Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Nghiên cứu hiện trạng phân bố và kỹ thuật nhân giống nhằm phát triển nguồn gen loài cây quao (dolichandrone spathacea (l f) k schum) tại tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.9 MB, 91 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ NGỌC TUẤN

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ
VÀ KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG NHẰM PHÁT TRIỂN NGUỒN GEN
LOÀI CÂY QUAO (Dolichandrone spathacea (L.f.) K. Schum)
TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP
Chuyên ngành: Lâm học

HUẾ - 2020


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ NGỌC TUẤN

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ
VÀ KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG NHẰM PHÁT TRIỂN NGUỒN GEN
LOÀI CÂY QUAO (Dolichandrone spathacea (L.f.) K. Schum)
TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP
Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 8620201

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS.TS. ĐẶNG THÁI DƯƠNG

HUẾ - 2020


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng phân bố và kỹ thuật nhân
giống phát triển nguồn gen loài cây Quao (Dolichandrone spathacea (L.f.) K. Schum)
tại tỉnh Thừa Thiên Huế.”
Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa được công bố. Nếu có kế
thừa kết quả nghiên cứu của người khác thì đều được trích dẫn rõ nguồn gốc.

Huế, tháng 5 năm 2020
Tác giả

Lê Ngọc Tuấn


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong q trình hồn thành luận văn này tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn chân
thành và sâu sắc nhất tới Trường Đại học Nông lâm Huế, các Thầy giáo Trường Đại học
Nông Lâm Huế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc học tập, phương pháp nghiên
cứu, cơ sở lý luận… Đặc biệt là thầy giáo PGS.TS. Đặng Thái Dương, người đã trực
tiếp, đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian thực hiện luận văn.
Xin cám ơn Chị Nguyễn Thị Lệ - Thôn Đồng Lâm, xã Phong An, huyện Phong Điền,
là chủ vườn ươm cây quao cho quá trình thực hiện nghiên cứu.
Xin cám ơn tất cả các hộ thon Thuận Hòa, xã Hương Phong, huyện Hương Trà đã

giúp cho tơi trong q trình đo đếm, lấy số nghiên cứu về cây quao.
Xin cảm ơn các bạn lớp Cao học Lâm học 24- Trường Đại học Nông lâm Huế đã
giúp đỡ, tạo điều kiện để tác giả hồn thành khóa học và thực hiện tốt Luận văn.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện và hồn chỉnh luận văn nhưng
chắc chắn khơng tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, kính mong nhận được những ý kiến đóng
góp quýbáu, của các bạn đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Huế, tháng 5 năm 2020.
Tác giả

Lê Ngọc Tuấn


iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tên đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng phân bố và kỹ thuật nhân giống phát triển
nguồn gen loài cây Quao (Dolichandrone spathacea (L.f.) K. Schum) tại tỉnh Thừa
Thiên Huế.”
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá được hiện trạng phân bố, giá tri kinh tế và nhân được giống bằng biện
pháp giâm hom nhằm bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen loài cây Quao cho tỉnh
Thừa Thiên Huế.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được hiện trạng phân bố, đặc điểm hình thái, giá tri kinh tế của loài
cây Quao
- Nhân được giống bằng biện pháp giâm hom nhằm bảo tồn, khai thác và phát
triển nguồn gen loài cây Quao cho tỉnh Thừa Thiên Huế.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học

Bằng phương pháp nghiên cứu khoa học hệ thống đề tài đánh giá được hiện trạng
phân bố, sinh thái, giá trị kinh tế và kỹ thuật nhân giống bằng biện pháp giâm hom nhằm
phát triển nguồn gen tốt không chỉ phục vụ cho tỉnh Thừa Thiên Huế mà còn nhân rộng
cho các tỉnh Duyên hải miền Trung và đóng góp lớn vào việc bảo tồn nguồn gen lồi
cây quý, hiếm này.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết qủa nghiên cứu giúp cho nhà quản lý và người dân biết được đặc điểm phân
bố, giá trị nguồn gen, kỹ thuật nhân giống nhằm phát triển nguồn gen cung cấp cây con
cho tỉnh để trồng rừng phòng hộ vùng bán ngập kết hợp cung cấp dược liệu và bảo tồn
nguồn gen loài cây này.
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
- Tên tiếng việt: Cây Quao
- Tên khác: Cây Quao nước
- Tên khoa học: Dolichandrone spathacea (L.f.) K. Schum


iv
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Khơng gian: Các vùng có phân bố cây Quao tại tỉnh Thừa Thiên Huế;
- Thời gian: Từ tháng 10 năm 2019 đến tháng 3 năm 2020.
- Về nội dung nhân giống: đề tải chỉ nghiên cứu kỹ thuật giâm hom lồi Quao
khơng nghiên cứu nhân giống bằng hạt và nuôi cấy mô tế bào.
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế
- Đánh giá hiện trạng phân bố, đặc điểm hình thái, giá trị kinh tế của loài cây Quao
- Nghiên cứu kỹ thuật giâm hom loài cây Quao
- Bước đầu đề xuất hướng dẫn kỹ thuật giâm hom lồi cây Quao
4. Kết quả chính của luận văn
- Về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế:

Đối với điều kiện tự nhiên, đặc điểm đất đai, khí hậu, thuỷ văn ở tỉnh Thừa Thiên
Huế phù hợp với đặc điểm sinh thái của cây Quao, cụ thể là một số địa điểm như xã
Hương Phong, thị xã Hương Trà và Diên Trường, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang.
- Về đặc điểm phân bố, hình thái, sinh thái và giá trị kinh tế của loài Quao
+ Quao nước (Dilichandrone spathacea (L.f.) K. Schum.) có các đặc điểm như
sau: là lồi cây thân gỗ, rụng lá, cao 10-15cm. Thân hình trụ, vỏ ngồi màu nâu xám, có
những nốt sần nhỏ. Cành mập nhẵn, có nhiều sẹo do lá rụng để lại. Cụm hoa mọc ở đầu
cành thành xim ngắn dạng ngủ. Lá kép lơng chim lẻ, mọc đối, dài 20-30 cm, hình bầu
dục hoặc hình trứng, dài 7-10cm, rộng 3-4cm, gốc trịn, đầu thn nhọn dài, mép ngun
hoặc có răng cưa rất nhỏ sít nhau, hai mặt nhẵn.
+ Cây quao thường phân bố phân tán theo cụm hay phân bố tập trung thành quần
thể với các loài cây khác, tại các vùng ven biển, bán ngập, dọc ven sông, hồ cho đến
vùng đất đồi, các loài thực vật sống cùng chủ yếu là các lồi có thể thích nghi với vùng
đất cát pha, bán ngập như đa, sanh, si, tra, giá,… Cây Quao phù hợp với nhiệt độ từ 190C
đến 310C. Độ ẩm khơng khí cao và lượng mưa lớn. Vùng phân bố rộng nhưng trong
dưới hạn là đất phải đảm bảo độ ẩm nhất định và đất có tính chất chua phèn.
+ Đây là lồi cây có giá trị dược liệu cao có khả nhiều loại bệnh khác nhau như
viêm gan, bổ phổi, trừ ho,…. Các sản phẩm từ cây quao mạng lại bao gồm: làm củi, làm
gỗ ,làm thức ăn cho gia súc, làm hương, phịng hộ đều có hiệu quả cao, ngồi ra cịn có
hiệu quả trong việc cải thiện mơi trường đất và chắn gió. Đối với người dân sử dụng các
loại sản phẩm này, mang đến hiệu quả kinh tế cao cho người dân, thông qua việc sử
dụng hay buôn bán các sản phẩm từ cây quao.


v
- Đề xuất kỹ thuật nhân giống loài Quao bằng hom:
Bước đầu đề tài đề xuất được kỹ thuật nhân giống loài Quao nước bằng hom:
Tuổi cây mẹ lấy hom 18 tháng; vị trí lấy hom là phần ngọn; chiều dài hom từ 16-20cm,
ruột bầu sử dụng bầu đất có tỷ lệ giá thể là 100% đất tầng B; tỷ lệ che bóng là 50%; chế
độ tứoi phun nước tự động là 15 phút phun 1 lần một lần phun 5-6 giây và với nồng độ

chất điều hòa sinh trưởng IBA là 500ppm, cho được cây con tốt nhất phục vụ việc trồng
rừng.
5. Kiến nghị
-Về nghiên cứu
- Cần Tiếp tục tiến hành các nghiên cứu để hồn thiện quy trình giâm hom lồi
cây Quao
- Cần có những mơ hình nghiên cứu trồng thử nghiệm tại địa phương để đánh
giá một cách toàn diện về sinh trưởng và phát triển của loài Quao nước trên vùng đất
của tỉnh Thùa Thiên Huế và các tỉnh lân cận nhằm phát triển nguồn gen loài cây này.
- Cần mở rộng phạm vi nghiên cứu vêloài cây Quao trong khu vực Duyên hải
miền trung
- Về thực tiển
Trước mắt áp dụng kết quả nghiên cứu này để nhân giống bằng hom lồi cây có
giátrị kinh tế, sinh thái, bảo tồn cao này.
Học tập từ các vùng khác về quy trình làm hương để phát triển kinh tế cho tỉnh
Thừa Thiên Huế.
Kết hợp với các nhà thuốc trong tỉnh tiến hành bào chế ra các loại thuốc chữa
bệnh từ vỏ, láquao phục vụ chữa bệnh cho người dân và thương mại hoá sản phẩm.


vi
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................................ ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN .............................................................................................................. iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................................... ix
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ ................................................................................................... x
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................ 1

1. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................................... 1
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI........................................................................................................ 2
2.1. MỤC TIÊU CHUNG ............................................................................................................. 2
2.2. MỤC TIÊU CỤ THỂ ............................................................................................................. 2
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ............................................................................ 2
3.1. Ý NGHĨA KHOA HỌC......................................................................................................... 2
3.2. Ý NGHĨA THỰC TIỄN ........................................................................................................ 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................................. 3
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................. 3
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................ 4
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI ................................................................ 5
1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC .................................................................. 7
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
........................................................................................................................................................ 11
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.................................................................. 11
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................................... 11
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................... 11
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 11
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 11
2.3.1. Điều tra vàbố trí thí nghiệm ............................................................................................. 11


vii
2.3.2. Thu thập số liệu .................................................................................................................. 15
2.3.3. Xử lý số liệu ....................................................................................................................... 15
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................................. 16
3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ. .... 16
3.1.1.Điều kiện tự nhiên tỉnh Thừa Thiên Huế .......................................................................... 16
3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế .............................................................. 22
3.2 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG, ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ GIÁ TRỊ KINH TẾ LỒI

CÂY QUAO ................................................................................................................................. 25
3.2.1 Đặc điểm phân bố và sinh thái loài cây Quao tại tỉnh Thừa Thiên Huế........................ 25
3.2.2 Đặc điểm hình thái và giá trị kinh tế của lồi quao ......................................................... 30
3.3 NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM HOM
LỒI CÂY QUAO...................................................................................................................... 41
3.3.1 Nghiên cứu thí nghiệm ảnh hưởng của vị trí lấy hom..................................................... 41
3.3.2. Nghiên cứu thí nghiệm ảnh hưởng của chất điều hịa sinh trưởng IBA ....................... 44
3.3.3 Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của chiều dài hom. .................................................. 48
3.3.4. Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của độ che bóng. .................................................... 50
3.3.5. Thí nghiệm nghiên cứu chế độ tưới nước trong giâm hom. .......................................... 52
3.3.6. Thí nghiệm nghiên cứu giá thể trong giâm hom............................................................. 55
3.3.7. Thí nghiệm nghiên cứu tuổi cây mẹ trong giâm hom .................................................... 58
3.4 BƯỚC ĐẦU ĐỀ XUẤT KỸ THUẬT HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT GIÂM HOM ... 61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................................... 64
1. KẾT LUẬN .............................................................................................................................. 64
2. KIẾN NGHỊ.............................................................................................................................. 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................... 67
PHỤ LỤC...................................................................................................................................... 71


viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TVNM:

Thực vật ngập mặn

KDTSQ:

Khu dự trữ sinh quyển


D0 :

Đường kí
nh gốc

Hvn:

Chiều cao vút ngọn


ix
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Vị trí địa lý, hiện trạng phân bố loài Quao tại tỉnh Thừa Thiên Huế ..................... 26
Bảng 3.2. Hàm lượng các chỉ tiêu trong đất tại các vùng phân bố cây Quao ( địa điểm lấy mẫu
ở Rú Chá- Hương Phong-Hương Trà-TT Huế) ........................................................................ 29
Bảng 3.3. Tỷ lệ ra rễ ở các vị trí lấy hom ................................................................................... 41
Bảng 3.4. Đánh giá sinh trưởng về chiều cao ở các vị trí lấy hom .......................................... 42
Bảng 3.5 Đánh giá sinh trưởng về đường kính gốc ở các vị trí lấy hom ................................ 43
Bảng 3.6. Tỷ lệ ra rễ của hom theo các thang nồng độ IBA .................................................... 45
Bảng 3.7. Đánh giá ảnh hưởng của IBA đến sinh trưởng chiều cao ....................................... 46
Bảng 3.8. Đánh giá ảnh hưởng của IBA đến sinh trưởng đường kính gốc ............................ 47
Bảng 3.9. Tỷ lệ sống của Quao nước ở các công thức thí nghiệm .......................................... 48
Bảng 3.10. Đánh giá ảnh hưởng của chiều dài hom đến sinh trưởng chiều cao .................... 49
Bảng 3.11. Đánh giá ảnh hưởng của chiều dài hom đến sinh trưởng đường kính gốc ......... 50
Bảng 3.12. Tỷ lệ ra rễ của Quao nước ở các cơng thức thí nghiệm độ che bóng .................. 50
Bảng 3.13 Đánh giá sinh trưởng về chiều cao của độ che bóng. ............................................. 51
Bảng 3.14. Đánh giá sinh trưởng về đường kính gốc của độ che bóng. ................................. 52
Bảng 3.15. Tỷ lệ ra rễ của Quao nước ở các cơng thức thí nghiệm chế độ tưới nước. ......... 53
Bảng 3.16 Đánh giá sinh trưởng về chiều cao ở các chế độ tưới nước. .................................. 53

Bảng 3.17. Đánh giá sinh trưởng về đường kính gốc ở các chế độ nước tưới. ...................... 54
Bảng 3.18. Tỷ lệ ra rễ của Quao nước ở các công thức thí nghiệm giá thể. ........................... 55
Bảng 3.19 Đánh giá sinh trưởng về chiều cao ở các giá thể. ................................................... 56
Bảng 3.20. Đánh giá sinh trưởng về đường kính gốc ở các giá thể khác nhau. ..................... 57
Bảng 3.21. Tỷ lệ sống của Quao nước ở các cơng thức thí nghiệm tuổi cây mẹ ................... 58
Bảng 3.22. Đánh giá sinh trưởng về chiều cao ở các cấp tuổi cây mẹ. ................................... 59
Bảng 3.23. Đánh giá sinh trường về đường kính gốc ở các cấp tuổi cây mẹ. ........................ 60


x
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế .................................................................. 16
Hình 3.2. Biểu đồ ẩm ................................................................................................................... 19

nh 3.3. Biểu đồ lượng mưa ...................................................................................................... 19

nh 3.4. Lá cây Quao nước ....................................................................................................... 30
Hình 3.5. Hoa cây Quao nước..................................................................................................... 31
Hình 3.6. Quả cây Quao nước..................................................................................................... 31
Hình 3.7. Hạt cây Quao nước...................................................................................................... 32

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ quy trình sản xuất và chế biến dăm gỗ các loại............................................ 38

Biểu đồ 3.1. Nhiệt độ khơng khí trung bình năm (2015 – 2019)............................................. 27
Biểu đồ 3.2. Số giờ nắng trung bình năm (2015 - 2019) .......................................................... 27
Biểu đồ 3.3. Lượng mưa trung bình năm (2015 – 2019).......................................................... 28
Biểu đồ 3.4. Độ ẩm khơng khí bình trung bình năm (2015 – 2019) ...................................... 29
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ ra rễ ở các vị trí lấy hom............................................................................... 42
Biểu đồ 3.6. Sinh trưởng về chiều cao ở các vị trí lấy hom ..................................................... 43
Biểu đồ 3.7. Sinh trưởng về đường kính gốc ở các vị trí lấy hom ........................................... 44

Biểu đồ 3.8. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng IBA tới tỷ lệ ra rễ ............................ 46
Biểu đồ 3.9. Ảnh hưởng của chiều dài hom đến tỷ lệ sống...................................................... 49
Biểu đồ 3.10 Ảnh hưởng của giá thể tới tỷ lệ sống của hom. .................................................. 56
Biểu đồ 3.11. Sinh trưởng về chiều cao ở các giá thể khác nhau ............................................ 57
Biểu đồ 3.12. Sinh trưởng về đường kính ở các giá thể. .......................................................... 58
Biểu đồ 3.13. Ảnh hưởng của tuổi cây mẹ tới tỷ lệ sống của hom.......................................... 59
Biểu đồ 3.14. Sinh trưởng về chiều cao ở các cấp tuổi cây mẹ. .............................................. 60
Biểu đồ 3.15. Sinh trưởng về đường kính gốc ở các cấp tuổi cây mẹ..................................... 61


1
MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Với sự biến đổi khí hậu đang diển ra trên toàn thế giới là vấn đề đáng quan tâm
đến. Việt Nam chúng ta là một trong năm nước chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do
biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu, sự nóng lên tồn cầu ảnh hưởng trược tiếp đến đời
sống của của con người. Sự biến đổi sự tác động của nước biển dâng gây nên sự xói lở
bờ biển và nhiểm mặn nguồn nước, gây ảnh hưởng đến các cơng trình và đời sống người
dân ven biển.
Bảo vệ đê biển và các vùng ven biển là vấn đề cấp thiết không chỉ đối với Việt
Nam mà còn đối với nhiều nước khác trên thế giới. Tại các nước phát triển, đê biển đã
được hồn thiện ở mức độ cao, tuy nhiên có thể thấy rằng khơng có cơng trình nào đảm
bảo tuyệt đối an tồn trước thiên tai. Vì vậy việc nghiên cứu các giải pháp bảo vệ đê
biển và vùng ven biển vẫn tiếp tục được mở rộng ở các nước phát triển và đang phát
triển. Một trong các biện pháp kỹ thuật có giá thành rẻ mà lại rất hiệu quả là trồng cây
chắn sóng. Khi cây ngập mặn phát triển tốt sẽ tạo thành những hàng rào xanh bảo vệ các
vùng ven biển. Một số loài cây được sử dụng để phòng hộ ven biển như đước, vẹt, sú,
chá có hiệu quả khá cao. Trong số đó có cây Quao vừa có tác dụng phịng hộ đê biển và
cho giá trị kinh tế khá cao.
Cây Quao có tên khoa học Dolichandron spathaceal K.Schum đang được sử dụng

để phòng hộ ở một số tỉnh Việt Nam cải thiện môi trường biển, giảm thiểu biến đổi khí hậu
cho vùng ven biển khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và khu vực duyên hải miền Trung
nói chung. Cây có khả năng tái sinh cao, hệ rễ chắc chắn có thể chống chịu được gió bão,
thích nghi tốt ở cả nước ngọt và nước mặn.
Ngồi ra cây cịn được sử dụng làm nhang, dược liệu và lâm sản ngoài gỗ mang
lại giá trị kinh tế cao cho vùng nơi chúng phân bố. Quao nước là loài được dùng làm
thuốc nhuận gan trừ ho, điều trị sỏi thận, thường phối hợp với các vị thuốc khác. Để giải
độc, dùng vỏ cây quao nước phối hợp với cây ô rô nước nấu thành cao lỏng, uống. Trong
y học dân gian Ấn Độ, người ta dùng hạt quao nước cùng với gừng để trị các bệnh co
thắt, ở Indonesia, chế phẩm thuốc súc miệng từ lá quao nước trị tưa lưỡi, miệng. Ngoài
ra, nước sắc vỏ cây để xử lý bảo quản lưới đánh cá Ở nước ta, cây mọc dựa rạch có thủy
triều.
Tuy nhiên, với số lượng cây quao nước trong tự nhiên hiện nay không thể đáp
ứng nhu cầu của thị trường và chức năng phịng hộ, hơn thế nữa lồi quao đang suy giảm
về số lượng và chất lượng do tình hình chặt phá bừa bải chính vì vậy việc nhân giống
lồi quao vô cùng cần thiết và cấp bách.


2
Chính vì vậy tơi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng phân bố vàkỹ
thuật nhân giống phát triển nguồn gen loài cây Quao (Dolichandrone spathacea (L.f.) K. Schum)
tại tỉnh Thừa Thiên Huế.”

2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. MỤC TIÊU CHUNG
Đánh giá được hiện trạng phân bố, giá tri kinh tế và nhân được giống bằng biện
pháp giâm hom nhằm bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen loài cây Quao cho tỉnh
Thừa Thiên Huế.
2.2. MỤC TIÊU CỤ THỂ
- Đánh giá được hiện trạng phân bố, đặc điểm hình thái, giá tri kinh tế của lồi

cây Quao
- Nhân được giống bằng biện pháp giâm hom nhằm bảo tồn, khai thác và phát
triển nguồn gen loài cây Quao cho tỉnh Thừa Thiên Huế.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.1. Ý NGHĨA KHOA HỌC
- Bằng phương pháp nghiên cứu khoa học hệ thống đề tài đánh giá được hiện
trạng phân bố, sinh thái, giá trị kinh tế và kỹ thuật nhân giống bằng biện pháp giâm hom
nhằm phát triển nguồn gen tốt không chỉ phục vụ cho tỉnh Thừa Thiên Huế mà còn nhân
rộng cho các tỉnh duyên hải Miền Trung và đóng góp lớn vào việc bảo tồn nguồn gen
loài cây quý, hiếm này.
3.2. Ý NGHĨA THỰC TIỄN
Kết qủa nghiên cứu giúp cho nhà quản lý vàngười dân biết được đặc điểm phân
bố, giá trị nguồn gen, kỹ thuật nhân giống nhằm phát triển nguồn gen cung cấp cây con
cho tỉnh để trồng rừng phòng hộ vùng bán ngập kết hợp cung cấp dược liệu và bảo tồn
nguồn gen loài cây này.


3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Bảo tồn nguồn gen cây rừng nói chung và lồi cây Quao nói riêng là bảo tồn các
đa dạng di truyền cần thiết cho các loài cây rừng nhằm phục vụ cho công tác cải thiện
giống trước mắt hoặc lâu dài, tại chỗ hoặc nơi khác. Mục đích chính của bảo tồn nguồn
gen là giữ được vốn gen lâu dài cho công tác cải thiện giống, nên bảo tồn nguồn gen cho
bất cứ một loài động thực vật nào trước hết cũng là lưu giữ các đa dạng di truyền vốn
có của chúng để làm nền cho công tác chọn giống. Các nghiên cứu và hoạt động bảo tồn
loài cây Quao đã thực hiện có kết quả tốt ở một số nơi và đã được phát triển gây trồng
tự phát như một hình thức bảo tồn Ex situ. Về thời gian do cây rừng có đời sống dài việc
bảo tồn ở dạng cây sống có vai trị hết sức quan trọng và việc xây dựng các khu bảo tồn
thường phải gắn với các khu rừng cấm quốc gia. Rừng nhiệt đới đang bị khai thác bừa

bãi, suy giảm một cách liên tục và nhanh chóng do khai hoang để trồng cây cơng nghiệp
và nơng nghiệp, nhiều lồi cây có giá trị kinh tế cao đang khơng ngừng bị tiêu diệt. Vì
vậy, sự cần thiết phải có biện pháp bảo tồn đối với các hệ sinh thái cây lá rộng nhiệt đới
là bức bách hơn so với bất cứ một hệ sinh thái nào khác trên thế giới.
Bảo tồn ex situ là bất cứ phương pháp bảo tồn nào đòi hỏi phải dịch chuyển các
cây cá thể hoặc các vật liệu giống (hạt, hạt phấn, mô nuôi cấy v.v...) ra khỏi lập địa sinh
sống tự nhiên của chúng. Bảo tồn ex situ được thực hiện thông qua việc xây dựng các
rừng trồng hoặc các vườn sưu tập (bao gồm cả rừng giống, vườn giống, khu khảo nghiệm
giống ở ngoài nơi sinh sống của loài). Bảo tồn ex situ cũng được thực hiện ở các ngân
hàng gen như hạt giống, mô nuôi cấy hoặc hạt phấn. Theo Palmberg (1985) thì việc xây
dựng và duy trì các quần thụ bảo tồn ex situ là rất tốn kém, vì vậy việc bảo tồn phải được
hạn chế trong các lồi có giá trị kinh tế lâu dài và được chứng minh rõ ràng. Những tiêu
chuẩn chính để chọn loài cây xuất xứ trong bảo tồn ex situ là: Giá trị kinh tế; Sự khó
khăn của thu hái hạt. Vì vậy, qua các kết quả, đánh giá yêu cầu trên cho thấy loài Quao
là loài cây cần được bảo tồn và khai thác phát triển ở Việt Nam vì lồi quao đang bị khai
thác bừa bãi, suy giảm một cách liên tục và nhanh chóng do khai hoang để trồng cây
nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản. Quao là lồi có giá trị cao đang bị tiêu diệt.
Theo (Pederson et al, 1993), Khảo nghiệm chọn lọc nguồn gen tốt có thể được
tiến hành ngay sau giai đoạn loại trừ loài nghĩa là giai đoạn loại trừ loài có thể được
đánh giá sau 1/10 - 1/5 luân kỳ thì khảo nghiệm xuất xứ cũng có thể bắt đầu ngay sau
đó. Khảo nghiệm nhiều xuất xứ: Đây là khảo nghiệm nhằm xác định quy mô và kiểu
biến dị giữa các xuất xứ của những lồi có triển vọng, nhằm chọn ra một số ít xuất xứ


4
có triển vọng nhất, cũng như chỉ ra khu vực không thể lấy hạt và khu vực không thể
nhập hạt để gây trồng.
Các chương trình cải thiện giống phải được xây dựng cho từng loài cây cụ thể
trong từng điều kiện sinh thái cụ thể và phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh
cần thiết. Như vậy có thể nói ba yếu tố chính để tạo nên năng suất rừng là giống được

cải thiện, các biện pháp kỹ thuật thâm canh và điều kiện sinh thái phù hợp.
Cuối cùng cần phải nói thêm rằng bất cứ một nền sản xuất nơng lâm nghiệp nào
thì giống cũng phải đi trước một bước. Riêng đối với cây rừng thì thời gian đi trước
trồng rừng ít nhất phải 5 - 10 năm.
Theo Davidson (1996) Khai thác và sử dụng nguồn gen tốt ảnh hưởng đến sinh
trưởng, tăng trưởng thể tích gỗ của các loài ngay từ giai đoạn vườn ươm: Năm 1 ở vườn
ươm tỷ lệ tham gia của việc cải thiên giống chiếm 15%; năm 2 ở rừng trồng tỷ lệ 20%
và năm 3 tỷ lệ tham gia đến 50%. Vì vậy chọn lọc giống/dịng lồi có thể thực hiện
trong vòng 2-3 năm đầu đã đảm bảo độ tin cậy cho phép. Vì vậy khảo nghiệm hậu thế
và xuất xứ loài Quao sau 2 năm trồng (tuổi cây là 2,5 năm vì có 6 tháng ở vườn ươm)
là có thể đánh giá được.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Quao là lồi có giá trị kinh tế, sinh thái, môi trường và xã hội cao, nguồn gen
đang bị thoái hoá dần, năng suất và chất lượng rừng trồng chưa cao vì nguồn giống cung
cấp khơng rỏ ràng, chưa được kiểm sốt và chưa có rừng, vườn giống cung cấp hạt giống
quy chuẩn cho thị trường. Thực tế đã trồng một số huyện ở khu vực nghiên cứu nhưng
năng suất chưa cao. Đã có một số cơng trình nghiên cứu nhưng cịn manh mún chưa có
hệ thống và chưa bao trùm được khu vực. Với cơ sở thực tiển này đề tài đặt ra là hết sức
cần thiết.
Hiện nay nguồn gen loài cây này chưa cạn kiệt hoàn toàn nhưng do mức độ
khai thác và phát triển chưa hợp lý thiếu cơ sở khoa học nên nguồn gen ngày một
thối hố, chất lượng, sản lượng thấp. Nếu khơng tiến hành nghiên cứu khai thác và
phát triển nguồn gen quý này kịp thời thì sẽ mất đi một nguồn gen quý hoặc không
phát huy hết tiềm năng về kinh tế và sinh thái của nó.
Quao (Dolichandrone spathacea) có giá trị bảo tồn theo thang đánh giá của Hiệp
hội bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN, 2010) và Sách Đỏ Việt Nam (2007); Quao là
loài cây được xếp vào trong danh lục sách đỏ Việt Nam (Số thứ tự 80), lồi thường mọc
ở các vùng ven sơng, bán ngập.
Quao được đánh giá là lồi cây đa mục đích. Là lồi cây có chức năng phịng
hộ, có thể sử dụng làm thức ăn cho gia súc. Ngoài ra trong vỏ của cây Quao có các hoạt

chất có thể sử dụng trong y học. Ở các tỉnh khu vực miền nam Việt Nam Quao còn được
sử dụng để làm hương 2 trong 1.


5
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI
Họ Quao (Bignoniaceae) là một trong những họ thực vật thuộc ngành Mộc lan
(Magnoliophyta), với khoảng hơn 107 chi và 900 loài. Trên thế giới, họ Quao phân bố
chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Họ Quao (Bignoniaceae) lần đầu tiên được
biết đến bởi các nhà thực vật châu Âu sau đợt thám hiểm trở về từ châu Á, châu Phi và
châu Mỹ. Tournefort (1719) là người đầu tiên đặt tên Bignonia bởi các đặc điểm đặc
trưng như hoa có mơi, dạng ống; quả có vách ngăn và hạt có cánh. Từ giữa thế kỷ 18,
nhà thực vật học người Thụy Điển tên là Linnaeus (1753) đã dựa vào các đặc điểm hình
thái bên ngồi ở cơ quan sinh dưỡng và sinh sản của thực vật để sắp xếp chúng thành
các nhóm taxon khác nhau (trong đó có họ Quao). Đây là kiểu phân chia chủ quan nhưng
nó là kiểu phân chia tiến bộ nhất thời bấy giờ, về sau người ta vẫn sử dụng cách phân
chia này để nghiên cứu thực vật.
Jussieu (1789) chính thức đặt tên cho họ Quao là Bignoniaceae, và xếp họ này
cùng với các họ Pedaliaceae, Martyniaceae và Chelone (họ Scrophulariaceae ngày nay)
thuộc bộ Bignoniales; và chi Crescentia được tách ra khỏi họ Quao và xếp vào bộ
Solanales. Trên cơ sở các đặc điểm về dạng sống, cấu tạo quả và cách sắp xếp loài trong
các chi mới của Linnaeus, mà Jussieu đã chia bộ Bignoniales ra thành 3 nhóm nhỏ bao
gồm: Incarvillea được xếp cùng nhóm với Chelone và Sesamum; Tourretia được xếp
cùng nhóm với Martynia, Craniolaria và Pedalium; nhóm cịn lại gồm các taxon
Bignonia, Millingtonia, Jacaranda, Catalpa và Tecoma thuộc họ Quao bởi các đặc điểm
đặc trưng như cây thân gỗ và quả nang có 2 mảnh.
Nhiều lồi mới của họ Quao được mô tả ở vùng nhiệt đới vào cuối thế kỷ 18 bởi
Vahl (1798), Jacquin (1760, 1763) và Aublet (1775) đã góp phần 3 quan trọng cho việc
phân loại họ Quao trong giai đoạn này. Năm 1802, Willdenow thừa nhận cách sắp xếp
các taxon thuộc họ Quao của Jussieu và thống kê chi Bignoia có khoảng 54 lồi.

Bojer (1837) và Don (1838) đã đề xuất hệ thống phân loại mới cho họ Quao, 2
hệ thống của 2 tác giả này gần như giống nhau và phù hợp với một số hệ thống phân
loại sau này, các chi Tecoma và Bignonia được xếp vào tơng Bignonieae, cịn chi
Crescentia và Tanaecium được xếp vào tông Crescentieae. Trong thời điểm này, Bojer
đã mô tả một tơng mới Coleeae đại diện cho một nhóm nhỏ các chi Colea và
Arthrophyllum (Phyllarthron) ở Madagasca, cịn Don thì mô tả tông Tourrettieae gồm
các chi Tourretia, Eccremocarpus và Calampelis. Đặc biệt là trong hệ thống của Bojer
đã sử dụng hình dạng đài hoa làm đặc điểm để phân biệt các taxon.
Trên cơ sở phân chia và sắp xếp từng nhóm taxon, Linnaeus đã mơ tả họ Quao
với 13 chi và 127 lồi bao gồm: chi Bignonia có 69 lồi, Tecoma có 9 lồi, Jacaranda
có 9 lồi, Spathodea có 13 lồi, Amphilophium có 3 lồi, Eccremocarpus có 3 lồi,
Salpigloffis có1 lồi, Incarvillea có4 lồi, Gelfemium có1 lồi, Tourrettia có 1 loài,


6
Martynia có 5 lồi, Didymocarpus có 7 lồi và Aeschynanthus có 2 lồi. Những mơ tả
này tuy chưa được chi tiết nhưng bước đầu làm nền tảng cho các nghiên cứu tiếp theo
về họ thực vật này.
De Candolle (1838) trong cơng trình “Revue Sommaire de la Famille
Bignonicees” đã thống kê họ Quao trên thế giới có khoảng 357 lồi và xếp chúng vào
hai tông dựa vào đặc điểm quả mở và khơng mở là Bignonieae với 336 lồi và
Crescentieae với 21 lồi. Trong đó, tơng Bignonieae được De Candolle chia thành 3
phân tông là Eubignoiees, Catalpees và Gelsemiees; và Crescentieae được chia thành 2
phân tông là Crescentiees và Tanaeciees. Cách sắp xếp các taxon thuộc họ Quao dựa
vào đặc điểm quả của De Candolle được xem là khá rõ ràng, ngắn gọn và có tính thuyết
phục hơn so với cách sắp xếp dựa vào đài hoa của Bojer trước đó. Tác giả đã mô tả và
tách họ Quao ra thành hai phân họ là Bignonieae và Crescentieae với 50 chi và513 loài.
Năm 1969, J. Hutchinson trong cuốn “The families of flowering plants” đã xếp
họ Quao vào bộ Bignoniales cùng với 3 họ thực vật khác là Cobaeaceae, Pedaliaceae và
Martyniaceae, đồng thời tác giả cũng xây dựng khóa phân loại để phân biệt 4 họ thực

vật này. Trong cơng trình này, tác giả chỉ mô tả đặc điểm nhận dạng, giá trị sử dụng mà
khơng đưa ra số lượng chi, lồi cũng như mô tả chi tiết chúng.
Hai nhà thực vật học G. Bentham và J. D. Hooker trong cuốn “Genera Plantarum”
(1876) đã chia họ Quao thành 4 phân họ với 53 chi và 440 lồi, bao gồm: phân họ
Bignonieae có 21 chi với 293 lồi, phân họ Tecomeae có 22 chi với 69 lồi, phân họ
Jacarandeae có 5 chi với 50 lồi và phân họ Crescentieae có 4 chi với 28 loài. Hệ thống
phân loại của G. Bentham và J. D. Hooker dựa vào sự khác biệt chủ yếu của các đặc
điểm hình thái như quả, tràng hoa,… Đây là một hệ thống phân loại được sử dụng rộng
rãi thời bây giờ. Rất nhiều nhà thực vật trên thế giới đã từng lựa chọn hệ thống này để
nghiên cứu thực vật ở mỗi quốc gia hay khu vực.
A. Takhtajan (1966, 1973) trên cơ sở khái quát hóa nhiều dẫn liệu từ nhiều khảo
cứu khác nhau đã xếp họ Quao vào bộ Scrophulariales cùng với 10 họ thực vật khác là
Solanaceae, Buddlejaceae, Scrophulariaceae, Pedaliaceae, Martyniaceae, Gesneriaceae,
Orobanchaceae, Lentibulariaceae, Myoporaceae, Acanthaceae và Plantaginaceae; với
khoảng 120 chi và 800 loài. Theo tác giả, họ Quao rất gần với họ Scrophulariaceae bởi
những đặc điểm về cấu tạo của hoa, nhưng ở đây chủ yếu là cây thân gỗ, lá thường kép
lông chim hay chân vịt, hạt lớn, dẹt, có cánh màng rộng, phơi thẳng thường khơng có nội
nhũ, phân bố chủ yếu ở các nước Nhiệt Đới, nhất là Nam Mỹ, ít ở châu Phi và châu Á. Hệ
thống phân loại của Takhtajan là hệ thống có giá trị và được sử dụng phổ biến nhất hiện
nay bởi vì nó được xây dựng dựa trên sự phân tích một cách sâu sắc tồn diện tồn bộ
những tính chất hình thái, giải phẫu, phấn hoa và tế bào học.
Schumann (1894) xếp các chi trong tông Jacarandeae của Bentham và Hooker
vào 3 tông lớn là Bignonieae, Crescentieae và Tecomeae, và đồng thời chấp nhận 2 tông


7
được cơng bố trước đó là tơng Eccremocarpeae (được mơ tả năm 1839 bởi Endlicher)
và tông Tourrettieae (được mô tả năm 1838 bởi Don). Gentry (1974, 1976, 1979, 1980)
là người dành nhiều thời gian để xây dựng hệ thống phân loại cho họ Quao, tác giả cho
rằng họ Quao “là họ thực vật có cây thân gỗ và dây leo đóng vai trị quan trọng nhất

trong hệ sinh thái rừng ở trung Mỹ” có vùng phân bố rộng trải dài khắp vùng nhiệt đới,
nhất là trung và nam Mỹ, ít ở châu Phi và châu Á. Trong hệ thống phân loại của mình,
Gentry thừa nhận cách sắp xếp 5 tơng của Schumann (1894), thành lập 1 tông mới
Oroxyleae và đề nghị thành lập 2 tông là Coleeae và Schlegelieae (gồm các chi
Schlegelia, Gibsoniothamnus vàSynapsis) dựa 4 vào số lượng nhiễm sắc thể và đặc
điểm hình thái học. Như vậy, họ Quao trong hệ thống phân loại của Gentry có 8 tông
gồm: Bignonieae, Coleeae, Crescentieae, Eccremocarpeae, Oroxyleae, Tecomeae,
Tourrettieae và Schlegelieae, với 112 chi và 800 lồi.
T. Santisuk (1987) trong cơng trình “Flora of Thailand” đã cơng bố 12 chi với 23
lồi thuộc họ Quao có ở Thái Lan, trong đó có đề cập đến số lượng chi và loài của họ
Quao trên thế giới khoảng 120 chi với 650 loài. Các chi và lồi được xây dựng khóa
phân loại, mơ tả chi tiết về đặc điểm hình thái, phân bố nhưng khơng có hình ảnh minh
họa và thiếu tài liệu cơng bố.
1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
Ở Việt Nam, họ Quao cókhoảng 8 chi với 22 lồi và 3 taxon dưới loài phân bố
rộng khắp từ Bắc vào Nam, từ vùng ven biển đến núi cao, trong đó nhiều lồi cógiátrị
làm thuốc, làm cảnh, cho gỗ, làm rau...Riêng vùng Nam bộ Việt Nam có 7 chi với 8
lồi và 1 taxon dưới loài. Dolichandrone làmột chi thuộc họ Bignoniaceae. Trên thế
giới cókhoảng 10 lồi thuộc chi này.
Danh sách các lồi thuộc chi Dolichandrone gồm:
- Dolichandrone alba (Sim) Sprague.
- Dolichandrone alternifolia (R.Br.) Seem.
- Dolichandrone arcuata (Wight) C.B.Clarke.
- Dolichandrone atrovirens (Roth) K.Schum.
- Dolichandrone columnaris Santisuk.
- Dolichandrone falcata (Wall. ex DC.) Seem.
- Dolichandrone filiformis (DC.) Fenzl ex F.Muell.
- Dolichandrone heterophylla (R.Br.) F.Muell.
- Dolichandrone serrulata (Wall. ex DC.) Seem.
- Dolichandrone spathacea (L.f.) Seem.



8
Ở Việt Nam, những cơng trình nghiên cứu về họ Quao được bắt đầu từ rất sớm
bởi các nhà thực vật người Pháp. Đầu tiên phải kể đến J. Loureiro (1793) trong cơng
trình “Flora Cochinchinensis” ơng đã phát hiện và mơ tả nhiều lồi mới cho hệ thực vật
Việt Nam trong đó có họ Quao.
Mãi đến năm 1927, H. Lecomte chủ biên một cơng trình đồ sộ “Flore Générale
de L’Indochine” với cơng bố về họ Quao của Paul Dop thì các taxon thuộc họ thực vật
này ở Đông Dương và Việt Nam mới được mô tả chi tiết. Tác giả đã mơ tả 17 chi với
35 lồi thuộc họ Quao, trong đó có rất nhiều lồi là cây du nhập. Đây là cơng trình khoa
học to lớn, là kết quả điều tra nghiên cứu họ Quao nói riêng và hệ thực vật Đơng Dương
nói chung của các nhà thực vật người Pháp trong nhiều năm qua. Ngày nay các nhà khoa
học Việt Nam vẫn sử dụng bộ sách này làm tài liệu để tiến hành các cơng trình nghiên
cứu về thực vật học và nó là chỗ dựa quan trọng trong việc nghiên cứu hệ thực Việt
Nam. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp thì tài liệu này chưa đảm bảo tính tiêu chuẩn
trong mơ tả, trích dẫn tài liệu khơng đồng nhất và đặc biệt là việc sử dụng tên khoa học
cịn thiếu chính xác. Chính vì vậy mà “Flore Générale de L’Indochine” không thể sử
dụng như là một tài liệu chuẩn mà cần có phê phán và kế thừa có chọn lọc thì việc nghiên
cứu họ Quao ở từng vùng và tiến tới biên soạn bộ “Thực vật chí Việt Nam” mới chính
xác và thành cơng được.
Phạm Hồng Hộ và Nguyễn Văn Dương (1960) [8], trong cơng trình “Cây cỏ
miền Nam Việt Nam” đã mô tả ngắn gọn với hình vẽ đơn giản 11 lồi thuộc 11 chi
của họ Quao. Trong lần tái bản năm 1972, Phạm Hoàng Hộ mơ tả 17 lồi thuộc 14
chi. Như vậy, tác giả đã bổ sung 3 chi và 6 loài so với cơng bố trước đó. Trong đó có
8 lồi là cây du nhập để trồng làm cảnh, làm thuốc hay lấy bóng mát. Cả 2 cơng trình
này tác giả đều mơ tả q ngắn gọn, hình vẽ đơn giản và có nhiều sai sót về danh
pháp.
Phạm Hồng Hộ (1993) [7], trong cơng trình “Cây cỏ Việt Nam” và được tái bản
năm 2000 đã mơ tả 17 chi với 36 lồi thuộc họ Quao bao gồm: chi Pyrostegia có 1 lồi,

chi Pachyptera có1 lồi, chi Jacaranda có2 lồi, chi Crescentia có2 lồi, chi Kigelia có
1 lồi, chi Campsis có 2 lồi, chi Tecoma có 1 lồi, chi Millingtonia có 1 lồi, chi
Oroxylon có 1 lồi, chi Tabebuia có 1 lồi, chi Stereospermum có 4 lồi, chi
Radermachera có7 lồi, chi Fernandoa có5 lồi, chi Pauldopia có1 lồi, chi Spathodea
có 1 lồi, chi Dolichandrone có 3 lồi và chi Markhamia có 2 lồi. Nhìn chung, trong cả
2 cơng trình của Phạm Hồng Hộ, tác giả đã thống kê và mơ tả lại tồn bộ các lồi thuộc
họ thực vật này hiện có ở Việt Nam kể cả các loài du nhập (9 chi với 12 lồi), tuy nhiên
những mơ tả này cịn sơ sài, thiếu tài liệu trích dẫn và mẫu vật nghiên cứu. Đáng chú ý
là ở đây chi Markhamia tác giả chỉ mơ tả 1 lồi là M. stipulata (Wall.) Seem. Ex Schum
và 1 taxon dưới loài là M. stipulata var. pierrei (Dop) Sant., trong khi đó theo nhiều tài
liệu cũng như qua kiểm chứng thực tế của chúng tơi thì chi này hiện nay ở Việt Nam có


9
3 taxon dưới loài là Markhamia stipulata var. stipulata (Wallich) Seemann & Schumann,
Markhamia stipulata var. pierrei (Dop) Santisuk, comb. & stat.nov., Markhamia
stipulata var. kerrii Sprague và chúng có những đặc điểm phân biệt khá rõ ràng.
Nguyễn Tiến Bân (1997) đã thống kê họ Quao ở Việt có khoảng từ 17-18 chi với
40 loài (kể cả các loài du nhập).
Trần Hợp (2002) đã mô tả, nêu đặc điểm sinh thái, phân bố, giá trị sử dụng kèm theo
hình vẽ của 21 loài thuộc 14 chi của họ Quao ở Việt Nam (kể cả các lồi du nhập).
Theo Hồng Cơng Tín, Mai Văn Phơ, đã xác định được 50 lồi thuộc 42 chi, 31
họ thực vật và 2 ngành trong đó có loài Quao. Đã bổ sung 3 loài TVNM cho khu vực
Rú Chá và khu vực cửa sông Bù Lu. Danh lục thành phần loài TVNM ở khu vực Tân
Mỹ lần đầu tiên được công bố. Đặc điểm phân bố thành phần lồi TVNM theo khơng
gian được ghi nhận rằng, ngay trong địa bàn tỉnh TT- Huế sự đa dạng thành phần loài
và các taxon bậc chi và họ của TVNM đã có sự biến động theo phân bố vĩ tuyến với
thứ tự các khu vực là Rú Chá < Tân Mỹ < Bù Lu < Lập An. Ngoài ra, dưới sự hỗ trợ
của công nghệ ảnh viễn thám và GIS, tổng diện tích TVNM ở vùng ven biển Thừa
Thiên Huế hiện có khoảng 29,98 ha và diện tích phân bố chi tiết của 4 khu vực chính

cũng đã được xác định.
Theo Hoàng Văn Thơi, kết quả cho thấy khu vực vùng ven sơng, rạch tỉnh Cà
Mau có 33 lồi của 20 họ thực vật . Gồm nhóm cây ngập mặn chính thức, bao gồm 23
lồi, nhóm lồi cây kết hợp với rừng ngập mặn gồm 10 lồi. Lồi có mật độ cây chiếm
nhiều nhất là loài Mắm trắng (AA) tiếp theo là Đước (RA), các loài Trang (KC), Vẹt
tách (BP), Bần chua (SC) và Quao.
Theo Đặng Văn Sơn, Phạm Văn Ngọt, Đánh giá đa dạng thnh phần loài cây du
nhập rừng ngập mặn ở khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả
nghiên cứu đa dạng thành phần loài cây du nhập rừng ngập mặn ở KDTSQ Cần Giờ đã
ghi nhận được 137 loài, 99 chi, 38 họ của 2 ngành thực vật bậc cao có mạch là ngành
Dương xỉ (Polypodiophyta) và ngành Ngọc lan (Magnoliophyta). Trong đó, bổ sung mới
48 lồi cây du nhập cho khu vực nghiên cứu. Tài nguyên thực vật có ích cũng được
thống kê, với 72 loài (chiếm 52,6% tổng số lồi) cây có giá trị làm thuốc trong đó có
lồi Quao, 15 lồi (chiếm 10,9%) cây làm thực phẩm, 6 loài (chiếm 4,4%) cây làm cảnh,
4 loài (chiếm 2,9%) cây gia dụng và 4 loài (chiếm 2,9%) cây cho gỗ. Dạng sống của
thực vật du nhập KDTSQ Cần Giờ được chia làm 5 nhóm chính là cây thân thảo, cây
bụi, cây gỗ nhỏ, cây gỗ lớn và dây leo.
Theo Phạm Ngọc Dũng và cộng sự [1] , đánh giá thành phần lòai và phân bố của
thực vật ngập mặn ở đầm Lập An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế kết quả nghiên
cứu đánh giá hiện trạng phân bố thảm TVNM ở đầm Lập An bằng cách áp dụng các


10
phương pháp sinh thái học truyền thống và công nghệ GIS. Kết quả nghiên cứu đã xác
định được 33 loài TVNM thuộc 32 chi, 25 họ thuộc 2 ngành trong đó có lồi Quao.
Trần Đình Lý (1993) đã thống kê họ Quao ở Việt Nam có 25 chi với 40 lồi (kể
cả các lồi du nhập), trong đó tác giả nêu gắn gọn giá trị sử dụng và nguồn gốc của 14
loài thuộc 7 chi.
Pételot A. (1936) đã dựa vào cơng trình trên để định loại và xác định các lồi có
giá trị làm thuốc của họ Quao. Tác giả đã giới thiệu cơng dụng của 4 lồi thuộc họ thực

vật này là Oroxylon indicum Vent, Stereospermum chelonoides DC., Spathodea
campanulata P. Beauv. và Millingtonia hortensis Lin. trong cơng trình của mình.
Võ Văn Chi và Dương Đức Tiến trong cơng trình “Phân loại học thực vật bậc
cao” 1978 thì cho rằng họ Quao trên thế giới có 120 chi với hơn 800 lồi, riêng ở Việt
Nam có khoảng 18 chi với 35 lồi, trong đó có nhiều lồi là cây du nhập. Cây mọc chủ
yếu ở vùng nhiệt đới, đặc biệt ở Nam Mỹ, vùng nhiệt đới châu Phi, ở Madagasca và ở
châu Á, trong đó có nhiều lồi cho gỗ tốt và nhiều loài được trồng làm cảnh.
Vũ Xuân Phương (2005) đã thống kê họ Quao ở Việt Nam có 37 lồi (kể cả lồi
nhập nội) thuộc 17 chi. Tóm lại, các cơng trình nghiên cứu kể trên chỉ mang tính chất
giới thiệu ngắn gọn đặc điểm nhận dạng, hay cung cấp những dẫn liệu về giá trị sử dụng
của một số taxon thuộc họ Quao ở Việt Nam.


11
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
- Tên tiếng việt: Cây Quao
- Tên khác: Cây Quao nước
- Tên khoa học: Dolichandrone spathacea (L.f.) K. Schum
Giới: Plantae
Ngành: Angiospermae
Lớp: Eudicots
Bộ: Lamiales
Họ: Bignoniaceae
Chi: Dolichandrone
Loài: Dolichandrone spathacea
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Khơng gian: Các vùng có phân bố cây Quao tại tỉnh TT Huế;

- Thời gian: Từ tháng 10 năm 2019 đến tháng 3 năm 2020.
- Về nội dung nhân giống: đề tải chỉ nghiên cứu kỹ thuật giâm hom lồi Quao
khơng nghiên cứu nhân giống bằng hạt và nuôi cấy mô tế bào.
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế
- Đánh giá hiện trạng phân bố, đặc điểm hình thái, giá trị kinh tế của lồi cây Quao
- Nghiên cứu kỹ thuật giâm hom loài cây Quao
- Bước đầu đề xuất hướng dẫn kỹ thuật giâm hom loài cây Quao
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Điều tra vàbố tríthínghiệm
- Về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội:
Kế thừa các tài liệu từ sách, báo, cơng trình nghiên cứu khoa học đã xuất bản,
niên giám thống kê của tỉnh, thông tin từ internet... liên quan đến điều kiện tự nhiên,
kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế trên nguyên tắc có chọn lọc.


12
- Về điều tra phân bố
- Thu thập số liệu thứ cấp
Phương pháp kế thừa: Kế thừa các tài liệu nghiên cứu về phân bố, sinh thái ở các
nghiên cứu trước đây
+ Thu thập các báo cáo khoa học, các báo cáo thuyết minh và kết quả hoạt động
của các dự án vv... niên giám thống kê của các tỉnh; thu thập số liệu từ các trạm khí
tượng thuỷ văn nếu cần thiết.
- Thu thập số liệu sơ cấp
+ Đi hiện trường, xác định vùng phân bố ngoài thực địa, chụp một số hình ảnh
về đặc điểm rừng và đất rừng ở hiện trường trồng Quao.
+ Phỏng vấn trực tiếp: Phương pháp PRA như phỏng vấn trực tiếp, điều tra theo
nhóm, điều tra theo lát cắt... cán bộ nghiên cứu đi tới các tỉnh có phân bố lồi cây Quao
ở khu vực Miền Trung, thu thập các thông tin về diện tích, vùng phân bố tự nhiên hay

nhân tạo và các bản đồ có liên quan. Thơng tin số liệu về khí hậu, đất đai của tỉnh và
khu vực. Phỏng vấn người dân địa phương kết hợp với điều tra theo tuyến để xác định
các khu vực có thể có lồi Quao phân bố; thu thập thơng tin từ những người dân khai
thác, sử dụng loài cây này.
- Xác định vị trí phân bố xã, huyện, tỉnh hoặc tiểu khu lơ khoảnh phân bố lồi
Quao.
- Xác định nguồn gốc của rừng Quao.
- Xác đinh tọa độ phân bố Quao tại khu vực nghiên cứu: Điều tra thực địa dùng
GPS xác định toạ độ rừng Quao ngoài thực địa.
* Đánh giá đặc điểm sinh thái, phân bố loài Quao tại vùng Duyên hải miền Trung.
- Phương pháp nghiên cứu sinh thái: Xác định một số yếu tố sinh thái - môi
trường như độ ẩm, nhiệt độ, lượng mưa, nhiệt độ trung bình ngày, trung bình năm,... kết
hợp giữa đo trực tiếp và thu thập các số liệu khí tượng thủy văn tại địa phương và thôn
tin từ niên giám thống kê các cấp ở vùng nghiên cứu; Xác định các loài thực vật chủ yếu
cùng sinh sống với loài Quao. Xác định tổ thành loài cây cùng chung sống.
+ Các chỉ tiêu, số liệu, thông tin về điều kiện tự nhiên thổ nhưỡng gồm: về khí
hậu (lượng mưa bình qn, tối thấp, tối cao; nhiệt độ bình quân, tối thấp, tối cao; diễn
biến của nhiệt độ, biên độ nhiệt, lượng mưa, ánh sáng theo mùa của từng khu vực); về
đất đai (mô tả phẩu diện đất; màu sắc các tầng đất; đặc điểm lý tính của đất; đặc điểm
hố tính đất; nhiệt độ đất).
+ Đào phẫu diện đất đại diện cho vùng lập địa/vùng sinh thái điều tra, mô tả
phẫu diện, lấy mẫu đất và phân tích các chỉ tiêu lý hố tính đất. Số lượng mẫu: 3


13
phẫu diện/khu vực x 2 khu vực (Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ) x 3 mẫu/phẫu diện
(0-30cm; 30-60cm; 60-90cm). Phân tích ít nhất 5 chỉ tiêu như sau: pH, mùn, N%,
P2O5, K2O..
-Về điều tra đặc điểm hình thái và giá trị kinh tế
- Phương pháp nghiên cứu sinh học: Sử dụng các phương pháp nghiên cứu Thực

vật học của Nguyễn Nghĩa Thìn; các phương pháp nghiên cứu Thực vật dân tộc học, cây
thuốc của Nguyễn Bá Ngãi, Nguyễn Thượng Dong và cs, Gary J. Martin ….
- Mô tả đặc điểm hình thái của lồi Quao tại vùng Dun hải miền trung: Phương
pháp mơ tả hình thái lồi Quao dựa vào cách thức mơ tả đặc điểm hình thái thực vật
từng bộ phận của cây của Phạm Hoàng Hộ trong “Cây cỏ Việt Nam” (1991-1992). Chụp
ảnh đặc điểm hình thái của một số bộ phận của cây .
- Đặc điểm tổng qt hình thái của lồi: hình thái thân, chiều cao, đường kính,
hình thái tán lá. Đặc điểm vỏ cây: màu sắc vỏ, hình thái vỏ, độ dày, kích thước vỏ, vết
nứt vỏ. Đặc điểm rễ: đặc điểm chung của rễ, chiều dài rễ, loại rễ. Đặc điểm lá: hình thái,
kích thước, màu sắc lá. Đặc điểm hoa: Hình thái hoa, màu sắc, loại hoa, đăc điểm đài,
tràng, nhị, nhụy và xác định cơng thức hoa. Đặc điểm quả: Hình thái quả, loại quả, kích
thước, màu sắc quả. Đặc điểm hạt: số hạt/quả, kích thước hạt, màu sắc hạt
- Giá trị kinh tế: Phương pháp kế thừa: Kế thừa các tài liệu từ sách, báo, cơng
trình nghiên cứu khoa học đã xuất bản liên quan đến cây Quao cũng như các tài liệu khác
có liên quan đến sử dụng các giá trị khác từ cây Quao trên nguyên tắc có chọn lọc.
- Về xây dựug hướng dẫn kỹ thuật giâm hom:
Dề tài tiến hành tổng hợp các kết quả nghiên cứu của đề tài về giâm hom vàtham
khảo tra cứu một số tài liệu về giâm hom từu đó tổng hợp đề xuất hướng dẫn kỹ thuật
giâm hom loài cây Quao.
- Về thí nghiệm giâm hom lồi cây Quao
1. Bố trí thí nghiệm
Bố trí thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp 50 cây
hom, kích thước bầu 8x16cm.
+ Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của loại giá thể
Thí nghiệm đồng nhất các yếu tố khác, chỉ thay đổi giá thể để giâm hom.
CT1: 100% đất tầng B (Đất thịt nhẹ, pH từ 4-5 đất dưới tán rừng Quao, hoặc gần
khu vực phân bố của loài Quao ) CT2: 50 % đất tầng B + 50% trấu hun; CT3: 50 % đất
tầng B + 50% cát; CT4: 50 % trấu hun + 50% đất cát; CT5: 100% cát.
+ Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của chế đợ tưới nước
Thí nghiệm đồng nhất các yếu tố khác, chỉ thay đổi chế độ nước tưới.



×