN

: Kiến thức – kĩ năng

KL

: Kim loại

KLK

: Kim loại kềm

KLKT

: Kim loại kiềm thổ

PPDH

: Phương pháp dạy học

PPHT

: Phương pháp học tập

PP

: Phương pháp


PPCT

: Phân phối chương trình

PTHH

: Phương trình hóa học

QLGD

: Quản lí giáo dục

SGK

: Sách giáo khoa

THPT

: Trung học phổ thông

TNKQ

: Trắc nghiệm khách quan

TNTL

: Trắc nghiệm tự luận

TN THPT


: Tốt nghiệp trung học phổ thông



DANH MỤC BẢNG

Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

3.1

Bảng phân phối kết quả bài kiểm tra

150

3.2

Tổng hợp kết quả thực nghiệm sư phạm

151

3.3

Phần trăm số học sinh đạt điểm Xi trở xuống

152


3.4

Tổng hợp phân loại kết quả học tập theo bài kiểm tra

152

3.5

Bảng thống kê các tham số đặc trưng

154

3.6

Tổng hợp kết quả học tập mơn hóa học ở học kì I

154

DANH MỤC ĐỒ THỊ
Số
hiệu

Tên đồ thị

Trang

đồ thị
3.1


Đường lũy tích trường THPT Hịa Vang

153

3.2

Đường lũy tích trường THPT Trần Phú

153


1

MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Những năm gần đây trong giáo dục người ta thường đề cập đến thuật ngữ
“chuẩn kiến thức kĩ năng”, đặc biệt trong năm học 2010 – 2011, Bộ Giáo dục và
Đào tạo đã mở nhiều lớp tập huấn cho giáo viên nòng cốt về “dạy học, kiểm tra
đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng”, đưa vào văn bản hướng dẫn như là một
trong những nhiệm vụ then chốt của năm học.
Thực trạng giáo dục phổ thông trong những năm vừa qua tuy đã đạt được những
thành tựu đáng kể song vẫn còn nhiều bất cập. Chất lượng giáo dục được nâng lên,
nhưng vẫn bộc lộ những yếu kém. Một thực tế nữa là các trường phổ thông hiện nay
bước đầu đã vận dụng chuẩn kiến thức, kĩ năng vào giảng dạy, học tập, kiểm tra,
đánh giá; song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông, cần
phải được tiếp tục quan tâm, chú trọng hơn nữa.
Đánh giá kết quả học tập của học sinh là một hoạt động rất quan trọng trong quá
trình giáo dục. Đánh giá kết quả học tập của học sinh cần sử dụng phối hợp nhiều
cơng cụ, phương pháp và hình thức khác nhau. Đề kiểm tra là một trong những
công cụ được dùng khá phổ biến để đánh giá kết quả học tập của học sinh. Việc biên

soạn đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức, kĩ năng giúp cho giáo viên định lượng được
đơn vị thời gian, đơn vị kiến thức cơ bản, trọng tâm, cấp độ tư duy phát huy được
tính tích cực cho học sinh.
Đề kiểm tra định kì theo chuẩn kiến thức và kĩ năng không chỉ là tài liệu tham
khảo chất lượng cho giáo viên mà còn cho các em học sinh. Đặc biệt đối với học
sinh lớp 12 – những sĩ tử tương lai đang đứng trước cánh cửa của giảng đường Cao
Đẳng, Đại Học thì những đề kiểm tra đạt chuẩn giúp các em tiếp cận và định hướng
về mặt kiến thức, kĩ năng trước khi bước vào các kì thi chính thức của Bộ Giáo dục
và Đào tạo. Mặt khác trong chương trình hóa học 12, phần kim loại có một vị trí
quan trọng, nó chiếm khối lượng không nhỏ trong các đề thi quốc gia. Vậy nên từ
những yêu cầu trên, việc biên soạn một hệ thống đề kiểm tra định kì theo chuẩn
kiến thức, kĩ năng phần kim loại và sử dụng nó vào q trình dạy học một cách có
hiệu quả là việc làm hết sức cần thiết để hỗ trợ quá trình tổ chức hoạt động dạy học


2
theo xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay.
Trên đây là lí do để tơi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Xây dựng hệ thống đề kiểm
tra định kì theo chuẩn kiến thức và kĩ năng hóa học phần kim loại lớp 12 nâng cao
trường THPT”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nhằm xây dựng hệ thống đề kiểm tra định kì mơn hóa học phần kim loại lớp 12
nâng cao theo đúng chuẩn kiến thức và kĩ năng, cụ thể, rõ ràng, hỗ trợ giáo viên
thuận lợi hơn trong công tác giảng dạy, giúp học sinh tự đánh giá quá trình học tập
của mình, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học hiện nay.
3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
 Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về kiểm tra đánh giá.
 Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về chuẩn kiến thức và kĩ năng.
 Phân loại, hệ thống các hình thức đề kiểm tra định kì hóa học khối 12 THPT.
 Xây dựng hệ thống đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kĩ năng hóa học phần

kim loại khối 12 nâng cao.
 Thực nghiệm sư phạm nhằm xác định tính hiệu quả của đề tài.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
 Đối tượng nghiên cứu: Xây dựng hệ thống đề kiểm tra định kì hóa học phần
kim loại lớp 12 nâng cao.
 Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hóa học ở trường THPT.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Xây dựng hệ thống đề kiểm tra định kì chương 5: Đại cương về kim loại,
chương 6: Kim loại kiềm – Kim loại kiềm thổ – Nhôm, chương 7: Crom – Sắt –
Đồng, thi HK II lớp 12 theo chương trình nâng cao.
6. GIẢ THIẾT KHOA HỌC
Nếu nghiên cứu thành công đề tài, nó giúp:
 Giáo viên có thêm tư liệu dạy học, làm phong phú vốn kiến thức, hệ thống đề
kiểm tra.
 Học sinh có thể tự kiểm tra ở nhà nâng cao vai trò tự học, tự đánh giá, từ đó


3
khơi dậy ở HS lòng say mê khoa học, tự nghiên cứu, tìm tịi để rèn luyện và phát
triển tư duy.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Phân tích tổng hợp: Đọc và chọn lọc các tư liệu dạy học hóa học trong SGK,
sách tham khảo, báo, tạp chí. Đọc nghiên cứu các tài liệu về bài tập hóa học.
 Phương pháp chuyên gia: Hỏi ý kiến , GV đi trước có kinh nghiệm giảng dạy.
 Sử dụng phiếu hỏi, phỏng vấn.
 Thực nghiệm sư phạm.
 Thống kê toán học, xử lý số liệu.


4


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu [15]
Năm 1970, khoa học về kiểm tra đánh giá chỉ là những phát triển rời rạc. Tại
miền Nam Việt Nam có cơng trình nghiên cứu của Dương Thiệu Tống về “Trắc
nghiệm và đo lường thành tích học tập” (xuất bản năm 1973). Trong đó ơng đi sâu
nghiên cứu những ngun lý căn bản về đo lường và đưa ra nhận định: “Kiểm tra
đánh giá phải dựa trên mục tiêu dạy học”. Bên cạnh đó ơng cịn chỉ ra những điểm
khác nhau giữa phương pháp luận đề và phương pháp trắc nghiệm, cách sử dụng
từng phương pháp cho phù hợp với mục tiêu đánh giá.
Trước năm 1990 khơng có nhiều cơng trình nghiên cứu về KTĐG trong GD. Sau
năm 1994, KTĐG được chú trọng và nghiên cứu sâu hơn, minh chứng tiêu biểu là
các cuộc hội thảo về KTĐG do Bộ GD và ĐT tổ chức. Nội dung chủ yếu bàn về
cách thức và hình thức KTĐG ở các kì thi, chú trọng là kì thi TN THPT và thi tuyển
sinh ĐH.
Một số cơng trình nghiên cứu về KTĐG trong những năm gần đây:
 Tài liệu bồi dưỡng GV thực hiện chương trình SGK lớp 10, lớp 11, lớp 12 mơn
Hố học, NXB Giáo Dục, năm 2005, năm 2006, năm 2007.
 Tài liệu hướng dẫn: Kĩ thuật xây dựng bộ đề trắc nghiệm khách quan, Vụ GDTrH
– Bộ GD và ĐT, năm 2008.
 Tài liệu bồi dưỡng Cán bộ quản lí và GV về biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư
viện câu hỏi và bài tập, Vụ GDTrH, Bộ GD và ĐT, năm 2011.
 Đặng thị Oanh, Nguyễn Thị Ngà, Vũ Anh Tuấn (năm 2009), Tự học tự kiểm tra
đánh giá kiến thức kĩ năng hoá học THPT dành cho HS khá giỏi (tập 1 – Hoá học cơ
sở), NXB Giáo Dục Việt Nam.
 Phạm Trương, Nguyễn Tấn Thiện, Tống Đức Huy, năm 2010, Đề kiểm tra kiến
thức Hoá học 11, NXB Giáo Dục Việt Nam.
 Nguyễn Thị Tuyết An, năm 2010, Xây dựng bộ đề phần Hố học vơ cơ giúp HS
THPT tăng cường khả năng tự kiểm tra đánh giá, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành
Lý luận và phương pháp dạy học Hố học – ĐHSP TP Hồ Chí Minh.



5
1.2. Chuẩn kiến thức và kĩ năng
1.2.1. Khái niệm chuẩn [3], [7], [10]
Theo từ điển Tiếng Việt phổ thông, Viện ngôn ngữ học, NXB tp HCM 2002,
chuẩn là cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu, để hướng theo đó mà làm cho đúng.
Chuẩn (Standard) là cái được chọn làm mốc để dọi vào và đối chiếu mà làm cho
đúng (theo từ điển tiếng Việt thông dụng, Như Ý chủ biên, NXB Giáo dục, 1995).
Chuẩn đánh giá căn cứ quan trọng để thực hiện việc đánh giá, chuẩn được hiểu là
yêu cầu cơ bản, tối thiểu cần đạt được trong việc xem xét chất lượng sản phẩm.
Chuẩn là mức độ yêu cầu đối tượng giáo dục phải đáp ứng để công nhận đạt tiêu
chuẩn chất lượng giáo dục. Chuẩn bao gồm các tiêu chuẩn và các tiêu chí.
Như vậy, chuẩn là những yêu cầu, tiêu chí tuân thủ theo những nguyên tắc nhất
định được dùng làm thước đo đánh giá hoạt động, công việc, sản phẩm thuộc lĩnh vực
nào đó.
Chuẩn đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau:
 Chuẩn phải có tính khách quan, khơng lệ thuộc vào quan điểm hay thái độ chủ quan
của người sử dụng chuẩn.
 Chuẩn phải có hiệu lực ổn định về phạm vi lẫn thời gian áp dụng.
 Đảm bảo tính khả thi có nghĩa là chuẩn đó có thể đạt được.
 Đảm bảo tính cụ thể, tường minh và có tính định lượng.
 Đảm bảo không mâu thuẫn
với các chuẩn khác trong cùng lĩnh vực hoặc những lĩnh
vực có liên quan.
1.2.2. Khái niệm kiến thức, kĩ năng [14], [16]
1.2.2.1. Kiến thức
Theo từ điển tiếng Việt phổ thông, Viện ngôn ngữ học, NXB TP HCM 2002,
kiến thức là những điều hiểu biết có được do từng trải hoặc do học tập.
Theo lý luận dạy học, kiến thức được hiểu là kết quả của quá trình nhận thức bao

gồm một tập hợp nhiều mặt về chất lượng và số lượng của các biểu tượng và khái niệm
được lĩnh hội, giữ lại trong trí nhớ và tái hiện khi có những địi hỏi tương ứng.


6
Khi xét quy luật học tập là quá trình của hoạt động nhận thức, I.Fkhalamov cũng
đã đưa các định nghĩa khác nhau về kiến thức dưới góc độ triết học, giáo dục học và
sinh lí học.
1.2.2.2. Kĩ năng
Theo từ điển tiếng Việt phổ thông, Viện ngôn ngữ học, NXB TP HCM 2002, kĩ
năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu được trong một lĩnh vực nào đó vào
thực tế.
Theo từ điển tiếng Việt, Văn Tân, NXB Khoa học xã hội, 1994, kĩ năng là khả
năng ứng dụng tri thức khoa học vào thực tiễn.
Theo M.A. đanilov, kĩ năng là khả năng của con người biết sử dụng có mục đích
và sáng tạo những kiến thức và kĩ xảo của mình trong hoạt động lí thuyết cũng như
thực tiễn.
Kĩ năng bao giờ cũng xuất phát từ kiến thức, dựa trên kiến thức, kĩ năng chính là
kiến thức trong hành động. Khi hành động thông qua luyện tập mà trở thành tự động
hóa gọi là kĩ xảo. Theo M.V.Zueva, các nhà lý luận dạy học cũ ở Liên Xô đã chia kĩ
năng cơ bản về hóa học thành các nhóm:
 Kĩ năng áp dụng tri thức bằng cách áp dụng những thao tác trí tuệ cơ bản.
 Kĩ năng giải các bài tốn hóa học (định lượng và định tính).
 Kĩ năng tiến hành thí nghiệm quan sát và nêu kết luận dưới hình thức nói hay
viết.
 Kĩ năng sử dụng các tri thức đã thu lượm được trong một số dạng cơng tác
ngồi lớp, ngồi trường.
Trong học tập hố học, kĩ năng là biết vận dụng các kiến thức đã học để trả lời
các câu hỏi, giải bài tập, làm thực hành, có kĩ năng tính tốn, vẽ hình, dựng biểu
đồ...

Thông thường kĩ năng được xác định theo 3 mức độ:
+ Thực hiện được.
+ Thực hiện thành thạo.
+ Thực hiện sáng tạo.
Tuy nhiên trong chương trình GDPT, chủ yếu đề cập đến 2 mức độ đầu, các mức


7
độ còn lại chú trọng phát huy năng khiếu, sở trường, năng lực sáng tạo của HS.
1.2.3. Mối quan hệ giữa kiến thức và kĩ năng trong quá trình dạy học
Theo M.A. Đanilov đã nêu lên mối quan hệ giữa kiến thức và kĩ năng như sau:
Kiến thức và kĩ năng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Kiến thức là cơ sở nền
tảng để hình thành nên kĩ năng, việc nắm vững kĩ năng sẽ có tác dụng trở lại giúp
cho kiến thức trở nên sống động, linh hoạt hơn, khắc sâu hơn. Trong dạy học hóa
học người ta cũng khẳng định là khơng có tri thức thì sẽ khơng có kĩ năng, khơng có
việc áp dụng tri thức sẽ không đạt được sự phát triển của kĩ năng. Ngược lại nếu chỉ
có tri thức mà khơng có kĩ năng, khơng biết áp dụng tri thức thì tri thức đó trở thành
vơ dụng, là lý thuyết sáo rỗng.
1.3. Kiểm tra  Đánh giá [3], [6], [7], [14]
1.3.1. Khái niệm kiểm tra
Theo từ điển Giáo dục học, “Kiểm tra là một bộ phận của hoạt động dạy – học,
nhằm nắm được thông tin về trạng thái và kết quả học tập của HS về những nguyên
nhân cơ bản của thực trạng đó để tìm ra những biện pháp khắc phục lổ hổng, đồng
thời củng cố tiếp tục nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy và học.
Khái niệm kiểm tra có thể hiểu là việc thu thập những dữ liệu, thơng tin về một
lĩnh vực nào đó, là cơ sở cho việc đánh giá. Nói cách khác thì kiểm tra là xem xét
tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét.
Trong Đại từ điển Tiếng Việt, Nguyễn Như Ý định nghĩa kiểm tra là xem xét
thực chất, thực tế. Theo Bửu Kế, kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá,
nhận xét. Còn theo Trần Bá Hồnh, kiểm tra là cung cấp những dữ kiện, những

thơng tin làm cơ sở cho việc đánh giá.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng: “Kiểm tra là thuật ngữ chỉ cách thức hoặc hoạt
động giáo viên sử dụng để thu thập thông tin về biểu hiện kiến thức, kĩ năng và thái
độ học tập của học sinh trong học tập nhằm cung cấp dữ kiện làm cơ sở cho việc
đánh giá”; Kiểm tra được hiểu theo nghĩa rộng như là theo dõi q trình học tập và
cũng có thể được hiểu theo nghĩa hẹp như là công cụ kiểm tra hoặc một bài kiểm tra
trong các kỳ thi; “Việc kiểm tra cung cấp những dữ kiện, những thông tin làm cơ sở
cho việc đánh giá”.


8
Như vậy, các nhà khoa học và các nhà giáo dục đều cho rằng kiểm tra với nghĩa
là nhằm thu thập số liệu, chứng cứ, xem xét, soát xét lại công việc thực tế để đánh
giá và nhận xét.
1.3.2. Khái niệm đánh giá
Có nhiều khái niệm về đánh giá, được nêu trong các tài liệu của nhiều tác giả
khác nhau. Theo từ điển Giáo dục học, “đánh giá kết quả học tập” là xác định mức
độ kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo của học sinh so với yêu cầu của chương trình đề ra.
Đánh giá trong giáo dục, theo Dương Thiệu Tống là quá trình thu thập và xử lý
kịp thời, có hệ thống thơng tin về hiện trạng và hiệu quả giáo dục. Căn cứ vào mục
tiêu dạy học, làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động trong giáo
dục tiếp theo. Cũng có thể nói rằng đánh giá là q trình thu thập phân tích và giải
thích thơng tin một cách hệ thống nhằm xác định mức độ đạt đến của các mục tiêu
giáo dục về phía học sinh. Đánh giá có thể thực hiện bằng phương pháp định lượng
hay định tính.
Theo Đại từ điển Tiếng Việt của Nguyễn Như Ý, đánh giá là nhận xét bình phẩm
về giá trị. Theo từ điển Tiếng Việt của Văn Tân thì đánh giá là nhận thức cho rõ giá
trị của một người hoặc một vật.
Dưới đây là một số khái niệm thường gặp trong các tài liệu về đánh giá kết quả
học tập của học sinh:

– “Đánh giá là q trình thu thập và xử lí kịp thời, có hệ thống thơng tin về hiện
trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục căn cứ vào
mục tiêu giáo dục, làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động giáo
dục tiếp theo nhằm phát huy kết quả, sửa chữa thiếu sót”.
– “Đánh giá kết quả học tập của học sinh là q trình thu thập và xử lí thơng tin
về trình độ, khả năng đạt được mục tiêu học tập của HS cùng với tác động và
nguyên nhân của tình hình đó, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của
giáo viên và nhà trường để HS học tập ngày một tiến bộ hơn”.
– “Đánh giá có nghĩa là: Thu thập một tập hợp thơng tin đủ, thích hợp, có giá trị
và đáng tin cậy; và xem xét mức độ phù hợp giữa tập hợp thông tin này và một tập
hợp tiêu chí phù hợp với các mục tiêu định ra ban đầu hay điều chỉnh trong quá


×