Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Khảo sát các thể loại văn bản trong dạy học tập làm văn ở tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (713.91 KB, 61 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA TIỂU HỌC
----------

NGUYỄN THỊ DỤC

Khảo sát các thể loại văn bản trong dạy học
Tập làm văn ở Tiểu học

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SƯ PHẠM TIỂU HỌC

1


2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta luôn phải tiếp xúc, viết nhiều văn
bản khác nhau phục vụ các nhu cầu sinh hoạt và học tập. Tùy thuộc vào mục
đích sử dụng, các văn bản được chia thành nhiều thể loại khác nhau. Mỗi thể
loại văn bản có chức năng, đặc điểm riêng và cấu tạo khá chặt chẽ. Để có thể
viết hoặc tiếp nhận văn bản, chúng ta phải có tri thức về các thể loại văn bản và
đặc trưng của mỗi thể loại. Ngồi các kỹ năng có tính phổ biến chung cho các
thể loại văn bản thì một số thể loại văn bản thuộc các phong cách khác nhau lại
có thêm những kỹ năng có tính đặc thù. Việc nắm vững các kỹ năng viết các thể
loại văn bản được chú trọng đưa vào chương trình dạy học ở bậc Tiểu học.


Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu
cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và
các kỹ năng cơ bản trong đó có kỹ năng viết văn bản. Bên cạnh đó, dạy Tiếng
Việt phải được xem như là dạy một phương tiện để giao tiếp và một công cụ để
tư duy với mục tiêu hàng đầu là hình thành và phát triển ở học sinh Tiểu học các
kỹ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong
các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Các kỹ năng sử dụng tiếng Việt được dạy
học thông qua các phân môn của môn Tiếng Việt.
Phân môn Tập làm văn là phân mơn có vị trí đặc biệt trong chương trình
Tiếng Việt Tiểu học, nhằm hình thành và rèn luyện cho học sinh kỹ năng tạo
lập ngôn bản trên cơ sở giao tiếp và nhằm mục đích giao tiếp. Sách giáo khoa
Tiếng Việt đã được đưa vào những kiến thức cơ bản, yêu cầu học sinh làm
quen, nhận biết cũng như viết một số thể loại văn bản. Điều đó địi hỏi học sinh
phải có hiểu biết về các thể loại văn bản để có thể nhận diện và tiến tới viết văn
bản đúng và hay.
Rèn kỹ năng viết các thể loại văn bản trong dạy học phân môn Tập làm
văn ở Tiểu học nhằm rèn luyện cho học sinh khả năng viết bài văn theo đề bài
đã cho thuộc các thể loại văn bản khác nhau. Mỗi văn bản là kết tinh nhiều mặt
của nhiều kỹ năng, năng lực sử dụng tiếng Việt của học sinh được rèn luyện qua
3


từng lớp học, là sản phẩm của sự vận dụng tổng hợp các kiến thức và kỹ năng
tiếp nhận được trong q trình học tập các mơn học nói chung. Do vậy, bên cạnh
việc bồi dưỡng tình cảm, vốn sống,… cho học sinh qua các bài học ở các môn
học; giáo viên còn phải chú trọng rèn kỹ năng viết văn bản cho học sinh theo
những yêu cầu từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với đặc điểm
tâm sinh lí và khả năng tư duy của học sinh.
Do đó, việc khảo sát các thể loại văn bản trong dạy học Tập làm văn ở
Tiểu học để đưa ra một số bài tập bổ trợ nhằm rèn kỹ năng viết văn bản cho học

sinh, có thể giúp cho giáo viên Tiểu học nói chung cũng như sinh viên ngành Sư
phạm Tiểu học nói riêng có cái nhìn khái quát hơn về các thể loại văn bản trong
dạy học Tập làm văn ở Tiểu học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Khảo sát các thể
loại văn bản trong dạy học Tập làm văn ở Tiểu học” để nghiên cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu
Việc rèn kỹ năng viết văn bản nói chung và viết văn bản cho học sinh
Tiểu học nói riêng đã được rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Sau đây
chúng tôi điểm qua một số cơng trình tiêu biểu:
Lê A – Đinh Thanh Huệ. “Tiếng Việt thực hành”. NXB Giáo dục, 1997
cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về văn bản như khái niệm, phân loại, các
mối quan hệ và sự liên kết nội dung - hình thức trong một văn bản và rèn kỹ
năng viết văn bản qua một số bài tập thực hành.
Đinh Trọng Lạc – Nguyễn Thái Hòa. “Phong cách học tiếng Việt”. NXB
Giáo dục, 1995 đã nêu những vấn đề đặt ra cho phong cách học trong đó chú ý
phân biệt các thể loại văn bản như: nghệ thuật, hành chính, khoa học, chính
luận,... Ngồi ra, các tác giả còn đưa ra một số bài tập nhằm rèn kỹ năng viết các
thể loại văn bản. Ví dụ: văn bản nghệ thuật, văn bản hành chính,…
Dự án phát triển giáo viên Tiểu học. “Tiếng Việt thực hành”. NXB Đại
học Sư phạm và NXB Giáo dục, 2007 đã đưa ra những yêu cầu chung của việc
viết văn bản, mô tả các đặc điểm chính của các thể loại văn bản, xác định những
nét đồng nhất và những nét khác biệt trong việc viết các loại văn bản, hướng dẫn
4


vận dụng những lí thuyết về văn bản để tạo lập văn bản đúng theo yêu cầu, đưa
ra một số bài tập thực hành nhằm hướng dẫn rèn các kỹ năng viết văn bản đúng
phong cách.
Nguyễn Trí . “Một số vấn đề dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp
ở Tiểu học”. NXB Giáo dục, 2009 đã đề cập những kiến thức cơ bản về các thể

loại văn bản và phương pháp tạo lập văn bản. Đồng thời tác giả cũng đề cập đến
những vấn đề chung của việc dạy các văn bản trong chương trình và sách giáo
khoa Tiếng Việt Tiểu học.
TS. Hoàng Thị Mai. “Rèn luyện kỹ năng thực hành tiếng Việt cho học sinh
Tiểu học”. NXB Hà Nội, 2007 đã bổ sung và nâng cao một số kỹ năng thực
hành tiếng Việt trong đó đề cập đến vấn đề luyện kỹ năng viết văn bản cho học
sinh Tiểu học như: luyện kỹ năng viết văn miêu tả, luyện kỹ năng viết văn kể
chuyện, luyện kỹ năng viết một số văn bản thơng thường. Bên cạnh đó, tác giả
đã nêu đặc điểm, bản chất của các thể loại văn bản và hoạt động viết văn bản ở
học sinh Tiểu học.
Dự án phát triển giáo viên Tiểu học. “Dạy lớp 2 theo chương trình Tiểu
học mới”. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2007 đã trình bày những điểm mới
về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Trong đó, đề cập đến
một số phương pháp dạy nhằm rèn kỹ năng viết văn bản cho học sinh lớp 2.
Lê Phương Nga – Nguyễn Trí. “Phương pháp học Tiếng Việt 2” và Nguyễn
Trí . “Dạy Tập làm văn ở trường Tiểu học”. NXB Giáo dục, 2001 đã đi sâu vào
nhiều phương diện của việc dạy học Tập làm văn ở Tiểu học, trong đó có đề cập
đến một số phương pháp dạy học sinh Tiểu học rèn kỹ năng viết văn bản.
Như vậy, đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề dạy học Tập làm
văn ở Tiểu học. Nhìn chung các tác giả đều chú trọng đến việc tìm hiểu nội dung
chương trình, phương pháp dạy học Tập làm văn ở các khối lớp cũng như phương
pháp dạy một số kiểu bài văn tiêu biểu. Tuy nhiên, ở các cơng trình mới chỉ đề
cập đến một cách sơ lược chứ chưa nghiên cứu một cách tồn diện và có hệ thống
các thể loại văn bản trong dạy học Tập làm văn ở Tiểu học. Vì vậy, ở khóa luận
này, chúng tơi sẽ đi sâu nghiên cứu về vấn đề đó. Những cơng trình nghiên cứu
5


trên đây là tài liệu tham khảo quý giá, bổ ích cho chúng tơi trong q trình thực
hiện đề tài.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các thể loại văn bản trong dạy học Tập làm văn ở Tiểu học.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Các thể loại văn bản trong phân môn Tập làm văn ở sách giáo khoa Tiếng
Việt Tiểu học.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Chúng tơi chọn nghiên cứu đề tài này với mục đích tìm hiểu các thể loại
văn bản trong dạy học Tập làm văn ở Tiểu học; trên cơ sở đó xây dựng một số
bài tập bổ trợ nhằm rèn kỹ năng viết văn bản cho học sinh lớp 2. Qua đó, đề tài
có thể góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học phân mơn Tập làm văn ở Tiểu
học nói chung và ở lớp 2 nói riêng.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích trên, đề tài phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài.
- Thống kê, phân loại các thể loại văn bản trong dạy học Tập làm văn ở
Tiểu học.
- Xây dựng một số bài tập bổ trợ nhằm rèn kỹ năng viết văn bản cho học
sinh lớp 2.
5. Giả thuyết khoa học
Đề tài sẽ là tài liệu nghiên cứu tồn diện và có hệ thống các thể loại văn
bản trong dạy học Tập làm văn ở Tiểu học, góp thêm một phần tài liệu tham khảo
bổ ích cho giáo viên Tiểu học nói chung và sinh viên ngành sư phạm Tiểu học
nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tơi sử dụng một số phương pháp sau:
6



- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát
những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài.
- Phương pháp thống kê, phân loại: thống kê, phân loại các thể loại văn bản
trong dạy học Tập làm văn ở Tiểu học.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: phân tích, khái quát, nhận xét các thể loại
văn bản đã thống kê, phân loại. Trên cơ sở đó xây dựng bài tập nhằm rèn kỹ
năng viết văn bản cho học sinh lớp 2.
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài
Chương 2: Khảo sát các thể loại văn bản trong dạy học Tập làm văn ở Tiểu học
Chương 3: Xây dựng một số bài tập bổ trợ nhằm rèn kỹ năng viết văn bản cho
học sinh lớp 2

7


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.

Lí thuyết chung về văn bản

1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của văn bản
1.1.1.1. Khái niệm
- Tác giả Huỳnh Bá Học quan niệm về văn bản như sau: “Theo nghĩa rộng,
văn bản được hiểu là vật mang tin được ghi bằng ký hiệu hay bằng n gôn ngữ,
nghĩa là bất cứ phương tiện nào dùng để ghi nhận và truyền đạt thông tin từ chủ
thể này đến chủ thể khác. Theo cách hiểu này, bia đá, hoành phi, câu đối ở đền,
chùa; chúc thư, văn khế, thư tịch cổ; tác phẩm văn học hoặc khoa học kỹ thuật;

công căn, giấy tờ khẩu hiệu, băng ghi âm, bản vẽ… ở cơ quan đều được gọi là
văn bản.
Theo nghĩa hẹp, văn bản được hiểu là các tài liệu, giấy tờ, hồ sơ được hình
thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội,
các tổ chức kinh tế. Theo nghĩa này, các loại giấy tờ dùng để quản lý và điều
hành các hoạt động của cơ quan, tổ chức như chỉ thị, thông tư, nghị quyết, quyết
định,đề án công tác, báo cáo… đều được gọi là văn bản.”. [3. 5]
- Tác giả Hồ Lê cho rằng:“Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp
bằng ngôn ngữ, được tạo lập bởi sự liên kết các câu, các đoạn văn… tạo thành
một đơn vị hoàn chỉnh về nội dung và hình thức và hướng tới một mục đích giao
tiếp nhất định”. [5. 16]
- Theo các tác giả Bùi Minh Toán, Lê A, Đỗ Việt Hùng: “Văn bản là sản
phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ở dạng viết, thường là tập hợp của
các câu, có tính trọn vẹn về nội dung, tính hồn chỉnh về hình thức và hướng tới
một mục đích giao tiếp nhất định.” [9. 3]
Qua trên, chúng tôi nhận thấy, hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau
về văn bản. Các định nghĩa của các tác giả tuy có sự khác nhau nhưng đều có
điểm chung là:
- Các văn bản đều được tạo ra bằng ngôn ngữ viết.
8


- Đều có tính trọn vẹn về nội dung và tính hồn chỉnh về hình thức.
- Đều hướng tới một mục đích giao tiếp nhất định.
Như vậy có thể hiểu: “Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng
ngôn ngữ ở dạng viết, thường là tập hợp của các câu, có tính trọn vẹn về nội
dung, tính hồn chỉnh về hình thức và hướng tới một mục đích giao tiếp nhất
định.” [9. 3]
1.1.1.2. Đặc trưng của văn bản
Văn bản có các đặc trưng sau:

- Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ở dạng viết.
Sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ gọi là ngơn bản. Đó là những
lời được nói ra, viết ra khi chúng ta giao tiếp với nhau. Như vậy ngơn bản tồn tại
dưới hai dạng: dạng nói và dạng viết. Nếu ngôn ngữ tồn tại dưới dạng viết, ta có
văn bản.
- Văn bản là đơn vị của ngôn ngữ được tổ chức từ các câu, thường bao gồm
nhiều câu (như một bài văn, một bài thơ, một tiểu thuyết,…). Song vẫn có
trường hợp, văn bản chỉ có một câu (một câu châm ngôn, một câu tục ngữ, một
khẩu hiệu,… được ghi lại).
- Văn bản mang tính chỉnh thể (hồn chỉnh). Nó thể hiện ở hai phương diện
nội dung và hình thức.
Tính chỉnh thể của nội dung được thể hiện ở đặc điểm: nội dung các câu,
đoạn, các phần trong văn bản đều tập trung thể hiện chủ đề của văn bản.
Mỗi văn bản dù ngắn hay dài cũng trình bày một nội dung trọn vẹn, khiến
cho người khác hiểu được một sự việc, một tư tưởng hay một cảm xúc nào đó.
Mỗi văn bản tập trung vào việc thể hiện một chủ đề. Chủ đề này có thể
được phát triển qua nhiều chủ đề bộ phận (của từng chương, từng mục, từng
đoạn,…), nhưng toàn văn bản phải ln ln đảm bảo tính nhất qn về chủ đề.
Tính trọn vẹn về nội dung và tính nhất quán về chủ đề khiến cho văn bản dù lớn
đến đâu cũng mang một tiêu đề chung hoặc có khả năng đặt một tiêu đề.

9


Tính chỉnh thể về hình thức của văn bản được bộc lộ ở kết cấu: tiêu đề,
phần mở đầu, phần phát triển, phần kết luận. Các chương, phần, mục, đoạn văn
trong văn bản được tách bạch rõ ràng, sắp xếp hợp lí và có tính liên kết với
nhau.
- Mỗi văn bản hướng tới một mục tiêu nhất định. Văn bản là sản phẩm của
quá trình giao tiếp vì vậy mục tiêu của q trình giao tiếp chính là mục tiêu của

văn bản. Nó quy định việc lựa chọn chất liệu, việc tổ chức nội dung, lựa chọn
phương tiện ngôn ngữ và tổ chức văn bản. Đó chính là đích giao tiếp của văn bản
và trả lời cho câu hỏi: văn bản viết ra nhằm mục đích gì? Viết để làm gì? Mục
đích ln ln chi phối bản thân hoạt động giao tiếp và sự tổ chức văn bản.
1.1.2. Các thể loại văn bản
1.1.2.1. Văn bản khoa học
- Văn bản khoa học là các văn bản dùng trong lĩnh vực hoạt động khoa
học, với chức năng chủ yếu là thông tin, nhận thức.
- Nó bao gồm nhiều loại văn bản như: văn bản khoa học chuyên sâu, văn
bản khoa học giáo khoa, các văn bản phổ cập khoa học,…
- Văn bản khoa học mang tính trí tuệ, tính logic, tính khách quan và tính
khái quát, trừu tượng, phi cá thể.
Văn bản khoa học mang tính trí tuệ và logic bởi vì khoa học yêu cầu
phản ánh chính xác, chân thực khách quan các qui luật của tự nhiên và xã hội.
Nó được hiểu là tính một nghĩa trong cách hiểu khơng được tạo ra sự khác biệt
giữa cái được biểu đạt và cái biểu đạt.
Văn bản khoa học mang tính khách quan và tính phi cá thể bởi vì khoa
học u cầu phản ánh chính xác, chân thực khách quan các quy luật của tự nhiên
và xã hội. Đặc trưng này được hiểu là tính một nghĩa trong cách hiểu, nó địi hỏi
khơng được tạo ra sự khác biệt giữa cái được biểu đạt và cái biểu đạt.
Văn bản khoa học mang tính khái qt, trừu tượng bởi vì mục đích của
khoa học là phát hiện ra các quy luật tồn tại trong các sự vật, hiện tượng, nên
không thể dừng lại ở những cái gì riêng lẻ, bộ phận, cá biệt mà khoa học phải
10


thơng qua khái qt hóa, trừu tượng hóa để nhận thức và phản ánh hiện thực
khách quan.
- Văn bản khoa học sử dụng từ tồn dân, với tính đơn nghĩa (nghĩa đen),
trung hòa về sắc thái cảm xúc, dùng nhiều thuật ngữ khoa học, các hệ thống kí

hiệu, cơng thức, sơ đồ, mơ hình, bảng biểu,… Khoa học phải thơng qua khái
quát hóa, trừu tượng hóa để nhận thức và phản ánh hiện thực khách quan. Mục
đích của khoa học là phát hiện ra các qui luật tồn tại trong các sự vật, hiện tượng
nên càng không thể dừng lại ở những cái gì riêng lẻ, bộ phận, lời nói khoa học
loại bỏ yếu tố cá nhân, khơng có tính chất riêng cá nhân. Vì vậy, văn bản khoa
học mang tính khái quát, trừu tượng.
1.1.2.2. Văn bản chính luận
- Văn bản chính luận là loại văn bản dùng để trình bày, bình luận, đánh
giá theo một quan điểm nhất định những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã
hội, tư tưởng, văn hóa,… Chức năng cơ bản của nó là tác động vào tư tưởng,
tình cảm, ý chí, đạo đức,… nhằm thuyết phục, lôi cuốn, động viên người nghe,
người đọc.
- Văn bản chính luận có các kiểu văn bản: văn bản nghị luận chính trị,
văn bản nghị luận kinh tế, văn bản nghị luận văn hóa, văn bản chính luận tổng
quát, văn bản chính luận báo chí, văn bản chính luận hội nghị,…
- Văn bản chính luận có các đặc trưng cơ bản là tính bình giá cơng khai,
tính chặt chẽ và tính truyền cảm mạnh mẽ.
Văn bản chính luận mang tính bình giá cơng khai vì người viết sử dụng
văn bản chính luận để thể hiện quan điểm chính trị, thể hiện đường lối, thái độ
chính trị của mình đối với sự kiện một cách cơng khai, rõ ràng, trực tiếp.
Văn bản chính luận mang tính chặt chẽ bởi hệ thống lập luận được đưa
ra trong diễn đạt và suy luận phải logic, xuyên suốt và chặt chẽ thì mới có thể
thuyết phục được người đọc về vấn đề người viết đang đề cập.
Văn bản chính luận có tính truyền cảm mạnh mẽ bởi vì để đạt hiệu quả
cao, văn bản chính luận cần có diễn đạt hung hồn, sinh động, có sức hấp dẫn;
thuyết phục người đọc, người nghe cả bằng lí trí, cả bằng tình cảm và đạo đức.
11


- Văn bản chính luận thường sử dụng vốn từ ngữ thơng thường và nhiều

từ ngữ chính trị; câu văn có kết cấu chặt chẽ, chuẩn mực, các câu có sự gắn kết
logic trong mạch suy luận. Ngoài lớp từ tồn dân, văn bản chính luận cịn dung
nhiều từ ngữ thuộc các lĩnh vực chính trị, xã hội, tư tưởng, văn hóa, kinh tế,…
Nó sử dụng một cách đa dạng các kiểu câu. Các biện pháp tu từ, phương tiện
diễn cảm thường được sử dụng để tăng cường tính thuyết phục, hấp dẫn. Về mặt
kết cấu, văn bản chính luận có kết cấu mạch lạc, chặt chẽ cách đoạn, các phần
tách bạch rõ ràng nhưng lại có liên kết chặt chẽ với nhau.
1.1.2.3. Văn bản hành chính
- Là loại văn bản dùng trong các hoạt động tổ chức, quản lí, điều hành xã
hội và thực hiện sự giao tiếp giữa các cơ quan nhà nước với nhân dân và ngược
lại giữa các cơ quan nhà nước với nhau và với quần chúng. Với hai chức năng
chủ yếu: chức năng thông báo và chức năng tác động hành động.
- Văn bản hành chính bao gồm các loại văn bản: văn bản quy phạm pháp
luật (hiến pháp, pháp lệnh, nghị định, thông tư, thông báo, điều lệ, quy chế,…),
các văn bản hành chính thơng thường (văn thư, đơn từ, báo cáo, tường trình,
giấy giới thiệu, hợp đồng, hóa đơn, văn bằng,…), các văn bản ngoại giao (hiệp
định, hiệp ước, nghị định thư, công hàm,…), các văn bản quân sự (mệnh lệnh,
điều lệnh, kế hoạch quân sự,…).
- Văn bản hành chính mang tính khn mẫu, tính chính xác, minh bạch
và tính hiệu lực cao.
- Loại văn bản này được trình bày, sắp xếp theo các khuôn mẫu quy định
và trong nhiều trường hợp đã có bản in sẵn, chỉ cần điền nội dung cần thiết.
Về từ ngữ, văn bản hành chính dùng nhiều từ ngữ hành chính, đồng thời
từ ngữ mang tính khách quan, tính tồn dân. Về cú pháp, nó u cầu những cách
đặt câu rõ ràng, rành rọt. Ngơn ngữ chính xác, đơn nghĩa, trung tính.
1.1.2.4. Văn bản báo chí
- Là những văn bản trên báo, đài và bản tin thông báo, phản ánh hoạt
động thông tin, dư luận chung của xã hội về tất cả các vấn đề thời sự. Với chức
năng chủ yếu là thông báo – tác động.
12



- Văn bản báo chí được chia ra 3 kiểu văn bản: văn bản cung cấp tin tức,
văn bản phản ảnh công luận, văn bản thông tin – quảng cáo.
- Văn bản báo chí có các đặc trưng như:
Có tính chiến đấu, bởi vì thơng tin phải chân thực, khách quan, gây cho
người đọc một sự thích thú, một sự lựa chọn, chứ không phải một sự áp đặt chủ
quan của người viết.
Có tính thời sự, ln ln cung cấp thông tin mới nhất hàng ngày trên
mọi lĩnh vực hoạt động xã hội, khi đã có nội dung thơng tin là sự thật rồi, thơng
tin cịn cần phải được truyền đi kịp thời, nhanh chóng thì mới có tác dụng.
Đạt tính hấp dẫn, khi đó mới khêu gợi được hứng thú của người đọc,
người nghe. Bởi đối tượng tiếp thu thông tin đông đảo, thời gian nghe, đọc diễn
ra trong khoảnh khắc, nội dung thông tin phong phú, đa dạng.
- Văn bản báo có thể sử dụng nhiều từ ngữ thuộc nghề báo, có tính năng
động và linh hoạt; đầu đề ngắn gọn, hấp dẫn, đập vào mắt, thâu tóm tồn bộ nội
dung. Bên cạnh đó, với mỗi thể loại báo khác nhau thì cách trình bày và ngơn
ngữ sử dụng cũng khác nhau. Mỗi loại văn bản báo chí thường có một mảng từ
vựng chun dùng, Ví dụ: các văn bản thuộc kiểu cung cấp tin tức thường được
kết cấu theo những khuôn mẫu nhất định,thường dùng các danh từ chỉ tên riêng,
địa danh thời gian, sự kiện,… để việc truyền đạt và tiếp thu thông tin được dễ
dàng, nhanh chóng cịn tin tức ở phóng sự điều tra không phải là tin tổng hợp mà
thường dùng các động từ, tính từ, miêu tả hoạt động, trạng thái, tính chất của sự
vật, sự việc,…
1.1.2.5. Văn bản nghệ thuật
- Văn bản nghệ thuật hình thành trong quá trình sáng tác văn chương, có
chức năng thơng báo thẩm mĩ.
- Văn bản nghệ thuật gồm các loại văn bản: ca dao, hò, vè; văn xi nghệ
thuật; thơ (thơ trữ tình, thơ tự sự); kịch (bi kịch, hài kịch);…
- Loại văn bản này có đặc trưng: tính thẩm mĩ, tính hình tượng, tính truyền

cảm, tính cá thể hóa với chức năng chính là biểu hiện tư tưởng, tình cảm của
người nói, người viết.
13


Văn bản nghệ thuật mang tính hình tượng. Nó thể hiện ở cách diễn đạt
thông qua một hệ thống các hình ảnh, màu sắc, biểu tượng,… của văn bản để
người đọc dùng trí thức, vốn sống của mình liên tưởng, suy nghĩ và rút ra những
bài học nhân sinh nhất định. Nó cịn có thể được hiện thực hóa thơng qua các biện
pháp tu từ như ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, điệp âm,… Tính hình tượng làm cho ngơn
ngữ nghệ thuật trở nên đa nghĩa. Tính đa nghĩa của ngơn ngữ nghệ thuật cũng
quan hệ mật thiết với tính hàm súc: lời ít mà ý sâu xa, rộng lớn.
Ví dụ: Bài ca dao
”Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh bông trắng lại chẹn nhị vàng.
Nhị vàng, bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hơi tanh mùi bùn”.
(Ca dao)
Hình ảnh “hoa sen” trong bài thơ có ý nghĩa là “bản lĩnh của cái đẹp – ngay cả ở
trong môi trường xấu nó vẫn khơng bị tha hóa. Hình ảnh lá xanh, bơng trắng, nhị
vàng,… cùng với các hình ảnh hơi tanh, bùn,… nói lên cái đẹp hiện thực về lồi
hoa sen trong đầm lầy.
Tính truyền cảm của văn bản nghệ thuật thể hiện ở chỗ làm cho người
đọc, người nghe cùng vui buồn, yêu thích, căm giận, tự hào,… như chính người
nói (viết).
Ví dụ:
“Gió đưa cây cải về trời
Rau răm ở lại chịu lời đắng cay”.
(Ca dao)
Bên cạnh đó, văn bản nghệ thuật cịn mang tính cá thể bởi vì khi sản sinh

ra một văn bản nghệ tht, tính hình tượng được hiện thực hóa thơng qua một hệ
thống ngơn ngữ nghệ thuật (từ ngữ, câu, đoạn, âm thanh, nhịp điệu, hình ảnh,…)
gây cảm xúc cho người đọc. Tuy nhiên, việc vận dụng sáng tạo ngôn ngữ nghệ
thuật trong mỗi tác phẩm mang dấu ấn của mỗi cá nhân.
14


- Cách diễn đạt và ngôn từ trong văn bản nghệ thuật hết sức đa dạng, giàu
hình ảnh, cảm xúc, có nhiều tầng nghĩa. Văn bản nghệ thuật sử dụng rộng rãi
ngôn ngữ hội thoại và các yếu tố của ngôn ngữ nghề nghiệp, thổ ngữ,… Các từ
ngữ được sử dụng có tính hình ảnh, hình tượng và nhịp điệu có tác động thẩm
mĩ tới người đọc.
1.1.2.6. Văn bản sinh hoạt hàng ngày
Ngôn ngữ trong văn bản sinh hoạt hàng ngày thể hiện qua các dạng biến
thể: sinh hoạt hàng ngày tự nhiên và sinh hoạt hàng ngày văn hóa, chủ yếu ở
dạng nói (độc thoại, đối thoại); một số trường hợp có ở cả dạng viết (nhật ký,
hồi ức cá nhân, thư từ, tin nhắn.
Văn bản sinh hoạt hàng ngày có một số đặc trưng như:
Mang tính cụ thể: cách thức trình bày ngơn ngữ sinh hoạt cụ thể về
hồn cảnh, về con người và về cách nói năng, từ ngữ diễn đạt với lối nói cụ thể,
nổi bật làm cho sự vật không chỉ được gọi tên mà cịn được hiện lên với những
hình ảnh, âm thanh rõ rệt. Nhằm đạt tới tính sáng rõ, chính xác và cụ thể hóa vấn
đề được nói đến. Tính cụ thể trong sinh hoạt hàng ngày làm cho giao tiếp trở nên
dễ dàng, nhanh chóng ngay trong trường hợp phải đề cập đến những vấn đề trừu
tượng.
Tính cảm xúc: việc sử dụng ngôn ngữ mang sắc thái biểu cảm cao, thể
hiện tư tưởng tình cảm của con người qua ngơn từ. Ngôn ngữ trong sinh hoạt
hàng ngày vô cùng cụ thể, sinh động, truyền đạt những tư tưởng, tình cảm hết
sức phong phú, đa dạng của con người. Vì vậy, lời nói trong các văn bản sinh
hoạt hàng ngày mang tính xúc cảm tự nhiên.

Tính cá thể: mỗi người thường có vốn từ ngữ riêng thể hiện giọng điệu
thái độ, tình cảm, vốn từ ngữ ưa dùng, cách nói và cách biểu đạt của từng cá
nhân,... Vì vậy, văn bản sinh hoạt hàng ngày thể hiện ở vẻ riêng của ngôn ngữ
mỗi người khi trao đổi, trò chuyện, tâm sự với người khác.
- Ngôn từ được sử dụng trong văn bản sinh hoạt hàng ngày rất đa dạng
với nhiều màu sắc, tình cảm khác nhau để thực hiện chức năng giao tiếp.
15


1.2.

Vị trí, nhiệm vụ của phân mơn Tập làm văn ở Tiểu học

1.2.1. Vị trí của phân mơn Tập làm văn
Phân môn Tập làm văn rèn cho học sinh kỹ năng sản sinh ngơn bản. Nó
có vị trí đặc biệt quan trọng trong dạy học tiếng mẹ đẻ bởi vì: Thứ nhất, đây là
phân mơn sử dụng và hồn thiện một cách tổng hợp các kiến thức và kỹ năng
tiếng Việt của các phân môn khác như: Học vần, Tập viết, Chính tả, Tập đọc,
Luyện từ và câu. Thứ hai, phân môn Tập làm văn rèn cho học sinh kỹ năng sản
sinh ngơn bản, nhờ đó tiếng Việt khơng chỉ được xem xét từng phần, từng măt
qua từng phân môn mà trở thành một công cụ tổng hợp để giao tiếp. Như vậy,
phân môn Tập làm văn đã thực hiện mục tiêu cuối cùng, quan trọng nhất của dạy
học tiếng mẹ đẻ là dạy học sinh sử dụng được tiếng Việt để giao tiếp, tư duy và
học tập.
1.2.2. Nhiệm vụ của phân môn Tập làm văn
Sản phẩm của Tập làm văn là các ngơn bản ở dạng nói và dạng viết. Mục
đích của Tập làm văn là tạo lập được ngơn bản. Vì vậy, nhiệm vụ cơ bản của
dạy học Tập làm văn là giúp cho học sinh tạo ra được các ngơn bản nói và viết
theo các phong cách khác nhau với các thể loại văn bản khác nhau do chương
trình quy định. Nói cách khác, nhiệm vụ của dạy học Tập làm văn là hình thành,

phát triển năng lực tạo lập ngôn bản ở học sinh. Năng lực tạo lập ngơn bản được
phân tích thành các kỹ năng bộ phận như: xác định mục đích nói, lập ý, triển
khai ý thành lời dưới dạng nói, viết thành câu, đoạn, bài. Vì vậy, nhiệm vụ của
phân mơn Tập làm văn là cung cấp cho học sinh những kiến thức và hình thành,
phát triển ở các em những kỹ năng này. Bên cạnh đó, phân mơn Tập làm văn
cịn có nhiệm vụ rèn kỹ năng nói theo các nghi thức lời nói và viết các ngơn bản
thơng thường, viết một số văn bản nghệ thuật như kể chuyện, miêu tả.
Ngoài các kỹ năng chung để viết văn bản, mỗi thể loại văn bản cụ thể địi
hỏi có những kỹ năng riêng. Ví dụ, để viết văn bản miêu tả cần có kỹ năng quan
sát, kỹ năng diễn đạt một cách có hình ảnh; để viết các văn bản kể chuyện cần
có kỹ năng xây dựng cốt truyện và nhân vật, kỹ năng lựa chọn các tình tiết,…
16


Ngoài nhiệm vụ cơ bản là rèn năng lực tạo lập ngơn bản, phân mơn Tập
làm văn cịn góp phần rèn luyện tư duy và hình thành nhân cách cho học sinh.
Phân mơn Tập làm văn góp phần rèn luyện tư duy hình tượng; từ óc quan
sát đến trí tưởng tượng, từ khả năng tái hiện các chi tiết đã quan sát được đến
khả năng nhào nặn các chất liệu trong đời sống thực để xây dựng nhân vật, cốt
truyện. Khả năng tư duy logic của học sinh cũng được phát triển trong q trình
phân tích đề, lập dàn ý, viết đoạn,… Quá trình sản sinh văn bản cũng giúp cho
học sinh có kỹ năng phân tích, tổng hợp, phân loại, lựa chọn.
Phân môn Tập làm văn khi dạy các nghi thức lời nói cũng đồng thời dạy
cho học sinh cách cư xử đối với mọi người như sự lễ phép, lịch sự trong nói
năng. Ngồi ra, nhiệm vụ của phân môn Tập làm văn là tạo cho học sinh có sự
hiểu biết và tình cảm u mến, gắn bó với thiên nhiên, với con người và vạn vật
xung quanh: từ một cơn mưa, một buổi sáng đẹp trời, một em bé bị ngã, một
người phụ nữ đang gặp khó khăn đến một chú gà trống, một đồ vật đã từng gắn
bó,… Từ đây tâm hồn và nhân cách của các em sẽ được hình thành và phát triển.
1.3.


Vai trị của văn bản đối với học sinh Tiểu học
Trong cuộc sống hằng ngày, học sinh Tiểu học luôn phải tiếp xúc với

nhiều văn bản khác nhau phục vụ các nhu cầu sinh hoạt và học tập. Văn bản
chính là phương tiện để giao tiếp và công cụ để tư duy. Hiểu và sử dụng được
các văn bản chính là các em có được phương tiện để giao tiếp và cơng cụ để tư
duy trong học tâp và sinh hoạt hằng ngày. Từ đó, các em sẽ dần dần hình thành
được nhân cách và trau dồi vốn sống của mình.. Vì vậy, văn bản đóng vai trị rất
quan trọng đối với học sinh Tiểu học. Với nhiều thể loại khác nhau, ngơn ngữ
thể hiện phong phú và đa dạng, có các chức năng, đặc điểm riêng và cấu tạo
khác nhau, việc hiểu và sử dụng được các thể loại văn bản là kỹ năng rất cần
thiết cho học sinh.
1.4.

Đặc điểm nhận thức và ngôn ngữ của học sinh Tiểu học
1.4.1. Đặc điểm về nhận thức
Tư duy của học sinh Tiểu học có sự phát triển theo lứa tuổi và trình độ

nhận thức.
17


Giai đoạn lớp 1, 2, 3: Tư duy của học sinh chủ yếu là tư duy cụ thể, mang
tính hình thức bằng cách dựa vào những đặc điểm trực quan của những đối
tượng và hiện tượng cụ thể. Học sinh tiến hành hoạt động phân tích – trực quan
– hành động khi tri giác trực tiếp đối tượng.
Giai đoạn lớp 4, 5: Các em bắt đầu biết khái quát hoá lí luận cụ thể phân
tích đối tượng mà khơng cần tới những hành động thực tiễn đối với các đối
tượng đó. Các em có khả năng phân biệt những dấu hiệu, những khía cạnh khác

nhau của đối tượng dưới dạng ngôn ngữ.
Nhờ ảnh hưởng của việc học tập, học sinh Tiểu học dần dần chuyển từ mặt
nhận thức các mặt bên ngoài của sự vật, hiện tượng đến nhận thức các thuộc tính
bên trong và dấu hiệu bản chất của sự vật, hiện tượng. Điều này tạo khả năng
tiến hành những so sánh, khái quát hóa đầu tiên, xây dựng những suy luận sơ
đẳng. Trên cơ sử đó học sinh dần dần học tập được các khái niệm khoa học.
Kỹ năng phân biệt các dấu hiệu và tách ra các thuộc tính bản chất khơng
phải dễ gì thực hiện được ngay. Khi khái quát hóa, học sinh lớp 1, 2 thường
quan tâm đến dấu hiệu trực quan, bề ngồi có liên quan đến chức năng của đối
tượng. Nhờ hoạt động học, nhận thức được phát triển, học sinh lớp 3, 4 đã biết
xếp bậc các khái niệm rộng hơn, hẹp hơn. Trên cơ sở này học sinh phân loại và
phân hạng trong nhận thức.
Hoạt động phân tích – tổng hơp còn sơ đẳng, học sinh các lớp đầu bậc
Tiểu học chủ yếu tiến hành phân tích – trực quan – hành động khi tri giác trực
tiếp đối tượng. Học sinh cuối bậc Tiểu học có thể phân tích đối tượng mà không
cần hành động thực tiễn đối với đối tượng đó.
Việc lĩnh hội và tạo lập văn bản của học sinh Tiểu học chịu sự chi phối của
đặc điểm tâm sinh lí từng lứa tuổi. Vì vậy, việc dạy Tập làm văn nói chung và
rèn kỹ năng viết các thể loại văn bản cho học sinh Tiểu học nói riêng, phụ thuộc
nhiều vào đặc điểm tâm lí, sinh lí và khả năng nhận thức của học sinh.
1.4.2. Đặc điểm về ngôn ngữ
Ngôn ngữ của học sinh Tiểu học phát triển mạnh cả về ngữ âm, từ ngữ và
ngữ pháp.
18


Hầu hết học sinh có ngơn ngữ nói thành thạo. Khi trẻ vào lớp 1, bắt đầu
xuất hiện ngôn ngữ viết. Đến lớp 5, ngơn ngữ nói đã thành thạo và bắt đầu hồn
thiện về ngữ pháp, chính tả và ngữ âm. Nhờ có ngơn ngữ phát triển mà học sinh
có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xung quanh và tự khám phá

bản thân thông qua các kênh thông tin khác.
Vốn từ của các em ngày càng phong phú, chính xác và giàu hình ảnh nhờ
tham gia nhiều hoạt động, tiếp xúc rộng rãi với những người xung quanh và
được tiếp thu tri thức qua các môn học.
Tiểu kết
Ở chương này, chúng tôi đã tổng hợp, khái quát những lí thuyết cơ bản về
văn bản như: khái niệm và đặc trưng của văn bản, vị trí, nhiệm vụ của phân mơn
Tập làm văn ở Tiểu học, vai trò của văn bản đối với học sinh Tiểu học, đặc điểm
về nhận thức và ngôn ngữ của học sinh lứa tuổi Tiểu học.
Đây là những cơ sở lí luận cần thiết để giúp chúng tơi nghiên cứu chương
2 và chương 3.

Chương 2: KHẢO SÁT CÁC THỂ LOẠI VĂN BẢN
TRONG DẠY HỌC TẬP LÀM VĂN Ở TIỂU HỌC
2.1. Tiêu chí phân loại
Hiện nay có nhiều cách phân loại khác nhau về các thể loại văn bản. Tuy
nhiên, để thuận lợi cho việc khảo sát các thể loại văn bản trong dạy học phân
môn Tập làm văn ở Tiểu học, chúng tôi căn cứ vào cách phân loại của các tác
giả Bùi Minh Toán, Lê A, Đỗ Việt Hùng. Các tác giả chia các văn bản tiếng Việt
thành 6 thể loại văn bản, đó là: văn bản khoa học, văn bản chính luận, văn bản
hành chính, văn bản báo, văn bản sinh hoạt hằng ngày và văn bản nghệ thuật.
[9. 10]
19


2.2. Thống kê, phân loại các thể loại văn bản trong dạy học Tập làm văn ở
Tiểu học (Cụ thể xin xem phần phụ lục)
Bảng thống kê các thể loại văn bản
THỂ LOẠI VĂN BẢN
Lớp


Hành

Chính luận

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

2


5

71,43

-

-

9

17,78

-

-

30

9,84

45

71,88

3

-

-


2

18,18

11

24,44

1

10

39

12,79

10

15,62

4

-

-

2

18,18


6

13,33

9

90

145

47,54

8

12,5

5

2

28,57

7

63,64

20

44,45


-

-

91

29,83

-

-

Tổng

7

1,58

11

2,49

46

10,41

10

2,26


305

69,00

63

14,26

chính

Báo chí

Nghệ thuật

Sinh hoạt

Khoa học

hàng ngày

2.3. Nhận xét các thể loại văn bản trong dạy học Tập làm văn ở Tiểu học
Theo kết quả khảo sát của chúng tơi, lớp 1 chưa có tiết Tập làm văn. Lớp 2,
3, mỗi tuần có 1 tiết Tập làm văn, cả năm có 31 tiết (khơng kể 4 tuần ơn tập giữa
học kì và cuối học kì). Tất cả các tiết Tập làm văn đều khơng có phần lí thuyết
mà các kỹ năng nói, viết các thể loại văn bản hình thành thơng qua bài tập thực
hành. Lên lớp 4, 5 ngoài các bài tập thực hành, các kiến thức lí thuyết được học
thành bài riêng. Đồng thời các tiết Tập làm văn đã được học tăng lên. Mỗi tuần
có 2 tiết Tập làm văn, cả năm có 62 tiết (không kể các tuần ôn tập giữa học kì).
Trong đó có 19 tiết lí thuyết và 43 tiết thực hành (ở lớp 4), 3 tiết lí thuyết và 59

tiết thực hành (ở lớp 5).
Tập làm văn là một phân mơn mang tính chất thực hành. Do đó, nội dung
dạy và học Tập làm văn ở Tiểu học được thực hiện thông qua hệ thống bài tập
đã đáp ứng được nhiệm vụ này. Học sinh lớp 2, 3, 4, 5 được làm quen và rèn các
kỹ năng để tiếp nhận và tạo lập một số thể loại văn bản.
Thông qua hệ thống bài tập, học sinh nắm được những kiến thức về văn, về
lập dàn ý, triển khai ý thành lời nói hay bài văn cụ thể, giúp học sinh có hiểu biết
và hình thành những kỹ năng viết một số thể loại văn bản: văn bản khoa học,
20


văn bản chính luận, văn bản hành chính, văn bản báo chí, văn bản nghệ thuật,
văn bản sinh hoạt hàng ngày.
Theo kết quả khảo sát, hệ thống bài tập rèn kỹ năng viết các thể loại văn
bản, được xây dựng theo quy luật đồng tâm từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến
khó. Hệ thống bài tập được mở rộng và nâng cao dần về yêu cầu kiến thức, kỹ
năng làm văn theo từng khối lớp. Ở lớp 2, 3 hầu hết các bài tập đều có phần gợi
ý để học sinh dựa vào đó viết bài cịn ở lớp 4, 5 chỉ những bài tập khó, phức tạp
mới có phần gợi ý.
Ví dụ:
1. “Viết bản tự thuật theo mẫu dưới đây:
- Họ và tên:
- Nam, nữ:
- Ngày sinh:
- Nơi sinh:
- Quê quán:
- Nơi ở hiện nay:
- Học sinh lớp:
- Trường: ”
(Tiếng Việt 2 – Bài tập 3 – Tập 1 – Tr.20)

2. “Dựa vào các số liệu dưới đây, em hãy lập bảng thống kê về tình hình
phát triển giáo dục tiểu học của nước ta từ năm học 2000 – 2001 đến năm
học 2004 – 2005:
a) Năm 2000 – 2005:
- Số trường

:

13 859

- Số học sinh

:

9 741 100

- Số giáo viên

:

355 900

- Tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số

:

15,2%

- Số trường


:

13 903

- Số học sinh

:

9 315 300

b) Năm học 2001 – 2002

21


- Số giáo viên

:

359 900

- Tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số

:

15,8%

- Số trường

:


14 163

- Số học sinh

:

8 815 700

- Số giáo viên

:

363 100

- Tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số

:

16,7%

- Số trường

:

14 346

- Số học sinh

:


8 346 000

- Số giáo viên

:

366 200

- Tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số

:

17,7%

- Số trường

:

14 518

- Số học sinh

:

7 744 800

- Số giáo viên

:


362 400

- Tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số

:

c) Năm học 2002 - 2003

d) Năm học 2003 - 2004

e) Năm học 2004 - 2005

19,1% ”

(Tiếng Việt 5 – Bài tập 2 – Tập 2 – Tr.163)
Các bài tập rèn kỹ năng viết các thể loại văn bản trong sách giáo khoa Tiếng
Việt Tiểu học chủ yếu là bài tập tự luận, còn bài tập trắc nghiệm rất ít. Điều này
hồn tồn phù hợp với đặc trưng nhiệm vụ chủ yếu của phân môn Tập làm văn là
hình thành và phát triển ở học sinh kỹ năng tạo lập ngơn bản (nói và viết).
Nội dung các bài tập có sự tích hợp giữa các phân mơn Tập đọc, Chính tả,
Luyện từ và câu.
Ví dụ:
1. “Dựa theo mẫu bài tập đọc Thư gửi bà, em hãy viết một bức thư ngắn cho
người thân:
- Dòng đầu thư: Nơi gửi, ngày ... tháng ... năm ...
- Lời xưng hô với người nhận thư (ông, bà, chú, bác,...)
22



- Nội dung thư (4 – 5 dòng): Thăm hỏi, báo tin cho người nhận thư. Lời
chúc và hứa hẹn...
- Cuối thư: Lời chào, chữ kí và tên.”
(Tiếng Việt 3 – Bài tập 1 – Tập 1 – Tr 83)
2. “Đọc lại bản tin Vẽ về cuộc sống an toàn (sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang
54 – 55) và trả lời câu hỏi:
a) Bản tin này gồm mấy đoạn?
b) Xác định sự việc chính được nêu ở mỗi đoạn. Tóm tắt mỗi đoạn bằng một
hoặc hai câu
c) Tóm tắt toàn bộ bản tin.”
(Tiếng Việt 4 – Bài tập 1 – Tập 2 – Tr 63)
Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, hệ thống bài tập Tập làm văn rèn kỹ
năng tiếp nhận và tạo lập một số thể loại văn bản trong sách giáo khoa Tiếng
Việt Tiểu học đã được xây dựng khá phong phú, đa dạng về nội dung và hình
thức. Về cơ bản hệ thống bài tập này đã đáp ứng được mục tiêu, nhiệm vụ của
phân môn Tập làm văn.
Qua bảng thống kê cho thấy, SGK đã xây dựng 442 bài tập về một số thể
loại văn bản. Trong đó:
- Thể loại văn bản khoa học có 7 bài, chiếm 1,58%.
- Thể loại văn bản chính luận có 11 bài, chiếm 2,49%.
- Thể loại văn bản hành chính có 46 bài, chiếm 10,41%.
- Thể loại văn bản báo chí có 10 bài, chiếm 2,26%.
- Thể loại văn bản nghệ thuật có 305 bài, chiếm 69,00%.
- Thể loại văn bản sinh hoạt hàng ngày có 63 bài, chiếm 14,26%.
Dưới đây, chúng tôi sẽ nhận xét cụ thể từng thể loại văn bản:
2.3.1. Văn bản khoa học
Theo kết quả khảo sát, có 7 bài tập rèn kỹ năng viết văn bản khoa học,
chiếm 1, 58%. Cụ thể: lớp 2 có 5 bài tập, chiếm 71,43%; lớp 3, lớp 4 sách giáo
khoa không xây dựng bài tập; lớp 5 có 2 bài tập, chiếm 28,57%. So với các bài
23



tập rèn kỹ năng viết các văn bản khác thì bài tập rèn kỹ năng viết văn bản khoa
học có số lượng ít nhất, chỉ chiếm 1,58%. (Cụ thể xin xem phần phụ lục: Tr 1)
Ở lớp 2, học sinh chỉ mới bắt đầu làm quen với văn bản khoa học nên nội
dung các bài tập rèn kỹ năng viết văn bản khoa học ở mức độ đơn giản, phù hợp
với khả năng nhận thức của học sinh.
Các tiết Tập làm văn trong sách giáo khoa chưa đề cập đến các kiến thức
lí thuyết về thể loại văn bản khoa học mà chỉ rèn cho học sinh các kỹ năng thực
hành một số kiến thức đơn giản về văn bản khoa học như: tra mục lục sách, ghi
tên riêng của nhân vật theo trình tự bảng chữ cái.
Ví dụ:
(1) “Đọc mục lục các bài ở tuần 6. Viết tên các bài tập đọc trong tuần ấy.”
(Bài 3 – Tập 1 – Tr.47)
(2) “Ghi lại tên riêng của các nhân vật trong những bài tập đọc đã học ở tuần
7 và tuần 8 theo đúng thứ tự bảng chữ cái.”
(Bài 3 – Tập 1 – Tr.70)
Ở lớp 5, Các tiết Tập làm văn trong sách giáo khoa không đề cập các kiến
thức lí thuyết mà chỉ xây dựng 2 bài tập nhằm rèn cho học sinh kỹ năng lập bảng
thống kê các bài tập đọc theo một chủ điểm với các nội dung cần trình bày (tên
bài, tên tác giả, thể loại):
Ví dụ:
(1)“Lập bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Giữ lấy màu xanh.
Nội dung cần trình bày:
- Tên bài
- Tên tác giả
- Thể loại (văn, thơ, kịch)”
(Bài tập 2 – Tập 1 – Tr.173)
(2) “Lập bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Vì hạnh phúc con
người.

Nội dung cần trình bày:
- Tên bài
24


- Tác giả
- Thể loại (văn, thơ, kịch)”
(Bài tập 3 – Tập 1 – Tr.173)
Các bài tập này có mức độ tương đối dễ, phù hợp với khả năng nhận thức
của học sinh lớp 5.
2.3.2. Văn bản chính luận
Theo kết quả khảo sát, có 11 bài tập rèn kỹ năng viết văn bản chính luận,
chiếm 2,49%. Cụ thể: lớp 2 sách giáo khoa không xây dựng bài tập; lớp 3 có 2
bài, chiếm 18,18%; lớp 4 có 2 bài, chiếm 18,18%; lớp 5 có 7 bài, chiếm 63,64%.
(Cụ thể xin xem phần phụ lục: Tr 2 – Tr 5)
Ở lớp 3, Các tiết Tập làm văn chưa đề cập đến các kiến thức lí thuyết mà
chỉ xây dựng 2 bài tập nhằm rèn cho học sinh kỹ năng tổ chức một cuộc họp tổ
và giới thiệu hoạt động.
Ví dụ:
(1) “Hãy cùng các bạn trong tổ mình tổ chức một cuộc họp.
Gợi ý về nội dung họp: trao đổi về trách nhiệm của học sinh trong cộng
đồng.

Ví dụ:
- Tơn trọng luật đi đường.
- Bảo vệ của cơng.
- Giúp đỡ người có hồn cảnh khó khăn.”
(Bài tập 2 – Tập 1 – Tr.61)
(2) “Hãy giới thiệu về tổ em và hoạt động của tổ em trrong tháng vừa qua
với một đoàn khách đến thăm lớp.

(Bài 2 – Tập 1 – Tr.120)
Ở lớp 4, các tiết Tập làm văn trong sách giáo khoa đã được xây dựng 2
bài tập nhằm rèn kỹ năng trao đổi một vấn đề với người thân. Mức độ của bài
25


×