I
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
--------------------
NGUYỄN THỊ ÁNH VI
TỔ CHỨC DẠY HỌC PHẦN “NHIỆT HỌC” – VẬT LÍ 10
THPT THEO HƢỚNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC VẬT LÍ
VÀO THỰC TIỄN THƠNG QUA
BÀI TẬP ĐỊNH TÍNH VÀ CÂU HỎI THỰC TẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Đà Nẵng, năm 2018
II
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
----------------------
NGUYỄN THỊ ÁNH VI
TỔ CHỨC DẠY HỌC PHẦN “NHIỆT HỌC” – VẬT LÍ 10
THPT THEO HƢỚNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC VẬT LÍ
VÀO THỰC TIỄN THƠNG QUA
BÀI TẬP ĐỊNH TÍNH VÀ CÂU HỎI THỰC TẾ
Chuyên ngành: Lý luận và PPDH Bộ môn Vật lý
Mã số : 60.14.01.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. LÊ CÔNG TRIÊM
Đà Nẵng - Năm 2018
III
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi,
các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực,
được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được cơng bố
trong bất kỳ một cơng trình nào khác.
Đà Nẵng, tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Ánh Vi
IV
LỜI C
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Đào tạo sau Đại học
trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Ban Chủ nhiệm cùng quý thầy cơ giáo
khoa Vật lí Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã trực tiếp tham gia giảng
dạy và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập.
Đặc biệt, cho tơi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc
nhất đến thầy giáo PGS.TS Lê Công Triêm - người đã tận tình hướng dẫn
khoa học cho tơi trong q trình hình thành và hồn chỉnh bài luận văn
này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và tập thể quý thầy cô giáo
trường PT Dân tộc nội trú tỉnh Quảng Nam đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình nghiên cứu và thực hiện đề
tài.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đã giúp đỡ và
động viên tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Nguyễn Thị Ánh Vi
V
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................... 1
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ..................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................................ 3
4. Giả thuyết khoa học.......................................................................................................... 3
5. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 4
6. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................................ 4
7. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................................. 4
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết .............................................................................. 4
7.2. Phương pháp điều tra ................................................................................................... 5
7.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ............................................................................ 5
7.4. Phương pháp thống kê toán học .................................................................................. 5
8. Những đóng góp của đề tài .............................................................................................. 5
9. Cấu trúc luận văn ............................................................................................................. 5
CHƢƠNG I .................................................................................................................... 7
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC VẬT LÍ
THPT THEO HƢỚNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC VẬT LÍ VÀO THỰC TIỄN
THÔNG QUA BTĐT VÀ CHTT ................................................................................. 7
1.1. Cơ sở lí luận của việc tổ chức dạy học vật lí THPT theo hƣớng vận dụng kiến thức
vật lí vào thực tiễn thông qua BTĐT và CHTT ................................................................. 7
1.1.1. Khái quát về BTĐT và CHTT ................................................................................... 7
1.1.1.1. Khái niệm BTĐT và CHTT ............................................................................... 7
1.1.1.2. Phân loại BTĐT và CHTT................................................................................. 8
1.1.1.3. Phương pháp giải BTĐT và CHTT ................................................................. 10
1.1.2. Vai trò của BTĐT và CHTT trong việc tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh
theo hướng vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn ......................................................... 15
1.2. Thực trạng về vấn đề sử dụng BTĐT và CHTT trong dạy học vật lí ở các trƣờng
THPT hiện nay .................................................................................................................... 17
1.2.1. Thực trạng về vấn đề vận dụng kiến thức vật lí vào thực tế đời sống của HS THPT
hiện nay ............................................................................................................................ 17
1.2.2. Thực trạng về vấn đề sử dụng BTĐT và CHTT trong dạy học vật lí ở các trường
THPT hiện nay .................................................................................................................. 18
VI
1.2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng BTĐT và CHTT ........................ 19
1.2.3.1. Những thuận lợi ............................................................................................... 19
1.2.3.2. Những khó khăn .............................................................................................. 19
1.2.3.3. Một số nguyên nhân cơ bản ............................................................................. 20
1.3. Tổ chức dạy học vật lý THPT theo hƣớng vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn
thông qua BTĐT và CHTT ................................................................................................ 21
1.3.1. Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh học tập theo hướng tích hợp ................... 21
1.3.2. Tổ chức hoạt động hướng dẫn HS thơng qua các tình huống giả định bằng các
hiện tượng thực tiễn .......................................................................................................... 22
1.4. Biện pháp rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn thông qua BTĐT
và CHTT cho HS ................................................................................................................ 22
1.4.1. Hình thành cho HS một hệ thống kiến thức cơ bản vững vàng sâu sắc ................. 22
1.4.2. Rèn luyện cho HS năng lực tư duy logic, khả năng độc lập suy nghĩ .................... 23
1.4.3. Rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn thơng qua việc hướng
dẫn HS tìm các phương pháp giải của một BTĐT và CHTT ............................................ 24
1.4.4. GV khuyến khích HS lập nhóm học tập, cùng tìm hiểu, nghiên cứu, thảo luận trong
việc giải quyết các BTĐT và CHTT, liên hệ các kiến thức đã học vào thực tiễn ............. 25
1.4.5. Lựa chọn được một hệ thống BTĐT và CHTT phù hợp để phát triển năng lực vận
dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS ................................................................................ 25
1.5. Kết luận chƣơng I ........................................................................................................ 26
CHƢƠNG 2 .................................................................................................................. 28
NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC DẠY HỌC PHẦN NHIỆT HỌC – VẬT LÍ THPT
THEO HƢỚNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC VẬT LÍ VÀO THỰC TIỄN
THÔNG QUA BTĐT VÀ CHTT ............................................................................... 28
2.1. Cấu trúc và nội dung của phần “nhiệt học” – Vật lí 10 THPT ............................... 28
2.2. Xây dựng hệ thống BTĐT và CHTT phần “nhiệt học” theo hƣớng vận dụng
KTVL vào thực tiễn cho HS .............................................................................................. 28
2.2.1. Cơ sở xây dựng BTĐT và CHTT phần “Nhiệt học” .............................................. 28
2.2.2. Hệ thống CHTT và BTĐT phần “Nhiệt học” Vật lí 10 cơ bản .............................. 29
2.2.2.1. Chủ đề 1: Chất khí ........................................................................................... 29
2.2.2.2. Chủ đề 2: Cơ sở của nhiệt động lực học .......................................................... 31
2.2.2.3. Chủ đề 3:Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể............................................... 32
VII
2.3. Thiết kế bài giảng phần “nhiệt học” theo hƣớng vận dụng KTVL vào thực tiễn
cho HS .................................................................................................................................. 39
2.4. Kết luận chƣơng II ...................................................................................................... 50
CHƢƠNG III ............................................................................................................... 51
THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM...................................................................................... 51
3.1. Mục đích của thực nghiệm sƣ phạm .......................................................................... 51
3.2. Đối tƣợng và nội dung của thực nghiệm sƣ phạm .................................................... 51
3.2.1. Đối tượng thực nghiệm ........................................................................................... 51
3.2.2 Nội dung thực nghiệm.............................................................................................. 51
3.3. Phƣơng pháp thực nghiệm.......................................................................................... 51
3.3.1. Chọn mẫu TNSP ..................................................................................................... 51
3.3.2. Quan sát giờ học..................................................................................................... 52
3.3.3. Các bài kiểm tra, đánh giá ..................................................................................... 52
3.4. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm ................................................................................... 53
3.4.1. Nhận xét về tiến trình dạy học ................................................................................ 53
3.4.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm ................................................................. 53
3.4.3. Kiểm định giả thuyết thống kê ............................................................................... 56
3.5. Kết luận chƣơng III ..................................................................................................... 58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 59
1. Đánh giá kết quả đạt đƣợc ............................................................................................. 59
2. Hƣớng phát triển của luận văn ..................................................................................... 60
3. Một số kiến nghị.............................................................................................................. 60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 62
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 64
VIII
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTĐT
Bài tập định tính
CHTT
Câu hỏi thực tế
DH
Dạy học
ĐC
Đối chứng
GV
Giáo viên
GQVĐ
HS
KTVL
PP
Giải quyết vấn đề
Học sinh
Kiến thức vật lí
Phương pháp
SGK
Sách giáo khoa
THPT
Trung học phổ thơng
TN
Thí nghiệm
TNg
Thực nghiệm
TNSP
Thực nghiệm sư phạm
IX
TĨM TẮT ĐỀ TÀI BẰNG HAI NGƠN NGỮ TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
TỔ CHỨC DẠY HỌC PHẦN “NHIỆT HỌC” – VẬT LÍ 10 THPT THEO
HƢỚNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC VẬT LÍ VÀO THỰC TIỄN THƠNG QUA
BÀI TẬP ĐỊNH TÍNH VÀ CÂU HỎI THỰC TẾ
Ngành: Lí luận và PPDH Bộ mơn Vật Lý
Họ tên học viên: Nguyễn Thị Ánh Vi
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Lê Công Triêm
Cơ sở đào tạo: Đại học Sư phạm Đà Nẵng
Tóm tắt:
Đây là luận văn nghiên cứu về việc đổi mới phương pháp dạy học, cụ thể là vận
dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn. Mục đích của đề tài là nghiên cứu sử dụng bài tập
định tính và câu hỏi thực tế trong dạy học vật lí nhằm tích cực hóa hoạt động nhận
thức của HS, nâng cao khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS, qua đó
nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học vật lí ở trường phổ thơng.
Tơi đã sử dụng các phương phápnghiên cứu lý thuyết, phương pháp điều tra,
phương pháp thực nghiệm sư phạmphương pháp thống kê toán học và kết quả nghiên
cứu cho thấy việc vận dụng các biện pháp tăng cường sử dụng BTĐT và CHTT trong
dạy học vật lí là hồn tồn hợp lí, mang lại hiệu quả cao và có thể vận dụng vào q
trình dạy học vật lí ở các trường THPT hiện nay.
Từ khóa: (tích cực hóa hoạt động của học sinh; vận dụng kiến thức vật lí vào thực
tiễn; nâng cao chất lượng học tập)
Xác nhận của giáo viên hƣớng dẫn
PGS. TS. Lê Công Triêm
Ngƣời thực hiện đề tài
Nguyễn Thị Ánh Vi
X
TEACHING TEACHING OF "THERMOMETER" - HIGHER SECONDARY
MATERIALS IN ACCORDANCE WITH THE APPLICATION OF
MATERNAL KNOWLEDGE IN
PRACTICE EXPERIMENTAL QUESTIONS AND QUESTIONS
Major: Theory and method of teaching the subject of physics
Full name of Master student: Nguyen Thi Anh Vi
Supervisors: AP.DR.Lê Công Triêm
Training institution: Da Nang University of Education
Abstract:
This thesis carries out an investigation into the innovative teaching methods,
particularly in applying the knowledge of physics into reality. This is our attempt to
use practical exercises and qualitative questions in physics teaching in order to actively
promote students' cognitive activities and improve their ability to apply those
knowledges for practical purposes, which improves the quality of teaching physics in
high schools.
To achieve this purpose, this paper chooses the theoretical studies, methods of
investigation, methods of experimental pedagogy, mathematical statistical methods
approaches throughout the study. The results show that the use of reinforcing measures
using practical exercies and qualitative questions in teaching physics is perfectly
reasonable, highly effective and can be applied to the teaching physics process in the
high schools today.
Keywords: (Active student activity; apply physical knowledge to practice;
improve the quality of learning)
Supervior’s confirmation
AP.DR.Lê Công Triêm
Student
Nguyễn Thị Ánh Vi
XI
DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG VÀ ĐỒ THỊ
Số hiệu hình vẽ
Hình 1.1
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 2.4
Hình 2.5
Hình 2.6
Hình 2.7
Hình 2.8
Hình 2.9
Hình 2.10
Hình 2.11
Hình 2.12
Tên hình vẽ
Hình ảnh dữ kiện của ví dụ về PP giải BTĐT
Hình minh họa câu 2, chủ đề 2
Hình minh họa câu 4, chủ đề 3
Hình minh họa câu 5, chủ đề 3
Hình minh họa bài giảng điện tử (hoạt động 2– Bài 1)
Hình minh họa bài giảng điện tử (hoạt động 3 – Bài 1)
Hình minh họa bài giảng điện tử (hoạt động 3 – Bài 1)
Hình minh họa bài giảng điện tử (hoạt động 3 – Bài 1)
Hình minh họa bài giảng điện tử (hoạt động 4 – Bài 1)
Hình minh họa bài giảng điện tử (hoạt động 2– Bài 2)
Hình minh họa bài giảng điện tử (hoạt động 2 – Bài 1)
Hình minh họa bài giảng điện tử (hoạt động 3 – Bài 2)
Hình minh họa bài giảng điện tử (hoạt động 3 – Bài 2)
Trang
12
31
33
34
42
42
43
43
44
47
47
48
49
Số hiệu bảng
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 3.5
Biểu đồ 3.1
Đồ thị 3.1
Đồ thị 3.2
Tên bảng
Trang
53
55
56
56
57
55
56
56
Bảng số liệu học sinh
Bảng thống kê điểm số
Bảng phân phối tần suất
Bảng phân phối tần suất lũy tích
Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng
Phân bố điểm của hai nhóm ĐC và TNg
Phân phối tần suất
Phân phối tần suất lũy tích
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vật lí học là một trong những khoa học cơ bản, nghiên cứu các dạng chuyển
động tổng quát của thế giới vật chất. Những thơng tin mà vật lí học thu thập và hệ
thống hóa được rút ra từ quan sát, thực nghiệm hoặc từ những suy luận lý thuyết và
được kiểm chứng bằng thực nghiệm. Tri thức vật lí có các quy luật phát triển nội tại
của nó, nhưng nó ln ln hoặc là dựa vào sự đòi hỏi của đời sống nhằm giải quyết
một số nhu cầu nào đó hoặc cuối cùng cũng được đưa vào đời sống nhằm thỏa mãn
một nhu cầu nào đó. Chính vì thế, Vật lí học ln gắn bó với cơng nghệ và đời sống.
Để học tốt mơn Vật lí thì địi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa học sinh (HS)
và giáo viên (GV).HS phải ham hiểu biết, có thái độ học tập tốt.Bên cạnh đó GV cần
phải có phương pháp dạy học hợp lý nhằm giúp các em không nhàm chán trong việc
học tập. Do đó phương pháp học tập tác động rất lớn đến việc tiếp thu kiến thức của
HS. Mỗi GV có những phương pháp dạy học riêng và phải biết cách thay đổi, kết hợp
sao cho phù hợp với nhận thức của HS, tạo điều kiện cho HS có thể củng cố và phát
triển năng lực của mình, đáp ứng mục tiêu giáo dục và phát triển con người Việt Nam
trong thời kì mới.
Một trong những mục tiêu quan trọng của giáo dục phổ thông hiện nay là rèn
luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh.Điều đó được khẳng định
trong Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010, ban hành kèm theo quyết đinh số
201/2001/QĐ/TTg ngày 28/12/2001 của Thủ Tướng Chính phủ: “Thực hiện giáo dục
tồn diện về đức, trí, thể mĩ….. Xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học
tập chủ động, tích cực, sáng tạo; lịng ham học, ham hiểu biết, năng lực tự học, năng
lực vận dụng kiến thức vào đời sống”. [ ]
Mục tiêu quan trọng nêu trên cũng được quy định tại điều 28 Luật giáo dục:
“Phương pháp giáo dục phổ thơng phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng
tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương
pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn ...”. [
]
2
Tuy nhiên vấn đề đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy học vật lí nói
riêng ở các trường phổ thông hiện nay là một vấn đề mang tính thời sự, cấp bách. Đây
là vấn đề khơng thể giải quyết một sớm một chiều mà cần phải có thời gian, giáo viên
cần khắc phục những thói quen về những cách dạy cũ, lạc hậu; luôn nâng cao năng lực
chuyên môn, cập nhật thông tin về cách thức đổi mới phương pháp dạy học, có như
vậy chúng ta mới có một đội ngũ giáo viên đủ năng lực để đào tạo ra những thế hệ
theo kịp với sự phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới. Muốn quá trình
dạy học đạt hiệu quả cao, giáo viên phải biết kết hợp một cách linh hoạt các phương
pháp dạy học, mức độ hiệu quả của phương pháp này hay phương pháp khác và tác
động của các phương pháp đó đến tính tích cực tư duy của học sinh như thế nào, suy
cho cùng, phụ thuộc vào khả năng sư phạm và nghệ thuật của từng giáo viên.
Từ những trải nghiệm của bản thân tôi nhận thấy, một trong những phương
pháp dạy học mơn vật lí có hiệu quả nhất là kết hợp vật lí vào đời sống.Bởi Vật lí là
mơn khoa học tự nhiên nên dễ gây nhàm chán cho học sinh. Do đó, nếu kết hợp những
kiến thức thực tiễn vào môn học sẽ giúp học sinh quan tâm, chú ý, theo dõi, giảm bớt
căng thẳng mệt nhọc trong giờ học. Như vậy học sinh sẽ dễ tiếp thu vào bài học và học
tập tốt hơn. Ngồi ra phần “Nhiệt học” Vật lí 10 cơ bản trình bày các kiến thức vật lí
về chất khí, cơ sở của nhiệt động lực học, chất rắn, chất lỏng và sự chuyển thể…Song
hầu hết các hiện tượng vật lí trong chương này khó hình dung, khó tiếp cận trực tiếp.
Do đó khó khăn trong việc lĩnh hội, vận dụng tri thức vào giải các hiện tượng thực tế.
Với những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu Tổ chức dạy học
phần “Nhiệt học” – Vật lí 10 THPT theo hƣớng vận dụng kiến thức vật lí vào
thực tiễn thơng qua bài tập định tính và câu hỏi thực tếđể có thể tìm hiểu sâu hơn
về cách kết hợp thực tiễn đời sống vào bài giảng vật lí một cách hiệu quả nhất.
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, thông qua việc khảo sát nội dung chương
trình sách giáo khoa Vật lí THPT và tìm hiểu những thơng tin khoa học có liên quan
đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài, tôi nhận thấy:
3
- Hầu hết các tác giả biên soạn sách giáo khoa Vật lí ít nhiều đểu đã đưa BTĐT
và CHTT vào nội dung chương trình, song do những hạn chế về khuôn khổ và sự cần
thiết phải đảm bảo những yêu cầu khác của sách giáo khoa, nên số lượng BTĐT và
CHTT được đề cập chưa nhiều, nội dung và hình thức chưa phong phú, chưa có những
định hướng cụ thể để giáo viên sử dụng chúng một cách hiệu quả.
- Một số tác giả có đề cập đến vai trị của BTĐT và CHTT trong dạy học vật lí,
tiêu biểu là tác giả: Nguyễn Ngọc Hưng, Nguyễn Đức Thâm, Phạm Xuân Quế, Phạm
Hữu Tòng…. Tuy nhiên, xuất phát từ những mục đích nghiên cứu khác nhau của các
tác giả, nên các tác giả đó cũng chưa đi sâu vào việc thiết kế và BTĐT và CHTT trong
dạy học vật lí.
- Liên quan đến vấn đề nghiên cứu, có các tài liệu: “Những bài tập định tính về
vật lí cấp ba” của tác giả M.E. Tultrinxki, do Nguyễn Phúc Thuần, Phạm Hồng Tuất
biên dịch vào những năm 70 của thế kỉ XX; “Hỏi đáp những hiện tượng vật lí” của
Nguyễn Đức Minh và Nguyễn Xn Khốt; “Bài tập vật lí có nội dung thực tế” của
Nguyễn Linh Quý, Bùi Ngọc Quỳnh và Văn An Chiêu; “Bài tập định tính và câu hỏi
thực tế” của Nguyễn Dũng, Nguyễn Đức Minh và Ngơ Quốc Qnh …. Trong đó, các
tác giả đã chú trọng đến việc xây dựng hệ thống BTĐT và cũng chưa đề cập đến
những định hướng cụ thể về cách sử dụng loại bài tập này trong tiến trình dạy học vật
lí.
Cho đến nay, tơi vẫn chưa phát hiện được bất kì cơng trình khoa học nào giải
quyết một cách thỏa đáng những hạn chế nêu trên.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng BTĐT và CHTT trong dạy học vật lí nhằm tích cực hóa
hoạt động nhận thức của HS, nâng cao khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho
HS, qua đó nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học vật lí ở trường phổ thơng.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu các giờ học vật lí đều được tiến hành với sự tăng cường sử dụng BTĐT và
CHTT thì sẽ tích cực hóa hoạt động nhận thức, nâng cao được khả năng vận dụng kiến
4
thức vật lí vào thực tiễn cho HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở trường
THPT.
5. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian quy định cho một luận văn, nên đề tài chỉ tập trung
nghiên cứu trong phạm vi:
- Nội dung nghiên cứu chỉ đề cập đến phần nhiệt học thuộc chương trình vật lí
lớp 10 THPT.
- Thực nghiệm sư phạm tiến hành tại một số lớp của trường PT dân tộc nội trú
tỉnh Quảng Nam, Tỉnh Quảng Nam.
- Đối tượng: Hoạt động dạy học phần nhiệt học theo hướng vận dụng kiến thức
vào thực tiễn.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễnvề việc sử dụng BTĐT và CHTT trong
việc nâng cao khả năng vận dụng KTVL vào thực tiễn cho HS.
- Nghiên cứu nội dung, chương trình sách giáo khoa vật lí THPT và nội dung
BTĐT và CHTT tương ứng, trên cơ sở đó biên soạn mẫu tài liệu về BTĐT và CHTT
phần nhiệt học thuộc chương trình vật lí lớp 10 THPT.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm, kiểm chứng chất lượng và hiệu quả của việc
sử dụng BTĐT và CHTT trong tổ chức hoạt động nhận thức của HS.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng các PP nghiên cứu sau:
7.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, chính sách của Nhà nước, các chỉ thị của
Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới PP dạy học hiện nay ở cấp THPT.
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về tâm lí học, giáo dục học và lí luận dạy học bộ mơn
vật lí theo hướng tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh.
- Nghiên cứu mục tiêu, nội dung và nhiệm vụ dạy học môn vật lí ở trường THPT.
5
- Nghiên cứu vai trò, cách sử dụng BTĐT và CHTT trong tổ chức hoạt động
nhận thức của HS và hiệu quả của nó đối với q trình dạy.
7.2. Phƣơng pháp điều tra
Thăm dò, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp và xây dựng mẫu phiếu điều tra đối
với HS ở một số trường THPT để nắm bắt thực trạng về các vấn đề.
- Cách tổ chức dạy học và mức độ sử dụng BTĐT và CHTT trong dạy học vật lí
ở trường THPT hiện nay.
- Khả năng vận dụng kiến thức vật lí vào thực tế đời sống của HS THPT hiện
nay.
7.3.Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm
Tiến hành dạy thực nghiệm theo PP chéo ở một số lớp trong một trường THPT
để kiểm tra hiệu quả và tính khả thi của đề tài.
7.4.Phƣơng pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và thống kê kiểm định để trình bày kết
quả thực nghiệm sư phạm và kiểm định giả thiết thống kê về sự khác biệt trong các kết
quả học tập của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm.
8. Những đóng góp của đề tài
Xây dựng được các biện pháp cụ thể về việc sử dụng BTĐT và CHTT để rèn
luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn cho HS..
Xây dựng được tiến trình các bài dạy cụ thể chương “Nhiệt học” - Vật lí 10
THPT nhằm rèn luyệnkĩ năngvận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn cho HS thơng qua
BTĐT và CHTT.
9. Cấu trúc luận văn
Mở đầu
Nội dung
Chƣơng 1:Cơ sở lí luận và thực tiễncủa việc tổ chức dạy học vật lý THPT theo
hướng vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn thông qua BTĐT và CHTT
6
Chƣơng 2:Tổ chức dạy học phần nhiệt học – Vật lí THPT theo hướng vận
dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn thông qua BTĐT và CHTT
Chƣơng 3: Thực nghiệm sư phạm
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
7
CHƢƠNG I
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC DẠY
HỌC VẬT LÍ THPT THEO HƢỚNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC
VẬT LÍ VÀO THỰC TIỄN THƠNG QUA BTĐT VÀ CHTT
1.1. Cơ sở lí luận của việc tổ chức dạy học vật lí THPT theo hƣớng vận dụng kiến
thức vật lí vào thực tiễn thơng qua BTĐT và CHTT
1.1.1. Khái quát về BTĐT và CHTT
1.1.1.1. Khái niệm BTĐT và CHTT
BTĐT là những bài tập mà khi giải, HS không cần thực hiện các phép tính phức
tạp mà phải sử dụng những phép suy luận lôgic trên cơ sở hiểu rõ bản chất của các
khái niệm, định luật vật và nhận biết được những biểu hiện của chúng trong các trường
hợp cụ thể. Mục tiêu cần đạt được khi giải một bài tốn vật lý nói chung là tìm được
câu trả lời đúng đắn, giải đáp được vấn đề đặt ra một cách có căn cứ khoa học chặt
chẽ.
CHTT là một dạng của BTĐT, đó là những câu hỏi có liên quan đến những vấn
đề liên quan đến những vấn đề xảy ra rất gần gũi với đời sống thực tế mà khi trả lời
chúng không những vận dụng linh hoạt các khái niệm, quy tắc, định luật vật lý mà còn
nắm chắc và vận dụng tốt những hệ quả của chúng. Các CHTT chú trọng đến việc
chuyển tải kiến thức từ lý thuyết sang những ứng dụng kĩ thuật đơn giản tương ứng,
nên về mức độ đối với HS, việc trả lời CHTT có phần khó khăn hơn so với việc giải
các BTĐT.
Việc tách riêng hai khái niệm BTĐT và CHTT chỉ mang tính chất tương đối
bởi lẽ trong hệ thống BTĐT có thể có những câu hỏi có những nội dung liên quan đến
thực tế. Tuy nhiên, xét về mặt tác dụng thì BTĐT và CHTT có những điểm khác biệt:
Nếu việc sử dụng BTĐT chú trọng đến việc rèn luyện khả năng phân tích, tổng hợp,
suy luận lơgic trong việc giải thích hay dự đốn các hiện tượng thì việc sử dụng CHTT
sẽ rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức của HS để giải thích các hiện tượng liên quan
đến thực tế, qua đó kích thích hứng thú học tập, rèn luyện và phát triển tư duy.
8
1.1.1.2. Phân loại BTĐT và CHTT
- Phân loại BTĐT
Có thể dựa trên những tiêu chí khác nhau để phân loại BTĐT. Tuy nhiên việc
phân loại BTĐT cũng chỉ mang tính tương đối vì trong bất kì một loại bài tập nào
cũng chứa đựng những yếu tố của một loại bài tập khác. Ở đây, dựa vào mức độ khó
khăn của BTĐT đối với HS, có thể chia làm ba loại: BTĐT đơn giản, BTĐT tổng hợp
và BTĐT sáng tạo.
• BTĐT đơn giản là loại bài tập mà khi giải, HS chỉ cần áp dụng một định luật,
một quy tắc hay một phép suy luận lơgíc là có thể giải quyết được.
Ví dụ: Sau khi đo nhiệt độ cơ thể cho bệnh nhân bằng nhiệt kế, các bác sĩ
thường vẩy mạnh nhiệt kế làm cho thủy ngân bên trong ống tụt xuống dưới bầu. Cách
làm trên dựa trên cơ sở vật lí nào? Hãy giải thích?
Nhận xét: Để trả lời câu hỏi này, HS chỉ cần vận dụng kiến thức về “qn tính”
là đủ.
• BTĐT tổng hợp là loại bài tập mà khi giải, HS phải áp dụng một chuỗi các
phép suy luận lôgic dựa trên cơ sở của các định luật, quy tắc có liên quan mới có thể
giải quyết được.
Ví dụ: Có hai dây dẫn cùng chiều, cùng tiết diện: Một bằng đồng, một bằng
nhôm. Hỏi nếu mắc nối tiếp hai dây dẫn đó với nhau rồi mắc vào hai cực của một
nguồn điện khơng đổi thì khi có dòng điện chạy qua, nhiệt lượng tỏa ra ở hai dây dẫn
nào lớn hơn? Giải thích tại sao?
Nhận xét: Để giải đáp câu hỏi trên, HS phải phối hợp nhiều đơn vị kiến thức khác
nhau và biết cách xâu chuỗi kiến thức một cách hợp lí, cụ thể là HS phải lần lượt trả
lời những câu hỏi định tính ở mức đơn giản như: Nhiệt lượng tỏa ra trên một dây dẫn
phụ thuộc vào những yếu tố nào? Khi mắc hai vật dẫn nối tiếp thì cường độ dịng điện
và thời gian dịng điện chạy qua hay dây dẫn có đặc điểm gì? …
• BTĐT sáng tạo là loại bài tập mà khi giải, HS dựa vào vốn kiến thức của mình
về sự hiểu biết các quy tắc, định luật, trên cơ sở các phép suy luận lôgic tự lực tìm ra
những phương án tốt nhất để giải quyết yêu cầu của đề bài.
9
Ví dụ: Chỉ với một ca đựng nước, một ít nước xà phòng và một que diêm, hãy
thử thiết kế một phương án TN đơn giản để chứng tỏ rằng hệ số căng bề mặt của nước
lớn hơn hệ số căng bề mặt của xà phòng.
Nhận xét: Để giải được bài tập nêu trên, vấn đề chính khơng phải những thao
tác TN mà rõ rang là HS phải nắm vững khái niệm về hệ số căng bề mặt của chất lỏng
và biết được những biểu hiện cụ thể của nó thơng qua cách tính lực căng bề mặt … có
như thế HS mới có thể tự lực suy nghĩ và tìm ra phương án hợp lí.
- Phân loại CHTT
Với mục đích nghiên cứu sử dụng CHTT cho đối tượng là HS THPT, dựa vào
mức độ kiến thức được trang bị, kết hợp với “vốn hiểu biết”, “kinh nghiệm sống” của
chính bản thân HS, có thể chia CHTT làm hai loại: CHTT tập dượt và CHTT sáng tạo.
• CHTT tập dượt là loại câu hỏi thường đặt ra những ứng dụng kĩ thuật đơn
giản (cách làm) thường gặp trong cuộc sống yêu cầu HS nhận diện những kiến thức
vật lí nào đã được ứng dụng. Khi trả lời các câu hỏi loại này, HS không những cảm
nhận được sự gắn kết chặt chẽ giữa kiến thức vật lí với thực tiễn cuộc sống mà còn
làm gia tăng vốn kinh nghiệm, rèn luyện tư duy kĩ thuật, kĩ năng vận dụng kiến thức
vào thực tế cuộc sống của chính bản thân các em.
Ví dụ: Khi chẻ những khúc củi lớn, người ta thường đặt cái nêm (là vật thường
làm bằng thép có tiết diện hình tam giác) cắm vào khúc củi như hình 1.5, sau đó lấy
búa đập mạnh vào nêm. Thực tế cho thấy khi gõ mạnh búa vào nêm thì củi bị chẻ ra dễ
dàng hơn so với cách dùng rùi để bổ trực tiếp. Hãy giải thích tại sao?
Nhận xét: Câu hỏi nêu ở trên đề bài là một trong những ứng dụng rất phổ biến
trong đời sống.
Khi trả lời, HS không những hiểu sâu hơn kiến thức mà cịn tự rút cho mình
những bài học kinh nghiệm, có thể áp dụng ngay trong thực tế đời sống.
• CHTT sáng tạo là loại câu hỏi mà khi giải, HS phải dựa vào vốn kiến thức của
mình về sự hiểu biết các quy tắc, định luật, trên cơ sở các phép suy luận lơgic tự lực
tìm ra những phương án kĩ thuật tốt nhất để giải quyết yêu cầu đặt ra của câu hỏi.
10
Ví dụ: Người ta muốn tháo ra ngồi một cái đinh ốc làm bằng thép đã được vặn
rất chặt vào một đai ốc bằng đồng. Nếu chỉ dùng cờ lê để vặn thì rất khó khăn. Hãy tìm
ra một phương án đơn giản để tháo đinh ốc ra được dễ dàng hơn.
Nhận xét: Với kinh nghiệm sống hàng ngày, điều HS thường nghĩ đến trong
trường hợp này là cố sức để vặn chiếc đinh ốc ra bằng cờ-lê, nhưng yêu cầu của câu
hỏi sẽ đóng vai trị là một “cú hích” làm cho HS phải tìm tịi, tích cực suy nghĩ. Tất
nhiên, HS sẽ dễ liên tưởng đến kiến thức vật lí hơn là việc trả lời câu hỏi sẽ đơn giản
hơn nếu câu hỏi này được sử dụng ngay sau khi học bài “sự nở vì nhiệt của vật rắn”.
1.1.1.3. Phương pháp giải BTĐT và CHTT
Phương pháp giải BTĐT
Bài tập vật lý nói chung và BTĐT nói riêng rất phong phú và đa dạng, chú
trọng đến mặt định tính của hiện tượng, nên phương pháp giải cũng rất phong phú và
có thể theo nhiều cách khác nhau, khơng có một phương pháp nào chung áp dụng để
giải tất cả bài tập. Tuy nhiên, có thể vạch ra một tiến trình chung khi giải BTĐT như
sau:
Bƣớc 1. Tìm hiểu đề
- Đọc kĩ đề bài để tìm hiểu các thuật ngữ chưa biết, xác định ý nghĩa vật lí của
các thuật ngữ, phân biệt ẩn số - dữ kiện, tóm tắt giả thiết và nêu bật câu hỏi chính (cần
xác định cái gì, mục đích cuối cùng là gì?). Trong rất nhiều trường hợp, ngơn ngữ
trong đầu bài khơng hồn tồn trùng với ngôn ngữ dùng trong vật lý, cần phải chuyển
sang ngơn ngữ vật lí tương ứng để dễ áp dụng các định nghĩa, quy tắc, định luật vật lí.
- Trong trường hợp cần thiết phải dùng hình vẽ, sơ đồ, đồ thị… để diễn đạt điều
kiện của đề bài, điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc nhận biết diễn biến của hiện
tượng, mối quan hệ giữa các đại lượng vật lý và làm cho yêu cầu của bài tốn rõ ràng,
mạch lạc hơn.
Bƣớc 2. Phân tích hiện tƣợng
- Cần xem các dữ kiện cho trong đề bài có liên quan đến các khái niệm, quy tắc,
định luật vật lý nào. Thông thường phải nghiên cứu để biết đề bài nêu lên hiện tượng
gì, sự kiện gì. Đối tượng đề cập đến có những tính chất, đặc điểm nào…
11
- Xác định các giai đoạn, diễn biến của hiện tượng nêu trong đề bài, xem mỗi
giai đoạn bị chi phối bởi những đặc tính nào, định luật nào. Cần phải hình dung rõ tồn
bộ diễn biến của các hiện tượng và định luật chi phối nó trước khi xây dựng bài giải cụ
thể. Tránh trường hợp mò mẫm. máy móc áp dụng kiến thức.
Bƣớc 3. Xây dựng lập luận
Trong bước này, ta phải vận dụng KTVL để thiết lập mối quan hệ giữa đại
lượng cần tìm, hiện tượng cần giải thích hay dự đốn dữ liệu cụ thể đã cho trong đề
bài.
BTĐT thường có hai dạng: giải thích hiện tượng và dự đoán hiện tượng sẽ xảy
ra. Dạng bài tập giải thích hiện tượng thực chất là cho biết một hiện tượng và lí giải
xem vì sao hiện tượng đó lại xảy ra như thế; dạng bài tập dự đốn hiện tượng là q
trình ngược lại, HS phải căn cứ vào những điều kiện cụ thể của đề bài, xác định những
định luật chi phối hiện tượng, từ đó dự đoán hiện tượng xảy ra.
- Đối với dạng bài tập giải thích hiện tượng, phải thiết lập được mối quan hệ
giữa một hiện tượng cụ thể với một số đặc tính của sự vật, hiện tượng hay một số định
luật vật lí. Ta phải thực hiện phép suy luận lơgic (luận 3 đoạn) trong đó tiên đề thứ
nhất là một đặc tính chung của sự vật hoặc định luật vật lí có tính tổng qt, tiên đề thứ
hai là những điều kiện cụ thể và tiên đề cuối cùng là hiện tượng nêu ra.
- Đối với loại câu hỏi dự đoán hiện tượng, trước hết là phải căn cứ vào những
điều kiện cụ thể của đề bài để xác định những định luật chi phối hiện tượng, sau đó dự
đốn hiện tượng gì sẽ xảy ra và xảy ra như thế nào. Cần lưu ý đến giai đoạn diễn biến
của sự vật hiện tượng. Đối với các trường hợp có q trình diễn biến phức tạp, cần
phải phân tích rõ các giai đoạn diễn biến của quá trình, phải tìm được mối liên hệ gắn
kết giữa các quy tắc, định luật vật lí với mỗi giai đoạn diễn biến tương ứng. Cuối cùng,
từ những phân tích về diễn biến của quá trình và việc vận dụng các KTVL liên quan đã
tìm được cho phép ta dự đốn hiện tượng xảy ra một cách chính xác.
Bƣớc 4. Kiểm tra và biện luận kết quả tìm đƣợc
Trong bước này, ta phải phân tích kết quả cuối cùng để xem xét kết quả tìm
được có phù hợp với dữ kiện của đề bài không, xem kết quả nào cần chọn, kết quả nào
cần loại bỏ. Việc thực hiện bước này là một cách để kiểm tra sự đúng đắn của quá
12
trình lập luận. Đơi khi, nhờ sự biện luận này mà HS có thể phát hiện ra sai lầm của
mình trong q trình lập luận do sự vơ lý của kết quả. Có thể sử dụng các thí nghiệm
liên quan để đối chiếu với hiện tượng dự đoán hoặc đối chiếu kết quả tìm được với các
quy tắc, định luật vật lí, tốn học xem chúng có phù hợp khơng.
Ví dụ:
Hình 1.1
Một đoạn ống thủy tinh (AB) đặt nằm ngang, kín hai đầu và đã được rút hết
khơng khí, bên trong có một giọt thủy ngân (T) nằm cân bằng như hình vẽ.
Điều gì sẽ xảy ra đối với giọt thủy ngân nếu ta dùng ngọn nến nung nóng một
chút ở đúng vị trí của giọt thủy ngân.
Nhận xét: Đây là loại bài tập định tính có u cầu dự đốn hiện tượng xảy ra.
Tìm hiểu đầu bài ta thấy: Do có giọt thủy ngân nằm ở giữa mà ống thủy tinh
được chia làm hai phần, dung tích ban đầu của mỗi phần là khác nhau (VA< VB), bên
trong mỗi phần là chân không. Chi tiết đáng lưu ý trong đầu bài là ngọn nến nung
nóng ở đúng vị trí của giọt thủy ngân và các thuật ngữ “nung nóng”, “một chút”.
Chỉ riêng việc “nung nóng” đã có thể đó làm ta liên tưởng đến một loạt các hiện
tượng vật lý xảy ra như ống thủy tinh và giọt thủy ngân thu nhiệt bị dãn nở; giọt thủy
ngân bị bay hơi. Trạng thái của hệ (ống thủy tinh và giọt thủy ngân) trước và sau khi
“nung nóng một chút” chắc chắn có sự khác biệt.
Câu hỏi phụ thứ nhất được đặt ra là: Ống thủy tinh và giọt thủy ngân bị dãn nở
đến mức nào? giọt thủy ngân bị bay hơi đến mức nào? Đến đây, thuật ngữ “một chút”
có ý nghĩa quan trọng, nó chỉ ra rằng: sự dãn nở vì nhiệt của ống thủy tinh là khơng
đáng kể, giọt thủy ngân (do tác động bị nung nóng) bay hơi một phần nhỏ, đủ làm cho
trong các phần A và B của ống thủy tinh có hơi thủy ngân, đồng thời việc “nung nóng
một chút” khơng đủ làm cho giọt thủy ngân có thể hóa hơi hồn tồn. Như vậy khi
nung nóng, diễn biến đáng chú ý của hiện tượng là ở hai phần A và B của ống thủy
tinh có chứa hơi thủy ngân.
13
Câu hỏi phụ thứ hai được đặt ra là: Lượng hơi thủy ngân xuất hiện ở hai phần A
và B của ống thủy tinh có gì khác nhau? Dữ kiện của đầu bài cho biết ngọn nến được
nung nóng ở đúng vị trí của giọt thủy ngân, điều đó làm lộ ra sự giống nhau về tác
động làm bay hơi thủy ngân ở cả hai phía nên có thể kết luận trong cùng một khoảng
thời gian ngắn, lượng thủy ngân bay hơi ở hai phía là như nhau.
Cuối cùng, căn cứ vào các điều kiện về lượng hơi, thể tích hơi thủy ngân ở hai
phần A và B của ống, học sinh dễ dàng liên tưởng đến việc sử dụng kiến thức về các
định luật chất khí để suy luận ngay sau khi nung giọt thủy ngân bị bay hơi đồng thời
dịch chuyển một chút về phía đầu B của ống.
Định hướng trả lời CHTT
• Đối với loại CHTT tập dƣợt
Có thể giải quyết theo các tiến trình sau:
Bƣớc 1.Tìm hiểu đề bài, nắm vững giả thuyết và yêu cầu của câu hỏi
Đọc kỹ và phân tích câu hỏi để tìm hiểu các thuật ngữ chưa biết, ý nghĩa vật lí
của chúng, tên gọi các bộ phận của cấu trúc câu hỏi..., quan tâm đến các thao tác nêu
trong câu hỏi (cần làm gì? Làm như thế nào?). Tóm tắt đầy đủ các giả thuyết và hiểu
rõ yêu cầu của câu hỏi (cần giải thích cái gì?). Đối với câu hỏi được thể hiện bằng
hình ảnh, phim minh họa cần quan sát kĩ và khảo sát chi tiết các thông tin minh họa, vẽ
hình để diễn đạt những điều kiện để so sánh với các trường hợp riêng.
Bƣớc 2.Phân tích hiện tƣợng và các thao tác kỹ thuật
Nghiên cứu kĩ các dữ kiện ban đầu của câu hỏi như nêu lên hiện tượng, sự kiện
gì, cách làm như thế nào,...để nhận biết chúng có thể liên quan đến những khái niệm,
quy tắc, định luật vật lý nào. Nếu các thao tác kỹ thuật diễn ra theo nhiều giai đoạn,
cần xác định đâu là giai đoạn chính, động tác kỹ thuật nào là cơ bản... Khảo sát xem
mỗi giai đoạn diễn biến đó bị chi phối bởi những quy tắc, định luật vật lý nào... trên cơ
sở đó hình dung tồn bộ diễn biến của hiện tượng.
Bƣớc 3. Xây dựng lập luận và xác lập câu trả lời
Giải thích về các thao tác kỹ thuật (cách làm), tức là cho biết các thao tác kỹ
thuật đó là sự vận dụng của KTVL nào và tại sao phải làm thế. Muốn vậy, phải định
14
hướng và thiết lập được mối quan hệ giữa các đặc tính của sự vật và cách làm cụ thể
nêu trong câu hỏi với một số hiện tượng hay định luật vật lí, tức là phải thực hiện được
phép suy luận lơgic, trong đó cơ sở kiến thức phải là một đặc tính chung của sự vật
hoặc định luật vật lí có tính tổng qt áp dụng vào những điều kiện cụ thể của đề tài.
Trong trường hợp hiện tượng xảy ra phức tạp, cần phải phân tích hiện tượng
phức tạp ra nhiều hiện tượng đơn giản sao cho mỗi hiện tượng đơn giản chỉ tuân theo
một định luật hay một quy tắc nhất định.
Bƣớc 4.Kiểm tra tính chính xác của câu trả lời
Sau khi có xác lập được những ý chính cho câu trả lời, cần kiểm tra lại độ chính
xác và xem xét những trường hợp cần loại bỏ. Chú ý đến các điều kiện áp dụng của
các quy tắc, định luật. Thơng thường, để có thể kiểm tra tính hợp lý của câu trả lời cần
đối chiếu phạm vi áp dụng của các quy tắc hay định luật vật lí đã sử dụng với các yếu
tố tác động đến sự kiện được nêu trong câu hỏi xem chúng có tương đồng và có thể
chấp nhận được khơng. Trong nhiều trường hợp có thể làm thí nghiệm, mơ hình đơn
giản để kiểm chứng lời giải thích.
• Đối với loại CHTT sáng tạo
Có thể giải quyết theo các tiến trình sau:
Bƣớc 1.Tìm hiểu đề bài, nắm vững giả thuyết và yêu cầu của đề bài
Đọc kĩ câu hỏi để hiểu rõ sự vật, hiện tượng hay sự kiện nêu trong câu hỏi có
thể liên quan đến những lĩnh vực nào của vật lý để từ đó có sự “khoanh vùng kiến
thức” hợp lý. Thông thường, trong bước này ta phải giải quyết các câu hỏi phụ như
(cần làm gì, làm bằng cái gì?)
Bƣớc 2.Phân tích sự kiện và xây dựng các phƣơng án thực hiện
Xuất phát từ những dữ kiện ban đầu để liên tưởng đến các quy tắc hay định luật
vật lý tương ứng, từ đó vạch ra một số phương án có thể thực hiện được. Đích cuối
cùng của bước này là trả lời được câu hỏi (Có bao nhiêu cách làm? Làm thế nào?)
Bƣớc 3. Lựa chọn phƣơng án và xác lập câu trả lời