Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

TÂM LÝ HỌC TƯ PHÁP ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA HOẠT ĐỘNG HỎI CUNG BỊ CAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.54 KB, 11 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP HỌC KỲ

MƠN: TÂM LÝ HỌC TƯ PHÁP

HỌ VÀ TÊN

: HỒNG HỮU PHÚC

MSSV

: K17GCQ012

LỚP

: K17GCQ(2018-2021)

Đề bài

: Đề số 01

Hà Nội, 2020


Đề 1: Đặc điểm tâm lý của hoạt động hỏi cung bị can
I. Đặt vấn đề
Điều tra là một trong những giai đoạn hết sức quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án
hình sự. Ở giai đoạn này, các cơ quan tố tụng tiến hành thu thập chứng cứ, tài liệu để
chứng minh hành vi phạm tội, người đã thực hiện hành vi phạm tội, tính chất, mức độ,


bản chất của vụ án. Cơ quan điều tra có quyền sử dụng các biện pháp được pháp luật tố
tụng hình sự quy định chặt chẽ để phục vụ công tác điều tra. Trong số đó, hoạt động hỏi
cung bị can là khơng thể thiếu được, hoạt động này góp phần khai thác tâm lý, giúp điều
tra viên tìm ra những chứng cứ khách quan qua lời khai của bị can. Cũng từ quá trình hỏi
cung mà các điều tra viên nắm bắt được âm mưu, ý đồ, động cơ, mục đích của người
phạm tội. Ngồi ra, hoạt động hỏi cung cịn giúp các cơ quan bảo vệ pháp luật có thể ngăn
chặn kịp thời, hiệu quả các hoạt động vi phạm pháp luật khác sắp xảy ra. Cũng từ tính
chất quan trọng của hoạt động hỏi cung, tâm lý của các bên tham gia vào q trình hỏi
cung ln được quan tâm và được xem như yếu tố góp phần quyết định sự thành công,
thất bại của hoạt động hỏi cung. Nắm bắt được đặc điểm tâm lý của bị can, phân tích áp
dụng những biện pháp tác động hợp lý là vô cùng quan trọng để hoạt động hỏi cung bị
can đem lại sự thành công.
II. Nội dung
1. Khái niệm tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can
Hỏi cung bị can là một hoạt động trong quá trình điều tra sử dụng các phương pháp tác
động đến tư duy, tình cảm, ý chí của bị can trong khn khổ của báo pháp luật, thông qua
ngôn ngữ giao tiếp và các phương tiện biểu cảm khác như: ánh mắt, cử chỉ, nét mặt,
phong thái…giữa điều tra viên với bị can nhằm thu thập chứng cứ góp phần giải quyết vụ
án hình sự.

1


2. Đặc điểm tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can
2.1. Mục đích khai thác, tác động tâm lý đến bị can trong quá trình hỏi cung
- Tác động vào tâm lý, sự chú ý, kích thích tinh thần của bị can để bị can cung cấp thông
tin cho điều tra viên.
Nhiều bị can sau quá trình tạm giam hay sau khi gây ra hành vi phạm tội rơi vào trạng
thái ám ảnh, quẫn chí. Việc để điều tra viên tiếp xúc khơi gơi sự chú ý có thể làm cho bị
can bình tĩnh trở lại, nhớ ra các tình tiết vụ án và khai ra sự thật.

- Xác định lại nhiệm vụ tư duy cụ thể cho bị can.
Trong quá tình hỏi cung, các điều tra viên sâu chuỗi các sự việc của vụ án, hệ thống hóa
lại những gì chưa phù hợp với lời khai hoặc hiện trường được xác định. Từ những sự mâu
thuẫn đó, bằng các biện pháp tâm lý, điều tra viên hoàn toàn có thể đưa ra các u cầu để
bị can trình bày, khai ra các góc khuất, điểm chưa hợp lý.
- Giúp bị can nhớ lại sự kiện một cách nhanh chóng, chính xác, duy trì một trạng thái
tâm lý tích cực trong khai báo để từ đó hợp tác tốt với các cơ quan tiến hành tố tụng.
Thực tế đã chỉ ra, nhiều vụ án mà hung thủ đã im lặng suốt trong một thời gian dài, khai
khơng chính xác hoặc khai nhỏ giọt khi được hỏi cung. Nhưng khi gặp một điều tra viên
dầy dạn, có kinh nghiệm bằng những nghiệp vụ tâm lý của mình, họ đã giúp bị can bình
tĩnh, n tâm và tích cực khai báo. Nhiều bị can vì quá lo sợ bản án mình sẽ phải đối mặt
nên tỏ ra hoảng loạn, bất hợp tác, gây ra rất nhiều khó khăn cho cơ quan điều tra.
2.2. Yếu tố tác động đến tâm lý của các bên trong quá trình hỏi cung bị can
- Các yếu nội hàm bên trong vụ án, yếu tố chủ quan: nhân thân của người phạm tội , nhận
thức của người phạm tội quyết định rất nhiều đến tâm lý của bị can.
Chẳng hạn như một bị can phạm tôi ít nghiêm trọng, chưa có một tiền án nào tâm lý sẽ
rất thoải mái và tích cực hơn khi hỏi cung. Một người khi giết nhiều người hay phạm tội
nghiêm trọng mà mức án họ hình dung ra có thể là án tử hình, chung thân thì tâm lý sẽ rất
nặng nề, lo âu, tiêu cực. Ngồi ra đó cịn là nhận thức, thái độ giác ngộ của người phạm
tội. Một người sau khi phạm tội nếu họ đã nhận ra lỗi lầm của mình thì thường có thái độ
2


ăn năn, chủ động hợp tác, nhưng nếu một người ln tỏ ra hành vi phạm tội là đúng đắn,


cần

thiết


của

mình

thì

thái

độ

rất

ngoan

cố



bất

hợp

tác.

- Điều kiện, hồn cảnh bên ngồi ln ln là cơ sở kích thích sự hưng
phấn của q trình nhận thức ở bị can. Những yếu tố này có thể tạo ra thuận lợi
hay cản trở việc tác động của cơ quan điều tra cũng như khả năng tiếp thu thông
tin của bị can. Điều kiện, hồn cảnh bên ngồi có ảnh hưởng tới tác động tâm lý trong
quá trình điều tra vụ án bao gồm: thời gian; chế độ giam giữ; số lượng người
tham gia trong quá trình tác động tâm lý….Các yếu tố này có thể tạo điều kiện

thuận lợi nhưng cũng có thể gây ra những khó khăn nhất định cho quá trình tiến
hành tác động tâm lý tới bị can. Trong quá trình điều tra vụ án, đặc biệt là trong khi hỏi
cung bị can, điều tra viên cần phân tích và chủ động khai thác các yếu tố có lợi, hạn chế
ảnh hưởng của các yếu tố bất lợi làm giảm hiệu quả của tác động tâm lý tới bị can.
2.3. Đặc điểm chung về tâm lý của quá trình hỏi cung bị can
- Đây là hoạt động tâm lý hai chiều. Diễn biến tâm lý ở đây thể hiện qua sự tiếp xúc của
điều tra viên và bị can. Nội dung thông tin là diễn biến, các tình tiết, sự kiện, động cơ mục
đích của người phạm tội mà điều tra viên muốn khai thác ở bị can.
- Điều tra viên ở đây luôn là người chủ động, tác động vào tâm lý của bị can, bị can luôn
trong thế bị động phải đáp ứng các địi hỏi và mong muốn thơng qua những câu nói, câu
hỏi của cán bộ điều tra. Điều tra viên luôn chủ động tạo ra các điều kiện cần thiết cho giao
tiếp, chủ động thiết lập tiếp xúc tâm lý với bị can. Bởi hoạt động hỏi cung là một hoạt
động được xây dựng dựa trên kế hoạch, tư duy tiếp cận vụ án của các điều tra viên nên họ
chủ động xây dựng hoàn cảnh điều kiện để đưa bị can vào theo đúng kịch bản mình dựa
định nhằm tìm kiếm thơng tin tốt nhất theo hướng của mình. Bị can ln ở trong thế bị
động vì họ khơng thể biết được mục đích của điều tra viên và thơng tin điều tra viên sẽ sử
dụng trong q trình hỏi cung.
2.4. Đặc điểm cụ thể của các bên khi tham gia vào quá trình hỏi cung
- Đối với tâm lý của điều tra viên trong quá trình hỏi cung

3


Điều tra viên là những người chủ động tác động tâm lý vào bị can một cách chủ động, tuy
nhiên khi tham gia phá án, điều tra viên chịu một số tác động từ bên trong lẫn bên
ngồi… vì vậy những diễn biến, đặc điểm tâm lý cả tích cực, tiêu cực trong q trình hỏi
cung là khó có thể tránh được. Những đặc điểm đó có thể như sau:
+ Điều tra viên thường có trạng thái tâm lý căng thẳng.
Đây là một đặc điểm tâm lý thường thấy ở các điều tra viên khi tiến hành hỏi cung bị can,
nhất là đối với những điều tra viên mới, chưa có kinh nghiệm. Bởi vì, trong mỗi buổi hỏi

cung thực sự là cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt giữa điều tra viên và bị can. Điều tra
viên có mục đích tìm kiếm chứng cứ, chứng minh tội phạm thơng qua lời khai của bị can.
Còn bị can lại ngoan cố che giấu hành vi phạm tội của mình. Quá trình điều tra là một
cuộc đấu trí thực sự, các điều tra viên phải có kĩ năng tri giác, trí nhớ, ý chí, … sử dụng
chúng nhuần nhuyễn với nhau để thu thập khối lượng thông tin lớn về vụ án. Mặt khác,
trong quá trình tác động tâm lý tới bị can, điều tra viên cần phải quan sát đánh giá thái độ
của bị can để có thể điều chỉnh được phương pháp tác động cho phù hợp.
+ Ngoài trạng thái căng thẳng, một số điều tra viên có tâm trạng bão hòa về cảm xúc.
Đây là trạng thái tâm lý của con người bị mất tính nhạy cảm đối với kích thích, mất khả
năng phản ứng linh hoạt. Nguyên nhân của sự bão hoà cảm xúc này ở điều tra viên là do:
Điều tra viên phải giải quyết hàng loạt các nhiệm vụ có liên quan đến việc tháo gỡ những
vướng mắc trong quá trình tiếp xúc với bị can như đánh giá lời khai, sàng lọc tài liệu hay
nhanh chóng ra quyết định có liên quan tới hoạt động ngăn chặn, bắt giữ…Do đó, điều tra
viên ln ở trong tình trạng nỗ lực ý chí cao nhất với tinh thần trách nhiệm cao. Một
nguyên nhân nữa cũng được chỉ ra là do đặc thù công việc, các cán bộ điều tra viên
thường xuyên tiếp xúc đối với các sự kiện phạm tội, tiếp xúc với người phạm tội. Đó có
thể là những người lưu manh, xảo quyệt, cơn đồ, hung hãn…. Hay do điều tra viên
thường xuyên tri giác hậu quả của tội phạm như sự đau đớn về thể xác của nạn nhân,
trạng thái tinh thần bị hoảng loạn của họ. Nếu điều tra viên gặp phải trạng thái bão hồ
cảm xúc, thì họ sẽ làm việc máy móc, khơng hưng phấn. Bởi vậy, tất yếu là trạng thái tâm
lý này của điều tra viên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động hỏi cung bị can cũng
4


như hoạt động nhận thức của điều tra viên đối với vụ án. Vì vậy, trong trường hợp này,
điều tra viên cần được nghỉ ngơi, thay đổi công việc để vượt lên kiểm soát hoạt động của
bản thân, trở lại trạng thái cân bằng tâm lý.
+ Cán bộ điều tra luôn luôn rơi vào trạng thái mong muốn bị can cung cấp và hợp tác
cung cấp thông tin như những gì mình dự kiến, chuẩn bị từ trước.
Điều này là tâm lý rất bình thường bởi hoạt động điều tra đòi hỏi phải chuẩn bị tâm thế,

định hướng tư duy suy đốn tình tiết và bản chất của vụ án nên họ luôn tâm niệm vụ án sẽ
đi đúng theo nhân định của mình để nhanh chóng khép lại q trình điều tra. Sau khi thu
thơng tin ban đầu thu thập được về sự kiện phạm tội, các điều tra viên
thường xây dựng mơ hình tâm lý bằng hình ảnh, biểu tượng mô tả giả thuyết về diễn
biến của hành vi phạm tội cũng như những thông tin cần phải thu thập. Chính vì
vậy, trước mỗi buổi hỏi cung, điều tra viên thường có kế hoạch giải quyết một
nhiệm vụ, một vấn đề nào đó liên quan đến vụ án. Từ đó, điều tra viên có thể
chủ động sàng lọc các thông tin thu được, xây dựng hệ thống các câu hỏi để bị
can khó có thể khai nhỏ giọt, dài dịng. Cũng xuất phát từ tâm lý đó chất lượng một số
buổi hỏi cung, chất lượng nội dung thông tin khai thác được khơng có giá trị. Ví dụ như :
điều tra viên có thể kém nhạy cảm với những thông tin mà bị can mới tiết lộ cho mình
mặc dù những thơng tin này có thể có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết vụ án. Hay
một số điều tra viên để tâm thế này bao trùm lên khơng khí buổi hỏi cung. Khi bị tâm thế
này

chi

phối,

điều

tra

viên

thường



xu


hướng

chờ

đợi

những thơng tin mình mong muốn. Tuy nhiên bị can lại nói tới những thơng tin
mà điều tra viên khơng quan tâm hay khơng quan trọng. Do đó, điều tra viên có
thể có những hành động hay cử chỉ làm cho bị can sợ sệt, hẫng hụt hay tỏ ra ngang bướng
trong buổi hỏi cung. Chính điều này vơ tình dẫn đến việc ép cung, dụ cung là nguyên
nhân dẫn đến oan sai tại một số vụ án. Ngược lại, nếu điều tra viên nhận được thơng tin
mà mình mong muốn, thì thường có thái độ hài lịng, thoả mãn mà khơng xem xét cụ thể
các tình tiết phù hợp với chứng cứ khách quan để làm rõ bản chất vụ án. Một số ít lại để
cho bị can nắm bắt được tâm thế này nên họ có lời khai như dẫn dắt điều tra viên đi theo
hướng của mình.
5


+ Điều tra viên thường có tâm lý hỏi cung để tìm ra bằng chứng buộc tội bị can.
Điều tra viên thường có tâm thế này là do xuất thân của các bên có sự đối lập. Bị can là
người đã bị cơ quan điều tra khởi tố. Việc làm này của cơ quan điều tra là có cơ sở. Bởi
vậy, điều tra viên thường có ý nghĩ rằng hỏi cung bị can là hỏi cung người có tội. Khi hỏi
cung bị can, giữa điều tra viên và bị can có sự trái ngược nhau về quyền lợi và vị thế.
Điều tra viên là đại diện của pháp luật, có trách nhiệm chứng minh tội phạm. Còn bị can
lại thường có thái độ che giấu hành vi phạm tội của mình. Xuất phát từ cơ sở đó, điều tra
viên thường hay có tâm thế hướng vào việc khai thác những thơng tin buộc tội bị can. Do
đó, những thơng tin có ý nghĩa giảm nhẹ trách nhiệm của bị can thường ít được điều tra
viên quan tâm.
- Đặc điểm tâm lý của bị can trong quá trình hỏi cung

+ Tâm lý bị can thường rơi vào trạng thái luôn luôn căng thẳng, lo âu, diễn biến tâm lý
phức tạp, khó lường
Theo kết quả khảo sát với các điều tra viên thì có 76,4% số bị can bị rơi vào trạng thái lo
sợ, căng thẳng ở giai đoạn hỏi cung. Ở những bị can có trình độ, phạm tội lần đầu, phạm
tội với lỗi vô ý,… thường nhận thức được sai lầm của họ nên họ cảm thấy rất ân hận và
mong muốn được sửa chữa sai lầm của mình. Nhưng cũng có khơng ít bị can lại bi quan,
chán nản cho rằng mình khơng có tương lai, nên họ có thái độ bất cần, phó mặc cho số
phận. Trong hồn cảnh khó khăn, mọi suy nghĩ, hành động của bị can luôn diễn ra trong
trạng thái tâm lý tiêu cực. Dù rơi vào trạng thái nào, bị can cũng đều bị mất ổn định về
tâm lý, giảm sút khả năng tự kiểm sốt thái độ và hành vi của mình. Tâm lý này của bị
can ảnh hưởng khá lớn đến kết quả điều tra. Ví dụ: Khi tiến hành hỏi cung bị can Nguyễn
Văn Tám, phạm tội mua bán trái phép các chất ma tuý, các điều tra viên cho biết có hai
giai đoạn vất vả nhất để đấu tranh tâm lý với bị can. Giai đoạn lúc Tám bị bắt khoảng 1
tháng, tư tưởng Tám lúc đó rất nặng nề. Sau một thời gian dài kiên quyết không khai, một
hôm trong buổi hỏi cung Tám lại khai rất nhiều. Bằng linh cảm nghề nghiệp, ngay lập tức
điều tra viên trở lại phịng giam. Khi tới nơi thì phát hiện Tám đã xé áo bện thành dây treo
lên song sắt cửa sổ định tự sát. Bị can trong giai đoạn này luôn luôn rơi vào trạng thái hụt
6


hẫng và khó có khả năng kiểm sốt hành vi của mình. Một số khác thì khi phạm tội là
những người có địa vị, uy tín xã hội nên khi bị bắt, bị khởi tố chịu những áp lực nhất định
từ gia đình, cơ quan… dẫn đến ln trạng thái xấu hổ, lo sợ, hoang mang. Khơng ít bị can
vì đã xác định tội danh của mình khi bị bắt giữ mà hoảng hốt, lo âu cực độ do đứng trước
ranh giới giữa sự sống và cái chết đặc biệt là những đối tượng buôn bán lượng lớn chất
ma

túy,

hay


phạm

vào

tôi

danh

giết

người.

+ Các bị can thường có những mâu thuẫn, xung đột gay gắt về mặt nội tâm.
Đó có thể là sự ăn năn hối lỗi về những việc mình đã làm, rất nhiều bị can khi bị bắt
đứng trước cơ quan điều tra thốt ra hai từ “ giá như ”. Một số khác cảm thấy giằng xé
lương tâm với những tội lỗi mình gây ra và mong được sự trừng phạt nhanh chóng của
pháp luật. Có thể họ ln đặt mình trước xung đột giữa các ác, cái thiện, cái cao thượng
và cái thấp hèn, giữa nhân cách của một người tốt và người xấu.
+ Đa phần các bị can tự xây dựng cho mình nhiều mơ hình tư duy, giả thuyết khác nhau
khi đối mặt với điều tra viên.
Trong suy nghĩa của bị can ln có sự pha trộn giữa thật giả, có xu hướng giảm
nhẹ trách nhiệm hình sự đến mức thấp nhất (đổ lỗi cho nạn nhân, hoàn cảnh..). Tâm lý tìm
mọi cách để thối thác trách nhiệm. Đây cũng là một đặc điểm tâm lý chung của con
người khi đứng trước sự trừng phạt của pháp luật. Các cơ quan điều tra thường rất vất vả
với nhóm đối tượng đã phạm tội nhiều lần chuyên nghiệp bởi các bị can ln có kinh
nghiệm đối phó trình bày những tình tiết có lợi cho bản thân, những tình tiết bất lợi nếu
nói ra.
* Một số yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý của bị can trong quá trình hỏi cung:
Có thể kể đến một số yếu tố tác động mạnh đến tâm lý của bị can như: tính chất của

hành vi phạm tội, bối cảnh bị bắt giam giữ, những tang chứng vật chứng chứng minh
hành vi phạm tội đã được cơ quan điều tra thu thập, nhân cách của nạn nhân hay các tác
động bên ngoài từ những đối tượng khác làm chỗ dựa tinh thần cho bị can. Một người
phạm tội lần đầu với mức độ ít nghiêm trọng thì ln trong tâm thế thoải mái hơn một
người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Hay như chỗ dựa tinh thần có ảnh hưởng rất lớn
7


đến thái độ, tâm lý của các bị can khi bị hỏi cung. Điển hình là vụ án Năm Cam. Hải Bánh
đã tỏ thái độ gan lỳ, bình tĩnh và tự tin đến lạ thường không khai bất cứ chi tiết gì trong
suốt thời gian tạm giam 7 tháng là vì có lời hứa sẽ lo chuyện bảo kê, chạy tội khi bị cơ
quan công an bắt. Nhưng đến khi có bức thư của Năm Cam bỏ mặc Hải thì ngay lập tức bị
can rơi vào hoảng loạn và có thái độ hợp tác với cơ quan điều tra.
2.5. Một số phương pháp tâm lý thường được sử dụng trong quá trình hỏi cung
Trên cơ sở nắm bắt đặc điểm tâm lý của bị can trong quá trình hỏi cung, bằng những
biện pháp nghiệp vụ của mình, các cán bộ điều tra thường sử dụng những phương pháp
tác động tâm lý khác nhau tác động vào nhận thức, tâm tư, tình cảm của bị can để đạt
được kết quả nhất định sau quá trình hỏi cung. Các phương pháp thường được các điều tra
viên tác động như: phương pháp thuyết phục, phương pháp truyển đạt thông tin, phương
pháp đặt vấn đề và thay đổi vấn đề tư duy, phương pháp ám thị gián tiếp, phương pháp
giao tiếp tâm lý có điều khiển. Trong mỗi trường hợp cụ thể các điều tra viên có thể sử
dụng từng phương pháp hoặc có sự phối hợp các phương pháp này với nhau. Việc sử
dụng phương pháp nào cịn tùy thuộc vào mục đích của buổi hỏi cung và tùy thuộc vào sở
trường, lợi thế của điều tra viên khi sử dụng miễn sao kết quả buổi hỏi cung phản ánh
đúng tính chất của vụ án và tuân thủ theo các quy định của pháp luật
III. Kết luận
Việc phân tích nắm rõ đặc điểm của các bên trong quá trình hỏi cung bị can là vơ cùng
cần thiết trong q trình điều tra vụ án hình sự. Thực tế một số vụ án cho thấy rằng, tâm
lý của bị can, của điều tra viên khi tham gia vào hỏi cung có vai trị quyết định đến thời
gian, kết quả thực tế của quá trình điều tra. Thường thì điều tra viên càng nhiều kinh

nghiệm sẽ có những cách xử lý linh hoạt và hiệu quả tác động lên tâm lý bị can trong giai
đoạn hỏi cung.Từ đó chúng ta thấy được để tránh được oan sai, bỏ lọt tội phạm trong quá
trình hỏi cung thì việc đào tạo kĩ năng tâm lý cho các điều tra viên là vơ cùng cần thiết,
góp phần hữu ích vào công cuộc cải cách tư pháp của nước ta trong giai đoạn tiếp theo.
Hết!

8


Danh mục tài liệu tham khảo:
- Bài viết: Đặc điểm tâm lý của bị can, người bị hại, người làm chứng trong hoạt
động hỏi cung và lấy lời khai trên diễn đàn hocluat.vn ( />- Bài viết: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can đăng trên trang
xemtailieu.com ( )
- Luận văn Thạc sĩ của Đinh Thị Hải Yến- Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội
với đề tài: “ Hỏi cung bị can trong Tố tụng hình sự Việt Nam”
- Giáo trình Tâm lý học tư pháp của Đại học Luật Hà Nội.

9


Mục lục

I. Đặt vấn đề...............................................................................................................1
II. Nội dung................................................................................................................1
1. Khái niệm tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can.............................................1
2. Đặc điểm tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can..............................................1
2.1. Mục đích khai thác, tác động tâm lý đến bị can trong quá trình hỏi cung....1
2.3. Đặc điểm chung về tâm lý của quá trình hỏi cung bị can.............................3
2.4. Đặc điểm cụ thể của các bên khi tham gia vào quá trình hỏi cung...............3
2.5. Một số phương pháp tâm lý thường được sử dụng trong quá trình hỏi cung

.............................................................................................................................8
III. Kết luận................................................................................................................8

10



×