Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh thái và khả năng tái sinh của loài trắc (dalbergia cochinchinensis) tại tỉnh kon tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.06 MB, 126 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VÕ LINH CHI

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ KHẢ NĂNG
TÁI SINH CỦA CÂY TRẮC (Dalbergia cochinchinensis)
TẠI TỈNH KON TUM

LUẬN VĂN THẠC LÂM NGHIỆP
Chuyên ngành: LÂM HỌC

HUẾ, 2016


i
ÐẠI HỌC HUẾ
TRUỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM

VÕ LINH CHI

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ KHẢ NĂNG
TÁI SINH CỦA CÂY TRẮC (Dalbergia cochinchinensis)
TẠI TỈNH KON TUM

LUẬN VĂN THẠC LÂM NGHIỆP
Chuyên ngành: LÂM HỌC
Mã số: 60 62 02 01

NGUỜI HUỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. HỒ ĐẮC THÁI HOÀNG



Huế, 2016


ii
LỜI CAM ĐOAN

Trong quá trình thu thập số liệu và hồn thành luận văn này, tơi xin cam đoan số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng
để báo cáo trong một báo cáo khoa học nào.
Cũng xin cam đoan các thơng tin được cập nhận và trích dẫn trong luận văn này
được sự cho phép và tạo điều kiện giúp đỡ của tất cả các cơ quan liên quan và đã được
chỉ rõ nguồn trích dẫn.

Tác giả

Võ Linh Chi


iii
Lời Cảm Ơn
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi
luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của thầy cô, quý
cơ quan và người thân. Nhân dịp này tơi xin bày tỏ
lịng biết ơn đến các thầy cơ giáo khoa Lâm nghiệp,
Ban quản lý rừng đặc dụng Đak Uy, Chi cục kiểm lâm
tỉnh Kon Tum, sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
tỉnh Kon Tum, UBND huyện Đak Hà đã tạo điều kiện giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài này.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến

thầy giáo TS. Hồ Đắc Thái Hoàng là người trực tiếp
hướng dẫn luận văn đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tơi
trong suốt q trình học tập.
Qua đây tơi xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô
giáo, bạn bè và người thân đã giúp đỡ tơi trong suốt
q trình học tập và hồn thành luận văn này.
Để hồn thành luận văn này tơi đã nỗ lực hết sức
để có kết quả tốt nhất, nhưng khả năng và thời gian
có hạn nên luận văn khơng thể tránh khỏi những thiếu
sót. Vì vậy, tơi rất mong nhận được sự quan tâm, chỉ
bảo, góp ý tận tình của các nhà khoa học, các thầy,
cơ giáo và các bạn đồng nghiệp đề ngày càng nâng cao
hơn kiến thức của mình, phục vụ tốt hơn cho cơng
việc.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 4 năm 2016

Tác giả
Võ Linh Chi


iv
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA ............................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. ii
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... viii

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề ................................................................................................................1
2. Mục đích, mục tiêu chung của đề tài .......................................................................3
3. Ý nghĩa thực tiễn và khoa học của đề tài .................................................................3
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................ 4
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................4
1.1.1. Rừng ...............................................................................................................4
1.1.2. Tái sinh và phục hồi rừng...............................................................................5
1.1.3. Các biện pháp kỹ thuật phục hồi rừng ...........................................................6
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .........................................7
1.2.1. Trên thế giới ...................................................................................................7
1.2.1.1. Về tái sinh rừng .......................................................................................7
1.2.1.2. Nghiên cứu về tái sinh hạt .......................................................................9
1.2.2. Ở Việt Nam ...................................................................................................9
1.2.3. Nghiên cứu về gieo ươm những loài cây gỗ tại Việt Nam ..........................12
1.2.4. Nghiên cứu về loài Trắc ...............................................................................14
1.2.5. Sơ bộ về loài Trắc (Dalberdiga cochinchinensis) ......................................15
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 18
2.1. MỤC TIÊU .........................................................................................................18
2.1.1. Mục tiêu chung .............................................................................................18
2.1.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................18
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...............................................................................18
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của tỉnh Kon Tum và huyện Đăk Hà ............ 18
2.1.2. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học và sinh thái học của loài Trắc ở
khu vực nghiên cứu ................................................................................................18
2.1.3. Điều tra, đánh giá hiện trạng quần thể và các thông tin cơ bản liên quan đến
cây Trắc tại khu vực nghiên cứu ............................................................................19
2.1.4. Đặc điểm tái sinh nhân tạo của loài Trắc (Dalbergia Cochinchinensis) ................ 19
2.1.5. Đề xuất các biện pháp phục hồi loài cây Trắc (Dalbergia Cochinchinensis) ........ 19



v
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................19
2.3.1. Khung lý thuyết của đề tài ...........................................................................19
2.3.2. Kế thừa kết quả nghiên cứu và các tài liệu đã có về vấn đề liên quan.................... 20
2.3.3. Khảo sát thực tiễn tại địa bàn nghiên cứu ....................................................20
2.3.3.1. Phương pháp điều tra đặc điểm sinh thái, lâm sinh học của cây Trắc ..20
2.3.3.2. Nghiên cứu tái sinh nhân tạo của lồi Trắc bằng hình thức gieo ươm .22
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................23
2.3.4.1. Xác định mật độ lồi (N/ha) theo cơng thức: ........................................23
2.3.4.2. Xác định cơng thức tổ thành thực vật....................................................23
2.3.4.3. Phân tích địa hình, sinh thái đồ, bản đồ ................................................26
2.3.4.4. Đo đếm chỉ tiêu hạt ...............................................................................26
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 27
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU .. 27
3.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Kon Tum ................................................................27
3.1.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................27
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo ..................................................................................28
3.1.1.3. Khí hậu ..................................................................................................30
3.1.1.4. Thủy văn ................................................................................................31
3.1.1.5. Tài nguyên .............................................................................................33
3.1.2. Tổng quan kinh tế xã hội..............................................................................39
3.1.1.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ....................................................................39
3.1.1.2. Dân số và lao động ................................................................................40
3.1.1.3. Văn hóa - xã hội ....................................................................................41
3.1.1.4. Giáo dục - đào tạo .................................................................................41
3.1.1.5. Công nghiệp - xây dựng ........................................................................42
3.1.1.6. Thương mại - dịch vụ - du lịch ..............................................................42
3.1.1.7. Tình hình sản xuất nơng - lâm nghiệp ...................................................43

3.1.1.8. An ninh, quốc phong .............................................................................45
3.2. ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC CỦA LOÀI TRẮC ............................................45
3.2.1. Đặc điểm về hình thái của cây Trắc .............................................................45
3.2.2. Đặc điểm về sinh trưởng ..............................................................................47
3.3. ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CỦA LOÀI TRẮC TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .. 48
3.3.1. Đặc điểm về địa hình, thổ nhưỡng và khí hậu rừng đặc dụng Đak Uy...................... 48
3.3.1.1. Đặc điểm địa hình, đất đai .....................................................................49
3.3.1.2. Khí hậu .................................................................................................49
3.3.2. Đặc điểm lâm phần nơi có lồi Trắc ............................................................50
3.3.2.1. Tổ thành lồi thực vật tầng cây cao có cây Trắc phân bố .....................50
3.3.2.2. Phân bố số cây theo đường kính của lâm phân nơi có Trắc phân bố ....53
3.3.2.3. Phân bố số cây theo chiều cao của lâm phân nơi có Trắc phân bố ............... 54


vi
3.3.3. Mật độ và tổ thành cây tái sinh ....................................................................54
3.3.4. Phân vùng sinh thái của loài Trắc tại tỉnh Kon Tum ...................................55
3.4. ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN VÀ CHẾ ĐỘ CHE BÓNG TỚI SỰ
SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY TRẮC 3 THÁNG TUỔI......................56
3.4.1. Kiểm định chất lượng hạt giống...................................................................57
3.4.2. Ảnh hưởng của các công thức ruột bầu tới sinh trưởng của cây Trắc 3 tháng
tuổi..........................................................................................................................58
3.4.2.1. Ảnh hưởng của các cơng thức ruột bầu tới đường kính của cây trắc
3 tháng tuổi .........................................................................................................58
3.4.2.2. Ảnh hưởng của các công thức ruột bầu tới chiều cao của cây trắc
3 tháng tuổi .........................................................................................................59
3.4.2.3. Ảnh hưởng của các công thức ruột bầu tới chiều dài rễ của cây trắc
3 tháng tuổi .........................................................................................................60
3.4.3. Ảnh hưởng của các cơng thức che bóng tới sinh trưởng của cây Trắc
3 tháng tuổi .............................................................................................................61

3.4.3.1. Ảnh hưởng của các cơng thức che bóng tới đường kính của cây Trắc
3 tháng tuổi .........................................................................................................61
3.4.3.2. Ảnh hưởng của các công thức che bóng tới chiều cao vút ngọn của cây
Trắc 3 tháng tuổi .................................................................................................62
3.4.3.3. Ảnh hưởng của các công thức che bóng tới chiều dài rễ của cây Trắc
3 tháng tuổi .........................................................................................................63
3.4.4. Kỹ thuật tái sinh cây Trắc ............................................................................64
3.4.4.1. Kỹ thuật thu hái và chế biến hạt giốngTrắc ..........................................64
3.4.4.2. Kỹ thuật xử lý hạt giống Trắc ...............................................................64
3.4.4.3. Kỹ thuật nuôi dưỡng Trắc trong vườn ươm ..........................................64
3.4.4.4. Chăm sóc cây con ..................................................................................65
3.5. GIẢI PHÁP BẢO VỆ, PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN LOÀI CÂY TRẮC TẠI
TỈNH KON TUM ......................................................................................................67
3.5.1. Giải pháp bảo tồn .........................................................................................67
3.5.2. Giải pháp sinh thái .......................................................................................67
3.5.3. Giải pháp về kinh tế .....................................................................................67
Chương 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 68
1. KẾT LUẬN............................................................................................................68
2. KIẾN NGHỊ ...........................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 71
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 72


vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Biểu 2.1: Điều tra thành phần loài thực vật tầng cây cao .................................... 21
Biểu 2.2: Biểu điều tra cây tái sinh Trắc ............................................................ 21
Biểu 2.3: Biểu điều tra ô tiêu chuẩn 10 cây........................................................ 22
Bảng 3.1. Bảng phân loại các nhóm đất trên địa bàn tỉnh Kon Tum ................... 33

Bảng 3.2. Phân bố lượng dòng chảy trên các dịng sơng chính ở tỉnh Kon Tum .. 35
Bảng 3.3. Tăng trưởng kinh tế theo các nhóm ngành ở tỉnh Kon Tum ................ 39
Bảng 3.4. Cơ cấu % tổng sản phẩm trong nền kinh tế của tỉnh Kon Tum ............ 39
Bảng 3.5: Kết quả điều tra Trắc trưởng thành .................................................... 45
Bảng 3.6: Kết quả tổng hợp nghiên cứu hạt giống cây trắc tại Kon Tum ............ 47
Bảng 3.7. Đường kính ngang ngực và chiều cao vút ngọn của lâm phần và loài
trắc tại rừng đặc dụng Đak UY ........................................................ 48
Bảng 3.8. Kết quả điều tra sinh trưởng của lâm phần có cây Trắc phân bố ........ 48
Bảng 3.9. Tổ thành các loài thực vật tầng cao ở rừng đặc dụng Đak Uy ............. 51
Bảng 3.10. Tỷ lệ tổ thành tầng cây cao theo số cây, thiết diện ngang và chỉ số
quan trọng ....................................................................................... 52
Bảng 3.11: Kết quả điều tra cây tái sinh của lâm phần ....................................... 54
Bảng 3.12. Trọng lượng 1.000 hạt Trắc của 5 lần cân ........................................ 57
Bảng 3.13. Tỷ lệ nảy mầm của hạt Trắc trong 10 lần lặp .................................... 57
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của các công thức ruột bầu tới đường kính của cây trắc
3 tháng tuổi ..................................................................................... 58
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của các công thức ruột bầu tới chiều cao của cây trắc
3
tháng tuổi ........................................................................................ 59
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của các công thức ruột bầu tới chiều dài rễ của cây trắc 3
tháng tuổi ........................................................................................ 60
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của các cơng thức che bóng tới đường kính cổ rễ cây Trắc
3 tháng tuổi ..................................................................................... 61
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của các cơng thức che bóng tới chiều cao vút ngọn của cây
Trắc 3 tháng tuổi ............................................................................. 62
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của các cơng thức che bóng tới chiều dài rễ của cây Trắc 3
tháng tuổi ........................................................................................ 63


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm về ảnh hưởng của độ tàn che ......................... 22
Hình 2.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm về ảnh hưởng của phân vi sinh, phân lân và
phân chuồng hoai ........................................................................... 23
Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Kon Tum ...................................................... 27
Hình 3.2: Bản đồ phân vùng độ cao tại tỉnh Kon Tum ....................................... 29
Hình 3.3: Bản đồ lượng mưa tỉnh Kon Tum ....................................................... 31
Hình 3.4: Bản đồ đất tỉnh Kon Tum ................................................................... 34
Hình 3.5: Bản đồ hiện ttrạng đa dạng sinh học tỉnh Kon Tum năm 2015 ............ 37
Hình 3.6: Hình thái thân cây Trắc ..................................................................... 45
Hình 3.7: Hình thái lá cây Trắc ......................................................................... 46
Hình 3.8: Hình dạng quả Trắc ........................................................................... 47
Hình 3.9: Vị trí huyện Đăk Hà trên bản đồ hành chính tỉnh Kon Tum ................ 49
Hình 3.10: Biểu đồ phân bố lượng mưa và nhiệt độ bình quân theo tháng .......... 50
Hình 3.11: Biểu đồ phân bố số cây theo đường kính của lâm phân nơi có Trắc
phân bố tại rừng đặc dụng Đak UY ................................................. 53
Hình 3.12: Biểu đồ phân bố số cây theo đường kính của lâm phân nơi có Trắc
phân bố tại rừng đặc dụng Đak UY ................................................. 54
Hình 3.13: Bản đồ phân bố vùng sinh thái của loài Trắc tại tỉnh Kon Tum ......... 56
Hình 3.14: Ảnh hưởng của các cơng thức ruột bầu tới đường kính cổ rễ của cây
trắc 3 tháng tuổi ............................................................................. 58
Hình 3.15: Ảnh hưởng của các cơng thức ruột bầu tới chiều cao của cây trắc
3 tháng tuổi .................................................................................... 59
Hình 3.16: Ảnh hưởng của các cơng thức ruột bầu tới chiều dài rễ của cây trắc
3 tháng tuổi .................................................................................... 60
Hình 3.17: Đường kính của Trắc 3 tháng tuổi dưới các độ tàn che ..................... 61
Hình 3.18: Chiều cao của Trắc 3 tháng tuổi dưới các độ tàn che ........................ 62
Hình 3.19: Chiều dài rễ của Trắc 3 tháng tuổi dưới các độ tàn che ..................... 63



1
MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới bán cầu Bắc và có chứa nhiều hệ sinh thái
rừng, từ rừng mưa nhiệt đới, rừng ngập mặn, rừng núi đá vôi tới rừng cận nhiệt đới,
rừng lá kim. Việt Nam sở hữu một hệ thực vật rất đa dạng về lồi. Nước ta hiện có
khoảng 11.373 lồi thực vật thuộc 2.524 chi và 387 họ. Các nhà khoa học dự đoán con
số thực vật ở nước ta cịn có thể lên đến 15.000 lồi. Trong các lồi cây nói trên có
khoảng 7000 lồi thực vật có mạch, số loài thực vật đặc hữu của Việt Nam chiếm
khoảng 30% tỏng số loài thực vật ở miền Bắc và chiếm khoảng 25% tổng số loài thực
vật trên toàn quốc, có ít nhất 1.000 lồi cây đạt kích thước lớn, 354 lồi cây có thể
dùng để sản xuất gỗ thương phẩm.
Tuy nhiên, với tình trạng hiện nay rừng Việt Nam đang bị suy giảm nghiêm trọng
cả về số lượng lẫn chất lượng. Độ che phủ của rừng trên cả nước đã suy giảm từ 43%
năm 1945 xuống còn khoảng 27% vào năm 1980. Với nguyên nhân chủ yếu dẫn đến
tình trạng trên là do chiến tranh, chuyển đồi mục đích sử dụng đất và do khai thác và
lạm dụng du canh. Trước tình hình đó, Chính phủ đã ban hành những chính sách, quy
định nhằm mục đích quản lý, bảo tồn và phục hồi trạng thái rừng, nâng cao độ che
phủ như quyết định số 24/2012/GD- TTg về chính sách đầu tư và phát triển rừng đặc
dụng giai đoạn 2011 – 2020, quyết định số 38/2005/ QĐ – BNN về việc ban hành định
mức kinh tế kĩ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng,
thông tư số 69/2011/TT – BNNPTNT hướng dẫn thwucj hiện một số quy chế quản lý
đầu tư xây dựng công trình lâm sinh, quyết định số 218/QĐ – TTg phê duyệt chiến
lược quản lý hệ thống rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa
Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030....nhờ đó độ che phủ của rừng Việt Nam đã
tăng lên 36% vào năm 2003, bao gồm 30% rừng tự nhiên và 6% rừng trồng.
Tuy nhiên, với những cố gắng đó, số lượng rừng có tăng, nhưng chất lượng rừng
vẫn đang cịn thấp, chủ yếu là do việc phát triển kinh tế, trồng rừng ngắn hạn, làm

giảm chất lượng rừng, vì vậy, cần tập trung phát triển những lồi cây bản địa có chất
lượng tốt.
Một trong những loài cây cần quan tâm đặc biệt đó là lồi cây Trắc (Dalbergia
cochinchinensis) , cây Trắc phân bố ở độ cao dưới 900m trong kiểu rừng chuyển tiếp
giữa rừng nhiệt đới thường xanh và rừng nửa rụng lá, gồm Thái Lan, Lào, Campuchia
và Việt Nam. Ở Việt Nam, trắc phân bố từ Quảng Nam - Đà Nẵng (Đông Giang, Tây
Giang, Nam Giang, Phước Sơn) trở vào Nam đến Tây Ninh (Tân Biên), Đồng Nai
(Thống Nhất) và Kiên Giang; tập trung nhất ở Kon Tum (Đắc Tô, Sa Thầy) và Gia Lai
(K’Bang) có giá trị cao về mặt kinh tế cũng như mặt sinh thái. Gỗ Trắc bền, chắc nhưng


2
lại dễ gia cơng, có khả năng chống cơn trùng và mối mọt tốt. Khi xẻ, dát gỗ và tâm gỗ
tạo thành những đường vân vô cùng bắt mắt. Dát gỗ màu xám, trong khi tâm gỗ màu
nâu đỏ hoặc màu đen, có đường vân gỗ nổi rõ, đẹp mắt. Gỗ Trắc được sử đụng để làm
đồ thội thất cao cấp, mỹ nghệ, nhạc cụ, máy may và một số thiết bị khác. Vì độ bền và
khả năng chịu lực tốt nên gỗ Trắc còn được sử dụng trong các cơng trình xây dựng, cửa,
ngồi ra nó cịn được sử dụng làm búa, rìu, và các dụng cụ nơng nghiệp.
Với những giá trị trên nên Trắc bị khai thác rất mạnh, những cá thể trưởng thành
có kích thương lớn rất hiếm gặp. Trắc gần như bị khai thác cạn kiệt trong các khu rừng
sản xuất và rừng phòng hộ; hiện chỉ cịn cây tái sinh và cây sâu bệnh khơng có giá trị
kinh tế. Hiện tại, chỉ cịn một số vườn quốc gia cịn bảo tồn được lồi cây này, tuy
nhiên với số lượng vơ cùng ít ỏi.
Tỉnh Kon tum là tỉnh hiện có diện tích trắc tập trung nhất trên cả nước, tập trung chủ
yếu tại huyện Đak Hà, trong rừng đặc dụng Đak Uy cách thành phố Kon Tum 25 km về
phía Bắc, theo quốc lộ 14 thuộc thị xã Đăk Mar, Hà Mòn - huyện Đăk Hà. Rừng đặc dụng
Đăk Uy có diện tích 690 ha, nằm ở một địa hình khá bằng phẳng, thuận lợi về mặt giao
thông và các thuận lợi khác. Rừng đặc dụng Đăk Uy có nhiều loại gỗ q sống hỗn giao,
như Cẩm lai, giáng hương, gỗ trắc…với 30% tổng số lượng cây là loài Trắc. Tuy nhiên,
hiện nay số lượng gỗ Trắc tại vườn quốc gia Đak Uy đang giảm đến mức báo động do

tình trạng khai thác gỗ trái phép, từ năm 2005 đến năm 2011 đã phát hiện gần 300 vụ khai
thác lâm sản trái phép tại rừng đặc dụng, tang vật tịch thu hơn 120m3 gỗ trắc. Đây là con
số rất nhỏ so với số lượng gỗ mà lâm tặc lấy ra khỏi RĐD Đăk Uy. Vì vậy, cần có đề tài
nhằm xác định phương pháp, cách thức cụ thể và tốt nhất để phục hồi lại rừng Trắc tại
rừng đặc dụng Đak Uy, huyện Đak Hà, tỉnh Kon Tum.
Để bảo vệ và phát triển loài cây này chúng ta cần tìm hiểu rõ về :
- Hình thái cây
- Sinh trưởng và phát triển của cây
- Các đặc điểm sinh thái học
- Đặc điểm tái sinh
Tuy nhiên các nghiên cứu về loài cây trắc, và hướng bảo vệ phát triển cho loài
cây này đang rất hạn chế, trong khi số lượng loài đang giảm đi một cách rõ rệt. Nhà
nước đã cơng bố danh sách các lồi cây đang bị đe dọa tuyệt chủng, Trắc cũng nằm
trong số đó, tuy nhiên khơng phải vì vậy mà cây Trắc không bị khai thác, chúng vẫn bị
săn lùng từng ngày. Để chấm dứt tình trạng này và làm gia tăng số lượng Trắc trên
toàn tỉnh Kon Tum cũng như trên toàn quốc, chúng ta cần nhân giống và trồng trên
toàn bộ những vùng đất tương thích với lồi Trắc, để chúng có thể sinh trưởng và phát
triển tốt.


3
Nhằm mục đích trên, tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tên đề tài: Nghiên cứu đặc
điển sinh thái và khả năng tái sinh của cây trắc (Dalbergia cochinchinensis) tại tỉnh
Kon Tum”
2. Mục đích, mục tiêu chung của đề tài
Nắm rõ được điều kiện sinh thái, sinh trưởng của cây Trắc ((Dalbergia
cochinchinensis) trên địa bàn tỉnh Kon Tum, làm cơ sở xác định điều kiện tái sinh
thuận lợi nhất của cây trắc, từ đó tiến hành tái sinh nhân tạo cây Trắc.
3. Ý nghĩa thực tiễn và khoa học của đề tài
a) Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.

- Kết quả nghiên cứu và các số liệu trong đề tài có thể sử dụng lâu dài cho các
mục đích khác nhau.
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở để xây dựng chiến lược quản lý, bảo vệ đồng thời
xây dựng phương án kỹ thuật lâm sinh tương thích nhằm nâng cao khả năng tái sinh tự
nhiên và nhân tạo của cây Trắc tại tỉnh Kon Tum
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở để đề xuất được các biện pháp bảo vệ, phục hồi
loài cây Trắc tại tỉnh Kon Tum
b) Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu bổ sung dữ liệu về đặc điểm sinh thái học của cây Trắc tại
tỉnh Kon Tum
- Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học để đề xuất những biện pháp nhằm thúc
đẩy quá trình tái sinh tự nhiên và tái sinh nhân tạo cây Trắc
- Mơ tả hồn thiện và chi tiết về hình thức tái sinh tự nhiên và tái sinh nhân tạo
của loài Trắc tại tỉnh Kon Tum


4
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Rừng
Rừng là quần xã sinh vật trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu. Quần xã sinh
vật phải có diện tích đủ lớn. Giữa quần xã sinh vật và mơi trường, các thành phần
trong quần xã sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết để đảm bảo khác biệt giữa hoàn
cảnh rừng và các hoàn cảnh khác.
Theo quan điểm học thuyết về hệ sinh thái rừng được xem như là hệ sinh thái
điển hình trong hệ sinh quyển (Temslay, 1935; Vili, 1997; Odum, 1966). Mặt khác
trên cơ sở học thuyết về rừng của Morodov,Sukasov thì rừng được coi là một sinh địa
quần lạc.
Rừng có vai trị quan trọng trong đơi sống của con người, nếu như tất cả thực

vật trên Trái Đất đã tạo ra 53 tỷ tấn sinh khối (ở trạng thái khơ tuyệt đối là 64%) thì
rừng chiếm 37 tỷ tấn (70%). Và các cây rừng sẽ thải ra 52,5 tỷ tấn (hay 44%) oxy để
phục vụ cho hô hấp của con người, động vật và sâu bọ trên Trái Đất trong khoảng 2
năm (S.V. Belov 1976).
Rừng là thảm thực vật của những cây thân gỗ trên bề mặt Trái Đất, giữ vai trò to lớn
đối với con người như: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa khí hậu, tạo ra oxy, điều hịa
nước, nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm.
Một hecta rừng hàng năm tạo nên sinh khối khoảng 300 – 500 kg, 16 tấn oxy
(rừng thông 30 tấn, rừng trồng 3 - 10 tấn).
Mỗi người một năm cần 4.000kg O2 tương ứng với lượng oxy do 1.000 - 3.000
m² cây xanh tạo ra trong một năm.
Nhiệt độ không khí rừng thường thấp hơn nhiệt độ đất trống khoảng 3 - 5°C.
Rừng bảo vệ và ngăn chặn gió bão.Lượng đất xói mịn của vùng đất có rừng chỉ
bằng 10% lượng đất xói mịn của vùng đất khơng có rừng.
Rừng là nguồn gen vô tận của con người, là nới cư trú của các lồi động thực vật
quý hiếm.
Vì vậy tỷ lệ đất có rừng che phủ của một quốc gia là một chỉ tiêu an ninh môi
trường quan trọng (diện tích đất có rừng đảm bảo an tồn mơi trường của một quốc gia
tối ưu là ≥ 45% tổng diện tích).


5
1.1.2. Tái sinh và phục hồi rừng
Tái sinh từng là một quá trình sinh học mang đặc thù của hệ sinh thái rừng. Đó là sự
xuất hiện các thế hệ cây con của những loài cây gỗ ở những nơi cịn hồn cảnh rừng như
dưới tán rừng, khoảng trống trong rừng, trên dết rừng sau khi khai thác hoặc sau khi làm
nương rẫy, các cây con sẽ thay thế các cây già cỗi.
Theo nghĩa hẹp, tái sinh rừng là quá trình phục hồi lại thành phần cơ bản của
rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ.Theo nghĩa rộng, tái sinh rừng là sự thái sinh nhằm đảo
bào cho sự tồn tại liên tục của một hệ sinh thái rừng. Tái sinh rừng có thể diễn ra bằng

nhiều cách thức khác nhau.
Xét về mặt sinh học thì tái sinh rừng diễn ra theo 3 hình thức: tái sinh hạt, tái sinh
chồi và tái sinh thân ngầm:
- Tái sinh hạt là hình thức mà thế hệ cây mới được hình thành từ các hạ giống.
Quá trình tái sinh được trải qua 3 giai đoạn : ra hoa kết quả; phân tán hạt giống; hạt
giống nảy mầm và sinh trưởng của cây tái sinh.
- Tái sinh chồi là q trình vơ tính cây con được phát triển từ một phần của
cây mẹ
- Tái sinh thân ngầm là trường hợp cây con được phát triển từ thân ngầm như
tre, nứa
Xét về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có ba hình thức tái sinh cơ bản là tái
sinh tự nhiên, tái sinh nhân tạo và xúc tiến tái sinh tự nhiên.
- Tái sinh tự nhiên là quá trình tạo thành thế hệ cây rừng mới bằng con đường tự
nhiên, về cơ bản khơng có sự tác động của con người.
- Tái sinh nhân tạo là phương thức tái sinh có tác động trực tiếp của con người từ
gieo trồng, chăm sóc để tạo rừng mới trên đất có rừng.
- Xúc tiến tái sinh tự nhiên là phương thức trung gian giữa tái sinh nhân tạo và tái
sinh tự nhiên. Trong đó tận dụng triệt để những ưu điểm của tái sinh tự nhiên với sự tham
gia tích cực của con người để tái sinh rừng đạt hiệu quả cao hơn.
Quá trình hình thành nên rừng thứ sinh (Secondary forest) là do diễn thế thứ sinh
(Secondary succession) ở nơi đã bị mất rừng là phục hồi rừng
Theo quá trình diễn thế, sau khi phải chịu những tác động phi tự nhiên phá vỡ cân
bằng sinh thái thì nó có xu hướng vận động thiệt lập một trạng thái cân bằng mới, quá
trình này được gọi là diễn thế phục hồi, Nhưng với những tác động quá mạnh vượt qua
ngưỡng điều chỉnh của hệ thống sinh thái rừng thì quá trình phục hồi sẽ rất chậm hoặc
không xảy ra. Lúc này những hoạt động của con người nhằm thúc đẩy q trình đó hoạt
động mạnh nhất trong thời gian ngắn nhất. Vậy, hoạt động phục hồi rừng được hiểu là


6

các hoạt động có ý thức của con người nhằm làm đảo ngược q tình suy thối rừng, để
phục hồi lại các hệ sinh thái rừng đã thối hóa. Lamb và Gilmour (2003) đã đưa ra ba
nhóm hành động nhằm làm đảo ngược q trình suy thối rừng là cái tạo hay thay thế
(reclamation or replacement), khôi phục (restoration) và phục hồi (rehabilitation).
Ngồi ba nhóm hành động này, việc phục hồi rừng còn bao gồm: trồng rừng
(afforestation), trồng lại rừng (reforestation). Sự khác nhau giữa trồng lại rừng và
trồng rừng nằm ở thời gian khơng có rừng của đối tượng có thời gian rất lâu khơng
phải là rừng thì gọi là trồng rừng; cịn hoạt động đó trên đối tượng mới khơng có rừng
trong thời gian ngắn thì gọi là trồng lại rừng. Trong nhiều trường hợp, trồng rừng,
trồng lại rừng được hiểu đồng nghĩa với sự cải tạo.
Phục hồi rừng có thể được giải thích như một phương pháp phối hợp giữa các
hoạt động thay thế, phục hồi và khơi phục.
Theo Trần Đình Lý và cs (1995) phục hồi rừng là một quá trình sinh địa phức tạp
gồm nhiều thời gian và kết thúc bằng sự xuất hiện một thảm thực vật cây gỗ (hoặc tre
nứa) bắt đầu khép tán. Nói một cách khác, rừng phục hồi là quá trình tái tạo lại một hệ
sinh thái, một quần xã sinh vật mà trong đó cây gỗ là yếu tố cấu thành chủ yếu, nó chi
phối các q trình biến đổi tiếp theo.
Như vậy, phục hồi rừng là một quá trình bao gồm nhiều các biện pháp kỹ thuật
lâm sinh áp dụng liên hồn nhằm mục đích thiết lập lại hệ sinh thái rừng.
1.1.3. Các biện pháp kỹ thuật phục hồi rừng
Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên kết hợp trồng bổ sung : là giải pháp sử
dụng triệt để khả năng diễn thế tái sinh tự nhiên để phục hồi rừng thơng qua các biện
pháp khốn bảo vệ, biện pháp kỹ thuật lâm sinh và trồng bổ sung khi cần thiết.
Kỹ thuật làm giàu rừng: là một biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm cải thiện tỷ lệ
cây mục đích ở rừng nghèo mà khơng loại bỏ thảm thực vật cũ và các cây con của loài
cây mục đích có sẵn . Với mục đích là tạo ra một lâm phần mới với cây trồng làm giàu
chiếm ưu thế được trồng hỗn giao với các lồi cây có giá trị kinh tế có sẵn trong thảm
rừng cũ. Đối tượng làm giàu rừng là rừng nghèo kiệt thuộc trạng thái rừng IIIA1.
Cải tạo rừng: là việc thay thế thảm thực vật gốc bằng một thảm thực vật hoàn
toàn mới có năng suất và chất lượng cao hơn thảm thực vật gốc. Cũng tương tự như

làm giàu rừng, cải tạo rừng có thể dựa vào thảm thực vật cũ đề điều chính ánh sáng
cho cây trồng và cũng có thể đề lại các cây có giá trị kinh tế của thảm thực vật cũ. Tuy
nhiên sự khác nhau là cải tạo rừng thay thế hoàn toàn thảm thực vật cũ.
Khai thác đảm bảo tái sinh: Bản chất của việc khai thác rừng là lấy ra khỏi
rừng những thế hệ già cỗi dựa theo quá trình chết đi tự nhiên để tác động sớm hơn
nhằm tận dụng gỗ và tạo điều kiện cho thế hệ cây tái sinh phát triển.


7
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2.1. Trên thế giới
1.2.1.1. Về tái sinh rừng
Tái sinh (Regeneration) là một thuật ngữ chỉ khả năng tự tái tạo, hay sự hồi sinh
từ mức độ tế bào đến một quần lạc sinh vật trong tự nhiên, các tác giả như Jordan,
Peter và Allan (1998) sử dụng thuật ngữ này để diễn tả sự lặp lại của quần xã sinh vật
giống như nó đã xuất hiện trong tự nhiên. Tái sinh rừng (Forestry regeneration) cũng
để mô tả sự tái tạo của lớp cây con dưới tán rừng.
Lịch sử nghiên cứu về tái sinh rừng trên thế giới đã trải qua hằng tram năm, tái sinh
rừng nhiệt đới được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu như P.W Richards (1952), Taylor
(1954), Van Steenis (1956)…(trích dẫn bởi Phạm Ngọc Thường).
Haibara và cs (1989) đã mô tả sự khác biệt giữa tái sinh tự nhiên và tái sinh nhân
tạo, trồng rừng ở đất vùng rìa nên tập trung phát triển những lồi cây có giá trị kinh tế
cao và tạo môi trường sống cho các loài động vật. Theo Holmgren và cs (2012),
Pawson và cs (2013) đã chỉ ra những hoạt động kinh tế của con người làm giảm lượng
mưa, tăng nhiệt độ, hạn hán kéo dài là một trong những điều kiện ảnh hưởng xấu nhất
đến nỗ lực trồng rừng. Lượng mưa ít cùng với việc lượng nước ngầm đang giảm là
nguyên nhân dẫn đến tăng tỷ lệ chết ở cây non và chết mầm ở một số loài (Valladares
và Niinemets (2008); Hoffman và cs (2011)), và một số loài khác bị ảnh hưởng
(Klopcic và Bocia (2012))
Theo Gimmi và cs (2010) thì những tình tiết nhỏ như chế độ mưa thay đổi cũng

đủ khả năng làm thay đổi mãi mãi thành phần và sự sống trong một mảng rừng. Theo
Hayes và cs (2005) việc tăng nhu cầu về sản phẩm gỗ đã khuyến khích người trồng
rừng lựa chọn việc khai thác trắng cho việc khai thác rừng dẫn đến việc phá vỡ mối
tương tác giữa các loài cây trưởng thành và cây non (Lawson and Michler 2014).
Về phương pháp điều tra tái sinh rừng, đa số các tác giả đã sử dụng cách lấy mẫu
ô vuông theo hệ thống của Lowdermikl (1927). Về đặc điểm tái sinh tự nhiên, André
Aubréville (1897 – 1982) đã đưa ra lý thuyết tái sinh rừng hoàn bức khảm, Van Steniss
(1956) đã nêu hai đặc điểm tái sinh phổ biến của rừng nhiệt đới là kiểu tái sinh phân
tán liên tục và kiểu tái sinh vệt. Quan điểm ánh sáng là nhân tố ảnh hưởng mạnh đến
sinh trưởng của cây tái sinh được nhiều nhà khoa học thống nhất: Kramer (1933), Baur
(1962)…
Theo Lindenmayer và Franklin(2002), Vajari và cs (2012) thì trong một thập kỷ
gần đây, những biện pháp lâm sinh dựa theo sự xáo trộn của tự nhiên để khôi phục lại
rừng một cách tự nhiên, bảo tồn đa dạng và chức năng sinh thái trong khi vẫn tối ưu
hóa năng suất và chất lượng.


8
Ngồi ra, việc mơ tả chính xác những tầng tán trong khơng gian rừng sẽ hữu ích
cho việc kiểm tra những dự đốn của các mơ hình rừng (Chave 1999; Dube và cs
2001;. Robert 2003) và thiết kế hệ thống kỹ thuật lâm sinh trong việc tạo tầng tán rừng
(Lundquist và Beatty 2002; Schliemann và Bockheim 2011).
DellaSala và cs (2003) đã đưa ra những nguyên tắc tái sinh rừng là phải phục hồi
được khả năng sinh thái của rừng, đảm bảo nhu cầu kinh tế và phải phù hợp với cộng
đồng và lực lượng lao động ở địa phương.
Theo Baur (1962) đối với rừng nhiệt đới, các nhân tố ánh sáng, độ ẩm của đất,
kết cấu quần thụ cây bụi, thảm tươi là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tái sinh,
sự thiếu hụt ánh sáng ảnh hưởng đến sự phát triển của cây con, nhưng đối với sự nảy
mần thì sự ảnh hưởng đó khơng rõ..
Các nhân tố ảnh hưởng đến tái sinh được chia thành hai nhóm

- Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến tái sinh và phục hồi rừng khơng có sự can thiệp
của con người (Baur, 1962; Anden (1981).
Theo Aubréville (1949) trong các nhóm yếu tố sinh thái phát sinh quần thể thực
vật, nhóm yếu tố khí hậu - thủy văn là nhóm yếu tố chủ đạo, quyết định hình thái và
cấu trúc của các kiểu thảm thực vật. Nhóm khí hậu - thủy văn gồm các yếu tố quan
trọng nhất là nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa, độ ẩm, chế độ gió...Bechse, nhà lâm học
người Đức cho rằng “ánh sáng là chiếc đòn bẩy mà nhà lâm học dùng để điều khiển sự
sống của rừng theo hướng có lợi về kinh tế”.
Độ khép tán của quần thụ ảnh hưởng trực tiếp đến mật độ và sức sống của cây
con. Andel (1981) chứng minh độ đầy tối ưu cho sự phát triển bình thường của cây gỗ
là 0,6 - 0,7. Karpov (1969) còn khẳng định “độ khép tán của quần thụ ảnh hưởng trực
tiếp đến mật độ và sức sống của cây con”. Ngoài những nhân tố sinh thái, thì trong tái
sinh rừng các nhân tố như: thảm tươi, cây bụi, động vật ăn hạt cũng ảnh hưởng rõ nét
đến tái sinh.
Khi nghiên cứu phân tích ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến tái sinh tự
nhiên, trong đó nhân tố ánh sáng (thơng qua độ tàn che của rừng), độ ẩm của đất. kết
cấu quần thụ, cây bụi, thảm tươi được đề cập thường xuyên. Baur G.N (1962) cho
rằng, trong rừng nhiệt đới thiếu hụt ánh sáng ảnh hưởng đến phát triển của cây con,
cịn đối vơi sự nảy mầm ảnh hưởng thường khơng rõ ràng.
- Nhóm nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến tái sinh và phục hồi rừng có sự can thiệp
của con người
Các nhà lâm học như: Gorxenhin(1972, 1976), Bêlốp (1982) đã xây dựng
thành công nhiều phương thức tái sinh và phục hồi rừng nghèo kiệt, đáng chú ý là
một số cơng trình nghiên cứu của Maslacov (1981) về “phục hồi rừng trên các khu


9
khai thác”, Melekhov (1966) về “ảnh hưởng của cháy rừng tới quá trình phục hồi
rừng”, Pabedinxkion (1966) về “phương pháp nghiên cứu quá trình phục hồi rừng”,
kết quả ban đầu của những nghiên cứu ngày đã tạo ên những khu rừng có cấu trúc

và làm tăng mức độ đa dạng về lồi. Tuy nhiên hạn chế của chúng là khơng thể áp
dụng trên quy mô rộng bởi các yêu cầu về nhân cơng và các nguồn lực khác trong
q trình thực hiện.
1.2.1.2. Nghiên cứu về tái sinh hạt
Khi nghiên cứu về tái sinh rừng tự nhiên, phần lớn các nhà nghiên cứu thướng
hướng vào tìm hiểu sự thiếu hụt ánh sáng của cây con do tán lâm phần mẹ gây nên.
Kozlovxki (1949) cho rằng sự thiếu hụt ánh sáng là thường xuyên đối với cây con
(trích bời Ngyễn Văn thêm, 1992). Khi bị che bóng, mật độ và sức sống cây tái sinh
suy giảm (Walter, 1947; Roussel, 1962, 1967).
Độ khép tán của quần thụ cũng ảnh hưởng rõ rệt đến mật độ và sức sống của
cây con (Orlov, 1951; Alekseev, 1954; Makximov, 197, trích bởi Nguyễn Văn
Thêm, 1992)
Tác giả Soonhuae, P. và cs (1995) đã có nghiên cứu về di truyền quần thề của
loài trắc (Dalbergia cochinchinensis) và tác động đối với bảo tồn nguồn gen.
Khi nghiên cứu về sinh thái của hạt giống và sinh trưởng của cây cây gỗ non, Ekta
và Singh (2000) đã nhận thấy rằng cường độ ánh sáng có ảnh hưởng rõ rệt đến sự nảy
mầm, sự sống sót và q trình sinh trưởng của cây con. Vào năm 1981, Sasaki và Mori
đã tiến hành nghiên cứu và đánh giá khả năng chịu bóng của một số loài như Shorea
taluta, Sovalis. Hopea helferei và Vatica odorata cho thấy sinh trưởng của cây con bị ức
chế khi cường độ ánh sáng cao hơn 50%.
Theo Thomas (1985) chất lượng cây con có mối quan hệ logic với trạng thái chất
khoáng. Nitơ và photpho cung cấp nguyên liệu cho sự sinh trưởng và phát triển của
cây con. Tình trạng dinh dưỡng của cây con thể hiện rõ qua màu sắc của lá. Phân tích
thành phần hóa học của mô là một cách duy nhất để lường mức độ thiếu hụt dinh
dưỡng của cây con.
1.2.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, tái sinh rừng đã được quan tâm nghiên cứu từ những thập kỉ 60 của
thế kỉ XX. Các nghiên cứu cơ sở chủ yếu là điều tra đánh giá khả năng tái sinh ở một
số trạng thái rừng trong điều kiện khác nhau như Thái Văn Trừng (1987), Trần Ngũ
Phương (1970), Nguyễn Văn Trương (1983), Phùng Ngọc Lung (1994), Vũ Tiến Hinh

(1991)…
Nghiên cứu tái sinh rừng tự nhiên ở Việt Nam phần lớn đều tập trung vào các
kiểu rừng thường xanh hỗn loài, ngoài những tổng kết của Vũ Đình Huề (1962 – 1969)
về tình hình tái sinh ở rừng miền Bắc, những nghiên cứu khác chỉ đề cập đến tái sinh


10
của một loài cây cụ thể hoặc một nhân tố cụ thể đối với quá trình tái sinh tự nhiên
(Thái Văn Trừng, 1970), quan hệ giữa cấu trúc rừng đối với tái sinh (Nguyễn Văn
Trương, 1983), đặc điểm phân bố cây tái sinh mục đích trong rừng hỗn lồi (Ngũn
Duy Chuyên,1988)…
Trần Ngũ Phương (1965) kết luận: “Trong quá trình một tầng nào đó của rừng
bắt đầu già cỗi thì tầng ấy đã chuẩn bị cho bản thân nó một lớp cây con tái sinh để sau
này sẽ thay thế nó sau khi nó tiêu vong”, ơng cũng rút ra quy luật tái sinh này biểu
hiện khơng đều, khi có khi không, chỗ thưa chỗ dày, chỗ tốt chỗ không tốt. Như vậy
việc mô phỏng theo thiên nhiên một cách thông minh và áp dụng trong phương pháp
nhân tạo, làm như vậy thì cấu trúc phân tầng của rừng ln đảm bảo về lượng cũng
như về chất.
Theo Vũ Đình Huề (1969) từ các kết quả điều tra tái sinh tự nhiên ở rừng miền
Bắc Việt Nam, dựa vào mật độ tái sinh ông đã phân chia khả năng tái sinh rừng thành 5
cấp là rất tốt, tốt, trung bình, xấu và rất xấu. “Dưới tán rừng nguyên sinh, tổ thành tầng
cây tais inh tương tự như tầng cây gỗ, dưới tán rừng thứ sinh tồn tại nhiều loài cây gỗ
kém giá trị và hiện tượng tái sinh theo đám được thể hiện rõ nét tạo nên sự phân bố số
cây không đồng đều trên mặt đất rừng.
Nguyễn Thế Hưng (2003) nghiên cứu sự biến động về mật độ và tổ thành lồi
cây trong các trạng thái thực bì ở Quảng Ninh đã nhận định: trong lớp cây tái sinh tự
nhiên ở rừng non phục hồi thành phần loài cây ưa sáng cực đoan giảm nhường cho
nhiều loài cây ưa sáng sống định cư và có đời sống dài chiếm tỷ lệ lớn, thậm chí trong
tổ thành cây tái đã xuất hiện một số lồi cây chịu bóng sống dưới tán rừng như bứa,
ngát…sự có mặt với tần số khá cao của một số loài cây ưa sáng định cư và một số lồi

cây chịu bóng là dấu hiệu chuyển biến tích cực của diễn thế rừng. Khả năng tái sinh tự
nhiên của các trạng thái thực vật có liên quan nhiều đến độ che phủ, mức độ thối hóa
của thảm thực vật, phương thức tác động của con người và tổ thành loài trong quần xã.
Trong những năm gần đây, những đề tài thạc sĩ, tiến sĩ có liên quan đến vấn đề
tái sinh rừng đang được quan tâm rất nhiều như: Góp phần nghiên cứu tiến trình tái
sinh tự nhiên ở rừng khộp vùng Easup – Đak Lak của Đinh Quang Diệp (1993),
Nghiên cứu đặc điểm quá trình tái sinh tự nhiên và đề xuất một số giải pháp kỹ thuật
lâm sinh phục hồi rừng sau nương rẫy ở hai tỉnh Thái Nguyên - Bắc Kạn của Phạm
Ngọc Thường (2003).
Căn cứ vào nguồn giống, người ta phân chia ra 3 mức độ tái sinh: tái sinh nhân
tạo tái sinh bán nhân tạo (xúc tiến TSTN), và tái sinh tự nhiên. Theo Phùng Ngọc Lan
(1986), biểu hiện đặc trưng của tái sinh rừng là sự xuất hiện một thế hệ cây của những
lồi cây ở những nơi cịn hồn cảnh rừng, còn Trần Xuân Thiệp (1995) cho rằng, nếu
thành phần cây tái sinh giống như thành phần cây đứng thì đó là quá trình thay thế một
thế hệ cây này bằng thế hệ cây khác.


11
Vào những năm 1920, Paul Maurand tiến hành nỗ lực tại Trạm thực nghiệm lâm
sinh Trảng Bom (tỉnh Đồng Nai) để khảo nghiệm chuyển loài Dầu rái và Sao đen từ
rừng tự nhiên sang rừng trồng.
Các kết quả nghiên cứu được Nguyễn Vạn Thường (1991) tổng kết về tình hình
tái sinh tự nhiên của một số khu rừng ở miền Bắc Việt Nam; hiện tượng tái sinh dưới
dán rừng của một số loài cây gỗ đã tiếp diễn liên tục, khơng mang tính chu kỳ, sự phân
bố số cây khơng điều tuổi, số cây mạ có chiều cao <20cm chiếm ưu thế rõ rệt so với
lớp cây ở cấp kích thước khác nhau. Những loại cây gỗ mềm, ưa sáng mọc nhanh có
khuynh hướng phát triển mạnh và chiếm ưu thế trong lớp cây tái sinh. Những loại cây
gỗ cứng sinh trưởng chậm, chiếm tỷ lệ thấp và phân bố tảm mản.
Vũ Tiến Hinh (1991) nghiên cứu đặc điểm quá trình tái sinh của rừng tự nhiên ở
Hữu Lũng (Lạng Sơn) và vùng Ba Chẽ (Quảng Ninh) đã nhận xét: hệ số tổ thành theo %

số cây của tầng tái sinh và tầng cây cao có liên hệ chặt chẽ. Đa phần lồi có hệ số tổ thành
tầng cây cao càng lớn thì hệ số tổ thành tầng tái sinh cũng vậy.
Lê Đồng Tấn - Đỗ Hữu Thư (1998) nghiên cứu thảm thực vật tái sinh trên đất sau
nương rẫy tại Sơn La qua ba giai đoạn phát triển: Giai đoạn I (tuổi từ 4 - 5), giai đoạn
II (tuổi 9 đến 10), giai đoạn III (tuổi từ 14 đến 15) đã nhận xét: trong 15 năm đầu,
thảm thực vật tái sinh trên đất sau nương rẫy có số lượng loài đều tăng lên qua các giai
đoạn phát triển. Sau ba giai đoạn phát triển thảm thực vật tái sinh trên đất sau nương
rẫy thể hiện một quá trình thay thế tổ thành rất rõ ràng, lượng tăng trưởng của thảm
thực vật không cao.
Nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến tái sinh:
Một số tác giả trong nước đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa địa hình và khả
năng tái sinh tự nhiên của thực vật : Ngô Quang Đê, Lê Văn Tốn, Phạm Xn Hồn
(1994) nghiên cứu mật độ cá thể và số lượng cây phục hồi sau nương rẫy bỏ hóa tại
Con Cng - Nghệ An; Lâm Phúc Cố (1996) nghiên cứu ở Púng Luông - Yên Bái;
Phùng Tửu Bôi - Trần Xuân Thiệp (1997) nghiên cứu ở vùng Bắc Trung Bộ.
Mặt khác, theo Thái Văn Trừng một kiểu thảm thực vật có xuất hiện hay khơng
trước hết phụ thuộc vào khu hệ thực vật ở đó và điều kiện khí hậu thổ nhưỡng thích
hợp. Việc tái sinh phục hồi lại rừng trên đất chưa rừng ngoài việc bị chi phối bởi khu
hệ thực vật thì nó cịn chịu ảnh hưởng bởi khoảng cách từ nơi đó đến các khu rừng lân
cận. Thực vật có khả năng tự phát tán để gieo giống hoặc gieo giống nhờ gió, nhờ
nước, nhờ động vật. Tuy vậy, phạm vi phát tán để gieo giống của bất kỳ cách thức nào
cũng khơng phải vơ hạn, nên khoảng cách càng xa thì khả năng tái sinh của thực vật
càng kém vì càng xa thì mật độ hạt giống đưa đến càng thấp. Phạm Ngọc Thường
(2002) đã nghiên cứu mối liên quan giữa khoảng cách từ nguồn giống tự nhiên đến
khu vực tái sinh trên đất canh tác nương rẫy và kết luận “ khoảng cách từ nới tái sinh
đến nguồn cung cấp giống càng xa thì mật độ và số lồi cây tái sinh càng thấp”.


12
Trần Ngũ Phương (1970) khi nghiên cứu về kiểu rừng nhiệt đới mưa mùa lá rộng

thường xanh đã có nhận xét: “ Rừng tự nhiên dưới tác động của con người khai thác
hoặc làm nương rẫy, lặp đi lặp lại nhiều lần thì kết quả cuối cùng là sự hình thành đất
trống, đồi núi trọc. Nếu chúng ta để thảm thực vật hoang dã tự nó phát triển lại thì sau
một thời gian dài trảng cây bụi, trảng cỏ sẽ chuyển dẫn lên những dạng thực bì cao
hơnn thơng qua quá trình tai sinh tự nhiên và cuối cùng rừng khí hậu sẽ có thể phục
hồi dưới dạng gần giống rừng khí hậu ban đầu”
Cũng theo Trần Ngũ Phương (2000) khi nghiên cứu các quy luật phát triển rừng
tự nhiên miền Bắc Việt Nam đã nhấn mạnh quá trình diễn thế thứ sinh của rừng tự
nhiên như sau: “ Trường hợp rừng tự nhiên có nhiều tầng khi tầng trên già cỗi, tàn lụi
rồi tiêu vong thì tầng kế tiếp sẽ thay thế; trường hợp chỉ có một tầng thì trong khi nó
già cỗi một lớp cây con tái sinh xuất hiện và sẽ thay thế nó sau khi nó tiêu vong, hoặc
cũng có thể một thảm thực vật trung gian xuất hiện thay thế, nhưng về sau lớp thảm
thực vật trung gian này sẽ xuất hiện một lớp cây con tái sinh lại rừng cũ trong tương
lai và sẽ thay thế thảm thực vật trung gian này, lúc bấy giờ rừng cũ sẽ được phục hồi.
Nghiên cứu sự biến động về mật độ và tổ thành loài tái sinh trong trạng thái thực bì
ở tỉnh Quảng Ninh, Nguyễn Thế Hưng (2003) nhận xét trong lớp cây tái sinh tự nhiên ở
rừng non phục hồi thành phần loài cây ưa sáng cực đoan giảm nhường chỗ cho nhiều loài
cây ưa sáng sống đinh cư và có đời sống dài chiếm tỷ lệ lớn, thậm chí trong tổ thành cây
tái sinh đã xuất hiện một số lồi chịu bóng sống dưới tán rừng như Bứa, Ngát. Sự có mặt
với tần số khá cao của một số lồi ưa bóng là dấu hiệu tích cực của diễn thế rừng. Tác giả
kết luận khả năng tái sinh tự nhiên của các trạng thái thực vật có liên quan nhiều đến độ
che phủ, mức độ thối hóa của thảm thực vật, phương thức tác động của con người và tổ
thành loài trong quần xã. Tại Quảng Ninh rừng thứ sinh có mức độ tái inh trung bình với
các lồi khá phong phú. Những dạng thảm mới phục hồi hoặc ở mức độ thối hóa chưa
cao có khả năng tái sinh tự nhiên tốt bằng các hình thức tái sinh phong phú. Tuy nhiên,
cây có triển vọng thuộc nhóm lồi ưa sáng cịn chiếm tỷ lệ cao trong các quần xã này.
1.2.3. Nghiên cứu về gieo ươm những loài cây gỗ tại Việt Nam
Ở Việt Nam, từ trước đến nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về gieo ươm
cây gỗ. Nhìn chung, khi nghiên cứu gieo ươm cây gỗ, một mặt các nhà nghiên cứu
hướng vào xác định những nhân tố sinh thái có ảnh hưởng quyết định đến sinh trưởng

của cây con. Những nhân tố được quan tâm nhiều là ánh sáng, đất, hỗn hợp ruột bầu,
chế độ nước và kích thước bầu. Mặt khác, nhiều nghiên cứu còn hướng vào việc làm
rõ tiêu chuẩn cây con đem trồng.
Khi nghiên cứu gieo ươm thông nhựa (Pinus merkusii), Nguyễn Xuân Quát
(1985) cũng đã tập trung xem xét ảnh hưởng của thành phần hỗn hợp ruột bầu. Những
nghiên cứu như thế cũng đã được Hoàng Cơng Đãng (1996)thực hiện với lồi Bần
chua ở giai đoạn vườn ươm.


13
Khi bố trí thí nghiệm về ảnh hưởng của độ tàn che, Ngũn Xn Qt (1985)
và Hồng Cơng Đãng (2000) đã phân chia 5 mức che sáng: không che (đối chứng), che
25%, 50%, 75%, 100%. Để thăm dò phản ứng của cây con với phân bón, Nguyễn
Xuân Quát (1985) và Hồng Cơng Đãng (2000) đã bón lót super lân, clorua kali,
sulphat amôn với tỷ lệ từ 0- 6% so với trọng lượng ruột bầu. Đối với phân hữu cơ, các
tác giả thường sử dụng phân chuồng hoai (phân trâu, phân bò và phân heo) với liều
lượng từ 0 – 25% so với trọng lượng bầu. Một số nghiên cứu cũng hướng vào xem xét
phản ứng của cây gỗ non với nước. Tuy vậy, đây là một vấn đề khó, bởi vì hiện nay
cịn thiếu những điều kiện nghiên cứu cần thiết (Nguyễn Xuân Quát, 1985).
Từ năm 1980 – 1985, Nguyễn Minh Đường và nhiều tác giả khác cũng có những
nghiên cứu chi tiết về gieo ươm và trồng rừng sao dầu ở rừng ở miền Đông Nam Bộ.
Năm 1997, Nguyễn Thị Mừng đã nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ che bóng đến
sinh trưởng của cây Cẩm lai (Dalbergia bariaensis Pierre) trong giai đoạn vườn ươm.
Kết quả nghiên cứu đã chứng tỏ rằng, ở giai đoạn từ 1 – 4 tháng tuổi, mức độ che bóng
50 – 100% (tốt nhất 75%) đảm bảo cho Cẩm lai có hàm lượng diệp lục a, b và tổng số
cao hơn, sinh khối, sinh trưởng chiều cao đều lớn hơn so với đối chứng (khơng che
bóng). Nhưng đến tháng thứ 6, các chỉ tiêu trên lại đạt cao nhất ở tỷ lệ che bóng 50%.
Khi nghiên cứu về gieo ươm Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri Pierre),
Nguyễn Tuấn Bình (2002) nhận thấy độ tàn che 25% – 50% là thích hợp cho sinh
trưởng của Dầu song nàng 12 tháng tuổi. Khi nghiên cứu về cây Huỷnh liên (Tecoma

stans (L.) trong giai đọan 6 tháng tuổi, Nguyễn Thị Cẩm Nhung (2006) nhận thấy độ
che sáng thích hợp là 60%.
Những nghiên cứu về ảnh hưởng của kích thước bầu đến sinh trưởng của cây gỗ non
cũng đã được nhiều tác giả quan tâm. Theo Nguyễn Tuấn Bình (2002), kích thước bầu thích
hợp cho gieo ươm Dầu song nàng là 20*30 cm, đục 8 – 10 lỗ.
Một vấn đề thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu là thành phần hỗn hợp ruột
bầu. Theo Nguyễn Văn Sở (2004), sự phát triển của cây con phụ thuộc khơng chỉ vào tính
chất di truyền của cây, mà cịn vào mơi trường sinh trưởng của nó (tính chất lý hóa tính
của ruột bầu). Tuy nhiên khơng phải tất cả các loài cây đều cần một loại hỗn hợp như
nhau, mà chúng thay đổi tùy thuộc vào đặc tính sinh thái học của mỗi loài cây. Theo
Nguyễn Thị Mừng (1997), thành phần ruột bầu được cấu tạo từ 79% đất + 18% phân
chuồng + 0,5% N + 2% P + 0,5% K hoặc 80% đất + 15% phân chuồng + 1% N + 3% P +
1% K sẽ đảm bảo cho cây Cẩm lai (Dalbergia bariaensis Pierre) sinh trưởng tốt trong giai
đoạn vườn ươm. Khi nghiên cứu gieo ươm Dầu song nàng (Dipterrocarpus dyerii),
Nguyễn Tuấn Bình (2002) cũng nhận thấy hỗn hợp ruột bầu có ảnh hưởng rất nhiều đến
sinh trưởng của cây con.Theo tác giả, đất feralit đỏ vàng trên phiến thạch sét và đất xám
trên granit có tác dụng nâng cao sức sinh trưởng của cây con Dầu song nàng. Hàm lượng
phân super phốt phát (Long Thành) thích hợp cho sinh trưởng của Dầu song nàng là 2% –
3%, còn phân NPK là 3% so với trọng lượng bầu. Theo Nguyễn Văn Thêm và Phạm


14
Thanh Hải (2004), bón lót cho Chiêu liêu nước (Terminalia calamansanai) trong giai
đoạn 6 tháng tuổi ở vườn ươm là việc làm cần thiết. Nếu bón lót phân tổng hợp NPK
(16:16:8) cho Chiêu liêu nước, thì hàm lượng thích hợp là 1% so với trọng lượng ruột bầu.
Tương tự, phân super photphat là 1%, còn phân hữu cơ hoai là 15% – 20% so với trọng
lượng ruột bầu. Theo Nguyễn Thị Cẩm Nhung (2006), khi gieo ươm cây Huỷnh liên
(Tecoma stans (L.) H.B.K), hỗn hợp ruột bầu thích hợp bao gồm đất, phân chuồng hoai,
xơ dừa, tro, trấu theo tỷ lệ 90:5:2: 2,1 và 0,3% kali clorua, 0,5% super lân và 0,1% vôi.
1.2.4. Nghiên cứu về loài Trắc

Các nghiên cứu về lồi Trắc (Dalbergia cochinchinensis) hiện nay đang cịn khan
hiếm ở nước ta, và chưa được nghiên cứu với quy mô lớn, chỉ là một số nghiên cứu
khoa học, các luận văn nghiên cứu.
Lê Quang Hưng (2001) đã chỉ ra được miên trạng sơ cấp của hạt Trắc biểu
hiện ngay khi thu hoạch và giảm đi sau 1 tuần tồn trữ. Tỉ lệ nảy mầm của hạt sau
một tuần tồn trữ trong tủ nhiệt đạt cao nhất ở quả chín nâu vàng và quả chín nâu
sậm. Quả trắc sau khi thu hái sử dụng ngay vào việc nhân giống thì cường lực của
hạt đạt cao nhất sau một tuần. Hạt trắc tồn trữ sau 4 tuần thì cường lực và tỉ lệ nảy
mầm của hạt đều giảm.
Theo Phạm Thanh Loan, Trần Huy Thái và cs đã báo cáo chính xác kết quả phân
lập và xác đinh cấu trúc của 4 hợp chất 5 – O- methyllatifolin; 2,4,5 –
trimethoxydalbergion; R(+)-4-methoxydalbergion; obtusafuran từ dịch chiết methanol
của gỗ cây trắc bằng việc sử dụng các phương pháp phổ cộng hưởn từ hạt nhân một
chiều và hai chiều và phổ khối.
Vào năm 2014, Pham Cường và cs đã nghiên cứu kỹ thuật gieo ươm loài trắc
(Dalberiga cochinchinensis Pierre) ở huyện Kbang, tỉnh Gia Lai (Cường, Tuấn, and
Thái 2014) đã chỉ rõ tỷ lệ nảy mầm của hạt giống giảm một nửa sau khi thu hoạch trái
cây 30 ngày. Chiều dài quả là trung bình 4,51 cm và rộng 0,88 cm; mỗi quả có khoảng
1,57 hạt. Hình dạng giống "như một thận, chiều dài của nó khoảng 5,8 mm và rộng 3,9
mm; trọng lượng 1000 hạt là 19,32 gam; đồng nhất của hạt giống là 87.01%. Phương
pháp hiệu quả của hạt giống nảy mầm là ứng dụng của nước ấm với 540C, ngâm hạt
giống sâu của nước trong vòng 12 giờ. Các hạt giống được xử lý để nảy mầm và cấy
cây con vào đất-túi chứa hỗn hợp trên đất, phân chuồng hoàn toàn phân hủy và phân
bón NPK với 85%, 14% và 1%, tương ứng. Hệ thống hình hiệu quả cho cây giống
trong vườn ươm là 75% và rơi xuống đến 25% cho đến giai đoạn cuối của việc chăm
sóc cây con trong vườn ươm. Cây giống tiêu chuẩn để sản xuất trồng là độ tuổi ít nhất
là 12-18 tháng, chiều cao trung bình 40 cm, đường kính cổ rễ trên 3,5 mm, khơng có
bệnh và khơng có cây giống đầu phá vỡ.



15
1.2.5. Sơ bộ về loài Trắc (Dalberdiga cochinchinensis)
Theo Tổ chức Chiến lược bảo tồn nguồn Gene rừng, CTSP, FA, DANIDA
năm 2003:
- Phân loại khoa học
o Tên Campuchia: Kra-nhourng
o Tên khoa học : Dalbergia cochinchinensis Pierre.
o Tên đồng nghĩa: Dalbergia Cambodiana Pierre.
o Họ: Fabaceae
- Phân bố và mơi trường sống: Có nguồn gốc Đông Dương và các nước lân
cận, đây là lồi cây chịu bóng khi cịn nhỏ. Trắc thường tồn tại rải rác trong những khu
rừng mở và nửa rụng lá cao 400-500 m trên mực nước biển, ưa đất cát sâu, đất sét,
hoặc đất đá vôi (Khorn, 2002). Trắc thích hợp ở những nơi có lượng mưa trung bình
1200-1650 mm mỗi năm. Khi phát triển đủ lớn cây đòi hỏi một lượng cao của ánh
sáng để phát triển mạnh, và là chịu hạn tốt và có thể phát triển trên hầu hết các loại đất
(DFSC, 2000). Tại Campuchia, các lồi được tìm thấy trong Kampong Thom, Preah
Vihear, Ratanakiri, Pursat, Siem Reap, Kratie, Koh Kong, Stung Treng, và Modulkiri
(Khorn, 2002,).
- Khu sinh thái: Cardamoms ven biển (A), Bắc Cardamoms (B),
Northwestern Lowlands (D), Trung Lowlands (d), Trung Trường Sơn (G), phía
Nam Trường Sơn (g).
- Mơ tả: Dalbergia cochinchinensis là một lồi cây thường xanh lớn, đạt 2530m ở tầm cao và đạt đến 60 cm đường kính ngang ngực. Lồi này được dễ dàng nhận
ra bởi màu vàng vỏ cây và tán chi nhánh. Gỗ của nó là chắc, bền, và màu đỏ nâu với
các đường vân gỗ đẹp mắt. Gỗ trắc có khả năng chống mối mọt. Hình thái lá được xác
định bởi lá kép lông chim với 7-9 lá chét (CTSP, 2001). Trắc tái sinh tự nhiên và phát
triển ở giai đồn cịn non tốt, nhưng tốc độ tăng trưởng khá chậm (DFSC, 2000).


16


Gỗ Trắc
- Ra hoa và đậu quả: hoa xảy ra vào tháng Năm và tháng Sáu, trong khi trái cây
chín vào tháng mười một và tháng mười một (DFSC, 2000).
- Trái cây và hạt giống Mô tả: Quả dài và thon nhọn và thường chứa 1 hoặc 2
hạt. Trọng lượng 100 hạt là 18,5 g và 100 g có thể đạt 54.000 hạt (CTSP, 2001).
- Thu hoạch hạt giống: Hạt giống già khi chuyển sang màu nâu tối. Quả được
thu hái ngay sau khi chuyển từ màu xanh sang màu vàng, để hạn chế đối đa sự xâm hại


×