Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

Khảo sát hệ thống tính từ trong thơ võ quảng viết cho thiếu nhi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 156 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC - MẦM NON

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:

KHẢO SÁT HỆ THỐNG TÍNH TỪ TRONG THƠ
VÕ QUẢNG VIẾT CHO THIẾU NHI

Sinh viên thực hiện : VƢƠNG THỊ THANH CHI
Lớp

: 10STH1

Khóa

: 2010-2014

Ngành

: SƢ PHẠM GIÁO DỤC TIỂU HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn

: ThS. NGUYỄN THỊ THÚY NGA

Đà Nẵng, tháng 05/2014



LỜI CẢM ƠN
u t n em n c n t n c m n c
a

u nT

T

n v n k oa G áo dục T ểu ọc – M m non trư n Đạ

ọc Sư P ạm Đ
suốt quá trìn n
Em cũn

ẵn

ã tận tìn

ướn dẫn

p ỡ em tron

n cứu o n t n k óa luận Tốt n
n c n t n c m n các t

c

ệp.

áo tron k oa


G áo dục T ểu ọc - M m non ã tận tìn c ỉ b o em tron suốt
4 năm ọc. C m n các bạn tron lớp 10STH ã ộn v n
ỡ em tron quá trìn n
Do

ều k ện về t

p

n cứu.
an k n n

ệm v năn lực b n t n

cịn ạn c ế n n k óa luận k n trán k ỏ n ữn t ếu sót. Vì
vậ

em kín mon n ận ược n ữn ý k ến n ận ét

của các t

ón

c v các bạn ể k óa luận ược o n t ện

óp
n.

Em n c n t n c m n.


Đ

ẵn t án 5 năm 2014
Sn v n
Vư n T

T an C


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 4
3.1 Đối tượng nghiên cứu.................................................................................. 4
3.2 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 4
4. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 5
6. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 5
7. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 5
8. Cấu trúc của đề tài ......................................................................................... 5
PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 7
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN .......................................................................... 7
1.1 Khái quát chung về tính từ .......................................................................... 7
1.1.1. K á n ệm về tín từ ................................................................................ 7
1.1.2. Đặc trưn của tín từ .............................................................................. 8
1.1.3 Các t ểu loạ tín từ................................................................................ 10
1.1.3.1 Tín từ c ỉ tín c ất tự t n có mức ộ .............................................. 10
1.1.3.2 Tín từ tự t n k n có mức ộ (cịn ọ l tín từ k n t an


ộ)11

1.2. Tính từ trong sách giáo khoa tiếng Việt Tiểu học ................................... 12
1.3 Giới thiệu về nhà thơ Võ Quảng ............................................................... 14
1.3.1 V

nét về t ểu sử của n

1.3.2 Sự n

ệp sán tác của n

t

Võ Qu n .............................................. 14
t

Võ Qu n ............................................ 15

1.4 Nội dung và nghệ thuật trong thơ Võ Quảng ............................................ 16
1.4.1. ộ dun t
1.4.2. V
1.4.2.1.

của Võ Qu n .................................................................. 16

nét về n ệ t uật t
ệ t uật m u t lo


Võ Qu n ..................................................... 18
vật v t

nn

n ........................................ 18


1.4.2.2.

n n ữ v n ạc

ệu ...................................................................... 18

1.5 Đặc điểm tâm lý của học sinh Tiểu học .................................................... 19
1.5.1. Hoạt ộn của ọc s n T ểu ọc.......................................................... 19
1.5.2. Tr

ác .................................................................................................. 19

1.5.3. C

ý ..................................................................................................... 20

1.5.4. Trí n ớ ................................................................................................... 20
1.5.5. Tưởn tượn .......................................................................................... 20
1.5.6. Tư du .................................................................................................... 21
1.5.7. P n tíc tổn
1.5.8.


ợp trừu tượn

óa k á qt óa ............................ 21

n n ữ .............................................................................................. 21

1.5.9. Ý c í ....................................................................................................... 22
1.6 Khái quát về văn miêu tả ........................................................................... 22
1.6.1. K á n ệm văn m u t ........................................................................... 22
1.6.2. Đặc trưn của văn m u t .................................................................... 23
1.7. Các kiểu bài văn miêu tả ở lớp 4 .............................................................. 24
Chƣơng 2: KHẢO SÁT HỆ THỐNG TÍNH TỪ TRONG THƠ VÕ
QUẢNG VIẾT CHO THIẾU NHI .............................................................. 26
2.1 Tiêu chí phân loại ...................................................................................... 26
2.2 Khảo sát hệ thống tính từ trong thơ Võ Quảng viết cho thiếu nhi ............ 26
2.2.1 B n t ốn k ......................................................................................... 26
2.2.2

ận ét.................................................................................................. 29

2.2.2.1. Tín từ tự t n có mức ộ .................................................................. 29
2.2.2.2. Tín từ tự t n k n có mức ộ ....................................................... 39
Chƣơng 3: XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP BỔ TRỢ
LUYỆN VIẾT VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH KHÁ, GIỎI LỚP 4 ... 48
3.1. Mục đích xây dựng bài tập ....................................................................... 48
3.2. Nội dung xây dựng bài tập ....................................................................... 48
3.2.1. B

tập


ền k u ết ................................................................................ 48

3.2.2. B

tập lu ện v ết oạn văn m u t ...................................................... 62


3.2.3. B

tập vận dụn lu ện v ết b

văn m u t ........................................ 74

PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................ 90
1. Một số kết luận ............................................................................................ 90
2. Đề xuất một số ý kiến.................................................................................. 92
2.1 Đố vớ

áo v n ....................................................................................... 92

2.2 Đố vớ

ọc s n ........................................................................................ 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 94
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 96


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

Võ Quảng là một nhà văn, nhà thơ lớn trong nền văn học Việt Nam,
đặc biệt là văn học thiếu nhi. Trong hơn bốn mươi năm liên tục viết cho thiếu
nhi, ông đã xuất bản hơn hai mươi tập thơ, truyện, kịch bản phim và dịch một
số tác phẩm văn học nước ngoài ra tiếng Việt. Ơng đã đem tất cả những tình
cảm, tâm huyết và tài năng của mình để phục vụ cho thiếu nhi. Bởi vậy, các
tác phẩm của ông được bạn đọc nhỏ tuổi rất u thích và đón nhận nhiệt tình.
Nhà phê bình văn học Phong Lê đã khẳng định: “ Võ Qu n – c một

văn

c o t ếu n ”.
Thơ Võ Quảng chủ yếu viết cho lứa tuổi mầm non và đầu tiểu học.
Những bài thơ ông viết cho các em đều là những bài thơ nho nhỏ, rất nhẹ
nhàng nhưng mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Ơng rất thành cơng trong việc sử
dụng các phương tiện tu từ, biện pháp tu từ, động từ, vần trắc, từ tượng thanh,
từ tượng hình, nhịp điệu, âm thanh… vào thơ của mình. Đây cũng là những
nét rất riêng trong thơ ông. Nhưng đặc biệt hơn hết, dấu ấn sâu đậm khiến bạn
đọc cảm nhận sâu sắc các tác phẩm thơ của ơng đó là việc sử dụng các tính từ
một cách khéo léo và độc đáo. Ơng thường dùng các tính từ chỉ màu sắc để
miêu tả cảnh vật thiên nhiên, làm cho thiên nhiên trở nên hiền hịa và đẹp lộng
lẫy. Thế giới lồi vật và cây cỏ thêm rộn ràng và sinh động nhờ vào các từ
láy, từ tượng thanh mà ông đã khéo léo đưa vào trong các trang thơ … Tất cả
đã tạo cho thơ ơng khơng khí vui tươi, tinh nghịch phù hợp với tâm hồn trẻ
nhỏ.
Đối với học sinh Tiểu học, tính từ được đưa vào giảng dạy trong
chương trình Tiếng Việt lớp 4 và việc dạy học tính từ có ý nghĩa rất quan
trọng. Nó giúp các em hiểu biết về từ loại tiếng Việt, biết cách sử dụng ngơn
từ có hiệu quả và cảm thụ được giá trị thẩm mĩ trong văn bản nghệ thuật. Từ
đó các em mới có thể sáng tạo ra những cái hay, cái đẹp bằng ngôn từ của
1



chính mình. Việc phát hiện và phân tích giá trị của tính từ được sử dụng trong
thơ Võ Quảng là cách giúp học sinh hình thành kĩ năng sử dụng ngơn từ tốt
nhất.
Từ những lí do trên, chúng tơi chọn đề tài “ Khảo sát hệ thống tính từ
trong thơ Võ Quảng viết cho thiếu nhi” để nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề
Thơ văn của Võ Quảng được nhiều học giả trong và ngoài nước quan
tâm nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau. Trong phần này, chúng tơi điểm
lại một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu sau:
Nhà văn Nguyễn Minh Châu trong bài viết V
t ếu n

của Võ Qu n

ược n tr n báo S

Gòn

nét về n

nn ữc o

p ón số 2236, tháng

8/1982, tác giả đã phân tích khá đầy đủ những yếu tố ngơn ngữ có trong thơ
Võ Quảng như: thể loại, vốn từ vựng, ngôn ngữ đối thoại… Đặc biệt, tác giả
cịn phân tích về đặc điểm cú pháp như: kết cấu chủ vị, cách đảo trật tự danh
từ ( hoặc động từ) …trong thơ.

Vân Thanh, Tác

văn ọc t ếu n

V ệt am, NXB Từ điển Bách

Khoa, Hà Nội 2006, đã giới thiệu sơ lược về cuộc đời, con người nhà thơ Võ
Quảng. Đồng thời, tác giả cũng đã đề cập đến những nét đặc sắc về nội dung,
nghệ thuật trong thơ Võ Quảng viết cho thiếu nhi như: vần trắc, từ tượng
thanh, từ tượng hình, nhịp điệu, âm thanh…
Các bài viết nghiên cứu về thơ của nhà thơ Võ Quảng trên các báo và
tạp chí như: Nguyên An, Từ p ó c ủ t c t n p ố t n n
nhi trên báo Điện tử, tháng 7/2007; Vũ Tú Nam, T

của t ếu

năn m u t của Võ

Quãn , NXB Kim Đồng, 1983; Nguyễn Nhã Tiên, Võ Qu n –
tuổ t

t

văn của

trên báo Quảng Nam ngày 06/07/2007. Các tác giả này đều đề cập

đến nội dung cũng như nghệ thuật trong thơ Võ Quảng.

2



Phương Thảo, Võ Qu n – Con n ư

tác p ẩm, NXB Đà Nẵng,

2008, đã giới thiệu chi tiết về chân dung nhà thơ Võ Quảng. Đồng thời, tác
giả đã giới thiệu một số bài viết của Võ Quảng về văn học thiếu nhi. Ngồi ra,
tác giả cịn tập hợp các bài tiểu luận, bình phẩm, phân tích… về tác phẩm thơ
văn Võ Quảng của các nhà nghiên cứu chuyên và khơng chun trên các báo
và tạp chí. Nhìn chung, tất cả các bài viết được tác giả Phương Thảo tập hợp
đưa vào cuốn sách đều đã đề cập đến nội dung cũng như nghệ thuật trong thơ
Võ Quảng.
Phương Thảo, Võ Qu n –

văn của tuổ t

-

t

của tuổ

hoa, NXB Kim Đồng, 2009, đã giới thiệu về cuộc đời của nhà thơ Võ Quảng.
Võ Quảng là một người sống và sáng tạo hết mình cho trẻ thơ, một trong
những người viết hiếm hoi của văn học Việt Nam chung thủy với một đối
tượng cần phản ánh và hướng đến: Trẻ thơ. Và trong quãng đời viết văn và
thơ cho thiếu nhi, ông đã để lại cho nên văn học nước nhà các tác phẩm thơ
văn nổi tiếng được bạn đọc trong và ngoài nước biết đến như:“ Qu nộ ” và “
T n sán ” là hai cuốn tiểu thuyết có tiếng, các bài thơ được nhiều thế hệ trẻ

em thuộc và đọc như đồng dao: “ M

v o” “ An Đom Đóm” “A dậ

sớm”… Tất cả đều để lại trong lòng người đọc một cảm xúc gần gũi và quen
thuộc.
Lã Thị Bắc Lý, G áo trìn văn ọc trẻ em, NXB Đại học Sư phạm,
2009, ngoài phần nghiên cứu về tiểu sử cũng như sự nghiệp sáng tác của nhà
thơ Võ Quảng, tác giả cịn đi sâu phân tích các khía cạnh nội dung và nghệ
thuật trong thơ và văn xuôi. Theo tác giả, nội dung thơ Võ Quảng gồm hai
phần chính là thế giới thiên nhiên mới lạ, hấp dẫn và những bài học đầu tiên
về cuộc sống. Về nghệ thuật thơ, tác giả giới thiệu chi tiết các đặc điểm như:
nghệ thuật miêu tả, ngôn ngữ và nhạc điệu, những chi tiết hài hước và dí dỏm.
Ngồi ra, tác giả còn giới thiệu một số bài thơ và truyện đồng thoại của Võ
Quảng viết cho thiếu nhi.

3


Võ Thị Dung, K o sát các p ư n t ện tu từ v b ện p áp tu từ tron
t

Võ Qu n v ết c o t ếu n , Đại học Đà Nẵng – Đại học Sư phạm, 2012,

đã khảo sát các phương tiện tu từ và biện pháp tu từ trong thơ Võ Quảng viết
cho thiếu nhi. Xây dựng hệ thống bài tập cảm thụ văn học để bồi dưỡng học
sinh giỏi môn Tiếng Việt ở Tiểu học.
Nhìn chung các cơng trình nghiên cứu trên đều đã đề cập đến những
nét cơ bản về nội dung cũng như nghệ thuật trong thơ Võ Quảng. Nhưng vấn
đề về việc sử dụng tính từ trong thơ ơng thì chưa có cơng trình nào đề cập đến

một cách cụ thể và có hệ thống. Những cơng trình, đề tài nghiên cứu trên là
tài liệu tham khảo quý giá, bổ ích cho chúng tôi thực hiện đề tài.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống tính từ trong các tác phẩm thơ viết cho thiếu nhi của Võ
Quảng.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Những tác phẩm thơ viết cho thiếu nhi của Võ Quảng trong hai tập thơ
sau:
1. Anh Đom Đóm
2.Phong Lê, Tu ển tập Võ Qu n , NXB Văn học, 1998.
4. Mục đích nghiên cứu
Qua việc khảo sát hệ thống tính từ trong hai tác phẩm thơ viết cho thiếu
nhi của Võ Quảng, chúng tôi sẽ xây dựng một số bài tập bổ trợ luyện viết văn
miêu tả có sử dụng tính từ cho học sinh khá, giỏi lớp 4 nhằm giúp các em rèn
luyện và nâng cao kĩ năng sử dụng một cách linh hoạt hệ thống tính từ trong
văn miêu tả.

4


5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
Nghiên cứu những vấn đề lí luận liên quan đến tính từ.
Thống kê, phân loại tính từ trong các tác phẩm thơ viết cho thiếu nhi
của Võ Quảng.
Xây dựng hệ thống bài tập bổ trợ luyện viết văn miêu tả có sử dụng
tính từ cho học sinh khá, giỏi lớp 4.
6. Giả thuyết khoa học
Nghiên cứu đề tài K o sát ệ t ốn tín từ tron t

c o t ếu n

Võ Qu n v ết

giúp nâng cao kĩ năng viết văn cho học sinh. Bên cạnh đó cịn

giúp học sinh sử dụng linh hoạt hệ thống tính từ, từ đó các em có thể vận
dụng linh hoạt kĩ năng sử dụng tính từ trong văn miêu tả. Đây cũng là tài liệu
bổ ích giúp giáo viên Tiểu học dạy học văn miêu tả.
7. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: tìm hiểu các vấn đề liên quan
đến tính từ.
Phương pháp thống kê: thống kê, phân loại tính từ được sử dụng
trong các tác phẩm thơ viết cho thiếu nhi của Võ Quảng. Từ đó đưa ra nhận
xét về cách sử dụng tính từ của nhà văn.
Phương pháp phân tích: phân tích giá trị biểu cảm của tính từ được
sử dụng trong các bài thơ.
Phương pháp tổng hợp: tổng hợp lại các kết quả đã phân tích.
8. Cấu trúc của đề tài
Đề tài gồm 3 phần:

5


Phần mở đầu gồm: Lí do chọn đề tài; Lịch sử vấn đề; Mục đích nghiên
cứu; Đối tượng, phạm vi nghiên cứu; Giả thuyết khoa học; Nhiệm vụ nghiên
cứu; Phương pháp nghiên cứu; Cấu trúc đề tài
Phần nội dung gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận

Chương 2: Thống kê, phân loại hệ thống tính từ trong các tác phẩm thơ
viết cho thiếu nhi của Võ Quảng
Chương 3: Xây dựng hệ thống bài tập bổ trợ luyện viết văn miêu tả có
sử dụng tính từ cho học sinh khá, giỏi lớp 4
Phần kết luận

6


PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Khái quát chung về tính từ
1.1.1. Khái niệm về tính từ
Hiện nay, có rất nhiều quan niệm khác nhau về tính từ.
Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Tính từ cũng là một tiểu loại cơ bản như danh
từ, động từ. Ở Tiếng Việt, tính từ có những đặc điểm gần gũi với động từ nên
thường gọi chung hai loại từ này là phạm trù vị từ” [4;17].
Theo Lê Biên: “Tính từ là một từ loại cần thiết có tác dụng miêu tả cả
đơn vị ngôn ngữ và làm phong phú khả năng diễn đạt. Nó là một từ loại tích
cực về mặt cấu tạo từ.” [2;103].
Đào Thản cho rằng: “Tính từ là những thực từ gọi tên tính chất, đặc
trưng của sự vật, thực thể hoặc của sự vận động. Những đặc trưng đó có thể là
những thuộc tính về màu sắc như: an

ỏ tím v n

uộm trắn t n …;

những đặc tính về mùi vị, hình dáng, kích thước, phẩm chất như: c ua n ọt

c át t

m vu n tròn méo …” [18; 47].

Lê Cận và Phan Thiều cho rằng: “Tính từ là một trong ba lớp từ cơ bản
(danh từ, động từ, tính từ), tính từ biểu thị ý nghĩa phạm trù đặc trưng (tính
chất, thuộc tính, đặc trưng, đặc điểm,…) của sự vật, có số lượng tương đối
lớn, có quan hệ với nhiều thành tố khác trong cụm từ, với những thành phần
khác trong câu, đảm nhiệm những chức năng quan trọng trong câu.” [3; 145].
Khái niệm về tính từ của các tác giả trên tuy có sự khác nhau nhưng đều
có những nét tương đồng. Cụ thể tính từ được hiểu như sau:
Tính từ là một trong ba lớp từ cơ bản (danh từ, động từ, tính từ) và mang
những đặc điểm hay tính chất của sự vật.
7


Tính từ là một loại từ cần thiết có tác dụng miêu tả cả đơn vị ngôn ngữ và
làm phong phú khả năng diễn đạt.
Tính từ có quan hệ với nhiều thành tố khác trong cụm từ, câu và đảm
nhiệm những chức năng quan trọng trong câu.
1.1.2. Đặc trưng của tính từ
Theo Nguyễn Hữu Quỳnh, tính từ có những đặc điểm cơ bản sau:
Tính từ là những từ c ỉ tín c ất c ỉ ặc trưn của sự vật như hình thể,
màu sắc, dung lượng, kích thước, đặc trưng.
Ví dụ: to, nhỏ, xanh, đỏ, lớn bé, dài, ngắn, tốt, xấu, vui, buồn…
Về đặc điểm ngữ pháp, tính từ có nhiều nét giống động từ. Tính từ có
thể kết hợp với các phó từ ã

an


sẽ thí dụ: ã xanh, sẽ xanh, ã giỏi, sẽ

giỏi, có thể kết hợp với các phó từ vẫn cịn cứ, thí dụ: vẫn tốt, cịn tốt; một số
tính từ có thể kết hợp với phó từ ã

ừn

c ớ, thí dụ: ã tích cực, ã

dũng cảm; ngồi ra so với động từ, tính từ kết hợp phổ biến hơn với các phó
từ chỉ mức độ rất

…, ví dụ rất to rất vui. [17; 158].

Theo Lê Biên, Từ loại tiếng Việt hiện đại, tính từ lại mang những đặc
điểm sau:
Về n ữ p áp
Tính từ có thể làm trung tâm cho một ngữ tính từ. Nó có khả năng kết
hợp với những phụ từ tình thái ở trước nó.
Ví dụ: Cả hai cái áo đều mớ .
Khả năng kết hợp với các tính chất tiêu biểu của tính từ là có những phụ
từ chỉ mức độ “hơi, khá, rất, cực kì” đi kèm, nhất là với phụ từ “rất” từ hứng
duy nhất và cho nó một giá trị tuyệt đối trong sự phân loại.
Ví dụ: Cái áo này

ấu.

Anh ấy vẫn còn đang rất trẻ.
8



Những thành tố phụ đứng sau tính từ có thể là thực từ, hư từ, có thể
thuộc những từ loại khác. Danh từ hoặc tổ hợp quan hệ từ + danh từ làm bổ
ngữ cho tính từ.
Ví dụ : S u thăm thẳm
Xấu người ẹp nết còn hơn đẹp người
G ỏ quá, vui lắm
Về c ức vụ n ữ p áp
Ở tiếng Việt (cũng như các ngôn ngữ khác), chức năng phổ biến,
thường trực của tính từ là làm định ngữ.
Ví dụ: Quyển tạp chí mớ có nhiều hình ảnh ẹp.
Tính từ có thể làm vị ngữ trực tiếp.
Ví dụ: Bức tranh này rất ẹp.
Ngồi ra, tính từ có thể đảm nhiệm những chức vụ cú pháp khác.
m bổ n ữ
Ví dụ: Bạn Tâm học giỏi
mc ủn ữ
Ví dụ: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn (Tục ngữ)
Sạc sẽ là mẹ của sức khỏe.
mt

n p n p ụ của c u

Ví dụ: Bìn tĩn , chị nhìn khắp mấy gian nhà. [2; 103]
Từ những quan điểm trên, tính từ có những đặc trưng cơ bản sau:
Tính từ là những từ chỉ đặc điểm hay tính chất của sự vật.
Có khả năng kết hợp với các loại phụ từ và có khả năng làm thành tố
chính của cụm từ.

9



Có khả năng đảm nhiệm chức năng của các thành phần câu: CN, VN,
ĐN, BN, TN. Nhưng chức năng chủ yếu của tính từ là làm vị ngữ, khi làm vị
ngữ, tính từ khơng cần từ “là”.
1.1.3. Các tiểu loại tính từ
1.1.3.1 Tính từ chỉ tính chất tự thân có mức độ
Những tính từ này thường kết hợp với phụ từ chỉ ý nghĩa mức độ: rất,
hơi, khí, quá, lắm, cực kì… hoặc kết hợp với thực từ hàm chứa ý nghĩa mức
độ (thực từ dùng kèm tính từ để “định lượng” hoặc “định tính” cho đặc trưng
được biểu hiện trong tính từ).
Tính từ chỉ tính chất tự thân có mức độ gồm:
ữn tín từ c ỉ các p ẩm c ất
Ví dụ: tốt, xấu, đẹp, khéo, vụng, tầm thường, quan trọng, phải, trái, hèn,
mạnh, hèn nhát, dũng cảm,…
ữn tín từ c ỉ ặc trưn về lượn t uộc n ều p ư n d ện
Ví dụ: nhiều, ít, rậm, thưa, ngắn, dài, cao, thấp, rộng, hẹp, to, nhỏ, sâu,
cạn, nhanh, chậm,…
ữn tín từ c ỉ ặc trưn cư n



Ví dụ: mạnh, yếu, nóng, lạnh, sáng, tối, nóng nực, lạnh lẽo, mát mẻ,…
ữn tín từ c ỉ ặc trưn

ìn t ể

Ví dụ: vng, trịn, thẳng, gãy, cong, méo, ngay, lệch,…
ữn tín từ c ỉ ặc trưn m u sắc
Ví dụ: xanh, đỏ, vàng, nâu, đậm, nhạt,…

ữn tín từ c ỉ ặc trưn

m t an

Ví dụ: ồn, im, vắng, lặng, ồn ào, lặng lẽ, im lìm,…
ữn tín từ c ỉ ặc trưn mù v
10


Ví dụ: thơm, thối, đắng, cay, ngọt, bùi, nồng, nhạt nhẽo,…
1.1.3.2. Tính từ tự thân khơng có mức độ (cịn gọi là tính từ khơng thang
độ)
Là những tính từ chỉ tính chất sự vật, nhưng tính chất ấy hoặc là khơng
có gì để so sánh, khơng có cường độ khác nhau, hoặc bản thân đã có ý nghĩa
tuyệt đối, khơng cho phép so sánh nữa. Lớp tính từ này chỉ đặc trưng đồng
thời biểu thị mức độ của đặc trưng trong ý nghĩa tự thân, thường là ở mức
tuyệt đối. Do đó, chúng khơng kết hợp với phụ từ chỉ ý nghĩa mức độ như rất,
hơi, quá, khi, lắm... và cũng khơng địi hỏi thực từ đi kèm để bổ nghĩa.
Trong lớp tính từ này có các nhóm sau:
C ỉ ặc trưn tu ệt ố (nội dung ý nghĩa của chúng không thể hoặc
không cần đưa vào thể so sánh). Số lượng từ trong nhóm rất hạn chế, chúng
thường dùng kèm với danh từ hoặc với động từ để bổ nghĩa cho danh từ, động
từ. Đó là những từ cơng, tư, chung, riêng, chính, quốc doanh, cơng ích,... Ví
dụ: việc cơng, đời tư, quyền lợi chung, gia đình riêng, vấn đề chính, xí nghiệp
quốc doanh, quỹ cơng ích,...
C ỉ ặc trưn tu ệt ố k n l m t

n cặp ố lập. Các từ trong

nhóm này thường là từ láy hoặc từ ghép: đỏ lịm, trắng phau, đen sì, xanh

mượt, nâu sẫm, xanh xanh, đo đỏ, vàng vàng, tim tím,... Nhóm từ này khơng
kết hợp với phụ từ chỉ mức độ.
C ỉ ặc trưn m p ỏn : Các từ trong nhóm có cấu tạo ngữ âm theo
lối mơ phỏng trực tiếp đặc trưng âm thanh (tượng thanh), hoặc theo lối biểu
trưng âm – nghĩa, mô phỏng gián tiếp đặc trưng hình thể sự vật, hành động
hoặc tính chất (tượng hình): ào ào, đùng đùng, lè tè, lênh khênh, hu hu,
nhoang nhoáng,...

11


1.2. Tính từ trong sách giáo khoa tiếng Việt Tiểu học
Ở Tiểu học, học sinh được làm quen với tính từ từ lớp 2, thông qua các
bài tập luyện từ và câu giới thiệu về từ ngữ chỉ hoạt động – trạng thái, đặc
điểm và tính chất (SGKTV2 – tập 1). Sang đến học kì II, tình từ được đưa vào
trong các bài tập mở rộng vốn từ về vật ni, từ ngữ về các mùa, về thời tiết,
chim chóc, mng thú, lồi thú, cây cối, về Bác Hồ và những từ ngữ chỉ nghề
nghiệp (SGKTV2 – tập 2).
Ví dụ:
Tìm những từ ngữ chỉ đặc điểm của người và vật
a) Đặc điểm về tính tình của một người: tốt n oan
b) Đặc điểm về màu sắc của một vật: trắn

an

ền ...
ỏ ...

c) Đặc điểm về hình dáng của người và vật: tròn vu n cao ...
(SGKTV2 – tập 1 – trang 122)

Trong các từ dưới đây, từ nào nói lên phẩm chất của nhân dân Việt Nam
ta?
(an

ùn

cao lớn t n m n

an dạ rực rỡ c n cù

o n kết vu mừn

an dũn ).
(SGKTV2 – tập 2 – trang 129)
Lên lớp 3, học sinh tiếp tục được tiếp xúc với tính từ ở các bài tập ơn
tập về từ chỉ hoạt động – trạng thái, từ chỉ đặc điểm... trong phân mơn luyện
từ và câu (SGKTV3 – tập 1).
Ví dụ:
Tìm các từ chỉ đặc điểm trong những câu thơ sau:
Em vẽ l n

óm

Tre an l a an

12


S n mán lượn quan
Một dòn

Tr

m

an mát
bát n át

Xan n ắt mùa t u.
(SGKTV3 – tập 1 – trang 117)
Nếu như ở lớp 2 và 3, học sinh chỉ được làm quen với tính từ ở các
dạng bài tập, thì đến lớp 4, tính từ được đưa vào dạy học ở một bài cụ thể.
Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 tập 1 đã hình thành khái niệm về tính từ và đưa
ra một số bài tập vận dụng (“Tín từ” – SGKTV4 – tập 1 – trang 110, 123).
Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 đã đưa khái niệm về tính từ như sau:
“Tín từ l n ữn từ m u t

ặc

ểm oặc tín c ất c sự vật

oạt ộn

trạn t á ...”
Ví dụ:
Thân

uộc, lá mong manh

Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
(


u n Du – Tre V ệt am)

Ngoài việc hình thành khái niệm đơn giản về tính từ, sách giáo khoa còn
cung cấp cho học sinh nhận biết được các đặc điểm, mức độ của tính từ.
P ẩm c ất m u sắc
sự vật

ìn dán

kíc t ước v các ặc

ện tượn … ược tín từ b ểu t

ểm k ác của n ư

ều có n ữn mức ộ k ác n au.

Sách giáo khoa đưa ra một số cách thể hiện mức độ của tính từ như sau:
Tính từ có thể tạo ra từ ghép, từ láy với các tính từ đã cho.
Ví dụ: Xanh tạo ra xanh ngắt, xanh lơ, xanh biếc…
Thêm các từ rất quá lắm,... vào trước hoặc sau tính từ.
Ví dụ:
13


Đẹp: rất đẹp, quá đẹp, đẹp lắm,...
Thông minh: rất thông minh, q thơng minh, cực kì thơng minh, thơng
minh lắm,...
Tạo ra phép so sánh

So sánh ngang bằng
Ví dụ:
Nịi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã n ọn như chông lạ thường.
(

u n Du – Tre V ệt am)

So sánh hơn kém
Ví dụ:

Hoa ghen t ua t ắm, liễu hờn kém an .
(

u n Du – Tru ện K ều)

So sánh tuyệt đối
Ví dụ: Cánh đại bàng rất khỏe, có bộ xương cán tròn d

n ư ốn sáo

v tron n ư t ủ t n .
1.3 Giới thiệu về nhà thơ Võ Quảng
1.3.1 Vài nét về tiểu sử của nhà thơ Võ Quảng
Võ Quảng sinh ngày 01 tháng 03 năm 1920 trong một gia đình nhà nho
trung lưu ở Đại Hịa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Cha ông là một người
say mê văn học và Võ Quảng được thừa hưởng lịng say mê văn học đó từ
cha.
Năm 15 tuổi, ơng học ở trường Quốc học Huế, 17 tuổi tham gia phong
trào học sinh yêu nước và gia nhập Đoàn thanh niên Dân chủ. Năm 19 tuổi,

Võ Quảng gia nhập Đoàn thanh niên Phản đế, năm 21 tuổi bị giặc Pháp bắt

14


giam, sau đó bị đưa về quản chế ở quê cho đến khi Cách mạng tháng Tám
bùng nổ.
Sau Cách mạng tháng Tám, ơng được giao làm phó chủ tịch Ủy ban
kháng chiến hành chính Đà Nẵng, phó Chánh án tịa án quân sự miền Nam
Việt Nam, Hội thẩm nhân dân Tịa án nhân dân Liên khu V.
Sau 1954, ơng tập kết ra miền Bắc và đi theo nghề viết văn cho thiếu
nhi; là một trong những người đặt nền móng cho văn học trẻ em dưới chế độ
mới; là Tổng biên tập đầu tiên của nhà xuất bản Kim Đồng dành cho thiếu nhi
(1957 – 1964).
Ông mất ngày 15 tháng 6 năm 2007 tại Hà Nội.
1.3.2 Sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Võ Quảng
Võ Quảng từng tâm sự: “ Hã d n c o con trẻ n ữn
k ết n ất n a từ k

trẻ bước v o

ì ẹp ẽ v t n

”.

Võ Quảng sáng tác thơ, viết văn xi, kịch bản phim hoạt hình, viết cả
tiểu luận, phê bình, kinh nghiệm và lý luận sáng tác văn học thiếu nhi. Ngồi
ra ơng cịn dịch sách báo cho các em. Là người tâm huyết với nghề, ông đặc
biệt nhấn mạnh yêu cầu bồi dưỡng đạo đức, tình cảm và giáo dục tư cách làm
người cho các em ngay từ tuổi ấu thơ.

Thơ văn của Võ Quảng đã được giới thiệu ra nước ngoài qua các thứ
tiếng như Nga, Pháp,Anh, Đức.. Một số tác phẩm của ông kể cả thơ và văn
xi đã được tuyển chọn vào chương trình giảng dạy các cấp từ Mầm non,
Tiểu học đến Trung học cơ sở. Sự nghiệp sáng tác của Võ Quảng đã khẳng
định vị trí quan trọng của ơng trong nền văn học thiếu nhi nước nhà.
ữn tác p ẩm t

t u b ểu: Gà mái hoa (1957); Thấy cái hoa nở

(1962); Nắng sớm (1965); Anh Đom Đóm (1970); Măng tre (1971);
và đu quay (in chung – 1972)

15

Én hát


ữn tác p ẩm tru ện t u b ểu: Cái thăng (1961); Chỗ cây đa làng
(1964); Cái mai (1967); Những chiếc áo ấm (1970); Quê nội (1973); Bài học
tốt (1975); Tảng sáng (1976).
Tác p ẩm d c : Đông Kisốt; Người anh hùng rừng Xecvut; Một số
truyện ngắn của Marcel Proust.
ữn b

v ết t u b ểu về t ểu luận- p

bìn : Chung quanh vấn đề sáng

tác văn thơ cho thiếu nhi; Làm thơ cho thiếu nhi; Truyện đồng thoại cho thiếu
nhi; Thơ cho thiếu nhi; Nói về ngôn ngữ văn học đi vào nhà trường; Một số ý

nghĩa chung quanh vấn đề sách viết cho thiếu nhi…
1.4 Nội dung và nghệ thuật trong thơ Võ Quảng
1.4.1. Nội dung thơ của Võ Quảng
Võ Quảng chủ yếu viết cho lứa tuổi mẫu giáo và đầu tiểu học. Những
bài thơ ông viết cho các em đều là những bài thơ nho nhỏ, rất nhẹ nhàng
nhưng mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc.
Đọc thơ Võ Quảng viết cho thiếu nhi, ta ln bắt gặp những con vật và
những cỏ cây. Có thể nói, trong thơ Võ Quảng, có cả một thế giới loài vật và
cỏ cây – Một t ế

ớ t

nn

nsn

ộn mớ lạ v

ấp dẫn.

Cảnh vật thiên nhiên qua bốn mùa xn, hạ, thu, đơng với những nét
điển hình, lộng lẫy sắc màu đều được ông đưa vào trong thơ: mùa xuân chợt
đến qua sự thức tỉnh kì diệu của chồi biếc (Mầm non); một cánh sen rơi làm
rung rinh mặt nước báo hiệu mùa hè đến ( Có một chỗ chơi)…
Theo Ngơ Qn Miện thế giới lồi vật và cây cỏ trong thơ Võ Quảng là
cả một vườn bách thú và bách thảo mà những em bé nào cũng có cái may mắn
được vào đều say mê và yêu thích.
Trong thơ của Võ Quảng là cả một tập hợp các lồi thú và chim đơng
vui, ríu rít, inh ỏi như thế giới của trẻ thơ đầy ắp tiếng nói, tiếng cười. Một
con trâu mộng “ trợn tròn


mắt” (Con tr u mộn ); một chú chó vàng tinh
16


nghịch thấy cái gì cũng sủa, chọc cả vào tổ ong và bị ong đốt sưng cả mặt
(Một c

c ó v n ); những chú vịt háu ăn, cứ xếp hang xung quanh chuồng

heo mà kêu “Mau c a cám! Mau c a cám…
Những bài thơ Võ Quảng viết về cây cỏ là những khu vườn rực rỡ sắc
màu, hay cảnh làng quê ngày mùa với “S n p

p ủ v n ”, “Đư n l n

p ủ v n ”, xóm thơn “dát v n ” (Dát v n ); là Con ư n n ỏ với bụi ngải
hoang mọc chen bồm bộp, là bờ tre làng lấp lánh lúc tan sương đầy ắp tiếng
chim (B tre l n ); là hoa sen đỏ rực khi ngọn lửa hồng (Có một c ỗ c

)

hay một mầm non đang lim dim vội bật dậy “k oác áo m u an b ếc” khi
mùa xuân tới (M m non)…:.
Nhìn chung, những bài thơ viết về lồi vật, cây cỏ là món ăn tinh thần
vô giá mà Võ Quảng mang đến cho trẻ thơ, giúp các em thêm mến yêu thiên
nhiên, đất nước.
Mỗi bài thơ của ông không chỉ là thế giới thiên nhiên với đầy cỏ cây,
chim chóc, mà chứa đựng trong đó là những bài học đầu tiên về cuộc sống, là
những bài học nho nhỏ dạy các em chăm học, chăm làm, biết dậy sớm, biết

giúp mẹ…Ơng khơng chỉ giúp các em phát hiện ra cái đẹp của thiên nhiên,
đất nước, con người mà còn giúp các em hiểu rằng chính bàn tay lao động của
con người đã làm ra cái đẹp ấy.
Bằng cách nói nhẹ nhàng như thủ thỉ trò chuyện, Võ Quảng từng bước
dẫn dắt các em vào cuộc sống, hướng các em tới những tình cảm trong sáng,
những bài học đầu tiên về cuộc sống.
Lồng trong chất thơ hóm hỉnh, ngộ nghĩnh là niềm vui của những người
lao động đã cống hiến hết mình cho cuộc sống chung: an Đom Đóm đêm
đêm chuyên cần lên đèn đi gác cho đến khi gà gáy sáng mới lui về nghỉ; chị
chổi tre cần mẫn quét dọn cho nhà sáng mát…

17


“Thơ Võ Quảng ít nói điều gì cao xa, to tát, trừu tượng. Ơng chỉ nói
những chuyện nhỏ nhẹ, bình thường, với giọng khiêm nhường, nhiều khi vui,
hóm, ngộ nghĩnh. Nhưng thơ ơng, mặc dù vậy, hay chính vì vậy, lại rất giàu ý
vị giáo dục. Đó là chỗ, theo tôi thực sự là thành đạt trong thơ cho lứa tuổi thơ
của Võ Quảng” (Phong Lê).
1.4.2. Vài nét về nghệ thuật thơ Võ Quảng
1.4.2.1. Nghệ thuật miêu tả loài vật và thiên nhiên
Nghệ thuật miêu tả loài vật của Võ Quảng rất tinh tế. Chỉ bằng vài chi
tiết chọn lọc, điển hình, các con vật trong thơ ơng hiện lên thật sống động:
Con trâu mộng thì “Da en bon lốn
“m p míp”, “mắt béo íp”, “ u

Ức rộn t n t n ”; con lợn rừng

n c n oắc”; con gà mái nhảy ổ thì kêu


“tót tót tót”; Nhái học: “Ọc ọc ọc ọc!” Ếch đọc “ ọc tốt
chàng “Ọc uộc

ọc tốt!” chẫu

ọc t uộc”… Nhiều bài thơ của ông giống như một hoạt

cảnh, một câu chuyện biến đổi linh hoạt đem đến cho trẻ một cảm giác mới lạ
và thú vị (M

v o Được! Được T u ền lướt C

c ẫu c n …). Các em có

thể vừa nghe, vừa hình dung ra các con vật khơng chỉ ngoại hình mà cả tâm
tính của chúng.
Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Võ Quảng cũng rất đặc sắc. Đọc thơ
ông, trẻ có cảm giác như đang được dạo chơi trong một khu vườn kì lạ đầy
âm thanh và ánh sáng, với rất nhiều lồi chim mng và cây cỏ. Ở đó có đàn
cị trắng đậu trên lũy tre làng lấp lánh sương trơng như tre đang nở hoa; có
tiếng cu cườm hát giữa trưa hè; có anh Quạ Khoang và chú Bói Cá chuyện trị
rơm rả, tiếng ếch nhái học bài vang động cả chiều sương…(A c o em b ết
C ăm ọc B tre l n …)
1.4.2.2. Ngôn ngữ và nhạc điệu
Ngôn ngữ thơ Võ Quảng giản dị, dễ hiểu, giàu nhạc điệu, tiết tấu luôn
thay đổi.

18



Câu thơ ngắn, sử dụng nhiều vần trắc, nhiều từ láy và từ tượng thanh, tính
từ miêu tả và tính từ chỉ màu sắc, âm thanh để miêu tả và mơ phỏng tiếng kêu
của lồi vật: con lợn thì lưn m p míp, u


n c n oắc m ện n óp n ép

ít ít; vịt thì cạc cạc cạc; cái chổi quét roặc roặc!...

1.5 Đặc điểm tâm lý và tr nh độ nhận th c của học sinh Tiểu học
1.5.1. Hoạt động của học sinh Tiểu học
Nếu như ở bậc mầm non hoạt động chủ đạo của trẻ là vui chơi thì đến
tuổi tiểu học hoạt động chủ đạo của trẻ đã có sự thay đổi về chất, học sinh
chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập. Tuy nhiên, song song
với hoạt động học tập các em cịn có các hoạt động khác như:
Hoạt ộn vu c

: Trẻ thay đổi đối tượng vui chơi từ chơi với đồ vật

sang các trò chơi vận động.
Hoạt ộn lao ộn : Trẻ bắt đầu tham gia lao động tự phục vụ bản thân
và gia đình như tắm giặt, nấu cơm, qt dọn nhà cửa… Ngồi ra, trẻ cịn tham
gia lao động tập thể ở trường lớp như trực nhật, trồng cây, trồng hoa,…
Hoạt ộn

ã ộ : Các em đã bắt đầu tham gia vào các phong trào của

trường, của lớp và của cộng đồng dân cư, của Đội thiếu niên tiền phong,…
1.5.2. Tri giác
Tri giác của học sinh Tiểu học mang tính đại thể, ít đi sâu vào chi tiết

và mang tính khơng chủ định. Do đó các em phân biệt các đối tượng cịn chưa
chính xác, dễ mắc sai lầm, có khi cịn lẫn lộn. Ví dụ học sinh lớp 1, 2 rất dễ
nhầm lẫn giữa hai khái niệm thời gian và thời điểm.
Sự phân tích bằng tri giác một cách có tổ chức và sâu sắc ở học sinh
các lớp đầu bậc Tiểu học còn yếu. Tri giác của các em thường gắn với hành
động, với thực tiễn. Tri giác sự vật có nghĩa là phải làm một cái gì đó với sự
vật như cầm, nắm, tháo, gỡ, … sự vật ấy. Về sau (lớp 3, 4, 5), các hoạt động

19


tri giác phát triển và được hướng dẫn bởi các hoạt động nhận thức khác, tri
giác chính xác hơn, mang tính chất của sự quan sát có tổ chức.
1.5.3. Chú ý
Ở lứa tuổi học sinh Tiểu học, chú ý có chủ định của các em còn yếu,
khả năng điều chỉnh chú ý một cách có ý chí chưa mạnh.
Trong lứa tuổi học sinh Tiểu học, chú ý không chủ định chiếm ưu thế.
Những gì mang tính mới mẻ, bất ngờ, rực rỡ, khác thường dễ dàng lôi cuốn sự
chú ý của các em, khơng có sự nổ lực của ý chí. Sự chú ý khơng chủ định
càng trở nên mạnh mẽ khi giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học đẹp, mới lạ, ít
gặp, gợi cho các em cảm xúc tích cực. Vì vậy, việc sử dụng đồ dùng dạy học
như tranh ảnh, hình vẽ, biểu đồ, mơ hình vật thật … là điều kiện quan trọng
để tổ chức sự chú ý.
Sự tập trung chú ý của học sinh lớp 1, 2 còn yếu, thiếu bền vững. Do
vậy, chú ý của các em cịn bị phân tán.
1.5.4. Trí nhớ
Trí nhớ trực quan – hình tượng của các em phát triển hơn trí nhớ từ ngữ
logic. Các em ghi nhớ và giữ gìn chính xác các sự vật, hiện tượng cụ thể
nhanh hơn và tốt hơn những định nghĩa, những lời giải thích dài dịng. Học
sinh lớp 1, 2 có xu hướng ghi nhớ máy móc bằng cách lặp đi, lặp lại nhiều

lần, có khi chưa hiểu mối liên hệ, ý nghĩa của tài liệu học tập nên các em
thường học thuộc lịng các tài liệu mà khơng sắp xếp hay diễn đạt theo ý của
mình.
1.5.5. Tưởng tượng
Tưởng tượng của học sinh tiểu học đã phát triển phong phú hơn so với
trẻ mầm non nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng dầy dạn.
Tuy nhiên, tưởng tượng của các em vẫn mang một số đặc điểm nổi bật sau:

20


×