Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

HÌNH THƯC TỔ CHỨC DẠY HỌC ĐỊA LÍ potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.08 KB, 3 trang )

HÌNH THƯC TỔ CHỨC DẠY HỌC ĐỊA

*Mục tiêu:
- Nắm vững cách thức tổ chức dạy học để từ đó lựa chọn
những phương pháp dạy học phù hợp với từng loại bài học, từng
đối tượng học sinh.
6.1. Khái niệm
Hình thức dạy học là cách thức tổ chức học tập cho học
sinh phù hợp với mục đích, nội dung của bài học nhằm đạt được
hiệu quả cao nhất.
Dấu hiệu phân biệt các hình thức dạy học:
- Số lượng học sinh tham gia trong quá trình học tập
- Thời điểm thực hiện học tập
- Không gian diễn ra buổi học
- Đặc điểm, tính chất hoạt động nhận thức của HS
- Mục tiêu cần đạt
Xuất phát từ các dấu hiệu đó, có các hình thức dạy học
khác nhau. Lựa chọn hình thức dạy học phù hợp là điều kiện để
bì học đạt kết quả tốt.
6.2. Những hình thức tổ chức dạy học địa lý ở trường phổ
thông
6.2.1. Hình thức dạy học trong lớp(lớp bài)
Thường được tiến hành trong các phòng học, có sự hướng
dẫn, tổ chức, chỉ đạo trực tiếp của giáo viên và sự tham gia của
học sinh. Xuất hiện ở Châu Âu từ thế kỉ 16, ở Việt nam vào cuối
thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19.
- Đặc điểm:
+ Thuận tiện, dễ thích nghi với nhiều loại bài học: lý
thuyết, thực hành.
+ Tổ chức lớp chặt chẽ, dễ quản lý.
+ Trong một thời gian có hạn có thể cung cấp, khai thác


được lượng thông tin khá lớn, có thể hoàn thành đúng kế hoạch
đề ra.
+ Không chịu ảnh hưởng của thời tiết.
+ Trong một vài bài học, việc hình thành biểu tượng, khái
niệm địa lý bị hạn chế (vì chỉ hình thành qua lời giảng của giáo
viên, thiếu trực quan).
- Cải tiến: Sắp xếp chỗ ngồi theo các cách khác nhau.
- Các loại bài lên lớp: Bài nghiên cứu tài liệu mới (lí
thuyết), bài thực hành, bài ôn tập, bài kiểm tra. Mỗi loại bài có
mục đích và công việc cụ thể khác nhau song đều có cấu trúc cơ
bản như nhau.
6.2.2. Hình thức dạy học ngoài lớp
Được tiến hành ngoài thực địa hoặc ở bất cứ một địa điểm
nào khác ngoài lớp: nhà máy, trạm khí tượng thuỷ văn có hiệu
quả lớn đối với việc dạy học địa lý. VD: -Quan sát các dạng địa
hình, hình thành cho học sinh các biểu tượng địa lý: sông, núi,
biển, xói mòn.
- Đặc điểm:
+ Phát huy được tính chủ động, sáng tạo, óc thẩm mĩ, tình
yêu quê hương, đất nức của HS.
+ Mở rộng, hoàn thiện tri thức cho học sinh. Giúp học sinh
nắm được kiến thức một cách sâu sắc, chắc chắn. Tuy nhiên:
+ Chỉ thích hợp với các bài học gắn liền với thực tế (không
phù hợp với các bài học mang tính chất lý luận ).
+ Chỉ có thể tiến hành khi có những điều kiện nhất định: thời
gian, kinh phí, địa điểm.

×