Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 4 5 thông qua môn mĩ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 118 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ĐÀ NẴNG
KHOA GD TIỂU HỌC – MẦM NON
----------

Đề tài:
GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 THÔNG QUA MÔN MĨ THUẬT

Sinh viên thực hiện

: Phạm Thị Vân

Lớp

: 10STH2

Giáo viên hƣớng dẫn

: Đàm Văn Thọ

Đà Nẵng, 5/2014


Để hồn thành t ốt được khóa lu ận t ốt nghiệp này, em đã nhận được nhiều
sự giúp đỡ của quý thầy cô.
Trước h ết em xin bày t ỏ lòng bi ết ơn sâu s ắc đến th ầy Đàm V ăn Th ọ người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em về kiến thức và phương pháp để em hồn
thành được khóa luận tốt nghiệp này.
Em c ũng xin chân thành c ảm ơn các th ầy cô trong khoa GD Ti ểu h ọc –
Mầm non tr ường Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã hướng d ẫn, gi ảng dạy, cung c ấp
kiến th ức, quan tâm, động viên nhi ệt tình giúp đỡ em trong su ốt quá trình h ọc
tập cũng như thời gian em thực hiện đề tài.


Qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trường Tiểu học Hải
Vân – Thành phố Đà Nẵng đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình tiến hành
thực nghiệm của đề tài.
Cuối cùng em xin cảm ơn gia đình, những người thân, bạn bè đã quan tâm
động viên em trong suốt quãng đường học tập vừa qua.
Do trình độ nghiên c ứu và th ời gian có h ạn nên bài khóa lu ận này khơng
khỏi những thiếu sót, vì vậy em rất mong được sự góp ý và chỉ dẫn của quý thầy cô.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Vân


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

MT:

Môi trường

BVMT:

Bảo vệ môi trường

GDMT:

Giáo dục môi trường

GDBVMT:

Giáo dục bảo vệ môi trường


TNTT:

Tài nguyên thiên nhiên


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Bảng thể hiện sự yêu thích học mơn Mĩ thuật của học sinh ....................... 27
Bảng 1.2 Bảng thể hiện sự yêu thích các hoạt động dạy học các bài học trong môn Mĩ
thuật ............................................................................................................................ 28
Bảng 1.3: Bảng thể hiện sự hứng thú khi học các bài học có nội dung giáo dục bảo vệ
mơi trường trong môn Mĩ thuật của học sinh ................................................................
29 Bảng 1.4: Bảng biểu thị ý thức tự giác bảo vệ môi trường của học sinh
...................... 30 Bảng 1.5: Bảng thể hiện thái độ của học sinh về việc giữ gìn và bảo
vệ

môi

trường

nhà

trường



lớp

học


.......................................................................................................... 31
Bảng 1.6: Bảng thể hiện hành vi của học sinh khi thấy một bạn lớp bên cạnh vứt rác
ra sân trường ............................................................................................................... 32
Bảng 3.1 – Số lớp – số học sinh và giáo viên tham gia thực nghiệm ......................... 66
Bảng 3.2 – Bảng kết quả bài kiểm tra thực nghiệm của lớp thực nghiệm ................. 68
Bảng 3.3 – Bảng kết quả bài kiểm tra sau thực nghiệm của lớp đối chứng ............... 68
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Biểu đồ thể hiện sự u thích học mơn Mĩ thuật của học sinh .............. 27
Biểu đồ 1.2: Biểu đồ thể hiện sự yêu thích các hoạt động dạy học các bài học trong
môn Mĩ thuật ............................................................................................................... 28
Biểu đồ 1.3: Biểu đồ thể hiện sự hứng thú khi học các bài học có nội dung giáo dục
bảo vệ mơi trường trong môn Mĩ thuật của học sinh ................................................ 29
Biểu đồ 1.4: Biểu đồ biểu thị ý thức tự giác bảo vệ môi trường của học sinh ........... 30
Biểu đồ 1.5: Biểu đồ thể hiện thái độ của học sinh về việc giữ gìn và bảo vệ mơi
trường nhà trường và lớp học .......................................................................................
31
Biểu đồ 1.6 Biểu đồ thể hiện hành vi của học sinh khi thấy một bạn lớp bên cạnh vứt
rác ra sân trường ......................................................................................................... 32
Biểu đồ 3.1 – Biểu đồ so sánh kết quả thực nghiệm của lớp thực nghiệm và lớp đối


chứng ........................................................................................................................... 69


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ...........................................................................................................
1
1.
1


Lý do chọn đề tài ....................................................................................................

2.
2

Mục đích nghiên cứu .............................................................................................

3.
3

Lịch sử vấn đề ........................................................................................................

4.
3

Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................

5.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu........................................................................ 4

6.
4

Giả thuyết khoa học ...............................................................................................

7.

Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................... 4


8. Cấu trúc khóa luận ...................................................................................................
5
PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................... 6
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN ...................................... 6
1.1CƠ SỞ LÍ LUẬN .................................................................................................... 6
1.1.1 Một số khái niệm ..................................................................................................
6
1.1.1.1 Khái niệm môi trường .........................................................................................
6
1.1.1.2 Khái niệm bảo vệ môi trường .............................................................................
7
1.1.2Các thành phần cơ bản của môi trƣờng ............................................................ 8
1.1.2.1 Môi trường đất ....................................................................................................
8
1.1.2.2 Môi trường nước .................................................................................................
9
1.1.2.3 Môi trường khơng khí .........................................................................................
9


1.1.2.4 Môi trường sinh vật ...........................................................................................
10
1.1.3Chức năng của môi trƣờng ................................................................................
10
1.1.3.1 Môi trường là không gian sống cho con người và thế giới vật chất ............ 10
1.1.3.2 Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên .................................... 11
1.1.3.3 Môi trường là nơi lưu giữ và cung cấp thông tin cho con người ................. 11
1.1.3.4 Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra .......... 11
1.1.4Sự tác động của con ngƣời đối với môi trƣờng ................................................
12

1.1.4.1 Lịch sử tác động của con người đến môi trường ............................................. 12
1.1.4.2 Tác động của con người đến các thành phần của môi trường ..........................
14
1.1.5 Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học ..............................................................
15
1.1.5.1 Quá trình nhận thức ..........................................................................................
15
1.1.5.2 Nhân cách học sinh tiểu học ..............................................................................
17
1.1.6Tìm hiểu việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trƣờng cho học sinh tiểu học ..... 19
1.1.6.1 Mục tiêu của giáo dục môi trường ở bậc tiểu học ........................................... 19
1.1.6.2 Nguyên tắc của việc giáo dục môi trường trong nhà trường nước ta ............. 20
1.1.6.3 Ý nghĩa của việc giáo dục môi trường trong trường tiểu học ......................... 21
1.1.6.4 Sự cần thiết của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học .................. 21
1.2CƠ SỞ THỰC TIỄN .............................................................................................
22
1.2.1Mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung và chƣơng trình dạy học Mĩ thuật ở tiểu học22
1.2.1.1 Mục tiêu dạy học Mĩ thuật ở tiểu học .............................................................
22
1.2.1.2 Nhiệm vụ dạy học Mĩ thuật ở tiểu học ............................................................
24
1.2.1.3 Chương trình dạy học Mĩ thuật lớp 4,5 ..........................................................
24


1.2.1.4 Nội dung cơ bản của môn Mĩ thuật lớp 4,5 ....................................................
25
1.2.2 Tìm hiểu thực trạng giáo dục ý thức bảo vệ môi trƣờng cho học sinh lớp 4,5
thông qua môn Mĩ thuật .............................................................................................
26

1.2.2.1 Thực trạng học giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 4,5 thông
qua môn Mĩ thuật ..........................................................................................................
26
1.2.2.2 Thực trạng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 4,5 thông qua
môn Mĩ thuật .................................................................................................................
33
CHƢƠNG 2: NỘI DUNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG CHO
HỌC SINH LỚP 4,5 THÔNG QUA MÔN MĨ THUẬT ..........................................
42
2.1 NỘI DUNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG CHO HỌC
SINH LỚP 4, 5 THÔNG QUA MÔN MĨ THUẬT ...................................................
42
2.1.1 Các mức độ tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ mơi trƣờng trong mơn Mĩ
thuật
42

.............................................................................................................................

2.1.1.1 Mức độ tồn phần ........................................................................................... 42
2.1.1.2 Mức độ bộ phận ............................................................................................... 43
2.1.1.3 Mức độ liên hệ ..................................................................................................
44
2.1.2 Các bài học có nội dung giáo dục bảo vệ môi trƣờng trong môn Mĩ thuật lớp
4, 5 ................................................................................................................................
45
2.1.2.1 Lớp 4 .................................................................................................................
45
2.1.2.2 Lớp 5 .................................................................................................................
48
2.1.3 Các phƣơng pháp dạy học để giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho học sinh lớp



4,5 trong môn Mĩ thuật ...............................................................................................
52
2.1.3.1 Phương pháp quan sát kết hợp với giảng giải ..................................................
52
2.1.3.2 Phương pháp đàm thoại, gợi mở. ......................................................................
55
2.1.3.3 Phương pháp liên hệ với thực tiễn ....................................................................
57
2.1.4 Các hình thức tổ chức dạy học đƣợc sử dụng để giáo dục bảo vệ môi trƣờng
cho học sinh lớp 4, 5 trong môn Mĩ thuật .................................................................
57
2.1.4.1
57

Dạy học trong lớp .......................................................................................

2.1.4.2

Dạy học ngoài thiên nhiên ..........................................................................

61

CHƢƠNG

3:

THỰC


NGHIỆM



PHẠM

.............................................................. 65
3.1 CƠ SỞ TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM ..............................................................
65
3.2 MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM .............................................................................
65
3.3 CHUẨN BỊ THỰC NGHIỆM ..............................................................................
65
3.3.1 Đối tƣợng thực nghiệm ......................................................................................
65
3.3.2 Nội dung thực nghiệm .......................................................................................
66
3.4 TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM ...........................................................................
66
3.4.1 Lớp thực nghiệm ................................................................................................
66
3.4.2 Lớp đối chứng ....................................................................................................
67
3.5 KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ................................
67


3.5.1
67


Xử lí kết quả thực nghiệm ........................................................................

3.5.2

So sánh với lớp đối chứng ........................................................................

68 3.5.3 Nhận xét sơ bộ ...................................................................................................
69

PHẦN

KẾT

LUẬN



KIẾN

NGHỊ

........................................................................ 72
1.

KẾT LUẬN ......................................................................................................... 72

2.

KIẾN NGHỊ .........................................................................................................
73


2.1 Đối với giáo viên ................................................................................................... 73
2.2 Đối với các cấp lãnh đạo .......................................................................................
73
3.

HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO CỦA ĐỀ TÀI ......................................
74


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Đàm Văn Thọ
PHẦN MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay, với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kĩ thuật và công
nghệ mới, con người đã khai thác môi trường một cách sâu, rộng và triệt để hơn.
Xauutski đã nói: “… Ngày nay khơng cịn một bộ phận nào của bề mặt Trái Đất, một
diện tích nào của đại dương, một tầng lớp nào của khí quyển mà lại khơng chịu tác
động này hay tác động khác của con người…”
Chính những tác động của mình khiến con người đứng trước những thách thức về
mơi trường. Đó là sự biến đổi khí hậu toàn cầu và tần suất thiên tai gia tăng, gần 100
năm trở lại đây, Trái Đất đã nóng lên, chính điều này mang đến những bất lợi: mực
nước biển dâng cao, thời tiết thay đổi dẫn đến gia tăng tần suất các thiên tai như gió,
bão, hỏa hoạn, lũ lụt, sóng thần… Sự suy giảm tầng ozon làm tăng tia bức xạ cực tím
gây ra nhiều bệnh tật như hủy hoại mắt, ung thư da, các bệnh vềđường hô hấp, suy
giảm hệ miễn dịch ở con người, đe dọa sự sống trên Trái Đất. Các tài nguyên bị suy
thoái, sự suy giảm rừng, sự suy thối đất, sự ơ nhiễm nước là những nguy cơ rất lớn
đối với cuộc sống lồi người.

Nước ta trong q trình xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt trong thời kì
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay chúng ta cũng tác động mạnh mẽ hơn bao giờ
hết đến tự nhiên và môi trường làm cho môi trường bị biến đổi sâu sắc và gây suy
thoái nhiều yếu tố tự nhiên: rừng là tài nguyên vô giá nhưng đang bị giảm sút với tốc
độđáng sợ, diện tích đất bị thối hóa đang tiếp tục tăng lên, trong khi diện tích đất trên
đầu người ngày càng giảm do dân số ngày càng tăng; tài nguyên khoáng sản đang cạn
kiệt dần do khai thác và sử dụng lãng phí ở mức trầm trọng; tài nguyên thủy sản và hải
sản ở vùng cửa sông và ven biển cũng đang cạn kiệt và suy thoái do khai thác bừa bãi;
các loại động vật quý hiếm đang bị mai một nhanh chóng do mất rừng khó bề phục
hồi; mơi trường đất, nước, khơng khí, các đơ thị,các khu dân cư, các trung tâm công
nghiệp đang bị ô nhiễm có nơi rất nặng nề, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất
và sức khỏe của nhân dân trong hiện tại và tương lai.
Vấn đề môi trường sống hiện nay đã vượt ra ngồi phạm vi sinh thái học thơng
thường và trở thành một vấn đề kinh tế, chính trị xã hội của tồn cầu, bảo vệ mơi

SVTH: Phạm Thị Vân Trang 1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Đàm Văn Thọ

trường trở thành nhiệm vụ cấp bách đối với mọi người, mọi dân tộc, mọi quốc gia trên
hành tinh. Ở nước ta, ngày 17 -10- 2001, Thủ tướng chính phủ ra quyết định số
1363/QĐ-TTG: đưa ra các nội dung bảo vệ môi trường trong toàn bộ hệ thống giáo
dục quốc dân. Mỗi quốc gia cần có biện pháp khắc phục mơi trường, bảo vệ thiên
nhiên để phát triển bền vững. Có thể nói trong những năm qua luật bảo vệ môi trường
đã được triển khai khá sâu rộng và cụ thể tới các cấp, các ngành, các tổ chức trong toàn
xã hội, tuy nhiên việc thực hiện luật bảo vệ mơi trường cịn gặp nhiều khó khăn do
nhận thức của người dân cịn chưa cao. Một trong những giải pháp đặt ra để ngăn ngừa

các vấn đề môi trường là phải trực tiếp làm thay đổi nhận thức của cộng đồng về môi
trường xung quanh. Vì vậy cơng tác giáo dục bảo vệ mơi trường được đặt ra hàng đầu.
Giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường mang tính tồn cầu và tồn diện ở trong cộng
đồng dân cư nói chung và cả thế hệ trẻ trong nhà trường nói riêng, trong đó có bậc học
Tiểu học. Đây là bậc học nền móng trong hệ thống giáo dục quốc dân, số lượng học
sinh ở bậc học này rất lớn, lên tới hàng triệu em. Đây là một lực lượng hùng hậu,
những chủ nhân tương lai của đất nước. Việc chuẩn bị cho thế hệ này những hiểu biết
về mơi trường để các em có ý thức, thái độ và hành vi bảo vệ môi trường là điều vô
cùng quan trọng đối với tương lai của đất nước. Đó là một biện pháp tích cực có ý
nghĩa to lớn đối với việc bảo vệ, xây dựng cho môi trường sống hôm nay.
Giáo dục môi trường trong hệ thống giáo dục Tiểu học không phải là một mơn
học riêng mà được tích hợp qua các mơn học, trong đó có mơn Mĩ thuật. Trong mơn
học này, ngoài cách dạy và phát huy cho học sinh năng khiếu hội họa, giáo dục thẩm
mĩ còn giúp học sinh có hiểu biết về mơi trường, qua đó giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường và quan tâm đến môi trường xung quanh.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “ Giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường cho học sinh lớp 4,5 thông qua môn Mĩ thuật” làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nội dung giáo dục mơi trường có trong mơn Mĩ thuật lớp 4,5. Từđó
xác định phương pháp, hình thức tổ chức dạy học được dùng để giáo dục ý thức bảo vệ
môi trường cho học sinh thông qua môn học này. Trên cơ sởđó, bước đầu đề xuất một

SVTH: Phạm Thị Vân Trang 2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Đàm Văn Thọ

số ý kiến góp phần nâng cao hiệu quả của việc giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường cho

học sinh lớp 4,5 nói riêng và học sinh tiểu học nói chung.
3. Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu về vấn đề bảo vệ môi trường chúng ta có thể kểđến các tài liệu sau
đây:
Giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh – NXB GD là cuốn sách trình bày
những thực trạng về mơi trường và cách bảo vệ mơi trường một cách tồn diện, chưa
có sự liên hệ vào từng bài học. Có thể nói, đây là cuốn sách phục vụ cho một mơn học
ngoại khóa riêng biệt.
Giáo dục mơi trường, NXB GD, Lê Văn Trương và Nguyễn Kim Tiến - 2008. Là
cuốn sách trình bày về thực trạng mơi trường và các vấn đề về mơi trường, chưa có sự
liên hệ vào từng bài học.
Giáo trình Mĩ thuật và phương pháp dạy học Mĩ thuật ở Tiểu học – Nguyễn Lăng
Bình, nghiên cứu các phương pháp và hình thức dạy vẽ tranh và giảng tranh chứ chưa
đề cập đến phương pháp tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường.
Có thể nói, có nhiều các tài liệu nghiên cứu về vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ
môi trường. Tuy nhiên, các tài liệu chỉ nghiên cứu một khía cạnh hoặc một vấn đề nào
đó chưa thực sựđi sâu vào vấn đề tìm hiểu việc giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường cho
học sinh tiểu học thông qua môn Mĩ thuật lớp 4,5. Song đó cũng là những tài liệu vơ
cùng quan trọng để làm cơ sở cho tôi nghiên cứu, tìm hiểu việc giáo dục ý thức bảo vệ
mơi trường cho học sinh tiểu học thông qua môn Mĩ thuật lớp 4, 5.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Nghiên cứu những vấn đề lí luận liên quan đến giáo dục ý thức bảo vệ môi

trường cho học sinh tiểu học.
-

Nghiên cứu các phương pháp, hình thức tổ chức để giáo dục ý thức bảo vệ


mơi trường cho học sinh tiểu học.
-

Tìm hiểu thực tế dạy - học các bài học có nội dung được tích hợp để giáo

dục bảo vệ mơi trường qua mơn Mĩ thuật lớp 4,5. Tìm hiểu ý thức bảo vệ môi trường
của học sinh lớp 4,5.
SVTH: Phạm Thị Vân Trang 3


Khóa luận tốt nghiệp
-

GVHD: Đàm Văn Thọ

Xây dựng một số kế hoạch bài học để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường

trong môn Mĩ thuật lớp 4,5.
-

Thực nghiệm sư phạm.

-

Đề xuất ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường

cho học sinh tiểu học.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
-


Đối tượng nghiên cứu: Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học

sinh lớp 4,5 thông qua môn Mĩ thuật.
-

Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi không gian: Tại trường tiểu học Hải vân.
+ Phạm vi thời gian: Từ tháng 12 năm 2013 đến tháng 5 năm 2014
6. Giả thuyết khoa học
Thực tế số lượng học sinh có ý thức, thói quen bảo vệ mơi trường cịn hạn chế.
Ngun nhân là do các em chưa khắc sâu được lời dặn dò của giáo viên ở trường, do
nội dung mà giáo viên sử dụng chưa gây được hứng thú ở học sinh do vậy hiệu quả
giáo dục cịn thấp.
Để hình thành thói quen bảo vệ môi trường cho các em, giáo viên cần phải nắm
chắc nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, nội dung liên hệđưa vào bài học nên thực
tế, gần gũi với cuộc sống của các em. Điều đó khơng chỉ thực hiện trong mơn Mĩ thuật
mà cịn trong các môn học khác. Nếu giáo viên lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ
môi trường trong bài dạy Mĩ thuật phù hợp thì sẽ nâng cao hiệu quả của việc giáo dục
ý thức bảo vệ môi trường của học sinh tiểu học cũng như mang lại hiệu quả dạy học tốt
hơn.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
-

Phương pháp tổng hợp tài liệu: Đọc, xem xét các tài liệu có liên quan đến

vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh và những tài liệu có liên quan
đến đề tài.

SVTH: Phạm Thị Vân Trang 4



Khóa luận tốt nghiệp
-

GVHD: Đàm Văn Thọ

Phương pháp điều tra: Điều tra thực trạng trong công tác giáo dục ý thức

bảo vệ môi trường cho học sinh. Lấy ý kiến của giáo viên và học sinh để làm thông tin
nghiên cứu.
-

Phương pháp quan sát sư phạm: Dự giờ và quan sát giờ dạy của giáo viên.

Quan sát cử chỉ, hành động, thái độ của học sinh khi tham gia công tác bảo vệ mơi
trường.
-

Phương pháp phỏng vấn: Trực tiếp trị chuyện với giáo viên, học sinh để

tìm hiểu, thu thập thông tin.
-

Phương pháp đánh giá và xử lý kết quả: Sau khi thu thập số liệu thì tính

tốn và xử lý kết quả thu được.
-

Phương pháp thực nghiệm: Đề xuất giáo án và thực hiện giảng dạy.


-

Phương pháp thống kê: Thống kê kết quả thực nghiệm.

8. Cấu trúc khóa luận Đề tài gồm 3 phần: - Phần mởđầu:
+ Lý do chọn đề tài
+ Mục đích nghiên cứu
+ Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Giả thuyết khoa học
+ Phạm vi nghiên cứu + Phương
pháp nghiên cứu - Phần nội
dung:
Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
Chương 2: Nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 4,5
thông qua môn Mĩ thuật
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm - Phần
kết luận.

PHẦN NỘI DUNG
SVTH: Phạm Thị Vân Trang 5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Đàm Văn Thọ

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1.1 Một số khái niệm
1.1.1.1Khái niệm môi trường
Thuật ngữ môi trường đã xuất hiện từ lâu và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực,
nhiều phạm vi khác nhau. Hiểu theo nghĩa rộng nhất thì mơi trường là tổng hợp những
yếu tố bao quanh một vật thể và có quan hệ nhất định với vật thểđó. Bất cứ một yếu tố
vật chất nào, dù là sống hay không sống cũng đều tồn tại và biến đổi trong mơi trường.
Như vậy, nói đến mơi trường tức là nói đến mơi trường của một vật thể, một đối tượng
nhất định.
Theo Lê Văn Khoa (1995) thì: Mơi trường sống là tổng hợp những điều kiện bên
ngồi có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của các cơ thể sống. Theo Hoàng Đức
Nhuận (2000) thì: Mơi trường bao gồm tất cả các yếu tố bao quanh sinh vật, tất cả yếu
tố vô sinh và hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại, sinh trưởng
và phát triển của sinh vật.
Hiện nay, khái niệm môi trường được sử dụng rộng rãi nhất đó là khái niệm của
UNESCO năm 1981: Mơi trường bao gồm tồn bộ hệ thống tự nhiên và nhân tạo,
trong đó con người sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác những tài
nguyên thiên nhiên, hoặc tài nguyên nhân tạo để thỏa mãn nhu cầu của con người.
Cho dù các định nghĩa trên có khác nhau về quy mô, mức độ và giới hạn nhưng
đều thể hiện đặc điểm chung sau:
-

Môi trường là một hệ thống do nhiều thành phần tạo nên, các thành phần

này có bản chất khác nhau nhưng lại quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại với
nhau, chi phối nhau.
-

Con người sống, sinh trưởng và phát triển trong môi trường, tất cả các yếu

tố trong môi trường đều ảnh hưởng tới con người và mọi hoạt động của con người

cũng đều ảnh hưởng tới môi trường.

SVTH: Phạm Thị Vân Trang 6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Đàm Văn Thọ

Như vậy, mơi trường sống của con người bao hàm: môi trường tự nhiên, môi
trường nhận tạo, môi trường kinh tế xã hội.

1.1.1.2Khái niệm bảo vệ môi trường
Khái niệm bảo vệ môi trường xuất hiện từ cuối thế kỷ XVIII, khi mà Chủ nghĩa
tư bản phát triển mạnh mẽ, nhiều nguồn tài nguyên được phát hiện và được khai thác
ngày càng tăng lên gấp bội, các nguồn tài nguyên bị tàn phá và nhanh chóng cạn kiệt,
vì vậy ý niệm bảo vệ mơi trường nảy sinh.
Lúc đầu bảo vệ môi trường chỉ nhằm bảo vệ những TNTN bị tàn phá như những
khu rừng, những phong cảnh thiên nhiên. Con người đã lập ra những khu rừng cấm,
những khu bảo tồn thiên nhiên để bảo vệ sự toàn vẹn của tự nhiên ở một khu vực nhất
định. Tuy nhiên, do nhu cầu ngày càng phát triển của xã hội, việc khai thác các nguồn
tài nguyên cũng ngày một tăng lên, việc bảo vệ môi trường với nghĩa như trên khơng
cịn phù hợp nữa.
Hiện nay, bảo vệ mơi trường khơng chỉ mang ý nghĩa “giữ gìn” mà nó mang ý
nghĩa tổng hợp, bao qt nhiều khía cạnh để không làm ảnh hưởng tới sự phát triển của
xã hội, đồng thời cũng không tàn phá môi trường, đó là:
- Sử dụng hợp lý TNTN và bảo vệ sự cân bằng sinh thái.
- Cải tạo và phục hồi các nguồn tài nguyên bị cạn kiệt.
- Chống ô nhiễm và suy thối mơi trường.
- Bảo vệ tính đa dạng sinh học và các nguồn gen quý hiếm.

Vậy khái niệm bảo vệ mơi trường nói chung ta có thể hiểu một cách đơn giản là
những hoạt động, những việc làm trực tiếp, tạo điều kiện giữ cho môi trường trong
lành, sạch đẹp, cải thiện điều kiện vật chất, cải thiện điều kiện sống của con người và
sinh vật ở trong đó, làm sức sống tốt hơn, duy trì cân bằng sinh thái, tăng đa dạng sinh
học.
Ở nước ta, luật bảo vệ môi trường cũng đã khẳng định: “Bảo vệ môi trường là
những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm
bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên

SVTH: Phạm Thị Vân Trang 7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Đàm Văn Thọ

nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn tài
TNTN”.
1.1.1.3Khái niệm giáo dục bảo vệ môi trường
Giáo dục bảo vệ mơi trường là một q trình thơng qua các hoạt động giáo dục
chính quy và khơng chính quy nhằm giúp cho con người có được sự hiểu biết, kĩ năng
và giá trị, tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh
thái.
Mục đích của giáo dục bảo vệ mơi trường nhằm vận dụng những kiến thức và kĩ
năng vào giữ gìn, bảo tồn, sử dụng mơi trường đảm bảo bền vững cho cả thế hệ hiện
tại và tương lai. Nó cũng bao hàm cả việc học tập cách sử dụng những công nghệ mới
nhằm tăng sản lượng và tránh những thảm họa mơi trường, xóa đói nghèo, tận dụng
các cơ hội và đưa ra những quyết định khôn khéo trong sử dụng tài nguyên. Hơn nữa,
nó bao hàm cả việc đạt được những kĩ năng, có động lực và cam kết hành động dù với
tư cách cá nhân hay tập thể, để giải quyết những vấn đề môi trường hiện tại và phòng

ngừa những vấn đề mới nảy sinh.
Hội nghị Quốc tế về giáo dục bảo vệ môi trường của Liên Hợp Quốc tổ chức tại
Tbilisi năm 1977, xác định giáo dục bảo vệ mơi trường có mục đích: Làm cho các các
cá nhân và các cộng đồng hiểu được bản chất phức tạp của môi trường tự nhiên và môi
trường nhân tạo là kết quả tương tác của nhiều nhân tố sinh học, lý học, xã hội, kinh tế
và văn hóa; đem lại cho họ kiến thức, nhận thức về giá trị, thái độ và kĩ năng thực hành
để họ tham gia một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong phòng ngừa và giải quyết
các vấn đề môi trường và quản ký chất lượng môi trường”.
1.1.2 Các thành phần cơ bản của môi trƣờng
1.1.2.1Môi trường đất
Đất là vỏ ngồi rất mỏng của thạch quyển và có thể tách thành quyển riêng gọi là
địa quyển. Đất là vật thể thiên nhiên được hình thành do quá trình phong hóa các lớp
đá dưới tác động của q trình biến đổi địa chất và khí hậu lâu dài của Trái đất. Hoạt
động của con người, động vật, thực vật và vi sinh vật đóng vai trị rất quan trọng trong
q trình hình thành vỏ Trái đất.

SVTH: Phạm Thị Vân Trang 8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Đàm Văn Thọ

Đất là mơi trường sống và cung cấp chất dinh dưỡng cho nhiều loài động vật,
thực vật, vi sinh vật và nấm. Các chất mùn bã phân hủy từ xác chết của các loài sinh
vật là nhiều loại khống chất có trong đất, chính là nguồn dinh dưỡng phong phú có
trong đất. Đất ln mang kèm nhiều hệ sinh thái khác nhau, trong đó sinh vật phân bố
theo chiều sâu của các lớp đất tương ứng với các vùng đất có điều kiện khí hậu khác
nhau, với chất lượng và thành phần đất khác nhau.
Chất rắn là thành phần chủ yếu của đất, bao gồm chất rắn vô cơ và chất rắn hữu

cơ. Chất rắn vô cơ chiếm 97-98 % khối lượng khô tuyệt đối của đất. Trong đất có
khoảng 74 nguyên tố tồn tại dưới dạng hòa tan và liên kết. Chất hữu cơ của đất tuy chỉ
chiếm vài phần trăm khối lượng đất nhưng có ý nghĩa đối với đời sống thực vật, thể
hiện độ màu mỡ của đất.
Đất là môi trường sinh thái khá ổn định nên sinh vật sống trong đất khá phong
phú. Tóm lại, cuộc sống của tất cả các loài sinh vật và cả con người đều phụ thuộc vào
đất.
1.1.2.2Môi trường nước
Nước là một trong những thành phần cơ bản của thiên nhiên, là thành phần cơ
bản không thể thiếu của tất cả các tế bào sống.
Nước tham gia vào hầu hết các hoạt động sống của sinh vật: là môi trường sống
của sinh vật thủy sinh, là mơi trường cho các phản ứng sinh hóa học diễn ra trong cơ
thể sống, là nguyên liệu cho quá trình tổng hợp và quá trình sinh lý của cơ thể sinh vật,
là phương tiện vận chuyển và trao đổi chất.
Nước tham gia trao đổi năng lượng và điều hòa nhiệt độ cơ thể. Nước còn giữ vai
trò quan trọng trong sự sinh sản và phát tán giống nịi.
Tóm lại, nước có vai trị quan trọng đối với các sinh vật và con người. Nước cần
cho nhu cầu sống của cơ thể.
1.1.2.3Mơi trường khơng khí
Khơng khí tồn tại ở lớp vỏ ngồi của Trái đất gọi là khí quyển, ranh giới là bề
mặt thủy quyển, thạch quyển và ranh giới trên là khoảng khơng vũ trụ.Khí quyển Trái

SVTH: Phạm Thị Vân Trang 9


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Đàm Văn Thọ

đất được hình thành do sự thốt hơi nước, các chất khí từ thủy quyển và thạch quyển.

Thời kì đầu, khí quyển chủ yếu gồm hơi nước, amoniac, metan, các loại khí trơ và
hydro.
Thành phần của khơng khí có tác động đến đời sống của sinh vật. Khơng khí cịn
chứa trong đất và trong cơ thể sống, là thành phần quan trọng của hệ sinh thái. Khơng
khí chính là vật cản các dịng bức xạ tới và bức xạ phản xạ trong khí quyển, làm cho
nhiệt độ trên Trái đất được ổn định, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm ít thay đổi, tạo
điều kiện cho sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Khơng khí cịn là mơi
trường chuyển tải âm thanh, ánh sáng, mùi…
1.1.2.4Môi trường sinh vật
Môi trường sinh vật tồn tại trên lớp vỏ Trái đất hay còn gọi là sinh quyển bao
gồm môi trường sống của vi sinh vật, môi trường sống của thực vật, môi trường sống
của động vật.
Sự tương tác qua lại giữa cơ thể sống với mơi trường sống của chúng có ảnh
hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của các mơi trường sống. Vì vậy, bảo vệđa
dạng sinh học khơng chỉ bảo vệ vốn gen mà còn bảo vệ sự cân bằng sinh thái và bảo vệ
môi trường sống của chúng ta.
Các nhân tố sinh thái: nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh và nhân tố con người có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau, sự thay đổi của nhân tố sinh thái này sẽ góp phần làm
thay đổi nhân tố sinh thái kia và ngược lại. Chẳng hạn, ánh sáng sẽ thay đổi nhiệt độ,
độẩm khơng khí... Phần lớn các nhân tốđều thay đổi theo không gian và thời gian.
Nhân tố con người được tách ra khỏi nhân tố hữu sinh thành một nhân tốđộc lập. Do
có sự phát triển cao về trí tuệ nên con người đã tác động vào thiên nhiên, biến các cảnh
quan hoang sơ thành các cảnh quan văn hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao
của mình. Vì vậy, hoạt động của con người đã làm thay đổi mạnh mẽ về môi trường
theo hướng tích cực nhưng nhiều khi gây bất lợi cho mơi trường vốn có của tự nhiên.
1.1.3Chức năng của môi trƣờng
1.1.3.1Môi trường là không gian sống cho con người và thế giới vật chất

SVTH: Phạm Thị Vân Trang 10



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Đàm Văn Thọ

Trong cuộc sống hằng ngày, mỗi một người đều cần một không gian nhất định để
phục vụ cho các hoạt động sống như:
+ Nhà ở, nơi nghỉ, đất để sản xuất, kho tàng, bến cảng, đường xá…
+ Mỗi ngày, mỗi người cần 4m3 không khí sạch để thở, 2,5 lít nước sạch để uống,
một lượng lương thực thực phẩm tương đương với 2000-2400 calo.
-

Như vậy, mơi trường phải có một phạm vi khơng gian thích hợp cho mỗi

con người và khơng gian này địi hỏi phải đạt những tiêu chuẩn nhất định về các yếu tố
vật lý, hóa học, sinh học, cảnh quan và xã hội.
-

Tuy nhiên hiện nay, diện tích khơng gian sống bình quân trên Trái Đất của

con người ngày càng thu hẹp:
Năm 1994: Dân số thế giới là 5 tỷ người nên diện tích là 3ha/người.
Năm 2010: Dân số thế giới là 7 tỷ người nên diện tích là 1,88ha/người.
Ở Việt Nam, diện tích đất canh tác/đầu người cũng ngày càng bị thu hẹp. Năm
1960, diện tích là 0,16ha/người; năm 1970 diện tích là 0,13ha/ người; năm 2000 diện
tích là 1,10ha/người.
1.1.3.2Mơi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên
-

Lịch sử phát triển của xã hội loài người là lịch sử khai thác các nguồn


TNTN (thông qua lao động cơ bắp, vật tư cơng cụ và trí tuệ) để phục vụ cho nhu cầu
và sự phát triển của xã hội loài người.
-

Môi trường cung cấp các nguồn nguyên vật liệu, năng lượng, thông tin cần

thiết cho hoạt động sinh sống, sản xuất và quản lý con người.
1.1.3.3Môi trường là nơi lưu giữ và cung cấp thông tin cho con người
-

Môi trường là nơi cung cấp sự ghi chép và lưu giữ lịch sửđịa chất, sự tiến

hóa của sinh vật, sự xuất hiện và phát triển văn hóa của lồi người.
-

Mơi trường là nơi cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mạng tính

tín hiệu, báo động sớm các hiểm họa đối với con người và sinh vật trên Trái Đất như
bão, động đất, núi lửa, sóng thần…

SVTH: Phạm Thị Vân Trang 11


Khóa luận tốt nghiệp
-

GVHD: Đàm Văn Thọ

Mơi trường là nơi lưu giữ và cung cấp cho con người sựđa dạng về các


nguồn gen, các loài sinh vật, các hệ sinh thái tự nhiên, các cảnh quan thiên nhiên, các
giá trị văn hóa, tơn giáo…
1.1.3.4Mơi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra
-

Trong quá trình sống, sản xuất, tiêu dùng của cải vật chất, con người luôn

đào thải ra môi trường các chất thải. Các chất thải dưới tác dụng của các vi sinh vật và
các yếu tố môi trường khác sẽ bị phân hủy, biến đổi, nó tham gia vào hàng loạt q
trình sinh địa hóa phức tạp.
-

Sự gia tăng dân số, q trình cơng nghiệp hóa và đơ thị làm cho lượng chất

thải tăng lên không ngừng. Ở nhiều nơi, nhiều chỗ, lượng chất thải trở nên quá tải đối
với môi trường.
-

Môi trường có khả năng biến đổi, phân hủy các chất thải:

+ Biến đổi lý, hoa học: Pha loãng hoặc phân hủy hóa học nhờ ánh sáng, nhờ hấp
thụ…
+ Biến đổi sinh hóa: Sự hấp thụ các chất dư thừa, chu trình Ni tơ và Các bon,
khửđộc bằng sinh hóa.
+ Biến đổi sinh học: Khống hóa các chất hữu cơ, mùn hóa…
Tất cả những khả năng tiếp nhận và phân hủy trên gọi là khả năng đệm của môi
trường . Tuy nhiên, khi lượng chất thải lớn hơn khả năng đệm hoặc thành phần chất
thải có nhiều độc tố, vi sinh vật sẽ gặp nhiều khó khăn trong phân hủy dẫn đến khả và
chất lượng môi trường kém đi và dẫn đến môi trường bị ô nhiễm.

1.1.4 Sự tác động của con ngƣời đối với môi trƣờng
1.1.4.1Lịch sử tác động của con người đến môi trường Thời kỳ nguyên thủy:
Trong thời kỳ này con người sống hòa nhập với tự nhiên, phụ thuộc vào sản
phẩm vốn có của tự nhiên. Cách kiếm sống chủ yếu là săn bắt và hái lượm. Nhiều tập
tính của con người giống với một số lồi động vật. Chẳng hạn con người chỉ săn bắt
động vật, hái lượm thực vật vì sự tồn tại của mình một cách tự nhiên, nghiêng về bản
năng, khơng có ý đe dọa sự tồn tạo của các loài khác. Ở giai đoạn đầu, dân số còn rất
SVTH: Phạm Thị Vân Trang 12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Đàm Văn Thọ

ít, phương tiện săn bắt, hái lượm thơ sơ nên con người dễ hịa đồng vào môi trường tự
nhiên. Tuy nhiên, do cuộc sống đòi hỏi, do lao động phát triển tư duy, con người đã
tìm cách chế tạo ra những cơng cụ săn bắt hái lượm có hiệu quả hơn. Đặc biệt, con
người đã biết sử dụng lửa để sưởi ấm, để nướng chín thức ăn nhưng đồng thời cũng tạo
nên nhiều đám cháy rừng có quy mơ lớn.
Như vậy, rõ ràng ở thời kỳ này con người đã bắt đầu tác động đến mơi trường
nhưng mức độ thấp. Do đó, các chức năng của mơi trường nhanh chóng được phục hồi.
- Thời kỳ nông nghiệp:
Việc chuyển từ phương thức kiếm sống bằng săn bắt và hái lượm sang phương
thức làm nông nghiệp, đánh dấu bước tiến vượt bậc trong quá trình phát triển của lồi
người. Việc trồng cây, chăn ni gia súc đã giúp con người chủđộng tìm kiếm và cất
giữ thức ăn. Sản xuất nơng nghiệp đã có tác động rất lớn đến tài ngun và mơi trường.
Để có đât canh tác, con người phải đốt phá rừng- là nơi sinh sống và trú ngụ của
nhiều loài động thực vật. Để mùa màng bội thu, con người phải cày xới, thiết lập
hệthống thủy lợi làm thay đổi cả tầng đất mặt và cả chếđộ nước tầng mặt. Những thay
đổi ngày càng mạnh và hậu quả của nó là nhiều vùng bị sa mạc hóa, khơ cằn khơng có

khả năng hồi phục.
Giai đoạn đầu của nền văn minh nông nghiệp, phương thức canh tác chính của
con người là chọc tỉa và du canh du cư. Để có đất trồng trọt, con người tìm những
vùng đất thích hợp, đưa cả bộ tộc đến ở, sau đó chặt cây, đốn rừng, dùng gậy hoặc đồ
dùng thô sơ chọc lỗ, tra hạt và chừđợi ngày thu hoạch. Với phương thức canh tác như
vậy, vùng đất trồng bị suy giảm độ màu mỡ rất nhanh, chủ yếu là do xói mịn đất. Kết
quả là sau một thời gian không dài con người lại phải khai phá vùng rừng mới và đến
khi toàn bộvùng rừng đã bị khai thác hết họ phải kéo cả bộ tộc đến nơi ở mới. Hiện
nay, phương thức này vẫn còn tồn tại nhiều nơi trên thế giới.
Giai đoạn tiếp theo là định canh định cư do dân số tăng, diện tích đất bị thu hẹp.
Đểđảm bảo lương thực và thực phẩm cho số dân ngày càng đông con người buộc phải
thâm canh tăng năng suất.

SVTH: Phạm Thị Vân Trang 13


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Đàm Văn Thọ

Với phương thức sản xuất nông nghiệp, con người đã sản xuất ra nhiều lương
thực và thực phẩm và chủđộng hơn về nguồn sống. Dân số tăng nhanh đòi hỏi mức độ
khai thác tài nguyên đất, rừng tăng lên, đồng nghĩa với việc tài nguyên đất bị suy thoái
trên phạm vi ngày càng lớn.
- Thời kỳ công nghiệp:
Cùng với sự phát triển của nông nghiệp, con người đã từng bước giải quyết được
vấn đề lương thực, thực phẩm và những nhu cầu khác. Con người cũng đã chủđộng
hơn với việc chống chọi với thiên tai. Tuy nhiên, bằng bàn tay lao động và tư duy sáng
tạo, con người đã nghiên cứu, chế tạo ra nhiều cơng cụ, máy móc, thiết bị kì diệu.
Nhiều loại nguyên vật liệu xây dựng mới được phát hiện như xi măng. Ngành cơ khí

phát triển, máy móc hiện đại thay thế sức người, thuốc bảo vệ thực vật làm cho năng
suất và sản lượng lương thực ngày càng tăng.
Những năm cuối của thế kỷ XX, cơng nghiệp đã có bước phát triển vượt bậc,
nhiều dụng cụ và thiết bị tinh xảo được sản xuất. Lượng nhiên liệu tiêu thụ tăng vọt,
lượng chất thải xả vào môi trường cũng tăng lên nhanh chóng. Giao thơng vận tải phát
triển với hệ thống đường và nhiêu chủng loại phương tiện đã làm cho bề mặt đất bị
biến dạng. Diện tích đất nơng ngiệp thu hẹp đáng kể. Đường giao thông, cơ sở hạ tầng
mở rộng làm thu hẹp lớp phủ thực vật, khả năng thấm và giữ nước trên bề mặt, tăng
tần số dòng chảy mặt gây lũ lụt trong mùa mưa.
Lượng nước thải, khí thải tạo ra ngày càng nhiều vượt q khả năng đồng hóa của
mơi trường, gây nhiều tác động xấu đến hệ sinh thái và chính con người.
Rác thải ở các đô thị cũng tăng nhanh gây mất vẻđẹp mỹ quan đô thị và là tác
nhân gây bệnh tật. Nước thải chứa các chất chống ô nhiễm đã làm nhiễm bẩn các thủy
vực thu nhận nước và cả nước ngầm. Như vậy, khoa học và công nghệ phát triển đã
giúp cải thiện về cơ bản cuộc sống của con người nhưng lại dẫn đến suy thối tài
ngun, ơ nhiễm môi trường.
1.1.4.2Tác động của con người đến các thành phần của môi trường - Tác
động đến lớp phủ thực vật:

SVTH: Phạm Thị Vân Trang 14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Đàm Văn Thọ

Lớp phủ thực vật đóng vai trị quan trọng trong cuộc sống con người vì nó cung
cấp nguồn thức ăn cơ bản, nguồn vật liệu xây dựng, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất
công nghiệp nhiên liệu và thuốc chữa bệnh.
Một trong những tác động lớn đầu tiên của con người đến thảm thực vật là cháy

rừng liên quan đến việc dùng lửa. Hơn một nủa vụ cháy rừng có nguồn góc tự nhiên,
phần cịn lại do con người cố tình hoặc vơ tình gây nên.
Tác động thứ hai là phá rừng lấy đất làm nơng nghiệp, khai thác gỗ, củi, khai thác
khống sản, xây dựng hồ thủy điện, làm đường cao tốc.. làm cho diện tích rừng bị thu
hẹp đáng kể.
Ở nước ta, việc nhập ốc bươu vàng đã gây hậu quả nghiêm trọng ở nhiều địa
phương. Chính vì vậy, nhiều nước đã có quy định nghiêm ngặt về việc nhập giống
ngoại lai và cả những sản phẩm tươi sống.
- Tác động của con người đến tài nguyên đất:
Do khái thác quá khả năng phục hồi với kỹ thuật canh tác không hợp lý mà hàng
năm trên thế giới có gần 70.000 km 2đất canh tác bị hoang mạc hóa. Diện tích đất canh
tác bị thu hẹp, kinh tế nông nghiệp trở nên khó khăn hơn. Hoang mạc hóa hiện đang đe
dọa gần 1/3 diện tích đất của Trái đất.
Xói mịn do mưa và gió dẫn đến thối hóa đất nhanh chóng. Hiện tượng này xảy
ra nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đây là vấn đề lớn, đặc biệt ở nước ta
khi có tới ¾ diện tích đất là đồi núi. Những vùng đất trống, đồi núi trọc xuất hiện ở
nhiều nơi, do khai thác quá mức thảm thực vật, chính là hậu quả của xói mịn và các
q trình diễn ra sau đó.
- Tác động của con người lên biển và đại dương:
Biển và đại dương là cái nôi của sự sống từ xa xưa và là nơi có tính đa dạng về
lồi rất lớn. Hệ thống khí quyển và đại dương có vai trị to lớn trong việc điều hịa khí
hậu Trái đất. Trong lịng đại dương có rất nhiều thức ăn và khống sản. Vì vậy, tư xa
xưa con người đã biết khai thác đại dương để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của
mình. Hiện tượng đánh bắt hải sản quá mức làm cho một số loài cá bị giảm về trữ
lượng và số lượng đánh bắt.
SVTH: Phạm Thị Vân Trang 15


×