Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Cơ cấu tổ chức, chức năng, hoạt động và thẩm quyền của Tòa án công lý quốc tế (ICJ);

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.49 KB, 8 trang )

Đề tài 3: Cơ cấu tổ chức, chức năng, hoạt động và thẩm quyền của Tịa án cơng
lý quốc tế (ICJ);
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn hiện nay, hội nhập quốc tế trong xu hướng tồn cầu hóa là
u cầu hàng đầu đặt ra với mỗi quốc gia kèm theo đó là sự gia tăng của quan hệ
hợp tác quốc tế. Bên cạnh đó, tồn tại một cách tất yếu như mặt trái của quan hệ
hợp tác giữa các quốc gia là tranh chấp quốc tế cũng gia tăng cả về số lượng và
mức độ nghiêm trọng đòi hỏi phải giải quyết bằng biện pháp hịa bình và dựa
trên các ngun tắc, quy phạm của Luật Quốc tế nhằm ổn định các quan hệ quốc
tế và duy trì hịa bình, an ninh quốc tế.
Một trong các biện pháp hịa bình giải quyết tranh chấp quốc tế là giải quyết
thông qua cơ quan tài pháp quốc tế. Không giống với các biện pháp hịa bình
giải quyết tranh chấp quốc tế khác, giải quyết tranh chấp thông qua cơ quan tài
phán quốc tế là cách thức giải quyết tranh chấp bằng phương pháp, thủ tục tư
pháp. Về tổng thể các cơ quan tài phán quốc tế tồn tại chủ yếu ở ba dạng là Tòa
án Quốc tế, Trọng tài quốc tế và cơ quan tài phán được thành lập trong khuôn
khổ tổ chức quốc tế mà trong phạm vi bài tiểu luận này em xin đề cập đến dạng
thức đầu tiên đó là Tịa án cơng lý quốc tế.
PHẦN NỘI DUNG
I. Khái qt về tịa án cơng lý quốc tế
Tiền thân của Tịa án Công lý Quốc tế (The International Court of Justice –
ICJ) là Tịa án Thường trực Cơng lý Quốc tế (The Permanent Court of
International Justice – PCIJ) – vốn là tòa án của Hội Quốc Liên ra đời vào năm
1922. Tòa PCIJ tồn tại cùng với sự tồn tại của Hội Quốc Liên cho tới khi UN
được thành lập và ICJ ra đời thay thế cho PCIJ vào năm 1946.
Tòa án Cơng lý quốc tế là Tịa án được thành lập và hoạt động trên cơ sở Hiến
chương Liên hợp quốc và Quy chế Tịa án Cơng lý quốc tế. Hiến chương Liên
hợp quốc dành toàn bộ Chương XIV từ Điều 92 đến Điều 96 để quy định những
vấn đề cơ bản về tổ chức, thẩm quyền và hoạt động của Tòa. Quy chế Tòa án

1




Công lý quốc tế gồm 70 điều được coi là một phần phụ lục gắn bó hữu cơ với
Hiến chương Liên hợp quốc. Trụ sở của ICJ đặt tại La Hay, Hà Lan.
II. Cơ cấu tổ chức, chức năng, hoạt động, thẩm quyền của tịa cơng lý quốc
tế (ICJ)
2.1. Cơ cấu tổ chức của tịa án cơng lý quốc tế
Tịa án Cơng lý quốc tế gồm 15 thẩm phán có các quốc tịch khác nhau. Thẩm
phán Tịa án Cơng lý quốc tế được Đại hội đồng và Hội đồng Bảo an Liên hợp
quốc bầu với nhiệm kỳ 9 năm và cứ mỗi năm bầu lại 1/3 số thẩm phán. Tiêu
chuẩn để bầu thẩm phán Tịa án Cơng lý quốc tế căn cứ vào năng lực cá nhân,
tương quan vị trí địa lý và đại diện cho các hệ thống pháp luật trên thế giới.
Thẩm phán của tịa khơng được đảm nhiệm chức vụ chính trị, hành chính hoặc
nghề nghiệp nào trong thời gian đương nhiệm. Bên cạnh các thẩm phán, khi
phiên tịa mở ra, các bên tranh chấp có thể lựa chọn các thẩm phán ad-hoc.
Thẩm phán ad-hoc là thẩm phán do một hoặc các bên tranh chấp khơng có thẩm
phán mang quốc tịch nước mình trong thành phần của tòa đề cử tham gia Hội
đồng xét xử.
Các phụ thẩm có thể được tịa lựa chọn hoặc theo u cầu của các bên tranh
chấp tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp nhằm mục đích tranh thủ thêm
sự đóng góp của các chuyên gia trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động của tòa,
nhất là trong các lĩnh vực kỹ thuật. Ban thư ký đảm trách các dịch vụ tư pháp và
là bên lien lạc giữa tòa và các bên tranh chấp.
2.2. Chức năng của tịa án cơng lý quốc tế
Tịa án Cơng lý quốc tế có 2 chức năng chính:
– Chức năng giải quyết tranh chấp: ICJ là cơ quan có chức năng giải quyết
tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia thành viên Liên hợp quốc và các quốc gia
không phải thành viên Liên Hợp quốc (thỏa mãn những điều kiện do Đại hội
đồng quyết định ). Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của tòa được xác định theo
3 phương thức: Chấp nhận thẩm quyền của tòa theo từng vụ việc, Chấp nhận


2


trước quyền của Tòa trong các điều ước quốc tế, Tuyên bố đơn phương chấp
nhận trước thẩm quyền của tòa.
– Chức năng đưa ra kết luận tư vấn: ICJ thực hiện chức năng đưa ra kết luật
tư vấn khi Đại hội đồng hay Hội đồng bảo an Liên hợp quốc yêu cầu, liên quan
đến những vấn đề pháp lý phát sinh trong thực tiễn hoạt động của các cơ quan
này. Các quốc gia khơng có quyền u cầu tịa đưa ra kết luận tư vấn về tranh
chấp của mình. Các ý kiến tư vấn chỉ mang tính chất khuyến nghị.
2.3. Thẩm quyền của tóa án cơng lý quốc tế
Tịa ICJ có hai thẩm quyền chính: giải quyết tranh chấp và cho ý kiến tư vấn.
Ngồi ra Tịa cịn có các thẩm quyền phái sinh mang tính thủ tục như thẩm
quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
2.3.1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp
Tịa có thẩm quyền áp dụng luật pháp quốc tế để giải quyết tất cả các tranh
chấp pháp lý giữa các quốc gia nếu các quốc gia đồng ý với thẩm quyền của
Tòa. Sự đồng ý chấp nhận thẩm quyền của Tòa của tất cả các bên tranh chấp là
cơ sở pháp lý duy nhất để Tòa có thể xác lập thẩm quyền của mình đối với một
tranh chấp cụ thể. Điều này phù hợp với một trong những nguyên tắc quan trọng
của luật pháp quốc tế: không một quốc gia nào bị buộc phải mang tranh chấp
của mình với quốc gia khác ra cơ quan tài phán quốc tế để giải quyết khi khơng
có sự đồng ý của quốc gia đó.
Sự đồng ý của tất cả các bên tranh chấp có thể được thể hiện bằng nhiều cách
như được trù định ở khoản 1 – 5 của Điều 36 Quy chế Tịa.
- Các quốc gia có thể chấp nhận thẩm quyền của Tịa thơng qua việc tham gia
vào điều ước quốc tế có quy định phải chấp nhận thẩm quyền của Tòa (xem
danh sách tại đây).
- Các quốc gia có thể tại bất kỳ thời điểm nào đưa ra tuyên bố chấp nhận

thẩm quyền của Tòa (xem danh sách tại đây, gồm 73 nước trong đó khu vực
Đơng Nam Á có Campuchia, Philippines và Đơng Timor). Phạm vi chấp nhận
có thể khơng giới hạn, vơ điều kiện hoặc có thể chấp nhận với điều kiện một hay

3


một số quốc gia nhất định cũng chấp nhận có đi có lại như tế, hoặc giới hạn về
nội dung tranh chấp, quốc gia tranh chấp hoặc thời hạn chấp nhận.
- Các quốc gia có ký kết thỏa thuận đặc biệt (special agreement) để chấp
nhận thẩm quyền của Tòa đối với một tranh chấp cụ thể sau khi tranh chấp phát
sinh.
Nói cách khác, thẩm quyền của Tịa có thể xác lập dựa trên quy định của điều
ước quốc tế, tuyên bố của các quốc gia và thỏa thuận đặc biệt. Ngoài ra, trong
một số trường hợp đặc biệt, sự đồng ý chấp nhận thẩm quyền của Tịa có thể
được đưa ra sau khi tuyên bố khởi kiện được đệ trình – trường hợp forum
prorogatum.
2.3.2. Thẩm quyền cho ý kiến tư vấn
Thẩm quyền cho ý kiến tư vấn là thẩm quyền chỉ có ở các tồ án thường trực
như Tồ ICJ và ITLOS mà khơng có ở các tồ trọng tài vụ việc (ad hoc). Cơ sở
pháp lý để Tòa ICJ có thẩm quyền cho ý kiến tư vấn là Điều 96 Hiến chương
Liên hợp quốc. Điều 96(1) quy định Tòa có thể cho ý kiến tư vấn đối với bất kỳ
câu hỏi pháp lý nào theo yêu cầu của Đại hội đồng và Hội đồng Bảo an. Điều
96(2) quy định các cơ quan khác của Liên hợp quốc và các cơ quan chuyên trách
có thể được Đại hội đồng cho phép đệ trình yêu cầu xin ý kiến tư vấn của Tòa về
các câu hỏi pháp lý “phát sinh trong phạm vi hoạt động của các cơ quan này”.
Có hai điều kiện để Tịa có thẩm quyền cho ý kiến tư vấn:
(i) cơ quan, tổ chức xin ý kiến có quyền xin ý kiến (xem danh sách tại đây),

(ii) câu hỏi đặt ra cho Tòa phải là câu hỏi pháp lý. Câu hỏi pháp lý là câu

hỏi “được viết bằng các thuật ngữ pháp lý và nêu lên các vấn đề của luạt quốc tế
… và về bản chất cần trả lời dựa trên luật.”
Một điểm cần chú ý là, khác với quyền xin ý kiến tư vấn không hạn chế của
Đại hội đồng và Hội đồng Bảo an, các cơ quan khác phải thỏa mãn hai điều kiện
tiên quyết: (i) được Đại hội đồng cho phép và (ii) câu hỏi phải nằm trong phạm
vi hoạt động của cơ quan xin ý kiến tư vấn. Năm 1996 Tòa ICJ đã không cho ý
kiến tư vấn theo yêu cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) do câu hỏi mà tổ
4


chức này đưa ra không thuộc phạm vi hoạt động của mình. Mục đích của việc
đưa ra ý kiến tư vấn là làm sáng tỏ về mặt pháp lý các vấn đề mà các cơ quan, tổ
chức này đang xử lý, qua đó, định hướng được hoạt động của các cơ quan, tổ
chức đó.
Một điểm quan trọng cần chú ý là các cơ quan, tổ chức có quyền xin ý kiến
tư vấn của Tịa nhưng Tịa cũng có quyền từ chối không cho ý kiến tư vấn.
Nhưng trường hợp này rất hạn hữu bởi vì một khi cơ quan, tổ chức đã có quyền
xin ý kiến thì với tư cách là cơ quan tư pháp chính của Liên hợp quốc, Tịa
khơng nên từ chối cho ý kiến tư vấn. Việc từ chối này khác với việc Tịa khơng
có thẩm quyền cho ý kiến tư vấn; vấn đề có hay khơng có thẩm quyền phục
thuộc vào việc yêu cầu xin ý kiến tư vấn có thỏa mãn điều kiện ở Điều 96 hay
không. Việc từ chối cho ý kiến tư vấn đang nói ở đây là trường hợp Tịa xét thấy
có thẩm quyền nhưng Tòa từ chối thực thi thẩm quyền đó! Việc từ chối này chỉ
có thể khi Tịa xét thấy có lý do xác đáng (compelling reasons). Một ví dụ mà
Tòa đưa ra là nếu việc đưa ra ý kiến tư vấn vi phạm nguyên tắc rằng không một
quốc gia nào có thể bị buộc mang tranh chấp của mình ra giải quyết ở cơ quan
tài phán quốc tế mà khơng có sự đồng ý của quốc gia đó.
2.3.3. Thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định ở Điều 41
Quy chế Tòa. Điều 41 quy định Tịa sẽ có quyền đưa ra, nếu hồn cảnh yêu cầu,

bất kỳ biện pháp khẩn cấp tạm thời nào nhằm bảo đảm quyền của bất kỳ bên nào
trong tranh chấp. Tất cả các bên tranh chấp đều có quyền yêu cầu Tòa áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Để có thể ra lệnh áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Tịa cần thỏa mãn:
- Tịa có thẩm quyền prima facie đối với vụ việc,
- Quyền mà bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo đảm
phải ít nhất có cơ sở (at least plausible),
- Có mối liên hệ (link) giữa quyền đó và biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể
được yêu cầu áp dụng,

5


- Thực sự có nguy cơ gây tổn hại khơng thể khắc phục đối với quyền của
bên yêu cầu (risk of irreparable prejudice), và
- Tình huống có tính khẩn cấp (urgency).
Biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể giống như bên yêu cầu đề nghị hoặc là
biện pháp mà chính Tịa cho rằng thích hợp. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời có hiệu lực ràng buộc đối với các bên. Xem thêm phân tích về
Quyết định áp dụng biển pháp tạm thời trong Vụ Ukraina v Nga (2017), Vụ
Qatar v UAE (2018), và Vụ Iran v. Mỹ (2018).
2.4. Thực tiễn hoạt động của tịa cơng lý quốc tế (ICJ)
Tịa án Cơng lý quốc tế là cơ quan pháp lý chính của Liên hợp quốc. Đây
khơng phải là một tổ chức lập pháp mà chỉ là một cơ quan tài phán đưa ra các
phán quyết và các kết luận tư vấn trong chừng mực thẩm quyền cho phép. Tuy
nhiên ngày nay khơng có một cơ quan tài phán nào giải quyết các vấn đề của
cộng đồng quốc tế trong một tổng thể và được các quốc gia sử dụng một các
chung nhất trong việc bảo vệ những giá trị của Luật quốc tế như Tịa án Cơng lý
quốc tế.
Các phán quyết và kết luận tư vấn của Tòa đã đề cập mọi khía cạnh khác

nhau của cơng pháp cũng như tư pháp quốc tế, liên quan tới tất cả các bên trên
thế giới tới việc kiểm tra các hệ thống pháp lý khác nhau. Tịa có bước khởi đầu
tốt đẹp qua các vụ Eo biển corfou năm 1949, quyền tị nạn 1950, hay các kết luận
tư vấn Bồi thường thiệt hại cho hoạt động các cơ quan của Liên hợp quốc năm
1949.
Trong thực tiễn hoạt động của tòa đã có 148 vụ tranh chấp được đưa ra trước
tịa (tính đến tháng 6 năm 2010), trong số đó có khoảng 120 vụ tranh chấp đã
được tòa xét xử. Nhiều phán quyết của ICJ đã có ý nghĩa rất quan trọng. Bên
cạnh các phán quyết, ICJ đã đưa ra hơn 20 kết luận tư vấn. Mặc dù số kết luận tư
vấn đưa ra khơng nhiều và các kết luận đó cũng khơng có giá trị pháp lý bắt
buộc đối với các chủ thể nhưng nó có vai trị khơng nhỏ trong quá trình dàn xếp
một số tranh chấp quốc tế.
PHẦN KẾT LUẬN
6


Có thể thấy, trong giai đoạn hiện nay, hội nhập quốc tế trong xu hướng tồn
cầu hóa là u cầu hàng đầu đặt ra với mỗi quốc gia kèm theo đó là sự gia tăng
của quan hệ hợp tác quốc tế. Bên cạnh đó, tồn tại một cách tất yếu như mặt trái
của quan hệ hợp tác giữa các quốc gia là tranh chấp quốc tế cũng gia tăng cả về
số lượng và mức độ nghiêm trọng đòi hỏi phải giải quyết bằng biện pháp hịa
bình và dựa trên các nguyên tắc, quy phạm của Luật Quốc tế nhằm ổn định các
quan hệ quốc tế và duy trì hịa bình, an ninh quốc tế. Và tịa án cơng lý quốc tế
đã thực hiện đúng chức năng của mình khi đứng ra giải quyết các vụ việc quốc
tế một cách công bằng, văn minh

7


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Cơng pháp quốc tế (Quyển 1) do tác giả PGS. TS. Trần Thị Thùy
Dương - Ths.Nguyễn Thị Yên biên soạn, NXB. Hồng Đức – Hội luật gia Việt
Nam, 2017
2. Sách giáo trình Công pháp quốc tế (Quyển 2) do tác giả PGS. TS. Trần Thị
Thùy Dương - Ths. Nguyễn Thị Yên biên soạn, NXB. Hồng Đức – Hội luật gia
Việt Nam, 2019
3. Hệ Thống Văn Bản Pháp Luật Quốc Tế Và Việt Nam Sử Dụng Học Tập Môn
Công Pháp Quốc Tế, TS. Ngô Hữu Phước – Ths. Lê Đức Phương, NXB. Hồng
Đức, 2017

8



×