Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Bai Thuc Hanh Dia Ly Chu De 3 Toan Cau Hoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH DƯƠNG. TRƯỜNG THPT BÌNH AN ***. Bài thực hành địa lí 11 Chuyên đề Tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển Học sinh. Nguyễn Thị Ngọc Bửu Lớp. 11C1. Bài thực hành địa lí 11.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển. Sự áp đặt lối sống, văn hóa của các siêu cường quốc I. Sơ lược về toàn cầu hóa : 1. Toàn cầu hóa (globalization) : Là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế,... trên quy mô toàn cầu. Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay "tự do thương mại" nói riêng. Từ cuối thế kỷ trước, động thái toàn cầu hóa (globalization) đã khởi phát từ sự hội tự và tác động qua lại giữa ba yếu tố: + Cuộc cách mạng tin học : Cách mạng tin học và bùng nổ công nghệ thông tin cho phép người ta xử lý những khối thông tin thật lớn với giá “mua thông tin” càng ngày càng hạ. Với máy truyền hình và máy vi tính, cả thế giới đang diễn ra trong phòng khách chúng ta. Với tốc độ ánh sáng, tất cả hình ảnh mọi biến cố tại mọi n ơi trên thế giới đều có thể được truy cập, mở xem cùng lúc, mặc cho khoảng cách không gian và thời gian. Tại một diễn đàn về “Toàn cầu hóa trong tương lai” tổ chức tại Italia, Bill Gates – ông chủ Microsolf - lập luận rằng “Với kỹ thuật tin học là chìa khóa của tương lai, mai này, sức sáng tạo của con người phải được giải phóng đến vô hạn”. + Sự tăng trưởng của các tập đoàn công ty lớn : Các ngành kinh doanh đại tư bản (như ngành xe hơi, hàng không, ngân hàng…) họp lai với nhau ở tầm cỡ thế giới, biến thành các nhóm toàn cầu. Các nhãn hiệu, thương hiệu – nhất là của Mỹ và các đồng minh của Mỹ như Microsoft, Coca Cola, MacDonald, Sony (Nhật), Nokia (Phần Lan), Toyota (Nhật), Samsung (Hàn Quốc) … có mặt khắp nơi trên thế giới. Chiếc xe gắn máy Dream mang công nghệ Nhật Bản, kiểu dáng Thái Lan, động cơ sản xuất tại Hàn Quốc, được ráp tại Việt Nam (với một số bộ phận sản xuất tại chỗ) rồi được bán tại Việt Nam và một số nơi trên thế giới. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán quốc tế cho phép người dân nước này dễ dàng đầu tư qua nước khác. Qua thẻ tín dụng mua bằng đồng tiền riêng của nước mình, mỗi người có thể.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> tiêu xài, mua sắm ở khắp mọi nơi trên thế giới. Động thái mở rộng mênh mông của hoạt động tài chánh và kinh tế thế giới như thế đã càng tiếp sức cho làn sóng toàn cầu hóa. + Khuynh hướng luôn muốn làm bá chủ thế giới của siêu cường quốc : Một sự đa dạng cho các cá nhân do họ được tiếp xúc với các nền văn hoá và văn minh khác nhau. Toàn cầu hoá giúp con người hiểu hơn về thế giới và những thách thức ở quy mô toàn cầu qua sự bùng nổ các nguồn thông tin, việc phổ thông hoá hoạt động du lịch, việc tiếp cận dễ dàng hơn với giáo dục và văn hoá. Một sự đồng nhất đối với các dân tộc qua ảnh hưởng của các dòng chảy thương mại và văn hoá mạnh. Trên thực tế, thông tin tạo ra chính kiến và vì thế một vài tập đoàn truyền thông lớn, chủ yếu là phương Tây – mạnh nhất là Hoa Kỳ, có thể tạo ra (hoặc làm giả) thông tin đưa đến dân chúng. Sự độc quyền trong lĩnh vực văn hoá và thông tin này được xem như một sự "Mỹ hoá" thế giới. Các quốc gia dần dần kết lại với nhau thành khối, ngoài Liên Hiệp Quốc (United Nations), ở Âu Châu có EU (European Union), ở Đông Á có ASEAN (Association of Southeast Asian Nations), ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương có APEC (Asia-Pacific Economic Cooperation), ở Trung Đông có OPEC (Organization of the Petroleum Exporting Countries), ở Châu Phi có OUA…Động cơ chính của các liên kết này là quyền lợi kinh tế, nhưng đồng thời cũng do tác động của toàn cầu hóa vì từng nước đứng riêng lẻ sẽ dễ dàng bị những khối toàn cầu nuốt chửng. Một hệ thống luật pháp quốc tế hình thành và dần hồi phủ lên bộ luật của từng quốc gia, điển hình là hệ thống luật giao thương của Tổ chức thương mại thế giới - WTO (World Trade Organization). Nhiều hiệp ước quốc tế được ký kết, nhằm tạo nên một vùng pháp lý chung cho toàn cầu.. 2. Toàn cầu hóa ngôn ngữ : Sự phổ cập của tiếng Anh toàn cầu gắn với việc mất đi quyền lực chính trị ở cấp độ thế giới. Thay vì một chính sách văn hoá quốc tế có sự phối hợp để có thể dẫn đến việc chọn một thứ tiếng có quy luật rõ ràng và ngữ âm học rõ ràng, phần lớn các nước đều chọn dạy tiếng Anh cho giới trẻ dựa trên lựa chọn của các nước khác. Do sự bắt chước một cách máy móc và sự trơ ì chính trị, tiếng Anh đã trở thành một ngôn ngữ của thế giới và được gọi là “Tiếng Anh toàn cầu Globish (ngôn ngữ toàn cầu)”. Đối với một số những người nói tiếng Anh, Tiếng Anh toàn cầu là kết quả của chủ nghĩa đế quốc về ngôn ngữ của nước họ. Vấn đề là liệu có thể dễ dàng cho rằng các nổ lực hướng đến việc dạy tiếng Anh thay vì giảng dạy các thứ tiếng khác sẽ làm giảm chất lượng của các ngôn ngữ khác hay không.. II. Sự ảnh hưởng lối sống văn hóa của siêu cường quốc :.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 1. Văn hóa ngoại : Quá trình toàn cầu hóa đã trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến mọi người và mọi nơi trên trái đất. Nó làm cho mỗi người, mỗi cộng đồng xã hội ý thức hơn về các vấn đề chung của toàn nhân loại và luôn cả của từng người (qua các mạng blog, mạng xã hội – social network…), do đó làm thay đổi nhiều điều vốn quen thuộc, riêng tư trong đời sống xã hội và nội tâm mỗi cá nhân.. Khi Việt Nam bước vào thời kì đổi mới, nền kinh tế mở cửa hòa nhập với thế giới thì cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận các nền văn hóa từ các nước khác du nhập vào nước ta. Đi theo quá trình toàn cầu hóa, văn hóa Tây Âu – Bắc Mỹ, nói gộp chung là văn hóa phương Tây, đã tạo nên những ảnh hưởng nhất định đối với toàn thế giới và Việt Nam ta.. Trước hết, óc duy lý, thực dụng phát triển thành sự tôn sùng lợi nhuận. Mọi thứ đều được đánh giá theo qui luật lợi nhuận. Một quốc gia “tốt” là một quốc gia mà ta kiếm lợi nhuận ở xứ đó thật nhanh. Một chính phủ “tốt” là một chính phủ giữ vững giá trị đồng tiền của mình, giữ an toàn cho quyền lợi của người đầu tư, sẵn sàng đầu tư và mua sắm thiết bị từ nước ngoài. Người lao động “tốt” là người có khả năng chuyên môn cao, chịu làm việc nhiều, tăng “ca” mà không đòi hỏi lương bỗng tăng trội. Dần dần, cả thế giới cho rằng đó là qui luật duy nhất để tồn tại và phát triển..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Rõ rằng qui luật ấy dần hồi làm cho kẻ mạnh, giàu ngày càng mạnh, giàu hơn và làm cho kẻ yếu, nghèo ngày càng yếu, nghèo hơn. Hố ngăn cách trong xã hội ngày càng được đào sâu và mở rộng. Trước đây, ở những nước giàu, mọi người đều có công ăn việc làm, thu nhập khá, còn ở nước nghèo, mọi người đều khó khăn, thiếu thốn. Hiện nay, với nền kinh tế thị trường duy lợi nhuận, sự phân hóa giàu/nghèo áp đặt với mọi cung bậc ở bất cứ quốc gia nào, bất luận đó là cường quốc như Mỹ hay một nước chậm tiến, nghèo đói như Somalia. Con người dần dần biến thành một phương tiện sản xuất trong khi làm việc, và thành một đơn vị tiêu thụ ngoài giờ làm việc. Nhiều lúc phẩm giá con người được đo lường bằng khả năng mua sắm của họ. Tinh thần lợi nhuận bao trùm mọi lãnh vực, kể cả lãnh vực văn hóa, nghệ thuật, tâm linh... Não trạng “kinh tế” sui khiến nhà nghệ sĩ sáng tác đặt ra câu hỏi: “Làm bài thơ này, sáng tác bản nhạc này, có lợi bao nhiêu? Bán được bao nhiêu đô?”. Hay thậm chí công ty bảo trợ cho một chương trình phước thiện tính toán: “Làm vụ phước thiện này là đỡ tốn cỡ bao nhiêu tiền quảng cáo?”. Một não trạng như thế có thể giúp con người giữ vững điều tốt (lao động, sản xuất ra nhiều của cải) nhưng đồng thời vướng vào điều xấu là tha hóa con người nói chung và làm nghèo một bộ phận nhân loại nói riêng. Cuốn theo làn sóng toàn cầu hóa, chủ nghĩa cá nhân trong văn hóa phương Tây đã dần hồi biến thái thành thứ tâm lý “riêng tư (private)”, chỉ gắn với người khác qua quan hệ cung cầu và lợi nhuận. Phần lớn thanh niên nam nữ ở các nước Mỹ, Âu và một số nước châu Á (như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapour…) chỉ sống với hai mối quan tâm thiết thân : một là thảnh đạt trong nghề nghiệp để tạo ra thu nhập cao và hai là hưởng thụ, tức tiêu dùng, mua sắm các thiết bị sinh hoạt hiện đại nhất. Một thực tế, internet đáp ứng mọi nhu cầu trong đời sống như làm việc, giải trí, học hỏi, mua sắm, kết bạn… Tuy nhiên, điều nguy hiểm là internet ngày càng bị lợi dụng để truyền đi hình ảnh về bạo lực, tình dục, kích động khủng bố, gây chia rẻ, xung đột trên phạm vi toàn cầu. Đó là chưa nói đến ảnh hưởng nguy hại bởi những hoạt động vô trách nhiệm của giới truyền thông và văn hóa, đặc biệt nghiêm trọng là sự tràn lan những hình ảnh tác hại nêu trên. Khi ngổi trước máy vi tính kết nối internet, chúng ta tiếp cận với một người qua cái nick name là được, bất chấp là người đó lấy tên gì, ảnh đại diện là gì, và cả profile (thông tin cá nhân) là thật hay giả. Trong thời đại bùng nổ thông tin, thật giả lẫn lộn, tốt hơn hết là chỉ biết đến bản thân, tương đối hóa mọi sự, không hề quan tâm đến nhân cách, đời sống, tâm tư gì của người khác. Mà tại sao lại cần đến sự quan tâm vô bổ ấy trong khi ngày ngày chúng ta chỉ cần nói chuyện, quen nhau, thậm chí yêu nhau, qua một cái máy? Con người bị mất khả năng giao tiếp bình thường, tuy vẫn có thể là trên máy, có toàn quyền làm bạn với người nào tự giới thiệu nghe cũng vui vui, đồng thời cứ thẳng ngón tay delete cái nick name nào khó ưa..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Những thể chế lâu đời vẫn còn đó và còn giá trị, nhưng ai cũng có quyền sống theo kiểu cách riêng của mình. Thể chế hôn nhân chẳng hạn. Pháp luật và và đạo đức truyền thống ở rất nhiều nơi vẫn tôn trọng hôn nhân, nhưng thực tế trên các nước phát triển cho thấy rằng hơn 50% các cặp vợ chồng sống với nhau bất chấp hôn nhân và thoải mái chia tay nhau khi thấy không còn “có lợi” nữa hay tự do của cái “tôi” bị hao hụt. Mặt khác, hiện có khoảng 1,30 triệu vụ phá thai xảy ra hằng năm tại Hoa Kỳ. Đó là tỉ lệ phá thai cao nhất trong số các nước đã phát triển, tuy Thuỵ Điển mới là nước chính thức cổ vũ phá thai.. 2. Mức độ ảnh hưởng của văn hóa ngoại lai đối với nước ta : Việt Nam tuy có sự đặc thù về thể chế chính trị, giúp chúng ta hạn chế bớt được những tác động tiêu cực của nền kinh tế tư bản, nhưng chính bản sắc truyền thống của văn hóa Việt Nam cũng đang bị những biến thái do toàn cầu hóa từ văn hóa phương Tây đưa tới những ảnh hưởng rất xấu. Vốn theo truyển thống văn hóa, tâm linh lâu đời của người Việt thì hạnh phúc được đặt nền tảng trên những giá trị tinh thần nhiều hơn là trên những giá trị vật chất. Vậy mà những giá trị tinh thần ấy, như đạo lý, nhân nghĩa, đạo làm người theo quan niệm truyền thống Á Đông, thì đang bị xói mòn trầm trọng bởi thời buổi “kinh tế thị trường”, nhất là qua lối sống của lớp dân thành thị mới giàu lên nhờ “mở cửa”, “kinh tế thị trường” và một số khá lớn thanh niên nam nữ. Vào lúc đã thoát khỏi gánh nặng học hành, thi cử, lại chỉ biết đổ xô vào những chỗ làm có thu nhập cao, tức tìm kiếm thành đạt. Làm ra tiền thì tiếp tục “năng động” trong tiêu xài, hưởng thụ vật chất. Có thể là đã phải “cày” miệt mài kiếm tiền, giàu lên, thì họ xứng đáng xài bộ quần áo hàng hiệu, cái điện thoại di động tối tân nhất hay cái xe gắn máy “mốt” nhất, nhưng lại đang bị nghèo đi rất nhiều về mặt tinh thần, cảm xúc.. Báo chí trong nước thường đưa tin về tình trạng vô cảm, dửng dưng của các bạn trẻ trước những tình cảnh khốn khó, cần giúp đỡ giữa đường của người già, em bé, phụ nữ mang thai. Cả phép lịch sự tối thiểu như tiếng “cám ơn” cũng thiếu sót đối với người lớn tuổi hay khách nước ngoài. Tuổi trẻ ngày nay khi tiếp cận được với các nền văn hóa tiên tiến cũng đã có sự cảm nhận khác biệt so với các thế hệ trước. Ngày nay chắc cũng ít ai còn ngồi viết từng dòng chữ nắn nót trên những tấm thiệp chúc sinh nhật, giáng sinh hay năm mới. Vì làm thế để làm gì khi ta có chỉ việc gửi tin nhắn - sms (send message) từ điện thoại di động hoặc gửi thử điện tử - send mail từ máy vi tính có internet là người nhận sẽ nhận được ngay. Chỉ cần 2 -3 phút, gõ lời chúc ngắn, nhanh, gọn – nhanh gọn đến mức lạnh lùng – đôi khi có chịu khó kèm theo ít tấm ảnh Noel có sẵn trên mạng, rồi cần.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> nhất nút là đã gửi đi, dù ở trong nước hay ở các nước ngoài. Chắc đây là kiểu gởi “đa quốc gia”, “toàn cầu hóa”?. Yêu cuồng, sống vội, sống thử… cũng là sự nhanh, gọn thảm hại của nhiều bạn trẻ trong lãnh vực tình yêu. Lao vào yêu nhau mà không cần nghĩ đến trách nhiệm và tương lai. Có thống kê rằng: “Mỗi năm Việt Nam có khoảng 1,4 triệu ca nạo phá thai, trong đó 500 ngàn ca ở tuổi vị thành niên, 25% số ca chưa lập gia đình.”. Nhìn chung, trong quá trình toàn cầu hóa, văn hóa, tư duy, cung cách làm ăn… của phương Tây cũng đem lại những lợi ích nhất định cho Việt Nam ta, như về các mặt kinh tế, thu nhập quốc dân, mức sống, tiện nghi vật chất..., nhưng đồng thời lại gây những tổn hại đáng báo động về mặt tinh thần, đạo lý và các giá trị truyển thống. Văn hóa, bản sắc dân tộc Việt Nam đang thật sự bị xâm hại, đến nỗi rất bức bối nên người ta đang hô hào thực hiện nếp sống văn minh, cách sống “có văn hóa”. Trước nguy cơ có thật này, cần có ngay những giải pháp thích hợp để chỉnh đốn lại những nề nếp truyển thống, đồng thời tìm cách phát huy cái hay, cái đẹp, cái độc đáo của bản sắc Việt Nam trên đường hội nhập vào kho tàng văn hóa toàn cầu.. III. Học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh : Chúng ta đều biết, toàn cầu hóa là cơ hội tốt để nước ta tiếp cận và tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, nhằm làm phong phú thêm nền văn hóa dân tộc hiện đại đậm đà bản sắc của người Việt. Tuy nhiên, tiếp thu như thế nào mới không làm cho nền văn hóa dân tộc bị đánh mất? Tấm gương của chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ cho chúng ta những bài học quý giá : Năm 1911, bác Hồ đã chọn con đường ra nước ngoài để tìm đường cứu nước. Bác đã nhận ra rằng cần phải học tập, tiếp thu văn hóa nước ngoài để từ đó nâng cao trình độ văn hóa, giáo dục của người Việt. Hành trang mà bác mang theo khi ra nước ngoài là kiến thức Nho học và chút ít kiến thức Tây học. Để tiếp cận được với các nền văn hóa trên thế giới, Bác đã tích cực tự học ngoại ngữ và nói giỏi tiếng Nga, Anh, Pháp, Trung Hoa…Việc thông thạo ngoại ngữ đã giúp Bác khảo cứu nhiều trào lưu tư tưởng, tiếp xúc với nhiều nhân vật khác nhau về quan điểm chính trị, tìm hiểu và chắt lọc những gì mang lại lợi ích cho dân tộc. Bác đã rút ra được nhiều điều từ việc nghiên cứu văn hóa Trung Hoa cổ đại, tư tưởng tiến bộ thời khai sáng ở Pháp cùng nhiều nền văn hóa khác. Bác đã học ở Khổng Tử thuyết” tu thân”, học ở Mạnh Tử tư tưởng “Dân vi quý”, nắm vững phép dùng người của Tôn Tử, khẩu hiệu dân tộc, nhân quyền - dân sinh của Tôn Trung Sơn….

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Bác cũng học tập tinh thần duy lý của phương Tây, tìm hiểu tư tưởng nhân quyền của cách mạng Hoa Kỳ, cách mạng Pháp, hiểu sâu sắc Tân ước, Cựu ước, đặc biệt là thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lê Nin, cơ sở lý luận quan trọng nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh. Bác không chỉ là một nhà hoạt động cách mạng lỗi lạc mà c òn là một nhân cách văn hóa lớn, là biểu tượng sinh động về sự kết hợp hài hòa tinh hoa văn hóa Đông – Tây, đồng thời vẫn đậm đặc bản sắc Việt Nam. Bài học mà Bác để lại cho chúng ta là phải học tập, tiếp nhận văn hóa thế giới một cách có chọn lọc trên cơ sở nắm vững lịch sử văn hóa của dân tộc mình (Bác từng kêu gọi “ Dân ta phải biết sử ta”). Người cho rằng giáo dục cho thanh thiếu niên hiểu biết về lịch sử thế giới, về các nền văn minh nhân loại là cần thiết, nhưng trước tiên phải dạy cho thế hệ trẻ thông tỏ địa lý, lịch sử, văn hóa của dân tộc mình. Ngay từ những năm 50 của thế kỷ trước, nước ta đã gửi nhiều du học sinh sang các nước Xã hội chủ nghĩa, nhiều nhất là sang Liên Xô để học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt. Bác đã luôn căn dặn lưu học sinh Việt Nam phải căn cứ vào nhu cầu của đất nước mà chọn ngành học, sau này phục vụ nhân dân được tốt, chứ không học theo sở thích của mình. Trong sinh hoạt đời thường, dù ở cương vị Chủ tịch nước Bác vẫn giữ nếp sống giản dị, thanh cao và rất Việt Nam. Tiếp xúc với quần chúng nhân dân, Bác hay dùng ca dao, tục ngữ để diễn đạt tư tưởng, tình cảm. Bác khuyên cán bộ làm công tác vận động tuyên truyền phải nói sao cho thật cụ thể, dễ hiểu, tránh cầu kỳ, hoa mỹ khiến cho người dân khó tiếp thu. Có một câu chuyện nhỏ được lưu truyền trong dân gian: Một lần Bác đến thăm Nhà máy xe lửa Gia Lâm. Do dòng chữ “Nhà máy xe lửa Gia Lâm” không có dấu nên bác đã đọc trại đi thành: “Nhà mày có khỉ già lắm”. Câu chuyện khôi hài nói trên chính là lời nhắc nhở chân tình của Bác đừng sao chép, bắt chước văn hóa nước ngoài…. IV. Lời kết : Giao lưu văn hóa là chiềc cầu nối liền sự cảm thông, chia sẻ giữa các quốc gia, dân tộc, đồng thời cũng là động lực của sự phát triển. Vấn đề đặt ra trong bối cảnh lịch sử hiện nay đòi hỏi mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng phải quán triệt sâu sắc hơn nữa tư tưởng Hồ Chí Minh về tiếp nhận và giao lưu với văn hóa thế giới, không phải bất cứ thứ gì của nước ngoài cũng đều đáng cho chúng ta tôn sùng và dung nạp..

<span class='text_page_counter'>(9)</span>

×