Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Nghiên cứu tác dụng bảo vệ gan của một số cao chiết từ quả dứa dại pandanus odoratissimus l trên chuột nhắt trắng mus musculus var albino

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 53 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA SINH – MÔI TRƢỜNG
========

BÙI THỊ HỒNG CHIÊN

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG BẢO VỆ GAN CỦA MỘT SỐ
CAO CHIẾT TỪ QUẢ DỨA DẠI (Pandanus odoratissimus L.)
TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG (Mus musculus Var. albino)

KHÓA LUẬN TÔT NGHIỆP
NGÀNH CỬ NHÂN SƢ PHẠM SINH HỌC

Đà Nẵng, tháng 4 năm 2015


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA SINH - MÔI TRƢỜNG
========

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG BẢO VỆ GAN CỦA MỘT SỐ CAO
CHIẾT TỪ QUẢ DỨA DẠI (Pandanus odoratissimus L.) TRÊN
CHUỘT NHẮT TRẮNG (Mus musculus Var. albino)

KHĨA LUẬN TƠT NGHIỆP
NGÀNH CỬ NHÂN SƢ PHẠM SINH HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn:
ThS. Nguyễn Công Thùy Trâm



Niên khóa: 2011- 2015


LỜI CAM ĐOAN
Em cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng em.
Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai
cơng bố trong bất kì cơng trình nào khác.
Sinh viên thực hiện

Bùi Thị Hồng Chiên


LỜI CÁM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin bày tỏ lời cám ơn chân
thành và sâu sắc nhất đến giảng viên ThS. Nguyễn Công Thùy Trâm – ngƣời đã
trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Em xin gửi lời cám ơn đến quý thầy cô giáo trong khoa Sinh - Mơi trƣờng đã
tận tình giảng dạy và tạo nhiều điều kiện để em hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng em xin gửi lời cám ơn đến gia đình và bạn bè, những ngƣời đã
ln bên cạnh quan tâm và giúp đỡ em rất nhiều trong suốt thời gian vừa qua.
Đà Nẵng, ngày

tháng 05 năm 2015

Bùi Thị Hồng Chiên


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
2. Mục tiêu đề tài ......................................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài .................................................................................2
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................3
1.1. Tổng quan về gan .................................................................................................3
1.1.1. Cấu trúc gan và các loại tế bào có trong gan ....................................................3
1.1.2. Các dạng bệnh của gan ......................................................................................4
1.1.3. Một số enzyme sử dụng trong đánh giá tổn thƣơng gan ...................................7
1.2. Tổng quan về chuột nhắt trắng .............................................................................7
1.3 Tổng quan về cây Dứa dại (Pandanus odoratissimus L.) .....................................8
1.3.1. Đặc điểm cây dứa dại ........................................................................................8
1.3.2. Công dụng của cây dứa dại ...............................................................................9
1.3.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nƣớc .....................................................10
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..14
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................14
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu.....................................................................................14
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................15
2.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................15
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................15
2.3.1. Phƣơng pháp xác định mẫu .............................................................................15
2.3.2. Các phƣơng pháp hóa học ...............................................................................15
2.3.3. Các phƣơng pháp sinh học ..............................................................................15


2.3.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu ...............................................................................18

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN...............................................................19
3.1. Ảnh hƣởng của các cao chiết từ quả Dứa dại đến các thông số enzyme GOT và
GPT trong huyết thanh của chuột bị gây nhiễm độc gan bằng PAR ........................19
3.2. Kết quả hàm lƣợng MDA trong gan Chuột nhắt trắng. .....................................27
3.3. Ảnh hƣởng của cao chiết quả Dứa dại lên mô bệnh học gan chuột. ..................31
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................34
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ALP

Alkaline phosphatase

ALT

Alanin aminotransferase

AST

Aspartate aminotransferase

Csh

Chứng sinh học

Cbl


Chứng bệnh lí

CC

Column chromatography

CNT

Chuột nhắt trắng

EC50

50% effective concentration

EtOAc

Ethyl Acetate

GOT

Glutamat oxaloacetat transaminase

GPT

Glutamat pyruvat transaminase

GPx

Glutathione peroxidase


GSH

Glutathione

LD50

Lethal dose

LDH

Lactate dehydrogenase

MDA Malonyl dialdehyde
NAPQI

N- acetyl parabenzoquinoneimin

PAR

paracetamol

SOD

Superoxide dismutase

TLC

Thin layer chromatography



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

1.1

Những thuốc gây ngộ độc gan

5

1.2

Những chất độc từ mơi trƣờng có thể gây viêm gan

6

3.1

Ảnh hƣởng của cao CHCl3 từ quả Dứa dại lên nồng độ

19

GOT và GPT trong huyết thanh chuột
3.2

Ảnh hƣởng của cao EtOAc từ quả Dứa dại lên nồng


22

độ GOT và GPT trong huyết thanh chuột.
3.3

Ảnh hƣởng của cặn nƣớc từ quả Dứa dại lên nồng độ

24

GOT và GPT trong huyết thanh chuột.
3.4

Ảnh hƣởng của cao CHCl3 từ quả Dứa dại lên hàm

27

lƣợng MDA trong dịch đồng thể gan chuột bị gây độc
bằng PAR
3.5

Ảnh hƣởng của cao EtOAc từ quả Dứa dại lên hàm

28

lƣợng MDA trong dịch đồng thể gan chuột bị gây độc
bằng PAR.
3.6

Ảnh hƣởng của cặn nƣớc từ quả Dứa dại lên hàm

lƣợng MDA trong dịch đồng thể gan chuột bị gây độc
bằng PAR.

29


DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ
Số hiệu hình

Tên hình

Trang

2.1

Quả Dứa dại (Pandanus odoratissimus L.)

14

2.2

Chuột nhắt trắng (Mus musculus Var. albino)

14

3.1

Ảnh hƣởng của cao CHCl3 từ quả Dứa dại lên nồng

20


độ độ GOT và GPT trong huyết thanh chuột
3.2

Ảnh hƣởng của cao EtOAc từ quả Dứa dại lên hoạt

23

độ GOT và GPT trong huyết thanh chuột.
3.3

Ảnh hƣởng của cặn nƣớc từ quả Dứa dại lên hoạt độ

25

GOT và GPT trong huyết thanh chuột.
3.4

Gan chuột lô chứng sinh học

31

3.5

Gan chuột lô chứng bệnh lí

31

3.6


Mẫu gan chuột chứng dƣơng (cho chuột uống

32

silymarin)
3.7

Mẫu gan chuột cho uống cặn nƣớc liều 0,4g/kg thể

32

trọng.
3.8

Mẫu gan chuột cho uống cao EtOAc liều 0,1g/kg thể
trọng.

33


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Một trong những bộ phận giữ vai trò quan trọng nhất trong cơ thể là gan.
Gan đảm nhận nhiều chức năng khác nhau. Trong thực tế có rất nhiều các bệnh về
gan do nhiễm độc gan gây ra, một trong những nguyên nhân gây bệnh là do hầu hết
các chất độc đƣợc thải trừ ra khỏi cơ thể nhờ gan. Các chất độc còn tồn đọng lại
trong gan lâu ngày sẽ đầu độc gan làm suy giảm chức năng gan, dẫn tới khả năng
thanh lọc độc tố máu suy giảm. Các tổn thƣơng trên gan do chất độc tồn đọng trong

gan là nền móng cho các tổn thƣơng khơng hồi phục nhƣ: viêm gan, xơ gan, ung
thƣ gan, làm gan giảm khả năng thực hiện các chức năng của mình [15].
Cùng với sự phát triển của ngành kinh tế công nghiệp, các nhà máy, xí
nghiệp, các phƣơng tiện giao thơng ngày càng nhiều thải vào môi trƣờng sống của
con ngƣời nhiều chất độc hại, do đó gan phải làm việc nhiều hơn mỗi ngày để bảo
vệ cơ thể khỏi các chất độc là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngƣời mắc các bệnh
về gan ngày càng nhiều. Bên cạnh đó virus cũng là một trong những nguyên nhân
chủ yếu dẫn đến các bệnh về gan nhƣ xơ gan, viêm gan, ung thƣ gan. Đóng vai trị
quyết định trong điều trị và khả năng phục hồi của gan là việc phát hiện bệnh từ
sớm và xác định đƣợc nguyên nhân gây bệnh [15].
Ngày nay, y học quan tâm nhiều đến các loại thuốc hỗ trợ chức năng và điều
trị có nguồn gốc từ các loại thảo dƣợc thiên nhiên. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt
đới nóng ẩm, mƣa nhiều quanh năm, Việt Nam có điều kiện thuận lợi cho sự phát
triển đa dạng của các lồi thảo dƣợc, trong đó một số lồi đã đƣợc nghiên cứu trong
việc bảo vệ, hạn chế các tổn thƣơng cho gan. Cây Dứa dại là một loại dƣợc liệu
đƣợc các thầy thuốc Đông Y sử dụng rất phổ biến với nhiều cơng dụng nhƣ ích
huyết, cƣờng tâm, bổ tỳ vị, tiêu đàm, phá tích trệ, giải độc rƣợu... [9], [6], [22]. Tuy
nhiên chƣa có nhiều cơng trình nghiên cứu về các thành phần hợp chất từ quả Dứa
dại cho tác dụng bảo vệ gan tốt nhất.


2

Xuất phát từ những lí do trên tơi tiến hành chọn đề tài “Nghiên cứu tác
dụng bảo vệ gan của một số cao chiết từ quả Dứa dại (Pandanus odoratissimus
L.) trên Chuột nhắt trắng (Mus musculus Var. albino)”
2. Mục tiêu đề tài
Nghiên cứu chức năng bảo vệ gan của một số cao chiết từ quả Dứa dại trên
Chuột nhắt trắng, là cơ sở cho nghiên cứu chức năng bảo vệ gan của quả Dứa dại.
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài

Đánh giá tác dụng giải độc acetaminophen (thuốc Paracetamol) của một số
cao chiết từ quả Dứa dại (Pandanus odoratissimus L.) trên Chuột nhắt trắng (Mus
musculus), làm cơ sở cho việc nghiên cứu hoạt tính bảo vệ gan của các hợp chất có
hoạt tính sinh học của quả Dứa dại.


3

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về gan
1.1.1. Cấu trúc gan và các loại tế bào có trong gan
Gan là là một nội quan lớn của cơ thể nằm trong ổ bụng đƣợc chia làm 4 thùy
chính và khoảng 50.000-100.000 đơn vị chức năng đƣợc gọi là tiểu thùy. Các tiểu
thùy hình trụ có đƣờng kính tối đa là 2 milimet (mm) và chiều dài vài mm. Hệ
thống mạch máu và ống mật nằm ở phía trong gan. Mỗi tiểu thùy đƣợc cung cấp
máu từ các nhánh nhỏ của động mạch gan và tĩnh mạch cửa thông qua các kênh nhỏ
đƣợc gọi là võng huyết quản. Các võng huyết quản cùng đổ về trung tâm của tiểu
thùy để hình thành tĩnh mạch “dẫn lƣu”. Vịng huyết quản có vai trị nhƣ hệ thống
vi tuần hồn của gan. Võng huyết quản có các khe hở đƣợc hình thành từ những tế
bào nội mô cho phép máu từ động mạch gan và tĩnh mạch cửa đến tế bào gan qua
các nhánh đƣợc xếp thành từng cụm giữa võng huyết quản. Cụm tế bào gan mỏng,
độ dày khoảng 1-2 lớp tế bào bào quanh tĩnh mạch trung tâm của tiểu thùy gan [54].
Gan đƣợc cấu trúc chủ yếu từ tế bào gan. Tế bào gan khoảng 70-80% số
lƣợng tế bào có trong gan và thực hiện hầu hết các chức năng của gan nhƣ chuyển
hóa glucid, lipid, protein và dự trữ các chất dinh dƣỡng, sản xuất protein, giải độc
trong máu trƣớc khi chất độc tham gia vào vịng tuần hồn khắp cơ thể và sản xuất
mật. Mật tập trung tại tiểu quản và dẫn lƣu qua ống mật vào túi mật [21]. Bên cạnh
tế bào gan trong gan cịn có một số loại tế bào khác với các chức năng khác nhau.
Tế bào Kupffer - tế bào miễn dịch nằm trong huyết quản chiếm khoảng 8090% loại tế bào thực bào mô. Tế bào Kupffer khi tiếp xúc với vi khuẩn, các vi sinh
vật các mảnh vụ nội độc tố vi khuẩn sẽ tiêu diệt chúng thơng qua q trình thực bào,

do đó tế bào này đóng vai trị phịng bệnh [55], [53], [19].
Tế bào hình sao (Hepatic Stellate Cell: HSC) đóng vai trị dự trữ mỡ là và
cũng là nơi dự trữ vitamin A đầu tiên của cơ thể. Lƣợng vitamin A đƣợc dự trữ ở
đây đủ cho cơ thể duy trì trong 10 tháng mà khơng cần bổ sung chất này từ bên
ngồi. Tế bào hình sao đóng vai trị duy trì chất nền ngoại bào trong gan bằng việc
điều chỉnh cân bằng giữa tổng hợp và phá hủy [43].


4

Tế bào nội mô của võng huyết quản bên cạnh chức năng tạo thành chất lót
vách của võng huyết quản cịn có vai trị làm sạch những phân tử protein sẹo từ máu
và tạo ra những hợp chất kích thích sự tăng sinh tế bào [43].
1.1.2. Các dạng bệnh của gan
Gan là một trong những cơ quan có vai trị quan trọng nhất trong q trình
chuyển hóa vật chất của cơ thể. Gan tham gia vào quá trình giải độc gây ra bởi các
yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Khi có sự dƣ thừa quá mức các chất gây độc trong
gan hay trong trƣờng hợp bệnh lý, các tế bào gan sẽ bị tổn thƣơng không phục hồi
nhƣ xơ gan, mất chức năng giải độc, viêm gan.
Có nhiều tác nhân gây nhiễm độc gan: nhƣ thuốc, rƣợu, độc chất, chuyển
hóa, tự nhiễm, viêm gan siêu vi…
a. Viêm gan do siêu vi.
Viêm gan do virus là bệnh nhiễm trùng toàn thân trong đó tổn thƣơng chủ
yếu ở gan. Nếu bệnh lý nhẹ thì có thể gây viêm gan mạn, nhƣng nặng hơn thì có thể
gây viêm gan cấp, có thể dẫn đến xơ gan, ung thƣ gan.
Bệnh do 5 loại virus A, B, C, D và E gây ra, trong đó virus D là virus khơng
hồn chỉnh cần phải phối hợp với virus B hoặc C. Viêm gan A và E đƣợc gọi là
viêm gan nhiễm trùng, viêm gan B và C gọi là viêm gan huyết thanh vì chủ yếu lây
qua đƣờng máu.
b. Viêm gan do thuốc hoặc chất độc

Hiện nay, một số loại thuốc và chất độc mà con ngƣời sử dụng trong q
trình sống có thể ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến gan đƣợc thể hiện ở bảng
1.1. và 1.2.
Bảng 1.1. Những thuốc gây ngộ độc gan
Thuốc

Điều trị

Gây bệnh gan

Acetaminophen

Giảm đau, hạ sốt

Viêm gan

Anabolic steroids

Giúp tăng trƣởng cơ

U gan

Chlorpromozine (Thorazine)

Bệnh tâm thần

Giả -xơ gan mật nguyên
phát



5

Bệnh viêm lóet dạ

Viêm gan cấp và bệnh

dày

đƣờng mật

Ciprofloxin

Kháng sinh

Viêm gan mật

Clindamycin (Cleocin)

Kháng sinh

Viêm gan cấp

Cocaine

Tâm thần

Viêm gan cấp

Corticosteroids (Prednisone)


Kháng viêm

Gan thấm mỡ

Coumadin

Bệnh máu

Cyclosporine A

Ức chế miễn dịch

Diazepam (Valium)

Thuốc ngủ

Erythromycin estolate

Kháng sinh

Bệnh đƣờng mật

Estrogens và androgens

Kích thích tố sinh dục

U gan

Halothan


Gây mê

Viêm gan cấp và mãn

Ibuprofen

Giảm đau

Viêm gan cấp

INH

Bệnh lao

Viêm gan

Methotrexate

Viêm khớp

Xơ gan

Methyldopa (Aldomet)

Cao huyết áp

Viêm gan tự miễn

Metronidazole (Flagyl)


Kháng sinh

Viêm gan cấp

Naproxen(Anaprox)

Giảm đau

Omeprzole

Lóet dạ dày

Viêm gan

Thuốc ngừa thai uống

Ngừa thai

U gan

Phenytoin

Chống co thắt

Viêm gan cấp

Rosiglitazone(Avandia)

Tiểu đƣờng


Suy gan

Salicylates(Aspirin)

Giảm đau

Viêm gan cấp, mãn

Tamoxifen

Ung thƣ vú

Viêm gan cấp

Tetracycline

Kháng sinh

Gan thấm mỡ

Cimetidine (Tagamet)

Viêm gan cấp và bệnh
đƣờng mật
Bệnh đƣờng mật
Viêm gan cấp và bệnh
đƣờng mật

Viêm gan cấp và bệnh
đƣờng mật



6

Bảng 1.2. Những chất độc từ mơi trường có thể gây viêm gan
Chất độc

-

Nguồn gốc

Gây bệnh gan

Arsen

Xơ gan

Rƣợu etylic

Xơ gan

Phalloidin

Nấm Amanita Phallodes

Viêm gan

Amanitin

Nấm Amanita Phallodes


Viêm gan

Aflatoxin

Nấm Aspergillus flavus

Viêm gan, xơ gan

Vinyl chlorid

Sản xuất nhựa

Ung thƣ gan

Dioxyt thori

Sản xuất nhựa

Ung thƣ gan

CCl4

Viêm gan

Thiocetamine

Viêm gan

Viêm gan do sử dụng thuốc paracetamol

Paracetamol là huốc giảm đau hạ sốt, nếu thuốc này đƣợc dùng theo liều

lƣợng ghi toa theo chỉ định của bác sĩ khoảng dƣới 3g/ngày thì tƣơng đối an tồn.
Nếu dùng với liều lƣợng cao vƣợt quá liều trên có thể gây hoại tử tế bào gan ồ ạt
dẫn đến suy gan cấp tính. Đối với ngƣời nghiện rƣợu hoặc sử dụng rƣợu cùng lúc
với thuốc thì vẫn gây viêm gan ngay cả khi sử dụng ở liều lƣợng thông thƣờng.
Liều dùng thông thƣờng của PAR đƣợc chỉ định trên ngƣời lớn từ 0,5 – 1,0g/lần,
không đƣợc dùng quá 4,0g/ngày [8]. Khi dùng liều cao (>10,0g), sau thời gian tiềm
tàng 24 giờ, tế bào gan bị viêm cấp và hoạt tử .
Khi uống PAR, thuốc đƣợc chuyển hoá chủ yếu (khoảng 90%) qua gan
bằng cách liên hợp với acid glucuronic hoặc acid sulfuric để tạo thành dạng khơng
có hoạt tính rồi đƣợc đào thải ra ngoài qua thận. Một phần PAR (khoảng 5 – 15%) đƣợc
chuyển hoá qua hệ thống enzym Cyt-P450 tạo ra N-acetyl parabenzoquinoneimin
(NAPQI) - một chất độc với gan. Chất này liên hợp với glutathion (GSH) sẵn có ở
gan để tạo ra liên hợp mercapate không độc và đào thải ra ngoài. Chỉ khi sử dụng
PAR liều cao, lƣợng NAPQI sinh ra nhiều, lƣợng GSH trong gan không đủ liên
hợp với chất độc, NAPQI tự do sẽ oxy hoá tổ chức, làm huỷ hoại tế bào gan.


7

-

Viêm gan do rượu etylic
Viêm gan do rƣợu là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến xơ gan. Đầu tiên là tác

động gián tiếp do chất độc acetaldehyde là chủ yếu. Acetaldehyde gây nguy hiểm
cho màng tế bào do liên kết với nhóm sulhydryl và amino tạo thành acetaldehyde protein cản trở chức năng của tế bào. Tác động trực tiếp của rƣợu ảnh hƣởng đến sự
phân bào và tổng hợp protein.
-


Viêm gan do CCl4 (Tetrachlorur carbon)
CCl4 là chất sát trùng và gây mê nhẹ, đôi khi làm thuốc trị giun, liều tối đa

2,5 g/lần/ngày. Bản thân CCl4 khơng có độc tính mà sản phẩm chuyển hóa của nó
mới có độc tính. Tác động hoại tử gan của CCl4 đƣợc giải thích nhƣ sau: khi CCl4
chuyển hóa trong gan, các gốc tự do hay các dạng oxy hoạt động tăng lên rất mạnh,
điều này làm q trình peroxy hóa lipid tăng lên mạnh mẽ, gây tổn thƣơng màng và
viêm hoại tử gan.
1.1.3. Một số enzyme sử dụng trong đánh giá tổn thương gan [22], [23]
Trong gan, hai enzym trao đổi amin GOT và GPT có mặt trong tế bào. Khi
những tế bào gan bị phá hủy thì enzym trong tế bào đó sẽ đƣợc giải phóng vào máu,
cho nên trong máu luôn tồn tại một lƣợng enzym gan nhất định. Khi các enzym này
trong máu có giá trị cao hơn bình thƣờng, có nghĩa lƣợng enzym đƣợc giải phóng
vào máu nhiều hơn bình thƣờng, điều này phản ánh tình trạng số lƣợng tế bào gan
đang bị hủy hoại. Chỉ số các enzym này đƣợc dùng để đánh giá tình trạng tổn
thƣơng mô gan.
GOT và GPT là hai trong số các xét nghiệm máu quan trọng nhất thƣờng
đƣợc sử dụng để phát hiện tổn thƣơng gan. Nó thƣờng đƣợc chỉ định kết hợp
với các xét nghiệm khác để kiểm tra chức năng gan hoặc giúp chẩn đốn bệnh gan.
Đơi khi GOT đƣợc so sánh trực tiếp GPT và đƣợc tính tốn theo tỷ lệ GOT/GPT, tỷ
lệ này có thể đƣợc sử dụng để phân biệt giữa các nguyên nhân khác nhau gây ra tổn
thƣơng gan.
1.2. Tổng quan về chuột nhắt trắng
Chuột nhắt trắng là loài gặm nhấm nhỏ, thuộc họ Chuột (Muridae), bộ Gặm
nhấm (Rodentia), lớp Thú (Mammalia).


8


Chuột nhắt trắng đƣợc dùng làm động vật thí nghiệm trong sinh học và y
học. Trong đó, chúng đƣợc sử dụng phổ biến nhất ở các phịng thí nghiệm kỹ thuật
di truyền.
Chuột là động vật có vú, tƣơng đối dễ dàng để duy trì và xử lý, sinh sản
nhanh chóng và có sự tƣơng đồng cao với con ngƣời. Trình tự gen của chuột đã
đƣợc xác định và nhiều đoạn gen chuột có đồng đẳng với gen của con ngƣời. Kết
quả giải mã toàn bộ gen ngƣời và chuột cho thấy cả hai đều có khoảng 30.000 gen
và khoảng trên 80% các gen trong ngƣời cũng là gen tìm thấy trong chuột. Ngồi ra,
chuột có giá thành tƣơng đối thấp và dễ dàng duy trì, nên chuột có nhiều ƣu thế để
sử dụng trong phịng thí nghiệm nghiên cứu. Chuột nhắt có thể sinh sản nhanh
chóng, nên có thể quan sát nhiều thế hệ chuột trong một thời gian tƣơng đối ngắn
[24].
- Đặc điểm sinh học của Chuột nhắt trắng [36], [38]
Chuột nhắt trắng trƣởng thành có chiều dài cơ thể (tính từ mũi đến gốc đi)
là 7,5 – 10 cm và chiều dài đuôi là 5 – 10 cm. Khối lƣợng cơ thể chúng vào khoảng
10 – 25 g. Lơng chuột ngắn, ở tai và đi thì ít lơng hơn. Chân sau của chuột khá
ngắn, cỡ khoảng 15 – 19 mm; sải chân bình thƣờng khi chạy đạt 4,5 cm, nhƣng
chúng có thể nhảy cao đến 45 cm. Tiếng kêu của chuột nhắt trắng có âm vực rất cao
và khơng đều.
- Vịng đời và sức sinh sản của Chuột nhắt trắng [28]
Chuột đực lôi kéo chuột cái bằng cách phát ra tiếng kêu siêu âm đặc trƣng,
những tiếng kêu này thƣờng xuyên nhất trong thời gian con đực đánh hơi thấy con
cái. Thai kỳ của chuột nhắt vào khoảng 19 - 21 ngày và mỗi lứa chuột mẹ sinh 3 14 chuột con (trung bình 6 - 8). Mỗi chuột cái có thể đẻ 5 - 10 lứa mỗi năm, vì vậy
số lƣợng chuột nhắt có thể tăng rất nhanh. Chuột sinh sản quanh năm (tuy nhiên,
trong điều kiện sống tự nhiên, chúng không sinh sản trong những tháng quá lạnh,
mặc dù chúng không ngủ đông).
1.3 Tổng quan về cây Dứa dại (Pandanus odoratissimus L.)
1.3.1. Đặc điểm cây dứa dại [9], [6]
Tên khoa học: Pandanus odoratissimus (P. tectorius Park. ex Z.)



9

Phân loại khoa học :
Giới: Plantae
Ngành: Magnoliopsida
Lớp: Liliopsida
Bộ: Pandanales
Họ: Pandanaceae
Chi: Pandanus
Loài: Pandanus odoratissimus.
Cây thân nhỏ cao 2-4m phân nhánh ở ngọn, có rất nhiều rễ phụ trong khơng
khí thịng xuống đất. Lá hình dải ở ngọn các nhánh, dài 1-2 m, có gai nhọn ở hai
bên mép lá và trên gân chính. Hoa rất thơm, bơng mo đực với các mo rời nhau có
màu trắng nằm ở ngọn cây, thõng xuống. Bơng mo cái đơn độc, gồm rất nhiều lá
nỗn. Thƣờng ra hoa vào mùa hè. Cụm quả tạo thành một khối hình trứng dài 16-22
cm, có cuống màu da cam, gồm những quả hạch có góc, xẻ thành nhiều ô.
Loài phân bố rộng trên các bờ biển của Ấn Độ, Sri Lanca, Myanma, Thái
Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam, Trung Quốc (Hồng Kông, Đài Loan), Nam quần
đảo Ryu Kyu Malaysia, Micronesia và Philippin.
Ở Việt Nam, Dứa dại thƣờng phân bố trên các bãi ẩm có cát, trong các rú bụi
ven biển, dọc bờ ngòi nƣớc mặn, rừng ngập mặn. Dứa dại cịn tìm thấy dọc theo các
bờ sơng ở khắp các miền đất nƣớc, từ Hịa Bình cho đến Kiên Giang.
1.3.2. Công dụng của cây dứa dại [7], [14]
a. Tác dụng dược lý của từng bộ phận theo y học cổ truyền
Lá: có vị đắng, cay, thơm, có tính kích thích, diệt khuẩn. Ngƣời ta dùng lá trị
cảm mạo nhức đầu, thấp khớp, ghẻ lở do nhiệt độ. Liều dùng 20-30g, sắc uống hoặc
phối hợp với các vị thuốc khác cùng cơng dụng.
Hoa: vị ngọt, tính lạnh, có cơng dụng thanh nhiệt, lợi thủy, trừ thấp nhiệt, chỉ
nhiệt tả, đƣợc dùng để chữa các chứng bệnh nhƣ sán khí (thốt vị bẹn hoặc thốt vị

bìu, đau từ bìu lan lên bụng dƣới), lâm trọc (đái buốt, đái đục), tiểu tiện không
thông, đối khẩu sang, cảm mạo.


10

Quả: có tác dụng trị lỵ, giải nhiệt độc và trị ho. Liều dùng 30-100g dạng
thuốc sắc. Hạt dùng trị viêm tinh hoàn, trĩ, liều dùng 30-60g dạng thuốc sắc.
Rễ: có vị ngọt nhạt, tính mát, tác dụng làm ra mồ hôi, giải nhiệt, giải độc,
tiêu viêm, lợi tiểu. Thƣờng dùng trị cảm mạo phát sốt, viêm thận thủy thũng, nhiễm
khuẩn đƣờng tiết niệu, viêm gan, xơ gan cổ trƣớng. Liều dùng 15-30g dạng thuốc
sắc uống. Rễ chìm dùng trị mất ngủ.
b. Một số bài thuốc chữa bệnh
- Tiểu tiện khó, tiểu gắt, tiểu ra sỏi: dùng 6-12g rễ, 15-20g đọt non, 12-20g rễ
cây dứa (thơm, khóm). Sắc với 500ml nƣớc còn lại 200ml chia 2 lần uống trong
ngày.
 Trƣờng hợp có viêm nhiễm tiết niệu: rễ dứa dại 16g, ý dĩ 16g, trạch tả
12g, kim ngân hoa 16g, cam thảo nam 12g. Sắc với 750ml nƣớc, còn 300ml chia 2
lần uống trƣớc bữa ăn.
- Phù thũng nhiệt tính: rễ dứa dại 16-20g, đậu đỏ (xích tiểu đậu) 16g, ý dĩ 16g,
cam thảo nam 12g, hạt bìm bìm 8g. Sắc với 750ml còn 300ml chia 2 lần uống trƣớc
bữa ăn.
- Sỏi thận: hạt dứa dại 10g, hạt chuối hột 10g, kim tiền thảo (đồng tiền lông)
15g, củ cỏ ống 10g. Sắc với 750ml còn 300ml chia 2 lần uống trong ngày.
+ Ngƣời dân đồng bằng sơng Cửu Long cịn dùng rễ dứa dại chữa tiểu vàng,
nóng, gắt trong bài thuốc sau: rễ dứa dại 16g, rau dừa nƣớc (du long thái) 16g, râu
bắp 12g, vỏ quýt 6g, mã đề 8g, rau má 8g, cỏ mần chầu 6g, cam thảo nam 6g. Sắc
với 750ml còn 300ml chia 2 lần uống trong ngày.
1.3.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước
a. Thành phần hóa học của lồi Pandanus odoratissimus

Kết quả nghiên cứu về tách chiết xác lập cấu trúc hóa học, định danh các
hợp chất có trong các lồi P. Odoratissimus L. cho thấy thành phần hợp chất chính
có trong P.Odoratisimus là alkaloids (pandamarilactone-A,B), steroids, terpenoids,
phenols, glycosides, carbonhydrates, proteins, flavanoids. Trong bộ phận khác nhau
của cây dứa dại thì thành phần các hợp chất có những thay đổi nhất định: từ lá tách
chiết đƣợc các thành phần hóa học là alkaloids, glycosides, triterpenoids, steroids,


11

flavanoids và tannins. Từ rễ tách chiết đƣợc các hợp chất nhƣ glycosides
carbohydrates, steroids, aminoacid va flavonoids...
Năm 1998, Ting-Ting Jong và cộng sự khi nghiên cứu về thành phần hóa học
của rễ cây dứa dại đã phân lập từ rễ cây loài Papanus odoratissimus các hợp chất
tƣơng ứng với các khung lignan và phenol: pinoresinol và 3,4-bis (4-hydroxy-3methoxybenzyl)

tetrahydrofuran,

4-hydroxy-3-(2′,3′-dihydroxy-3′-methylbutyl)-

benzoic acid methyl ester và 3-hydroxy-2-isopropenyl-ihydrobenzofuran -5
carbonxylic acid [30].
Năm 2012, khi nghiên cứu về hợp chất có trong quả và lá của lồi
Pandanus odoratissimus, Siti Alwani Ariffin và cộng sự đã phát hiện quả và lá đều
có chứa tinh thể canxi oxalate hình kim hẹp, dài, nhọn nằm ở dạng đơn lẻ rải rác
hoặc dạng bó và các tinh thể hình trâm là tinh thể hình chữ nhật có phần mở rộng
xung quanh 4 cạnh [24].
Năm 2014, Gunti Gowtham Raj và cộng sự tiến hành nghiên cứu về hoạt tính
chống ung thƣ của dịch chiết lồi Pandanus odorstissimus, khi phân tích về thành
phần hóa học có trong lá và rễ đã tìm thấy trong dịch chiết nƣớc có sự hiện diện của

alkaloid (1,2%), flavonoid (4,6%), glycosides (2,6%), và trong dịch chiết methanol
có các hợp chất phenolic (3,1%) và ancaloit (1,7%), flavonoid (1,3%), và
carbohydrates (2,8%) [27].
b. Hoạt tính sinh học của lồi Pandanus odoratissimus
Các nhà khoa học cũng tiến hành nghiên cứu hoạt tính sinh học của cao dịch
chiết, các phân đoạn và các chất đƣợc tách chiết từ cây P. Odoratissimius bên cạnh
việc nghiên cứu thành phần hợp chất có trong cây.
Năm 2012, sau khi tiến hành nghiên cứu hoạt tính bảo vệ gan của dịch chiết
nƣớc và dịch chiết ethanolic chuột bạch bị gây tổn thƣơng gan bằng CCl4 và sử
dụng Silymarin làm đối chứng Kusuma R và cộng sự đã đƣa ra kết luận dịch nƣớc
có tác dụng bảo vệ gan tốt hơn dịch chiết ethanolic [35].
Năm 2014, Gunti Gowtham Raj và cộng sự đã tiến hành đề tài “Nghiên cứu
khả năng chống ung thƣ của dịch chiết từ rễ và lá của Pandanus Odoratissimus f.
ferreus (Y. Kimura) Hatus: bằng phƣơng pháp In Vitro” đƣợc tiến hành trên tế bào


12

ung thƣ phổi đã đƣa ra kết luận dịch chiết nƣớc của Pandanus Odoratissimus ức chế
sự tăng sinh của dòng tế bào ung thƣ phổi ở giai đoạn Go-G1, với liều lƣợng
50µg/ml và 100 µg/ml làm tăng đáng kể số lƣợng tế bào ung thƣ phổi đi vào pha
chết mà khơng gây ảnh hƣởng tới chu kì tế bào cũng nhƣ các tế bào lympho và tế
bào bạch cầu [27].
Năm 2012, Ramesh Londonkar và cộng sự khẳng định dịch chiết Methanol
từ lá của P.odoratissimus đã có tác dụng làm giảm khối u ở chuột, thí nghiệm đƣợc
tiến hành nghiên cứu trên chuột bị gây u báng. Kích thƣớc khối u đã giảm từ
6,46±2,61cm3 xuống còn 3,88±2,69 cm3 đối với liều thấp 50 mg dịch chiết/kg thể
trọng, và mỗi khối u đã giảm từ 6,46±2,61cm3 xuống còn 3,12±2,4 cm3 ở liều cao
100 mg dịch chiết/kg thể trọng [49].
Năm 2009, J.M. Sasikumar và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu hoạt tính

chống oxy hóa của các phân đoạn Methanol chiết xuất từ rễ cây P.odoratissimus.
Kết quả cho thấy khả năng chống oxy hóa của các phân đoạn chiết xuất từ dịch
Methanol cao hơn các phân đoạn chiết xuất từ dịch nƣớc [46].
Năm 2010, Ramesh Londonkar và cộng sự nghiên cứu hoạt tính chống viêm
của dịch chiết methanol từ lá P.odoratissimus đƣợc tiến hành trên mơ hình gây phù
nề cấp tính ở chân chuột bằng Carrageenan. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng
ức chế quá trình viêm 35, 50 và 68% khi tiến hành cho chuột uống dịch chiết từ lá ở
các liều tƣơng ứng là 25, 50, 100mg/kg-1 thể trọng. Ở 3h đầu hoạt động chống viêm
đạt kết quả cao nhất, khả năng chống viêm tƣơng đƣơng với việc dùng diclofenac.
Và khi gây phù nề chân chuột mãn tính bằng formalin khả năng ức chế viêm là
42,2; 52,3 và 64,2% tƣơng ứng các nồng độ dịch chiết cho chuột uống là 25, 50 và
100 mg/kg-1 thể trọng và cũng đạt kết quả cao nhất ở 3h đầu. Khả năng chống viêm
tƣơng đƣơng với việc dùng diclofenac [50].
Năm 2010, Kumar và cộng sự đã tiến hành đề tài nghiên cứu hoạt tính kháng
khuẩn chống lại Bacillus subtilis, Escherichia coli, Staphlococcus aureus và
Candida albicans của dịch chiết Petroleum ether, chloroform & hydroalcoholic từ
lá của P.Odoratissimus, kết quả cho thấy cả 3 dịch chiết này đều có khả năng ức chế
hiệu quả chống lại vi khuẩn gram dƣơng nhƣng khơng có khả năng chống lại các vi


13

khuẩn Gram âm và nấm (Candida albicans). Hoạt tính ức chế các vi khuẩn gram
dƣơng chỉ có khi nồng độ tối thiểu của các dịch chiết Petroleum ether, chloroform
& hydroalcoholic đƣợc xác định tƣơng ứng lần lƣợt là 25, 50 và 50 mg/ml, trong
đó, hydroalcoholic cho thấy có hoạt tính kháng khuẩn tốt nhất [49].
Các cơng trình nghiên cứu đã cho thấy những hoạt tính sinh học nhất định
của dịch chiết từ cây P.odoratissimus. Tuy nhiên, chủ yếu các nghiên cứu đƣợc tiến
hành trên lá và rễ của cây, còn ít các cơng trình nghiên cứu về hoạt tính dịch chiết,
phân đoạn và chất tinh sạch từ quả.



14

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣ ng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Quả cây Dứa dại đƣợc thu hái tại thôn Tây Sơn Đông, xã Duy Hải, huyện Duy
Xuyên, tỉnh Quảng Nam.

Hình 2.1 Quả Dứa dại (Pandanus odoratissimus L.)
Chuột nhắt trắng (Mus musculus Var. Albino) chủng Swiss từ 6-8 tuần tuổi
(trọng lƣợng khoảng 18-22g) đƣợc cung cấp bởi Viện Vaccin và Sinh phẩm Nha
Trang.

Hình 2.2 Chuột nhắt trắng (Mus musculus Var. albino)


15

2.1.2. hạm vi nghiên cứu
Phịng thí nghiệm Di truyền – Giải phẫu – Sinh lý động vật thuộc khoa SinhMôi trƣờng, trƣờng Đại học Sƣ phạm – Đại học Đà Nẵng.
2.2. Nội dung nghiên cứu
Đánh giá tác dụng giải độc acetaminophen (thuốc Paracetamol) của một số cao
chiết từ quả Dứa dại trên Chuột nhắt trắng thông qua các chỉ số nhƣ: nồng độ
enzym GOT, hàm lƣợng enzym GPT trong máu và hàm lƣợng MDA trong tế bào
gan.
Đánh giá đƣợc hoạt tính bảo vệ gan của một số cao chiết từ quả Dứa dại trên
Chuột nhắt trắng so với thuốc đối chứng trên thị trƣờng.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. hương pháp xác định mẫu
Mẫu Dứa dại tƣơi thu hái đƣợc xác định bằng phƣơng pháp so sánh hình thái.
2.3.2. Các phương pháp hóa học
Mẫu Dứa dại sau khi thu làm nguyên liệu sẽ đƣợc tách chiết các hoạt chất theo
phƣơng pháp truyền thống: sấy khô, xay nhỏ...
Tách chiết mẫu thực vật bằng các dung mơi hữu cơ có độ phân cực khác nhau.
Quả cây Dứa dại đƣợc xay nhỏ, ngâm chiết với methanol ở nhiệt độ phòng. Dịch
chiết methanol thu đƣợc sau khi cất đoạn dung môi đƣợc phân bố trong nƣớc, sau
đó chiết phân bố dịch này lần lƣợt với các dung môi tăng dần nồng độ phân cực
CHCl3, EtOAc. Cất thu hồi dung môi dƣới áp suất giảm thu đƣợc ba cao tƣơng ứng
là cao CHCl3, cao EtOAc và cặn nƣớc.
2.3.3. Các phương pháp sinh học
a. Mơ hình gây tổn thương gan cấp bằng paracetamol (PAR) [11].
Chuột nhắt trắng đƣợc chia ngẫu nhiên thành nhiều lô, mỗi lô 5 con :
 Lô 1 : Uống nƣớc cất (đối chứng sinh lí)
 Lơ 2 : Uống nƣớc cất + uống PAR (đối chứng bệnh lí)
 Lơ 3 : Uống silymarin 70 mg/kg + uống PAR (đối chứng dƣơng)
 Lô 4 : Uống cao CHCl3 liều 0,1g/kg thể trọng + uống PAR.


×