Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tài liệu Bao giờ thì những thị trường mới nổi không còn “đang nổi” nữa?-phần2 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.17 KB, 12 trang )

Bao giờ thì những thị trường mới nổi
không còn “đang nổi” nữa? –phần2
Cụm từ “những thị trường mới nổi” đã xuất hiện hơn 25 năm
nay và vừa từng bước xác định lại các ranh giới rộng lớn
của một thế giới đang phải trải qua sự thay đổi kinh tế nhanh
chóng. Nhiều quốc gia bị sụt giảm kinh tế vì chính sự thay
đổi này mặc dù vẫn đang phát triển theo tốc độ tăng trưởng
cùng với những đặc thù riêng của mình trên con đường phát
triển kinh tế.


Một cách tiếp cận tinh vi hơn
Theo Witold Henisz, giáo sư quản lý trường Wharton, thì những
nền kinh tế mới nổi gần đây đã bắt đầu xem lại cách tiếp cận của
mình đối với nền kinh tế toàn cầu, cụ thể ngay cả những quốc gia
giàu tài nguyên cũng đang cố gắng chạy theo những thị trường
thương mại thời kỳ bùng nổ hiện nay. Các quốc gia đó vẫn luôn
sẵn sàng hội nhập với những thị trường quốc tế và sẽ chấp nhận
cho người nước ngoài vào nhằm giúp đỡ họ trong việc xây dựng
hạ tầng cơ sở kinh tế nhưng vẫn giữ nguyên một mức chia sẻ lợi
ích lớn hơn. Không như thời kỳ chủ nghĩa thực dân trước đây,
các quốc gia này không yêu cầu được khai thác. Và theo ông,
ngày nay cách tiếp cận trở nên tinh vi hơn nhiều.
Henisz cho biết: “Các quốc gia đều đang nói rằng: ‘Chúng tôi vẫn
sẽ làm việc cùng với các bạn nhưng chúng ta sẽ làm nó theo các
điều luật của chúng tôi.’ Điều này giống như nước Mỹ nhiều hơn
(đó là phong cách tiếp cận các nước khác). Và thế là họ làm việc
để thể hiện được những nguyên tắc giống hệt như chúng ta làm
mà thôi.”

Henisz cũng báo trước không có một tầm quan trọng đơn lẻ nào


khi các nước cùng “đang nổi”. Ông cho biết: “Nó không phải là
một sự chuyển đổi giữa 0 với 1. Những nguồn lực mà chúng ta
đang nói tới đã tạo nên một quốc gia khác biệt đó chính là những
khoảng tối vô hình. Vì không có chuyện nguồn lực ở Nga hay
Braxin lại tồn tại ở Mỹ. Đó chỉ là một vấn đề về ảnh hưởng mà nó
có được, cũng như làm thế nào mà các tổ chức của quốc gia đó
điều tiết được những điều không rõ ràng.”

Trong khi sự chú ý chủ yếu được tập trung vào sự phát triển
nhanh chóng ở Ấn Độ và Trung Quốc, hai quốc gia mà thực sự
gần như không có nơi nào được coi là “đang nổi” hoàn toàn theo
như đánh giá của các nhà phân tích lẫn các giảng viên trường
Wharton. Trong khi cả Ấn Độ và Trung Quốc đều được hưởng
những lợi ích của nền kinh tế phát triển thịnh vượng thì sự giàu
có của quốc gia lại được phân bổ không đồng đều và hầu hết dân
chúng ở những nước này đều sống trong tình trạng nghèo khổ.

Marshall Meyer, giáo sư quản lý trường Wharton, nói rằng nhiều
thành phố Trung Quốc dường như trở nên sành điệu như bất kỳ
thành phố nào ở Châu Âu hoặc Bắc Mỹ, nhưng những vùng nông
thôn ở Trung Quốc thì thực sự vẫn còn nguyên sự nghèo khổ
hoang sơ. Ông lưu ý rằng thu nhập theo hộ gia đình cao hơn đến
10 lần ở những thành phố bên miền duyên hải, kiểu như Thượng
Hải, so với những tỉnh nội địa nông thôn.

Và ông đặt câu hỏi: “Có phải Trung Quốc vừa mới nổi không?” Và
theo Meyer thì: “Nếu bạn nhìn vào sự hình thành nguồn vốn cùng
với sự đầu tư tài sản cố định thì điều đó hoàn toàn đúng như vậy.
Nhưng nếu bạn nhìn vào thu nhập hiện tại theo hộ gia đình thì
điều đó chưa có được.”


Và cũng theo Nichols thì cả Ấn Độ và Trung Quốc đều thực sự
chưa đạt tới được tình trạng “đang nổi”. Ông giải thích rằng cho
dù là một người nước ngoài thì người đó cũng hoàn toàn cảm
thấy thoải mái khi tham gia ký hợp đồng ở Singapore, còn ở Ấn
Độ hoặc Trung Quốc thì không.

Và theo Nichols thì: “Nếu tôi định tiến hành kinh doanh ở Ấn Độ
hoặc Trung Quốc, tôi phải thực sự hết sức cẩn trọng, mà chính
tôi phải thiết lập các nguyên tắc hơn là chỉ nên tin vào những tổ
chức nói rằng họ mở cửa cho những người nước ngoài. Bởi
Trung Quốc đang dịch chuyển một cách rõ ràng nhưng chỉ đối với
những tổ chức hoạt động chính thống và điều đó cũng là thực tế
ở Ấn Độ. Mà bạn cũng có thể đôi khi trở nên ngớ ngẩn nếu chỉ tin
vào một bản hợp đồng, mặc dù Ấn Độ còn phát triển trước cả
Trung Quốc.”

Những quốc gia tạo cho mình thành những gạch nối đầu tiên của
sự phát triển kinh tế thì cũng có thể bị trượt xuống rất nhiều. Và
Guillen giải thích rằng trong những năm đầu của thế kỷ 20,
Áchentina là một trong những quốc gia giàu nhất thế giới. Sau

×