Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Nghiên cứu sự phân bố và khả năng tích lũy lipid của một số loài tảo lục chlorophyta tại hồ sông đầm thành phố tam kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 63 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH - MÔI TRƢỜNG


NGUYỄN THỊ KIM ANH

NGHIÊN CỨU SỰ PHÂN BỐ VÀ KHẢ NĂNG TÍCH LŨY
LIPID CỦA MỘT SỐ LỒI TẢO LỤC (CHLOROPHYTA)
TẠI HỒ SƠNG ĐẦM THÀNH PHỐ TAM KỲ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đà Nẵng – Năm 2016


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH - MÔI TRƢỜNG


NGUYỄN THỊ KIM ANH

NGHIÊN CỨU SỰ PHÂN BỐ VÀ KHẢ NĂNG TÍCH LŨY
LIPID CỦA MỘT SỐ LỒI TẢO LỤC (CHLOROPHYTA)
TẠI HỒ SÔNG ĐẦM THÀNH PHỐ TAM KỲ

Ngành: Sƣ phạm Sinh học

Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Đỗ Thu Hà


NIÊN KHÓA 2012 - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai
cơng bố trong bất kì các cơng trình nào khác.

Kí tên

Nguyễn Thị Kim Anh


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện khóa luận này, tôi xin chân thành cảm ơn quý
thầy cô bộ môn Vi sinh vật học Khoa Sinh – Môi trường, Trường Đại học Sư phạm
– Đại học Đà Nẵng.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Đỗ Thu Hà – Cơ là người đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện đề tài. Và xin cảm ơn chân
thành đến ThS. Nguyễn Thị Mai cùng các thầy cô đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc
trao dồi kiến thức và kĩ năng thực hành thí nghiệm trong suốt q trình làm khóa
luận.
Cuối cùng tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã ln ở bên động viên, khích lệ
tơi về vật chất và tinh thần để tơi có thể đạt được kết quả tốt nhất.
Đà Nẵng, tháng 4 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Kim Anh



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ..........................................................................1
2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI................................................................................................2
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .....................................2
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................3
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TẢO LỤC .............................................................3
1.1.1. Đặc điểm chung của ngành tảo lục ...................................................................3
1.1.2. Thành phần tế bào .............................................................................................3
1.1.3. Sinh sản của tảo lục ...........................................................................................4
1.1.4. Đặc điểm hình thái sử dụng trong phân loại tảo lục .........................................4
1.1.5. Vai trò của tảo lục .............................................................................................6
1.1.5.1. Sử dụng làm thực phẩm cho người và thức ăn cho động vật .........................6
1.1.5.2. Đối với mơi trường.........................................................................................7
1.2. ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ MƠI TRƢỜNG ĐẾN SỰ SINH
TRƢỞNG VÀ TÍCH LŨY LIPID CỦA TẢO LỤC ..............................................7
1.2.1. Ánh sáng............................................................................................................7
1.2.2. Nhiệt độ .............................................................................................................8
1.2.3. Độ mặn ..............................................................................................................8
1.2.4. pH ......................................................................................................................8
1.2.5. Ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng .............................................................9
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TẢO LỤC TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM...9
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ....................................................................9
1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ..................................................................11
1.4. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÙNG NGHIÊN CỨU .........................................13
1.4.1. Vị trí địa lý ......................................................................................................13
1.4.2 Đặc điểm địa hình ............................................................................................13
1.4.3 Đặc điểm khí hậu .............................................................................................14
1.4.4 Điều kiện thủy hải văn .....................................................................................14



CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.15
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU .........................................................................15
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................15
2.3. ĐỊA ĐIỂM, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ............................15
2.3.1. Địa điểm thu mẫu ngoài thực địa ....................................................................15
2.3.2. Địa điểm nghiên cứu trong phịng thí nghiệm ................................................16
2.3.3. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................16
2.3.4. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................16
2.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................16
2.4.1. Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa..............................................................16
2.4.1.1. Phương pháp thu mẫu nước .........................................................................16
2.4.1.2. Phương pháp thu mẫu tảo lục .......................................................................16
2.4.2. Phương pháp phân tích mẫu nước ..................................................................17
2.4.3. Phương pháp phân tích mẫu tảo ......................................................................17
2.4.3.1. Phương pháp xác định thành phần loài ........................................................17
2.4.3.2. Phương pháp xác định mật độ tế bào ...........................................................18
2.4.3.3. Đánh giá mức độ gần gũi thành phần loài giữa các đợt thu mẫu .......................18
2.4.4. Phương pháp phân lập .....................................................................................18
2.4.4.1. Nhân sinh khối vi tảo trong phịng thí nghiệm.............................................18
2.4.4.2. Mơi trường phân lập và phương pháp phân lập ...........................................19
2.4.4.3. Phương pháp xác định sự có mặt của lipid trong tế bào vi tảo ....................19
2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu ...............................................................................20
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN ...........................................................21
3.1. MỘT SỐ CHỈ TIÊU THỦY LÝ THỦY HÓA MÔI TRƢỜNG NƢỚC Ở
HỒ SÔNG ĐẦM – TAM KỲ .................................................................................21
3.2. THÀNH PHẦN LOÀI TẢO LỤC TRONG MẪU TỰ NHIÊN THU ĐƢỢC
TỪ HỒ SÔNG ĐẦM – TAM KỲ ..........................................................................26
3.2.1. Đa dạng thành phần loài tảo lục ......................................................................26
3.2.2. Cấu trúc thành phần tảo lục .............................................................................28

3.2.3. Đặc điểm phân bố thành phần loài tảo lục ở hồ sông Đầm - Tam Kỳ ............29


3.2.3.1. Sự biến động thành phần loài theo địa điểm thu mẫu……………………..31
3.2.3.2. Sự biến động thành phần loài theo thời gian thu mẫu……………………..33
3.2.4. Sự biến động số lượng tế bào tảo lục ở hồ sông Đầm – Tam Kỳ ...................35
3.3. PHÂN LẬP MỘT SỐ CHỦNG TẢO LỤC TẠI HỒ SÔNG ĐẦM - TAM
KỲ .............................................................................................................................38
3.3.1. Danh sách các chủng tảo lục phân lập được và mơ tả hình thái .....................38
3.3.1.1. Cosmarium cf. sumatranum – Chủng TLCS ................................................39
3.2.1.2. Scenedesmus bijugatus – Chủng TLSB .......................................................39
3.2.1.3. Asterococcus limneticus – Chủng TLAL .....................................................39
3.2.1.4. Scenedesmus quadricauda – Chủng TLSQ1 ...............................................40
3.2.1.5. Scenedesmus quadricauda – Chủng TLSQ2 ...............................................40
3.2.1.6. Korschikoviella sp. – Chủng TLKS .............................................................41
3.3.2. Khả năng cho lipid của các chủng tảo lục phân lập được ...............................42
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................44
1. KẾT LUẬN ..........................................................................................................44
2. KIẾN NGHỊ .........................................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................45
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DO

: Oxy hòa tan

COD


: Nhu cầu oxy hóa học

BOD

: Nhu cầu oxy sinh hóa

NH4+

: Hàm lượng muối amoni

NTU

: Đơn vị đo độ đục

T

: Địa điểm thu mẫu tảo

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

BTNMT : Bộ tài ngun mơi trường
tb/l

: tế bào/lít



DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng

Tên bảng

Trang

3.1

Bảng kết quả về các chỉ tiêu thủy lý qua 2 đợt thu mẫu

21

3.2

Bảng kết quả về các chỉ tiêu thủy hóa qua 2 đợt thu mẫu

23

3.3

Danh mục thành phần lồi tảo lục tại hồ sơng Đầm – Tam Kỳ

27

3.4


Cấu trúc thành phần họ, chi, loài của các bộ tảo lục ở hồ sông Đầm
– Tam Kỳ

28

3.5

Sự phân bố của các loài tảo lục ở hồ sơng Đầm - Tam Kỳ

29

3.6

Sự biến động thành phần lồi theo địa điểm nghiên cứu

31

3.7

Sự biến động thành phần loài theo đợt nghiên cứu

33

3.8

Quan hệ thành phần loài tảo lục ở 2 đợt thu mẫu

34

3.9


Sự biến động số lượng loài tảo lục theo địa điểm nghiên cứu

35

3.10

Sự biến động số lượng loài tảo lục theo 2 đợt nghiên cứu

35

3.11

Danh sách các chủng phân lập được tại hồ sông Đầm

38


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình
2.1

Tên hình
Hình Bản đồ hồ sơng Đầm và các địa điểm thu mẫu ở hồ sông
Đầm

Trang
15


3.1

Tỷ lệ thành phần loài tảo lục thuộc các lớp

28

3.2

Sự biến động thành phần loài theo địa điểm nghiên cứu

32

3.3

Sự biến động thành phần lồi theo đợt nghiên cứu

33

3.4

Hình thái chủng TLCS

39

3.5

Hình thái chủng TLSB

39


3.6

Hình thái chủng TLAL

40

3.7

Hình thái chủng TLSQ1

40

3.8

Hình thái chủng TLSQ2

41

3.9

Hình thái chủng TLKS

41

3.10

Một số khuẩn lạc của tảo lục phân lập được

42


3.11

Các chủng tảo lục nhuộm bằng phẩm nhuộm Nile Red

43


1

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Vi tảo (Microalgae) là những thực vật bậc thấp, có khả năng quang tự dưỡng,
sống chủ yếu trong môi trường nước, là mắt xích đầu tiên trong phần lớn các chuỗi
thức ăn ở thủy vực. Vì vậy, thành phần và sinh khối của chúng có vai trị quyết định
năng suất sinh học ở quần xã thủy sinh vật [2].
Tảo lục (Chlorophyta) là một ngành tảo lớn với khoảng 8000 loài, ở Việt
Nam cũng đã định loại được 539 loài [20], [47]. Tảo lục có hình dạng, kích thước,
mơi trường sống, sinh sản,… rất đa dạng và phong phú. Nhiều loài thuộc bộ
Chlorococcales là thức ăn gián tiếp hoặc trực tiếp của các loài động vật phù du và
cá. Mặt khác, nhờ có khả năng quang hợp nên chúng góp một phần khơng nhỏ trong
việc duy trì hàm lượng oxy hịa tan trong nước, nhiều lồi tảo lục cịn có vai trị
trong việc cải tạo chất lượng nước trong các thủy vực và là sinh vật chỉ thị cho mức
độ ô nhiễm. Đối với đời sống con người, tảo lục không trực tiếp mang lại lợi ích
kinh tế nhưng thiếu chúng sản lượng cá và các động vật thủy sinh là thực phẩm cho
con người sẽ bị suy giảm. Việc nghiên cứu điều tra về thành phần loài tảo lục là cơ
sở cho việc bảo vệ đa dạng nguồn gen, quy hoạch hợp lý khoa học cho sản xuất,
đảm bảo phát triển kinh tế bền vững gắn liền với bảo vệ môi trường nước khơng bị
ơ nhiễm. Ngồi ra, tảo lục là nhóm tảo có hàm lượng lipid cao, có tiềm năng ứng
dụng để sản xuất nhiên liệu sinh học ở quy mô công nghiệp, đặt biệt là sản xuất
biodiesel. Nó có những ưu điểm nổi bật như: tốc độ sinh trưởng nhanh, năng suất

thu sinh khối và thu dầu cao hơn các loại thực vật có dầu khác, ít cạnh tranh với đất
nơng nghiệp. Vậy đây là nguồn nguyên liệu mới, sạch, tái tạo được và có khả năng
thay thế cho năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch [14].
Hồ Sơng Đầm – Tam Kỳ là một vùng đầm nước rộng lớn được hình thành từ
rất lâu với diện tích tự nhiên khoảng 180 ha, mực nước sâu trung bình 1,6m, là địa
điểm có nhiều tiềm năng khai thác và phát triển du lịch sinh thái của Tam Kỳ. Hiện
nay đề tài nghiên cứu đa dạng sinh học ở đây chưa có nghiên cứu nào về các loài
thực vật thủy sinh, đặc biệt là tảo nói chung và tảo lục nói riêng. Do vậy, việc điều
tra thành phần loài và sự phân bố của ngành tảo Lục khu vực sông Đầm nhằm bổ
sung dữ liệu khoa học cho hệ thực vật thủy sinh bậc thấp nằm trong “Kế hoạch hành


2
động đa dạng sinh học tỉnh Quảng Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm
2020”, làm cơ sở để bảo vệ đa dạng sinh học hồ sông Đầm theo hướng giống hồ
Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã được nghiên cứu đạt chuẩn về môi trường và sinh thái[19].
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề
tài: “Nghiên cứu sự phân bố và khả năng tích lũy lipid của một số lồi tảo lục
(Chlorophyta) tại hồ sông Đầm thành phố Tam Kỳ”.
2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Nghiên cứu sự phân bố và khả năng tích lũy lipid của một số loài tảo lục
(Chlorophyta) tại hồ sông Đầm thành phố Tam Kỳ làm cơ sở khoa học cho việc bảo
vệ sự đa dạng sinh học của sinh vật thủy sinh nằm trong “Kế hoạch hành động đa
dạng sinh học tỉnh Quảng Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020” để quy
hoạch lại hồ sông Đầm giống hồ Hoàn Kiếm và ứng dụng sản xuất nhiên liệu sinh
học từ vi tảo tại địa phương.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Cung cấp cơ sở dữ liệu danh mục về thành phần loài và sự phân bố của tảo
lục ở hồ sông Đầm – Tam Kỳ.

- Làm cơ sở khoa học cho các đề tài nghiên cứu tiếp theo về phân bố các loài
thực vật phù du ở các lưu vực sơng trong và ngồi thành phố.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Làm cơ sở khoa học cho việc bảo vệ sự đa dạng sinh học của sinh vật thủy
sinh nằm trong “Kế hoạch hành động đa dạng sinh học tỉnh Quảng Nam đến năm
2015 và định hướng đến năm 2020”, làm cơ sở để bảo vệ đa dạng sinh học hồ sơng
Đầm theo hướng giống hồ Hồn Kiếm (Hà Nội) đã được nghiên cứu đạt chuẩn về
môi trường và sinh thái.
- Ứng dụng sản xuất nhiên liệu sinh học từ vi tảo tại địa phương.


3

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TẢO LỤC
1.1.1. Đặc điểm chung của ngành tảo Lục
Ngành tảo lục có khoảng 500 chi với 8.000 lồi. Tảo lục gồm nhiều loài
phiêu sinh đơn bào hoặc tập đoàn. Bên cạnh đó, cũng gặp nhiều dạng đa bào sống
bám đáy thủy vực và các giá thể rắn vào thời kỳ đầu của vịng đời rồi sống trơi nổi.
Tảo lục chủ yếu sống ở nước ngọt, chỉ 10% sống ở biển. Phần lớn lồi nước
ngọt thường có đặc điểm phân bố tồn cầu trong khi ở mơi trường biển tuy cấu trúc
thành phần loài gần giống nhau ở các vùng nhiệt đới nhưng thành phần loài sống ở
các vùng biển lạnh giá Bắc và Nam bán cầu có sự khác biệt lớn. Ngồi ra, cũng gặp
một số tảo lục sống khí sinh trên vỏ cây, đất và đá và ngay cả ở vùng núi cao nơi
thường xuyên phủ tuyết như loài Chlamydomonas nivalis [14].
1.1.2. Thành phần tế bào
Tất cả tảo lục đều có tế bào mang roi hoặc là ở cả pha dinh dưỡng và sinh
sản hay ở pha sinh sản, trừ tảo lục tiếp hợp. Roi ở tảo lục có cấu trúc giống nhau
mặc dù có thể khác nhau về kích thước và roi khơng phủ tơ roi vi ống 3 phần như ở
Heterolontophyta [14].

Thành tế bào bằng cellulose, một số bộ như Caulerpales, cellulose thường
được thay thế bằng xylans hay manman.
Lục lạp tảo lục được bao quanh bởi một vỏ gồm hai lớp màng và khơng có
lưới nội sinh chất lục lạp. Lục lạp chứa các sắc tố chính giống với thực vật bậc cao,
gồm chlorophyll a, chlorophyll b và các sắc tố phụ lutein, zeaxanthin, vioxanthin,
antheraxanthin, neoxanthin và đặc biệt các sắc tố siphonein, siphonixanthin hiện
diện ở tế bào của các chi tảo dạng ống và chi Tetraselmi. Do sắc tố chlorophyll ưu
trội nên tảo có màu lục. Tuy nhiên, một số tảo lục như Trentepolia mọc bám trên bề
mặt giá thể ở mơi trường cạn thường có màu cam, tảo Chlamydomonas nivalis phát
triển làm cho tuyết có màu đỏ,… Sở dĩ có các màu này là do sắc tố carotenoid có ở
lục lạp với hàm lượng lớn nên chi phối đến màu của tảo [14].


4
Tảo lục có thể chuyển động hướng về ánh sáng (quang hướng động) hoặc rời
xa phía có ánh sáng (quang hướng nghịch). Tế bào mang roi thường có điểm mắt.
Điểm mắt gồm một hay một số lớp các giọt lipid nằm trong lục lạp giữa vỏ lục lạp
và bản quang hợp ngoại vi [14].
Sản phẩm dự trữ là tinh bột cũng nằm trong lục lạp thay vì ở tế bào chất, một
đặc điểm khác biệt với các tảo có nhân thật còn lại [14].
1.1.3. Sinh sản của tảo lục
Tảo lục là các sinh vật nhân chuẩn, có chu trình sinh sản được gọi là "xen kẽ
thế hệ".
Sự sinh sản dao động từ sự kết hợp của các tế bào đồng nhất (đồng hình giao
phối hay đẳng giao) tới thụ tinh cho 1 tế bào lớn bất động (giao tử cái) bằng 1 tế bào
khả động nhỏ hơn (giao tử đực). Tuy nhiên, các đặc điểm này thể hiện một vài sự biến
thiên, đáng chú ý nhất là trong số các loài tảo lục cơ sở nhất, như Prasinophytes.
Các tế bào tảo lục đơn bội (chỉ bao gồm 1 bản sao ADN duy nhất của nó) có
thể hợp nhất với một tế bào tảo lục đơn bội khác để tạo thành hợp tử lưỡng bội. Khi
trùng roi xanh làm như thế, chúng tạo ra các cầu nối giữa các tế bào, và bỏ lại các

màng tế bào rỗng rất dễ thấy bằng kính hiển vi quang học. Q trình này được gọi
là sự tiếp hợp.
Các loại tảo lục Ulva đều sinh sản đẳng giao, pha sinh dưỡng lưỡng bội là nơi
phân bào giảm nhiễm và sinh ra các giao tử động đơn bội, chúng sinh ra và phát
triển để tạo thành pha đơn bội so le với pha sinh dưỡng lưỡng bội [14].
1.1.4. Đặc điểm hình thái sử dụng trong phân loại tảo lục
Về phương diện hình thái học tảo lục rất sai khác với các ngành tảo khác bởi
sự đa dạng của chúng. Cơ thể của tảo lục có thể đơn bào, tập đoàn, đa bào. Ngoại
trừ trường hợp cấu trúc cơ thể dạng a-míp và có mơ phân hóa cao, còn lại ở tảo lục
các mức độ khác nhau về hình thái đều thể hiện rất đa dạng: từ hạt monas, dạng hạt,
dạng palmella, dạng sợi với nhiều kiểu khác nhau, dạng bản và khơng có cấu trúc
như tế bào bình thường vì có nhiều nhân [14].
Hình thái tảo lục gồm những dạng chính sau đây:


5
- Tảo lục có roi bao gồm kiểu đơn bào, kiểu tập đồn; kiểu tập đồn thường
có bao hoặc chất nhầy; tế bào sinh dưỡng có 2 roi, 4 hoặc 8 roi bằng nhau, 1 nhân ở
trung tâm, có 2 không bào co rút ở gần phần gốc roi. Lục lạp (có hoặc khơng có hạt
tạo bột) của hầu hết các lồi có dạng hình chén, dạng chữ H, dạng hình sao, dạng
phiến hoặc phân chia thành nhiều đơn vị có dạng hình đĩa.
- Tảo lục dạng hạt, đơn độc có hình cầu, hình bán cầu, hình trứng, hình thận,
hình quả tim, hình quả lê, hình quả chanh hay elip mở rộng, hình thoi hay hình con
suốt, hình trụ, dạng điếu xì gà, hình kim, hình cái nêm, hình tháp; kiểu tập đồn
thường tạo thành nhóm dạng ngơi sao có 4, 8, 16, 32 tế bào, tập đồn dạng hình lá;
hình dạng tế bào trong mỗi tập đồn khác nhau là khơng giống nhau.
- Dạng đơn bào hay tập đồn đôi khi thêm lông, gai hoặc sừng không chuyển
động thường có tên gọi phổ biến là những quả bóng nhỏ màu xanh, thoạt nhìn
những cơ thể này trơng rất giống nhau nhưng chịu khó quan sát cẩn cận và chi tiết
thì sẽ khám phá rằng chúng có các đặc điểm về hình thái ổn định và riêng biệt, phân

chia ra làm nhiều chi khác nhau.
Tảo lục không chuyển động bao gồm nhiều loài và hiện diện ở khắp mọi nơi,
trên tồn thế giới. Tảo lục đóng vai trị quan trọng trong các quá trình diễn thế sinh thái.
Tảo lục tiếp hợp và bộ Desmidiales: đây là lớp tảo lục rất đa dạng về hình thái:
- Kiểu tảo lục tiếp hợp hoặc đơn bào hoặc có nhiều đơn vị tế bào liên kết lại
với nhau tạo thành sợi không phân nhánh; ở một vài chi đơn bào, các tế bào tập hợp
lại trong một bao nhầy chung rồi hình thành tập đồn khơng theo quy luật.
- Bộ Desmidiales gồm các lồi có hình thái tế bào rất đặc sắc và vơ cùng đa
dạng: tế bào từ dạng hình trụ, hình elip cho đến hình trụ kéo dài, thẳng hoặc cong,
hình thoi hoặc hình thoi kéo dài, hình trăng khuyết, ngồi ra cịn gặp Desmid có sợi
thường có tế bào nhỏ, một số lồi có phần đầu tận cùng của tế bào kéo dài thành các
gai phân nhánh với các ống có tẩm calci để bám hoặc giúp chúng lơ lửng trong mơi
trường nước, đơi khi có dạng tập đồn như Cosmocladium, Heimansia. Hầu hết
Desmidiales là đơn bào, tế bào thắt lại ở giữa qua một cái eo nông gồm hai nửa tế
bào nối lại với nhau. Hai nửa tế bào thuộc Desmidiales hầu hết có hình thái giống
hệt nhau, tương tự như hình ảnh qua gương phẳng, ngay cả những lồi mà tế bào


6
khơng có sự thắt lại ở giữa. Vì vậy, sự định danh tảo Desmidiales hầu như hoàn
toàn chỉ dựa trên cơ sở về hình thái ngồi của tế bào sinh dưỡng.
1.1.5. Vai trị của tảo lục
Ngồi vai trị là sinh vật sản xuất, mắt xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn của
thủy vực, là nguồn thức ăn cho nhiều loài sinh vật thủy sinh như các loại tảo khác, tảo
lục cịn mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực đối với môi trường và cuộc sống con người.
1.1.5.1. Sử dụng làm thực phẩm cho ngƣời và thức ăn cho động vật
Vi tảo là một trong những loại thức ăn chính của các lồi động vật phù du, ấu
trùng tơm và cá. Trong ngành tảo lục, những giống lồi có dạng sợi, có thể làm thức
ăn cho cá chép; những giống loài phù du làm thức ăn cho động vật phù du, các lồi
cá ni lại ăn động vật phù du. Tuy nhiên, khi tảo sinh trưởng quá nhiều, thường

làm giảm hàm lượng oxy trong nước và các loài tảo khác mà cá có thể tiêu hóa
được sẽ bị giảm bớt về số lượng. Hàm lượng dinh dưỡng của tảo lục phù du rất cao,
chẳng hạn như Chlorella (protein chiếm 40 – 60% trọng lượng khô), Scenedesmus
(protein chiếm trên 30%). Do vậy, các loài tảo thuộc chi Chlorella, cenedesmus,…
thường được sử dụng để bổ sung vào khẩu phẩn thức ăn của các loại gia cầm, ngoài
ra cũng được sử dụng hiệu quả trong nghề ni cá cảnh.
Ngồi ra, tảo lục cịn được sử dụng như là một loại thực phẩm chức năng,
giúp bổ sung dinh dưỡng và có lợi ích trong việc điều trị ung thư. Chlorella hiện
đang được sử dụng như là một loại thực phẩm bổ sung, chứa tới 18 loại axit amin,
16 loại vitamin, 11 loại khoáng chất, nhiều loại men, hydrocacbonat, DNA và RNA,
đường, chất xơ, axit béo khơng no, omega-3, Chlorophyll... có tác dụng làm tăng
cường interferon, làm sạch máu, gan, thận và ruột, kích thích sinh sản tế bào hồng cầu,
tăng oxy cho các tế bào và não, trợ tiêu hóa, kích thích q trình sửa chữa ở các mô;
giúp tăng pH máu để đạt trạng thái kiềm hơn; giúp giữ cho trái tim hoạt động bình
thường; giúp tăng cường sản phẩm của các khu hệ sinh vật trong đường tiêu hóa.
Sắc tố beta carotene được tìm thấy trong tảo lục được sử dụng làm màu thực
phẩm và cũng có thể có lợi ích trong điều trị ung thư [16].


7
1.1.5.2. Đối với môi trƣờng
Trước nguy cơ cạn kiệt nguồn nhiên liệu hóa thạch và nguy cơ về tổn thương
bầu khí quyển do việc đốt các nhiên liệu hóa thạch mang lại, nhiên liệu sinh học
được xem là một yếu tố thay thế bền vững. Những nghiên cứu cho thấy hàm lượng
lipid trong vi tảo có thể tới 65% khối lượng khô, mức lipid từ 20-50% là khá phổ
biến. Hiện nay, các nhà nghiên cứu đang tiến hành nuôi thử nghiệm một số lồi tảo
có lipid để phục vụ cho mục đích lấy sinh khối để sản xuất nhiên liệu sinh học như
các loài tảo thuộc chi Chlorella và chi Scenedesmus…, tiến hành ni và thu hàm
lượng dầu có sẵn từ tảo Staurastrum để tạo ra dầu diesel sinh học.
Vai trị của tảo lục trong việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng của các thủy

vực nước ngọt và đánh giá ô nhiễm bởi các chất hữu cơ là đặc biệt to lớn.
Khi đánh giá về chất lượng môi trường nước hồ, người ta xem lồi nào ưu
thế ở mơi trường đó, từ đó biết được tình trạng mơi trường như thế nào. Theo Đặng
Thị Sy (2005) tảo lục thuộc bộ Desmisdiales thường chiếm ưu thế ở những hồ
nghèo dinh dưỡng, có đặc tính hơi acid, muối dinh dưỡng rất thấp; tảo lục thuộc bộ
Protococcales, bộ Volvocales, các loài thuộc chi Closterium và Cosmarium thường
ưu thế ở những hồ giàu dinh dưỡng có đặc tính ln ln kiềm tính và giàu dinh
dưỡng; các loài thuộc chi Oocystis thường chiếm ưu thế ở những hồ nghèo dinh
dưỡng, trung tính tới hơi kiềm,…[14].
1.2. ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƢỜNG ĐẾN SỰ SINH
TRƢỞNG VÀ TÍCH LŨY LIPID CỦA TẢO LỤC
1.2.1. Ánh sáng
Ánh sáng chính là nguồn năng lượng khởi đầu cho tồn bộ sự sống ở trên
Trái Đất. Ánh sáng ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố của tảo theo độ sâu. Tầng mặt
từ 0 – 20m tảo lục phát triển mạnh. Trong nhóm thực vật nổi, tảo lục và tảo lam có
nhu cầu về ánh sáng lớn nhất, vì thế chúng tập trung ở tầng nước mặt [8].
Ảnh hưởng của ánh sáng đến sự sinh trưởng của chúng được thể hiện ở khía
cạnh chất lượng ánh sáng, cường độ ánh sáng và thời gian chiếu sáng. Cường độ
ánh sáng quá lớn hay quá nhỏ đều có thể ức chế sự quang hợp của tảo. Một số lồi
tảo khơng tăng trưởng trong điều kiện chiếu sáng liên tục. Ánh sáng liên tục không


8
làm tăng năng suất của tảo mà còn làm giảm hàm lượng protein, cacbohydrat và các
acid béo không no.
1.2.2. Nhiệt độ
Nhiệt độ cũng là một yếu tố sinh thái không kém phần quan trọng so với ánh
sáng. Nó chi phối sự phân bố địa lý và sự biến động số lượng cũng như thành phần
loài vi tảo trong thủy vực theo từng thời gian khác nhau. Vào mùa đông, nhiệt độ
xuống thấp, các loài thực vật nổi hầu như vắng mặt, có chăng chỉ là một số các lồi

thuộc ngành tảo lục (ví dụ: Chlamydomonas nivalis), số cịn lại rất ít thuộc các
ngành khác [11].
Đối với vi tảo, nhiệt độ ảnh hưởng đến cấu trúc của tế bào, tốc độ phản ứng
trao đổi chất, quang hợp, mật độ phân bố, cường độ hơ hấp, kích thước tế bào và sự
thích nghi của lồi. Hầu hết các lồi vi tảo có thể sống trong khoảng nhiệt độ 16300C, riêng tảo lục sinh trưởng tốt nhất ở 25-300C, nhiệt độ cao quá 350C hay thấp
hơn 160C vi tảo kém phát triển và có thể gây chết một số lồi nếu ngưỡng nhiệt độ
này kéo dài. Nhiệt độ này có thể thay đổi theo thành phần ni và theo lồi. Trong
sản xuất đại trà vi tảo ở các trại nuôi trồng thủy sản thì nhiệt độ quyết định rất lớn
đến năng xuất và chất lượng vi tảo.
1.2.3. Độ mặn
Mỗi lồi vi tảo có khả năng thích nghi với các độ mặn khác nhau nhưng đa
số các lồi vi tảo có khả năng chịu đựng rất lớn những thay đổi về độ mặn. Độ mặn
làm biến đổi áp suất thẩm thấu, hạn chế quá trình quang hợp, hơ hấp, tốc độ sinh
trưởng và làm giảm sự tích lũy glucogen. Tảo lục có thể sinh trưởng ở độ mặn 5-30
(‰) [11].
1.2.4. pH
Sự biến đổi của nhiệt độ và ánh sáng đều ảnh hưởng đến pH thơng qua q
trình quang hợp của tảo, do đó pH được xem là yếu tố biến đổi nội tại. pH của môi
trường nuôi quá cao hoặc quá thấp đều làm chậm tốc độ tăng trưởng của vi tảo, có
thể dẫn đến tàn lụi. Đặc biệt pH ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển
của vi tảo thông qua sự ảnh hưởng gián tiếp đến một số yếu tố như kiềm, khí độc.
Sự thích nghi với những biến đổi pH trong nước cũng là một trong những


9
yếu tố thích nghi của tảo lục. Hầu hết các hồ có pH từ 6 -9, pH = 7 là trung tính.
Một số hồ có pH > 10 (kiềm mạnh), hoặc pH = 2 (acid mạnh). Trong các thủy vực,
ban đêm sự hô hấp của sinh vật sinh ra nhiều CO2 làm cho nước trở nên acid (pH
thấp), ban ngày ngược lại, sự quang tổng hợp CO2 làm mất tính acid (pH tăng lên).
Chỉ có các lồi chịu đựng nổi sự biến thiên này mới tồn tại được [11].

1.2.5. Ảnh hƣởng của các yếu tố dinh dƣỡng
Các yếu tố dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng nhất, có tính
chất quyết định đến sinh trưởng và phát triển của vi tảo cả về số lượng và chất
lượng. Việc bổ sung chất dinh dưỡng vào môi trường nuôi giúp tăng năng suất tảo
lên rất nhiều lần so với ngoài tự nhiên. Thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho vi tảo
bao gồm thành phần đa lượng, thành phần vi lượng và một số vitamin nhằm nâng
cao chất lượng vi tảo. Mỗi lồi vi tảo khác nhau có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau
[11].
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TẢO LỤC TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới cho đến nay có nhiều hệ thống phân loại tảo lục. N. Wille
(1897) là người đầu tiên mô tả và phân loại bộ Protococcales. Theo hệ thống của ông bộ
này được chia làm 6 họ: Volvocaceae, Tetrasporaceae, Chlorosphaeraceae,
Pleurococcaceae, Protococcaceae và Hydrodictyaceae. Về sau ông tách thêm một số
họ mới và đưa số họ của bộ lên 10 họ [52].
Theo hệ thống phân loại của M.T. Philipose (1967), bộ Protococcales
(Chlorococcales) có 14 họ. Hiện nay số họ của bộ này lên tới con số18 (theo
A. E. Ergashev, 1977). Kết quả nghiên cứu của Korschikov (1953) đã phát hiện
được 446 loài và dưới loài, chúng thuộc 133 chi . Theo M. T. Philipose thì trên thế
giới đã thống kê được 1079 loài, chúng tập trung trong 173 chi. Trong số đó ở Ấn
Độ có 56 chi với 208 lồi (có 34 lồi đặc hữu) [40].
Các nghiên cứu về tảo vẫn thường đi theo hướng phân chia theo khu vực
sinh thái như: tảo nước ngọt, tảo biển, tảo đất,… Hàng loạt các cơng trình nghiên
cứu theo hướng trên cũng như các cơng trình nghiên cứu chun khảo phục vụ cho
điều tra phân loại tảo ra đời: Zabelina M.M - Kisswlev A. (1951), Kisselev (1954),


10
Popova T.G (1955, 1976), Kosschikov A.A (1953), Gollerbakh M.M (1953),
Ergashev A. (1979), Asaulz. I (1975), Palamar - Mordvinsevar G.M (1982) [34][35]. Ở

các nước Tây Âu có các cơng trình của Smith G. M. (1950, 1955) [42] [43], Chadefaud
M. (1960) [26], Bourrelly P. (1966, 1970) [25].
Tularak và cs. (2001) đã nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố môi trường
đến sự phân bố của tảo lục ở hồ chứa Mae Ngat Somboonchol (Thái Lan). Mẫu tảo
và mẫu nước được lấy từ 3 trạm ở độ sâu 0,3m trong vòng 12 tháng (10/199912/2000). Các tác giả đã xác định được 40 loài thuộc 30 chi. Qua xử lý thống kê cho
thấy số lượng tảo tương quan dương với độ sâu và độ dẫn của nước [46].
Jena và cs. (2007) nghiên cứu bộ Chlorococcales (lớp Chlorophyceae) ở
phía Đơng và Đơng Bắc Ấn Độ. Có tổng số 80 mẫu được thu từ 64 vị trí thuộc
nhiều loại hình thủy vực nước ngọt khác nhau như: ao, mương, hồ chứa, sông, suối,
mặt đất ẩm ướt và ruộng lúa. Kết quả phát hiện được 56 taxon thuộc 21 chi. Có 16
lồi lần đầu tiên được phát hiện ở Ấn Độ.
Stamenkovíc và Cvijan cơng bố về khu hệ tảo lục đơn bào thuộc lớp
Zygnematophyceae ở Danube, tỉnh Vojvodina (phía Bắc Serbia). Họ đã xác định
được 70 taxon tảo lục đơn bào thuộc 4 chi Closterium, Cosmarium, Euastrum và
Staurastrum. Trong đó, chi Closterium có 28 taxon (40%), chi Cosmarium có 22
taxon (31,43%), chi Staurastrum có 19 taxon (27,14%), chi Euastrum có 1 taxon.
Số lồi tảo lục đơn bào đa dạng nhất vào các tháng mùa hè, khi các chỉ tiêu về pH
và nồng độ NO3 thấp hơn những tháng khác.
Các loại tảo được sử dụng trong sản xuất dầu diesel sinh học thường là tảo
xanh đơn bào. Trong điều kiện tốt, tảo xanh có thể tăng gấp đơi sinh khối của nó
trong vịng chưa đầy 24 giờ (Christi, 2007; Schneider, 2006). Ngồi ra, tảo xanh có
thể có lipid rất lớn, thường xuyên trên 50% (Christi, 2007; Schneider, 2006). Với
năng suất cao này và mật độ sinh khối cao là lý tưởng cho nơng nghiệp thâm canh
và có thể là một nguồn tuyệt vời để sản xuất dầu diesel sinh học [28].
Dầu diesel sinh học đang trở thành nhiên liệu ngày càng hấp dẫn vì lợi ích
mơi trường của nó và thực tế nó là nguồn tài nguyên tái tạo. Một số vi tảo rất giàu
chất béo có tiềm năng để chuyển đổi sang diesel sinh học. Một nghiên cứu về vi tảo


11

đó là nghiên cứu làm sạch và xác định các lồi vi tảo có tiềm năng để sản xuất chất
béo, lưu trữ thiết kế một quy trình quy mơ phịng thí nghiệm về q trình ni cấy
sản xuất vi tảo làm nhiên liệu sinh học tại thành phố Durban [36].
Năm 2012, hãng cung cấp điện khổng lồ của Thụy Điển Vattenfall phối hợp với
nhà máy nhiệt điện Senftenberg của Đức đã thử nghiệm ni vi tảo Scenedesmus
obliquus trong lị phản ứng sinh học làm bằng chất dẻo trong suốt làm nhiên liệu
sinh học.
Ngày nay, việc nghiên cứu ứng dụng của vi tảo ngày càng được chú ý. Một
số loài tảo được sử dụng tạo ra nguồn protein, vitamin bổ sung thức ăn vào cho
người và gia súc, gia cầm, cung cấp hợp chất hóa học dung trong nhiều lĩnh vực
khác nhau: các loại sáp, sterol, hydrat cacbon và đặc biệt là lipid ứng dụng sản xuất
nhiên liệu sinh học.
1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở miền Bắc, năm 1982, trong Luận án Tiến sĩ khoa học Sinh học về khu hệ
tảo các thuỷ vực nội địa ở Việt Nam, Dương Đức Tiến đã cơng bố 1402 lồi tảo
trong đó có 530 lồi tảo lục. Năm 1988, ơng lại cho ra đời cuốn: " Đời sống các loài
tảo", cuốn sách đã khắc họa lên vai trò ý nghĩa của tảo trong thiên nhiên và trong
đời sống con người cũng như triển vọng sử dụng chúng trong nền kinh tế quốc dân.
Gần đây (1997), ông cùng cộng sự đã biên soạn cuốn: "Tảo nước ngọt Việt Nam.
Phân loại bộ tảo lục Chlorococcales". Đây là tài liệu chuyên khảo thuộc bộ
Chlorococcales (Protococcales) ở Việt Nam [21].
Năm 2004, Lê Thị Thúy Hà đã nghiên cứu một cách có hệ thống khu hệ thực
vật nổi ở vùng Tây Nam hệ thống sông Lam (Nghệ An Hà Tĩnh), đã xác định được
409 loài và dưới loài thuộc 104 chi, 42 họ, 20 bộ và 6 ngành trong đó ngành tảo lục
xác định được 128 lồi và dưới lồi chiếm 31,29% [6].
Qua phân tích mẫu định tính thu ở hồ Khe Lang, huyện Can Lộc, tỉnh Hà
Tĩnh với 2 đợt nghiên cứu (tháng 11 và 12 của năm 2006), đã xác định được 36 loài
và dưới lồi tảo lục bộ Desmidiales. Thành phần lồi có sự biến động giữa 2 đợt thu
mẫu và tăng dần về hạ lưu. Điều này cho thấy sự phân bố của tảo lục bộ
Desmidiales có mối quan hệ chặt chẽ với điều kiện mơi trường, trong đó yếu tố



12
quyết định là pH, nhiệt độ nước và chế độ thủy văn của hồ [18][20].
Tác giả Phan Thị Anh Đào và cs. (2006) khi khảo sát lưu vực sông Cầu
trong nghiên cứu “Hiện trạng thủy sinh vật ở một số nhánh sông trong lưu vực sông
Cầu”, đã tiến hành lấy mẫu tại 5 mặt cắt trên tổng số 200km chiều dài sơng và xác
định được 113 lồi thực vật nổi hiện diện tại khu vực này, trong đó tảo Lục có số
lồi đơng nhất với 36 lồi (chiếm tỉ lệ 40% trên tổng số các loài xác định được) [4].
Tác giả Võ Hành và Mai Văn Sơn (2009) đã công bố kết quả nghiên cứu trên
36km vùng hạ lưu sông Mã với 72 mẫu thu được tại 4 mặt cắt trong 2 đợt (tháng 12
năm 2008 và tháng 3 năm 2009) trong nghiên cứu “Nghiên cứu đa dạng loài tảo lục
(Chlorophyta) ở hạ lưu sơng Mã (Thanh Hóa)”như sau: có 117 loài và dưới loài
thuộc 2 lớp, 2 bộ, 12 họ và 26 chi, trong đó các chi có nhiều loài nhất là
Scenedesmus (36 loài), Pediastrum (17 loài), Staurastrum (10 loài) [10].
Năm 2011, Võ Hành và Lê Thị Thúy Hà, trong báo cáo “Một số kết quả
nghiên cứu về thành phần lồi tảo lục ở thượng nguồn sơng Cả tỉnh Nghệ An”, đã
xác định được 42 loài và dưới loài. Các chi chủ đạo thuộc về Scenedesmus,
Pediastrum, Cloterium, Cosmarium [9].
Tác giả Lê Văn Sơn (2011) trong báo cáo “Thành phần lồi tảo lục (Bộ
Chlorococcales) ở một số cửa sơng thuộc sơng Tiền và sơng Hậu” tại Hội nghị khoa
học tồn quốc về Sinh thái và tài nguyên sinh vật, đã xác định được 90 loài và dưới
loài tảo lục (bộ Chlorococcales), chúng thuộc 38 chi và 16 họ, trong đó đã bổ sung
cho danh lục tảo nội địa Việt Nam 19 lồi và dưới lồi. Có 3 họ chiếm ưu thế gồm:
Scenedesmaceae, Hydrodictyaceae vàOocystaceae [15].
Tháng 12 năm 2010, Nguyễn Thị Minh Thanh thực hiện đề tài “Nghiên cứu
sàng lọc các lồi vi tảo biển quang tự dưỡng có hàm lượng lipid cao, thành phần
acid béo phù hợp sử dụng làm nguyên liệu sản xuất diesel sinh học”, nhằm xác định
hàm lượng lipid tổng số và acid béo, nuôi thu sinh khối tảo làm nguyên liệu sản
xuất biodiesel [17].

Ghi nhận bước đầu về lipid và dinh dưỡng từ một số loài vi tảo có nguồn gốc
Việt Nam. Nghiên cứu phân lập vi tảo sử dụng cho nghiên cứu lipid bao
gồm Skeletonema costatum, Odontella sp., Cyclotella sp., Kirchneriella sp.,


13
Scenedesmmus sp. và Arthrospira massartii. Các loài vi tảo này được phân lập từ
một số thủy vực ở miền Nam Việt Nam. Tổng cộng có 9 chủng vi tảo được dùng
trong nghiên cứu xác định lipid, trong đó lồi S. costatum có 4 chủng (S1-S4), các
lồi cịn lại, mỗi lồi có 1 chủng [51].
Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lan, Nguyễn Hoàng Ngọc Phương đã nghiên cứu
“Sàng lọc các chủng vi tảo chứa lipid trên một số địa điểm ở miền Nam Việt Nam”,
kết quả định danh được 6 chủng vi khuẩn nước ngọt được tuyển chọn đó là
Asterococcus limneticus G. M. Smith, Coelastrum cam bricum Archer, Pediastrum
duples Meyen, Cosmarium cf. sumatranum Krieger, Scenedesmus ellipsoideus
Chodat, Scenedesmus acuminatus [13].
Tháng 6 năm 2012, Nguyễn Minh Tuấn, Lê Thị Bích Yến thực hiện “Nghiên
cứu nuôi trồng vi tảo Chlorella vulragis làm nguyên liệu sản xuất Biodiesel” đã
khảo sát sự ảnh hưởng của các yếu tố đến sinh trưởng và tích lũy lipid của vi tảo có
khả năng cho lipid [52].
Nghiên cứu sản xuất Diesel sinh học từ vi tảo biển Chlorella vulgaris và
Tetraselmis convolutae ở quy mơ phịng thí nghiệm của Lương Hồng Mạnh Viện
sinh thái và tài nguyên sinh vật Đại học Thái Ngun qua đó biết được quy trình
chuyển hóa diesel sinh học chất lượng cao từ sinh khối các loài vi tảo này dưới điều
kiện phịng thí nghiệm nhằm có được các cơ sở khoa học cho việc sản xuất
biodiesel xanh, sạch và thân thiện với môi trường trong tương lai ở Việt Nam [50].
1.4. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÙNG NGHIÊN CỨU
1.4.1. Vị trí địa lý
Hơ sơng Đầm thơn Vĩnh Bình, xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng
Nam. Hồ Sông Đầm là một vùng đầm nước rộng lớn được hình thành từ lâu với diện

tích tự nhiên khoảng 180 ha, mực nước sâu trung bình 1,6m. Ngày nay, hồ sơng Đầm
- Tam Kỳ được ví là “lá phổi xanh” của thành phố Tam Kỳ, khơng những vậy, nơi
đây cịn là địa điểm nhiều tiềm năng khai thác và phát triển du lịch sinh thái của
Tam Kỳ.
1.4.2 Đặc điểm địa hình
Sơng Đầm ngun là một đoạn sơng cổ bị bồi lấp đã trở thành một hồ nước,


14
đang trong giai đoạn phát triển cuối cùng của nó, độ sâu giảm dần so với mực nước
ban đầu. Bãi Sậy trơng giống như cái bướu phình ra của dịng sơng Đầm, nước chảy
hiền hồ, có nhiều nguồn lợi thuỷ sản phong phú. Địa hình phức tạp.
1.4.3 Đặc điểm khí hậu
Tam Kỳ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, năm có 2 mùa rõ rệt, mùa khơ
và mùa mưa.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 260C
Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 249mm
Độ ẩm trung bình trong năm 84%. Nhìn chung, điều kiện khí hậu thích hợp
cho sự sống của các loài động vật, thực vật, quần thể hệ sinh thái.
1.4.4 Điều kiện thủy hải văn
Sơng Đầm có mặt nước rộng khoảng 200ha, nối với sông Bàn Thạch bằng
một nhánh sông cụt. Mùa lũ nước từ khắp nơi dồn về khiến nó trở thành cái túi
đựng đủ lồi tơm cá. Mùa nước cạn, nước mặn theo nhánh sông cụt tràn vào, Sông
Đầm thành vùng nước chè hai mang theo các loài cá nước lợ như cá cồi, cá đối.


15

CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
- Các loài tảo lục (Chlorophyta) tại hồ sông Đầm –Thành phố Tam Kỳ.
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu xác định và phân tích một số chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa mơi
trường tại hồ sơng Đầm – Thành phố Tam Kỳ ảnh hưởng đến thành phần và số
lượng tảo lục.
- Nghiên cứu sự phân bố của các lồi tảo lục tại hồ sơng Đầm - Thành phố
Tam Kỳ.
- Nghiên cứu định loại sơ bộ các lồi tảo lục phân lập được và mơ tả hình
thái của chúng thu được từ hồ sông Đầm – Thành phố Tam Kỳ.
- Xác định khả năng cho lipid của các chủng tảo lục phân lập được tại hồ
sông Đầm - Thành phố Tam Kỳ.
2.3. ĐỊA ĐIỂM, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
2.3.1. Địa điểm thu mẫu ngoài thực địa
30 mẫu nước được lấy từ 5 địa điểm qua 2 đợt thu mẫu là đợt 1 vào tháng
3/2015 và đợt 2 vào tháng 9/2015 ở hồ sông Đầm – thành phố Tam Kỳ - tỉnh Quảng
Nam. Tiến hành thu mẫu tại 5 địa điểm trên hồ được kí hiệu là: T1, T2, T3, T4, T5.

Hình 2.1. Bản đồ hồ sông Đầm và các địa điểm thu mẫu ở hồ sông Đầm


×