Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

TIỂU LUẬN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TRONG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220 KB, 35 trang )

1

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xã hội có những con người bình thường được sinh ra với cơ thể lành
lặn khỏe mạnh thì sẽ có nhiều cơ hội dẫn đến thành công bằng tài năng và sự cô
gắng của họ bên cạnh đó cũng có những người khi sinh ra đã bị khiếm khuyết một
phần cơ thể thì dù họ có tài năng và có cô gắng thì vị trí của họ trong xã hội vẫn
không thể được như người bình thường. Họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc sinh
hoạt, học tập và làm việc, con đường dẫn đến thành công của họ luôn chông gai hơn
so với người bình thường. Do đó, đảm bảo sự bình đẳng quyền của người khuyết tật
luôn là vấn đề được Việt Nam và các nước trên thế giới quan tâm.
Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã có những chính sách, quy định
pháp luật riêng để bảo vệ quyền lợi cho người khuyết tật như Liên hợp quôc đã
thông qua Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2006 – đây là một bước
tiến mạnh mẽ đầu tiên thể hiện được sự quan tâm đặc biệt của quôc tế đôi với người
khuyết tật. Riêng với Việt Nam, ngoài việc tham gia vào Công ước, trong Hiến pháp
các thời kì 1946, 1959, 1980, 1992 của nước ta cũng quy định rõ người khuyết tật là
một bộ phận của xã hội cần được quan tâm và đôi xử bình đẳng. Bên cạnh đó tại kỳ
họp thứ 7, khóa XII ngày 17 tháng 6 năm 2010 Quôc hội Việt Nam đã thông qua
Luật người khuyết tật – một bước tiến lớn của Việt Nam trong việc tạo điều kiện
thuận lợi cho người khuyết tật thực hiện các quyền của mình.
Tuy việc ban hành Luật người khuyết tật đã tạo được một hành làng pháp lý
để tạo điều kiện thuận lợi hơn trong xã hội cho người khuyết tật nhưng vẫn còn
nhiều bất cập trong việc thực hiện như cơ hội làm việc và học tập của người khuyết
tật vẫn chưa thực sự rộng mở, chưa tạo được môi trường để người khuyết tật phát
huy hết năng lực của mình, xã hợi vẫn cịn có những bợ phận kì thị, phân biệt đôi xử
với người khuyết tật nhưng chưa có chế tài cụ thể để xử lý.


2



2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đôi tượng nghiên cứu của tiểu luận là bảo vệ quyền của người khuyết tật
trong pháp luật quôc tế và pháp luật Việt Nam. Về pháp luật quôc tế, người viết
nghiên cứu Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 và các văn bản quôc
tế liên quan đến bảo vệ quyền của người khuyết tật; về pháp luật Việt Nam, người
viết chọn Luật người khuyết tật năm 2010 và các văn bản pháp luật khác trong hệ
thông pháp luật Việt Nam liên quan đến vấn đề quyền của người khuyết tật
Về phạm vi nghiên cứu, người viết chỉ tập trung vào các quyền cơ bản của
người khuyết tật trong pháp luật quôc tế và pháp luật Việt Nam
3. Mục đích nghiên cứu
Trong hơn 3 năm học về Luật, người viết chưa được tiếp cận nhiều về các
văn bản, chế định riêng về bảo vệ quyền của người khuyết tật, do đó người viết
mong muôn qua tiểu luận này có thể tìm hiểu rõ hơn về các quy định của pháp luật
quôc tế và Việt Nam về vấn đề này. Bên cạnh đó người viết cũng mong muôn có thể
đưa ra những quan điểm của bản thân nhằm góp phần thực hiện pháp luật bảo vệ
quyền của người khuyết tật tôt hơn.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện tiểu luận, trong quá trình tìm và đọc các tài liệu , người viết có
có kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như: tổng hợp, liệt kê, phân tích, so sánh,
đánh giá, diễn dịch, …
5. Bố cục tiểu luận:
Tiểu luận gồm có 3 phần chính:
Chương 1: Những vấn đề chung về quyền của người khuyết tật
Chương 2: Bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật quôc tế và Việt Nam
Chương 3: Thực trạng và giải pháp trong thực hiện pháp luật bảo vệ quyển của
người khuyết tật


3


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI
KHUYẾT TẬT
1.1.

Khái niệm về người khuyết tật và quyền của người khuyết tật

1.1.1.

Khái niệm về người khuyết tật
Theo Điều 1 Công ước quôc tế về quyền của người khuyết tật năm 2007 thì

người khuyết tật được hiểu là: “Những người có khiếm khuyết lâu dài về thể chất,
tâm thần, trí tuệ hoặc giác quan mà khi tương tác với những rào cản khác nhau có
thể phương hại đến sự tham gia hữu hiệu và trọn vẹn của họ vào xã hội trên cơ sở
bình đẳng với những người khác”1
Ở Việt Nam, theo khoản 1 Điều 2 Luật người khuyết tật Việt Nam năm 2010.
“Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị
suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học
tập gặp khó khăn”
Không có một khái niệm chung về người khuyết tật trong các hệ thông pháp
luật tuy nhiên các khái niệm này đều phản ánh một thực tế là Người khuyết tật trước
hết là những con người nên họ mang những đặc điểm chung về mặt kinh tế – xã hội,
đặc điểm tâm sinh lý như mọi người khác trong xã hội nhưng người khuyết tật có
thể gặp các rào cản do yếu tô môi trường hoặc con người trong khi tham gia vào các
hoạt động xã hội
Khuyết tật được phân loại dựa theo các quan điểm khác nhau của các nhà
nghiên cứu nhưng nói chung thường dựa trên tiêu chí của sự khiếm khuyết bộ phận
cơ thể hoặc suy giảm chức năng. Ở Việt Nam, việc phân loại người khuyết tật dựa
trên quy định về dạng tật và mức độ khuyết tật. 2Theo đó các dạng tật bao gồm:

Khuyết tật vận động; khuyết tật nghe, nói; khuyết tật nhìn; khuyết tật thần kinh, tâm
thần; khuyết tật trí tuệ; khuyết tật khác. Mỗi loại khuyết tật này có những đặc điểm
nhất định về tâm, sinh lý qua đó tác động đến các nhu cầu và sự hịa nhập của người
khút tật.
1

“Cơng ước về qùn của người khút tật năm 2007”, Văn phịng điều phơi các hoạt động hỗ trợ người tàn
tật Việt Nam (NCCD), Nxb Lao động-Xã hội, năm 2008.
2
Điều 3, Luật người khuyết tật nước Cợng hịa Xã hợi Chủ nghĩa Việt Nam năm 2010


4

 Khuyết tật vận động: Là những người bị tổn thương ở các cơ quan vận động, khó
khăn trong ngồi, nằm, di chuyển, cầm, nắm…người khuyết tật vận động hầu như
gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày, vui chơi, học tập và lao động
nhưng đa sô có bộ não phát triển bình thường nên họ vẫn có thể học tập, làm được
việc có ích cho gia đình, bản thân và xã hợi.
 Khuyết tật nghe, nói (khuyết tật ngôn ngữ): Người khuyết tật nghe, nói là người có
nhiều khó khăn trong nói hoặc đọc viết, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình giao tiếp
và học tập. Khó khăn về nói, nghe, đọc của người khuyết tật ngôn ngữ ảnh hưởng
trực tiếp đến giao tiếp từ đó làm hạn chế sự làm việc, học tập, hịa nhập cợng đồng
của người khuyết tật.
 Khiếm thính: Theo quan điểm y tế3 thì người khiếm thính là những người bị mất
hoặc suy giảm về sức nghe, từ đó bị hạn chế về phát triển ngôn ngữ nói cũng như
khả năng giao tiếp. Đặc điểm của những người khó khăn về nghe khiếm không có
khả năng tri giác thế giới âm thanh đặc biệt ngơn ngữ âm thanh.
 Khuyết tật nhìn (khuyết tật thị giác, khiếm thị): Là những người có tật về mắt
như: mắt không nhìn thấy được, không đủ sức nhận biết thế giới quan bằng mắt

hoặc nhìn không rõ. Ngoài ra còn các khái niệm để phân biệt mức độ khuyết tật
nhìn khác nhau: Khiếm thị, nhìn kém, mù 4. Người khuyết tật nhìn có trí tuệ phát
triển bình thường, có hai cơ quan phân tích thường rất phát triển: thính giác và xúc
giác, nếu được huấn luyện sớm và khoa học hoàn toàn có thể thay thế cơ quan thị
giác bị phá hủy. Cách sử dụng ngôn ngữ, tư duy, hành vi, cách ứng xử của những
người này đều như người bình thường.

 Khuyết tật trí tuệ: là nhóm khuyết tật thường chịu khó khăn, thiệt thòi nhất so với
các nhóm khuyết tật khác. Khuyết tật về trí tuệ được xác định khi: chức năng trí tuệ
dưới mức trung bình ( chỉ sô thông minh đạt gần 70 hoặc thấp hơn 70 trên một lần
thực hiện trắc nghiệm cá nhân); bị khiếm khuyết các chức năng như giao tiếp, tự
chăm sóc bản thân, kỹ năng xã hội, cá nhân, học tập, làm việc, giải trí, sức khỏe.
3
4

“Quản lý giáo dục hịa nhập”, Bợ Giáo dục và Đào tạo, Nxb Phụ nữ, năm 2010, tr. 32
“Quản lý giáo dục hịa nhập”, Bợ Giáo dục và Đào tạo, Nxb Phụ nữ, năm 2010, tr. 32-33


5

Người khuyết tật về trí tuệ có nhiều hạn chế về trí nhớ, gặp khó khăn về trí nhớ cả
ngắn hạn và dài hạn, dễ quên.
Ngoài ra còn có những nhóm người khuyết tật như: người bị rôi loạn hành vi
cảm xúc, người bị hội chứng tự kỉ, rôi loạn ngôn ngữ, đa tật…

1.1.2.

Khái niệm về quyền của người khuyết tật
Quyền của người khuyết tật là tập hợp con của quyền con người, quyền của


người khuyết tật mang đầy đủ những đặc điểm của quyền con người gồm:
Tính phổ biến: là những gì bẩm sinh, vôn có và được áp dụng bình đẳng cho
tất cả các thành viên trong gia đình nhân loại, không có sự phân biệt đôi xử vì bất
kỳ lý do gì.5. Và cũng không có phận sự phân biệt chủng tộc, tôn giáo, mọi người
điều bình đẳng như nhau.
Tính không thể chuyển nhượng: quyền này không thể bị tước đoạt hay hạn
chế một cách tùy tiện bởi bất cứ chủ thể nào, kể cả cơ quan nhà nước, trừ một sô
trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như khi một con người phạm tội ác thì có thể bị
tước quyền tự do.6
Tính không thể phân chia: các quyền con người điều có tầm quan trọng như
nhau, về nguyên tắc không có quyền nào được coi là có giá trị cao hơn quyền nào,
vì tất cả quyền này đều có ý nghĩa quan trọng đôi với việc bảo đảm nhân phẩm và
giá trị con ngườt kể cả những người khiếm khuyết về cơ thể.7
Quyền của người khuyết tật không phải chỉ một quyền mà nó bao gồm tất cả
các quyền như: quyền sông, ăn, mặc, cư trú, học tập,… Nếu như một quyền nào của
người bị hạn chế hay bị mất đi sẽ ảnh hưởng đến các quyền khác.

5

Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng, “Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con
người”, Nxb. Chính trị Quôc gia, Hà Nội, năm 2009, tr. 22.
6
Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng, “Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người”,
Nxb. Chính trị Quôc gia, Hà Nội, năm 2009, tr. 22
7
Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng, “Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người”,
Nxb. Chính trị Quôc gia, Hà Nội, năm 2009, tr. 22



6

Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau: thể hiện ở chỗ việc đảm bảo các quyền
của người khuyết tật, toàn bộ hoặc một phần, nằm trong môi liên hệ phụ thuộc và
tác động lẫn nhau. Sự vi phạm một quyền sẽ trực tiếp gây ảnh hưởng tiêu cực đến
việc đảm bảo các quyền khác và ngược lại, tiến bộ trong việc đảm bảo một quyền sẽ
trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tích cực đến việc đảm bảo các quyền khác. 8
Công ước Quôc tế về quyền của người khuyết tật cũng như Luật người
khuyết tật của Việt Nam công nhận những quyền cơ bản của người khuyết tật, đưa
ra các biện pháp thích hợp để bảo đảm cho người khuyết tật được tiếp cận vào mọi
phương diện của xã hội trên cơ sở bình đẳng. Như vậy có thể hiểu quyền của người
khuyết tật và một phần quyền của con người, tạo điều kiện thuận lợi và bình đẳng
cho người khuyết tật, gạt bỏ tất cả các loại rào cản trong xã hội đôi với người
khuyết tật, đồng thời gắn kết người khuyết tật tạo cơ hội cho người khút tật phát
triển và hịa nhập vào cợng đồng.
1.2.

Mục đích và ý nghĩa của Luật người khuyết tật

1.2.1.

Mục đích ra đời của Luật người khuyết tật Việt Nam
Trong Hiến pháp các thời kì đã thể hiện rõ sự quan tâm, nhìn nhận của Nhà

nước về quyền bình đẳng của người khuyết tật trong xã hội tuy nhiên để tạo giải
pháp hỗ trợ, điều kiện tôt nhất giúp người khuyết tật tiếp cận các chương trình an
sinh xã hội, xây dựng cơ sở vật chất, giúp họ có cơ hội tiếp cận việc làm, bảo đảm
c̣c sơng và hịa nhập cộng đồng, đồng thời để đảm bảo sự phù hợp với Công ước
quôc tế về quyền của người khuyết tật năm 2007, tại kỳ họp thứ 7, khóa XII ngày
17 tháng 6 năm 2010 Quôc hội Việt Nam đã thông qua Luật người khuyết tật – một

bước tiến lớn của Việt Nam trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho người khuyết tật
thực hiện các quyền của mình.
8

Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng, “Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người”,
Nxb. Chính trị Quôc gia, Hà Nội, năm 2009, tr. 22.


7

1.2.2.

Ý nghĩa của Luật người khuyết tật
Tạo hành lang pháp lý vững chắc cho việc thực hiện các quyền của người

khuyết tật, đem lại các quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, tạo
điều kiện tôt nhất cho người khút tật hịa nhập cợng đồng. Đồng thời, xóa bỏ mọi
phân biệt đôi xử với người khuyết tật, đảm bảo sự công bằng giữa những người
khuyết tật với nhau.
Luật người khuyết tật bảo vệ những quyền cơ bản về quyền con người của
người khuyết tật, giúp bảo vệ người khuyết tật khỏi sự phân biệt đôi xử, giúp họ
bình đẳng về cơ hội việc làm và nghề nghiệp với những người bình thường, bảo
đảm được các quyền cơ bản của họ như quyền được học tập, quyền được dạy
nghề…. Bên cạnh đó Luật còn đảm bảo sự tham gia bình đẳng trong xã hội của
người khuyết tật thông qua việc tạo điều kiện cho họ tiếp cận với các dịch vụ chăm
sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, giáo dục đào tạo, dạy nghề, thể thao, vui chơi
giải trí… Luật người khuyết tật tạo điều kiện tôt nhất cho người khuyết tật để phát
huy tôi đa năng lực của mình, cùng chung sức đóng góp và xây dựng đất nước.



8

CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO
VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT
2.1. Pháp luật quốc tế về bảo vệ quyền của người khuyết tật
2.1.1. Pháp luật quốc tế về bảo vệ quyền của người khuyết tật theo Công ước quyền của
người khuyết tật năm 2007

Ngày 13 tháng 12 năm 2006, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quôc đã thông
qua Công ước Quốc tế về các Quyền của Người Khuyết tật . Tính đến ngày 07 tháng
01 năm 2011, đã có 147 quôc gia ký và 97 nước phê chuẩn. Việt Nam là thành viên
thứ 118 tham gia ký Công ước vào ngày 22 tháng 10, 2007.
Công ước quôc tế về quyền của người khuyết tật năm 2007 đã quy định các
nhóm quyền cụ thể sau đây:
2.1.1.1. Nhóm qùn được sống và được đối xử bình đẳng
 Quyền được sống
Điều 10 Công ước quy định, các quôc gia thành viên cần khẳng định rằng mọi
người đều có quyền được sông và sẽ tiến hành tất cả các biện pháp cần thiết để đảm
bảo người khuyết tật được thực sự thụ hưởng quyền này trên cơ sở bình đẳng với
những người khác. Theo đó, các quôc gia thành viên sẽ thực hiện tất cả các biện
pháp thích hợp và phù hợp với cam kết của quôc gia đó theo luật quôc tế, bao gồm
Luật Nhân đạo quôc tế và Luật Nhân quyền quôc tế để đảm bảo người khuyết tật
luôn được bảo vệ an toàn trong các tình huông xung đột vũ trang, tình trạng khẩn
cấp nhân đạo, thảm họa thiên nhiên.9
 Quyền được thừa nhận bình đẳng
Điều 12 Công ước quy định, các quôc gia thành viên tái khẳng định, người
khuyết tật có quyền được công nhận ở tất cả mọi nơi là những con người trước pháp
luật. Công nhận người khuyết tật có năng lực pháp lý, trên cơ sở bình đẳng như
công dân khác trong tất cả các mặt của đời sông. Công ước quy định các quôc gia
thành viên phải thực hiện các biện pháp thích hợp để người khuyết tật có thể được

những hỗ trợ mà họ cần để thực thi năng lực pháp lý của họ. và đồng thời đảm bảo
9

Điều 11 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007


9

rằng tất cả các biện pháp có liên quan đến việc thực thi năng lực pháp lý này là phù
hợp với Luật Nhân quyền quôc tế. Các biện pháp này phải phù hợp và hiệu quả để
đảm bảo quyền bình đẳng của người khuyết tật về sở hữu, thừa kế tài sản, tự quyết
và kiểm soát được vấn đề tài chính của họ, tiếp cận được tới việc vay vôn ngân
hàng, thế chấp và các hình thức tín dụng tài chính khác đồng thời đảm bảo rằng
người khuyết tật không bị tước mất tài sản của họ nếu không phải vì lí do chính
đáng.10
 Quyền được tiếp cận luật pháp
Điều 13 của Công ước quy định: “Các quôc gia thành viên sẽ bảo đảm cho
người khuyết tật được tiếp cận pháp luật có hiệu quả trên cơ sở bình đẳng với những
người khác, bao gồm thông qua việc cung cấp những điều chỉnh hợp lý về thủ tục
và độ tuổi, nhằm phát huy vai trò thực sự của họ như những người tham gia trực
tiếp hoặc gián tiếp, bao gồm cả việc ra làm nhân chứng trong tất cả các thủ tục pháp
lý, bao gồm giai đoạn điều tra và các giai đoạn sơ bộ khác”. Quy định này nhằm
đảm bảo người khuyết tật có thể tiếp cận một cách có hiệu quả tới luật pháp, do đó
các quôc gia thành viên của Công ước cần tổ chức tập huấn cho những người làm
việc trong lĩnh vực hành chính luật pháp, bao gồm cảnh sát và các nhân viên của
trại giam khi tiếp xúc và làm việc với người khuyết tật11.
2.1.1.2. Nhóm quyền được đảm bảo tự do cơ bản
 Quyền tự do và an tồn cá nhân
Điều 14 Cơng ước quy định: “Các quôc gia thành viên phải bảo đảm rằng trên
cơ sở bình đẳng với những người khác, người khuyết tật được hưởng quyền tự do

và an ninh con người. Không bị tước quyền một cách bất hợp pháp hoặc tùy tiện,
bất cứ trường hợp bị tước quyền tự do nào cũng phải tuân thủ theo pháp luật, đồng
thời không có trường hợp nào bị tước đi quyền tự do vì lý do khuyết tật. Các quôc
gia thành viên đảm bảo rằng nếu người khuyết tật bị tước quyền tự do thông qua bất
cứ thủ tục nào thì họ trên cơ sở bình đẳng với những người khác, có quyền được
10
11

Điều 12 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007
Điều 13 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007


10

bảo vệ phù hợp với Luật Nhân quyền quôc tế và được đôi xử phù hợp với mục đích
và nguyên tắc của Công ước này, bao gồm được cung cấp sự điều chỉnh thích
hợp”.12 Người khuyết tật phải được tôn trọng, bảo vệ sự toàn vẹn thể chất, tinh thần,
không bị tra tấn, bị đôi xử vô nhân đạo, không bị bóc lột sức lao động, lạm dụng và
bạo lực.
 Quyền được tôn trọng cuộc sống riêng tư
Điều 22 Công ước quy định, không một người khuyết tật nào, dù ở tư gia hay
sông trong các cơ sở nuôi dưỡng, bị người khác can thiệp một cách tùy tiện hay trái
pháp luật đến sự riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín hoặc các hình thức giao tiếp khác
hoặc xâm phạm trái pháp luật tới danh dự và danh tiếng của họ. Các quôc gia thành
viên phải bảo vệ bí mật thông tin về cá nhân, sức khỏe và phục hồi chức năng của
người khuyết tật trên cơ sở bình đẳng với những người khác trong xã hội. 13
 Quyền sống độc lập và hồ nhập cộng đồng
Điều 19 Cơng ước quy định, người khuyết tật có quyền được sông độc lập trong
cộng đồng, có những sự lựa chọn bình đẳng với những người khác, được hưởng thụ
đầy đủ quyền này và bảo đảm sự hoà nhập và tham gia đầy đủ của họ vào cộng

đồng và bảo đảm người khuyết tật có cơ hội lựa chọn nơi sinh sông và họ sông ở
đâu và với ai, không bị bắt buộc phải sông ở nơi nuôi dưỡng cụ thể nào. Người
khuyết tật sẽ được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ tại gia, khu vực sinh sông và trong
cộng đồng, bao gồm sự trợ giúp cá nhân cần thiết để hỗ trợ việc sông và hoà nhập
với cộng đồng. Bên cạnh đó, cần có các dịch vụ và hạ tầng cơ sở công cộng phù
hợp với nhu cầu của người khuyết tật để họ sử dụng.14
 Quyền được tôn trọng gia đình và tổ ấm
Điều 23 Cơng ước quy định, các quôc gia thành viên cần thực thi các biện pháp
hiệu quả và thích hợp để xoá bỏ sự phân biệt đôi xử, kì thị đôi với người khuyết tật
các vấn đề liên quan đến hôn nhân, gia đình, công nhận tất cả những người khuyết
12

Điều 14 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007
Điều 22 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007
14
Điều 19 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007
13


11

tật ở độ tuổi kết hôn đều có quyền kết hôn dựa trên cơ sở tự nguyện. Người khuyết
tật có quyền kết hôn, tự do quyết định và chịu trách nhiệm về sô con, khoảng cách
giữa các thời gian sinh con, được tiếp cận với các thông tin, chương trình giáo dục
về sinh sản và kế hoạch hoá gia đình.15.
 Quyền tự do đi lại, tự do cư trú và tự do quốc tịch
Điều 18 Công ước quy định, các quôc gia phải thực hiện các quyền tự do đi lại
của họ không được cản trở quyền đi lại của họ. Các quôc gia thành viên phải thực
hiện những biện pháp hữu hiệu để đảm bảo sự độc lập trong đi lại của người khuyết
tật ở mức cao nhất có thể, bao gồm: được tạo điều kiện cho việc đi lại bằng phương

tiện và thời gian linh hoạt, với chi phí có thể chấp nhận được, tiếp cận với các
phương tiện, thiết bị, công nghệ hỗ trợ vận động chất lượng cao. Được tự do xuất
nhập cảnh tại bất cứ quôc gia nào, bao gồm đất nước của họ. Bên cạnh đó, họ có
quyền tự do chọn quôc tịch và nơi sinh sông cho bản thân: họ có quyền được có và
chuyển đổi quôc tịch, không bị tước quôc tịch, giấy tờ về quôc tịch hay những giấy
tờ nhận dạng khác một cách tuỳ tiện. Trẻ em khuyết tật khi sinh ra sẽ được đăng ký
khai sinh ngay lập tức, các em cũng có quyền có tên, có quôc tịch và, nếu có thể, có
quyền được biết cha mẹ và được cha mẹ chăm sóc.16
 Quyền tự do biểu đạt, chính kiến và tiếp cận thơng tin
Điều 21 Cơng ước quy định, các quôc gia thành viên tiến hành mọi biện pháp
phù hợp để bảo đảm rằng người khuyết tật có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận
của mình gồm tự do tìm kiếm, thu nhận, truyền tải thông tin và ý kiến trên cơ sở
bình đẳng, bằng những hình thức giao tiếp mà họ muôn. Tạo điều kiện thuận lợi cho
họ trong việc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu, chữ nổi Braille hay cách giao tiếp thay thế
khác, bằng tất cả các phương tiện và phương thức giao tiếp họ có thể lựa chọn,
trong những giao tiếp hằng ngày. Bên cạnh đó, các quôc gia cần thúc đẩy các tổ
chức tư nhân cung cấp các dịch vụ công như Internet, cung cấp thông tin và các
dịch vụ bằng các hình thức mà người khuyết tật có thể tiếp cận và sử dụng được
15
16

Điều 23 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007
Điều 18 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007


12

khuyến khích họ sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng. Công nhận và thúc
đẩy việc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu.17
2.1.1.3. Nhóm quyền được bảo vệ

Nhóm quyền được bảo vệ bao gồm:
 Quyền được bảo vệ không bị tra tấn, bị đối xử, áp dụng các hình phạt tàn
nhẫn
Tuyên ngôn Nhân quyền năm 1948 của Liên Hiệp Quôc quy định rằng:
“Không ai bị tra tấn hay bị đôi xử, xử phạt một cách tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ
thấp nhân phẩm”. Theo Điều 15 Công ước về Quyền của người khuyết đã nhấn
mạnh quyền này của người khuyết tật, Công ước quy định người khuyết tật có
quyền được bảo vệ không bị tra tấn, bị đôi xử, áp dụng những hình phạt tàn nhẫn,
vô nhân đạo hoặc bị nhục hình, bị ngược đãi, đặc biệt cấm coi họ là đôi tượng của
thí nghiệm y tế hoặc thí nghiệm khoa học mà không có sự đồng ý tự nguyện của họ.
Các quôc gia có trách nhiệm tiến hành tất cả các biện pháp có hiệu quả về luật pháp,
hành chính, pháp lý hoặc những biện pháp khác để bảo vệ người khuyết tật, trên cơ
sở bình đẳng với những người khác, để không bị hành hạ hoặc đôi xử tàn ác, vô
nhân đạo, làm giảm phẩm giá hay ngược đãi.18
 Quyền khơng bị bóc lột, bạo hành và lạm dụng
Điều 16 Công ước quy định: “Các quôc gia thành viên tiến hành mọi biện pháp
thích hợp về lập pháp, hành pháp, xã hội, giáo dục và các biện pháp khác để bảo vệ
người khuyết tật cả ở trong gia đình, tránh khỏi tất cả các hình thức bóc lột, bạo
hành và lạm dụng, bao gồm các mặt về giới. Các quôc gia thành viên cũng tiến hành
tất cả các biện pháp thích hợp để ngăn chặn tất cả các hình thức bóc lột, bạo hành và
lạm dụng bằng cách bảo đảm tất cả các hình thức hỗ trợ và giúp đỡ thích hợp về
nhạy cảm giới và độ tuổi dành cho người khuyết tật, gia đình họ và những người
chăm sóc bao gồm thông qua việc cung cấp thông tin và giáo dục về cách tránh,
nhận biết và báo cáo về các trường hợp bóc lột, bạo hành và lạm dụng. Các quôc gia
17
18

Điều 21 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007
Điều 15 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007



13

thành viên sẽ đảm bảo các biện pháp bảo vệ phù hợp với độ tuổi, giới và khuyết tật.
Để ngăn ngừa sự xuất hiện của mọi hình thức bóc lột, bạo hành và lạm dụng, các
quôc gia thành viên sẽ đảm bảo rằng tất cả các cơ sở vật chất và chương trình được
thiết kế để phục vụ người khuyết tật được giám sát có hiệu quả bới các nhà chức
trách độc lập. Các quôc gia thành viên thực hiện tất cả những biện pháp có hiệu quả
để thúc đẩy sự bình phục về thể chất, nhận thức và tâm lý, phục hồi chức năng và
tái hịa nhập xã hợi của người khuyết tật là nạn nhân của bất cứ hình thức bóc lột,
bạo hành hay lạm dụng nào bao gồm thông qua việc cung cấp những dịch vụ bảo
vệ. Sự bình phục và tái hòa nhập này sẽ được tiến hành trong môi trường nhằm tăng
cường sức khỏe, phúc lợi, tự tôn, phẩm giá và tự quản của con người và có tính tới
những nhu cầu cụ thể về giới và tuổi tác. Các quôc gia thành viên đưa ra những
chính sách và luật pháp có hiệu quả, bao gồm cả những chính sách vá luật pháp tập
trung vào phụ nữ và trẻ em nhằm đảm bảo phát hiện, điều tra và nếu phù hợp đem
ra truy tô những trường hợp bóc lột, bạo hành hay lạm dụng người khuyết tật”. 19
2.1.1.4. Nhóm quyền được tham gia bao gồm:
 Quyền được tham gia đời sống chính trị và cộng đồng
Điều 29 Công ước quy định, các quôc gia thành viên sẽ bảo đảm cho người
khuyết tật có cá quyền về chính trị và cơ hội được hưởng thụ các quyền đó một cách
bình đẳng với người khác. Để người khuyết tật tham gia đầy đủ và có hiệu quả vào
đời sông chính trị cộng đồng bình đẳng với những người khác, một cách trực tiếp
hoặc thông qua tự do lựa chọn đại diện, trong đó người khuyết tật có quyền và cơ
hội bầu cử và ứng cử không kể những điều khác, bằng cách bảo đảm thủ tục, trang
thiết bị và tài liệu bầu cử phù hợp, dễ tiếp cận, dể hiểu và dễ sử dụng. Các quôc gia
cần tích cực cải thiện môi trường để người khuyết tật được tham gia đầy đủ và có
hiệu quả trong việc thực hiện các hoạt động công cộng, không bị phân biệt đôi xử
và dựa trên cơ sở bình đẳng với người khác và khuyến khích họ tham gia các hoạt
động công cộng bao gồm: tham gia các tổ chức phi chính phủ và các hội liên quan

đến hoạt động chung và hoạt động chính trị của đất nước trong các hoạt động, công
19

Điều 16 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007


14

tác điều hành các đãng chính trị; thành lập và tham gia các tổ chức của người
khuyết tật để đại diện cho người khuyết tật trong các hoạt động quôc tế, quôc gia,
khu vực và địa phương. Bên cạnh đó các quôc gia cần bảo vệ quyền bầu cử của
người khuyết tật bằng cách bỏ phiếu kín trong các cuộc bầu cử, không bị đe dọa, có
quyền ứng cử, có thể thực sự điều hành văn phòng và thực hiện tất cả các chức năng
công ở các cấp chính quyền tạo thuận lợi cho việc sử dụng hỗ trợ và các kỹ thuật
mới ở những nơi thích hợp. Bảo đảm quyền được tự do thể hiện ý nguyện của người
khuyết tật trong vai trò người tham gia bầu cử và để đạt điều đó, theo yêu cầu của
họ, người khuyết tật có thể chọn một người hỗ trợ trong quá trình bầu cử 20.
 Quyền tham gia các hoạt động văn hố, nghỉ ngơi, giải trí và thể thao
Điều 30 Công ước quy định, các quôc gia thành viên cam kết công nhận quyền
của người khuyết tật được tham gia trên cơ sở bình đẳng với người khác vào đời
sông văn hóa và sẽ thực hiện các biện pháp phù hợp để đảm bảo người khuyết tật có
thể hưởng sự tiếp cận các tài liệu văn hóa dưới dạng dễ tiếp cận. Người khuyết tật
được hưởng sự tiếp cận các chương trình truyền hình, phim ảnh, nhà hát và các hoạt
động văn hóa khác ở dạng dể tiếp cận, tiếp cận những nơi dành cho trình diễn và
dịch vụ văn hóa như rạp hát, bảo tàng, rạp chiếu phim , thư viện, dịch vụ du lịch,
đồng thời có thể tiếp cận với các tượng đài và những nơi có tầm văn hóa quan trọng
quôc gia. Các quôc gia thành viên thực thi các biện pháp phù hợp để bảo đảm người
khuyết tật có cơ hội phát triển và sử dụng khả năng sáng tạo, khiếu nghệ thuật và trí
tuệ cả họ không chỉ vì lợi ích của riêng người khuyết tật mà cịn vì sự giàu có của
xã hợi. Các quôc gia thành viên sẽ thực hiện những bước đi phù hợp theo luật quôc

tế để bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ không tạo thành rào cản phân biệt đôi xử phi lý
khiến người khuyết tật không tiếp cận được các tài liệu văn hóa. Trên cơ sở bình
đẳng với người khác, người khuyết tật có quyền được hoàn toàn công nhận và hỗ
trợ về đặc trưng văn hóa và ngôn ngữ của họ, bao gồm cả ngôn ngữ ký hiệu và văn

20

Điều 29 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007


15

hóa của người khiếm thính. Bảo đảm người khuyết tật được tiếp cận những dịch vụ
của các cơ sở tham gia tổ chức hoạt động giải trí, du lịch, nghỉ ngơi và thể thao 21.
2.1.1.5. Nhóm quyền được hỗ trợ đặc biệt, có cơ hội và được phát triển bằng
chính công việc do bản thân tự do lựa chọn
 Quyền hưởng các dịch vụ y tế
Điều 25 Công ước quy định, cam kết thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo
đảm người khuyết tật có quyền tiếp cận với các dịch vụ y tế một cách thích hợp.
Các quôc gia thành viên cần phải: cung cấp cho người khuyết tật các dịch vụ và
chương trình y tế cùng mức, có chất lượng, đạt tiêu chuẩn, miễn phí hoặc với mức
phí có thể chấp nhận được, tương tự như cung cấp cho những người không khuyết
tật khác, cung cấp các dịch vụ y tế cần thiết mà người khuyết tật cần theo dạng tật
của họ, bao gồm phát hiện sớm và can thiệp sớm, nếu phù hợp, và các dịch vụ được
thiết kế nhằm giảm thiểu và ngăn chặn khuyết tật, bao gồm ở trẻ em và người cao
tuổi, cung cấp các dịch vụ y tế này ở những nơi càng gần với cộng đồng mà người
khuyết tật sinh sông càng tôt, kể cả ở vùng nông thôn. Bên cạnh đó, cấm các quôc
gia thành viên không được phân biệt đôi xử với người khuyết tật trong việc cung
cấp bảo hiểm y tế và bảo hiểm nhân thọ nếu bảo hiểm đó được luật pháp quôc gia
cho phép và các bảo hiểm này phải được cung cấp theo phương thức công bằng và

hợp lý. Đồng thời cũng ngăn chặn sự từ chôi cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức
khoẻ hoặc chăm sóc y tế, hoặc thực phẩm và thức uông mang tính phân biệt đôi xử
vì lý do khuyết tật.22
 Quyền được hỗ trợ chức năng và phục hồi chức năng
Điều 26 Công ước quy định, các quôc gia thành viên cần thực thi các biện pháp
phù hợp và có hiệu quả, bao gồm sự hỗ trợ đồng cảnh giúp người khuyết tật đạt
được và duy trì tôi đa sự độc lập, khả năng đầy đủ về thể chất, trí ṭ, xã hợi và
nghề nghiệp, sự hịa nhập và tham gia đầy đủ vào mọi lĩnh vực của đời sông. Các
quôc gia cần tổ chức tăng cường và mở rộng các dịch vụ chương trình toàn diện về
21
22

Điều 30 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007
Điều 25 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007


16

hỗ trợ các chức năng, phục hồi chức năng nhất là trong lĩnh vực y tế, việc làm, giáo
dục và các dịch vụ xã hội. Các quôc gia cần hỗ trợ người khuyết tật tham gia và hòa
nhập mọi mặt trong xã hội một cách chủ động và có sẵn để người khuyết tật sử
dụng, kể cả ở những vùng nông thôn. Thúc đẩy sự phát triển công tác tập huấn ban
đầu và liên tục dành cho những chuyên viên cán bộ làm việc trong nghành hỗ trợ
chức năng và phục hồi chức năng. Thúc đẩy sự sẵn có, hiểu biết và việc sử dụng các
thiết bị, kỹ thuật hỗ trợ được thiết kế dành cho người khuyết tật bởi chúng có liên
quan đến hỗ trợ chức năng và phục hồi chức năng.23
 Quyền có mức sống thích đáng và bảo trợ xã hội đầy đủ
Điều 28 Công ước quy định, các quôc gia thành viên công nhận quyền của
người khuyết tật có được mức sông đầy đủ cho bản thân gia đình họ bao gồm có đủ
thức ăn, quần áo và nhà ở, có quyền không ngừng cải thiện điều kiện sông. Các

quôc gia thành viên thực thi những bước phù hợp để bảo đảm và thúc đẩy việc công
nhận quyền đó mà không có sự phân biệt đôi xử vì lý do khuyết tật. Các quôc gia
thành viên công nhận quyền của người khuyết tật được nhận bảo trợ xã hội và được
hưởng quyền này mà không bị phân biệt đôi xử vì lý do khuyết tật. Bảo đảm cho
người khuyết tật, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em gái khuyết tật và người cao tuổi khuyết
tật được tiếp cận các chương trình bảo trợ xã hội và chương trình giảm nghèo. Bảo
đảm cho người khuyết tật và gia đình họ đang sông trong tình cảnh nghèo đói được
tiếp cận sự hỗ trợ của Nhà nước cho ngững chi phí liên quan đến khuyết tật bao
gồm được tạo đầy đủ tư vấn, hỗ trợ tài chính và chăm sóc nghĩ dưỡng nhằm bảo
đảm người khuyết tật được tiếp cận các chương trình công cộng về nhà ở. Bảo đảm
cho người khuyết tật tiếp cận bình đẳng những lợi ích và chương trình hưu trí. 24
 Quyền được tiếp cận giáo dục
Điều 24 Công ước quy định, các quôc gia thành viên cần công nhận quyền học
tập của người khuyết tật. Với quan điểm công nhận quyền này mà không phân biệt
đôi xử và dựa trên cơ hội bình đẳng, các quôc gia thành viên bảo đảm có một hệ
23
24

Điều 26 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007
Điều 28 Công ước về quyền của người khuyết tật 2007


17

thơng giáo dục hịa nhập ở mọi cấp và chương trình học suôt đời. Các quôc gia cần
trợ giúp người khuyết tật phát triển đầy đủ tiểm năng, phẩm giá và giá trị của con
người, tăng cường sự tôn trọng nhân quyền, quyền tự do cơ bản và tính đa dạng của
con người, để người khuyết tật có thể phát triển cá tính, tài năng và sự sáng tạo
riêng của họ, cũng như những khả năng về trí tuệ và thể chất để phát huy hết những
tiểm năng của họ, giúp người khuyết tật tham gia có hiệu quả trong xã hội. Cung

cấp các biện pháp hỗ trợ có hiệu quả được thiết kế cho từng cá nhân trong các điều
kiện phát huy tôi đa sự phát triển về học thức xã hợi, phù hợp với mục tiêu hịa nhập
toàn diện. Các quôc gia thành viên sẽ hỗ trợ để người khuyết tật có đời sông học tập
và phát triển các kỹ năng xã hội nhằm tạo thuận lợi để người khuyết tật có đời sông
học tập và phát triển các kỹ năng xã hội nhằm tao điều kiện thuận lợi để họ tham gia
đầy đủ và bình đẳng trong giáo dục cũng như mọi thành viên khác trong cộng
đồng25.
 Quyền có cơ hội cơng việc và việc làm
Điều 27 Công ước quy định, các quôc gia thành viên công nhận quyền được làm
việc của người khuyết tật, trên cơ sở bình đẳng với người khác bao gồm cả quyền
có cơ hội kiếm sông bằng một công việc được tự do lựa chọn hoặc chấp nhận trong
thị trường lao động và mơi trường làm việc mở, hịa nhập và để tiếp cận đôi với
người khuyết tật. Các quôc gia thành viên bảo vệ và thúc đẩy việc công nhận quyền
làm việc, bao gồm của cả những người bị khuyết tật khi làm việc bằng cách thực thi
những bước phù hợp, bao gồm thông qua luật pháp để nghiêm cấm phân biệt đôi xử
vì lý do khuyết tật trong các vấn đề liên quan đến tất cả các hình thức về việc làm,
bao gồm các điều kiện tuyền dụng, thuê và nhận vào làm, thăng tiến trong sự nghiệp
và các điều kiện lao động an toàn và bảo đảm sức khỏe. Các quôc gia thành viên
bảo vệ quyền của người khuyết tật trên cơ sở bình đẳng với người khác nhằm có
điều kiện lao động công bằng và thuận lợi, bao gồm cơ hội bình đẳng và được trả
lương bình đẳng cho những công việc như nhau, có các điều kiện an toàn và đảm
bảo sức khỏe, bao gồm việc bảo vệ khỏi bị quấy rôi và được bồi thường cho nỗi bất
25

Điều 24 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007


18

bình, người khuyết tật có thể thực hiện quyền lao động và quyền về công đoàn bình

đẳng với người khác. Các quôc gia cần bảo đảm người khuyết tật tiếp cận có hiệu
quả tới các chương trình chung về hướng dẫn kỹ thuật dạy nghề, các dịch vụ sắp
xếp việc làm, chương trình đào tạo và bổ túc nghề. Nâng cao cơ hội có việc làm và
sự thăng tiến trong sự nghiệp của người khuyết tật trong thị trường lao động cũng
như hỗ trợ trong việc tìm việc làm, nhận được việc làm, duy trì việc làm và trở lại
làm việc. Tăng cường khả năng tự tạo việc làm, tạo lập doanh nghiệp, phát triển các
hợp tác xã và bắt đầu tạo dựng sự nghiệp riêng. Tuyển dụng người khuyết tật trong
khu vực công, thúc đẩy việc làm của người khuyết tật trong khu vực tư nhân thông
qua các chính sách và biện pháp phù hợp, trong đó có thể bao gồm những chương
trình hành động được phê chuẩn, sự khuyến khích và các biện pháp khác. Thúc đẩy
phục hồi nghề nghiệp và chuyên môn, duy trì việc làm và trở lại làm việc của người
khuyết tật. Các quôc gia thành viên sẽ bảo đảm người khuyết tật không bị bắt lao
động cực nhọc như nô lệ hay khổ sai và họ được bảo vệ trên cơ sở bình đẳng với
những người khác trước những công việc lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc. 26
2.2.1. Những văn bản luật quốc tế liên quan đến vấn đề bảo vệ quyền của người
khuyết tật
Quyền của người khuyết tật được quy ước trong nhiều văn kiện khác nhau trên
thế giới bao gồm:
 Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948
Ngày 10 tháng 12 năm 1948 Đại hội đồng Liên Hiệp Quôc thông qua và công bô
văn kiện pháp lý quôc tế đầu tiên ghi nhận các quyền con người một cách đầy đủ
nhất gồm lời nói đầu và 30 điều. Tuyên ngôn thế giới về quyền con người là tiêu
chuẩn phổ biến, làm cơ sở cho việc soạn thảo và ban hành các văn bản quy phạm
pháp luật quôc gia và quôc tế liên quan đến vấn đề quyền con người sau này trong
đó có quyền của người khuyết tật.
 Công ước về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966

26

Điều 27 Cơng ước về qùn của người khuyết tật năm 2007



19

Là một văn kiện pháp lý quan trọng cụ thể hóa các quyền đã nêu trong Tuyên
ngôn thế giới về quyền con người năm 1948. Chấm dứt cách hiểu và giải thích khác
nhau về quyền con người đã nêu trong Tuyên ngôn.
 Tuyên ngôn về quyền của người khuyết tật về tâm thần năm 1917
Văn kiện công bô về quyền của người bị khuyết tật về tâm thần, kêu gọi các
quôc gia và cộng đồng quôc tế bảo đảm rằng Tuyên ngôn sẽ được sử dụng làm cơ
sở và khuôn khổ cho việc bảo vệ những quyền của người khuyết tật về tâm thần.
Tuyên ngôn đã khẳng định, người khuyết tật về tâm thần có các quyền ở mức tôi đa
có thể như những người bình thường khác trên lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế xã
hội và văn hóa trừ một sô quyền theo luật định đôi với người bị tâm thần nặng.
 Tuyên ngôn về quyền của người có khuyết tật năm 1975
Tun ngơn đã nhắc lại các nguyên tắc cơ bản về quyền con người đã ghi nhận
trong các văn kiện quôc tế về quyền con người, kêu gọi các hoạt động quôc tế và
quôc gia nhằm đảm bảo sử dụng Tuyên ngôn làm cơ sở và khuôn khổ cho việc bảo
vệ các quyền của người khuyết tật. Theo tuyên ngôn, người khuyết tật được hưởng
các quyền một cách bình đẳng, không bị phân biệt đôi xử vì bất cứ lý do nào, trong
bất cứ hoàn cảnh nào trên lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa
ngoại trừ một sô quyền đôi với người bị tâm thần nặng đã được nêu trong tuyên
ngôn về quyền của người khuyết tật về tâm thần năm 1971.
Ngoài các văn kiện pháp lý bảo vệ quyền con người nói trên thì còn có các
văn kiện khác liên quan đến quyền của người khuyết tật như: Cương lĩnh hành động
giáo dục theo nhu cầu đặc biệt năm 1994 về quyền giáo dục của người khuyết tật,
Công ước chông phân biệt đôi xử trong giáo dục của UNESCO, Tuyên bô
MelenKellee về quyền của người mù, điếc năm 1977, Tuyên bô về sự tham gia bình
đẳng và bình đẳng của người khuyết tật ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương năm
1993.



20

2.2. Quyền của người khuyết tật trong pháp luật Việt Nam
2.2.1. Quyền của người khuyết tật theo Luật người khuyết tật Việt Nam năm
2010
Thông qua việc tôn trọng và cam kết thực hiện Công ước về người khuyết
tật, Luật người khuyết tật đã xây dựng trên cơ sở của Công ước về quyền của người
khuyết tật, Luật người khuyết tật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm
2011, bao gồm 10 chương, 53 điều 27. Luật người khuyết tật năm 2010 thể hiện được
tinh thần của Đảng và nhà nước ta dành cho người khuyết tật, cũng như thể hiện
tinh thần tôn trọng đôi với việc tham gia Công ước quôc tế. Đây là một hành lang
pháp lý vững chắc giúp cho họ có điều kiện tham gia vào các hoạt động xã hội tạo
điều kiện cho họ phát triển và góp phần phát triền kinh tế của đất nước.
Luật người khuyết tật đưa ra khái niệm về người khuyết tật cụ thể và hoàn
chỉnh về người khuyết tật. Khái niệm người khuyết tật thể hiện cách tiếp cận mới,
tức là sự nhìn nhận về người khuyết tật được thể hiện một cách toàn diện cả dưới
tôc độ y tế và gôc độ xã hội. Điều này cũng phù hợp với quyền Công ước quôc tế về
của người khuyết tật28.
Luật người khuyết tật cũng dành riêng một điều quy định về dạng tật và mức
độ khuyết tật.29.Quy định về các dạng tật và mức độ khuyết tật cũng là tiền đề để
xây dựng và thực hiện chính sách, chế độ phù hợp với tình trạng khuyết tật của
người khuyết tật. Luật người khuyết tật cũng đã quy định về quyền và nghĩa vụ của
người khuyết tật. Quy định này khẳng định người khuyết tật là một cá nhân tồn tại
trong xã hội do vậy họ cũng có các quyền và nghĩa vụ như các công dân khác. Bên
cạnh đó, còn nhấn mạnh rằng người khuyết tật cần nhận được sự quan tâm, chăm
sóc của nhà nước, của xã hội và gia đình, đồng thời họ có những quyền mang tính
đặc thù so với các công dân khác.
Chương II Luật người khuyết tật, từ Điều 15 đến Điều 20 quy định các vấn

đề về xác nhận khuyết tật, phương pháp và thủ tục xác nhận khuyết tật và xác định
27

Luật sô: 51/2006/QH12 (Luật Người khuyết tật nước Cộng hịa Xã hợi Chủ nghĩa Việt Nam năm 2010)
Điểm e, Lời nói đầu của Công ước quôc tế về quyền của người khuyết tật tuyên bô các quôc gia thành viên
gia nhập Công ước “thừa nhận rằng khuyết tật là một khái niệm mới…”
29
Điều 3 Luật người khuyết tật nước Cợng hịa Xã hợi Chủ nghĩa Việt Nam năm 2010
28


21

lại mức độ khuyết tật. Những quy định này sẽ giúp cho quá trình xác nhận tình
trạng khuyết tật của người khuyết tật được thuận lợi, chính xác. Và kết quả xác định
chính xác tình trạng khuyết tật của một người khuyết tật nào đó cũng là cơ sở để các
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện đúng đắng chính sách, chế độ đôi với
họ.
Chương III Luật người khuyết tật, từ Điều 21 đến Điều 26 quy định các vấn
đề về chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh, trách nhiệm của các cơ sở khám chữa
bệnh, phục hồi chức năng và những nghiên cứu khoa học liên quan đến người
khuyết tật, tạo điều kiện thuận lợi cho người khuyết tật được tiếp xúc với nơi khám
chữ bệnh một cách phù hợp. Luật người khuyết tật cũng quy định các quyền của
người khuyết tật như: quyền được chăm sóc sức khỏe, quyền học văn hóa, học
nghề, quyền về văn hóa thể dục thể thao…
Bên cạnh đó, Luật người khuyết tật cũng đã quy định các Điều luật cụ thể
cho người khuyết tật khi tham gia giao thông, tiếp cận các vấn đề công nghệ thông
tin cũng như quy định các phương tiện tham gia giao thông phải đảm bảo những
quy định của pháp luật khi có người khuyết tật tham gia.
Về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quản lý nhà

nước về công tác người khuyết tật. Luật có quy định khá chi tiết thể hiện một việc
dành riêng một điều để quy định về trách nhiệm của các Bộ, đặc biệt là Bộ Lao
động Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân các cấp
trong quản lý nhà nước về công tác người khuyết tật.30
2.2.2. Các văn bản pháp luật khác về bảo vệ quyền của người khuyết tật trong
hệ thống pháp luật Việt Nam
2.2.3. Hiến pháp về bảo vệ quyền của người khuyết tật qua các thời kỳ
Ngay từ Hiến pháp năm 1946, mặc dù được ban hành trong một tình thế rất
khẩn trương, sô lượng điều khoản không nhiều 31 , nhưng Hiến pháp 1946 đã dành

30
31

Điều 50 Ḷt người khút tật nước Cợng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2010
Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ Cợng hịa năm 1946


22

Điều 14 quy định trực tiếp về người khuyết tật “Những công dân già cả hoặc tàn tật
không làm được việc thì được giúp đỡ”.
Trong Hiến pháp năm 1959, vấn đề người khuyết tật được nêu tại Điều 32:
“Người lao động có quyền được giúp đỡ về vật chất khi già yếu, bệnh tật, hoặc mất
sức lao động. Nhà nước mở rộng dần các tổ chức bảo hiểm xã hội, cứu tế và y tế để
bảo đảm cho người lao động được hưởng quyền đó”.
Hiến pháp năm 1980 có bổ sung thêm chế độ đôi với người khuyết tật, đặc
biệt là thương, bệnh binh: “Nhà nước thực hiện chính sách ưu đãi đôi với thương
binh và gia đình liệt sĩ, tạo điều kiện cho thương binh phục hồi chức năng lao động,
có việc làm phù hợp với sức khoẻ và có cuộc sông ổn định”32
Những quy định trong Hiến pháp năm 1980 có ý nghĩa bảo vệ quyền của

người khuyết tật tiếp tục được ghi nhận và phát triển trong nội dung của các bản
Hiến pháp năm 1992. “Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân”... “Nhà nước và
xã hội tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật được học văn hoá và học nghề phù hợp” 33
... “Thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ được hưởng các chính sách ưu đãi của
Nhà nước. Thương binh được tạo điều kiện phục hồi chức năng lao động, có việc
làm phù hợp với sức khoẻ và có đời sông ổn định. Những người và gia đình có công
với nước được khen thưởng, chăm sóc. Người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không
nơi nương tựa được Nhà nước và xã hội giúp đỡ”. 34
Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết sô
51/2001/QH10, ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Qc hợi khố 10, kỳ họp thứ 10
quy định: “Người già, người tàn tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa được Nhà
nước và xã hội giúp đỡ” 35 ; “Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật
được học văn hóa và học nghề phù hợp” 36. Đồng thời khẳng định mọi thành viên,
bao gồm cả người khuyết tật đều được nhà nước bảo đảm quyền công dân như nhau
và đều được hưởng các thành quả chung của sự phát triển xã hội. Trên cơ sở sự thay
32

Điều 70 Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1980
Điều 59 Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
34
Điều 67 Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
35
Điều 67 Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, sửa đổi năm 2001
36
Điều 59 Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, sửa đổi năm 2001
33


23


đổi này của Hiến pháp, năm 2010, Quôc hội khóa XII đã thông qua Luật Người
khuyết tật thay thế Pháp lệnh Về người tàn tật năm 1998.
2.2.4. Quyền lao động của người khuyết tật quy định trong Bộ luật Lao động
năm 2012
Trong Bộ luật Lao động 2012, nhà nước thực hiện nhiều chính sách quan tâm
đôi với lao động là người khuyết tật, có chính sách khuyến khích và ưu đãi, cũng
như thực hiện chính sách vay vôn ưu đãi đôi với người sử dụng lao động sử dụng
người lao động là người khuyết tật37. Bộ luật cũng đã quy định thời giờ làm việc
thời giờ nghỉ ngơi cho người lao động là người khuyết tật, từ đó cho ta thấy các cấp
nhà nước ngày càng quan tâm đến người khuyết tật hơn điển hình cho ta thấy đó là
như một doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo dây chuyền, một dây chuyền có thể
phải dừng sản xuất trước một giờ vì tuân thủ quy định của pháp luật lao động đôi
với một thành viên là người khuyết tật trong dây chuyền.38
Để các quy định pháp luật được thực thi trên thực tế, Nhà nước đã có nhiều
ưu đãi cũng như những biện pháp chế tài đôi với cơ sở dạy nghề, các doanh nghiệp
khi nhận người khuyết tật vào học nghề, làm việc như: “Doanh nghiệp tiếp nhận sô
lao động là người khuyết tật vào làm việc thấp hơn tỉ lệ quy định thì hàng tháng
phải nộp vào Quỹ việc làm cho người khuyết tật một khoản tiền bằng mức tiền
lương tôi thiểu hiện hành do Nhà nước quy định nhân với sô lao động là người
khuyết tật mà doanh nghiệp cần phải nhận thêm để đủ tỷ lệ quy định Doanh nghiệp
tiếp nhận sô lao động là người khuyết tật vào làm việc cao hơn tỷ lệ quy định, khi
sản xuất kinh doanh gặp khó khăn hoặc có dự án phát triển sản xuất, được xét cho
vay vôn với lãi suất thấp hoặc được xét hỗ trợ từ quỹ việc làm cho người khuyết tật,
theo hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính”.

37

Điều 176 Bộ luật Lao động nước Cộng hịa Xã hợi Chủ nghĩa Việt Nam năm 2012
Đỗ Thị Phượng, “ Những việc cần làm để tiến tới phê chuẩn Công ước 159 về phục hồi chức năng lao động
cho Người Khuyết tật”, Tạp chí Lao động và Xã hội sô 389, Tr.40

38


24

2.2.5. Quyền của người khuyết tật được quy định trong Bộ luật Dân sự năm
2005
Trên cơ sở Hiến pháp 1992, Bộ luật Dân sự 2005 cũng đã thể hiện “Tất cả
các quyền dân sự của pháp nhân, cá nhân và các chủ thể khác được tôn trọng và
được pháp luật bảo vệ”39. Bộ luật không những quy định mọi cá nhân điều có năng
lực pháp luật dân sự như nhau và năng lực hành vi dân sự của cá nhân thì khơng bị
hạn chế, mà cịn cụ thể hóa các quyền nhân thân được thể hiện qua 30 điều như:
quyền đôi với họ tên, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng sức khỏe thân thể,
quyền được bảo vệ danh dự nhân phẩm uy tính, quyền bí mật đời tư, quyền kết hôn,
quyền ly hôn, quyền đôi với quôc tịch, quyền tự do đi lại, quyền lao động…
2.2.6. Quyền của người khuyết tật trong Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 cũng đã cụ thể hóa về các quyền của người
lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội như được cấp sổ bảo hiểm, nhận sổ bảo hiểm
xã hợi khi khơng cịn làm việc, các trường hợp bảo hiểm y tế.

40

Các loại hình bảo

hiểm bắt buộc nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động như chế
độ ôm đau, chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chế độ thai sản, chế độ hưu
trí, chế độ tử tuất được quy định từ Điều 21 đến Điều 68 cũng như các loại hình bảo
hiểm tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp.

CHƯƠNG 3: VẤN ĐỀ THỰC THI QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

3.1. Thực trạng thực hiện quyền của người khuyết tật
Luật người khuyết tật ban hành với những quy định xác định trách nhiệm của
cá nhân, gia đình và các cơ quan nhà nước về công tác người khuyết tật, xác định
39
40

Điều 9 Bộ luật Dân sự nước Cợng hịa Xã hợi Chủ nghĩa Việt Nam năm 2005
Điều 15 Luật Bảo hiểm xã hội nước Cộng hịa Xã hợi Chủ nghĩa Việt Nam năm 2006


25

trách nhiệm trong việc bảo đảm việc tiếp cận của người khuyết tật trong nhà ở, công
trình công cộng, công nghệ thông tin, truyền thông và các dịch vụ khác. Luật đã quy
định những hành vi cụ thể bị nghiêm cấm trong việc đôi xử và ứng xử đôi với người
khuyết tật nhằm xử lý một sô bộ phận trong xã hợi cịn có thái đợ kì thị với người
khút tật. Đây được xem là lần đầu tiên pháp điển hóa công ước về quyền của
người khuyết tật tạo ra một bước phát triển mới trong xây dựng luật người khuyết
tật.
Luật người khuyết tật ra đời đã tạo điều kiện thuận lợi cho người khuyết tật
thực hiện bình đẳng các qùn về chính trị, kinh tế, văn hố, xã hợi và phát huy khả
năng của mình để ổn định đời sông, hoà nhập cộng đồng, tham gia các hoạt động xã
hội. Người khuyết tật được Nhà nước và xã hội trợ giúp, chăm sóc sức khoẻ, phục
hồi chức năng, tạo việc làm phù hợp và được hưởng các quyền khác theo quy định
của pháp luật. Nhà nước luôn dành một khoản ngân sách và vận động xã hội để trợ
giúp người tàn tật trong việc khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, học văn
hoá, học nghề, tạo việc làm, tự ổn định đời sông. Nhiều trung tâm phục hồi chức
năng và nuôi dưỡng người khuyết tật ra đời, nhiều tổ chức phi chính phủ trong và

ngoài nước có các dự án đầu tư, tài trợ cho các trung tâm này.
Luật người khuyết tật cũng đã hỗ trợ người khuyết tật tập trung ở vấn đề an
sinh xã hội như bảo hiểm y tế, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục dạy nghề và hướng
nghiệp, giáo dục hoà nhập, trợ cấp xã hội, vv… nhiều cơ quan và tổ chức trong
cũng như ngoài nước dành nhiều quan tâm hơn cho lĩnh vực người khuyết tật và có
đầu tư mở các cơ sở giáo dục dạy nghề cho người khuyết tật như dạy tin học (công
nghệ thông tin), dạy nghề (may, thêu, thủ công,…).
Tuy nhiên việc thực hiện Luật người khuyết tật vẫn còn nhiều bất cập trên
thực tế, ở Việt Nam theo thông kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đến
thời điểm hiện nay Việt Nam có gần khoãng 6,7 triệu người khuyết tât, chiếm 8%
dân sô. 41 Trong đó 69% sô người khuyết tật đang trong độ tuổi lao động, nhưng chỉ
41

Vân Anh/VOV-Trung tâm Tin,, bàn về quyền của người khuyết tật, nhằm hiện thực hóa quyền của người
khuyết tật, [truy cập ngày 25/04/2016]


×