Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Giới hạn quyền tác giả và giải quyết tình huống BTHK SHTT HLU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.36 KB, 18 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP HỌC KỲ
MƠN
SỞ HỮU TRÍ TUỆ
ĐỀ BÀI 4

Họ và tên
Lớp
Nhóm
MSSV

Hà Nội, 2020


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
Với sự phát triển của khoa học – công nghệ cũng như sự ra đời của các
phát minh hiện nay, con người ln tìm cách nghiên cứu, sáng tạo ra những
cơng trình, những điều mới lạ để phục vụ cho cuộc sống, con người,… cùng
với đó pháp luật nhất là pháp luật về sở hữu trí tuệ cũng được thay đổi để phù
hợp với xu hướng chung và sự phát triển đó. Những chủ thể của những sáng
tạo, phát minh, nghiên cứu đó có được những quyền sở hữu trí tuệ. Quyền sở
hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm
quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công
nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, em
xin chọn đề 4 làm bài tập học kỳ, với hiểu biết cịn hạn chế nên khó tránh khỏi
những sai sót, mong thầy cơ có những đóng góp để những bài làm sau được


hoàn thiện hơn!

3


NỘI DUNG
I, Các trường hợp giới hạn quyền tác giả theo quy định của pháp luật Sở
hữu trí tuệ Việt Nam
1. Khái quát về quyền tác giả, giới hạn quyền tác giả
1.1 Quyền tác giả:
- Điều 19, Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ quy định quyền tác giả bao gồm
quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm. Căn cứ vào những quy
định của pháp luật về quyền tác giả thì quyền tác giả được hiểu theo hai
phương diện:
Về phương diện khách quan: Quyền tác giả là tổng hợp các quy phạm
pháp luật về quyền tác giả nhằm xác nhận và bảo vệ quyền của tác giả, của
chủ sở hữu quyền tác giả, xác định các nghĩa vụ của chủ thể trong việc sáng
tạo và sử dụng các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Quy định trình tự
thực hiện và bảo vệ các quyền đó khi có các hành vi xâm phạm.
Về phương diện chủ quan: Quyền tác giả là quyền dân sự cụ thể (quyền
tài sản và quyền nhân thân) của chủ thể với tư cách là tác giả hoặc chủ sở hữu
quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật, công trình khoa học và
quyền khởi kiện hay khơng khởi kiện khi quyền của mình bị xâm phạm.
Tóm lại, quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do
mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực
văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình
thức nào1
- Đặc điểm của quyền tác giả:
Ngồi các đặc điểm chung của quyền sở hữu trí tuệ là tính vơ hình của các
đối tượng; các đối tượng này chỉ được bảo hộ trong thời hạn nhất định. Quyền

sở hữu trí tuệ khơng những được bảo hộ tại nước có cơng dân sáng tạo ra sản
1 Luật sở hữu trí tuệ, 2019, Nxb Lao động

4


phẩm trí tuệ đó mà cịn được bảo hộ ở các nước thành viên của các điều ước
quốc tế về sở hữu trí tuệ; các thành quả của lao động trí tuệ đều có tác dụng
nâng cao độ hiểu biết và quyền tác giả có những đặc điểm riêng sau:
+ Đối tượng của quyền tác giả ln mang tính sáng tạo, được bảo hộ
không phụ thuộc vào giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật
+ Quyền tác giả thiên về bảo hộ hình thức thể hiện tác phẩm.
+ Hình thức xác lập quyền theo cơ chế bảo hộ tự động.
+ Quyền tác giả không được bảo hộ một cách tuyệt đối.
1.2 Giới hạn quyền tác giả:
Nhằm hài hòa lợi ích quyền tác giả và lợi ích chung của cộng đồng, pháp
luật quy định các trường hợp hạn chế của quyền tác giả đối với một số hành vi
sử dụng, khai thác quyền tác giả. Giới hạn quyền sở hữu trí tuệ là việc chủ thể
quyền sở hữu trí tuệ chỉ được thực hiện quyền của mình trong phạm vi và thời
hạn bảo hộ theo quy định của pháp luật. Ngồi ra, việc thực hiện quyền khơng
được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân khác và không được vi phạm các quy định khác của
pháp luật có liên quan.
Trong trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phịng, an ninh, dân sinh
và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội quy định tại pháp luật sở hữu trí tuệ,
Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện
quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải cho phép tổ
chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều
kiện phù hợp.
Giới hạn quyền tác giả được quy định tại Điều 9 Công ước Bern và Điều 13

Hiệp định TRIPS. Theo đó, tác phẩm được sử dụng tự do trong một số trường
hợp như: trích dẫn để minh họa cho giảng dạy, in lại trên báo chí, phát lại trên
5


đài truyền hình hay phương tiện thơng tin đại chúng những bài báo có tính
chất thời sự về kinh tế, chính trị hay tơn giáo đã đăng tải trên các tập san hay
các tác phẩm truyền thanh.2
Tuy nhiên trong trường hợp này quyền tác giả vẫn được bảo vệ vì người sử
dụng phải ghi rõ nguồn gốc tác phẩm và tên tác giả. Sự trích dẫn phải phù hợp
với những thơng lệ chính đáng và trong mức độ phù hợp với mục đích.
Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung năm 2019 đã xác định giới hạn cho
quyền tác giả bằng việc quy định các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công
bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao (Điều 25) và
các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải
trả tiền nhuận bút, thù lao (Điều 26).
Giới hạn quyền tác giả trong những trường hợp này giúp cho cơng chúng
có khả năng khai thác, sử dụng các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học
vào mục đích phi thương mại (như nghiên cứu khoa học, giảng dạy, sử dụng
riêng) dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh quyền lợi này, tổ chức, cá nhân sử dụng các tác phẩm
trong những trường hợp giới hạn quyền tác giả có nghĩa vụ làm ảnh hưởng
đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến quyền
của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn
gốc, xuất xứ của tác phẩm. Hơn nữa, bản sao tác phẩm trong những trường
hợp này cũng bị giới hạn quyền tác giả ở số lượng một bản.
Giới hạn quyền tác giả có thể hiểu là một số ngoại lệ dành cho người sử
dụng tác phẩm trong một số trường hợp nhất định không phải xin phép, không
trả nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả.
1.3 Ý nghĩa của giới hạn quyền tác giả:

2 truy cập 01/1/2021.

6


Bản chất của nguyên tắc cân bằng lợi ích giữa tác giả, chủ sở hữu tác
phẩm và lợi ích xã hội là sự dung hòa quyền lợi giữa các bên nhằm tạo ra điều
kiện tồn tại và phát triển cho chính các bên. Mỗi bên sẽ phải hy sinh một phần
quyền lợi của mình để hướng tới lợi ích chung lớn hơn, mà sâu xa hơn chính
là tạo ra một xã hội phát triển bền vững, cơng bằng và bình đẳng. Vì thế, có
hai vấn đề được đặt ra: Một là, cần đảm bảo một cơ chế bảo hộ quyền của tác
giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với các sản phẩm trí tuệ. Hai là, cần đảm
bảo cho công chúng được tiếp cận tri thức rộng rãi. Đáp ứng được hai yêu cầu
này, thì một quốc gia đã giải quyết tốt mối quan hệ về lợi ích giữa tác giả, chủ
sở hữu trí tuệ và cơng chúng, cuối cùng nhằm hướng tới lợi ích bảo vệ lợi ích
cho cả hai bên để hướng tới một xã hội tri thức nếu nhà nước khơng có cơ chế
bảo hộ thích hợp của chủ sở hữu trí tuệ thì khơng thể khuyến khích sự sáng
tạo; tuy nhiên, nếu chỉ hướng tới bảo vệ tác giả thì có thể dẫn đến sự lạm dụng
độc quyền và ảnh hưởng đến việc tiếp cận tri thức của đông đảo công chúng,
chưa kể nếu bảo hộ quá lâu sẽ dẫn đến sự cản trở của giao lưu văn hóa giữa
các quốc gia. Do đó, việc giới hạn quyền tác giả đem lại ý nghĩa vô cùng quan
trọng trong quá trình bảo vệ và khai thác quyền tác giả.3
2. Các trường hợp giới hạn quyền tác giả
2.1 Giới hạn quyền tác giả về không gian:
Quyền tác giả chỉ được bảo hộ trong phạm vi một quốc gia. Có thể nói
việc bảo hộ quyền tác giả có tính chất lãnh thổ. Tác phẩm sáng tạo chỉ được
hưởng sự bảo hộ quyền tác giả nếu đáp ứng được các tiêu chuẩn pháp lí được
quy định bởi pháp luật về quyền tác giả của một quốc gia nhất định. Mỗi quốc
gia có hệ thống bảo hộ quyền tác giả riêng biệt. Tuy nhiên, quyền này khơng
đương nhiên có giá trị tại quốc gia khác, trừ khi các quốc gia cùng tham gia

một Điều ước quốc tế về bảo hộ quyền đó. Khi đó phạm vi khơng gian mà

3 truy cập
01/1/2021

7


quyền sở hữu đối với tài sản trí tuệ đó được bảo hộ sẽ được mở rộng ra tất cả
các quốc gia thành viên.
Ví dụ bảo hộ về quyền tác giả đối với tác phẩm “Truyện Kiều nghiên cứu
và thảo luận” của ông Tuân chỉ được bảo hộ ở phạm vi trong lãnh thổ Việt
Nam, các trường hợp sao chép, sử dụng tác phẩm ở ngoài lãnh thổ như Trung
Quốc hay Mỹ sẽ không được bảo hộ trừ khi Việt Nam và nước mà người sao
chép cư trú kí Điều ước Quốc tế bảo hộ quyền tác giả.
2.2 Giới hạn quyền tác giả về thời gian:
Quyền tác giả chỉ có thời hạn nhất định chứ khơng có tác dụng vĩnh viễn.
Tuy nhiên với mỗi tác phẩm khác nhau thì sẽ có những quy định thời hạn
khác nhau. Tại Việt Nam thời hạn được quy định tại Điều 27:
“1. Quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này
được bảo hộ vô thời hạn.
c) Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào
thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền
tác giả.”
Quyền tác giả chỉ có hiệu lực trong thời gian bảo hộ, sau khi hết thời hạn
thì tác phẩm thuộc về công cộng và được sử dụng tự do nhưng cần được tơn
trọng sự tồn vẹn của tác phẩm cũng như tên tác giả. Thời hạn bảo hộ quyền
tác giả là khoảng thời gian mà nhà nước bằng quy định của pháp luật và đảm
bảo bằng một hệ thống thực thi quyền cho phép các tác giả được hưởng các
độc quyền đối với tác phẩm của mình.

Ví dụ đối với tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du các quyền nhân thân
như đặt tên cho tác phẩm, quyền đứng tên hay bảo vệ sự toàn vẹn của tác
phẩm sẽ được bảo vệ vơ thời hạn. Cịn quyền cơng bố tác phẩm, cho phép
người khác công bố tác phẩm và các quyền tài sản khác như làm tác phẩm
8


phái sinh, cho thuê bản gốc,…được bảo hộ suốt cuộc đời tác giả và năm mươi
năm tiếp theo, nghĩa là đến hiện tại các quyền này khơng cịn được bảo hộ.
2.3 Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép,
không phải trả nhuận bút, thù lao:
* Ngoại lệ này chỉ dành cho một số trường hợp sử dụng tác phẩm đáp ứng ba
điều kiện sau:
- Việc sử dụng tác phẩm hồn tồn vào mục đích phi thương mại (như nghiên
cứu khoa học, giảng dạy, sử dụng riêng);
- Việc sử dụng không làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác
phẩm, khơng gây phương hại đến quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả
và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm;
- Khi sử dụng phải tôn trọng các quyền nhân thân của tác giả (thông tin về tác
giả, tác phẩm).
* Cụ thể bao gồm các trường hợp tại Điều 25 Luật sở hữu trí tuệ 2019:
+ Sao chép tác phẩm: Tự sao chép nhằm mục đích nghiên cứu khoa học,
giảng dạy của cá nhân hoặc sao chép để lưu trữ trong thư viện với mục đích
nghiên cứu. Việc sao chép này khơng được quá một bản và không áp dụng đối
với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình và chương trình máy tính.
+ Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà khơng làm sai ý tác giả để bình luận hoặc
minh họa trong tác phẩm của mình, trích dẫn tác phẩm để viết báo, dùng trong
ấn phẩm định kỳ, dùng trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài
liệu trích dẫn để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả,
khơng nhằm mục đích thương mại.

Tuy nhiên việc trích dẫn tác phẩm phải thỏa mãn hai điều kiện sau: (a)
Phần trích dẫn chỉ nhằm mục đích giới thiệu, bình luận hoặc làm sáng tỏ vấn
đề được đề cập; (b) Số lượng và thực chất của phần trích dẫn từ tác phẩm
9


được sử dụng để trích dẫn khơng gây phương hại đến quyền tác giả của tác
phẩm được sử dụng để trích dẫn, phù hợp với tính chất, đặc điểm của loại
hình tác phẩm được sử dụng để trích dẫn.
+ Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong
các buổi sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động khơng thu tiền dưới bất kỳ
hình thức nào.
+ Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng
dạy.
+ Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật
ứng dụng, được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của các
tác phẩm đó.
+ Chuyển tác phẩm sang chữ, nói hoặc ngơn ngữ khác cho người khiếm thị.
+ Nhập khẩu một bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.
* Tuy nhiên, việc áp dụng những quy định này trên thực tế còn nhiều bất cập:
Liên quan đến quyền sao chép: Trong nội dung quyền tác giả và quyền
liên quan, quyền sao chép, quyền kiểm soát hành vi sao chép (bao gồm cả
việc ngăn cản người khác sao chép tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, cuộc biểu
diễn hoặc chương trình phát sóng) là quyền năng quan trọng nhất, vì nó là cơ
sở pháp lý đói với các hình thức khai thác tác phẩm được bảo hộ.
Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ dành ra một số ngoại lệ đối với quyền sao
chép là các trường hợp: “tự sao chép nhằm mục đích nghiên cứu khoa
học”, “sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện vì mục đích nghiên
cứu” mà theo hướng dẫn tại Điều 22 Nghị định 22/2018/NĐ-CP là việc sao
chép không quá một bản và không áp dụng đối với tác phẩm kiến trúc, tác

phẩm tạo hình và chương trình máy tính. Như vậy, theo quy định hiện nay,
trường hợp sao chép với số lượng lớn hơn một bản tác phẩm, bản ghi âm, ghi
10


hình, chương trình phát sóng để phục vụ mục đích sử dụng cá nhân, phi
thương mại vấn phải xin phép, vẫn phải trả tiền cho tác giả, chủ sở hữu tác
phẩm.4
Ví dụ như đối với việc giảng dạy đối với sinh viên, giảng viên có thể trích
dẫn các tác phẩm, sách báo của các tác giả, giảng viên khác nhằm mục đích
giảng dạy và đáp ứng các yêu cầu đã nêu. Việc ca sĩ trình bày các ca khúc với
mục đích phi thương mại trong các hoạt động văn nghệ của các trường đại
học khi đáp ứng các điều kiện nêu trên cũng không phải trả tiền nhuận bút,
thù lao hay không phải xin pháp.
2.4 Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép
nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao:
Điều 26 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về các trường hợp sử dụng tác phẩm
không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao. Đây là ngoại lệ
dành riêng cho những trường hợp đặc thù về lĩnh vực hoạt động, những chủ
thể này thường xuyên sử dụng tác phẩm, bản ghi âm trong hoạt động kinh
doanh, thương mại như vũ trường, nhà hàng, khách sạn,… để tạo điều kiện
thuận lợi cho những chủ thể này trong quá trình sử dụng tác phẩm, pháp luật
quy định họ không phải xin phép tác giả nhưng vẫn phải trả nhuận bút, thù lao
khi sử dụng.
Điều 26 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2019 quy định về các
trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả
tiền nhuận bút, thù lao như sau:
“1. Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã cơng bố để phát sóng có
tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào khơng phải xin
phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả kể

từ khi sử dụng. Mức nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác và phương
4 Bàn về quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam liên quan đến giới hạn quyền tác giả, quyền liên quan;
TS. Vũ Thị Hải Yến; Tạp chí Luật học; truy cập 01/1/2021

11


thức thanh toán do các bên thỏa thuận; trường hợp khơng thỏa thuận được
thì thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc khởi kiện tại Tịa án theo quy
định của pháp luật.
3.Việc sử dụng tác phẩm trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều
này không áp dụng đối với tác phẩm điện ảnh.”
Theo quy định tại Điều 26 thì việc tổ chức, phát sóng sử dụng tác phẩm
đã cơng bố để phát sóng dù chương trình đó có tài trợ, quảng cáo hoặc thu
tiền thì khơng phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở
hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng. Mức nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật
chất khác và phương thức thanh tốn có thể do các bên thỏa thuận hoặc thực
hiện theo quy định của Chính phủ.
Tuy nhiên việc sử dụng tác phẩm nêu trên không được làm ảnh hưởng đến
việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền
của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn
gốc, xuất xứ của tác phẩm. Việc sử dụng tác phẩm nêu trên không áp dụng đối
với tác phẩm điện ảnh
Như vậy, pháp luật bảo hộ cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả những
quyền mang tính độc quyền. Bên cạnh đó, để hịa lợi ích quyền tác giả và lợi
ích chung của cộng đồng,các trường hợp hạn chế quyền tác giả đã được quy
định cụ thể.
Ví dụ các quan cà phê, các quán ăn khi sử dụng các tác phẩm đã công bố
để phục vụ cho hoạt động kinh doanh hay thu tiền thì khơng phải xin phép
nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao mức thù lao, nhuận bút do các bên thỏa

thuận, nếu khơng được sẽ áp dụng quy định của Chính phủ hoặc khởi kiện tại
Tòa. Các tác phẩm điện ảnh sẽ không thuộc trường hợp này, nghĩa là khi sử
dụng tác phẩm điện ảnh vẫn phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao cho
tác giả.
12


II, Giải quyết tình huống
1. Phân tích tình huống:
Để giải quyết đúng đắn vụ tranh chấp trên, cần phải trả lời được một số
câu hỏi pháp lý quan trọng: Một, liệu hành vi sao chép (hoặc trích dẫn)
nguyên văn tác phẩm của người khác để đưa vào tác phẩm của mình có rơi
vào bất kỳ trường hợp nào trong số 10 trường hợp luật quy định các hình thức
sử dụng tác phẩm không phải xin phép, không phải trả thù lao theo Điều 25
Luật sở hữu trí tuệ hay khơng?. Hai, trích dẫn tác phẩm của người khác đến
mức độ như thế nào thì được coi là vẫn nằm trong ngưỡng “sử dụng hợp lý”
và cần làm rõ các yếu tố như mục đích xuất bản sách của ơng Qn là gì?
Khi Ơng Nam viết hai bài báo bằng chữ tiếng Việt hay tiếng nào khác, ông
Nam đang ở Việt Nam hay nước ngoài?
Để xác định hành vi “sử dụng hợp lý” bắt buộc chúng ta phải tìm hiểu
nguyên tắc pháp lý rất quan trọng là “phép thử ba bước” hay còn gọi là “phép
kiểm tra 3 bước”. Sử dụng hợp lý thực chất là cách gọi khác để diễn giải
ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả được nêu tại Điều 9 Cơng ước Berne
nói rằng “luật pháp của các quốc gia thành viên thuộc Liên hiệp có thể cho
phép làm bản sao của tác phẩm được bảo hộ trong một số trường hợp đặc
biệt với điều kiện là việc sao chép này không xung đột với việc khai thác bình
thường tác phẩm và khơng gây tổn hại một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp
pháp của tác giả. Cụ thể, bước 1 của phép thử “một số trường hợp đặc biệt”
được tìm thấy ở Điều 25 quy định 10 trường hợp đặc biệt cho phép sử dụng
tác phẩm mà không phải xin phép và không phải trả thù lao trong đó bao gồm

trường hợp “trích dẫn tác phẩm mà không làm sai lạc ý của tác giả để bình
luận hoặc minh hoạ trong tác phẩm của mình”(điểm b Khoản 1 Điều 25);
bước 2 “không xung đột với việc khai thác bình thường tác phẩm” và bước 3
của phép thử “không gây tổn hại một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp của
tác giả, khơng vì mục đích thương mại.
Trích dẫn là trích dẫn chứ trích dẫn khơng thể tự dưng biến hóa thành
sao chép tồn bộ hoặc in lại nguyên văn toàn bộ tác phẩm của người khác bởi
vì trích dẫn theo từ điển tiếng Việt có nghĩa là “dẫn nguyên văn một câu hoặc
13


một đoạn để làm bằng trích dẫn một đoạn thơ”, 5hoặc theo từ điển tiếng Anh
online Collins, trích dẫn (quotation) nghĩa là “một câu hoặc cụm từ được lấy
từ một cuốn sách, bài thơ hoặc vở kịch, được nhắc lại bởi người khác”.
Ngay cả khi giả định rằng việc ông Quân sử dụng 2 bài báo của ông
Nam là hợp pháp đi nữa phải cùng lúc và đồng thời xem xét trường hợp ngoại
lệ không xâm phạm quyền tác giả ở Điều 25 chỉ được áp dụng khi và chỉ khi
nó “khơng xung đột với việc khai thác bình thường tác phẩm” của ông Nam
và cũng “không gây tổn hại một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp”.
Việc xác định các câu hỏi pháp lí cịn lại như mục đích xuất bản sách của
ơng Qn là gì? Khi Ông Nam viết hai bài báo bằng chữ tiếng Việt hay tiếng
nào khác, ông Nam đang ở Việt Nam hay nước ngồi. Sẽ giúp cho việc xác
định có hay khơng hành vi xâm phạm của ông Quân.
2. Quan điểm cá nhân:
Theo quan điểm của em thì ơng Qn đã có hành vi xâm phạm quyền tác
giả đối với ông Nam và ông Quân phải chịu trách nhiệm cũng như bồi thường
thiệt hại vì những cơ cở sau đây:
- Về phạm vi được hưởng quyền của ông Nam:
+ Đối tượng được bảo hộ là tác phẩm báo chí. Vì quyền tác giả là quyền
của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm của mình theo Khoản 2 Điều 4 mà tác

phẩm của ơng Nam là tác phẩm báo chí theo điểm c Khoản 1 Điều 14 và Điều
9 Nghị định 22/2018 nên đối tượng hai bài báo của ông Nam sẽ thuộc loại tác
phẩm báo chí.
+ Tác phẩm của ơng Nam đáp ứng khoản 7 Điều 4 luật sở hữu trí tuệ đó là
có tính sáng tạo, là sản phẩm trên cơ sở trao đổi với các chuyên gia, tra cứu

5 truy cập
01/02/2021

14


tài liệu, đọc các tài liệu liên quan, trên những quan điểm cũng như ý tưởng,
hiểu biết của ông Nam. Tác phẩm của ơng Nam được định hình thành báo
+ Không thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 8 đó là các
trường hợp khơng trái với đạo đức xã hội, với pháp luật Nhà nước Việt Nam;
Điều 15 Luật sở hữu trí tuệ là các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ
quyền tác giả.
+ Căn cứ phát sinh quyền tác giả: Theo Khoản 1 Điều 6 căn cứ phát sinh
quyền tác giả của ông Nam từ khi hai bài báo được định hình, khơng phân
biệt nội dung hay chất lượng của hai bài báo là sai hay đúng, công bố hay
chưa, mặc dù ông Nam đã công bố hai bài báo vào ngày 03/8/2015 và
3/6/2015.
+ Chủ thể của quyền tác giả: Ông Nam vừa là tác giả, chủ sở hữu quyền
tác giả theo Điều 37 và Khoản 1 Điều 6 Nghị định 22/2018 vì ơng Nam đã sử
dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để sáng tạo ra tác
phẩm mang dấu ấn cá nhân và có các quyền tài sản và nhân thân theo Điều 19
và Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ.
+ Thời hạn bảo hộ: Các quyền nhân thân (trừ Điểm c) Điều 19 được bảo
hộ vô thời hạn, và các quyền tài sản theo Điều 20 và Điểm c Điều 19 có thời

hạn bảo hộ tại Khoản 2 Điều 27 Luật sở hữu trí tuệ. Theo đó các quyền tài sản
bao gồm quyền sao chép tác phẩm có thời hạn bảo hộ suốt đời tác giả và năm
mươi năm tiếp theo năm tác giả chết, vì vậy ở thời điểm xảy ra tranh chấp ông
Nam vẫn còn sống nên vẫn còn thời hạn bảo hộ.
- Hành vi xâm phạm xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam vì đối tượng hai tác phẩm
báo chí “thanh thanh tục tục” trong thơ Hồ Xuân Hương được xuất bản trên
Tạp chí Văn nghệ thuộc lãnh thổ quốc gia Việt Nam được đăng số ngày
03/6/2015 và 3/8/2015

15


- Ơng Qn sử dụng hai bài báo khơng được đồng ý của ông Nam và không
thuộc các trường hợp quy định tại Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ và không đáp
ứng các điều kiện để áp dụng điều luật này như việc ơng trích dẫn ngun văn
và chỉ ra 20 điểm không hợp lý của ông Nam khi phân tích về thơ Hồ Xuân
Hương sẽ ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường của tác phẩm. Cụ thể,
khi người đọc đọc cuốn “bình luận thơ Hồ Xuân Hương” của ông Quân đã
bao gồm cả hai bài báo của ông Nam nên không cần mua lại hai bài báo để
đọc, hơn nữa với 20 điểm không hợp lý sẽ tạo ra sự mất niềm tin, tạo tâm lí
chán chường khi đọc những tác phẩm của ông Nam và ảnh hưởng đến quyền
nhân thân tại khoản 4 Điều 19 Luật sở hữu trí tuệ. Việc ơng Qn trích dẫn
hai bài báo sẽ làm cho cuốn sách nhiều số trang lên và việc xuất bản sách là vì
mục đích thương mại vì xuất bản đều với số lượng lớn và khơng thể tặng hoặc
xuất bản rồi bỏ đi.
- Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét và thuộc trường hợp quy
định tại Khoản 8 Điều 28 về các hành vi xâm phạm quyền tác giả Luật sở hữu
trí tuệ, cụ thể ông Quân đã sử dụng tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù
lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, và không thuộc các
trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật sở hữu trí tuệ.

Vì vậy, quan điểm của ông Nam cho rằng ông Quân đã xâm phạm quyền
tác giả khi không xin phép, không trả tiền nhuận bút, thù lao là đúng, ông
Quân phải bồi thường cho ông Nam.
KẾT LUẬN
Xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng tiến nhanh theo bước đi
của thời đại, chinh phục những đỉnh cao mới của trí tuệ và sáng tạo. Từ đó,
những sản phẩm trí tuệ ra đời, khơng chỉ khiến cuộc sống của chúng ta tốt đẹp
hơn, mà còn là một sự khẳng định khả năng không giới hạn của con người
trong hành trình chinh phục những đỉnh cao của trí tuệ và sáng tạo ấy. Nắm rõ
16


về các quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ giúp sinh viên Luật bảo vệ được
các sản phẩm tri thức của mình cũng như là hành trang để phát triển ngày sau.

17


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Nxb
CAND, 2019;
2. Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung 2019;
3. Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp
thi hành luật sở hữu trí tuệ;
4. Công ước Bern về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật năm
1886
5. Hiệp ước về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp
định TRIPS) năm 1994;
6. Bàn về quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam liên quan đến giới
hạn quyền tác giả, quyền liên quan; TS. Vũ Thị Hải Yến; Tạp chí Luật

học;
7. Link bài viết:
/>%20d%E1%BA%ABn
8. Link bài viết:
/>9. link bài viết:
/>


×