Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

PHÂN TÍCH NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.67 KB, 13 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP HỌC KỲ

MƠN: LUẬT TÀI CHÍNH

HỌ VÀ TÊN

: HỒNG HỮU PHÚC

MSSV

: K17GCQ012

LỚP

: K17GCQ(2018-2021)

Đề bài

: Đề số 09

Hà Nội, 2020


Đề bài: Phân tích những đặc trưng của thuế thu nhập cá nhân. Tại sao pháp
luật thuế thu nhập cá nhân lại phân biệt việc đánh thuế giữa thu nhập từ kinh
doanh, từ tiền lương, tiền công, với các khoản thu nhập khác chịu thuế. Tìm
hiểu những thủ đoạn chủ yếu để một cá nhân gian lận thuế thu nhập cá nhân
hiện nay và cho ví dụ thực tiễn để minh họa.


I. Lý do khi lựa chọn đề tài , những khó khăn khi triển khai
1. Mục đích lựa chọn đề tài
Thuế thu nhập cá nhân là một sắc thuế trực thu ra đời khá sớm ở các nước đang
phát triển và hầu như vẫn được các quốc gia trên thế giới áp dụng. Tỷ trọng thu
nhập cá nhân trong thu ngân sách nhà nước chiếm rất cao từ 30 – 40%. Ở Việt Nam
cũng vậy kể từ khi có pháp lệnh thuế thu nhập với người có thu nhập cao được ban
hàng, thì nhà nước đã có nguồn thu đáng kể cho ngân sách phục vụ mục tiêu phát
triển kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng… Trong quá trình đổi mới, Đảng và nhà
nước ta đã chủ trương áp dụng thuế thu nhập cá nhân thống nhất và thuận lợi cho
mọi đối tượng chịu thuế, bảo đảm công bằng xã hội. Từ chủ trương đó, Quốc hội đã
ban hành Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007, sau này là Luật thuế thu nhập cá
nhân 2014 đánh dấu sự tiến bộ vượt bậc trong lịch sử phát triển ngành thuế nước ta.
Tuy vậy, sau nhiều năm được triển khai thì Luật thuế thu nhập đã bắt đầu cho thấy
những kẽ hở, bất cập. Hiện tượng trốn thuế, lách thuế thu nhập diễn ra ngày càng
nhiều và có tính phức tạp gây ra bất bình đẳng trong xã hội và thấp thu ngân sách.
Xuất pháp từ tình hình đó, lựa chọn đề tài về thuế thu nhập cá nhân để làm bài tập
có ý nghĩa thực tiễn cao.
2. Khó khăn khi triển khai
- Tính phức tạp trong cách tính thuế, từ ngữ được sử dụng trong phân tích thuế thu
nhập các nhân mang tính chun mơn cao, gây ra khó khăn trong q trình tìm
hiểu.


- Thuế thu nhập cá nhân dành cho đối tượng là những người có thu nhập cao, hoặc
những người thường xuyên tham gia chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng
mua bán cổ phần, vốn góp… Thực tế học viên khơng nằm trong những đối tượng
này, cũng chưa từng trải qua các công việc liên qua đến việc phải khai , nộp thuế vì
vậy sẽ gây khó khăn trong phân tích, lấy ví dụ thực tiễn.
II. Nội dung
1. Những đặc trưng của thuế thu nhập cá nhân

Luật Thuế thu nhập cá nhân 2014 hiện nay, rồi trước đó là Luật Thuế thu nhập cá
nhân 2007 ra đời đã thay thế Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập
cao trước đây. Nó là một đạo luật mới được ban hành tại Việt Nam và được áp dụng
các quy định tiên tiến về phương pháp tính thuế, cơ chế quản lý thuế; chú trọng
kiểm tra, kiểm soát thu nhập và điều tiết, phân phối lại thu nhập; thu hẹp hợp lý sự
chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư; quy định mới về giảm trừ gia
cảnh, giảm trừ một số phụ cấp, trợ cấp, các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo
trước khi tính thuế.
Qua nghiên cứu cho thấy thuế thu nhập cá nhân là loại thuế có tính chất khá đặc
biệt, khác với một số loại thuế khác, các đặc trưng của thuế thu nhập cá nhân được
nhà nghiên cứu tổng hợp như sau:
- Thứ nhất, thuế thu nhập cá nhân mang tính lũy tiến.
Tức là thuế sẽ thu nhiều phần trăm hơn vào thu nhập của người có thu nhập cao và
ít phần trăm vào thu nhập của người có thu nhập thấp. Tính lũy tiến của thuế thu
nhập cá nhân xuất phát từ những yếu tố lý thuyết và thực tế của. Yếu tố lý thuyết ở
đây được hiểu là: độ hữu dụng biên của thu nhập giảm dần. Còn trên giác độ thực
tế thì như chúng ta đã biết những người thu nhập cao thì điều kiện kinh tế cao hơn
nên có nhiều khả năng chi trả thuế hơn những người có thu nhập thấp. Tính lũy tiến


thể hiện ở số thuế phải tỉ lệ gia tăng so với thu nhập. Như vậy thu nhập cao thì nộp
nhiều, thu nhập thấp thì nộp ít và thu nhập chưa vượt qua ngưỡng thì tạm thời chưa
nộp.
Đặc điểm này xuất phát từ vai trò chủ yếu của thuế thu nhập cá nhân là điều tiết
người có thu nhập cao, góp phần thực hiện cơng bằng xã hội. Ngồi ra việc xây
dựng thuế thu nhập cá nhân mang tính lũy tiến cịn góp phần điều tiết thu nhập, tiêu
dùng và tiết kiệm. Bởi khi người thu nhập cao bị đánh thuế một mặt tác động trực
tiếp đến tiết kiệm, mặt khác làm cho khả năng thanh toán của các cá nhân bị giảm
đi, từ đó cầu hàng hóa dịch vụ sẽ cân bằng so với sản xuất, góp phần điều tiết thị
trường.

- Thứ hai, thuế thu nhập cá nhân gắn với nơi cư trú và theo nguồn thu nhập
Sở dĩ thuế thu nhập cá nhân gắn với nơi cư trú là vì đây là loại thuế trực thu, thuế
này có sự đồng nhất giữa đối tượng chịu thuế đồng thời cũng là đối tượng nộp thuế.
Do đó, muốn thu được thuế thu nhập cá nhân buộc các nhà quản lý phải tìm ra địa
bàn nơi người nộp thuế cư trú và nguồn thu nhập mà cá nhân nộp thuế được hưởng.
Dựa vào nơi cư trú, thì khơng riêng gì Việt Nam mà hầu hết các nước trên thế giới
đều quy định một cá nhân phải nộp thuế tại địa phương trong quốc gia đó từ tất cả
những nguồn thu nhập phát sinh từ khắp mọi nơi trên thế giới. Với cách quy định
này, các nhà làm luật vừa tìm ra được đối tượng phải nộp thuế đồng thời cũng xác
định được các cơ quan có nhiệm vụ quản lý và thu loại thuế này.
Với đặc trưng gắn với nguồn thu nhập, Luật thuế thu nhập cá nhân chủ động đề
cập đến nguồn thu nhập của cá nhân phát sinh trên lãnh thổ của một quốc gia.
Chẳng hạn thu nhập từ tiền lương, từ chuyển nhượng vốn, từ tài sản được tặng
cho… Việc xác định nguồn thu nhập giá trị bao nhiêu, từ đâu là vô cùng quan
trọng, là căn cứ để xác định mức thuế một cá nhân phải nộp. Việc tính thuế dựa trên
tiêu chí này giúp đem lại công bằng và một khoản ngân sách đáng kể bởi nó có tính


bao quát cả những đối tượng là người nước ngoài đang sống và làm việc tại lãnh
thổ Việt Nam.
- Thứ ba, thuế thu nhập cá nhân mang tính thứ bậc
Trên thế giới hiện nay tồn tại ba mơ hình tính thuế thu nhập chủ yếu. Có nước tính
thuế theo từng nguồn thu nhập. Có nghĩa là cứ mỗi nguồn thu nhập mà cá nhân
được hưởng thì phải chịu một mức thuế với thuế suất nhất định. Nhiều nguồn thu
nhập được hưởng thì tổng tiền thuế phải nộp chính là phép cộng mỗi một nguồn thu
nhập đó. Đánh thuế thu nhập như vậy có một số nhược điểm là rất khó cách xác
định các nguồn thu nhập chính xác của mỗi người, đặc biệt là người lao động tự do,
không đăng kí.
Ngồi theo nguồn thu nhập, cách tính thuế thu nhập cá nhân cịn có thể tính theo
tổng thu nhập. Các tính thuế này tạo ra sự đơn giản trong cơng thức tính bởi thực

chất thì mức tiền người đóng thuế nộp là tổng thu nhập ( tất cả các nguồn thu
nhập ) mà không phân biệt rõ nguồn thu và chi phí tạo ra nguồn thu. Trong cách
tính này sẽ có hiệu số giữa tổng thu nhập và tổng chi phí, hiệu số này chính là con
số căn cứ để tính thuế thu nhập. Ưu điểm của phương pháp này là dễ áp dụng biểu
thuế lũy tiến khi đánh thuế, góp phần đơn giản hóa và tạo thuận lợi cho cơ quan thu
thuế.
Một cách tính thuế thu nhập cá nhân khác cũng được áp dụng đó là tính thuế thu
nhập cá nhân hỗn hợp theo cách kết hợp cả phương pháp tính theo từng nguồn thu
và cách tính tổng hợp. Cụ thể các cơ quan thuế ban đầu sẽ đánh theo từng nguồn
phát sinh thu nhập, sau đó tổng hợp tất cả nguồn lại và đánh trùm lại tất cả lên tổng
thu nhập một mức thuế nữa. Phương pháp này cho phép áp dụng thuế suất lũy tiến
ngoài thuế suất thông thường đánh trên từng loại thu nhập. Cách đánh thuế này
đảm bảo sự chính xác nhưng lại phức tạp khi tính tốn nên chỉ có ý nghĩa trên
phương diện lý thuyết.


- Thứ tư, thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu góp phần thu hẹp sự bất bình
đẳng trong thu nhập của tồn xã hội
Theo ngun tắc “cơng bằng” và “khả năng nộp thuế” thì người có thu nhập cao
phải nộp thuế nhiều hơn người có thu nhập trung bình, người có thu nhập như nhau
nhưng có hồn cảnh khó khăn hơn thì nộp thuế ít, mỗi cá nhân dù có thu nhập từ
nhiều nguồn khác nhau đều được điều chỉnh thống nhất bởi một chính sách thuế.
Người có thu nhập thấp không phải nộp thuế. Mức động viên thuế phù hợp với khả
năng thu nhập của mỗi người. Thơng qua đó, thuế TNCN bảo đảm động viên một
cách hợp lý thu nhập dân cư để khuyến khích mọi cá nhân tạo ra sức lao động, thực
hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, gia tăng thu nhập, làm giàu một cách chính
đáng.
2. Tại sao pháp luật thuế thu nhập cá nhân lại phân biệt việc đánh thuế giữa
thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công, với các khoản thu nhập khác
chịu thuế.

Sở dĩ có sự phân biệt việc đánh thuế từ kinh doanh, tiền lương, tiền công với các
khoản thu nhập khác chịu thuế là vì:
- Xuất phát từ đặc tính thường xuyên, liên tục của các khoản thu từ kinh doanh, tiền
lương, tiền công với các khoản thu khác. Ví dụ: một người nhận được thu nhập từ
tiền lương thì tháng nào họ cũng nhận được, đến lúc đển tuổi nghỉ hưu thì thơi,
nhưng một người khi nhận được thu nhập từ tặng cho tài sản hoặc bán tài sản thì
chỉ thỉnh thoảng mới có hoặc có người cả đời chỉ thu nhập từ việc đó một lần. Vì
vậy việc phân tách như vậy là cần thiết và hợp lý.
- Phân biệt thu nhập từ tiền cơng tiền lương, từ kinh doanh với các loại hình thu
nhập khác nhằm xây dựng biểu thuế suất cho phù hợp với từng loại thuế, từng cách
tính thuế. Chẳng hạn như khung tính thuế thu nhập cá nhân được chia thành từ 5-10
triệu đồng/tháng, trên 80 triệu đồng/ tháng, mỗi mốc này lại có mức thuế suất khác


nhau. Nhưng với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản thì nhà nước lại quy
định 2% giá trị giao dịch hoặc theo mốc giá đất được quy định.
- Việc phân định giữa thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền cơng với các khoản
thu nhập khác góp phần quản lý chi tiết các nguồn thu của mỗi cá nhân, từ đó hạn
chế việc trốn thuế, thất thu ngân sách.
3. Tìm hiểu những thủ đoạn chủ yếu để một cá nhân gian lận thuế thu nhập cá
nhân hiện nay và cho ví dụ thực tiễn để minh họa.
Những thủ đoạn hay được sử dụng hiện nay để một cá nhân trốn thuế thu nhập cá
nhân:
- Với những người thu nhập khá cao từ tiền lương, họ né nghĩa vụ nộp thuế bằng
cách gửi lương cho đồng nghiệp thu nhập thấp. Trong khi đó, một số cá nhân trộm
mã số thuế của người khác để phân tán khoản thu của mình.
- Gần đây cũng nổi lên những cáo buộc các ca sĩ trốn thuế khi mà cát xê lên tới
hàng trăm triệu đồng một show nhưng ngành Thuế tổng kết mỗi năm thì số thuế
phải nộp của đối tượng này chỉ vài triệu đến vài chục triệu đồng. Những người này
bắt tay với các tổ chức trả tiền cho họ, kê khai gian dối tiền công catxe cho mỗi

show diễn làm cho cơ quan thuế khơng thể ước tính thu nhập của họ.
- Ngồi ra, hiện có tình trạng kê khai chồng chéo người phụ thuộc để được tăng
mức giảm trừ nhằm tránh nộp thuế. Ví dụ, nếu gia đình có vợ chồng làm ở hai địa
bàn khác nhau sẽ có thể "ăn gian" khi cả vợ và chồng đều khai chung bố, mẹ hoặc
con cái là người phụ thuộc.
- Một số khác thì bắt tay với đơn vị trả lương nghĩ ra cách chuyển khoản tiền
lương, tiền cơng mình nhận được thành khoản tiền thưởng để không bị đánh thuế
khoản này.


Điển hình trong số này là vụ việc trốn thuế của đại gia chuỗi siêu thị Nguyễn Kim.
Qua thanh tra, Cục thuế TP Hồ Chí Minh phát hiện, hơn chục năm qua, đại
gia Nguyễn Kim đã "lách" thuế thu nhập cá nhân (TNCN) bằng cách chuyển từ tiền
lương chức danh, tiền thưởng thành tiền tăng ca, làm thêm giờ. Ví dụ, với chức
danh với chức danh Tổng Giám đốc, mỗi tháng lương thực nhận khoảng 300 triệu
đồng nhưng điện máy Nguyễn Kim chỉ khai thuế 30 triệu đồng. Với chức danh
Trưởng bộ phận, lương mỗi tháng thực nhận 50 triệu thì doanh nghiệp này chỉ khai
thuế 12 triệu đồng. Số tiền cịn lại sẽ được cơng ty này chuyển thành lương tăng ca
(chỉ nộp bằng giờ làm việc bình thường, phần chênh lệch sẽ được miễn thuế).
Không chỉ lách thuế từ tiền lương, các khoản tiền thưởng hàng quý, hàng năm của
hàng ngàn nhân viên siêu thị Nguyễn Kim cũng được doanh nghiệp này chuyển
thành lương ngoài giờ để trốn thuế phần chênh lệch. Doanh nghiệp này còn “tinh
vi” trốn thuế thu nhập cá nhân bằng cách thưởng cho nhân viên bằng cổ phiếu. Bắt
đầu từ năm 2014, nhân viên siêu thị lĩnh thưởng bằng những tờ cổ phiếu mệnh giá
10.000 đồng, được quy đổi là 50.000 đồng/cổ phiếu. Điều đáng nói là việc thưởng
cho nhân viên bằng cổ phiếu trong thời điểm điện máy Nguyễn Kim vẫn chưa lên
sàn chứng khoán.
- Đối với thu nhập khác của cá nhân, đặc biệt từ chuyển nhượng bất động sản thì
hành vi trốn thuế thu nhập cá nhân còn tinh vi và diễn ra rất phổ biến. Chẳng hạn,
hệ thống văn bản pháp luật về thuế TNCN quy định, giá chuyển nhượng quyền sử

dụng đất là giá thực tế ghi trên hợp đồng tại thời điểm chuyển nhượng, nhưng
không thấp hơn giá đất do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định.
Song thực tế, giá đất mua - bán thường cao hơn. Vì lợi ích của cả người mua và
người bán, nên họ thường thỏa thuận ghi giá trên hợp đồng chuyển nhượng thấp
hơn giá trị. Để được cơ quan nhà nước chấp nhận hồ sơ, họ chỉ ghi trên hợp đồng
mức giá ngang hoặc cao hơn tý chút so với giá UBND tỉnh, thành phố quy định.
Như vậy số tiền thuế phải nộp thấp hơn số thực tế và cả 2 bên mua - bán đất cùng
có lợi, chỉ Nhà nước chịu thiệt. Ngồi ra, người trốn thuế cịn lợi dụng quy định tại


khoản 1, điều 4, Luật Thuế TNCN quy định: "Thu nhập từ chuyển nhượng BĐS
giữa vợ với chồng, cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha
chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông, bà nội với cháu nội;
ông, bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau thì được miễn thuế TNCN.
Lợi dụng quy định này, nhiều trường hợp đã sử dụng mối quan hệ bắc cầu để trốn
thuế (chẳng hạn, hai chị em dâu chuyển nhượng BĐS cho nhau là đối tượng phải
nộp thuế. Nhưng, để lách luật người chị dâu làm thủ tục chuyển nhượng cho bố
chồng, sau đó bố chồng lại chuyển nhượng tiếp cho người em dâu)...
Điển hình là vụ án trốn thuế từ chuyển nhượng bất động sản của luật sư Trần Vũ
Hải. Theo kết luận điều tra của Cơ quan CSĐT Cơng an tỉnh Khánh Hịa, nhà đất số
78/40 Tuệ Tĩnh, TP Nha Trang đã được các bên thống nhất xác lập có giá trị mua
bán chính thức hơn 16,153 tỉ đồng. Thế nhưng, qua các lần thay đổi, giá trị chuyển
nhượng ghi trên hợp đồng công chứng chỉ là 1,8 tỉ đồng nhằm "mục đích để kê khai
trốn thuế thu nhập cá nhân cho Nguyễn Thị Ngọc Hạnh" (chủ nhà đất và bị can
trong vụ án). Cơ quan điều tra kết luận hành vi trốn thuế trong vụ mua bán nhà đất
kể trên "gây thất thu cho ngân sách nhà nước hơn 280,25 triệu đồng" là "thuế thu
nhập cá nhân". Cả bốn bị can trong vụ án đều bị đề nghị truy tố về tội "trốn thuế"
đối với số thuế thu nhập cá nhân.
- Ngoài ra với các khoản thu nhập từ việc nhận cho tặng, tiền từ việc chuyển
nhượng vốn, trúng thưởng, nhượng quyền thương mại, tiền bản quyền… thủ đoạn

chung của các cá nhân để tiến hành trốn thuế thu nhập cá nhân thường là khai trị
giá thu nhập nhận được thấp hơn nhiều so với mức giá trị thực tế.
III. Kết luận
Để kiểm soát tốt các nguồn thu nhập của cá nhân, hạn chế việc thất thu cho nhà
nước thiết nghĩ các cơ quan nên đẩy mạnh biện pháp tuyên truyền, giáo dục về ý
thức nộp thuế để họ thấy được nghĩa vụ của mỗi công dân với đất nước, với xã hội.


Đồng thời có cơ chế hiệu quả hơn trong việc kiểm soát nguồn thu nhập như: hạn
chế giao dịch tiền mặt, đẩy mạnh cơ chế phối hợp kiểm soát của cơ quan thuế với
các cơ quan hữu quan trong việc xác định nguồn thu nhập... Như vậy, thì hoạt động
trốn thuế mới được kiểm soát một cách triệt để và tránh thất thu một nguồn ngân
sách lớn.
Hết!

Danh mục tài liệu tham khảo:
1. Luận văn của Nguyễn Tuyết Anh về đề tài: Đặc điểm, vai trò của thuế thu nhập
cá nhân với nền kinh tế ( )
2. Luận án tiến sĩ của Huỳnh Văn Diện về đề tài: Pháp luật thuế thu nhập cá nhân
từ thực tiễn thành phố Cần Thơ. ( )
3. Giáo trình Luật Tài chính của trường Đại học Luật Hà Nội.


04/5/2020: LUẬT TÀI CHÍNH
Vấn đề 1: Bản chất pháp lý NSNN:
- Là một đạo luật
Vấn đề 2: nguyên tắc pháp lý của NSNN
1. Đơn nhất
2. Toàn diện
3. Cân đối

4. Nhất niên
Vấn đề 3: Nguyên tắc phân cấp QLNSNN – Điều 9.
1. NSTW chủ đạo
2. NSĐP chủ động
Lưu ý khái niệm thời kỳ ổn định ngân sachs: Đ4, K23 và K7 Đ9
Vấn đề 4: nguyên tắc kinh tế về cân bằng ngân sách – Điều 7
-

Thu thuế, phí, lệ phí > chi thường xuyên
Chi đầu tư > số bội chi
Vay bù đắp bội chi chỉ dùng cho chi đầu tư

Lưu ý 1: chỉ có NSTW và NS cấp tỉnh chỉ được phép bội chi
Lưu ý 2: vay bội chi là vay từ nguồn trái phiếu, công trái.
Vấn đề 5 Thu – chi NSNN
1. Các loại thu và chi của NSNN (xem lại VĐ1)
2. Điều kiện của chi NSNN K2, Đ12: có dự toán, đúng tiêu chuẩn, chuẩn chi.
3. Phân chia khoản thu cho các cấp NSNN:


-

Thu cố định 100%: Điều 35+37
+ NSTW: Thuế XNK;TTĐB+GTGT của hàng nhập khẩu
+ NSDP: thu từ đất.
Thu điều tiết: phân chia theo tỷ lệ
+ Thuế TTĐB+GTGT: hàng nội địa
+ Thuế TNDN+TNCN
Thu bổ sung.


Vấn đề 6: chấp hành ngân sách (dự tốn là một chuyện cịn thực hiện là một chuyện
khác).
1.
-

Xử lý tăng giảm thu chi so với dự toán – Điều 59:
Giảm thu thì giảm chi
Tăng thu thì tăng chi trả nợ, chi an sinh xã hội, chi đầu tư.
Tăng chi thì phải sắp xếp lại cac khoản chi, điều chỉnh dự tốn, sử dụng dự phịng
ngân sách nếu đủ điều kiện
2. Dự phòng ngân sách: điều 10.
Lưu ý: phân biệt với quỹ dự trữ tài chính.
PHẦN 2: THUẾ
Vấn đề 1: thuế đối với doanh nghiệp
1. Ln có nghĩa vụ thuế GTGT+TNDN: Thuế GTGT đánh vào mọi khâu kinh
doanh
2. Hành vi chịu thuế là hành vi bán hàng:
+ Mua đứt bán đoạn.
+ Tặng cho
+Xuất nhập khẩu
+ Hàng đổi hàng.
3. Lưu ý đối với việc đánh thêm thuế TTĐB, BVMT, thuế tài nguyên:
- TTĐB: chỉ ở khâu nhập khẩu; hoặc khâu sản xuất.
- Thuế BVMT: chỉ với sản xuất, nhập khẩu xăng, túi nilon, phân bón.
Vấn đề 2: thuế đối với cá nhân


1. Chịu thuế thu nhập cá nhân theo từng nguồn thu nhập (9 nguồn).
Lưu ý: thu nhập từ tiền lương, cơng có thuế thu nhập cá nhân
Thu nhập khơng chịu thuế:

Giảm trừ gia cảnh:
2. Riêng nguồn từ kinh doanh thì còn chịu thuế GTGT, hoặc thuế TTĐB

Dạng đề thi vấn đáp:
- Câu lý thuyết
- Câu bài tập dạng đơn giản
- Câu trắc nghiệm
Dạng bài tập về thuế thì chỉ hỏi là với các hoạt động cuả DN hoăc CN thì phải nộp thuế
gì?
Thuế TNCN: bảng
TNCN: TNDN: khái niệm CHI phí, dn
ưu đãi TNDN, địa bàn, ngành nghề
GTGT: phương pháp khấu trừ, ra-vao



×