Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

TRỢ CẤP XUẤT KHẨU VÀ CHỐNG TRỢ CẤP XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚ MẶT HÀNG THÉP HÌNH CHỮ H NHẬP KHẨU TỪ TRUNG QUỐC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỌAI THƯƠNG
LOGISTICS Quốc Tê
---------------------

Tiểu Luận
ĐỀ TÀI: TRỢ CẤP XUẤT KHẨU VÀ CHỐNG TRỢ CẤP XUẤT KHẨU
CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI MẶT HÀNG THÉP HÌNH CHỮ H NHẬP
KHẨU TỪ TRUNG QUỐC

GVHD:
SVTH:

Dương Nguyễn Thị Thu Anh

MSSV:

35191020062


2

TP. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2020

Logistics Q́c Tê


3

NHẬN


XÉT

(Của hội đồng)
Giảng viên 1:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Giảng viên 2:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

Mục lục

Logistics Quốc Tê


4

NHẬN XÉT (Của hội đồng).................................................................................2
Lời nói đầu..........................................................................................................4

Chương 1: Khái niệm các loại Trợ cấp và biện pháp đối kháng.................................5
1.1

Khái niệm Trợ cấp...................................................................................5

1.1.1 Trợ cấp là gì ?.......................................................................................5
1.1.2 Phân loại trợ cấp và cơ chế áp dụng đối với từng loại...............................6
1.2

Các biện pháp chống trợ cấp và biện pháp đối kháng...................................7

1.2.1 Biện pháp tạm thời................................................................................8
1.2.2 Cam kết giữa các nước..........................................................................9
1.2.3 Áp dụng và thu thuế đối kháng...............................................................9
1.2.4 thời hạn áp dụng, rà soát thuế đối kháng và cam kết................................9
1.2.5 Quy trình kiện chống trợ cấp ở Việt Nam..............................................10
Chương 2: Việt Nam chống trợ cấp xuất khẩu đối với mặt hàng thép hình chữ H nhập
khẩu từ Trung Quốc............................................................................................11
2.1 Thực trạng xuất nhập khẩu tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020.......................11
2.2 Thông tin Việt Nam kiện chống bán phá giá sản phẩm thép hình chữ H nhập
khẩu từ Trung Quốc........................................................................................12
2.2.1 Ngày khởi xướng điều tra....................................................................12
2.2.2 Mặt hàng............................................................................................12
2.2.3

Giai đoạn điều tra............................................................................12

2.2.4

Nguyên đơn.....................................................................................13


2.3 Chi tiết Việt Nam kiện chống bán phá giá sản phẩm thép hình chữ H nhập
khẩu từ Trung Quốc........................................................................................13
2.3.1 Khởi xướng điều tra............................................................................14
2.3.3 Gia hạn thời gian ra kết luận sơ bộ.......................................................15
2.3.4 Báo cáo điều tra sơ bộ áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời.....15
2.3.5 Chấm dứt áp dụng biện pháp chống bán phá giá: 02/08/2017..................18
2.3.6 Áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức..................................18
2.3.7

Đính chính quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá: 24/08/2017.....19

2.3.8 Sửa đổi bổ sung quyết định..................................................................19

Logistics Quốc Tê


5

2.3.9 Ban hành quyết định rà soát 27/12/2019................................................20
Chương 3: Giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam giải quyết vấn đề bán phá giá của
hàng nhập khẩu từ Trung Quốc............................................................................20
3.1 Đề xuất giải pháp phòng vệ thương mại......................................................20
3.1.1 Đối với Doanh nghiệp trong nước........................................................20
3.1.2. Đối với hiệp hội chuyên ngành............................................................20
3.1.3 Cơ sở pháp lý phòng vệ thương mại đối với cơ quan quản lý nhà nước....20

Logistics Quốc Tê



6

Lời nói đầu
Việt Nam hiện là một quốc gia thuộc nhóm đang trên đà phát triển và hội nhập về kinh
tế và khoa học công nghệ. Đi cùng với sự tiến bộ đó, không chỉ riêng Việt Nam mà
các nước trên thế giới đều muốn mang sản phẩm của mình đến một thị trường tìm
năng và phát triển, nhằm phát triển kinh tế đất nước từ lợi nhuận thu về.
Trở thành thành viên của WTO là bước phát triển kinh tế được nhiều nước trên thế
giới quan tâm. Hiện tại tổ chức này đã có 150 quốc gia trở thành thành viên. Việt Nam
đã nhanh chống trở thành thành viên của WTO vào ngày11 tháng 01 năm 2007.

Logistics Quốc Tê


7

Mặc tích cực của việc gia nhập WTO nhằm giải quyết các vấn đề mâu thuẫn liên quan
đến nền kinh tế của các nước thành viên và xung đột về quyền lợi giữa các nước thành
viên. Một trong những tranh càng ngày gia tăng giữa các nước là trợ cấp đối với hàng
nhập khẩu tại các nước nhập khẩu. Cụ thể là mặt hàng thép hình chữ H được Việt
Nam nhập khẩu từ Trung Quốc.
Nhằm giải quyết công bằng cũng như hạn chế những tranh chấp này, WTO đã ban
hành văn bản áp dụng chung cho thành viên tham gia WTO. Ngoài các Hiệp ước
chung về thuế quan và mậu dịch áp dụng cho hàng hóa (GATT 1994) và đối với dịch
vụ (GATS), Hiệp định về Trợ cấp xuất khẩu và các biện pháp đối kháng (Hiệp định
SCM) cũng được ban hành song song cùng quá trình phát triển của nền kinh tế.
Hiệp định chỉ ra các quy định chung về việc áp dụng các biện pháp trợ cấp và các quy
định hoạt động của các nước thành viên WTO có thể áp dụng để chống
lại ảnh hưởng của các biện pháp trợ cấp. Hiệp định trên áp dụng với các mặt hàng
công nghiệp, riêng nông nghiệp có văn bản quy định riêng. Nhìn tổng thể, vấn đề trợ

cấp ở các quốc gia phát triển và quốc gia đang phát triển là nguyên nhân của xung đột
chính trị và là một thách thức lớn trong hầu hết các buổi đàm phán chính sách với đối
tác ở các quốc gia phát triển, đặt biệt là những quốc gia còn chưa phát triển. Vìvậy,
vấn đề trợ cấp cần được quan tâm và nghiên cứu khi tham gia vào các hoạt động
thương mại quốc tế của các nước nói chung và của Việt Nam nói riêng.
Chương 1: Khái niệm các loại Trợ cấp xuất khẩu và một số biện pháp đối kháng
1.1

Khái niệm

1.1.1 Khái niệm Trợ cấp là gì ?
-

Theo điều 1 của Hiệp định trợ cấp xuất khẩu và các biện pháp đối kháng (Hiệp
định SCM), Trợ cấp xuất khẩu trong tiếng Anh là Export Subsidies. Trợ cấp
được hiểu là bất kỳ hỗ trợ tài chính nào của Chính phủ hoặc một tổ chức công
(trung ương hoặc địa phương) dưới một trong các hình thức sau mang lại lợi
ích cho doanh nghiệp - Ngành sản xuất như:

Logistics Quốc Tê


8

(a) Chính phủ chuyển trực tiếp các khoản vốn (Vd: cấp phát, cho vay, góp cổ
phần).
(b) Chính phủ cung cấp dịch vụ hàng hóa
(c) Chính phủ góp tiền cho một tổ chức tài trợ hoặc ủy quyền cho một tổ chức
tư nhân thực hiện các hoạt động ở mục (a), (b), (c)
Các khoản hỗ trợ mang lại lợi ích cho thành viên được hưởng hỗ trợ nếu nó

được thực hiện theo cách, một ngân hàng thương mại, một nhà đầu tư tư nhân...
bình thường sẽ không khi nào làm như vậy (vì đi ngược lại những tính toán
thông thường).
1.1.2 Phân loại trợ cấp xuất khẩu và cơ chế áp dụng đối với từng loại
Theo hiệp định trợ cấp và các biện pháp đối kháng (viết tắt SCM) trợ cấp được chia
thành 3 loại:
a) Trợ cấp bị cấm
-

Dựa theo điều 3 - 4 phần hai của hiệp định trợ cấp và các biện pháp đối kháng

-

trợ cấp bị cấm hay còn gọi là trợ cấp đèn đỏ bao gồm những khoảng sau:
+ Trợ cấp ưu tiên sử dụng hàng nội địa hơn hàng nhập khẩu.
+ Trợ cấp xuất khẩu thường là thưởng xuất khẩu.
+ Trợ cấp nguyên liệu đầu vào để xuất khẩu.
+ Ưu đãi bảo hiểm, tín dụng xuất khẩu.
Trợ cấp đèn đỏ là mục tiêu của cá vụ kiện tranh chấp. Các cơ quan có thẩm
quyền giải quyết tranh chấp giải quyết nhanh chóng. Khi cơ quan này đủ thông
tin chứng minh được khoản trợ cấp bất kì thuộc khoản trợ cấp bị cấm sẽ có

-

quyết định thu hồi lệnh trợ cấp ngay lập tức.
Đây là khoản trợ cấp bị cấm đối với tất cả các quốc gia khi tham gia hiệp hội
WTO.

b) Trợ cấp đèn xanh (trợ cấp có thể đối kháng)
-


Trợ cấp đèn xanh quy định các nước thành viên WTO không được lạm dụng trợ
cấp để trục lợi và nhầm làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các nước thành viên
và nước nhập khẩu. Như gây ảnh hưởng tiêu cực đến ngành sản xuất nội địa
của Nước nhập khẩu, bên cạnh đó còn làm phương hại hoặc vô hiệu một số

Logistics Quốc Tê


9

quyền lợi mà thành viên khác được hưởng từ hiệp định GATT 1994 (Quyền lợi
-

ưu đãi thuế quan có ràng buộc).
Một số loại trợ cấp:
+ Trợ cấp các hoạt động nghiên cứu do các công ty, tổ chức nghiên cứu thục
hiện.
+ Trợ cấp để hỗ trợ điều chỉnh các điều kiện sản xuất cho phù hợp với môi
trường kinh doanh mới.
+ Trợ cấp cho các khu vực khó khăn.

-

Trong hiệp định SCM nêu cụ thể không được áp dụng những trợ cấp được áp
dụng cho các ngành hàng khác lên nông sản.

-

Tổn hại trầm trọng tồn tại khi tổng giá trị trợ cấp theo trị giá cho một sản phẩm

vượt quá 5%. Trong tình huống này quốc gia hưởng trợ cấp (Nước xuất khẩu)
cần phải nổ lực chứng minh khoản trợ cấp được hưởng không gây tổn hại đối
với nước khiếu kiện (Nước nhập khẩu). Nếu kết quả của cuộc điều tra cho thấy
bên hưởng trợ cấp có tác động tiêu cực và điều cáo buộc của bên khiếu nại là
có căn cứ thì bắt buộc quốc gia trợ cấp phải thu hồi lại khoản trợ cấp.

-

Các quốc gia thành viên có thể sử dụng các trợ cấp này với diều kiện không
được gây thiệt hại cho thành viên khác hay ngành hàng của nước nhập khẩu,
nếu vi phạm có thể bị kiện ra tổ chức kinh tế thế giới WTO.

C) Trợ cấp đèn vàng (Trợ cấp) không thể đối kháng
- Trợ cấp cuối cùng là trợ cấp đèn vàng. Đây là trợ cấp không mang tính chất
riêng biệt hoặc mang tính chất riêng biệt bao gồm:
+ Hoạt động phát triển công nghiệp mới và hoạt động hát triển tiền cạnh tranh.
+ Giúp đỡ khu vực khó khăn.
+ Hỗ trợ năng cấp phương tiện hạ tầng.
-

Khi một thành viên cho rằng trợ cấp đèn vàng khác có thể dẫn đến những ảnh
hưởng xấu đến ngành công nghiệp nội địa. Thành viên đó có thể khiếu nại và
yêu cầu cơ quan thẩm quyền đưa ra phán quyết về vấn đề này. Các quốc gia

Logistics Quốc Tê


10

thành viên có thể áp dụng hình thức này mà không bị thành viên khác khởi

kiện.
1.2

Các biện pháp chống trợ cấp và biện pháp đối kháng
-

Biện pháp đối kháng là một phần của hiệp định SCM đối với mặt hàng nhập từ
nước ngoài được hưởng trợ cấp. Hiệp định nêu ra những quy tắt về việc khởi tố
đối kháng được các cơ quan tổ chức có thẩm quyền cấp quốc gia điều tra và
những quy định về chứng cứ do các nước liên quan cung cấp để bảo vệ và

-

chứng minh quan điểm cả mình.
Việc điều tra được dừng lại khi kết quả điều tra mức trợ cấp nằm trong mức tối
thiểu (Nhỏ hơn 1% theo trị giá) hoặc số lượng hàng hóa nhập khẩu được hưởng

-

trợ cấp thực tế gây thiệt hại không đáng kể.
Một số vụ điều tra đặt biệt thủ tục điều tra có thời hạn 1 năm. Thuế đối kháng
kết thúc trong 5 năm áp dụng kể từ ngày điều tra trừ khi cơ quan điều tra thông
qua rà soát lần 2 phát hiện ngừng áp thuế sẽ tiếp dẫn trợ cấp và thiệt hại.

1.2.1 Một số biện pháp giải quyết tạm thời
- Đây là biện pháp đựơc áp dụng với sản phẩm nhập khẩu đang được điều tra
trước khi có kết quả cuối cùng.
- Điều kiện áp dụng:
+ Tiến hành việc điều tra thích hợp với các quy định, đã được công bố công khai.
Các quốc gia thành viên và các bên liên quan được tạo điều kiện cung cấp thông

tin bảo vệ quan điểm của mình một cách công bằng như nhau.
+ Kết quả sơ bộ cho thấy khoản trợ cấp và hàng hóa nhập khẩu gây hại đến mặt
hàng hoặc ngành hàng nội địa
+ Cơ quan điều tra nghĩ rằng đây là giải pháp cần thiết để ngăn chặn tổn hại phát
sinh trong suôt thời gian diễn ra điều tra.
-

Xác định thiệt hại là bước quan trọng trong vụ kiện chống trợ cấp. Các biện
pháp chống trợ cấp được xem xét để áp dụng khi kết luận điều tra khẳng định

Logistics Quốc Tê


11

có thiệt hại vượt mức cho phép và gây ảnh hưởng xấu cho ngành sản xuất nội
địa.
1.2.2 Cam kết giữa các nước
- Các nước tự nguyện cam kết khi gia nhập WTO. Khi các nước có thể đi đến thỏa
thuận cuối cùng thì quá trình điều tra có thể chấm dứt mà không phải áp dụng biện
pháp tạm thời
+ Chính phủ giữa nước trợ cấp và nước nhận trợ cấp cấp nhận thỏa thuận xóa bỏ
hay hạn chế trợ cấp.
+ Phía xuất khẩu: Xem xét điều chỉnh lại giá chứng minh với cơ quan có thẩm
quyền rằng biện pháp trợ cấp không còn gây thiệt hại.
-

Trong trường hợp kết quả cho ra không đi đến kết luận như mong muốn của 1
trong các bên liên quan thì coq quanđiều tra tiếp tục điều tra thu thập thông
thông tin chứng cứ cho đến khi kết thúc.


1.2.3 Áp dụng và thu thuế đối kháng
- Khi thu thập đủ thông tin chứng minh, một thành viên hưởng trợ cấp xuất khẩu
một ngành hàng gây tổn hại đối với hàng nội địa. Thành viên xuất khẩu bị đánh
thuế đối kháng theo hiệp định SCM.
- Đây là biện pháp chống trợ cấp nhắm vào các nhà xuất khẩu nước ngoài được
hưởng trợ cấp, chứ không phải nhắm các chính phủ đã thực hiện trợ cấp
1.2.4 Thời hạn áp dụng thu thuế đối kháng, rà soát thuế đối kháng và cam kết
không vi phạm
-

Rà soát thuế: Khi áp dụng mức thuế lên ngành hàng bị áp thuế sau 1 khoảng
thời gian thường tính bằng năm. Các cơ quan có thẩm quyền tiến hành rà soát

-

xem xét lại nên tăng, giảm hay hủy bỏ lệnh áp thuế với thành viên nếu có.
Thời gian áp thuế: Thuế chống trợ cấp không được áp dụng kéo dài không quá
5 năm kể từ khi có quyết định từ cơ quan có thẩm quyền.

Logistics Quốc Tê


12

-

Hiệu lực áp thuế: Quyết định có hiệu lực với sản phẩm hàng hóa nhập khẩu.
Sau thời gian ban hành việc áp thuế chỉ được thực hiện khi gây thiệt hại thực
tế cho ngành hàng nội địa.


1.2.5 Quy trình kiện chống trợ cấp ở Việt Nam

Sơ đồ tóm tắt quy trình kiện chống trợ cấp ở Việt Nam
Diễn giải quy trình chống trợ cấp ở Việt Nam
 Bước 1 : Quốc gia nhập khẩu nộp đơn khiếu kiện lên cơ quan (kèm theo
chứng cứ ban đầu)
 Bước 2 : Cơ quan có thẩm quyền xem xét ra quyết định tiến hành điều tra
(hoặc từ chối đơn kiện, không điều tra).

Logistics Quốc Tê


13

 Bước 3 : Điều tra sơ bộ về trợ cấp và thiệt hại đối với bên khởi kiện (qua
bảng câu hỏi gửi cho các bên liên quan, thu thập, xác minh thông tin, thông
tin do các bên tự cung cấp).
 Bước 4 : Kết luận sơ bộ (có thể kèm theo quyết định áp dung biện pháp
tạm thời như buộc đặt cọc,...).
 Bước 5 : Tiếp tục tiến hành điều tra về trợ cấp và mức độ gây thiệt hại (bao
gồm điều tra thực tế tại nước xuất khẩu)
 Bước 6 : Đi đến Kết luận cuối cùng.
 Bước 7 : Quyết định áp dụng quy định chống trợ cấp (nếu kết quả cuối
cùng khẳng định có việc trợ cấp gây thiệt hại).
 Bước 8 : Rà soát lại biện pháp chống trợ cấp (hàng năm cơ quan điều tra có
thể sẽ điều tra lại biên độ trợ cấp thực tế của từng nhà xuất khẩu và điều
chỉnh mức thuế).
 Bước 9 : Rà soát cuối kỳ (5 năm kể từ ngày có quyết định áp thuế chống
trợ cấp, cơ quan điều tra sẽ tiến hành điều tra lại để xem xét chấm dứt việc

áp thuế).
Chương 2: Việt Nam chống trợ cấp xuất khẩu đối với mặt hàng thép hình chữ H
nhập khẩu từ Trung Quốc
2.1 Thực trạng xuất nhập khẩu tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020
- Bất kì một quốc gia nào trên thời giới cũng không thể tự sản xuất hết tất cả các
loại hàng hóa để đáp ứng nhu cầu cả thị trường trong nước, đặt bệt trong thời kì
hội nhập như hiện nay, nền kinh tế vận hành theo thị trường không còn hoạt
động theo cơ chế tự cung tự cấp như trước nữa.
- Hiện tại chưa có quốc gia nào là có lợi thế về tất cả các sản phẩm, các mặt hàng,
sự trao đổi hàng hóa giữa các nước đã dẫn đến hoạt động xuất nhập khẩu diễn
ra phổ biến. Những quốc gia phát triển thường xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu

Logistics Quốc Tê


14

rất nhiều và ngược lại những nước kém phát triển thì kim nghạch nhập khẩu
lớn hơn xuất khẩu.
- Riêng Việt Nam, nền kinh tế khởi điểm kém, ngay xưa vận hành trong chế độ
bao cấp suốt thời gian dài đóng cửa giao thương với các nước bên ngoài, nền
kinh tế tự cung, tự cấp, công nghệ trang thiết bị lại lạc hậu, quan hệ kinh tế lại
không phát triển. Vận hành trong chế độ như thế đã kìm hãm sự phát triển kinh
tế và hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra với kim ngạch nhỏ, bó hẹp trong một
vài quốc gia cùng chế độ.
- Nhập khẩu 9 tháng/2017 có 27 nhóm hàng đạt trên 1 tỷ USD, chiếm 84,6% trong
tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Đóng góp không nhỏ vào mức tăng đó
là các nhóm hàng: máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 7,2 tỷ USD;
máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác tăng 5,1 tỷ USD; điện thoại các loại
và linh kiện tăng 3,32 tỷ USD; xăng dầu các loại tăng 1,42 tỷ USD so với cùng

kỳ năm 2016.
- Có thể thấy tỉ lệ nhập khẩu của Việt Nam tăng trong giai đoạn 2016-2020 điều
này giúp đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước tuy nhiên cung đã tạo một
số bất cập trong vấn đề trợ cấp nhập khẩu và bán phá giá của các nước xuất
khẩu vào Việt Nam, làm ảnh hưởng đến thị trường nội địa Viể Nam điển hình là
hàng thép hình chữ H nhập khẩu từ Trung Quốc.
2.2 Thông tin Việt Nam kiện chống bán phá giá sản phẩm thép hình chữ H nhập
khẩu từ Trung Quốc
2.2.1 Ngày bắt đầu điều tra
Ngày 5 tháng 10 năm 2016
2.2.2 Sản phẩm
Thép hình chữ H có hình dạng một thân thẳng ở giữa cùng với hai cánh nằm
ngang ở trên và ở dưới, còn được biết đến như là “dầm thép H” hoặc thép dầm

Logistics Quốc Tê


15

cánh rộng; được phân loại theo mã HS/AHTN 7216.33.00, 7228.70.10 và
7228.70.90.
2.2.3 Quá trình điều tra
-

Điều tra hành vi bán phá giá (POI): từ ngày 01/4/2015 đến 31/3/2016.

-

Điều tra thiệt hại của ngành sản xuất trong nước do ảnh hưởng bán phá giá:
POI: từ ngày 01/4/2015 đến 31/3/2016; POI-1: từ ngày 01/4/2014 đến

31/3/2015 và POI-2: từ ngày 01/4/2013 đến 31/3/2014.

2.2.4 Bên khởi kiện
Tên công ty:
Địa chỉ:

Công ty Posco SS Vina.
Phòng 1211, lầu 12, Daimond Plaza, 34 Lê Duẩn, Quận 1,
Thành Phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại:

+84.08.7301.2517

Fax:

+84.64.389.2301

Logistics Quốc Tê


16

2.3 Chi tiết Việt Nam kiện chống bán phá giá sản phẩm thép hình chữ H nhập
khẩu từ Trung Quốc

2.3.1 Khởi xướng điều tra
-

Ngày 5 tháng 10 năm 2016, Bộ trưởng bộ công thương Việt Nam ban hành

quyết định điều tra áp dụng biến pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng thép
hình chữ H có mã HS: 7216.33.000, 7228.70.10 và 7228.70.90 nhập khẩu thị
trường Việt Nam từ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc).

2.3.1.1 Tiên hành điều tra
- 10/08/2016 Cơ quan điều tra yêu cầu hiệp hội thép Việt Nam cung cấp thông tin
để xác định điều kiện của Công ty TNHH Posco SS Vina: Thông tin về soanh
nghiệp, Sản lượng trong giai đoạn 4 năm 2013-2016.
- 28/09/2016 Hiệp hội thép Việt Nam gửi danh sách thông tin các công ty đử điều
kiện yêu cầu điều tra.

Logistics Quốc Tê


17

- Dựa trên thông tin Hiệp hội thép Việt Nam cung cấp: Công ty TNHH Posco SS
Vina là Cty duy nhất tại Việt Nam sản xuất thép hình chữ H. Sản lượng của
Công ty TNHH Posco SS Vina được xác định là sản lượng của ngành snar xuất
trong nước và đủ đại diện cho ngành trong nước nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng
biện pháp chống bán phá giá theo quy định của WTO và Việt Nam.
2.3.3 Gia hạn thêm thời gian kết luận sơ bộ
Ngày 22 tháng 12 năm 2016, Cơ quan điều tra có thẩm quyền quyết định gia hạn
thời gian để các bên liên quan trong vụ kiện thu thập thêm thông tin để bảo vệ
và chứng minh ý kiến của mình.
2.3.4 Báo cáo điều tra sơ bộ áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời
-

Ngày 21 tháng 3 năm 2017, dựa vào thông tin sơ bộ thu thập được cơ quan
thẩm quyền Việt Nam nhận thấy hành vi bán phá giá của mặt hàng thếp chữ H


-

nhập từ Trung Quốc.
Cáo buộc bán phá giá đối với thếp hình chữ H nhập từ Trung Quốc được căn cứ

-

dựa trên việc so sánh giá trị thông thường và giá xuất khẩu.
Công ty TNHH Posco SS Vina đã cung cấp số liệu và tính toán giá thông
thường của mặt hàng thép chữ H nhập khẩu từ Trung Quốc. Từ đó, Công ty

Logistics Quốc Tê


18

TNHH Posco SS Vina tiến hành xây dựng giá trị thông thường qua số liệu và
chi phí sản xuất. Công ty đã xác định chi phí sản xuất trung bình của thép chữ
H là 1,930 Nhân dân tệ/Tấn.

-

Giá bán xuất khẩu sang Việt Nam cả mặt hàng thép chữ H được bên yêu cầu
cung cấp cho được cơ quan điều tra xác minh là có nét tương đồng nhất định.

Logistics Quốc Tê


19


-

Biên độ bán phá giá:

Logistics Quốc Tê


20

-

Dựa vào bảng tính toán biên độ bán phá giá do Công ty TNHH Posco SS Vina
xây dựng lớn hơn ức tối thiểu là 2% đủ điều kiện để điều tra và áp dụng biện

-

pháp chống bán phá giá.
Lượng nhập khẩu bán phá giá: Công ty TNHH Posco SS Vinađã cung cấp số
liệu liên quan đến số lượng nhập khẩu thép hình chữ H vào Việt Nam từ Trung
Quốc.

- Qua bảng số liệu trên có thể thấy số lượng nhập khẩu thép vào Việt Nam từ
Trung Quốc liên tục tăng trong 3 năm và có sự gia tăng đột biến từ giai đoạn
POI-1 đến POI với mức tăng gần 60%
- Bên cạnh đó, thông qua số liệu về thị phần nhập khẩu có thể thấy thị phần
nhập khẩu thép chữ H là từ Trung Quốc, trong POI lượng nhập khẩu sản phẩm
trên chiếm 88% tổng lượng nhập khẩu vào Việt Nam. Số liệu trên cho thấy sự
thống lĩnh thị trường mặt hàng thép hình chữ H của Trung Quốc. Trong khi
lượng sản xuất của Việt Nam lại chiếm tỉ lệ khá nhỏ thì lượng thép nhập khẩu

từ Trung Quốc tăng rõ rệt.
2.3.5 Chấm dứt áp dụng biện pháp chống bán phá giá: 02/08/2017
2.3.6 Áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức
- Ngày 21 tháng 8 năm 2017, Cơ quan điều tra kết luận tồn tại hành vi bán phá
giá, sản phẩm cản trở đáng kể sự phát triển sản phẩm cùng ngành trong nước,
mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá và việc ngăn cảng đáng kể sự
hình thành ngành sản xuất trong nước.

Logistics Quốc Tê


21

-

Sản lượng dự kiến của Việt Nam : 700,000 Tấn/năm. Trong bối cảnh Việt Nam
ngày càng có nhiều dự án quy mô lớn như xây dựng thành phố, xưởng đóng
tàu,...Nhu cầu thép hình chữ tại Việt nam dự đoán tăng, gây ra thiếu hụt trầm
trọng dẫn đến phục thuộc vào nhập khẩu và ảnh hưởng đến cán cân thương
mại.

Bảng mức thuê chống bán phá giá áp dụng cho các công ty Trung Quốc xuất
khẩu mặt hàng thép hình chữ H

Logistics Quốc Tê


22

2.3.7 Đính chính quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá: 24/08/2017

2.3.8 Sửa đổi bổ sung quyết định
Ngày 9 tháng 2 năm 2018, Bộ truongr Bộ công thương bổ sung sửa đổi thông
tin mã HS 7216.33.11, 7216.33.19, 7216.33.90, 7228.70.90
2.3.9 Ban hành quyết định rà soát 27/12/2019
-

Cơ sở yêu câu rà soát: Công ty Rizhao yêu cầu rà soát lại mức thuế chống bán

-

phá giá áp dụng lên công ty này.
Mức thuế chống bán phá giá hiện hành: từ 20,48% tới 29,17% tùy thuộc vào

-

tên nhà xuất khẩu.
Thời kỳ rà soát: 01/01/2019 – 31/12/2019

Chương 3: Giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam giải quyết vấn đề bán phá giá
của hàng nhập khẩu từ Trung Quốc
3.1 Đề xuất giải pháp phòng vệ thương mại
3.1.1 Đối với Doanh nghiệp trong nước
- Cũng cố năng lực, cần thành lập bộ phận pháp chế riêng cho công ty đểt theo dõi
thường xuyên và nắm rõ hành lang pháp lý của doanh nghiệp, đề xuất chiến lược
phòng vệ thương mại .
- Chú ý đưa biện pháp phòng vệ thương mại vào chiến lược kinh doanh của doanh
nghiệp khi kinh doanh cùng mặt hàng với hàng nhập khẩu, để đối phó với các vấn đề
gặp phải trong tương lai.
3.1.2. Đối với hiệp hội chuyên ngành
- Tăng cường năng lực áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Trong một số

trường hợp đặc biệt, chính bản thân hiệp hội còn có thể đại diện cho các DN trong
ngành để khởi xướng các vụ kiện phòng vệ thương mại

Logistics Quốc Tê


23

3.1.3 Cơ sở pháp lý phòng vệ thương mại đối với cơ quan quản lý nhà nước.
- Cơ quan quản lý thường xuyên tổ chức hoạt động hướng dẫn cho doanh nghiệp, hỗ
trợ doanh nghiệp khởi kiện nếu có hồ sơ kiện. Cung cấp chứng từ cần thiết để hỗ trợ
trong suốt quá trình diễn ra sự kiện.
Xây dựng cơ quan liên ngành với bộ phận chuyên về phòng vệ thương mại.
Tham khảo tài liệu:
-

Molisa.gov.vn
Moj.gov.vn
Tapchitaichinh.vn

Logistics Quốc Tê



×