Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Đa dạng hoạt động sinh kế của hộ sản xuất nông nghiệp ở vùng núi huyện sơn tây, tỉnh quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 90 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ TUYẾT

ĐA DẠNG HOẠT ĐỘNG SINH KẾ CỦA
HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở VÙNG NÚI
HUYỆN SƠN TÂY, TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Mã số: 862.01.16

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. LÊ THỊ HOA SEN

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN:
PGS. TS. NGUYỄN VIẾT TUÂN

HUẾ – 2018


i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả các số liệu
trong nghiên cứu của luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
luận văn nào khác.
Tôi xin cảm ơn mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này và tôi xin cam
đoan các thơng tin trích dân trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Huế, ngày



tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Tuyết


ii
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được luận văn tốt nghiệp, ngồi sự giúp đỡ, động viên của gia
đình, bạn bè và nỗ lực của bản thân trong suốt quá trình làm đề tài, tôi xin chân thành
cảm ơn lãnh đạo, tồn thể các thầy giáo, cơ giáo trong Khoa Khuyến nơng và Phát
triển nơng thơn đã tận tình giảng dạy, dìu dắt tơi trong suốt q trình học tập. Cảm ơn
nhà trường, cán bộ và nhân dân huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi để tơi hồn thành khóa luận này. Đặc biệt cho phép tơi được bày tỏ lịng cảm
ơn sâu sắc tới Cơ giáo PGS. TS. Lê Thị Hoa Sen - Người đã trực tiếp giảng dạy, hết
lịng hướng dẫn tơi trong cả quá trình học tập cũng như tiến hành làm luận văn.
Mặc dù đã có cố gắng, song với kiến thức và năng lực cịn nhiều hạn chế nên
khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong nhận được sự chỉ bảo của q thầy
cơ và ý kiến đóng góp của bạn bè để luận văn của tơi được hồn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

Huế, ngày

tháng


năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Tuyết


iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN

Tên đề tài: Đa dạng hoạt động sinh kế của hộ sản xuất nông nghiệp ở vùng
núi huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
Tên học viên:

Nguyễn Thị Tuyết

Giáo viên hướng dẫn:

PGS. TS. Lê Thị Hoa Sen

 Giới thiệu đề tài: Ở vùng nông thôn, đa dạng hoạt động sinh kế là sự ứng
phó của hộ nơng dân với những điều kiện bất ổn của sản xuất và thị trường. Sinh kế đa
dạng bao gồm cả các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp được thực hiện để tạo
ra thu nhập, cùng với những hoạt động chính đó, qua việc sản xuất hàng hóa và dịch
vụ nơng nghiệp và phi nông nghiệp, công lao động, kinh doanh, tự tạo việc làm trong
các doanh nghiệp nhỏ, và các chiến lược khác để giảm thiểu rủi ro (Carter, 1997). Các
nghiên cứu ở Việt Nam nói chung và Quảng Ngãi nói riêng về đa dạng sinh kế hiện
nay vẫn còn hạn chế, chủ yếu là nghiên cứu đa dạng với thu nhập và các yếu tố quyết
định thu nhập. Chính vì vậy, đề tài “Đa dạng hoạt động sinh kế của hộ sản xuất nông
nghiệp ở vùng núi huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi” để đánh giá sự đa dạng và định

lượng mức độ đa dạng là cần thiết để có cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chính
sách để phát triển kinh tế.
● Mục tiêu: Tìm hiểu thực trạng các hoạt động sinh kế của hộ sản xuất nông
nghiệp ở huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi. Xác định xu hướng đa dạng hoạt động sinh
kế và mức độ đa dạng sinh kế của hộ tại địa bàn nghiên cứu. Phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến sự đa dạng hoạt động sinh kế của hộ.
 Nội dung, phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện với các nội dung:
- Tìm hiểu một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội địa bàn nghiên cứu;
- Tình hình sản xuất nơng nghiệp và ngành nghề phi nông nghiệp;
- Đa dạng nguồn thu nhập tại địa bàn nghiên cứu; Đa dạng các nguồn thu nhập
của nông hộ điều tra bao gồm các nguồn thu và phân bổ thu nhập của nông hộ, mức độ
đa dạng các nguồn thu và định hướng đa dạng nguồn thu của nông hộ. Phân tích các
yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng hoạt động sinh kế của nông hộ.
Nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp phân tích định tính và định lượng dựa
trên mẫu khảo sát ngẫu nhiên 90 nông hộ. Phân tích định tính dữ liệu thứ cấp thơng qua
tài liệu thu thập, phỏng vấn sâu người am hiểu, kết quả thảo luận nhóm. Phân tích định
lượng số liệu phỏng vấn hộ thơng qua mã hóa và quản lý bằng phần mềm Excel để đưa ra
các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, tần suất của các biến nghiên cứu. Xác định các yếu tố


iv
ảnh hưởng thơng qua kết quả thảo luận nhóm bằng cách cho điểm, dữ liệu được nhập vào
bảng tính Excel và tính tốn ra các bộ trọng số và chỉ số cần thiết để phân tích.
 Các kết quả nổi bật
Các nguồn thu nhập của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu được chia thành 8 nhóm
bao gồm: Trồng rừng, trồng trọt, chăn nuôi, khai thác thủy sản, công nhân, làm thuê,
lương và buôn bán.
Trồng rừng và trồng trọt là những nguồn thu chủ yếu của các nông hộ trong tất cả
các thời kỳ từ 2009 - 2015. Giá trị của chỉ số đa dạng Simpson (SDI) cho thấy các nông
hộ đa dạng hoạt động sinh kế ở mức độ trung bình và cao và xu hướng đa dạng đang dần

có sự thay thế thu nhập từ sản xuất nơng nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi) bằng các hoạt
động khác.
Các nguồn thu nhập cũng được chia thành 3 nhóm nơng nghiệp (farm), làm thuê
(off-farm) và phi nông nghiệp (non-farm) để cho thấy sự thay đổi tỷ trọng giữa nông
nghiệp và phi nông nghiệp trong tổng thu nhập của hộ gia đình. Mức độ đa dạng trong
nơng nghiệp là mức trung bình và cao trong suốt cả 3 thời kỳ 2009 - 2010, 2012 - 2013 và
2015 - 2016, xu hướng đa dạng trong nơng nghiệp là sự duy trì của trồng rừng và chăn
nuôi, giảm dần tỷ trọng trồng trọt trong tổng thu nhập từ nông nghiệp. Trong cùng thời kỳ,
mức độ đa dạng trong phi nông nghiệp ở mức cao, chỉ số SDI có xu hướng tăng dần từ thu
nhập của các hoạt động công nhân, làm thuê và bn bán. Có 4 nhóm yếu tố ảnh hưởng
đến sự đa dạng hoạt động sinh kế của nông hộ: yếu tố tự nhiên, yêu tố thị trường, yếu tố
điều kiện gia đình và yếu tố xã hội. Kết quả phân tích các yếu tố bằng phương pháp AHP
cho thấy, điều kiện gia đình là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến sự đa dạng hoạt động
sinh kế của nông hộ.
 Kết luận
Các nơng hộ đang đa dạng hóa các hoạt động sinh kế của họ ở mức độ cao, xu
hướng chung là chuyển dần từ trồng rừng, trồng trọt, chăn nuôi sang các hoạt động
ngành nghề khác đem lại thu nhập cao hơn cho nông hộ. Mức độ đa dạng không chỉ
thể hiện bằng số nguồn thu nhập mà còn là sự cân đối trong tỷ trọng thu nhập từ các
nguồn thu của nông hộ. Sự đa dạng hoạt động sinh kế của nông hộ chịu ảnh hưởng
mạnh mẽ bởi các nguồn lực của nông hộ đặc biệt là các nguồn lực về lao động, diện
tích đất sản xuất và vốn của chính mỗi nơng hộ, do đó cần đẩy mạnh cơng tác tun
truyền, khuyến khích người dân đa dạng hoạt động sinh kế phù hợp với điều kiện cụ
thể của từng hộ để đảm bảo giảm nghèo bền vững cho người dân.


v
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................ iii
MỤC LỤC ................................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...........................................................................viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ........................................................................ x
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu: ............................................................................................ 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................ 3
2.1. Sinh kế và các hoạt động sinh kế........................................................................... 3
2.1.1. Khái niệm về sinh kế .......................................................................................... 3
2.1.2. Các nguồn vốn sinh kế ....................................................................................... 4
2.1.3. Hoạt động sinh kế .............................................................................................. 4
2.2. Đa dạng hoạt động sinh kế .................................................................................... 5
2.2.1. Khái niệm về đa dạng, đa dạng hóa, đa dạng sinh kế .......................................... 5
2.2.2. Các yếu tố quyết định đến đa dạng hóa .............................................................. 6
2.2.3. Một số nghiên cứu về đa dạng hóa sinh kế trên thế giới và ở Việt Nam .............. 9
2.3. Các chỉ số đo lường đa dạng sinh kế ................................................................... 12
2.3.1. Chỉ số về nguồn thu nhập tăng hoặc giảm ........................................................ 12
2.3.2. Chỉ số đa dạng Simpson ................................................................................... 13
2.4. Phương pháp phân tích thứ bậc ........................................................................... 14
2.4.1. Nguyên tắc ....................................................................................................... 14
2.4.2. Lợi ích và nhược điểm của AHP ...................................................................... 15
2.4.3. Tiến trình thực hiện .......................................................................................... 15
2.4.4. Ứng dụng của AHP trong nghiên cứu............................................................... 16


vi
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN

CỨU .......................................................................................................................... 17
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 17
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 17
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 17
3.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 17
3.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 18
3.3.1. Điểm nghiên cứu .............................................................................................. 18
3.3.2. Mẫu nghiên cứu ............................................................................................... 18
3.3.3. Thu thập thông tin dữ liệu ................................................................................ 19
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................... 24
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu ................................ 24
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 24
4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................. 26
4.1.3. Cơ cấu kinh tế của huyện Sơn Tây trong các thời kỳ từ 2009-2016 .................. 30
4.1.4. Một số đặc điểm kinh tế - xã hội của xã Sơn Dung và Sơn Long năm 2017...... 32
4.2. Đặc điểm của các hộ điều tra............................................................................... 34
4.3. Thực trạng hoạt động sinh kế của hộ điều tra ...................................................... 35
4.3.1. Nguồn thu nhập của các hộ điều tra.................................................................. 35
4.3.2. Phân bổ thu nhập của các hộ điều tra................................................................ 37
4.3.3. Phân bổ thu nhập theo nhóm ngành nơng nghiệp, làm th, phi nông nghiệp ... 40
4.4. Mức độ đa dạng sinh kế ...................................................................................... 41
4.4.1. Thay đổi số nguồn thu của các hộ điều tra giai đoạn 2009 - 2016 ..................... 43
4.4.2. Mức độ đa dạng hoạt động sinh kế của các hộ điều tra ..................................... 44
4.4.3. Chỉ số SDI của lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp qua các thời kỳ của các
hộ điều tra .................................................................................................................. 46
4.5. Định hướng đa dạng hoạt động sinh kế của nông hộ trong 5 năm tới................... 48
4.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng hoạt động sinh kế ......................................... 49
4.6.1. Các yếu tố và cây phân cấp các yếu tố.............................................................. 51
4.6.2. Trọng số các yếu tố .......................................................................................... 54



vii
4.6.3. Các thông số AHP của các yếu tố ảnh hưởng ................................................... 54
4.7. Những mặt tích cực và tiêu cực của đa dạng sinh kế ........................................... 61
4.7.1. Thay đổi thu nhập qua thời gian ....................................................................... 61
4.7.2. Những mặt tích cực và hạn chế của đa dạng sinh kế ......................................... 62
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 64
5.1. Kết luận .............................................................................................................. 64
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 65
5.2.1. Đối với nông hộ ............................................................................................... 65
5.2.2. Đối với chính quyền ......................................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 67
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 71


viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

AHP

Tiến trình phân tích thứ bậc
(Analytic Hierarchy Process)

DFID

Bộ phát triển Quốc tế Vương quốc Anh
(Department for International Development)

DVNN


Dịch vụ nông nghiệp

FAO

Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc
(Food and Agricuture Organization of The United Nation)

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

SDI

Chỉ số đa dạng Simpson
(Simpson Diversification Index)

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân


ix
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Giá trị SDI và mức độ đa dạng ................................................................... 20
Bảng 3.2. Ví dụ về ma trận so sánh cặp của 3 yếu tố i, j và k ..................................... 21

Bảng 3.3. Thang đánh giá mức độ so sánh ................................................................. 21
Bảng 3.4. Bảng phân loại chỉ số ngẫu nhiên RI .......................................................... 22
Bảng 4.1. Một số đặc điểm nhân khẩu học xã hội của huyện Sơn Tây năm 2016 ....... 27
Bảng 4.2. Cơ cấu kinh tế của huyện Sơn Tây trong các thời kỳ từ 2010- 2016 .......... 31
Bảng 4.3. Một số đặc điểm kinh tế - xã hội của xã Sơn Dung và Sơn Long năm 2017 32
Bảng 4.4. Đặc điểm nhân khẩu học xã hội của các hộ điều tra ................................... 34
Bảng 4.5. Biến động số hộ điều tra ở xã Sơn Dung theo nguồn thu qua các thời kỳ từ
2009 – 2016 ............................................................................................................... 36
Bảng 4.6. Biến động số hộ điều tra ở xã Sơn Long theo nguồn thu qua các thời kỳ từ
2009 - 2016................................................................................................................ 36
Bảng 4.7. Các nguồn thu nhập và phân bổ thu nhập của các hộ điều tra từ 2009 - 2016
ở xã Sơn Dung ........................................................................................................... 38
Bảng 4.8. Các nguồn thu nhập và phân bổ thu nhập của các hộ điều tra từ 2009 – 2016
ở xã Sơn Long ........................................................................................................... 38
Bảng 4.9. Phân bổ thu nhập của hộ điều tra theo nhóm ngành nông nghiệp, làm thuê và
phi nông nghiệp từ 2009 – 2016 ở xã Sơn Dung ........................................................ 40
Bảng 4.10. Phân bổ thu nhập của hộ điều tra theo nhóm ngành nông nghiệp, làm thuê
và phi nông nghiệp từ 2009 – 2016 xã Sơn Long ....................................................... 41
Bảng 4.11. Mức độ đa dạng của các hộ điều tra ở xã Sơn Dung ................................. 45
Bảng 4.12. Mức độ đa dạng của các hộ điều tra ở xã Sơn Long ................................. 45
Bảng 4.13. Đa dạng trong hoạt động nông nghiệp của các hộ điều tra ........................ 47
Bảng 4.14. Đa dạng các hoạt động phi nông nghiệp của các hộ điều tra ..................... 48
Bảng 4.15. Trọng số riêng và trọng số ưu tiên của yếu tố cấp 2 xã Sơn Dung ............ 54
Bảng 4.16. Trọng số riêng và trọng số ưu tiên của yếu tố cấp 2 xã Sơn Long ............. 55
Bảng 4.17. Những mặt tích cực và hạn chế của đa dạng sinh kế hộ ............................ 62


x
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ


Biểu đồ 4.1. Cơ cấu sử dụng đất tại huyện Sơn Tây năm 2016 ................................... 26
Biểu đồ 4.2. Phân bổ thu nhập nông nghiệp, làm thuê và phi nông nghiệp 2 thời kỳ
2009 - 2010 và 2015 – 2016....................................................................................... 43
Biểu đồ 4.3. Sự thay đổi số nguồn thu của hộ ............................................................ 44
Biểu đồ 4.4. Định hướng đa dạng hoạt động sinh kế của hộ điều tra .......................... 49
Biểu đồ 4.5. Thay đổi thu nhập qua thời gian ............................................................. 62

Sơ đồ 4.1. Phương pháp ứng dụng AHP trong phân tích yếu tố ảnh hưởng ................ 50
Sơ đồ 4.2. Cây phân cấp các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng sinh kế của nông hộ ....... 53


1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nông nghiệp là lĩnh vực nhạy cảm với các điều kiện tự nhiên liên quan đến biến
đổi khí hậu, các hiểm họa tự nhiên ngày càng xảy ra thường xuyên hơn và khác nhau ở
mỗi vùng sinh thái nông nghiệp gây thiệt hại đáng kể đến sản xuất và sinh kế của nông
hộ (Lê Cảnh Dũng và cộng sự, 2012). Thêm vào đó biến động giá cả, cụ thể là giảm
giá nơng sản hàng hóa, sự tăng giá của đầu vào sản xuất nông nghiệp đang là thách
thức trong việc cải thiện sinh kế cho người nông dân. Theo Todaro và Smith (2009),
2/3 những người nghèo nhất trên thế giới sống ở vùng nông thôn và sống phụ thuộc
vào sản xuất nông nghiệp. Cùng với sự phát triển của thế giới, sức ép lên các yếu tố
nơng nghiệp ngày càng gia tăng, đó là kết quả của sự tăng dân số cùng với sự suy giảm
diện tích đất sản xuất nơng nghiệp (Sisay, 2010). Việt Nam là một quốc gia nông
nghiệp với khoảng 50% dân số sống dựa vào sản xuất nông nghiệp và 70% dân số
sống ở vùng nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn-PTNT, 2013). Theo
Rao (2006), sản xuất nông nghiệp đơn thuần không đủ khả năng để đem lại thu
nhập đảm bảo cho sự tồn tại của các nông hộ, đặc biệt trong việc đáp ứng các nhu
cầu ngày càng tăng của con người.

Các nông hộ cần đương đầu với các khó khăn trong sản xuất nơng nghiệp bằng
cách đa dạng các hoạt động liên quan đến nông nghiệp và phi nơng nghiệp (Marchetta,
2011). Ở các nước có thu nhập thấp ở châu Á, Mỹ Latinh, châu Phi, con người và các
nhóm kinh tế xã hội có xu hướng đa dạng các hoạt động sản xuất của họ, các nguồn
thu nhập và tài nguyên của hộ gia đình để đảm bảo cho cuộc sống tốt hơn. Ở vùng
nông thôn, đa dạng hoạt động sinh kế là sự ứng phó của hộ nông dân với những điều
kiện bất ổn của sản xuất và thị trường. Sinh kế đa dạng bao gồm cả các hoạt động
nông nghiệp và phi nông nghiệp được thực hiện để tạo ra thu nhập, cùng với những
hoạt động chính đó, qua việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ nông nghiệp và phi nông
nghiệp, công lao động, kinh doanh, tự tạo việc làm trong các doanh nghiệp nhỏ và các
chiến lược khác để giảm thiểu rủi ro (Carter, 1997). Ở Việt Nam, dưới sự tác động của
biến đổi khí hậu, sự hịa nhập kinh tế tồn cầu, sự thay đổi nhanh chóng của khoa học
cơng nghệ cùng với các chủ trương chính sách của nhà nước thì sự đa dạng các hoạt
động sinh kế của nơng hộ có nhiều thay đổi với các xu thế khác nhau đối với từng
nhóm đối tượng và vùng miền khác nhau. Tuy nhiên, các nghiên cứu liên quan để hỗ
trợ hoạch định chính sách hỗ trợ phát triển nơng thơn vẫn còn rất hạn chế. Vùng núi
huyện Quảng Ngãi là một trong những địa phương có nhiều khó khăn trong sản xuất
nơng nghiệp và sinh kế hộ. Đây là lí do mà đề tài nghiên cứu “Đa dạng hoạt động
sinh kế của hộ sản xuất nông nghiệp ở vùng núi huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi”


2
được lựa chọn thực hiện để tạo cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chính sách có
liên quan phát triển kinh tế hộ tại vùng này.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Tìm hiểu thực trạng các hoạt động sinh kế của hộ sản xuất nông nghiệp ở 02 xã
Sơn Dung và Sơn Long, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
- Xác định xu hướng đa dạng hoạt động sinh kế và mức độ đa dạng sinh kế của
hộ tại địa bàn 02 xã nghiên cứu;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự đa dạng hoạt động sinh kế của hộ.



3
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Sinh kế và các hoạt động sinh kế
2.1.1. Khái niệm về sinh kế
Sinh kế
Theo từ điển Oxford, sinh kế được định nghĩa là một tập hợp các hoạt động liên
quan đến việc đảm bảo nước, thực phẩm, thức ăn gia súc, thuốc men, chỗ ở, quần áo
và năng lực dựa trên những nhu cầu làm việc cá nhân hoặc theo nhóm bằng cách sử
dụng nguồn lực (cả về nhân lực và vật chất) để đáp ứng các nhu cầu của cá nhân hay
hộ gia đình trên cơ sở các giá trị bền vững, các hoạt động này thường được thực hiện
nhiều lần.
Theo Chamber and Conway (1992), một sinh kế bao gồm khả năng, tài sản (các
nguồn dự trữ, các nguồn tài nguyên, quyền được bảo vệ và tiếp cận) và các hoạt động
cần có cho một cách thức kiếm sống.
Theo DFID (1999), một sinh kế có thể được miêu tả như là sự tập hợp các
nguồn lực và khả năng mà con người có được kết hợp với những quyết định và hoạt
động mà họ thực hiện để kiếm sống và đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ.
Theo nghiên cứu của Ellis (2000), một sinh kế bao gồm tài sản (assets) - (tự nhiên,
phương tiện vật chất, con người, tài chính và vốn xã hội), các hoạt động và việc tiếp cận
đến các tài sản và các hoạt động này (qua thể chế, quan hệ xã hội), tất cả cùng nhau xác
định sự sống mà cá nhân hay hộ gia đình nhận được.
Như vậy có thể hiểu, sinh kế là sự kết hợp của các tài sản của hộ gia đình và
cách sử dụng các tài sản đó nhằm tạo ra các giá trị để đáp ứng nhu cầu cho cuộc sống.
Trên cơ sở đó, sinh kế của nơng hộ có thể được coi là tập hợp của các tài sản mà nơng
hộ có và việc sử dụng, kết hợp các loại tài sản để hình thành nên một phương cách
kiếm sống, trong đó nổi bật là việc sử dụng đất đai và các nguồn lực khác để sản xuất

nông nghiệp tạo ra thu nhập, đáp ứng các nhu cầu của nông hộ.
Chiến lược sinh kế
Theo DFID (1999), chiến lược sinh kế của các hộ gia đình là quá trình ra quyết
định về các vấn đề liên quan trực tiếp đến hộ gia đình, bao gồm những vấn đề như
thành phần của hộ, tính gắn bó giữa các thành viên, phân bổ các nguồn lực vật chất và
phi vật chất. Để duy trì, hộ gia đình thường có các chiến lược sinh kế khác nhau, có
thể được chia làm 3 loại: Chiến lược tích luỹ là chiến lược dài hạn nhằm hướng tới


4
tăng trưởng và có thể là kết hợp của nhiều hoạt động hướng tới tích luỹ và giàu có;
Chiến lược tái sản xuất là chiến lược trung hạn gồm nhiều hoạt động tạo thu nhập,
những ưu tiên có thể hướng tới hoạt động của cộng đồng và an sinh xã hội; Chiến lược
tồn tại là chiến lược ngắn hạn, gồm cả các hoạt động tạo thu nhập chỉ để tồn tại mà
khơng tích luỹ.
Nơng hộ điều chỉnh chiến lược sinh kế của mình theo nhiều hướng và bắt nguồn
từ những lý do khác nhau, trong đó, đa dạng các hoạt động tạo thu nhập được xem là
một trong những các chiến lược sinh kế giảm rủi ro do các hiểm họa tự nhiên và biến
động kinh tế - xã hội hướng đến sự phát triển bền vững của nông hộ (Ellis, 2000).
2.1.2. Các nguồn vốn sinh kế
Vốn con người: bao gồm kỹ năng, kiến thức và sự giáo dục của từng cá nhân và
các thành viên trong gia đình, sức khỏe, thời gian và khả năng làm việc để họ đạt được
những kết quả sinh kế.
Vốn xã hội: Thuật ngữ này đề cập tới các mạng lưới và mối quan hệ xã hội, các
tổ chức xã hội và các nhóm chính thức cũng như phi chính thức mà con ngừoi tham
gia để từ đó có được những cơ hội và lợi ích khác nhau.
Vốn tự nhiên: đây là thuật ngữ dùng cho cơ sở các nguồn lực tự nhiên (của một
hộ hoặc của một cộng đồng) mà con người trông cậy vào, ví dụ như đất đai, mùa
màng, vật ni, rừng, nước và các nguồn tài nguyên ven biển.
Vốn tài chính: các nguồn lực tài chính mà con người có được như nguồn thu

nhập tiền mặt và các loại hình tiết kiệm khác nhau, tín dụng và các luồng thu nhập tiền
mặt khác như lương hưu, tiền do thân nhân gửi về hay những trợ cấp của nhà nước.
Vốn vật chất: bao gồm các cơng trình hạ tầng xã hội cơ bản và các tài sản của
hộ gia đình hỗ trợ cho sinh kế như giao thông, hệ thống cấp nước và năng lượng, nhà ở
và các đồ dùng, dụng cụ trong gia đình.
Nguồn vốn sinh kế của các nơng hộ rất đa dạng, mang nét riêng cho từng hộ và
thể hiện khả năng của hộ trong việc thực hiện các hoạt động sinh kế. Trong nghiên cứu
này, các nguồn vốn sinh kế của nông hộ sẽ không được làm rõ mà chỉ sử dụng một vài
đặc điểm để đưa ra sự liên hệ của đặc điểm của hộ đến chiến lược đa dạng sinh kế và
mức độ đa dạng.
2.1.3. Hoạt động sinh kế
Hoạt động sinh kế là việc sử dụng các nguồn lực, sức lao động để thực hiện các
hoạt động được kỳ vọng đáp ứng những cơ hội mới, ưu đãi cho phát triển và áp lực
bên ngoài để tạo ra các sản phẩm vật chất, dịch vụ, hàng hóa đáp ứng nhu cầu của con
người (Gibson, 2006).


5
Hoạt động sinh kế của nông hộ là những hoạt động được hình thành từ sự kết
hợp các nguồn lực của nông hộ và cách thức sử dụng các nguồn lực ấy, những hoạt
động này được thực hiện bởi chính nông hộ để tạo ra các giá trị thỏa mãn nhu cầu và
mục tiêu của hộ. Trong phạm vi nghiên cứu này chỉ để cập đến các hoạt động sinh kế
là những hoạt động tạo ra thu nhập của nông hộ để từ đó làm rõ hơn động thái của hộ
đối với sinh kế để gia tăng thu nhập cho mình. Hoạt động sinh kế cũng có thể được
hiểu là nguồn thu nhập của nông hộ.
2.2. Đa dạng hoạt động sinh kế
2.2.1. Khái niệm về đa dạng, đa dạng hóa, đa dạng sinh kế
Đa dạng: Theo DFID (2003), đa dạng là sự tồn tại nhiều nguồn thu nhập khác
nhau tại một thời điểm thời gian.
Đa dạng hóa: Theo DFID (2003), đa dạng hóa là diễn giải sự tạo thành đa dạng

như là một tiến trình kinh tế xã hội, phản ánh các nhân tố - là nguyên nhân dẫn đến sự
chấp nhận chiến lược sinh kế đa dạng của gia đình hay hộ.
Đa dạng hóa sinh kế nơng thơn: Tiến trình mà các hộ gia đình nơng thơn gây
dựng một danh mục đa dạng của các hoạt động và tài sản để sống sót và cải thiện mức
sống của họ (DFID, 2003).
Ngồi ra có thể hiểu đa dạng hóa là sự tăng về số lượng nguồn thu nhập và sự
cân đối giữa các nguồn thu nhập khác nhau, ví dụ, một hộ có hai nguồn thu nhập được
coi là đa dạng hóa hơn một hộ có một nguồn thu nhập, một hộ có hai nguồn thu nhập
mỗi nguồn chiếm 50% được coi là đa dạng hơn hộ có một mguồn thu nhập chiếm 90%
(Joshi và cộng sự, 2002).
Nghiên cứu này vận dụng khái niệm của DFID (2003) kết hợp khái niệm của
Joshi và cộng sự (2002) về đa dạng hóa sinh kế. Đa dạng hóa sinh kế trong nghiên cứu
này được xem là sự gia tăng số lượng các hoạt động tạo thu nhập, nhưng không đặt
nặng vấn đề cấn đối mức thu nhập giữa các hoạt động khác nhau. Tuy nhiên, mức độ
đa dạng thu nhập có xem xét đến tỉ lệ thu nhập của các hoạt động khác nhau thông qua
chỉ số đa dạng thu nhập SDI. Đa dạng hóa hoạt động sinh kế trong nghiên cứu này cịn
có thể xem là sự kết hợp của các hoạt động sinh kế khác nhau, chẳng hạn như các loại
cây trồng, vật nuôi, sản xuất khác và phi nông nghiệp. Sinh kế đa dạng hóa có thể xảy
ra bởi cả đa dạng hóa nơng nghiệp bao gồm sản xuất nhiều loại cây trồng, tăng cây
trồng có giá trị cao; và đa dạng hóa phi nơng nghiệp bao gồm cả di cư, lao động bình
thường, kinh doanh và dịch vụ. Đa dạng hóa sinh kế nơng thơn mơ tả hiện tượng mà
các hộ nông dân thực hiện các hoạt động phi nông nghiệp, hoặc dựa vào tiền chuyển từ
thu nhập phi nông nghiệp để cải thiện mức sống của họ (Ellis, 2005). Nhiều nghiên
cứu của các tác giả ở các nước đang phát triển, điển hình là Châu Phi cho thấy đa dạng


6
hóa các nguồn thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng thu nhập của hộ. Bên cạnh đó, nghiên cứu chỉ ra rằng mối quan hệ giữa đa dạng
hóa theo hướng phi nơng nghiệp và thu nhập của nơng hộ có chiều hướng thuận với

nhau. Reardon (1998) thông qua một vài nghiên cứu từ các vùng nông thôn ở Châu Phi
đã cho thấy tỷ lệ thu nhập từ phi nơng nghiệp có thể đóng góp đến 29% tổng số thu
nhập của các hộ gia đình nơng thơn ở Nam Á. Nhìn chung, thu nhập phi nông nghiệp ở
khu vực nông thôn quan trọng hơn so với khu vực gần thành thị nếu hệ thống cơ sở hạ
tầng tốt hơn. Đây cũng là xu hướng cho mục đích nghiên cứu đa dạng hóa các nguồn
thu nhập tại địa bàn nghiên cứu.
Đa dạng hóa sinh kế được cũng được làm rõ bởi Davies (1996) và Ellis (1998,
2000), bằng cách sử dụng khái niệm về sự thích nghi sinh kế và đa dạng hóa thu nhập,
rất hữu ích trong phân tích sinh kế nông thôn. Thích ứng sinh kế được định nghĩa là
quá trình liên tục thay đổi sinh kế, thường hướng tới tăng cường sự an tồn hiện có, sự
giàu có và giảm tổn thương, giảm nghèo (Ellis, 2000). Thích ứng có thể là tích cực
hoặc tiêu cực: tích cực nếu nó là sự lựa chọn, có thể đảo ngược và tăng cường sự an
tồn; tiêu cực nếu nó là cần thiết, khơng thể đảo ngược và khơng tăng cường sự an
tồn. Thích ứng tiêu cực dẫn đến việc áp dụng các hệ thống sinh kế dễ bị tổn thương
hơn theo thời gian (Davies, 1996). Đa dạng hóa chỉ là một kết quả của sự thích nghi.
Sinh kế đa dạng hóa khơng phải là một hiện tượng mới, nhưng thực tế từ trước đến nay
phản ánh sự khéo léo của nông dân khi phải đối mặt với nghịch cảnh và cơ hội. Đa
dạng hóa là việc tạo ra sự đa dạng như là một tiến trình kinh tế, xã hội, phản ánh áp lực
của cả hai yếu tố và chiến lược, kết quả từ nguyên nhân gia đình chấp nhận đời sống
ngày càng phức tạp.
2.2.2. Các yếu tố quyết định đến đa dạng hóa
Nguồn thu nhập chính của nơng hộ đa phần là từ sản xuất nơng nghiệp. Vì vậy,
thu nhập của hộ sẽ chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố từ các điều kiện tự nhiên, thị
trường và nhất là từ nguồn lực của nông hộ. Bên cạnh đó, thu nhập từ phi nơng nghiệp
cũng đóng vai trị quan trọng quyết định trong nơng hộ. Cụ thể cho những nguồn lực
này đã được các nhà nghiên cứu như Abdulai và CroleRees (2001), Yang (2004),
Marsh và cộng sự (2007), Demurger và cộng sự (2010), Klasen & cộng sự (2013),
Minot và cộng sự (2003) đưa ra rất nhiều yếu tố cho thấy chúng có ảnh hưởng rất lớn
đến sự đa dạng các nguồn thu nhập của hộ gia đình.
Yếu tố tài chính

Đầu tiên, vốn là một trong những yếu tố đầu vào rất quan trọng trong việc phân
bổ cho sự chi tiêu sản xuất của nông hộ như là: mua giống, vật tư, máy móc thiết bị, …
để đảm bảo cho việc sản xuất khơng gặp khó khăn, đi đúng thời vụ nhằm giảm tối
thiểu rủi ro có thể phát sinh và qua đó sẽ tăng thu nhập cho hộ. Hơn nữa, vốn còn giúp


7
nông độ đầu tư và cải thiện các hệ thống tưới tiêu, áp dụng kỹ thuật mới để nâng cao
chất lượng và giảm giá thành cho sản phẩm (Bardhan và cộng sự, 1999). Sự hình thành
vốn thơng qua việc tích lũy từ nhiều nguồn khác nhau như vay từ ngân hàng, các tổ
chức xã hội, đoàn thể hoặc vay từ người thân, bạn bè. Tuy nhiên, nguồn vốn từ bán
chính thức và phi chính thức cịn nhỏ lẻ, tiền vay được lại khơng đủ để phục vụ sản
xuất. Do đó, tín dụng chính thức là một nhu cầu cần thiết cho hộ nhưng khơng phải là
khơng có khó khăn bởi vì nguồn vay này thường hạn chế đối với các nơng hộ ở nơng
thơn khi chi phí giao dịch và rủi ro cao, phần lớn xuất phát từ điều kiện thế chấp của
hộ không đáp ứng được lãi suất cao và không đủ tài sản thế chấp. Mặt khác, trong sản
xuất vẫn thường xảy ra những bất trắc khó lường như: dịch bệnh, mất mùa, giá sản
phẩm giảm, … ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của nông hộ (Lê Khương Ninh, 2011).
Vì lý do này, nơng hộ phải lệ thuộc vào các nguồn vốn phi chính thức hoặc bán chính
thức và với mức lãi suất cao sẽ ảnh hưởng đến ngành nghề cũng như thu nhập của
nông hộ.
Yếu tố nhân lực
Nguồn lao động là lực lượng sản xuất quan trọng nhất của xã hội. Trong hoạt
động tạo thu nhập, lao động không chỉ thể hiện ở số lượng mà còn cả về chất lượng,
độ tuổi lao động đối với nam là từ 15 đến 60 tuổi và nữ từ 15 đến 55 tuổi. Theo nhiều
nghiên cứu về nguồn lực lao động đối với thu nhập cũng như sự gia tăng thu nhập của
nơng hộ, lao động càng tăng thì sự đa dạng hóa càng cao, tuy nhiên vẫn cịn số lao
động phụ thuộc sẽ hạn chế một phần thu nhập của nông hộ. Xét về chất lượng nguồn
lao động cịn thể hiện ở trình độ học vấn, kinh nghiệm, kiến thức chun mơn, … mà
đó là những yếu tố sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của hộ, đặc biệt là trong lĩnh vực phi

nơng nghiệp. Trình độ học vấn là một khía cạnh rất quan trọng để đánh giá chất lượng
của lao động. Theo Yang (2004), Foster và cộng sự (1996), trình độ học vấn đóng vai
trị then chốt đối với sự phát triển của một cá nhân, một tổ chức cũng như một quốc
gia. Học vấn quyết định lợi thế của mỗi người trong việc tạo ra thu nhập bởi học vấn
cao thì sẽ dễ tiếp thu kiến thức mới, áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất và sử dụng
hiệu quả các nguồn lực khác. Bên cạnh đó, học vấn cũng giúp tăng cường khả năng
nắm bắt và xử lý thông tin thị trường để tạo ra cơ hội tham gia các hoạt động phi nông
nghiệp, qua đó làm tăng thu nhập. Đối với chủ hộ, người thường ra quyết định cho
những vấn đề quan trọng nên chẳng những ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ mà
cịn ảnh hưởng đến trình độ học vấn, nghề nghiệp cũng như cơ hội làm việc của các
thành viên trong hộ. Nếu chủ hộ có trình độ học vấn cao thì các thành viên cũng có
trình độ học vấn, kiến thức chuyên môn khá hơn tạo điều kiện tham gia vào các ngành
nghề, phát triển nhiều mối quan hệ hơn (Marsh và cộng sự, 2007). Ngoài ra, tuổi của
chủ hộ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đa dạng hóa thu nhập của
hộ. Chủ hộ là người thường ra quyết định cho mọi vấn đề, vì thế chủ hộ có độ tuổi


8
càng cao thì càng giúp ích cho sự thành cơng của hoạt động nâng cao thu nhập từ
những kinh nghiệm từng trải trong việc phán xét, nắm bắt được thị trường và tình hình
biến động của các hoạt động sản xuất nên giảm được nhiều rủi ro và đẩy mạnh nhiều
hoạt động tạo thu nhập. Phần lớn, chủ hộ là nam giới thì khả năng đa dạng hóa hoạt
động cao hơn (Sujithkumar, 2008).
Yếu tố tự nhiên
Trong nông nghiệp, đất là tư liệu sản xuất đặc biệt và chủ yếu. Nguồn thu nhập
của nông hộ đa phần phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, mà sản xuất nông nghiệp là
dựa vào thủ cơng và quy mơ đất nên diện tích đất sẽ quyết định thu nhập. Những nơng
hộ có ít đất sản xuất thì khơng thể đầu tư hiện đại cho các hoạt động, chất lượng sản
phẩm giảm xuống, giá cả khơng cao từ đó ảnh hưởng đến việc mở rộng quy mô ngành
nghề và cải thiện thu nhập cho người dân (Manjunatha & cộng sự, 2013). Tuy nhiên,

đối với các hoạt động phi nơng nghiệp thì yếu tố đất đai khơng ảnh hưởng lớn vì
khơng sử dụng nhiều nguồn lực sẵn có.
Yếu tố vật chất
Việc tiếp cận và sử dụng các tiện ích điện, nước máy, đường nhựa, hệ thống
thủy lợi nội đồng cũng là điều kiện cho nông hộ đa dạng hóa các hoạt động tạo thu
nhập, nhất là những hộ ở vùng sâu, vùng xa là rất cần thiết.
Yếu tố xã hội
Việc tham gia vào các tổ chức xã hội, đồn thể là điều kiện hữu ích cho nơng hộ
có thêm nguồn vốn hỗ trợ cũng như trao đổi kinh nghiệm, truyền đạt thông tin cho các
thành viên để có được cái nhìn đúng đắn từ ngành nghề và đa dạng nhiều hoạt động
khác để nâng cao thu nhập. Cùng với những yếu tố trên, thời gian cư trú của gia đình
tại địa phương cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến đa dạng hoạt động tạo thu nhập của
nông hộ. Nếu nông hộ sống lâu năm ở địa phương thường được người thân cũng như
các tổ chức xã hội giúp đỡ (về vốn, thông tin thị trường, thơng tin tín dụng và kinh
nghiệm sản xuất) khi cần thiết. Do vậy, các hộ này có điều kiện sinh sống, sản xuất và
tích lũy tốt hơn trong sinh kế của gia đình (Phan Đình Nghĩa, 2010). Ở nơng thơn,
khoảng cách chính là điều kiện giao dịch khó khăn nhất khi thị trường ở quá xa. Đó là
nơi trao đổi, mua bán và được vận hành thông suốt nên sẽ làm tăng giá trị cho sản
phẩm và giúp đẩy mạnh hoạt động để tạo thu nhập. Tuy nhiên, vị trí từ nhà đến thị
trường giao dịch là rất xa và hệ thống tiêu thụ sản phẩm kết cấu hạ tầng nông thôn kém
phát triển, đặc biệt là đường giao thông và phương tiện đi lại không thuận tiện sẽ làm
hạn chế việc giao dịch trực tiếp với khách hàng vì chi phí đi lại khá cao và mất nhiều
thời gian nên chỉ thông qua trung gian từ thương lái, điều này làm mất một phần lợi
nhuận khi phải chia sẻ thu nhập. Thêm vào đó, nơng sản thường được thu hoạch nhiều
nhưng thời gian bảo quản không được lâu mà điều kiện tiếp xúc thị trường lại khó


9
khăn, vì vậy nơng hộ thường bán sản phẩm với giá rẻ cho thương lái để hạn chế thất
thoát. Điều này cho thấy các nông hộ sống gần đô thị như thị trấn, thị xã sẽ có điều

kiện thuận lợi để bán sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng với giá cao hơn mà
không phải tốn nhiều chi phí vận chuyển và sản phẩm ít hư hỏng hơn nên thu nhập
cũng nhiều hơn. Ngồi ra ở đơ thị, nhu cầu của người dân đối với nông sản cũng khá
cao và sẵn sàng trả giá cao nên thu nhập cũng tăng lên. Sống gần đơ thị cịn giúp nơng
hộ dễ tìm được việc làm phi nơng nghiệp, qua đó góp phần cải thiện thu nhập.
2.2.3. Một số nghiên cứu về đa dạng hóa sinh kế trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.3.1. Trên thế giới
Joshi và các cộng sự (2002) xem xét xu hướng đa dạng hóa ở Nam Á với việc
sử dụng số liệu thống kê về diện tích và sản lượng và chỉ số đa dạng của Simpson. Các
tác giả đã chỉ ra rằng đa dạng hóa cây trồng đã tăng lên trong vòng 2 thập kỷ qua ở hầu
hết các nước Nam Á. Tại Ấn Độ, vùng phía Nam và Tây đang đa dạng theo hướng từ
trồng ngũ cốc sang đậu đỗ, hạt có dầu, cây ăn quả và rau. Ở Miền Bắc nông dân đang
chuyển từ sản xuất hạt thô sang sản xuất lúa, lúa mỳ và cây hạt thương phẩm. Vùng
phía Đơng nghèo và kém phát triển hơn nên nông nghiệp độc canh cây lúa nhưng diện
tích lúa gạo cũng hết sức đa dạng. Khi phân tích kinh tế lượng cấp quốc gia số liệu
thống kê nhiều năm thấy rằng mức độ đa dạng hóa gắn liền với mật độ đường sá, đơ
thị hóa, quy mô trang trại, thu nhập trên đầu người. Lượng mưa cũng là yếu tố rất quan
trọng, vùng có lượng mưa thấp có cơ cấu cây trồng đa dạng hơn vùng có lượng mưa lớn
hơn. Điều này có thể cho thấy đa dạng hóa từ sản xuất hạt thơ sang lúa, lúa mì cao sản
có tác động đến an ninh lương thực trong khi đa dạng sang hướng sản xuất cây có giá trị
tạo ra nhiều việc làm trên một hecta và nhiều sản phẩm cho xuất khẩu.
Readon (1997) tóm tắt kết quả của 27 cơng trình nghiên cứu về việc làm phi
nông nghiệp trong nông thôn ở vùng Sub-sahar của Châu Phi. Ơng nhận thấy hoạt
động phi nơng nghiệp tương đối quan trọng trong nông thôn, trong nhiều trường hợp
chiếm khoảng 30 - 50% thu nhập. Nhìn chung thu nhập của lao động làm công trong
các hoạt động phi nông nghiệp. Thu nhập phi nông nghiệp ở nông thôn có xu hướng
quan trọng hơn ở những vùng gần thành phố nơi có hạ tầng cơ sở tốt và mật độ dân cư
đông. Cuối cùng thu nhập phi nông nghiệp quan trọng hơn đối với những hộ khá giả ở
nông thơn.
Trong nghiên cứu về hộ gia đình ở nơng thơn ở Ethiopia, Block, Webb (2001)

thấy rằng đa dạng hóa khỏi hoạt động trồng trọt gắn liền với các hộ có thu nhập cao
hơn, tỷ lệ phụ thuộc cao hơn, hộ có chủ là nam giới và sinh sống ở cao nguyên (vùng
có đất tốt và nhiều mưa). Một trong những động cơ để đa dạng hóa từ trồng trọt sang
chăn nuôi là đảm bảo khỏi bị hạn.


10
Delgado và Simwalla (1997) nghiên cứu cơ cấu đa dạng hóa ở châu Á và châu
Phi. Họ lưu ý ở châu Phi nông dân thường áp dụng mức độ hỗn hợp cây trồng cao như
một chiến lược giảm rủi ro liên quan đến thời tiết bất lợi. Ở nhiều nước châu Á đa
dạng hóa cây trồng gắn liền với giảm tầm quan trọng của cây lúa và chuyển sang cây
ăn quả, rau và chăn ni. Loại hình đa dạng này tăng thu nhập nhưng làm nông dân
phải đối mặt với rủi ro của thị trường, đặc biệt khi hàng hóa là loại mau hỏng. Họ cho
rằng chính phủ đóng vai trị xây dựng thể chế hỗ trợ ví dụ như hợp tác xã và sản xuất
nông nghiệp theo hướng hợp đồng nhằm hỗ trợ cho đa dạng hóa theo hướng sản xuất
hàng hóa có giá trị cao, do đó tăng thu nhập cho nông dân.
Ở Cote d’voire (bờ biển Ngà) việc phá giá tiền tệ năm 1994 đã khuyến khích
trồng ca cao, bông và các cây xuất khẩu khác nhưng hộ giàu có khả năng tận dụng
được cơ hội này hơn chủ yếu là do có nhiều vốn hơn. Ở Kenya chương trình việc làm
lấy lương thực đã làm tăng khả năng thanh tốn bằng tiền mặt của người nơng dân
nghèo, cho phép họ hoạt động phi trồng trọt và tránh phải bán gia súc trong những lúc
hạn hán (Barrrettvaf cộng sự, 2001).
Một số nghiên cứu khác so sánh đa dạng hóa ở Rwanda, Kenya và bờ biển Ngà.
Đa dạng hóa từ trồng trọt sang các hoạt động khác diễn ra mạnh nhất ở những nơi có
lượng mưa thấp và đất xấu. Mặc dù thu nhập của lao động không có tay nghề thường
gắn liền với những hộ nghèo nhưng hầu hết các dạng thu nhập khác có tương quan
dương với thu nhập. Thực tế đa dạng thu nhập cao hơn ở những hộ có thu nhập cao hơn.
Một số nghiên cứu mới đây của West Punjab (Ấn Độ) xem xét hướng dài hạn
của sản xuất nông nghiệp trong thế kỷ 20. Nghiên cứu này chỉ ra rằng diện tích tăng
lên chiếm 71% tăng trưởng sản lượng nông nghiệp trong thời kỳ 1903 - 1952 nhưng

trong giai đoạn 1952 - 1992 đóng quan trọng nhất là tăng năng suất (53%) và đa dạng
hóa (7%). Ở đây đa dạng hóa được hiểu là tăng diện tích cây trồng cho cây trồng có
năng thấp cao.
Nghiên cứu của Ahmed MT (2015) về đa dạng sinh kế ở vùng nông thôn của
Bangladesh, nghiên cứu này đã khảo sát một mẫu ngẫu nhiên 500 hộ gia đình nơng
thơn ở Bangladesh thơng qua một kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên nhiều giai đoạn. Các dữ
liệu sơ cấp được thu thập bằng bảng câu hỏi có cấu trúc kết hợp với lịch phỏng vấn và
các dữ liệu được phân tích bằng thống kê mơ tả và chỉ số Simpson. Kết quả cho thấy
rằng kiều hối đóng góp cao nhất cho các hộ gia đình có thu nhập tiếp theo là hoạt động
kinh doanh và trồng lúa. Hơn nữa kết quả cho thấy, các hộ gia đình nơng thơn
Bangladesh đã đa dạng hóa các hoạt động sinh kế của họ ở mức trung bình. Các hộ gia
đình sở hữu đất đai vừa và nhỏ có nhiều khả năng đa dạng hóa sinh kế của họ so với
các hộ gia đình sở hữu đất cho mục đích khác, khơng có đất và diện tích đất lớn. Hàm
ý là cơ hội việc làm phi nông nghiệp cần được mở rộng để chống lại đói nghèo với các


11
cú sốc và biến động thu nhập. Nó cũng được đề xuất để cung cấp cho sự quan tâm
nhiều hơn đến các hộ gia đình khơng có đất để tăng và đa dạng hóa thu nhập của họ.
2.2.3.2. Tại Việt Nam
Có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về đa dạng hóa ở Việt Nam. Pederson và
Annou (1999) đã sử dụng số liệu điều tra mức sống dân cư 1992 - 1993 để nghiên cứu
các hình thức đa dạng hóa. Họ thấy rằng đa dạng hóa nơng nghiệp gắn liền với những
trang trại nhỏ, diện tích tưới tiêu ít và trình độ học vấn cao hơn. Ngoài ra họ thấy rằng
những hộ tương đối chuyên canh lúa có xu hướng đa dạng hóa thu nhập phi nơng
nghiệp nhiều hơn. Điều này có thể ám chỉ rằng hộ gia đình thích đa dạng hóa trong các
hoạt động làm th, dịch vụ nơng nghiệp hoặc phi nơng nghiệp.
Hennin (2002) mơ tả mơ hình đa dạng hóa ở vùng núi và Trung du Bắc Bộ, tập
trung vào các tỉnh Lạng Sơn. Ông cho rằng chính sách đổi mới đã tăng thu nhập và
kích thích đa dạng hóa thu nhập. Nơng dân ở những vùng được nghiên cứu đã áp dụng

các giống lúa hiện đại và phân bón và đã mở rộng sản xuất các cây hàng hóa như mía,
lạc, đậu tương, thuốc lá, cà phê, quế, chè, hồi. Các hoạt động phi nông nghiệp bị hạn
chế do thiếu các dịch vụ công nghiệp nông thơn, nhưng một số hộ đã có thu nhập từ
dịch vụ khuân vác, sửa chữa xe đạp, xe máy, …. Nông dân đã nêu ra nhiều yếu tố cản
trở đa dạng hóa và giảm nghèo đó là: thiếu vốn, thiếu đất sản xuất, khả năng tiếp cận
thị trường kém, hạ tầng thủy lợi yếu kém, chất lượng giáo dục thấp. Vay vốn từ các tổ
chức tín dụng chính thức kể cả vốn ưu đãi từ qũy vốn xóa đói giảm nghèo cũng không
phải là phổ biến do lãi suất cao, thời hạn cho vay ngắn và thủ tục rườm rà. Mặc dù cải
cách đã mang lại thu nhập cao hơn nhưng nó cũng làm tăng bất bình đẳng, phân hóa xã
hội và làm hỏng một số dịch vụ xã hội.
Một nghiên cứu về huyện Chợ Mới cho rằng giao đất rất có hiệu quả trong
việc thâm canh trong sản xuất lúa ở vùng đất thấp, đa dạng hóa ở vùng đất cao (nhất
là cây ăn quả) và tái tạo đất rừng. Thâm canh ở vùng đất thấp không phải là lựa chọn
đa dạng hóa ở vùng đất cao. Thực tế là thâm canh mang lại thu nhập và an toàn
lương thực cần thiết cho phép hộ có thể đa dạng hóa ở những mảnh đất cao (Fatoux
và các cộng sự, 2002).
Một nghiên cứu ở vùng Ba Bể nhấn mạnh tầm quan trọng của khả năng tiếp
cận trong việc quyết định cơ hội thu nhập. Ở những thôn bản xa xôi nông dân trông
cậy vào trồng trọt và chăn nuôi theo kiểu tự cung tự cấp, họ có ít cơ hội bán sản
phẩm, gặp gỡ cán bộ khuyến nông, hưởng lợi từ các chương trình của Chính phủ hay
kiếm được việc làm phi nơng nghiệp hơn. Kết quả là họ có xu hướng nghèo hơn dân
ở gần đường cái, gần trung tâm đơ thị, ngay cả khi họ có đất thấp có tưới (Alther và
các cộng sự, 2002).


12
Các nghiên cứu gần đây như nghiên cứu của Phan Thị Ánh Hồng (2014) với
nội dung Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa thu nhập của nông hộ ở
huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang đã đưa ra kết luận về xu hướng đa dạng hóa nguồn
thu nhập trên địa bàn là khá thấp, nghiên cứu cũng phân ra các nhóm nguồn thu nhập

và tính tỷ lệ cho mỗi nguồn thu, kết quả là thu nhập từ nông nghiệp chiếm phần lớn
thu nhập của nông hộ. Nghiên cứu cũng đã sử dụng hàm Tobit để xác định các yếu tố
ảnh hưởng đến đa dạng các nguồn thu nhập trên địa bàn và đi đến kết luận tỷ trọng
đóng góp nguồn thu nhập phi nơng nghiệp trong tổng thu nhập của nông hộ chịu ảnh
hưởng bởi các yếu tố: độ tuổi, học vấn của chủ hộ, số lao động, dân tộc, diện tích đất
canh tác, thời gian sống, khoản tiết kiệm trong năm, hội nông dân, hội cựu chiến binh,
hội phụ nữ, hệ thống thủy lợi nội đồng. Đối với các biến như độ tuổi chủ hộ, học vấn
của chủ hộ, số lao động trong gia đình, dân tộc, diện tích đất canh tác và thành viên
tham gia hội nơng dân, hội cựu chiến binh có ảnh hưởng tích cực đến tỷ trong thu nhập
phi nơng nghiệp trong tổng thu nhập của nông hộ.
Nghiên cứu của Đỗ Lê Thúy Vi (2014) về Nhân tố ảnh hưởng đến đa dạng thu
nhập của hộ gia đình nơng thơn Việt Nam cũng đã đưa đến kết luận bằng mơ hình hồi
qui Tobit, nghiên cứu đã phân tích bộ dữ liệu từ cuộc điều tra tiếp cận nguồn lực hộ
gia đình nơng thôn Việt Nam (VARHS) năm 2012 để cho ra các kết quả sau: Các nhân
tố tác động đến đa dạng hóa thu nhập hộ gia đình nơng thơn Việt Nam là tuổi tác, học
vấn và dân tộc của chủ hộ, số lao động và trình độ học vấn của lao động, khoảng cách
đến đường và đến nơi tiêu thụ sản phẩm, tiết kiệm, có tham gia hội, đồn thể, sự thay
đổi của diện tích đất, diện tích nhà và địa bàn sống có ảnh hưởng đến mức độ đa dạng
hóa của hộ gia đình nơng thơn Việt Nam. Trong khi đó, các nhân tố được kỳ vọng là
giới tính, các tài sản riêng của hộ như xe và điện thoại, tổng mức tín dụng và mức độ
thiệt hại từ các cú sốc đã khơng có ý nghĩa thống kê.
2.3. Các chỉ số đo lường đa dạng sinh kế
2.3.1. Chỉ số về nguồn thu nhập tăng hoặc giảm
Trong các nghiên cứu của Ahmed MT (2015), Oleg V. Stakhanov (2010), các
tác giả đã sử dụng số nguồn thu nhập của các hộ gia đình thay đổi qua các năm để đưa
ra các nhận định về tăng hay giảm nguồn thu để đánh giá về đa dạng các hoạt động
sinh kế tăng hay giảm. Trong nghiên cứu của John K.M. Kuwornu và các cộng sự
(2014), số nguồn thu nhập tăng hay giảm theo từng nơng hộ có chủ hộ là nam hay nữ,
có diện tích nơng trại lớn hay nhỏ cũng phản ánh về mức độ đa dạng trong từng nhóm
và ảnh hưởng của giới và diện tích đất canh tác đến đa dạng trong các hoạt động nông

nghiệp và phi nông nghiệp.


13
2.3.2. Chỉ số đa dạng Simpson (SDI)
i) Khái niệm: Chỉ số đa dạng là chỉ số được dùng để đo lường mức độ đa dạng.
Trong sinh thái học, chỉ số này được sử dụng để xem xét đa dạng loài cũng như đa
dạng sinh học trong một môi trường sống nhất định. Giá trị của nó phụ thuộc vào số
lượng lồi và tỷ lệ các lồi trong một hệ mơi trường.
Cách phổ biến để đo lường đa dạng sinh kế là sử dụng vectơ tỉ lệ thu nhập liên
quan đến các nguồn thu khác nhau (Khatun và cộng sự, 2012; Datta và cộng sự, 2011).
Bên cạnh đó, đa dạng sinh kế còn được đo lường bằng các chỉ số như chỉ số Simpson,
chỉ số Herfindahl, chỉ số Ogive, chỉ số Entropy, chỉ số Modified Entropy và chỉ số
Composite Entropy (Khatun và cộng sự, 2012; Datta và cộng sự, 2011; Shaha và cộng
sự, 2011; Shiyani và Pandya, 1998). Nghiên cứu này sử dụng chỉ số đa dạng Simpson
bởi vì cách tính đơn giản, vững mạnh và có khả năng mở rộng.
ii) Ứng dụng của chỉ số Simpson trong nghiên cứu
Chỉ số Simpson được giới thiệu vào năm 1949 bởi Edward H. Simpson, lúc đầu
chỉ sử dụng trong sinh học. Trong những năm trở lại đây, chỉ số này đã được phát triển để
ứng dụng trong khoa học phát triển để đo lường mức độ đa dạng.
Số lượng các nguồn thu nhập là một cách đo lường đa dạng hóa sinh kế được sử
dụng bởi các nhà nghiên cứu khác nhau trước đây. Tuy nhiên, số lượng các nguồn thu
nhập thể hiện cho sự đa dạng hóa có thể có nhiều lỗ hổng trên nhiều mặt. Đầu tiên,
một hộ gia đình có nhiều hơn số lao động hoạt động kinh tế, tất cả những đặc điểm
khác giống nhau, sẽ có khả năng có nhiều hơn số nguồn thu nhập. Điều này có thể
phản ánh nhiều lao động trong gia đình thì càng đa dạng hóa. Thứ hai, điều đó có thể
nói lên rằng có sự khác biệt khi so sánh hộ gia đình nhận các khoản tiền khác nhau từ
các hoạt động với số nguồn thu tương tự. Ví dụ, một hộ gia đình có được 99% thu
nhập từ nơng nghiệp và 1% từ lao động tiền lương có cùng một số nguồn thu nhập như
một gia đình có 50% thu nhập từ nông nghiệp và 50% từ tiền lương lao động. Tuy

nhiên, theo mục tiêu nghiên cứu và các khái niệm đa dạng hóa trên thực tế, các hộ gia
đình với 50% thu nhập của mình từ ni trồng và 50% từ các nguồn phi nơng nghiệp
có thu nhập đa dạng hơn so với một hộ gia đình có được hơn 50% thu nhập của mình
từ khâu ni trồng và phần cịn lại từ các nguồn phi nơng nghiệp. Điều này dẫn đến
một cách đo lường đa dạng hóa thứ hai bằng việc sử dụng chỉ số Simpson. Định nghĩa
về đa dạng hóa liên quan đến số lượng các nguồn thu nhập và sự cân bằng giữa chúng.
Ahmed MT (2015) đã ứng dụng chỉ số đa dạng Simpson (SDI) trong nghiên
cứu về đa dạng sinh kế vùng nông thôn tại Bangladesh để xác định mức độ đa dạng
hoạt động sinh kế của các hộ gia đình theo vùng và từ đó xem xét các yếu tố ảnh
hưởng đến mức độ đa dạng trong các hộ. Chỉ số Simpson cũng được sử dụng trong xác
định mức độ đa dạng để đi đến kết luận về tốc độ đa dạng, Pankaj Kumar (2014) đã


14
tính tốn chỉ số Simpson trong các thời kỳ khác nhau để xác định mức độ đa dạng và
tốc độ đa dạng hóa trong nơng nghiệp đồng thời cho thấy sự thay đổi trong tỷ lệ các
lĩnh vực riêng lẻ về sản xuất lương thực và ngoài lương thực để kết luận về xu hướng
đa dạng hóa trong nơng nghiệp.
Các nghiên cứu về đa dạng sinh kế ở Việt Nam hiện nay chủ yếu đi đến kết luận
về mức độ đa dạng thơng qua các thơng tin định tính, việc ứng dụng chỉ số định lượng
còn rất hạn chế trong khi đó kết quả nghiên cứu về đa dạng sinh kế ở nước ngoài cho
thấy đây là một chỉ số rất hữu ích, phù hợp để ứng dụng trong nghiên cứu về mức độ
đa dạng trong các lĩnh vực đặc biệt trong khoa học nông nghiệp và khoa học phát triển.
2.4. Phương pháp phân tích thứ bậc (AHP)
Phương pháp AHP được Thomas L. Saaty phát triển vào những năm đầu thập
niên 1980 và được biết đến như là quy trình phân tích thứ bậc nhằm giúp xử lý các vấn
đề ra quyết định đa tiêu chuẩn phức tạp. AHP cho phép người ra quyết định tập hợp
được những kiến thức của các chuyên gia về vấn đề nghiên cứu, kết hợp được các dữ
liệu khách quan và chủ quan trong một khuôn khổ thứ bậc logic. Trên hết, AHP cung
cấp cho người ra quyết định một cách tiếp cận trực quan theo sự phán đốn thơng

thường để đánh giá sự quan trọng của mỗi thành phần thơng qua q trình so sánh cặp.
AHP kết hợp được cả hai mặt tư duy của con người cả về định tính và định lượng:
định tính qua sự sắp xếp thứ bậc và định lượng qua kết quả bộ trọng số cho từng yếu tố
thứ bậc.
2.4.1. Nguyên tắc
AHP dựa vào 3 nguyên tắc:
- Phân tích vấn đề ra quyết định (thiết lập thứ bậc);
- Đánh giá so sánh các thành phần (so sánh cặp giữa các yếu tố);
- Tổng hợp các mức độ ưu tiên (xác định các ma trận trọng số).
Phân tích: Tiến hành lựa chọn các chỉ tiêu cần nghiên cứu, phân cấp và loại bỏ
các chỉ tiêu kém quan trọng. Mỗi chỉ tiêu được chia ra một mức phù hợp, được phân
tích dựa vào mức độ quan trọng của chúng. Khi kết thúc, quá trình sẽ lặp đi lặp lại làm
cho vấn đề thay đổi để khách quan hơn. Sau đó chúng được đưa vào trong ma trận để
quản lý vấn đề theo chiều dọc lẫn chiều ngang dưới sự phân cấp tiêu chuẩn của trọng
số. Vì vậy khi tăng thêm số chỉ tiêu thì mức độ quan trọng của các chỉ tiêu này giảm đi
và làm cho vấn đề nghiên cứu càng chính xác hơn.
Đánh giá: Căn cứ lựa chọn và so sánh chỉ tiêu này với các chỉ tiêu khác nhằm
đánh giá chúng ảnh hưởng như thế nào đến vấn đề nghiên cứu của chúng ta. Sử dụng


×