TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHẬN LUẬT
NIÊN KHÓA: 2010-2014
ĐỀ TÀI:
BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƢỜI KHUYẾT TẬT TRONG
PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn:
ThS. KIM OANH NA
Bộ môn: Luật Thƣơng Mại
Sinh viên thực hiện:
TÊN: TRẦN BẢO SƠN
MSSV: 5106089
LỚP: Thƣơng Mại 2 – K36
Cần Thơ, tháng 11/2013
LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ,
giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian từ
khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan
tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô Khoa Luật – Trường
Đại học Cần Thơ đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức
quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt hơn em xin chân thành cảm ơn thầy Kim Oanh Na đã tận tâm hướng dẫn
em để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, nếu không có những lời hướng dẫn, dạy
bảo ân cần của thầy thì em nghĩ luận văn này của em rất khó có thể hoàn thiện được. Một
lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy.
Với kiến thức của em còn hạn chế. Do vậy, những thiếu sót là điều không tránh
khỏi, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô và các
bạn để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.
Cần Thơ, tháng 11 năm 2013
Sinh viên thực hiện:
Trần Bảo Sơn
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
MỤC LỤC
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUYỀN CON NGƢỜI VÀ QUYỀN
CỦA NGƢỜI KHUYẾT TẬT..........................................................................................4
1.1. Khái niệm về quyền con ngƣời, quyền của ngƣời khuyết tật và ngƣời khuyết
tật………………………………………………………………………………………….4
1.1.1. Khái niệm về quyền con người………………………………………….….4
1.1.2. Khái niệm quyền của người khuyết tật…………………………………….5
1.1.3. Khái niệm người khuyết tật………………………………………………...6
1.2. Đặc điểm của quyền con ngƣời và quyền của ngƣời khuyết tật……………….....7
1.2.1. Đặc điểm của người khuyết tật……………………………………………..7
1.2.2. Đặc điểm quyền con người………………………………………………..10
1.3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khuyết tật của ngƣời khuyết tật và sự nhìn
nhận của xã hội…………………………………………………………………………12
1.3.1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khuyết tật……………………………...12
1.3.2. Nhìn nhận của xã hội về người khuyết tật……………………………….13
1.4. Mục đích và ý nghĩa vấn đề nghiên cứu ngƣời khuyết tật………………………16
1.4.1. Mục đích ra đời của Luật người khuyết tật Việt Nam…………………...16
1.4.2. Ý nghĩa khi Luật người khuyết tật ra đời………………………………...16
1.5. Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật quốc tế về quyền con ngƣời….17
Chƣơng 2: PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ
QUYỀN CỦA NGƢỜI KHUYẾT TẬT……………………………………………….19
2.1. Pháp luật quốc tế về bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật………………………..19
2.1.1. Pháp luật quốc tế về bảo vệ quyền của người khuyết tật theo Công ước
quyền của người khuyết tật năm 2007…………………………………………….……19
2.1.1.1. Nhóm quyền được sống và được đối xử bình đẳng…………........19
2.1.1.2. Nhóm quyền được đảm bảo tự do cơ bản………………………...21
2.1.1.3. Nhóm quyền được bảo vệ……………………………………..…..24
2.1.1.4. Nhóm quyền được tham gia…………………………………..…..26
2.1.1.5. Nhóm quyền được hỗ trợ đặc biệt, có cơ hội và được phát bằng
chính công việc do bản than tự do lực chọn……………………………………...28
2.1.2. Những văn bản luật quốc tế liên quan đến vấn đề bảo vệ quyền của người
khuyết tật ………………………………………………………………………………..32
2.2. Quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật Việt Nam…………………………35
2.2.1. Quyền của người khuyết tật theo Luật người khuyết tật Việt Nam năm
2010………………………………………………………………………………………35
2.2.2. Hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền của người khuyết tật…....39
2.2.2.1. Hiến pháp về bảo vệ quyền của người khuyết tật qua các thời
kỳ……………………………………………………………………………….…39
2.2.2.2. Quyền của người khuyết tật trong Luật Giáo dục năm 2005 sửa đổi,
bổ sung năm 2009………………………………………………………………...41
2.2.2.3. Quyền lao động của người khuyết tật trong Bộ luật Lao động năm
2012………………………………………………………………………………42
2.2.2.4. Quyền của người khuyết tật trong Luật Dạy nghề năm 2006…...44
2.2.2.5. Quyền của người khuyết tật được quy định trong Bộ luật Dân sự
năm 2005…………………………………………………………………….……45
2.2.2.6. Quyền của người khuyết tật trong Luật Bảo hiểm xã hội năm
2006………………………………………………………………………………45
2.3. Cơ chế đảm bảo thực hiện pháp luật về ngƣời khuyết tật theo Công ƣớc quyền
của ngƣời khuyết tật năm 2007………………………………………………………..46
2.3.1. Cơ chế toàn cầu …………………………………………………………..46
2.3.2. Cơ chế khu vực……………………………………………………………47
2.3.3. Cơ chế quốc gia…………………………………………………………...48
Chƣơng 3: VẤN ĐỀ THỰC THI QUYỀN CỦA NGƢỜI KHUYẾT TẬT THỰC
TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP……………………………………………………………....50
3.1. Vấn đề thực hiện quyền của ngƣời khuyết tật…………………………………...50
3.2. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện pháp luật về ngƣời khuyết tật…..54
3.2.1. Những thuận lợi khi thực hiện pháp luật về người khuyết tật………….54
3.2.2. Những khó khăn khi thực hiện pháp luật về người khuyết tật …………55
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả khi thực hiện pháp luật về ngƣời khuyết tật……57
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………...60
Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tôn trọng, bảo vệ quyền con người, đặt con người vào vị trí trung tâm của mọi
chính sách quốc gia, từ lâu đã trở thành giá trị thiêng liêng và là mục tiêu tốt đẹp mà mỗi
quốc gia, dân tộc và nhân loại tiến bộ trên toàn thế giới luôn hướng tới. Nói đến con
người thì phải kể đến một trong những nhóm người yếu thế dễ bị tổn thương đặc biệt cần
được bảo vệ đó là người khuyết tật, bảo vệ quyền của người khuyết tật cũng là một nghĩa
cử cao đẹp.
Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hay
nhiều chức năng nào đó của bộ phận cơ thể bị suy giảm. Do khuyết tật nên họ gặp nhiều
khó khăn trong sinh hoạt, học tập, lao động và tham gia các hoạt động xã hội. Do đó, đảm
bảo sự bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật là một vấn
đề được các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng quan tâm từ rất sớm.
Bởi vậy, vào ngày 13 tháng 12 năm 2006 Đại hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã thông
qua Công ước về quyền của người khuyết tật và đến ngày 30 tháng 03 năm 2007 Công
ước đã mở ra cho các nước tham gia ký kết. Đây là bản Công ước về nhân quyền đầu tiên
của thế kỷ XXI - một công cụ pháp luật hữu hiệu đầu tiên bảo vệ quyền của người khuyết
tật và cũng được xem là hành động cụ thể mà quốc tế đặc biệt quan tâm đối với người
khuyết tật.
Theo đó Công ước đã làm sáng tỏ rằng các quốc gia không được phân biệt đối xử
với người khuyết tật, cần tạo một môi trường để người khuyết tật có thể hưởng thụ sự
bình đẵng trong xã hội.
Hiến pháp các năm 1946, 1959, 1980, 1992 điều khẳng định người khuyết tật là
công dân, thành viên của xã hội, được chung hưởng thành quả của xã hội. Hiến pháp
1992 cũng khẳng định rằng: “Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật
được học văn hóa và học nghề phù hợp”. Thể chế hóa các quan điểm của Đảng, căn cứ
GVHD: ThS. Kim Oanh Na
1
SVTH: Trần Bảo Sơn
Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
vào Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 được sữa đổi, bổ
sung 2001, Quốc hội đã ban hành Luật người khuyết tật luật này đã được thông qua tại kỳ
họp thứ 7, khóa XII ngày 17 tháng 6 năm 2010. Thông qua Luật người khuyết tật đã
khẳng định việc thực hiện đúng cam kết của Việt Nam khi chúng ta gia nhập Công ước
Quốc tế về quyền của người khuyết tật. Bên cạnh đó còn thể hiện một bước tiến lớn về
mặt chính sách của Đảng và Nhà nước ta dành cho người khuyết tật.
Cũng vậy, thông qua Luật người khuyết tật Nhà nước khuyến khích tạo điều kiện
thuận lợi cho người khuyết tật thực hiện các quyền của mình, cũng như quy định rõ trách
nhiệm của các cơ quan, gia đình, cá nhân đối với người khuyết tật.
Qua một thời gian thực hiện Luật người khuyết tật, Nhà nước ta đã tạo được một
hành lang, một môi trường xã hội tương đối thuận lợi cho người khuyết tật hòa nhập vào
cộng đồng, cũng như tạo điều kiện cho các cơ quan tổ chức trong và ngoài nước tham gia
trợ giúp góp phần vào cải thiện đời sống cho người khuyết tật. Tuy nhiên, trong quá trình
thực hiện pháp luật về người khuyết tật đã nảy sinh nhiều vấn đề như: chưa có chế tài
dành cho thái độ kỳ thị của mọi người đối với người khuyết tật, chưa tạo được tính thống
nhất cho người khuyết tật thực hiện quyền của mình và phát triển hết năng lực mà điển
hình là vấn đề lao động của người khuyết tật còn quá mờ nhạt.
Xuất phát từ những cơ sở nhận thức trên, việc nghiên cứu: Quyền của người
khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam là một vấn đề cấp thiết cả về
mặt lý luận lẫn thực tiễn. Từ những lý do đó người viết chọn đề tài: “Bảo vệ quyền của
ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam” để làm luận văn tốt
nghiệp Cử nhân Luật của mình.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là bảo vệ quyền của người khuyết tật trong
pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam: Về pháp luật quốc tế thì quyền của người
khuyết tật được bảo vệ thông qua Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 và
các văn bản quốc tế liên quan đến bảo vệ quyền của người khuyết tật; Về pháp luật Việt
GVHD: ThS. Kim Oanh Na
2
SVTH: Trần Bảo Sơn
Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
Nam thì quyền của người khuyết tật được bảo vệ thông qua Luật người khuyết tật năm
2010 và các văn bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam liên quan đến vấn đề quyền của
người khuyết tật.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn chủ yếu là bảo vệ quyền của người khuyết tật
trong pháp luật lao động mà ở đây đối tượng chủ yếu là người khuyết tật bẩm sinh với
các vấn đề về thực thi quyền của người khuyết tật và thực trạng bảo vệ quyền của người
khuyết tật.
3. Mục đích nghiên cứu
Để làm sáng tỏ các vấn đề về bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật
quốc tế nói chung cũng như pháp luật Việt Nam nói riêng, người viết chọn đề tài này làm
luận văn tốt nghiệp của mình với mong muốn tìm hiểu, phân tích, đánh giá quá trình bảo
vệ người khuyết tật.
Bên cạnh đó người viết mong muốn góp phần vào việc nhìn nhận vấn đề bảo vệ
quyền của người khuyết tật sau đó đưa ra những giải pháp để bảo vệ quyền của người
khuyết tật tốt hơn và trên hết là vấn đề việc làm trong lĩnh vực lao động của người khuyết
tật trong quá trình phát triển của xã hội.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu tác giả có kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như:
phân tích, so sánh, đánh giá, diễn dịch, tổng hợp…đồng thời có sử dụng phương pháp liệt
kê các văn bản pháp luật có liên quan đến việc bảo vệ quyền của người khuyết tật.
5. Bố cục luận văn
Ngoài phần lời nói đầu, lời cảm ơn, nhận xét của giáo viên, danh mục tài liệu tham
khảo thì về nội dung luận văn được chia ra làm 3 phần:
Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản về quyền con ngƣời và quyền của ngƣời khuyết tật
Chƣơng 2: Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền của ngƣời
khuyết tật
GVHD: ThS. Kim Oanh Na
3
SVTH: Trần Bảo Sơn
Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
Chƣơng 3: Vấn đề thực thi quyền của ngƣời khuyết tật: Thực trạng và giải pháp
Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUYỀN CON NGƢỜI VÀ
QUYỀN CỦA NGƢỜI KHUYẾT TẬT
1.1. Khái niệm về quyền con ngƣời, quyền của ngƣời khuyết tật và ngƣời khuyết tật
1.1.1. Khái niệm về quyền con người
Quyền con người trước hết là quyền của mỗi cá nhân được hưởng, được tôn trọng,
được bảo vệ các quyền cơ bản nhất, đặc biệt là đối với các nhóm người dể bị tổn thương
trong xã hội và cần phải đảm bảo rằng: “Mọi người điều có quyền được thừa nhận là con
người trước pháp luật ở khắp mọi nơi”.1
Trong lịch sử nhân loại, thuật ngữ “quyền con người” thường được sử dụng nhưng
cho đến nay, chúng ta phải thừa nhận rằng khó có thể tìm thấy một định nghĩa triết học
“kinh điển” nào về quyền con người. Quyền con người là một phạm trù đa diện, do đó
quyền con người có rất nhiều định nghĩa khác nhau và hiện nay trên thế giới cũng có rất
nhiều quan điểm trái ngược nhau (theo một tài liệu của Liên Hiệp Quốc, có đến gần 50
định nghĩa về quyền con người đã được công bố)2, những vấn đề đó dẫn đến việc định
nghĩa các quyền con người có sự khác nhau giữa các quốc gia, các dân tộc. Có quan điểm
cho rằng, quyền con người là đặc quyền tự nhiên “thiên phú” hoặc quyền con người là
món quà do các thế lực siêu nhiên như thượng đế ban thưởng hoặc quyền con người là
sản phẩm lịch sử; quyền con người là quyền đạo đức thuộc về mọi người một cách ngang
nhau...Các quan điểm trên chỉ phản ánh được một mặt, một trạng thái hoặc một cách tiếp
cận nào đó về quyền con người.
Bên cạnh đó còn có quan điểm coi quyền con người là quyền hiển nhiên xuất hiện
một cách bẩm sinh cá thể là con người cho nên nó phụ thuộc vào bất cứ điều kiện truyền
thống, văn hóa, cộng đồng, nhà nước nào. Quan điểm khác coi quyền con người là quyền
pháp lý vì cho rằng quyền con người phải do các nhà nước xác định và cụ thể hóa trong
các quy phạp pháp luật.
1
2
Điều 5, Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948.
United Nations: Human Rights: Question and Answers, Geneva, 1994.
GVHD: ThS. Kim Oanh Na
4
SVTH: Trần Bảo Sơn
Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
Chính vì vậy, không thể đưa ra một khái niệm khoa học hoàn chỉnh về quyền con
người được cộng đồng quốc tế ủng hộ tuyệt đối. Tuy nhiên, những quan điểm trên đều có
nội dung chung không thể phủ nhận đó là quyền con người là giá trị chung của nhân loại,
vừa có tính phổ biến, vừa có tính đặc thù, quyền con người vừa bao hàm cả quyền của
mỗi con người, vừa bao hàm cả quyền tập thể của con người, của cộng đồng người và nó
không thể tước đoạt hay hạn chế tùy tiện bởi bất cứ ai.
Ở Việt Nam đề cập đến quyền con người, có quan điểm cho rằng: “Quyền con
người là những đặc điểm vốn có, tự nhiên của con người và chỉ có con người mới có. Đó
là khả năng hành động có ý thức, né tránh, từ chối hoặc yêu cầu dành lấy những cái gì
đó, nhất là khả năng tự bảo vệ”.3
Do đó từ góc độ luật học có thể khái quát chung về quyền con người như sau:
“Quyền con người được hiểu là nhu cầu cần thiết, chính đáng và phổ biến của con người
được xã hội thừa nhận và pháp luật ghi nhận”.
1.1.2. Khái niệm quyền của người khuyết tật
Nhắc đến người khuyết tật, người khuyết tật là một trong những nhóm người dễ bị
tổn thương trong xã hội. Hầu hết những người khuyết tật đều thiếu tiếp cận với các dịch
vụ cơ bản như giáo dục, y tế, hòa nhập, đào tạo và các dịch vụ hỗ trợ việc làm, đặc biệt là
những đối tượng sống ở các vùng xa và nông thôn.
Hiện người khuyết tật đang phải chịu sự phân biệt đối xử, bạo hành và sự lạm
dụng từ chính gia đình và cộng đồng, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em khuyết tật. Thêm
vào đó là các rào cản xã hội đã và đang gây khó khăn cho họ trong việc sống tự lập trong
các cộng đồng của mình.
Dù sống ở thành thị hay nông thôn, nghèo hay giàu, hàng ngày những người
khuyết tật vẫn đang phải đối mặt với sự cô lập, yếu thế, ở nhiều nơi trên thế giới và Việt
Nam. Việc thiếu nhận thức, sự hiểu biết về khả năng tiếp cận là một trở ngại cho việc đạt
được tiến bộ và phát triển.
Công ước Quốc tế về quyền của người khuyết tật công nhận những quyền cơ bản
của người khuyết tật không chỉ là những mục tiêu duy nhất, mà còn là những điều kiện
tiên quyết để được hưởng những quyền lợi khác.
Công ước cũng kêu gọi các quốc gia thành viên phải có những biện pháp thích hợp
để bảo đảm cho người khuyết tật được tiếp cập vào mọi phương diện của xã hội, trên cơ
3
Hoàng Văn Hảo, Chu Hồng Thanh, “Một số vấn đề về quyền kinh tế - xã hội”, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
năm 1996, Tr.7.
GVHD: ThS. Kim Oanh Na
5
SVTH: Trần Bảo Sơn
Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
sở bình đẳng với những thành viên khác, cũng như nhận diện và gạt bỏ được mọi trở ngại
và rào cản đối với khả năng tiếp cận.
Như vậy theo Công ước quyền của người khuyết tật ta có thể đưa ra khái niệm bảo
vệ quyền của người khuyết tật là việc tạo ra cơ hội để tập trung, thúc đẩy khả năng tiếp
cận và gạt bỏ tất cả các loại rào cản trong xã hội đối với người khuyết tật, đồng thời gắn
kết người khuyết tật tạo cơ hội cho người khuyết tật phát triển và hòa nhập vào cộng
đồng.
1.1.3. Khái niệm người khuyết tật
Khi luật pháp được xây dựng nhằm loại bỏ những bất công mà người khuyết tật
đang phải gánh chịu, xóa bỏ các cơ chế khiến người khuyết tật bị tách biệt ra ngoài xã
hội, đồng thời tăng cường các cơ hội việc làm bình đẳng cho họ, thì một vấn đề được đặt
ra là làm thế nào để xác định ai là người được hưởng những quyền mà luật pháp đem lại.
Nói một cách khác: ai được xem là người khuyết tật.
Như vậy, thì cần phân biệt hai luận điểm trái ngược nhau. Một bên quan niệm vấn
đề khuyết tật là ở tại chính con người đó và chú trọng rất ít hoặc không để ý gì đến các
yếu tố về môi trường xã hội và môi trường vật thể xung quanh người đó. Quan điểm này
được gọi là quan điểm mô hình khuyết tật cá nhân hay mô hình khuyết tật dưới góc độ y
tế. Một cách nhìn khác lại cho rằng khuyết tật là một sản phẩm của xã hội: vấn đề khuyết
tật bắt nguồn từ việc môi trường vật thể và môi trường xã hội không đáp ứng được những
nhu cầu của từng cá nhân hoặc các nhóm đối tượng cụ thể. Theo mô hình xã hội về
khuyết tật này, xã hội tạo ra con người khuyết tật bằng cách công nhận chuẩn mực lý
tưởng về con người hoàn hảo về thể chất và tinh thần.
Cả hai mô hình cá nhân và mô hình xã hội về khuyết tật đều có những điểm mạnh
và hạn chế, phụ thuộc vào mục tiêu điều chỉnh của hệ thống luật pháp. Mô hình khuyết
tật cá nhân và y tế có thể phát huy tác dụng tốt trong một số lĩnh vực cụ thể như y tế,
phục hồi và bảo đảm xã hội. Trong khi đó mô hình xã hội có thể là công cụ quan trọng để
giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của vấn đề người khuyết tật bị tách biệt khỏi cuộc
sống chung, vấn đề về những bất lợi và vấn đề phân biệt đối xử. Mô hình xã hội ghi nhận
rằng: “câu trả lời cho câu hỏi: liệu một ai đó có bị xếp vào danh sách người khuyết tật
hay không là có liên quan chặt chẽ đến các yếu tố như văn hóa, thời gian và môi trường”.
Như vậy, theo Điều 1 Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật năm 2007
thì người khuyết tật được hiểu là: “Những người có khiếm khuyết lâu dài về thể chất, tâm
thần, trí tuệ hoặc giác quan mà khi tương tác với những rào cản khác nhau có thể
GVHD: ThS. Kim Oanh Na
6
SVTH: Trần Bảo Sơn
Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
phương hại đến sự tham gia hữu hiệu và trọn vẹn của họ vào xã hội trên cơ sở bình đẳng
với những người khác”4.
Ở Việt Nam, theo khoản 1 Điều 2 Luật người khuyết tật Việt Nam năm 2010.
“Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy
giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp
khó khăn”.
Theo cách hiểu này thì người khuyết tật bao gồm cả những người bị khuyết tật
bẩm sinh, người bị khiếm khuyết do tai nạn, thương binh, bệnh binh... Luật người khuyết
tật Việt Nam đã đưa ra khái niệm người khuyết tật dựa vào mô hình xã hội, tuy nhiên còn
chung chung so với khái niệm trong Công ước về quyền của người khuyết tật.
Thông qua quy định của các hệ thống pháp luật khác nhau cho thấy để đưa ra một
khái niệm thuyết phục và thống nhất về người khuyết tật là không dễ dàng. Việc nghiên
cứu để đưa ra một định nghĩa quốc tế về người khuyết tật là một thách thức do những mô
hình khuyết tật chịu ảnh hưởng bởi yếu tố văn hóa, điều kiện kinh tế – xã hội và các tiêu
chí xác định khuyết tật. Với cách tiếp cận đó, có thể khái niệm người khuyết tật như
sau:“Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị
suy giảm chức năng dẫn đến những hạn chế đáng kể và lâu dài trong việc tham gia của
người khuyết tật vào hoạt động xã hội trên cơ sở bình đẳng với những chủ thể khác”.
Vì thế nói về khái niệm người khuyết tật, dù dùng một hay nhiều định nghĩa, điều
nhất thiết phải phản ánh một thực tế là người khuyết tật có thể gặp các rào cản do yếu tố
môi trường hoặc con người trong khi tham gia vào thị trường việc làm mở.
Bên cạnh đó, cần thận trọng lựa chọn các thuật ngữ để tránh sử dụng ngôn từ
khiến người khuyết tật cảm thấy bị xúc phạm và họ phải được đảm bảo rằng, họ có quyền
và trách nhiệm tham gia vào mọi hoạt động của đời sống như bất cứ công dân nào với tư
cách là các quyền của con người.
1.2. Đặc điểm của quyền con ngƣời và quyền của ngƣời khuyết tật
1.2.1. Đặc điểm của người khuyết tật
Người khuyết tật trước hết là những con người nên họ mang những đặc điểm
chung về mặt kinh tế – xã hội, đặc điểm tâm sinh lý như mọi người khác trong xã hội.5
4
“Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007”, Văn phòng điều phối các hoạt động hỗ trợ người tàn tật Việt
Nam (NCCD), Nxb Lao động-Xã hội, năm 2008.
5
“Quản lý giáo dục hòa nhập”, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nxb Phụ nữ, năm 2010, tr28-39.
GVHD: ThS. Kim Oanh Na
7
SVTH: Trần Bảo Sơn
Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
Tuy nhiên, với những đặc điểm riêng về từng dạng khuyết tật nên chủ yếu người
khuyết tật được đặt trên hai phương diện:
Về phương diện pháp lý, làm rõ các đặc điểm của người khuyết tật là một
trong những cơ sở, căn cứ khoa học tác động đến việc quy định, ban hành, thực thi, áp
dụng pháp luật, chính sách với người khuyết tật.
Về phương diện triết học, điều chỉnh mối quan hệ giữa người khuyết tật với
“phần còn lại” của xã hội và giữa người khuyết tật với nhau thì “cái chung” phải bao hàm
“cái riêng” nhưng “cái riêng” thì bao giờ cũng phong phú hơn “cái chung”.
Đặc điểm của người khuyết tật được đặt dưới hai góc độ:
Đặc điểm của người khuyết tật dưới góc độ kinh tế – xã hội:
Trước hết người khuyết tật là nhóm cư dân đặc biệt phải chịu thiệt thòi về mặt
kinh tế – xã hội và nhân khẩu học: Những gia đình có người khuyết tật có xu hướng hoặc
là thiếu nhân lực lao động (vì vậy có năng lực sản xuất thấp) hoặc có quá nhiều người
sống phụ thuộc (gánh nặng về kinh tế). Học vấn của các thành viên trong những gia đình
người khuyết tật thường không cao (chất lượng lao động thấp).6 Nhiều chủ hộ gia đình lại
chính là người khuyết tật có sức khỏe yếu. Tài sản của gia đình người khuyết tật thường
nghèo nàn, thu nhập ở mức thấp. Vì vậy, điều kiện sống và sinh hoạt là không tốt, ảnh
hưởng xấu đến cuộc sống, sức khỏe, phúc lợi của các thành viên trong gia đình. Ngoài ra,
người khuyết tật từ 15 tuổi trở lên rất khó có việc làm, hầu hết người khuyết tật hoặc
chưa bao giờ đi làm hoặc đã từng đi làm nhưng lại bị thất nghiệp. Khuyết tật là nguyên
nhân chính dẫn đến tình trạng thất nghiệp của họ.7
Mặt khác, vì tình trạng do khuyết tật gây ra, người khuyết tật phải gánh chịu rất
nhiều thiệt thòi trong mọi mặt cuộc sống: Khuyết tật là nguyên nhân chính gây ra nhiều
khó khăn cho người khuyết tật trong việc thực hiện các công việc sinh hoạt hàng ngày,
trong giáo dục, việc làm, tiếp cận các dịch vụ y tế, kết hôn, sinh con và tham gia các hoạt
động xã hội. Để khắc phục những khó khăn này, người khuyết tật chủ yếu dựa vào gia
đình, nguồn giúp đỡ chính đối với họ. Những khó khăn càng trở nên trầm trọng hơn do
thái độ tiêu cực của cộng đồng đối với người khuyết tật.
6
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam, trình độ học vấn của người khuyết tật ở Việt Nam rất thấp: 41% số
người khuyết tật chỉ biết đọc biết viết; 19,5% học hết cấp một; 2,75% có trình độ trung học chuyên nghiệp hay
chứng chỉ học nghề, và ít hơn 0.1% có bằng đại học hoặc cao đẳng. Nhìn chung, chỉ có khoảng 3% được đào tạo
nghề chuyên môn, và chỉ hơn 4% người có việc làm ổn định. Hiện có hơn 40% người khuyết tật sống dưới
chuẩn nghèo (Bộ LĐTBXH, 2005).
7
Ước tính của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO-International Labour Organization) có khoảng 386 triệu người trên
thế giới trong độ tuổi lao động bị khuyết tật.
GVHD: ThS. Kim Oanh Na
8
SVTH: Trần Bảo Sơn
Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
Đặc điểm của người khuyết tật dưới góc độ dạng tật và mức độ khuyết tật:
Khuyết tật được phân loại dựa theo các quan điểm khác nhau của các nhà nghiên
cứu nhưng nói chung thường dựa trên tiêu chí của sự “Khiếm khuyết bộ phận cơ thể hoặc
suy giảm chức năng”. Ở Việt Nam, việc phân loại người khuyết tật dựa trên quy định về
dạng tật và mức độ khuyết tật8. Theo đó các dạng tật bao gồm: Khuyết tật vận động;
khuyết tật nghe, nói; khuyết tật nhìn; khuyết tật thần kinh, tâm thần; khuyết tật trí tuệ;
khuyết tật khác. Mỗi loại khuyết tật này có những đặc điểm nhất định về tâm, sinh lý qua
đó tác động đến các nhu cầu và sự hòa nhập của người khuyết tật.
Khuyết tật vận động: Là những người có cơ quan vận động bị tổn thương,
biểu hiện dễ nhận thấy là có khó khăn trong ngồi, nằm, di chuyển, cầm, nắm…người
khuyết tật vận động gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt cá nhân, vui chơi, học tập và
lao động nhưng đa số người khuyết tật vận động có bộ não phát triển bình thường nên họ
tiếp thu được chương trình học tập, làm được việc có ích cho gia đình, bản thân và xã hội.
Khuyết tật nghe, nói (khuyết tật ngôn ngữ): Người khuyết tật nghe, nói là
người có khó khăn đáng kể về nói hoặc về đọc viết làm ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình
giao tiếp và học tập. Khó khăn về nói, nghe, đọc của người khuyết tật ngôn ngữ ảnh
hưởng trực tiếp đến giao tiếp từ đó làm hạn chế sự làm việc, học tập, hòa nhập cộng đồng
của người khuyết tật.
Khiếm thính: Theo quan điểm y tế (lâm sàng)9 thì người khiếm thính là
những người bị mất hoặc suy giảm về sức nghe, kéo theo những hạn chế về phát triển
ngôn ngữ nói cũng như khả năng giao tiếp. Đặc điểm của những người khó khăn về nghe
khiếm thính là những người bị phá hủy cơ quan thính giác ở các mức độ khác nhau dẫn
đến việc người khiếm thính không có khả năng tri giác thế giới âm thanh đặc biệt ngôn
ngữ âm thanh.
Khuyết tật nhìn (khuyết tật thị giác, khiếm thị): Là những người có tật về
mắt như: hỏng mắt, không đủ sức nhận biết thế giới hữu hình bằng mắt hoặc nhìn thấy
không rõ ràng. Tổ chức y tế thế giới năm 1992 còn đưa ra các khái niệm để phân biệt
mức độ khuyết tật nhìn khác nhau: Khiếm thị, nhìn kém, mù.10 Người khuyết tật nhìn có
trí tuệ phát triển bình thường, có hai cơ quan phân tích thường rất phát triển: thính giác và
xúc giác, nếu được huấn luyện sớm và khoa học hoàn toàn có thể thay thế cơ quan thị
8
Điều 3, Luật người khuyết tật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2010.
“Quản lý giáo dục hòa nhập”, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nxb Phụ nữ, năm 2010, tr. 32.
10
“Quản lý giáo dục hòa nhập”, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nxb Phụ nữ, năm 2010, tr. 32-33
9
GVHD: ThS. Kim Oanh Na
9
SVTH: Trần Bảo Sơn
Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
giác bị phá hủy. Ngôn ngữ, tư duy, hành vi, cách ứng xử của những người này cũng
giống người bình thường.
Khuyết tật trí tuệ: Xét về mức độ, đây là nhóm khuyết tật thường chịu nhiều
sự thiệt thòi và khó khăn trong cuộc sống. Khuyết tật về trí tuệ được xác định khi11: chức
năng trí tuệ dưới mức trung bình khi chỉ số thông minh đạt gần 70 hoặc thấp hơn 70 trên
một lần thực hiện trắc nghiệm cá nhân; bị thiếu hụt hoặc khiếm khuyết các chức năng
như giao tiếp, tự chăm sóc, sống tại gia đình, kỹ năng xã hội, cá nhân, sử dụng các tiện
ích trong cộng đồng, tự định hướng, kỹ năng học đường, làm việc, giải trí, sức khỏe và an
toàn; tật xuất hiện trước 18 tuổi. Người khuyết tật về trí tuệ có nhiều hạn chế làm ảnh
hưởng đến cuộc sống bình thường của họ và người thân cả về trí tuệ. Về trí nhớ gặp khó
khăn về trí nhớ cả ngắn hạn và dài hạn, dễ quên những gì gần gũi với cuộc sống và không
gắn với nhu cầu bản thân; về chú ý phần đông người khuyết tật có khó khăn khi phải tập
trung và duy trì sự chú ý vào một công việc nào đó, đặc biệt là chú ý đến lời nói.
Trên đây là những nhóm người khuyết tật chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng số người
khuyết tật. Xét ở góc độ đặc điểm về tâm, sinh lý cho thấy tính đa dạng của khuyết tật và
rõ ràng việc đảm bảo các quyền của họ dưới phương diện pháp lý cũng cần tính đến yếu
tố đặc thù của các dạng khuyết tật khác nhau.
Ngoài các nhóm trên còn có những nhóm người khuyết tật như: người bị rối loạn
hành vi cảm xúc, người mắc hội chứng tự kỉ, người bị rối loạn ngôn ngữ, người đa tật…
1.2.2. Đặc điểm quyền con người
So với khái niệm, các ý kiến và đặc điểm của quyền con người có sự thống nhất
hơn. Mặc dù phạm vi nội dung và cách diễn đạt ít nhiều khác nhau, tuy nhiên nhìn chung,
kể cả phương Đông và phương Tây, các nhà nghiên cứu điều nhất trí rằng, quyền con
người mang những đặc điểm cơ bản sau đây:
Tính phổ biến: đặc điểm này có nghĩa quyền con người là những gì bẩm sinh, vốn
có của con người và được áp dụng bình đẳng cho tất cả các thành viên trong gia đình
nhân loại, không có sự phân biệt đối xử vì bất kỳ lý do gì.12
Như vậy, với đặc điểm này quyền con người mang nguồn gốc tự nhiên, không do
một cá nhân tổ chức nào ban cho, một người từ khi sinh ra là đã có quyền này. Và cũng
không có phận sự phân biệt chủng tộc, tôn giáo, mọi người điều bình đẳng như nhau.
11
Phân loại chậm phát triển trí tuệ DSM IV.
Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng, “Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người”, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2009, tr. 22.
12
GVHD: ThS. Kim Oanh Na
10
SVTH: Trần Bảo Sơn
Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
Tính không thể chuyển nhượng: đặc điểm này có nghĩa là các quyền con người
không thể bị tước đoạt hay hạn chế một cách tùy tiện bởi bất cứ chủ thể nào, kể cả cơ
quan nhà nước, trừ một số trường hợp đặt biệt, chẳng hạn như khi một con người phạm
tội ác thì có thể bị tước quyền tự do.13
Tính không thể chuyển nhượng của quyền con người mang nguồn gốc tự nhiên.
Quyền con người là những quyền không thể ban phát, chuyển nhượng. Nó không phụ
thuộc vào phong tục, tập quán hay ý chí của cá nhân, tổ chức nào, không thể bị tước đoạt
hay hạn chế một cách tùy tiện bởi bất kỳ chủ thể nào, kể cả nhà nước. Con người với tư
cách là một cá nhân trong xã hội, họ có khả năng tư duy và hành động độc lập, nhờ đó mà
có khả năng tự quyết định việc thực hiện quyền của mình, thực hiện những điều tốt nhất
cho mình mà không xâm phạm đến quyền của người khác.
Tính không thể phân chia: đặc điểm này có nghĩa là các quyền con người điều có
tầm quan trọng như nhau, về nguyên tắc không có quyền nào được coi là có giá trị cao
hơn quyền nào, vì tất cả quyền con người điều có ý nghĩa quan trọng đối với việc bảo
đảm nhân phẩm và giá trị con người.14
Quyền con người không phải chỉ một quyền mà nó bao gồm tất cả các quyền như:
quyền sống, ăn, mặc, cư trú, học tập,… Nếu như một quyền nào của người bị hạn chế hay
bị mất đi sẽ ảnh hưởng đến các quyền khác.
Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau: thể hiện ở chổ việc đảm bảo các quyền con
người, toàn bộ hoặc một phần, nằm trong mối liên hệ phụ thuộc và tác động lẫn nhau. Sự
vi phạm một quyền sẽ trực tiếp gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc đảm bảo các quyền khác
và ngược lại, tiến bộ trong việc đảm bảo một quyền sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp tác động
tích cực đến việc đảm bảo các quyền khác.15
Thực tế cho thấy, trong hầu hết các trường hợp, rất khó thậm chí là không thể thực
sự thành công trong việc bảo đảm riêng một quyền con người nào đó mà bỏ qua các
quyền khác.
Tóm lại, việc đảm bảo các quyền con người không chỉ là mối quan tâm ở một
quốc gia, một khu vực mà là sự quan tâm của mỗi con người và toàn thể nhân loại. Để
quyền con người được phát huy, cần phải tạo ra những điều kiện và biện pháp tốt để con
13
Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng, “Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người”, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2009, tr. 22.
14
Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng, “Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người”, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2009, tr. 22.
15
Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng, “Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người”, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2009, tr. 22.
GVHD: ThS. Kim Oanh Na
11
SVTH: Trần Bảo Sơn
Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
người thực hiện quyền của mình, đồng thời chống lại các hành vi xâm phạm đến quyền
cơ bản vốn có của con người.
1.3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khuyết tật của ngƣời khuyết tật và sự nhìn
nhận của xã hội
1.3.1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khuyết tật
Qua nghiên cứu người viết thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến khuyết tật như:
khuyết tật do tai nạn lao động, khuyết tật do xung đột vũ trang, khuyết tật do tai nạn giao
thông…nhưng ở đây tác giả chỉ đề cập đến nguyên nhân khuyết tật do bẩm sinh.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có khoảng 8 triệu trẻ
sinh ra trong tình trạng có dị tật bẩm sinh mà chủ yếu là do sự cố sau khi thụ thai ở cơ thể
người mẹ. Theo thống kê mới nhất của tổ chức từ thiện March of Dimes (Mỹ).16Số trẻ sơ
sinh bị dị tật tăng lên trong những năm gần đây một phần do lỗi gen gây nên khiếm
khuyết tim, nứt đốt sống và dị tật ống thần kinh, hội chứng nhiễm sắc thể... số còn lại là
do hậu quả của các biến cố sau thụ thai như người mẹ nhiễm rubella hoặc giang mai (tổn
thương não của trẻ), bị ảnh hưởng của một số loại thuốc, rược hoặc thiếu iốt trong chế độ
dinh dưỡng.
Như vậy, có thể đưa ra khái niệm khuyết tật bẩm sinh:
Khuyết tật bẩm sinh hay còn gọi là dị tật bẩm sinh là các bất thường thai nhi khi
sinh ra về cấu trúc, chức năng hay chuyển hóa. Một trẻ sơ sinh có thể mắc một hay nhiều
khuyết tật. Khuyết tật bẩm sinh có thể gây ra thay đổi bề ngoài của trẻ như sứt môi, hở
hàm ếch hay ảnh hưởng đến các cơ quan chức năng như tim, thận, gan, não, ống tủy
sống, xương, cơ, hệ nội tiết hay tiêu hóa.17
Bên cạnh đó còn có khái niệm: Khuyết tật bẩm sinh hay dị tật bẩm sinh là tên gọi
chung chỉ các bất thường của thai nhi . Một trẻ sơ sinh có thể mắc một hay nhiều khuyết
tật. Khuyết tật bẩm sinh có thể được phát hiện sớm trong khi mang thai, hay lúc sinh,
hoặc thậm chí nhiều năm sau sinh. Khuyết tật bẩm sinh có thể gây ra thay đổi bề ngoài
của trẻ, hay ảnh hưởng đến các cơ quan chức năng. Các khuyết tật được phát sinh bởi
một lỗi trong quá trình hình thành và phát triển của các cơ quan chức năng. Phần lớn các
khuyết tật bẩm sinh xảy ra trong thời kỳ 3 tháng đầu thai nghén.18
16
Mỹ Linh, />Thư viện sức khỏe khuyết tật bẩm sinh, [truy cập ngày 06/10/2013].
18
Bác sỹ Nguyễn Công Nghĩa, />/456/dnnprintmode/true/Default.aspx?SkinSrc=%5BG%5DSkins%2F_default%2FNo+Skin&ContainerSrc=%5BG
%5DContainers%2F_default%2FNo+Container, [truy cập ngày 06/10/2013].
17
GVHD: ThS. Kim Oanh Na
12
SVTH: Trần Bảo Sơn
Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
Theo các định nghĩa trên thì khuyết tật bẩm sinh thường xảy ra ở rất nhiều dạng
như; bại não, khuyết tật ống thần kinh, hội chứng nhiễm sắc thể, dị tật khe hở bụng… và
những dạng khuyết tật này thường xảy ra ở thời kỳ thai nghén.
Dựa theo đó thì chúng ta có thể phân loại cơ bản về khuyết tật bẩm sinh:
Có tới 3000 khuyết tật bẩm sinh khác nhau được phát hiện. Nhưng có 3 nhóm lớn
chính về khuyết tật bẩm sinh là: khuyết tật cấu trúc, khuyết tật di truyền, và các khuyết tật
gây ra bởi nhiễm khuẩn hay các yếu tố độc hại từ môi trường.
Khuyết tật cấu trúc:
Khuyết tật cấu trúc chỉ các trường hợp khuyết tật hoặc biến dạng bất thường bởi
một hay nhiều bộ phận cơ thể. Nhiều khuyết tật bên ngoài đơn giản, dễ phát hiện hay điều
trị, ví dụ chân khoèo. Nhiều khuyết tật nội tạng phức tạp hơn như khuyết tật tim, ruột.
Điển hình thường gặp của khuyết tật cấu trúc là khuyết tật ống thần kinh, có tỷ lệ 01 trên
350 thai nhi. Khuyết tật ống thần kinh gây ra bởi sự không toàn vẹn của ống sống hay
não bộ. Thường gặp hơn nữa trong khuyết tật cấu trúc là các khuyết tật tim với tỷ lệ 01
trên 125 thai nhi.
Khuyết tật gen và di truyền:
Khuyết tật di truyền gây ra bởi những lỗi của một hay nhiều gen di truyền được
thừa hưởng từ bố mẹ, hoặc bởi mất đoạn, thay đổi cấu trúc, hay thêm nhiễm sắc thể, hoặc
bởi đa yếu tố phối hợp.
Một số khuyết tật di truyền phổ biến theo dân tộc ví dụ bệnh nhày nhớt, hay thiếu
máu hồng cầu hình liềm. Trong các rối loạn nhiễm sắc thể, thường gặp nhất là hội chứng
nhiễm sắc thể. Rối loạn nhiễm sắc thể thường xảy ra do lỗi vào thời điểm tinh trùng gặp
trứng. Khi mẹ càng lớn tuổi, nguy cơ rối loạn nhiễm sắc thể cho thai nhi càng cao. Điển
hình của nhóm này là các bệnh như thoát vị rốn, hở thành bụng, khe hở vòm miệng hay
khoèo chân.
Khuyết tật do nhiễm khuẩn hay các yếu tố độc hại
Nhiễm khuẩn của mẹ khi mang thai, nghiện rượu, hay một số thuốc dùng khi
mang thai có thể gây ra khuyết tật thai nhi. Tiếp xúc thường xuyên với nồng độ cao một
số hóa chất độc hại như thủy ngân, chì, phóng xạ cũng có thể gây ra dị tật. Ở Việt nam,
tiếp xúc thường xuyên với thuốc trừ sâu…
1.3.2. Nhìn nhận của xã hội về người khuyết tật
Để thay đổi cuộc sống người khuyết tật trước tiên cần bắt đầu từ thay đổi trong
nhận thức của xã hội mà phải kể đến đầu tiên đó là sự kỳ thị, sự kỳ thị của xã hội là rào
GVHD: ThS. Kim Oanh Na
13
SVTH: Trần Bảo Sơn
Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
cản vô hình nhưng tàn nhẫn đẩy người khuyết tật ra bên lề của cuộc sống. Điều đáng nói,
kỳ thị không phải là vấn đề thuộc vật chất, của khoa học kỹ thuật mà nó là vấn đề thuộc
tâm lý và sự ý thức sâu xa giá trị sống của con người.19
Trong một thời gian dài người khuyết tật mới chỉ được coi là đối tượng của tình
thương, việc bảo vệ, hỗ trợ họ chủ yếu dựa trên cách tiếp cận của lòng nhân đạo chứ
không bắt nguồn từ nhận thức rằng họ cũng là những chủ thể của quyền, còn Nhà nước,
xã hội và các cá nhân khác là những chủ thể có nghĩa vụ phải tôn trọng và đảm bảo thực
hiện các quyền ấy và họ đang phải hứng chịu một cái nhìn không mấy đẹp đẽ của những
người bình thường. Họ bị kì thị từ trong gia đình đến ra ngoài xã hội. Bản thân người
khuyết tật đã thiệt thòi rất nhiều về tư chất lẫn sức khoẻ nên tâm tưởng rất tự ti và nhạy
cảm. Một hình hài không nguyên vẹn đáng lẽ phải được đón nhận sự yêu thương, chia sẻ.
Sự bất hạnh của người khuyết tật không chỉ dừng lại ở mặc cảm tủi thân mà còn
do đánh giá không khách quan của mọi người xung quanh. Trong gia đình, tiếng nói của
họ không có sức nặng. Khi đến tuổi đi học, nhiều trường hợp người khuyết tật bị từ chối.
Và trong lao động, họ bị xem thường về khả năng. Phần lớn trong số họ không được đào
tạo hay nhận vào một công ty nào đó. Bước ra đường phố, chúng ta dễ dàng bắt gặp hình
ảnh những người khuyết tật hàng ngày vẫn dãi nắng, dầm mưa. Họ chỉ có thể buôn bán
rong những món đồ vặt vãnh, từ cây chổi đến tờ vé số; thậm chí họ phải đi xin từng đồng
để nuôi sống bản thân mình. Họ cần sự đồng cảm và quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai
cũng hiểu cho điều đó.
Trong số những người khuyết tật thì trẻ em và phụ nữ là những người đáng thương
hơn họ chịu nhiều thiệt thòi nhất bởi sự phân biệt đối xử và nguy cơ tổn thương gây ra từ
nhiều yếu tố, minh chứng là khi một phụ nữ bị khuyết tật, ít nhất họ phải chịu hai sự phân
biệt đối xử: đó là sự phân biệt đối xử về giới và sự phân biệt đối xử về khuyết tật. Khi
phụ nữ khuyết tật làm việc, họ thường phải đối mặt với những bất công trong tuyển dụng
và khả năng thăng tiến, bất công trong đào tạo và đào tạo lại, bị trả lương thấp trong khi
phải làm như mọi người và bị tách biệt với những người khác.20 Ở khắp nơi trên thế giới,
phụ nữ khuyết tật ít được tham gia hơn vào các chương trình đào tạo nghề và tái thích
ứng nghề nghiệp, và ngay cả khi đã qua đào tạo họ vẫn có nhiều khả năng bị thất nghiệp
19
Vấn đề Người khuyết tật,
,
[truy cập ngày 05/10/2013].
20
O’ Reilly, A (2003). "Quyền có việc làm xứng đáng của người khuyết tật”, Tài liệu về kỹ năng, số.14, ILO
Geneva.
GVHD: ThS. Kim Oanh Na
14
SVTH: Trần Bảo Sơn
Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
hơn hoặc chỉ được nhận làm một phần thời gian. Cũng tương tự, khi một trẻ em bị khuyết
tật, trẻ em đó càng dễ bị tổn thương do sự non yếu về thể chất, tinh thần, kiến thức, kinh
nghiệm sống… cộng vào yếu tố khuyết tật. Trẻ em khuyết tật luôn phải đối mặt với
những nguy cơ bị bỏ mặc, lạm dụng, bị đối xử bất công, bạo hành… Trẻ em gái khuyết
tật đặc biệt dễ bị lạm dụng.
Việc hòa nhập của người khuyết tật trong một thời gian chưa được xã hội tính đến
điển hình là các thiết kế công cộng thường chỉ dành cho những người có các chức năng
được thực hiện bình thường, do vậy người khuyết tật khó tiếp cận các dịch vụ giao thông,
công cộng, giáo dục, việc làm… và cuối cùng họ bị cô lập hoặc bị loại trừ khỏi những
sinh hoạt cộng đồng. Cũng từ chỗ khó tiếp cận các dịch vụ công cộng, tiếp cận giáo
dục… người khuyết tật bị đẩy vào tình trạng có trình độ học vấn thấp hơn và cơ hội việc
làm cũng như thu nhập cũng thấp hơn. Vòng luẩn quẩn còn được tiếp tục khi những khó
khăn về vật chất lại dẫn đến những thiệt thòi về tinh thần: người khuyết tật có thể bị coi là
gánh nặng của gia đình, xã hội, bị coi thường, bị ngược đãi hoặc bỏ mặc… Như vậy, tình
trạng khuyết tật làm tăng nguy cơ nghèo đói và sự nghèo đói lại làm tình trạng khuyết tật
bị trầm trọng thêm.
Nhưng sau nhiều năm, với những cuộc vận động kiên trì và mạnh mẽ của nhiều cá
nhân và tổ chức xã hội, nhận thức rằng người khuyết tật cũng là chủ thể bình đẳng của
các quyền con người mới dần chiếm ưu thế.21 Sự chuyển biến về nhận thức dẫn tới thay
đổi cả cách gọi tên của nhóm xã hội này, thay cho việc dùng từ “người tàn tật” có vẻ miệt
thị, hạ thấp, thành từ “người khuyết tật” thể hiện việc nhận thức lại đúng mức hơn đối với
họ. Tên gọi mới, bên cạnh những yếu tố khác, mang hàm ý rõ ràng rằng đây là nhóm
người tuy có khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần nhưng họ không phải là những
người “vô dụng” hay “bỏ đi”, thứ gánh nặng mà xã hội phải cưu mang… mà là một trong
các nhóm trong cộng đồng nhân loại với sự đa dạng vốn có của nó.
Nhiều người còn nhận định rằng Người khuyết tật không phải là hạt giống lép, bởi
vì đó là một sinh thể còn đang sống và còn đi về tương lai...22
Bên cạnh đó, sự kỳ thị đối với người khuyết tật ngày càng có nhiều thay đổi về
nhận thức đối với người khuyết tật nhờ qua phương tiện truyền thông đại chúng, nhưng
nó vẫn còn định kiến ở nông thôn.
21
Đại học Quốc gia Hà nội (2011), “Luật quốc tế về quyền của người dễ bị tổn thương”, Tr. 98
Trinh – Tuấn, “khuyết tật không phải là hột giống lép”,
/>[truy cập ngày 16/06/2013].
22
GVHD: ThS. Kim Oanh Na
15
SVTH: Trần Bảo Sơn
Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
1.4. Mục đích và ý nghĩa vấn đề nghiên cứu Luật ngƣời khuyết tật
1.4.1. Mục đích ra đời của Luật người khuyết tật Việt Nam
Thể chế hóa đầy đủ và toàn diện chủ trương, chính sách của Đảng ta, sự quan tâm
của toàn xã hội đối với việc bảo vệ, chăm sóc người khuyết tật.
Tạo giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất giúp người khuyết tật tiếp cận các
chương trình an sinh xã hội và các biện pháp giảm nghèo, đồng thời hỗ trợ mạnh về xây
dựng cơ sở vật chất, giúp họ có cơ hội tiếp cận việc làm, bảo đảm cuộc sống và hòa nhập
cộng đồng.
Là cơ sở pháp lý vững chắc để người khuyết tật vương lên ổn định cuộc sống,
đồng thời tạo cho người khuyết tật lòng tin vững chắc vào Đảng và Nhà nước.
Pháp điển hóa các quy định của pháp luật hiện hành về người khuyết tật theo
hướng kế thừa và phát triển, đồng thời đảm bảo sự phù hợp với Công ước quốc tế về
quyền của người khuyết tật năm 2007.
Tạo hành lang pháp lý vững chắc cho việc thực hiện các quyền của người khuyết
tật, đem lại các quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, tạo điều kiện tốt
nhất cho người khuyết tật hòa nhập cộng đồng. Đồng thời, xóa bỏ mọi phân biệt đối xử
với người khuyết tật, đồng thời cũng đảm bảo sự công bằng giữa những người khuyết tật
với nhau.
1.4.2. Ý nghĩa khi Luật người khuyết tật ra đời
Trước tiên Luật người khuyết tật bảo vệ những quyền cơ bản về quyền con người,
giúp cho người khuyết tật tránh khỏi những uất ức mà những người xung quanh tạo ra,
luật ra đời cũng nhằm tạo ra những cơ hội mới cho người khuyết tật như quyền được học
tập, quyền được dạy nghề… bên cạnh đó nó còn tạo ra cơ hội việc làm nhằm bảo vệ
người khuyết tật khỏi sự phân biệt đối xử, giúp họ bình đẳng về cơ hội việc làm và nghề
nghiệp với những người bình thường.
Luật người khuyết tật còn đảm bảo sự tham gia bình đẳng trong xã hội của người
khuyết tật thông qua việc điều chỉnh và tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, phục
hồi chức năng, giáo dục đào tạo, việc làm, dạy nghề, dịch vụ văn hóa, thể thao và vui
chơi giải trí, giao thông vận tải, công trình công cộng, công nghệ thông tin…
Bên cạnh đó, Luật người khuyết tật còn góp phần vào sự tăng trưởng của Việt
Nam, bởi những chính sách hòa nhập tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ các cơ hội cho
người khuyết tật Việt Nam tham gia vào lực lượng lao động và góp phần khẵng định tính
độc lập của mình, sau đó là nền kinh tế đất nước.
GVHD: ThS. Kim Oanh Na
16
SVTH: Trần Bảo Sơn
Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
Luật còn thúc đẩy những quan điểm tích cực và nhận thức xã hội rộng hơn về
người khuyết tật, thúc đẩy những phẫm chất tốt.
1.5. Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật quốc tế về quyền con ngƣời
Lịch sử nhân loại đã chứng minh rằng ở bất kỳ đâu, vào bất kỳ giai đoạn nào,
quyền con người cũng là nền tảng, động lực và mục tiêu cho sự phát triển và tiến bộ của
các xã hội. Hiểu biết về quyền con người là nền tảng để mỗi người để phát triển nhân
cách, năng lực của mình và cũng là nền tảng của sự phát triển và tiến bộ của một xã hội
cũng từ đó quyền con người là cái mà con người nhận thức rõ hơn so với ý thức.
Thời kỳ cổ đại, từ thời Hy lạp và La mã cổ đại cho đến nay, mặc dù có rất
nhiều quan điểm khác nhau về quyền con người nhưng quyền con người luôn được coi là
giá trị tự nhiên, vốn có và không thể tách rời của mỗi con người và không phân biệt họ là
ai, sinh ra ở đâu, thuộc chủng tộc, tôn giáo, giới tính hay địa vị xã hội như thế nào.
Về phương diện pháp luật, Bộ luật Hammurabi (Babylon) khoảng năm 1780 trước
Công Nguyên đã có những quy tắc để: “ …ngăn ngừa những kẻ mạnh áp bức kẻ yếu,
…làm cho người cô quả có nơi nương tựa ở thành Babylon, …đem lại hạnh phúc chân
chính và đặt nền thống trị nhân từ cho mọi thần dân trên vương quốc”.23 Bộ luật
Hammurabi có thể coi là văn bản pháp luật thành văn đầu tiên của nhân loại có quy định
những tư tưởng liên quan đến quyền con người.
Tuy nhiên, trong lịch sử phát triển của nhân loại, các tư tưởng về quyền con người
không chỉ được thể hiện trong các đạo luật, mà còn được phản ánh trong các tư tưởng,
các học thuyết tôn giáo của hấu hết các tôn giáo trên thế giới mà điển hình là: Bộ Văn
tuyển Nho giáo (Luận ngữ), Kinh Vệ Đà của đạo Hinđu, Kinh Phật của đạo Phật, Kinh
Thánh của đạo Thiên Chúa và Kinh Kôran của đạo Hồi.
Thời kỳ trung đại, ngay trong thời kỳ Đêm trường trung cổ ở châu Âu, nhà
Vua nước Anh là John đã ban hành Đại Hiến chương Magna Carta năm 1215 thừa nhận
một số quyền cơ bản của con người như, thừa kế tài sản, quyền tự do buôn bán, quyền sở
hữu, quyền tái hôn của phụ nữ góa chồng…và đây được xem là văn bản pháp luật đầu
tiên xác lập ý tưởng giới hạn quyền lực nhà nước để bảo vệ quyền công dân…
Thời kỳ Phục hưng ở Châu Âu là giai đoạn phát triển rực rỡ của các quan điểm,
học thuyết về quyền con người. Trong đó, những tư tưởng triết học về quyền con người ở
Châu Âu thời kỳ Phục hưng đã có ảnh hưởng quan trọng đến sự ra đời của những văn bản
pháp luật về quyền con người ở một số quốc gia của châu lục này.
23
Bộ Luật Hammurabi, Điều 226
GVHD: ThS. Kim Oanh Na
17
SVTH: Trần Bảo Sơn
Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
Thời kỳ cận đại, hai cuộc chiến tranh nổ ra vào cuối thế kỷ XVIII ở hai
nước Anh và Pháp đã đóng góp nhiều vào sự phát triển to lớn trong tư tưởng lập pháp về
quyền con người trên toàn thế giới. Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ, Tuyên
ngôn về nhân quyền và dân quyền năm 1789 đã được xác định một loạt các quyền cơ bản
của con người như: quyền tự do và bình đẳng, quyền sở hữu, quyền được bảo đảm an
ninh và chống áp bức, quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền không bị bắt giữ trái phép,
quyền được coi là vô tội đến khi bị tuyên bố phạm tội, quyền tự do tư tưởng, tự do tính
ngưỡng, tự do ngôn luận, quyền tham gia ý kiến vào công việc nhà nước... đồng thời đề
cập đến những biện pháp cụ thể nhằm bảo đảm thực hiện các quyền này.
Tuy nhiên, quyền con người chỉ thật sự nổi lên như một vấn đề ở tấm quốc tế từ
những năm đầu của thế kỷ XIX, cùng đó là cuộc đấu tranh nhằm xóa bỏ chế độ nô lệ diễn
ra mạnh mẽ ở thế kỷ này. Bên cạnh đó việc hình thành Hội quốc liên và Tổ chức lao động
quốc tế cũng đã góp phần nâng cao nhận thức về quyền con người.
Thời kỳ hiện đại, sau chiến tranh thế giới thứ 2, với các sự kiện Liên Hiệp
Quốc ra đời thông qua Hiến chương (24/10/1995), Tuyên ngôn thế giới về quyền con
người (10/12/1948) và hai Công ước của Liên Hiệp Quốc vế các quyền dân sự, chính trị
và các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966 đã hình thành nên nghành Luật quốc tế
về quyền con người, đặt nền móng cho việc tạo dựng một nền văn hóa quyền con người,
nền văn hóa mới cho mọi dân tộc trên trái đất. Hiến chương đã dành nhiều đoạn, quy định
nghĩa vụ và trách nhiệm của Liên Hiệp Quốc trong việc thúc đẩy tôn trọng các quyền tự
do cơ bản của con người.
Năm 1993 đã đánh dấu bước ngoặc khi Hội nghị quyền con người được tổ chức nó
nổ lực thúc đẩy quyền con người trên thế giới sau trì truệ ở thời kỳ chiến tranh. Hội nghị
đã thiết lập “Một khuôn khổ mới cho việc đối thoại, hợp tác và phối hợp của cộng đồng
quốc tế trong lĩnh vực quyền con người”.24
Chƣơng 2
24
Diễn văn bế mạc của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, OHCHR (chr).
GVHD: ThS. Kim Oanh Na
18
SVTH: Trần Bảo Sơn