Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.84 KB, 8 trang )
Hướng dẫn tự theo dõi đường
huyết tại nhà
Mục tiêu chính
- Nhận ra vùng đường huyết nào là an toàn và vùng đường huyết nào là
không an toàn.
- Biết cách tự đo, đọc và ghi kết quả đường huyết.
- Biết cách tự xử trí ngay nếu đường huyết của bạn quá thấp hoặc quá cao.
1. Mục tiêu thứ 1: Nhận ra vùng đường huyết nào là an toàn và vùng
đường huyết nào là không an toàn
Vùng đường huyết an toàn của bạn là bao nhiêu? Theo Hiệp Hội Đái Tháo
đường Hoa Kỳ (ADA), đa số bệnh nhân, mức đường huyết an toàn là:
- Trước ăn : 90 - 130mg/dl (5,0 – 7,2mmol/l)
- Sau ăn 2 giờ : < 180mg/dl (10mmol/l)
- Trước khi ngủ :110 – 150mg/dl (6,0 – 8,3mmol/l)
Tùy lứa tuổi, giai đoạn bệnh, mức độ các biến chứng... mà vùng đường
huyết an toàn của mỗi người bệnh có thể khác nhau. Càng lớn tuổi, càng nhiều
bệnh nặng kèm theo (Suy thận mãn, suy tim, xơ gan…) thì mục tiêu đường huyết
có thể cao hơn mới an toàn
Làm gì để không bị rơi vào vùng đường huyết nguy hiểm?
- Biết cách tự theo dõi đường huyết:
+ Đo và đọc kết quả
+ Ghi nhật ký
- Biết mức đường huyết cần đạt (vùng an toàn)
- Biết xử trí khi đường huyết dao động nhiều (quá cao hay quá thấp).
2. Mục tiêu thứ 2: Biết cách tự đo, đọc và ghi kết quả đường huyết
Một bộ máy đo đường huyết gồm
- Máy đo đường, có bộ phận nhận máu, có màn hình hiện kết quả.
- Hộp que thử (strip).
- Kim và bút lấy máu.