Trình bày các phương pháp tính thuế GTGT? Tại sao pháp luật lại quy định có sự khác
biệt trong phương pháp tính thuế giá trị gia tăng
Như chúng ta đã biết, thuế giá trị gia tăng là loại thuế tiêu dùng nahừm động viên một bộ phận
thu nhập của người chịu thuế dã sử dụng để mua hàng hóa, nhận dịch vụ. Đìều 1 luật thuế giá
trị gia tăng cũng quy định: Thuế giá trị gia tăng là thuế thu trên phần giá trị gia tăng thêm của
hàng hóa dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xúât, lưu thông đến tiêu dùng”. Loại thuế
này được thu qua mỗi khâu của quá trình sản xuất kih doanh, việc xác định số thuế giá trị gia
tăng nộp qua mỗi khâu phải dựa trên điều kiện thực tế của chủ thể kinh doanh đồng thời đáp
ứng yêu cầu thu đúng, thu đủ thuế vào ngân sách nhà nước. Theo pháp luật Việt Nam, có hai
phương pháp tính thuế giá trị gia tăng, đó là: phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính
trực tiếp trên giá trị gia tăng.
1. Phương pháp khấu trừ thuế.\
Thứ nhất, về cách tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, Khỏan 1 Điều 10 Luật
thuế giá trị gia tăng có quy định:
“a) Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế bằng số thuế giá trị gia
tăng đầu ra trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ;
Thuế giá ttrị gia tăng đầu ra là số thúê xuất hiện ở khâu bán ra, chủ thể nộp thuế này đã
xác định và tính trong giá cho người nhận hàng hóa dịch vụ (trong giá thanh tóan). Phần thuế
này được tính trên tòan bộ giá trị hàng hòa, dịch vụ phục vụ cho khách hàng. Cụ thể,tại điểm b
khỏan 1 điều 10 Luật thuế giá trị gia tăng 2008 có quy định rõ: Số thuế giá trị gia tăng đầu ra
bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn giá trị gia
tăng. Tương tự số thuế giá trị gia tăng đầu ra, Số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ
bằng tổng số thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ,
chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu và đáp ứng điều kiện quy định tại
Điều 12 của Luật này.như vậy, bằng một nghiệp vụ phát hành hóa đơn có thể là cơ sở xác định
số thuế đầu ra cho chủ thể cung ứng hàng hóa, dịch vụ; đồng thời lại là căn cứ xác định số
thuế đầu vào cho bên nhận hàng hóa dịch vụ.
Ta có thể thấy, phương pháp khấu trừ thuế có những ưu điểm nổi bật như sau:
- Xác định đúng số thuế phải nộp ở từng khâu, từng chủ thể nộp thuế, chống thất thu thuế
- Đảmbảo thu đủ số thuế cần thiết điều tiết thu nhập của người tiêu dùng
- Đơn giản hó quá trình quản lí và thu thuế, do số thuế phát sinh ở các khâu được phản
ánh rõ trên chứng từ hóa đơn.
Thứ hai, về chủ thể nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế, khỏang 2
điều 10 Luật thuế giá trị gia tăng có quy định:
2. Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ
kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ và
đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế.
Từ điều luật này ta có thể thấy: để là chủ thể nộp thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp
này thì phải đạt những điều kiện sau:
- Chủ thế nộp thuế có hoạt động kinh doanh ổn định chấp hành chế độ hạch toán kế tóan,
chế độ sử dụng chứng từ, hóa đơn theo quy định hiện hành dành cho các thể kinh doanh
- Đăng kí thuế, đã được cơ quan thúế cấp mã số theo đúng trình tự luật định
- Đăng kí với cơ quan thuế và được cơ quan thuế chấp nhận nộp thuế giá trị gia tăng theo
phương pháp khấu trừ
Như vậy, với xu hướng đổi mới công tác quản lí thuế, đảm bảo bình đẳng về nghĩa vụ giữa các
chủ thể nộp thuế, đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ ngày càng lớn và tiến tới áp
dụng một phương pháp tính thuế chung cho tất cả các chủ thể nằm trong diện nộp thuế giá trị
gia tăng
2. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng
Khỏan 1 điều 11 luật thuế giá trị gia tăng quy định rõ về cách tính thuế giá trị gia tăng theo
phương pháp tính trực tíêp trên giá trị gia tăng. Theo đó:
Số thuế GTGT phải nộp = (Giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế) x (Thuế suất thuế
GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó)
GTGT của hàng hóa, dịch vụ = (Doanh số của hàng hóa, dịch vụ bán ra) - (Giá vốn của hàng
hóa, dịch vụ bán ra)
Như vậy,nếu phương pháp khấu từ thuế xác định trực tiếp theo hiệu số thuế thì phương pháp
tính trực tiếp xác định theo hiệu số kết quả kinh doanh của chủ thể nộp thuế. Thuế suất giá trị
gia tăng được áp dụng phù hợp với ngành nghề kinh doanh, hàng hóa dịch vụ mà chủ thể nộp
thuế cung cấp.
Như vậy, từ cách tính ở trên ta có những chủ thể nộp thuế theo phương pháp trừ trựct
tiếp trên giá trị gia tăng đó là:
• Cá nhân sản xuất, kinh doanh là người Việt Nam;
• Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không thuộc các hình thức đầu tư
theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế
toán, hóa đơn chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế;
• Cơ sở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ.
Từ những trình bày về hai phương pháp tính thuế giá trị gia tăng như trên, ta thấy hai phương
pháp này có sự khác nhau ở những điểm sau:
…….
Như vậy, qua những phân tích ở trên về hai phương pháp tính thuế giá trị gia tăng đó là
phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên phần giá trị tăng thêm, ta thấy:
sở dĩ luật thuế giá trị gia tăng quy định hai phương pháp tính thuế như vậy vì xuất phát từ
phạm vi của đối tượng nộp thúê gía trị gia tăng. Đúng vậy, nếu như ở một số nước có quy định
mức daonh thu khởi điểm để giới hạn đối tượng nộp thuế, lợi trừ bớt những hộ kinh doanh nhỏ
ra khỏi diện nộp thuế giá trj gia tăng để làm cho công tác quản lí,thu thuế đỡ phức tạp. Tuy
nhiên, cách này thực sự không hợp với tình hình kinh tế của nước ta trong thời gian hiện nay
bởi phần lớn các hộ kinh doanh ở nước ta được xếp vào loại hộ kinh doanh nhỏ. Do đó,việc
không quy định mức doanh thu khởi điểm bình quân hàng năm mà căn cứ vào đối tượng nộp
thuế giá trị gia tăng là hòan tòan hợp lí nhằm mục đích không hạn chế đối tượng nôp thuế giá
trị gia tăng khi ấy đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng không chỉ giới hạn ở những doanh
nghiệp, hộ kinh doanh lớn mà còn ở cả các hộ kinh doanh nhỏ không thực hiện chế độ sổ sách,
hóa đơn, chứng từ. bên cạnh đó, việc quy định hai phương pháp tính thuế giá trị gia tăng căn
cứ vào đối tượng nộp thuế còn đảm bảo được yêu cầu tận thu cho ngân sách nhà nước, đảm
bảo công bằng cho các tầng lớp dân cư hơn nữa lại không mất nhiều chi phí quản lí.
(phân này vẫn còn thiếu, hôm thảo luận cô có nói nhưng t ko nhớ!! hix!! sr)