Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

BÀI TIỂU LUẬNĐẶC ĐỂM CỦA TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.24 KB, 48 trang )

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP.HỒ CHÍ MÍNH

BÙI NGỌC BÍCH

ĐẶC ĐỂM CỦA TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ

Tiểu luận giữa kỳ 2: Môm Triết Học Ấn Độ

Ngƣời hướng dẫn khoa học: TS Trương Văn Chung

TP.Hồ Chí Minh ,Năm 2020.


GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP.HỒ CHÍ MÍNH

TÊN TÁC GIẢ: BÙI NGỌC BÍCH
PHÁP DANH: NGỌC LINH
LỚP ĐTTX: KHÓA VI
MSSV: TX 6022

BÀI TIỂU LUẬN
ĐẶC ĐỂM CỦA TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ

Tiểu luận giữa kỳ 2: Môm Triết Học Ấn Độ

Ngƣời hướng dẫn khoa học: TS Trương Văn Chung

TP.Hồ Chí Minh , Năm 2020.



- LỜI CAM ĐOAN :
Tôi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của tơi, dƣới sự hƣớng dẫn khoa
học của TS Trƣơng Văn Chung. Tƣ liệu tham khảo, trích dẫn trong nội dung của bài
tiểu luận là từ chính các văn bản gốc và hồn tồn trung thực
.
(Tác giả tiểu luận ký tên)

Bùi Ngọc Bích
- LỜI CẢM ƠN :
Tôi xin trân thành tri ân những cá nhân, tập thể và những ai liên quan đã hƣớng
dẫn giúp đỡ, cộng tác trong quá trình thực hiện tiểu luận này.
(Tác giả tiểu luận ký tên)
Bùi Ngọc Bích
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT
.........................................................................................................................

………..

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

TP.HCM, ngày …… tháng …… năm 2020

Trưởng tiểu ban xét duyệt

1


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU............................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................4
2. Phạm vi đề tài.....................................................................................................4
3. Cơ sở tài liệu......................................................................................................5
4. Mục đích,nhiệm vụ của tiểu luận.......................................................................4
5. Bố cục tiểu luận.................................................................................................4
B. NỘI DUNG......................................................................................................5
CHƢƠNG 1 : KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN&SỰ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN CỦA
TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ …………………………………………………………… ..
1.1. Điều kiện tự nhiên&điều kiện lịch sử xã hội với quá trình hình thành phát triển của

triết học Ấn Độ cổ đại....................................................................................................6
1.1.1 Điều kiện tự nhiên..................................................................................7
1.1.2 Điều kiện lịch sử xãhội..........................................................................8
1.2. Sự phát triển &các thành tựu với quá trình hình thành phát triển của triết học Ấn
Độ cổ đại....................................................................................................................... 8
1.2.1. sự phát triển của nền văn minh Ấn Độ cổ đại........................................9
1.2.2. Những thành tựu về văn hóa và khoa học............................................9
Chƣơng 2: Nội dung cơ bản của tư tưởng triết học ẤN Độ cổ đại...................9
2.1. Tƣ tƣởng triết học thời kỳ VeDa.......................................................................10
2.1.1. Tƣ tƣởng trong kinh VeDa................................................................................11
2.1.2. Tƣ tƣởng trong kinhUpanisshad.................................................................11
2.1.3. Tƣ tƣởng trong Ramayana và Mahabarata.................................................11
2.2.4 Tƣ tƣởng triết học thời kỳ phật giáo-Bàlamơm...........................................12

Chƣơng 3:đặc điểm của triết học ẤN Độ cổ đại................................................12
3.1.Tính thống nhất và đa dạng-đặc đểm nổi bật của triết học Ấn Độ cổ đại.........12
3.1.2. sự đấu tranh và kế thừa-đặc điểm xuyên suốt trong triết học Ấn Độ cổ đại 13
3.1.3. Triết lý đạo đức nhân sinh với tƣ tƣởng giải thoát-một trong những vấn
đề trung tâm của triết học Ấn Độ cổ đại...................................................16
C. KẾT LUẬN CHUNG...........................................................................................17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................17

2


A. MỞ ĐẦU:
Lý do chọn đề tài:
Cùng với Ai Cập, Babilon và Trung Hoa, Ấn Độ cổ đại là một trong những cái nơi
văn hóa lâu đời, rực rỡ, phong phú, thâm trầm, có sức quyến rũ kỳ diệu của văn minh
nhân loại. Trong nền văn hóa cổ xƣa ấy của Ấn Độ, triết học là một trong những lĩnh
vực đặc sắc, phát triển không thua kém bất kỳ một nền triết học nào trên thế giới.Trên
mảnh đất Ấn Độ, với điều kiện thiên nhiên hết sức đa dạng nhƣng cũng vô cùng kỳ vĩ
và khắc nghiệt; vốn là cái nôi sinh ra và nuôi dưỡng con ngƣời, nhƣng cũng luôn là
những yếu tố chi phối, tác động đến đời sống con người, cùng với chế độ chiếm hữu
nô lệ mang tính chất gia trƣởng hà khắc, lại bị kìm hãm bởi cơng xã nơng thơn bảo
thủ, trì trệ và chế độ phân biệt đẳng cấp xã hội - chế độ varna khắt khe, triết học Ấn
Độ đã hình thành và phát triển; với những nhà tƣ tƣởng, những kinh sách, những
trƣờng phái triết học, tôn giáo đa dạng và sâu sắc, nhƣ kinh Veda, kinh Upanishad, sử
thi Ràmàyana và Mahàbhàrata, Bhagavad - gità, Luận văn kinh tế - chính trị Arthasàstra; nhƣ đạo Bàlamôn, đạo Phật, đạo Jaina và các trƣờng phái triết học nhƣ
Sànkhya, Vais’esika, Nyàya, Yoga, Mimàmsà, Vedànta và “Lục sƣ ngoại đạo”
(Sattirthakaràh), trong đó đặc biệt là trƣờng phái Lokàyata hay Càrvàka...Các trƣờng
phái triết học Ấn Độ cổ đại nhƣ những bông hoa trong vƣờn hoa muôn hương sắc, nảy
sinh trên mảnh đất đặc biệt màu mỡ đó. Nó ln quan tâm đến số phận con ngƣời và
ln trăn trở tìm kiếm lời giải đáp cho hàng loạt câu hỏi liên quan đến vấn đề nhân

sinh nhƣ: “Con ngƣời sinh ra từ đâu? Con ngƣời sống như thế nào? Con ngƣời trú ngụ
ở đâu khi chết đi?” (The Upanishas, vol 2, 1951, p. 71); Ý nghĩa cao đẹp của cuộc đời
con ngƣời là gì? Vì sao con ngƣời lại phải chịu những đau khổ? Làm thế nào để giải
phóng con ngƣời khỏi nỗi khổ của cuộc đời? Chính cách đặt vấn đề và cách thức đi
tìm những phƣơng pháp để giảiquyết vấn đề về nhân sinh nhƣ thế đã làm cho triết học
Ấn Độ cổ đại có sức hấp dẫn kỳ lạ, trở thành đạo lý của người Ấn Độ, mang giá trị
nhân văn sâu sắc; do đó, nó thành thứ “triết học trẻ mãi”, bởi vì nó khơng chỉ thể hiện
mong muốn của ngƣời Ấn Độ trong quá khứ và hiện tại mà còn thể hiện mơ ƣớc của
ngƣời Ấn Độ cả ở tƣơng lai. Ngoài ra , nghiên cứu triết học Ấn Độ cổ đại cịn giúp
chúng ta có một cách nhìn tồn diện và hệ thống về lịch sử phát triển tư tưởng triết học
của nhân loại; góp phần rèn luyện tư duy lý luận, và bổ xung kiến thức triết học còn
thiếu cho riêng mình.Với những lý do trên, tơi chọn vấn đề “Đặc điểm của Triết học
Ấn Độ cổ đại” làm đề tài tiểu luận.
2. Phạm vi đề tài :
1.

Bài tiểu luận khơng nghiên cứu tồn bộ lịch sử triết học Ấn Độ mà chỉ tập trung
nghiên cứu triết học Ấn Độ thời kỳ Veda và thời kỳ Phật giáo - Bàlamơn giáo từ đó đi
đến kết luận chung và làm sáng tỏ nội dung của bài tiểu luận.
3. Cơ sở tài liệu:
Tiểu luận này dựa trên thế giới quan và phương pháp luận làm cơ sở lý luận; đồng
thời tác giả còn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ phân tích
4


và tổng hợp, lơ gích và lịch sử, quy nạp và diễn dịch, đối chiếu và so sánh, khái quát
để nghiên cứu và trình bày tiểu luận.
4. Mục

đích, nhiệm vụ của tiểu luận.


Mục đích của tiểu luận: Từ sự trình bày khái quát quá trình hình thành, phát triển
và nội dung cơ bản của triết học Ấn Độ cổ đại, tiểu luận làm rõ những đặc điểm -ý
nghĩa lịch sử của nó trên các mặt tƣ tƣởng, tơn giáo và đạo đức, trong đời sống văn
hóa tinh thần của dân tộc Ấn Độ.
Nhiệm vụ của luận án: Trình bày, làm rõ những đặc điểm và điều kiện lịch sử xã hội, và các thành tựu về văn hóa, khoa học cổ Ấn Độ tác động, ảnh hƣởng, chi phối
đến qúa trình hình thành, phát triển; đặc biệt đến nội dung và đặc điểm của triết học
Ấn Độ cổ đại.
5 .Bố cục tiểu luận: gồm 3 chƣơng,17 tiểu mục và 17 trang.

B.

NỘI DUNG

Chƣơng 1
KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN VÀ SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT
TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHI N VÀ ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ - XÃ HỘI VỚI QUÁ TRÌNH HÌNH

THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI.

Điều kiện tự nhiên của Ấn Độ.
Ấn Độ là một bán đảo lớn nằm ở miền nam châu Á, hai mặt đông nam và tây nam
1.1.1.

giáp Ấn Độ dƣơng. Theo Will Durant: “Xứ đó là một tam giác mênh mơng, đáy ở
phía bắc, tức dãy Himalaya quanh năm tuyết phủ; đỉnh ở phía nam, tức đầu đảo
Tích Lan, quanh năm nóng nhƣ thiêu nhƣ đốt. Phía tây là Ba Tƣ mà dân chúng,
ngôn ngữ, thần thánh đều rất gần gũi với Ấn Độ thời Veda” (Durant Will, 1954, p.
392).Phía bắc Ấn Độ là dãy Himalaya hùng vĩ, được coi là “nóc nhà của thế giới”.

Theo tiếng Sanskrit, Himalaya nghĩa là “xứ sở của tuyết”, quanh năm tuyết phủ, là
nguồn nƣớc vô tận của các sông lớn như sông Ấn và sông Hằng ở đại lục địa Ấn
Độ. Với trí tưởng tượng hết sức phong phú của ngƣời Ấn Độ, Himalaya là nơi tiếp
giáp giữa cõi trời và trần gian, là nơi trú ngụ, đi về của các đấng thần linh giữa
thiên giới và hạ giới; đó cũng là nơi các vị đạo sĩ đã chọn làm chỗ tu tập, suy tƣ,
5


chiêm nghiệm về nguồn gốc của vũ trụ, về bản chất của nhân sinh, tìm con đƣờng
giải thốt cho chúng sinh khỏi nỗi khổ của cuộc đời. Nói về sự kỳ vĩ và ảnh hƣởng
của dãy Himalaya với đời sống của dân tộc Ấn Độ, Jawaharlal Nehru đã viết:
“Tôi lang thang trên dãy Himalaya, nơi gắn chặt với những chuyện thần thoại và
truyền thuyết xƣa, và nơi đã có nhiều ảnh hƣởng đến tư tưởng và văn học của chúng
tôi. Lịng u mến núi non của tơi và tình ruột thịt với Kashmir đã kéo tơi đến đó,
và tơi đƣợc nhìn thấy khơng những cuộc sống, sinh lực và cái đẹp của hiện tại mà
cả vẻ duyên dáng được ghi nhớ của các thời đại đã qua.” (Jawaharlal Nehru,
1954,).Miền cực bắc Ấn Độ là tỉnh Kashmir, quê hƣơng xứ sở của kỹ nghệ dệt lụa
là, gấm vóc truyền thống cổ xƣa nổi tiếng Ấn Độ, có nguồn gốc xa xƣa từ nền văn
minh thung lũng Indus thuộc Tây Bắc Nam Á ngày nay. Ở phía nam Kashmir là
miền Pendjab, nghĩa là “miền năm con sông” (gồm sông Indus và bốn nhánh sơng
chính là Ravi, Thelum, Chenar và Sutleji) với châu thành lớn Lohore và kinh đô
mùa hè Simla của Ấn Độ trên dãy Himalaya hùng vĩ. Chính những nơi đây, người
Ấn Độ đã sáng tạo ra những truyền thuyết và những truyện thần thoại nhằm lý giải
các hiện tƣợng hết sức đa dạng, mạnh mẽ, bí ẩn của tự nhiên và thăng trầm của đời
sống con ngƣời.
Điều kiện lịch sử - xã hội Ấn Độ .
Quá trình hình thành, phát triển, đặc biệt là nội dung và đặc điểm của triết học
1.1.2.

Ấn Độ không chỉ chịu sự ảnh hƣởng, quy định của điều kiện tự nhiên, trên cơ

sở của nền văn minh Ấn Độ mà c n chị chi ph i sâu ắc bởi đặc điểm và tính
chất của đời ng xã hội Ấn Độ cổ đại. Đặc điểm nổi bật của xã hội Ấn Độ cổ
đại, đ là chế độ nơ lệ mang tính chất gia trưởng, lại bị kìm hãm bởi khép kín,
trì trệ, bảo thủ, kiên c của công xã nông thôn và chế độ phân biệt đẳng cấp xã
hội khắc nghiệt.Trong ngôn ngữ cổ Ấn Độ, khái niệm “nơ lệ” bắt nguồn từ chữ
“dasa”, có nghĩa là “thấp hèn”, đối lập với chữ “arya” nghĩa là “cao quý”, dùng
để chỉ những kẻ nô lệ, tôi tớ, tức những hạng ngƣời là con người nhƣng thân
phận, cuộc đời hoàn toàn lệ thuộc vào ngƣời khác. Chế độ nơ lệ ở Ấn Độ được
hình thành khi ngƣời Aryan làm cuộc di thực chinh phục dân bản địa Ấn Độ,
như giống ngƣời Dravidian, Munda, Naga… từ thiên nhiên kỷ thứ II trƣớc
Công nguyên.Ngƣời


6


Aryan, theo tiếng Sanskrit, “arya” có nghĩa là “cao thượng”, “cao quý”, “quý phái”,
cũng có nghĩa là “cày ruộng” do tiếng Sanskrit là “riar” tạo thành. Họ là giống
ngƣời xa xƣa có gốc gác ở bờ biển Caspian, và ngƣời Ba Tƣ, cùng huyết thống với
họ, hồi xƣa gọi miền bờ biển đó là Aryana - vaejo - “Ngơi nhà của ngƣời Aryan”.
Vào khoảng thời gian ngƣời Aryan Kassites chiếm Babylone, thì những ngƣời
Vedic Aryan bắt đầu xâm nhập Ấn Độ. Ngƣời Aryan hồi đó đang sống đƣới chế độ
thị tộc mạt kỳ, gồm nhiều bộ lạc du mục. Họ nói theo một ngữ hệ chung là ngữ
hệ Ấn - Âu, da sáng, mũi thẳng, vóc ngƣời cao, trái với ngƣời bản địa Dravidian da
ngăm đen, ngƣời thấp. Từ các vùng đồng cỏ thuộc dãy Caucase, họ làm cuộc di trú,
di chuyển dần ra các hƣớng. Vào khoảng giữa thế kỷ XV đến thế kỷ XIII trƣớc
Công nguyên, họ từ miền Hindukush tràn vào cao nguyên Pamir, sau đó họ làm chủ
đƣợc miền bắc Ấn. Lần lần họ tiến qua phía đơng sơng Indus và dọc theo sơng
Ganga cho tới khi làm chủ đƣợc toàn cõi Hindustan (ngƣời Ba Tƣ hồi xƣa dùng
chữ Hindustan để chỉ miền Ấn Độ nằm ở phía bắc sơng Narbuddah).Về tính chất

của chế độ nơ lệ ở Ấn Độ là khá đặc biệt, trước hết, có thể nói đây là chế độ rất hà
khắc, do sự quan niệm và phân biệt rất chặt chẽ và khắt khe các loại nô lệ. Theo
cuốn Artha-sàstra của Cautilia (cuốn sách viết về chế độ kinh tế xã hội Ấn Độ của
vƣơng triều Maurya, đƣợc dịch là Th c lợi l ận hay L ận văn về kinh tế chính trị,
bởi chữ “artha” nghĩa là “lợi ích vật chất” và “sastra” nghĩa là “kinh”) và bộ luật
Manu, nô lệ ở Ấn Độ đƣợc phân chia thành 15 loại khác nhau: 1. Nô lệ do cha mẹ
là nô lệ sinh ra, 2. Nô lệ mua về, 3. Nô lệ do ngƣời khác đem cho, 4. Nô lệ do thừa
kế mà có, 5. Do đói khát mà đi làm nơ lệ, 6. Do phạm tội mà bị xử phạt làm nô lệ,
7. Ngƣời làm con tin bị xem nhƣ làm nô lệ, 8. Nô lệ chiến tù, 9. Nô lệ đƣợc thƣởng
trong các kỳ thi đấu, 10. Nô lệ tự nguyện, 11. Vì bội ƣớc mà phải làm nơ lệ, 12. Nơ
lệ tạm thời, 13. Vì đƣợc kẻ khác ni nấng mà xin làm nơ lệ, 14. Vì lấy nơ lệ mà
thành nơ lệ, 15. Bán mình là nơ lệ (S. Radhakrishnan and Charles A Moore, 1973,
tr. 193 - 223). Vì vậy, đa số chủ nơ thuộc chủng tính trên - ngƣời Aryan, cịn đa số
nơ lệ thuộc chủng tính dƣới - ngƣời bản địa. Sau đó, cùng với sự phát triển của xã
hội Ấn Độ, nhất là sự hình thành các quốc gia thống nhất, chế độ phân biệt đẳng
cấp mở rộng ra để chỉ sự khác nhau không chỉ về sắc tộc, màu da, chủng tính, mà
7


cịn là sự phân biệt cả về quan hệ hơn nhân, nghề nghiệp, tôn giáo, và quan hệ giao
tiếp xã hội… Xuất phát từ những nguyên nhân trên, chế độ “varna” ở Ấn Độ cổ có
thể phân chia xã hội thành nhiều đẳng cấp, nhƣng chung quy lại, theo kinh Rig Veda và Bộ l ật Man , gồm có bốn đẳng cấp hay bốn tập cấp chính:
- Đứng đầu là đẳng cấp Brahmana hay Bràhmin (tăng lữ, tu sĩ Bàlamôn:
Priest or Teacher);
- Thứ hai là đẳng cấp Kshatriya hay Ksatriya (vƣơng cơng, võ sĩ, tƣớng
lĩnh, hay cịn gọi là đẳng cấp chiến sĩ: King or Prince or Warrior);
- Thứ ba là đẳng cấp Vaishya hay Vais’ya (bình dân Ayran, thƣơng nhân và
điền chủ, hay còn gọi là chủ hộ: Tradesman);
- Thứ tƣ là đẳng cấp Shudra hay S’ùdra (ngƣời lao động, tiện dân, hay tầng
lớp nô lệ, tôi tớ: Workers) (xem: Sarvepalli Radhakrishnan and Charles A

Moore, 1973, p. 184 - 189).
Ngồi bốn đẳng cấp trên, trong xã hội cịn có những ngƣời bị coi là ngồi lề đẳng cấp,
những kẻ phạm tội, tầng lớp cùng đinh, hạ đẳng, ti tiện nhất gọi là Paria, nhƣ thổ dân
của bộ lạc Chandala. “Nhóm ngƣời “ngoại tập cấp” đó, mới đầu khơng nhiều lắm, là
tổ tiên của bốn chục triệu tiện dân ở Ấn Độ hiện nay” (Durant Will, 1954, p. 399).
Trong Rig - Veda, X. 90, với bản kinh Tụng ca Con người ng yên th ỷ (To Purusha) đã
có đoạn thuyết giáo cho chế độ đẳng cấp nhƣ sau: “Thần Sáng tạo Brahmà (hay thần
ngã Purusha) đã tự phân thân thành nhiều phần, chúng là những gì?Miệng của Ngài là
gì? Hai tay của Ngài là gì? Hai bắp đùi và hai bàn chân của Ngài là gì?Miệng thần là
đẳng cấp Brahmin, hai tay thần là đẳng cấp Kshatriya, hai bắp đùi thần là đẳng cấp
Vaishya, hai bàn chân thần là đẳng cấp Shudra.” (Sarvepalli Radhakrishnan and
Charles A Moore, 1973, p. 19). Bàlamôn là ngƣời bảo vệ tục lệ, nhƣng nếu có lợi thì
họ khơng qn sửa đổi tục lệ, họ viết lách và chỉ có họ mới là những nhà chun mơn
giải thích thánh kinh Veda. Ngồi ra, cịn có những quy định hết sức khắt khe nhƣ đạo
Bàlamôn là đạo riêng của đẳng cấp Bàlamôn, không cho bất cứ đẳng cấp nào tham dự
vào. Theo giáo lý đạo Bàlamôn, một ngƣời Shudra nghe thánh kinh thì tai sẽ bị điếc,
bị đổ nƣớc sôi vào tai, nếu tụng thánh kinh thì sẽ bị cắt lƣỡi, nếu muốn học thuộc lịng
thánh kinh thì thân thể sẽ bị chặt làm đơi.
1.2..SỰ PHÁT TRIỂN VÀ CÁC THÀNH TỰU VỚI QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH,
PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI
1.2.1. Sự phát triển của nền văn minh cổ Ấn Độ .
Thời kỳ này đã có những bƣớc tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực kinh tế, chính trị,
văn hóa - xã hội. Việc sử dụng đồ sắt làm công cụ sản xuất đã trở thành phổ biến.
Nền kinh tế nông nghiệp đã phát triển tƣơng đối cao. Ngƣời Ấn Độ đã biết mở
8


mang các cơng trình thủy lợi, từ đó tiến hành khẩn hoang đất đai, phát triển các
loại cây trồng mới, với trên 200 loại ngũ cốc, hoa màu đƣợc gieo trồng. Ở thời kỳ
này, ngƣời Ấn Độ cũng biết cải tiến kỹ thuật canh tác, chăm sóc cây trồng, do đó

đã tạo ra năng suất lao động cao hơn trong sản xuất nông nghiệp.Nghề thủ công
nghiệp cũng đạt đƣợc những thành tựu đáng kể, nó tách khỏi nơng nghiệp để trở
thành nền sản xuất độc lập. Đặc biệt, đó là tổ chức phƣờng hội trong sản xuất thủ
công nghiệp.. Trên cơ sở sự phát triển của thời kỳ văn minh này, triết học, tơn giáo
Ấn Độ khơng cịn tính chất tản mạn, mà đã hình thành nên các trƣờng phái có tính
hệ thống, phong phú, đa dạng khác nhau, và đƣợc trình bày thành các kinh sách,
tức các sutras, với hai hệ thống chính, đó là Hệ th ng triết học tơn giáo chính th ng
(as’tika), gồm các trƣờng phái nhƣ Sànkhya, Nyàya, Vais’esika, Yoga,
Mimàmsà, Vedànta và Hệ th ng triết học tơn giáo khơng chính th ng (nas’tika),
gồm các trƣờng phái chính như Jaina, Lokàyata, Phật giáo và “Lục sư ngoại đạo”.
1.2.2. Những thành tựu về văn hóa và khoa học cổ Ấn Độ .

Về toán học, ngƣời Ấn Độ cổ đại cũng có những cống hiến quan trọng. Bước đầu,
họ đã sáng tạo ra hệ thống toán học khá đặc sắc về mọi mặt, cao hơn cả toán học Hy
Lạp, trừ mơn hình học. trong đó phải kể đến việc sáng tao ra các con síp (chiffre), tức
chữ số hay các con sốnhững định luật cơ bản về quan hệ giữa cạnh và đƣờng huyền
của một tam giác vng, biết giải phƣơng trình bậc 2, 3...
Nền y học Ấn Độ đã xuất hiện rất sớm, ngay từ thời kỳ Veda. Trong cuốn sách cổ
nhất mà ngày nay ngƣời ta cịn giữ đƣợc, đó là kinh Atharva-Veda, xen vào nội
dung mang tính thần chú là chủ yếu, có những đoạn kể các bệnh và triệu chứng của
mỗi bệnh. Ở thời kỳ này, phƣơng pháp trị bệnh, ban đầu còn rất lạc hậu, nó chủ
yếu dựa vào phƣơng thuật có tính chất bùa chú, phù phép của các phù thủy. cho
rằng nƣớc lạnh là thứ thuốc công hiệu cho đa số các bệnh của con ngƣời.
Về văn học, thành tựu nổi bật nhất của văn học nghệ thuật của ngƣời Ấn Độ cổ là
họ đã sáng tạo ra các áng văn chƣơng bất hủ nhƣ kinh Veda và các bộ sử thi lớn
nhƣ Mahābhārata, Bhagavad - gità, Rāmāyana, cả Luận văn kinh tế - chính trị
Artha - sàstra của Cautilya; Để giáo dục quần chúng, ngoài các trƣờng đại học và
trƣờng làng ra, người Ấn Độ cổ còn dùng việc truyền khẩu các kinh sách là
phƣơng tiện chính để truyền thụ tri thức, giáo dục đạo đức luân lý .
9



Chƣơng 2
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA
TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI
2.1.TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC THỜI K VEDA (khoảng từ thế kỷ XV trước Công

nguyên đến thế kỷ VI trước Công nguyên).
Thời kỳ Veda là thời kỳ ngƣời Aryan làm cuộc di thực, xâm nhập Ấn Độ. Sau quá
trình chinh phục và dung hợp với nền văn hóa của ngƣời bản địa, ngƣời Aryan đã
tạo dựng nên một nền văn minh mới - văn minh Veda, tiếp nối nền văn minh Indus
và trở thành chủ nhân của Ấn Độ. Trong thời kỳ này, triết học Ấn Độ đã trải qua
các giai đoạn phát triển khác nhau, phản ánh các thời đại phát triển khác nhau của
xã hội Ấn Độ Thời đại th nhất là thời đại Rig - Veda (khoảng từ năm 1500 đến
năm 1000 tr. CN). Thời đại th hai là thời đại aj r - Veda (khoảng từ năm 1000
đến năm 800 tr. CN). Vào thời đại này, ngƣời Aryan đã từ các vùng khác nhau của
miền Pendjab tiến vào lƣu vực sông Hằng. Họ định cư và phát triển nghề canh nông
tại những khu vực đồng bằng đất đai phì nhiêu dọc theo lƣu vực sơng Hằng. Họ
học tập ngƣời bản địa kỹ thuật canh tác lúa nƣớc và cách thức tổ chức, quản lý xã
hội theo chế độ làng xã. Cùng với việc xây dựng nên chế độ nơ lệ mang tính chất
gia trƣởng, chế độ phân biệt đẳng cấp xã hội (chế độ varna) hà khắc và những lễ
nghi, giới luật tôn giáo hết sức khắt khe, phiền phức của đạo Veda và sau đó là đạo
Bàlamơn cũng đã được thiết lập.
2.1.2. Tư tưởng triết học trong kinh Upanishad
Ấn Độ xem kinh Veda là những chân lý có tính chất thiên khải, do thần linh mách
bảo cho loài ngƣời ở mỗi đầu chu kỳ của vũ trụ. 1) Thời đại Vàng (krota - yuga)
màu đỏ; 2) Thời Bạc (treta - yuga), màu trắng, là thời đại cơng bình; 3) Thời đại
Đồng (drapara - yuga), màu vàng, là thời đại bắt đầu khủng hoảng và sa đọa, con
ngƣời khơng cịn u chân lý nữa, tai ƣơng cũng đổ xuống họ; 4) Thời đại Sắt (kali
- yuga), màu nâu, là thời đại tai ƣơng tràn ngập, thế giới suy vong. Sau thời kỳ này,

lịch sử thế giới lại trở về với thời đại hoàng kim, để bắt đầu một chu kỳ mới của vũ
trụ.
10


2.1.3. Tư tưởng triết học trong Ràmàyana và Mahàbàrata
Upanishad là một trong những kinh quan trọng nhất của thánh kinh Veda. Nó là những
lời bình chú tơn giáo triết học về các lẽ thiết yếu và ý nghĩa triết lý sâu xa của các bài
kinh thần thoại Veda. Sự xuất hiện của kinh Upanishad đánh dấu bƣớc chuyển từ tƣ
duy thần thoại tơn giáo sang tƣ duy triết học (Dỗn Chính, 2010, tr. 121), bởi nếu
trong kinh Veda giải thích thế giới bằng biể tượng các vị thần t nhiên mang tính
chất cụ thể, cảm tính, thì trong Upani had đã giải thích thế giới bằng một bản nguyên,
một nguyên lý triết học có tính chất khái qt, trừ tượng. Đó là Tinh thần thế giới, là
Linh hồn vũ trụ tuyệt đ i t i cao Brahman.
2.1.4.Tư tưởng triết học phật giáo-bàlamôm.
Ràmàyana bắt nguồn từ hai từ: “Ràmà” là tên Hoàng tử Ràmà .Nội dung tƣ tƣởng
chủ yếu trong Ràmayana đó là triết lý đạo đức và nhân sinh, thể hiện trong quan
niệm về trách nhiệm, bổn phận của con ngƣời, về lý tƣởng sống, về đạo lý của con
ngƣời. Ràmà và Sita là những tấm gƣơng điển hình về lý tƣởng sống cao cả ấy của
ngƣời Ấn Độ. Trong đó, lịng quả cảm, đức hy sinh theo bồn phận một cách tự
nhiên, vô tƣ, nhiệt thành theo lẽ trời (dharma), không bị mê hoặc bởi dục vọng và
sự quyến rũ của thế giới vật dục nhƣ ảo ảnh phù du này của Rama là bài học sâu
sắc cho quan niệm và hành động sống của ngƣời Ấn Độ Mahàbhàrata bắt nguồn
từ hai từ “mahà” có nghĩa là “to lớn”, “vĩ đại” và “bhàrata” là tên của dòng họ
“Bharata”, một trong những dòng họ lớn ở Ấn Độ cổ đại; Mahàbhàrata có nghĩa là
“Đại thi tập về d ng họ Bharata”, là tác phẩm sử thi đồ sộ không chỉ về mặt dung
lƣợng mà cả về nội dung tƣ tƣởng, đƣợc coi là “bách khoa tồn thƣ” của nền văn
hóa Ấn Độ.

11



Chƣơng 3
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI
3.1.Tính thống nhất và đa dạng - đặc điểm nổi bật của triết học Ấn Độ cổ đại
Lịch sử hình thành và phát triển của tƣ tƣởng triết học Ấn Độ chứng tỏ đó là một
nền triết học có tính truyền thống lâu đời, có nội dung và đặc điểm đặc sắc. Nó là
tấm gƣơng phản ánh tập trung đặc điểm đời sống xã hội suốt thời kỳ cổ đại. Tính
thống nhất và đa dạng của triết học Ấn Độ cổ đại, đƣợc biểu hiện ở chỗ: trên cùng
một đặc điểm điề kiện và yê cầ của th c tiễn lịch ử - xã hội Ấn Độ cổ đại, đó
là điều kiện tự nhiên, điều kiện khí hậu hết sức đa dạng, khắc nghiệt cùng với sự
chi phối; và đặc biệt là chế độ nơ lệ mang tính chất gia trƣởng hà khắc, lại bị kìm
hãm bởi cơng xã nơng thơn, với sự khép kín về địa bàn cƣ trú, về dân cƣ, về tổ
chức hành chính và nền kinh tế tự nhiên, tự cung, tự cấp, bảo thủ, trì trệ và chế độ
phân biệt đẳng cấp xã hội - chế độ varna, là sự phân biệt về chủng tính, sắc tộc, về
hôn nhân, nghề nghiệp, về tôn giáo và cả về sự giao tiếp hết sức khắt khe; với
cùng một mục đích là tìm kiếm câ trả lời cho vấn đề căn bản nhất của nhân inh,
đó là vấn đề về bản chất, giá trị và ý nghĩa tối cao của cuộc đời con ngƣời; là vấn
đề giải thoát con ngƣời khỏi nỗi khổ của cuộc đời và mƣu cầu hạnh phúc cho nhân
sinh; và cùng bị chi ph i bởi một tr yền th ng và tín ngưỡng cổ tr yền (từ Veda
qua Upanishad đến Vedànta) nhƣ là một sợi chỉ đỏ xuyên suốt, làm nền tảng cho tƣ
tƣởng triết lý, tôn giáo Ấn Độ; nhưng các trường phái triết học tôn giáo Ấn Độ lại
phát triển theo các kh ynh hướng và tính chất khác nha , trong thế giới quan,
nhân sinh quan và nhận thức luận, nhƣ: có những trƣờng phái thuộc hệ thống triết
học - tơn giáo chính thống nhƣng cũng có những trƣờng phái thuộc hệ thống triết
học - tơn giáo khơng chính thống; có trƣờng phái có tính chất nhị ngun, thậm chí
đa ngun, nhƣng cũng có trƣờng phái có tính chất nhất ngun về bản thể luận; có
trƣờng phái có tính chất duy tâm triệt để, nhƣng cũng có trƣờng phái có tính chất
duy vật vô thần triệt để trong lập trƣờng thế giới quan; có trƣờng phái có khuynh
hƣớng bảo thủ, nhƣng cũng có trường phái có khuynh hƣớng tiến bộ trong tính chất

12


và ý nghĩa triết lý...“Mỗi hệ thống, mỗi trƣờng phái triết học tôn giáo Ấn Độ đại
diện cho một cách tiếp cận, một lý luận riêng rẽ, ấy thế mà chúng không biệt lập
khỏi nhau, mà đúng ra là những bộ phận của một kế hoạch lớn hơn” (Jawaharlal
Nehru, 1954, vol. 1, p. 117), và “các mặt khác nhau của trí tuệ Ấn Độ phức tạp và
mang tính tồn bộ đƣợc tỏ rõ trong tính thống nhất và đa dạng của chúng” và “phía
sau sự khác nhau.. có một cái kho chung, có thể gọi là triết học dân tộc và dân
gian… mà từ đó mỗi nhà tƣ tƣởng đƣợc phép rút ra vì mục đích riêng của mình”
(Jawaharlal Nehru, 1954, vol. 1, p. 116).
Các trường phái th ộc hệ th ng triết học chính th ng (The Orthodox Systems) là
những trƣờng phái thừa nhận những nguyên lý cơ bản của xã hội Ấn Độ, nhƣ chấp
nhận uy quyền của kinh Veda, kinh Upanishad, biện hộ cho giáo lý của đạo
Bàlamôn và bảo vệ chế độ phân biệt đẳng cấp xã hội, rồi thì họ tha hồ tự do phát
biểu như thế nào cũng đƣợc, giải thích các kinh ra sao tùy ý, dù chỉ là chủ nghĩa vô
thần phủ nhận sự tồn tại của Thƣợng đế hay thừa nhận “Đấng sáng tạo tối cao”, dù
là nhất thần hay đa thần, dù là chủ nghĩa bi quan yếm thế hay chủ nghĩa hiện
thực lạc quan, cũng chẳng ai cấm đoán, cũng đƣợc xem là đứng đắn.Còn các
trường phái thuộc hệ th ng triết học khơng chính th ng (The Heterodox Systems)
tuy chúng cùng có những điểm chung nhƣ khơng tin có Thƣợng đế, khơng tin vào
thần Sáng tạo tối cao Brahmà, nghi ngờ và phủ nhận uy quyền của kinh Veda, kinh
Upanishad và giáo lý của đạo Bàlamơn, đả kích chế độ phân biệt đẳng cấp, nhƣng
giữa họ cũng có thế giới quan và nhân sinh quan khác nhau.
3.1.2. Sự đấu tranh và kế thừa - đặc điểm xuyên suốt trong triết học Ấn Độ

cổ đại.
Quá trình hình thành và phát triển của triết học Ấn Độ cổ đại là quá trình thể hiện
sự đấu tranh, tranh luận triết lý khá sôi động và gay gắt giữa các trƣờng phái triết
học duy vật, vô thần hay “những ngƣời theo thuyết hƣ vơ”, “ bọn hồi nghi”, “bọn

tà giáo”… với các môn phái triết học duy tâm, tôn giáo trong triết lý Veda,
Upanishad và đạo lý Bàlamôn, nhằm phủ nhận tƣ tƣởng suy tôn Thƣợng đế, thần
linh hay Tinh thần sáng tạo vũ trụ tối cao Brahman - là nguyên lý tối cao sáng tạo,
chi phối vũ trụ; chốnglại quan điểm về sự bất tử của linh hồn, về nghiệp báo, luân
13


Ấn Độ đã xuất hiện mầm mống tƣ tƣởng triết học duy vật, vô thần của những
ngƣời theo chủ nghĩa hoài nghi. Các nhà hiền triết này đã chế nhạo, đả phá các tu
sĩ, tăng lữ Bàlamôn, chẳng hạn nhƣ trong kinh Chandogya Upanishad, “họ đã so
sánh đoàn giáo phẩm chính thống thời đó với đàn chó, con nọ cắn đi con kia
thành một hàng dài và kính cẩn sủa lên: “Phải, chúng tôi muốn ăn, phải chúng tôi
muốn uống”. Kinh Upanishad Swasanved tun bố rằng khơng có thần, khơng có
thiên đƣờng, khơng có địa ngục, khơng có ln hồi, cũng khơng có cả vũ trụ; các
kinh Veda và kinh Upanishad chỉ là những tác phẩm của bọn điên khùng, tự cao tự
đại” (Durant Will, 1954, p. 416). Các lời trong kinh sách Bàlamôn không phải là
những tri thức mặc khải có tính tuyệt đối, vĩnh cửu. Lời dạy của các tu sĩ Bàlamôn
đều là những ý tƣởng hão huyền và bịa đặt của bọn tu sĩ Bàlamôn, rằng dân chúng
đã bị các lời lẽ đẹp đẽ ấy mê hoặc mà tuân theo lời của các “tu sĩ thánh đức”, tôn
sùng các vị thần, chứ thực ra thần Vishnu với con chó cũng y hệt nhau (Durant
Will, 1954,p. 416). Tuy các tƣ tƣởng triết học duy vật, vô thần này hết sức mộc
mạc, ngây thơ, trực quan, cảm tính và tản mạn, nhƣng đã ảnh hƣởng tích cực nhất
định tới sự phát triển về sau của triết học Ấn Độ.Vào thời kỳ phát triển sau của triết
học Ấn Độ cổ đại, tiêu biểu trong phong trào chống chủ nghĩa duy tâm, tơn giáo
thời đó, đặc biệt là phong trào chống lại quan điểm đề cao cái gọi là Tinh thần vũ
trụ tuyệt đối tối cao Brahman, thần Sáng tạo tối cao Brahmà và quan điểm đề cao
giáo lý đạo Bàlamôn, là phái “Lục sư ngoại đạo” (Sattirhàkarah). Bên cạnh các vị
thánh đức trầm tƣ về Brahman, họ là vô số nhân vật đã miệt thị các tăng lữ tu sĩ
Bàlamôn, hoài nghi về các thần linh, và họ đƣợc gọi là nas’tika, tức phong trào hƣ
vô chủ nghĩa. Tƣ tƣởng triết học của họ đƣợc trình bày khá rõ trong các kinh của

Phật giáo, nhƣ Trường bộ kinh. (sangati) và hiện hữu (bhava) ở đời trong sáu loại
tái sinh, nơi mà giờ đây chúng hƣởng thọ khổ hay lạc.Sau 8.400.000 kiếp, ngƣời
hiền trí cũng nhƣ kẻ ngu si đều đoạn tận khổ ƣu. Ta không nên nghĩ: “Nhờ kỷ luật
này, giới hạnh này, khổ hạnh này hay phạm hạnh này ta sẽ làm thành thục các
nghiệp chƣa chin muồi, và sẽ đoạn trừ các nghiệp đã thành thục”.

14


3.1.3. Triết lý đạo đức nhân sinh với tư tưởng giải thoát - một trong những vấn đề

trung tâm của triết học Ấn Độ cổ đại.
Vấn đề triết lý nhân sinh đƣợc các nhà tƣ tƣởng, các trƣờng phái triết học giải
quyết theo khuynh hƣớng và biện pháp nhƣ thế nào là do tính chất sinh hoạt xã hội
và địa vị lập trƣờng giai cấp của họ quy định.Vì thế, tất cả các trƣờng phái triết học
tôn giáo Ấn Độ cổ đại đều tập trung vào lý giải một vấn đề cốt lõi nhất, đó là vấn
đề triết lý đạo đức nhân sinh, trong đó trung tâm là tƣ tƣởng giải thốt. Veda và
Upanishad, các trƣờng phái triết học, tơn giáo Ấn Độ đều ra cách lý giải về nguồn
gốc nỗi khổ của con ngƣời một cách khác nhau và tìm những con đƣờng khác nhau
để giải thốt con ngƣời khỏi những nỗi khổ ấy của cuộc đời. Phật giáo gọi đó là
“vơ thƣờng”. Vì vạn vật biến đổi vơ thƣờng nên khơng có cái gì là thƣờng định,
Phật giáo gọi đó là “vơ ngã”. Vì “vơ thƣờng”, “vơ ngã” nên bản chất chân thực của
thế giới, vạn vật là “không”, không không phải là hƣ vô, trống rỗng mà là chính là
tồn tại nhƣng khơng tồn tại. Nhƣng do không thấy đƣợc nguồn gốc của sự biến đổi
vô cùng, vô tận của vạn vật và chúng sinh là do nhân duyên tạo nên, nên con ngƣời
ta đã lầm tƣởng rằng cái gì cũng thƣờng định, cái gì cũng tồn tại mãi mãi, cái gì
cũng là của ta, do ta. Vì thế con ngƣời ta cứ khát ái, tham dục, dẫn đến hành động
chiếm đoạt để thỏa mãn những dục vọng của cái tơi, cái ta đó, tạo ra những kết quả,
gây nên nghiệp báo (karma), mắc vào bể khổ triền miên trong tam giới - triloka:
(dục giới-kamaloka, sắc giới-rupaloka, vô sắc giới-arupa-loka) và lục đạo sadakula: (cõi trời- deva, nhân gian-nàra, Atula-àsura, ngã quỷ- preta, địa ngụcnàraka, súc sinh-pa’su), đó gọi là luân hồi (samsàra). Bằng học thuyết “Tứ diệu đế”

(Catvary Arya Satya), “Thập nhị nhân duyên” Dvadasanidàna, “Bát chính đạo”
Àryàstangika màrga, (Tƣơng ƣng bộ kinh, t. 5, 1993 đ, tr. 611- 612), Ngũ giới
(Panca sila) và Lục độ (Sàdpàramia), Phật giáo đã chỉ ra căn nguyên biến đổi
không ngừng của vũ trụ và thế gian, tìm ra nguồn gốc nỗi khổ của cuộc đời con
ngƣời, từ đó vạch ra con đƣờng, cách thức để giải thoát chúng sinh ra khỏi nghiệp
báo, luân hồi và những nỗi khổ của cuộc đời. Nói một cách khái quát, trong tư
tưởng giải thoát của Phật giáo với
15


học thuyết T diệ đế, thì Khổ đế và Tập đế trình bày về sự khổ và nguyên nhân
của nỗi khổ. Đây là điểm xuất phát của tƣ tƣởng giải thoát trong triết lý Phật giáo,
cũng nhƣ trong hầu hết các môn phái triết học, tôn giáo Ấn Độ. Diệt đế là quan
điểm của Phật giáo về mục đích và nhiệm vụ tối cao của sự giải thốt. Mục đích và
nhiệm vụ ấy là xóa bỏ mọi vọng tƣởng, thốt khỏi mọi sự ràng buộc của thế giới
vật dục, diệt mọi ái dục nhằm đạt tới sự giác ngộ và cảnh trí Niết bàn. Cịn Đạo đế
chính là con đƣờng, cách thức để dẫn tới sự giải thoát. Con đƣờng và cách thức
giải thốt đó chính là: “Bát chính đạo”, “Ngũ giới”, và “Lục độ”, khái quát lại gọi là
Tam học: giới (sila), định (dhna), tuệ (pràjna) (Dỗn Chính, 2008, tr. 177 - 178).

KẾT LUẬN CHUNG
Với những nội dung phong phú và những đặc điểm đặc sắc, triết học tôn giáo Ấn
Độ cổ đại thực sự có những ý nghĩa hết sức to lớn đối với sự phát triển tƣ tƣởng,
văn hoá cũng nhƣ đối với đời sống của dân tộc Ấn Độ trên nhiều phƣơng diện,
trong đó nổi bật là các phƣơng diện tƣ tƣởng, tôn giáo và đạo đức. Về phương diện
tư tưởng, triết học Ấn Độ cổ đại đã làm phong phú và sâu sắc những tƣ tƣởng triết
lý, tơn giáo ở Ấn Độ nói riêng và nhân loại nói chung, cả về thế giới quan, nhận
thức luận, lơ gích học, đạo đức ln lý và chính trị xã hội, góp phần vào việc rèn
luyện và phát triển tƣ duy lý luận, tƣ duy khoa học của ngƣời Ấn Độ. Về phương
diện tôn giáo, tất cả các trƣờng phái triết học Ấn Độ cổ đại, với tƣ cách là một

khoa học đi tìm chân lý, bao giờ cũng là cơ sở triết lý cho một tôn giáo nào đó. Cịn
tơn giáo chính là sự thể nghiệm chân lý đó, biến chân lý đó thành đạo lý, tín
ngƣỡng của con ngƣời, bằng q trình tu luyện trí tuệ, đạo đức, đức tin thông qua
giáo lý, giới luật và các nghi thức, lễ nghi tôn giáo. Không những thế, triết học Ấn
Độ cổ đại cịn có ý nghĩa đạo đ c và nhân inh â ắc. Nó quan tâm đến số phận
và cuộc đời của con ngƣời. Nó cố gắng hƣớng con ngƣời một mục đích, lý tưởng
sống cao đẹp, xây dựng cho con ngƣời các chuẩn mực đạo đức, luân lý lý tưởng;
đồng thời đƣa ra các cách thức, phƣơng pháp giáo dục, rèn luyện con ngƣời cả về
trí tuệ, đạo đức và hành động, nhằm phát triển hoàn thiện con ngƣời.
16


Chính với quan niệm về nhân sinh nhƣ thế và việc đi tìm cái tuyệt đối, tối cao, bất
biến làm cứu cánh cho đời sống tinh thần, tâm linh con ngƣời, cho nên triết học Ấn
Độ luôn gắn liền với đạo đức và tơn giáo, đồng thời ln có một ý nghĩa nhân văn
sâu sắc. Tuy nhiên, do sự quy định của điều kiện lịch sử - xã hội và sự ảnh hƣởng
của tƣ tƣởng văn hóa cổ truyền và thể chế xã hội cổ truyền, cùng với sự chi phối
của lập trƣờng giai cấp xã hội, cho nên triết học Ấn Độ cổ đại cũng có những hạn
chế nhất định, đó là tính khơng triệt để trong khuynh hƣớng, tính chất thế giới
quan triết học của nó; và lối tƣ duy tuyệt đối hóa và đề cao cái chung, đã hạn chế lý
trí con ngƣời trong một khn khổ chật hẹp, tạo nên trong tƣ tƣởng và tâm lý của
ngƣời Ấn Độ đi tới sự tuyệt đối hóa và tôn sùng các lực lƣợng tự nhiên một cách
mù quáng, khiến triết học Ấn Độ rơi vào khuynh hƣớng duy tâm. Khơng những
thế, do chƣa giải thích đúng đắn căn nguyên nỗi khổ của cuộc đời con ngƣời, cho
nên sự giải thoát trong triết học Ấn Độ cổ đại chủ yếu chỉ dừng lại ở sự giải thoát
trên lĩnh vực tinh thần.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Albert Schweitzzer. (2003). Những nhà tư tưởng lớn của Ấn
Độ. Hà Nội: Nxb. Văn hóa - Thơng tin.
2. Áo nghĩa thư Upani had. (1972). Sài Gòn: Nxb. An Tiêm.

3. C.Mác và Ph.Ăngghen. (1995a). Tồn tập, tập 1. Hà Nội: Nxb.
Chính trị quốc gia.
4. C. Mác và Ph. Ăngghen. (1993). Toàn tập, tập 3. Hà Nội: Nxb.
Chính trị quốc gia.
5. C.Mác và Ph. Ăngghen. (1994). Tồn tập, tập 9. Hà Nội: Nxb.
Chính trị quốc gia.
6. C. Mác và Ph. Ăngghen. (1995b). Toàn tập, tập 13. Hà
Nội: Nxb. Chính trị quốc gia.
7. C.Mác và Ph. Ăngghen. (1995c). Tồn tập, tập 20. Hà Nội: Nxb.
Chính trị quốc gia.

17








×