Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Tạo động cơ làm việc cho nhân viên (phần 1) pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.44 KB, 4 trang )

Tạo động cơ làm việc cho nhân viên
(phần 1)
Nhân viên của bạn luôn cãi cọ, gây gổ với nhau. Là "trung gian
hoà giải", bạn sẽ làm gì để không bị xem là "ông sếp thiên vị"?

Có một câu chuyện ngụ ngôn của Lev Tolstoy kể rằng: hai đứa
trẻ chơi đùa rồi cãi nhau. Bố mẹ chúng trông thấy, nhập cuộc và
mỗi người đứng về phía một đứa. Không lâu sau đó cuộc cãi vã
tạo thành một trận tuyến khổng lồ, càng về sau có thêm nhiều
người tham gia. Đến lúc gần như cả làng chia thành hai nhóm đối
đầu nhau.

Điều thú vị của câu chuyện là, trong khi mọi người xông vào hục
hặc nhau thì hai đứa trẻ - thủ phạm gây ra cuộc tranh cãi đã hoàn
toàn quên mất vụ đánh nhau của chúng mà lại tiếp tục chơi với
nhau một cách vui vẻ.

Những người quản lý có thể hoàn toàn trở thành những người
lớn kém suy nghĩ như trong câu chuyện kia. Họ bị kéo vào những
cuộc cãi vã giữa những nhân viên và thường quên mất việc tập
trung vào mục đích của mình.

Kỹ thuật giải quyết xung đột hiệu quả nhất đó là hãy để tự những
nhân viên giải quyết nó và tự tìm ra giải pháp cho họ. Bạn không
phải nhảy vào tất cả những vụ cãi cọ vặt vãnh của họ.

- Hãy đứng ngoài cuộc xung đột. Đừng bênh vực bên nào hoặc
cá nhân nào nếu không bạn sẽ bị đánh giá là “ông sếp thiên vị”.

- Hãy huấn luyện nhân viên của bạn về cách xử lý xung đột. Giải
quyết xung đột không phải là kỹ thuật “dập lửa”; tốt nhất là phải


biết cách “phòng cháy”.

- Hãy đặt ra những phương án giúp nhân viên giải quyết xung đột
của họ. Khi tất cả các cách khác thất bại mới đến gặp sếp.

- Tất cả nhân viên nên biết rõ những hành vi nào được chấp nhận
trong tổ chức. Việc tảng lờ các xung đột có thể gián tiếp ủng hộ
cho những hành vi vi phạm.

- Những người “thổi còi báo động” cũng nên công khai đàng
hoàng. Nếu một nhân viên gióng lên những hồi chuông cảnh cáo
về một mối đe doạ tiềm tàng đối với tổ chức, người quản lý nên
hành động ngay lập tức và khuyến khích những người “thổi còi”
như vậy.

Việc giải quyết xung đột nên được thực hiện chủ động trong tổ
chức. Mọi người cần được khuyến khích tìm ra những giải pháp
để giải quyết vấn đề của mình.

×