Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu 10 điều cần cân nhắc trước khi nhận việc doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.58 KB, 4 trang )

10 điều cần cân nhắc trước khi
nhận việc
Bạn vừa nhận được lời mời làm việc từ một công ty khá lớn. Có nên hấp tấp nhận
lời?

Lúc này, nhà tuyển dụng đã chính thức chọn bạn. Vấn đề còn lại chỉ còn là quyết
định ở bạn. Với đa phần các bạn trẻ đang mong có việc làm, hành động đầu tiên là
cái gật đầu. Tuy nhiên, sự vội vàng này có thể sẽ khiến bạn hối hận.
Dưới đây là 10 điều bạn nên cân nhắc trước khi chính thức nhận lời nhà tuyển
dụng:
Mức lương
Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, Internet hoặc có thể là
các mối quen biết để tìm hiểu mức lương trung bình của loại công việc bạn ứng
tuyển thường là bao nhiêu. Với những thông tin đó áp dụng vào trường hợp của
bạn như kinh nghiệm và kỹ năng của bạn thì mức lương đó sẽ ở mức nào. Từ đó
bạn sẽ biết được liệu mức lương nhà tuyển dụng đưa ra cho bạn có hợp lý hay
không?
Mức thưởng và trợ cấp
Lương chỉ là một phần trong những điều bạn cần quan tâm khi tìm việc, bạn cần
tìm hiểu cả chế độ đãi ngộ nhân viên của công ty đó như thế nào. Bạn cần biết chế
độ trợ cấp, thưởng, bảo hiểm y tế và một vài chính sách khuyến khích khác của
công ty đó có tốt hay không?
Trách nhiệm công việc
Bạn cần phải đọc và hiểu rõ trách nhiệm công việc của bạn ứng tuyển. Bạn cần so
sánh xem liệu kỹ năng của bạn có phù hợp không và mức lương được trả có thỏa
đáng với khối lượng công việc đó hay không?
Đam mê với công việc
Niềm đam mê với công việc của bạn cũng quan trọng và cần xem xét kỹ như mức
lương vậy. Dựa trên sở thích, kỹ năng bạn có và những kiến thức mà bạn nghĩ bạn
có thể học hỏi và thu lượm ở công ty này để biết được rằng bạn có thực sự yêu
thích và say mê với vị trí công việc này hay không? Bởi vì nếu không có đam mê


công việc thì dù mức lương cao, chắc chắn sau một thời gian bạn cũng sẽ cảm thấy
mệt mỏi và không thể tiếp tục theo đuổi nó nữa.
Đánh giá về uy tín của công ty
Công ty có chính sách đầu tư cho các nhân viên có tài không? Họ có quan tâm tới
sự thăng tiến của nhân viên không? Họ có những chính sách thưởng gì để khuyến
khích nhân viên làm việc tốt không? Các ý kiến của nhân viên có được quan tâm
không?
Tất cả những câu hỏi này chính là chỉ dẫn quan trọng về thương hiệu của một công
ty. Vì vậy nếu bạn có thể trả lời hết các câu hỏi này thì bạn sẽ biết được công ty
bạn sẽ làm việc là công ty như thế nào.

Chắc chắn đó là công việc bạn muốn
Bạn không nên lắng nghe điều mà những người khác nói với bạn rằng bạn nên làm
cho công ty này hay bạn nên làm công ty kia. Trước khi chấp nhận công việc nào
đó hãy chắc chắn rằng đó là công việc bạn muốn làm, không phải công việc mà bố
mẹ bạn muốn hay bất kỳ ai khuyên bạn nên nhận.
Quyết định của bạn nên dựa trên thực tế
Bạn khó có thể tìm được một công việc mà phù hợp với xu hướng mà lại không
khiến cuộc sống của bạn trong tương lai xa có thể thay đổi. Việc quản lý thời gian
cho cuộc sống riêng và công việc sẽ thay đổi liên tục theo từng giai đoạn từ khi
bạn còn độc thân đến khi bạn có gia đình. Vì vậy bạn chỉ cần chọn một công việc
phù hợp với giai đoạn hiện tại và điều kiện thực tế cuộc sống của bạn.
Tìm hiểu nhân viên cũ của vị trí đó hiện tại như thế nào?
Được đào tạo và phát triển là điều quan trọng nhất về công việc đầu tiên bởi vì đó
sẽ là cánh cửa đầu tiên mở ra sự nghiệp của bạn. Vì vậy bạn cần phải biết những
nhân viên trước đây có được sếp khuyến khích và hỗ trợ để thăng tiến trong sự
nghiệp hay không?
Nơi làm việc của vị trí bạn ứng tuyển
Bạn thích có một công việc ứng ý và làm việc ở một thành phố lớn, sôi động hay
một công việc ưng ý và làm việc ở đâu không quan trọng?

Đây là điều mà các sinh viên thường không quan tâm nhiều khi tìm kiếm một công
việc. Thường vì sự năng động và tò mò của tuổi trẻ khiến họ cho rằng đó không
phải vấn đề lớn. Nhưng đó lại là một sai lầm rất lớn, ví dụ nếu nơi làm việc chỉ có
bạn một một đồng nghiệp nữa và bạn thì lại là người hoạt bát thích náo nhiệt. Bạn
có thể sẽ mất đi sự nhiệt tình ban đầu chỉ sau một thời gian ngắn làm việc.
Phải biết chính xác bạn đang tìm kiếm điều gì?
Thực tế, bạn đã phải đầu tư không chỉ tiền bạc mà còn thời gian và công sức để có
được tấm bằng đại học nhưng bạn lại thực sự không biết bạn muốn làm gì sau khi
tốt nghiệp. Có thể bạn hy vọng rằng bạn sẽ được ai đó chỉ dẫn hoặc cứ bước tiếp
rồi bạn sẽ khám phá ra.
Bạn sẽ khó thành công nếu bạn không lên kế hoạch dù là trong tương lai gần cho
cuộc đời mình. Bạn không cần phải lên kế hoạch cho cả cuộc đời một cách chi tiết
nhưng tối thiểu bạn cần phải có ý tưởng nào đó về điều bạn muốn làm nếu không
bạn sẽ chỉ lãng phí thời gian và công sức để xin tuyển từ công việc này đến công
việc khác mà thôi.

×