Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu Bao giờ thì những thị trường mới nổi không còn “đang nổi” nữa? ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.13 KB, 8 trang )

Bao giờ thì những thị trường mới nổi
không còn “đang nổi” nữa? –phần1
Cụm từ “những thị trường mới nổi” đã xuất hiện hơn 25 năm
nay và vừa từng bước xác định lại các ranh giới rộng lớn
của một thế giới đang phải trải qua sự thay đổi kinh tế nhanh
chóng. Nhiều quốc gia bị sụt giảm kinh tế vì chính sự thay
đổi này mặc dù vẫn đang phát triển theo tốc độ tăng trưởng
cùng với những đặc thù riêng của mình trên con đường phát
triển kinh tế.

Hiện nay, dù nhiều thị trường mới nổi đều cho thấy các tín hiệu
về một tầng lớp dân cư trung lưu mạnh mẽ và đang phát triển
nhưng các quốc gia bên ngoài vẫn tự hỏi liệu cụm từ này có đánh
mất chút nào ý nghĩa của nó hay không.

Bởi ban đầu, cụm từ này được dùng để nói tới những nền kinh tế
đang phát triển nhanh ở Châu Á cũng như được sử dụng ở Đông
Âu sau sự kiện bức tường Berlin sụp đổ.

Và ngay khi lợi ích toàn cầu trong những nền kinh tế định hướng
thị trường phát triển thì các nhà đầu tư cũng bắt đầu hướng vào
các nước Mỹ La-tinh như những thị trường mới nổi và cuối cùng
là những quốc gia khác như Inđônêxia, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn
Độ và Nga.
Và theo Mauro Guillen, giáo sư quản lý trường Wharton thì: “Một
khi bạn bắt đầu xếp quá nhiều quốc gia vào cùng một thứ hạng
thì thứ hạng đó sẽ mất đi ý nghĩa. Trong khi Hàn Quốc,
Singapore và Đài Loan đều cùng có những nét đặc trưng như
nhau mà bạn lại xếp các quốc gia đó vào cùng một chỗ với Ấn
Độ, Mêhicô, Áchentina, Inđônêxia và Ba Lan thì nó chẳng còn ý
nghĩa gì nữa. Thế nên cụm từ ‘những thị trường mới nổi’ đã trở


thành nạn nhân của chính sự thành công của nó.”
Còn với giáo sư quản lý trường Wharton, Gerald McDermott, thì
ông cũng đồng ý rằng định nghĩa đó hoàn toàn mập mờ, nhưng ý
nghĩa ẩn sau cụm từ đó thì vẫn đúng như vậy. Ông nói: “Mọi
người bắt đầu sử dụng nó ngày một lỏng lẻo hơn, và ngày càng
nhiều quốc gia được khoanh đỏ lại, nhưng như thế là đánh mất
một chút so với ý nghĩa ban đầu của nó.

Tôi nghĩ nó nên tiếp tục truyền tải một sự thật rằng chúng ta
không định nói về một thế giới đang phát triển theo cách này
hoặc một thế giới đã phát triển theo cách khác. Mà ở đây, chúng
ta dùng nó để nói về những quốc gia với triển vọng rất lớn cũng
như tiềm năng hết sức lớn. Những quốc gia đó đang trưởng
thành chứ không phải những quốc gia đó đang đứng lại.”
Việc ngần ngại về “Thế giới thứ ba”
Năm 1981, trong một cuộc hội nghị quốc tế tổ chức tại Thái Lan,
Antoine W. Van Agtmael, phó giám đốc về bộ phận các thị trường
vốn của International Finance Corp. (IFC) thuộc Ngân hàng Thế
giới đã đưa ra cụm từ “những thị trường mới nổi”.
Nhớ lại điều này, Van Agtmael cho biết lúc đó Thái Lan được xếp
vào cùng nhóm với các nước nghèo thuộc “Thế giới thứ ba”, và
ông cảm thấy cái tên đó đang làm nản lòng các nhà đầu tư khi
định chuyển tiền vào hoạt động ở Thái Lan cũng như ở những
quốc gia nghèo với sự phát triển đầy tiềm năng.
Ông nói: “Mọi người đã ngần ngại về ‘Thế giới thứ ba’. Điều đó
dường như quá khó chịu. Và tôi đã suy nghĩ về những người có
cái cảm giác không bao giờ muốn đầu tư. Tôi đã từng sống ở
Thái Lan và tôi biết đất nước đó tốt hơn những gì mà mọi người
nghĩ rất nhiều. Tôi cảm thấy chúng ta phải sử dụng một cụm từ
mang tính kích thích nâng cao hơn.” Ban đầu, định nghĩa đó chỉ

được áp dụng đối với các thị trường chứng khoán ở những quốc
gia với giới hạn 10.000 đô la Mỹ theo thu nhập bình quân đầu
người. Nhưng những con số tham khảo cụ thể đó ngay lập tức
trở nên mờ nhạt. Và cụm từ “những thị trường mới nổi” bỗng
chốc trở nên đồng nghĩa với “những nền kinh tế mới nổi” và
nhanh chóng không còn phụ thuộc vào thu nhập hoặc những tiêu
chuẩn đánh giá thống kê khác.
Và theo đánh giá của các giảng viên trường Wharton thì yếu tố
quan trọng nhất trong việc định nghĩa một nền kinh tế mới nổi
được thể hiện cho sự phát triển đó chính là sức mạnh của nền
kinh tế cùng các chính sách chính trị của nó chẳng hạn như các
điều luật, các tiêu chuẩn điều chỉnh hay việc tuân theo các hợp
đồng.
Philip Nichols, giáo sư chuyên nghiên cứu luật và đạo đức kinh
doanh của trường Wharton cho rằng sự định nghĩa dựa trên các

×