Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Biện pháp bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động của ngân hàng thương mại trong pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 77 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN HƯƠNG LAN

BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TÍN DỤNG BẰNG QUYỀN SỞ
HỮU TRÍ TUỆ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LUẬT HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: QH-2014-L

HÀ NỘI - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN HƯƠNG LAN

BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TÍN DỤNG BẰNG QUYỀN SỞ
HỮU TRÍ TUỆ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LUẬT HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: QH-2014-L


NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TH.S. KHUẤT QUANG PHÁT

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các kết quả nêu trong Khóa luận tốt nghiệp chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác. Các số liệu và trích dẫn trong Khóa luận tốt nghiệp đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Hương Lan


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

QSHTT

:

Quyền sở hữu trí tuệ

NHTM

:

Ngân hàng thương mại


BLDS

:

Bộ luật dân sự

TSTT

:

Tài sản trí tuệ


MỤC LỤC
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU
LỜI CAM ĐOAN .....................................................................................................................................3
Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các kết quả nêu trong
Khóa luận tốt nghiệp chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác. Các số liệu và trích dẫn
trong Khóa luận tốt nghiệp đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực..............................................3
Tôi xin chân thành cảm ơn! ......................................................................................................................3
NGƯỜI CAM ĐOAN ...............................................................................................................................3
Nguyễn Hương Lan ...................................................................................................................................3
MỤC LỤC.................................................................................................................................................5
1.

Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ........................................................................................8


2.

Tình hình nghiên cứu đề tài .............................................................................................................9

3.

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài ...............................................................................................9

4.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................................9

5.

Kết cấu khóa luận .......................................................................................................................... 10

PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................................................... 11
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM BẰNG QUYỀN SỞ
HỮU TRÍ TUỆ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI......... 11
1.1.

Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ................................................................... 11

1.1.1.

Khái niệm ngân hàng thương mại ................................................................................ 11

1.1.2.

Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại .......................................................... 12


1.2. Biện pháp bảo đảm tiền vay bằng QSHTT trong hoạt động cho vay trong ngân hàng
thương mại ........................................................................................................................................ 14
1.2.1.

QSHTT - Đối tượng của biện pháp bảo đảm tiền vay................................................... 14

1.2.1.1.

Khái niệm QSHTT .................................................................................................... 14

1.2.1.2.

Đặc điểm ................................................................................................................ 15

1.2.1.3.

Các quyền năng của chủ sở hữu QSHTT ............................................................... 16

1.2.1.4.

Điều kiện để QSHTT trở thành tài sản bảo đảm .................................................... 17


1.2.2.

1.2.2.1.

Khái niệm biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ................................................. 18


1.2.2.2.

Đặc điểm ................................................................................................................ 19

1.2.3.

1.3.

Khái quát về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ .................................................. 18

Biện pháp bảo đảm QSHTT trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại. ... 21

1.2.3.1.

Các biện pháp bảo đảm cụ thể: .............................................................................. 21

1.2.3.2.

Đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay bằng QSHTT và quyền ưu tiên ..................... 25

1.2.3.3.

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong thời hạn bảo đảm ...................................... 26

1.2.3.4.

Xử lý QSHTT khi nghĩa vụ trả nợ bị vi phạm. .......................................................... 29

Kinh nghiệm quốc tế về biện pháp bảo đảm tiền vay bằng quyền sở hữu trí .................... 30


1.3.1.

Hoa Kỳ ............................................................................................................................ 30

1.3.2.

Trung Quốc..................................................................................................................... 32

CHƯƠNG 2. PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TIỀN VAY TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ................................................................................................ 35
2.1.

Một số vụ việc về cho vay có bảo đảm bằng QSHTT của ngân hàng thương mại............... 35

2.1.1.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cho vay có bảo đảm bằng biện pháp chấp
quyền đối với tác phẩm điện ảnh. ................................................................................................ 35
2.1.2.
mại
2.2.

Agribank cho vay có bảo đảm bằng quyền sử dụng thương hiệu và nhãn hiệu thương
35

Cơ sở pháp lý cho việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay bằng QSHTT ........................ 37

2.2.1.

Pháp luật về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại Việt Nam ..................... 37


2.2.2.

QSHTT là một tài sản bảo đảm tiềm năng ................................................................... 40

2.2.2.1.

Cho phép sử dụng QSHTT làm tài sản bảo đảm. ................................................... 40

2.2.2.2.

Tài sản bảo đảm - QSHTT, được điều chỉnh tương đối đầy đủ. ............................. 42

2.2.2.
Thế chấp tài sản – Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ phù hợp với tài sản bảo
đảm là QSHTT ................................................................................................................................ 50
2.2.2.1.

Đăng ký giao dịch bảo đảm .................................................................................... 56

2.2.2.2.

Xử lý tài sản bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ ......................................................... 58

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TIỀN VAY
BẰNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ... 65
3.1. Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về biện pháp bảo đảm tiền vay bằng QSHTT trong hoạt
động cho vay của ngân hàng thương mại. ....................................................................................... 65
3.1.1.
Hoàn thiện pháp luật về về giao dịch bảo đảm và luật sở hữu trí tuệ để tạo cơ sở
pháp lý cho hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ....................................................... 65



3.1.2.
Hoàn thiện pháp luật giao dịch bảo đảm và luật sở hữu trí tuệ để đáp ứng yêu cầu từ
thực tiễn hoạt động của các Ngân hàng thương mại .................................................................. 66
3.1.3.

Hoàn thiện pháp luật về thế chấp QSHTT để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế....... 67

3.2. Một số đề xuất cụ thể nhằm góp phần xây dựng và hoàn thiện pháp luật về biện pháp bảo
đảm tiền vay bằng QSHTT trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại. ......................... 68
3.2.1.

Đối với nhà nước ........................................................................................................... 68

3.2.2.

Đối với ngân hàng ......................................................................................................... 70

3.2.3.

Đối với doanh nghiệp cần gia tăng mức độ nhận biết và sử dụng QSHTT bằng cách
72

KẾT LUẬN ........................................................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................... 75

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ



PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Trong nền kinh tế hiện nay, nguồn vốn là một trong các yếu tố quan trọng quyết
định đến sự tồn tại, phát triển và thành công của các tổ chức kinh tế nói chung và các
doanh nghiệp nói riêng. Các ngân hàng thương mại với hoạt động cho vay của mình đã
hỗ trợ một phần khơng nhỏ để đáp ứng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp. Hoạt động
cho vay có vai trị và ý nghĩa rất lớn trong việc hỗ trợ cho các chủ thể kinh tế, thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, hoạt động cho vay đang bị kìm hãm do tài sản bảo đảm cho khoản vay
được các ngân hàng chấp nhận chủ yếu là bất động sản, máy móc, thiết bị, phương tiện
giao thông,… là các tài sản hữu hạn về mặt số lượng và ẩn chứa nhiều rủi ro bởi các
cuộc khủng hoảng kinh tế . Các tổ chức ngân hàng gần như “bỏ quên” quyền SHTT –
một loại tài sản có giá trị, đang ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của các
doanh nghiệp, đóng vai trị quan trọng cho sự phát triển kinh tế. Theo số liệu thống kê
về cơ cấu tài sản theo giá trị thị trường của 500 công ty S&P, tài sản IP tăng nhanh qua
từng năm, tài sản vơ hình của nhóm cơng ty 17%, hữu hình 83%. Đến năm 2010, tài
sản vơ hình tăng lên 80%, trong khi tài sản hữu hình chỉ cịn lại 20% và ước tính tháng
01/2015, tài sản vơ hình đã tăng lên 84%, trong kho tài sản hữu hình chỉ cịn lại 16%.
Trong đó tại Việt Nam, theo Báo cáo Top 50 Thương hiệu hàng đầu Việt Nam về tài
sản vơ hình và giá trị thương hiệu năm 2017 của Brand Finance, giá trị thương hiệu
trong các doanh nghiệp Việt Nam gia tăng đáng kể, lên đến hàng tỷ đô la Mỹ như
Vinamilk, Vingroup, Viettel,… Nếu được chấp nhận áp dụng trong việc bảo đảm
khoản vay thì các TSTT sẽ góp phần rất lớn trong việc tháo gỡ vướng mắc của hoạt
động cho vay và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp.
Cho vay có bảo đảm bằng quyền SHTT đã xuất hiện từ lâu, được một số ngân
hàng của một số nước phát triển áp dụng và đạt được hiệu quả. Đây cũng là xu hướng
chung của các nước phát triển trong việc khai thác, tận dụng giá trị của QSHTT. Việt



Nam đã có những ý tưởng về mơ hình bảo đảm tiền vay này với các quy định pháp
luật dân sự làm nền tảng, các bài viết, bài nghiên cứu, các cuộc hội thảo,… tuy nhiên
các ngân hàng vẫn chưa đạt được nhiều kết quả khả thi với sự thiếu vắng quy định
pháp luật điều chỉnh. Đề tài này cũng thu hút được sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều
nhà nghiên cứu, tuy nhiên chưa có nhiều các bài nghiên cứu chuyên sâu làm rõ về các
khía cạnh trong vấn đề này hoặc các bài viết chưa có tính hệ thống, chưa đưa ra bức
tranh toàn cảnh về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động của
ngân hàng thương mại. Nên cần tiếp tục nghiên cứu về mơ hình này cả về lý luận, thực
tiễn để làm rõ những bất cập trong các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành. Có sự
tham khảo, nghiên cứu pháp luật của các nước đi trước để rút ra những định hướng giải
quyết cho vấn đề của Việt Nam.
2.

Tình hình nghiên cứu đề tài

Như đã nêu ở trên, việc nhận bảo đảm tiền vay bằng QSHTT mới diễn ra trong
thời gian gần đây, tại một số ngân hàng thương mại của một số nước đang phát triển.
Do đó, đây vẫn còn là một vấn đề mới mẻ và phức tạp ở cả trên thế giới và Việt Nam.
Bởi vậy, số lượng các bài viết, cơng trình nghiên cứu về vấn đề này còn khá hạn chế.
Các nội dung được tác giả đề cập đến trong luận văn này chủ yếu được xây dựng trên
cơ sở đúc rút từ kinh nghiệm làm việc thực tế và tham khảo thực tế hoạt động của các
ngân hàng thương mại.
3.

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài

Thông qua việc nghiên cứu đề tài, người viết muốn làm rõ cơ sở lý luận cho việc
áp dụng các biện pháp Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động của

ngân hàng thương mại, thực trạng pháp luật Việt Nam đối với vấn đề mới mẻ này, kinh
nghiệm pháp luật của một số nước để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm tham khảo cho
Việt Nam.
4.

Phương pháp nghiên cứu


Bài khóa luận được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và
Pháp luật. Trên cơ sở phương pháp luận, bài viết được vận dụng các phương pháp
nghiên cứu khoa học như: phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp so sánh luật
học, phương pháp tổng hợp.
5.

Kết cấu khóa luận

Bài khóa luận có kết cấu gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết
luận.
Phần nội dung với kết cấu được chia làm 3 chương:
- Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu
trí tuệ trong hoạt động của ngân hàng thương mại.
- Chương II. Pháp luật Việt Nam về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ
trong hoạt động của ngân hàng thương mại trong pháp luật Việt Nam.
- Chương III. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về Bảo đảm
tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động của ngân hàng thương mại.
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo.



PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TÍN
DỤNG BẰNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.
1.1.1.

Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
Khái niệm ngân hàng thương mại

Với nhu cầu của đời sống, sản xuất, kinh doanh, các hoạt động của một số thương
gia như đổi tiền, giữ tiền hộ và thu tiền hộ,… qua thời gian và sự phát triển của nền
kinh tế thị trường, đã phát triển thành các nghiệp vụ ngân hàng như hiện nay và được
các NHTM thực hiện.
Mặc dù đã hình thành từ lâu đời, song giữa các nhà nghiên cứu, các tổ chức liên
quan đến lĩnh vực ngân hàng chưa có sự thống nhất về khái niệm ngân hàng thương
mại. Có nhiều định nghĩa khác nhau về ngân hàng thương mại được đưa ra tùy thuộc
vào cách thức tiếp cận, điều kiện kinh tế của từng quốc gia, các nghiệp vụ mà ngân
hàng thực hiện,… Có thể đề cập đến một số khái niệm về NHTM theo pháp luật của
một số quốc gia trên thế giới như sau:
Theo pháp luật của nước Pháp, “NHTM là những xí nghiệp hay cơ sở nào hành
nghề thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác
các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài
chính”.
Theo pháp luật Mỹ, NHTM được định nghĩa là “loại hình tổ chức tài chính cung
cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và
thanh tốn... và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức
kinh doanh nào trong nền kinh tế”
Như vậy có thể hiểu NHTM là một tổ chức kinh tế, chuyên thực hiện hoạt động
kinh doanh tiền tệ bằng cách cung cấp các dịch vụ về tài chính cho khách hàng là tổ

chức, cá nhân như nhận tiền gửi, cấp tín dụng, thanh tốn và các dịch vụ tài chính khác.


Trong đó nguồn tiền để thực hiện việc cung cấp các dịch vụ này đến từ sự luân chuyển
nguồn tiền của khách hàng gửi tiền. Cụ thể: nguồn tiền có được từ hoạt động nhận tiền
gửi sẽ trở thành nguồn vốn của hoạt động cho vay, thanh toán và các hoạt động khác.
Ngược lại, khoản lợi nhuận mà ngân hàng thu được từ các hoạt động trên sẽ được dùng
một phần để chi trả tiền lãi cho người gửi tiền.
Sự phát triển của kinh tế, xã hội và đặt trong bối cảnh nền kinh tế thị trường phát
triển, các hoạt động của ngân hàng thương mại ngày càng phong phú, đa dạng. Ngoài
các hoạt động ngân hàng truyền thống như nhận tiền gửi, cho vay thì các hoạt động
ngân hàng mới được ra đời, áp dụng ngày càng phổ biến như thư tín dụng (L/C), chiết
khấu, bảo lãnh, bao thanh toán,… Các hoạt động ngân hàng vừa là động lực thúc đẩy
ngân hàng phát triển, đồng thời là mục tiêu mà các ngân hàng hướng đến vì mục tiêu
lợi nhuận và lợi ích khách hàng. Trong đó, hoạt động cấp tín dụng mà cụ thể là hoạt
động cho vay có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của ngân hàng.
1.1.2.

Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

Trong số các nghiệp vụ cấp tín dụng của NHTM, cho vay là nghiệp vụ cấp tín
dụng truyền thống, có ý nghĩa sống còn đối với các NHTM và được các NHTM hết sức
chú trọng.
Cho vay là hình thức cấp tín dụng theo đó NHTM giao hoặc cam kết giao cho
khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất
định theo thỏa thuận với ngun tắc có hồn trả cả gốc và lãi.
Xét về bản chất pháp lý, hoạt động cho vay là một hợp đồng, hay hợp đồng tín
dụng. Hợp đồng tín dụng là sự thỏa thuận và thống nhất ý chí giữa bên vay và bên cho
vay đối với một khoản tiền vay nhất định, làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và
nghĩa vụ của các bên. Hợp đồng tín dụng giữa NHTM và khách hàng mang bản chất là

hợp đồng vay tài sản theo pháp luật dân sự, tuy nhiên hợp đồng tín dụng mang những
đặc thù về chủ thể tham gia, đối tượng của hợp đồng và nguyên tắc hoàn trả:


-

Chủ thể: Trong hợp đồng vay tài sản, chủ thể của hợp đồng - bên vay và bên
cho vay, là cá nhân, pháp nhân bất kỳ đáp ứng đủ năng lực chủ thể và điều
kiện cho vay, trong đó một bên chủ thể có (có quyền sở hữu hoặc được trao
quyền cho vay đối với tài sản) tài sản và một bên chủ thể có nhu cầu vay tài
sản. Cịn trong hợp đồng tín dụng, một bên chủ thể tham gia quan hệ, với vai
trò là bên cho vay bắt buộc là NHTM được nhà nước cho phép thực hiện
nghiệp vụ cho vay. Bên vay có thể là cá nhân, pháp nhân đáp ứng được các
điều kiện cho vay như: mục đích sử dụng tiền vay, tính khả thi và hiệu quả
của dự án, năng lực tài chính của bên vay tiền,…

-

Đối tượng: Đối tượng của hợp đồng vay tài sản là các loại tài sản theo quy
định của luật. Cịn đối tượng của hợp đồng tín dụng là một loại tài sản đặc biệt
- tiền tệ.

-

Nguyên tắc hoàn trả: Nếu như trong hợp đồng vay tài sản, ngoài việc trả lại tài
sản theo đúng số lượng, chất lượng thì việc trả lãi là do các bên thỏa thuận,
không mang tính bắt bắt buộc thì trong hợp đồng tín dụng sẽ đặt ra yêu cầu trả
đầy đủ gốc và lãi.

Cho vay là một hoạt động kinh doanh tiền tệ có tính rủi ro cao. Tính rủi ro này do

nhiều yếu tố tạo nên, trong đó tiền tệ - đối tượng của hợp đồng tín dụng, là một yếu tố
then chốt tạo ra tính chất rủi ro. Nguồn tiền mà NHTM sử dụng để cho khách hàng vay
có nguồn gốc là tiền có được từ hoạt động huy động vốn của khách hàng. Nên trong
trường hợp bên vay không không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đầy đủ, đúng hạn theo thỏa
thuận thì NHTM có thể rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, mất khả năng chi
trả. Đây là tình trạng rất nguy hiểm đối với một một NHTM nói riêng và hệ thống ngân
hàng nói chung. Bởi khi đó NHTM phải đứng trước nguy cơ phá sản. Việc phá sản
ngân hàng gây ra những tác động tiêu cực đến nhiều đối tượng, đó là quyền lợi của
người gửi tiền, sự an toàn của toàn bộ hệ thống ngân hàng và sự phát triển ổn định của
cả nền kinh tế.
Để phòng ngừa, giảm thiểu những rủi ro này, nhà nước và các ngân hàng thương
mại đã áp dụng nhiều biện pháp hạn chế rủi ro khác nhau như: Các quy định nhà nước


về các tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng (hệ số an toàn vốn tối thiểu– CAR, giới
hạn tín dụng, giới hạn góp vốn, mua cổ phần, kinh doanh bất động sản và chứng khoả;
tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động; trích lập dự phòng rủi ro,… ) và biện
pháp hạn chế rủi ro do tổ chức tín dụng và khách hàng tự thỏa thuận, trong đó có biện
pháp bảo đảm tiền vay.
Biện pháp bảo đảm tiền vay bằng QSHTT trong hoạt động cho vay

1.2.

trong ngân hàng thương mại
1.2.1.

QSHTT - Đối tượng của biện pháp bảo đảm tiền vay

1.2.1.1.


Khái niệm QSHTT

Hiện nay khơng có một khái niệm thống nhất về QSHTT, mà tùy theo cách tiếp
cận khác nhau về QSHTT sẽ có khái niệm khác nhau. Cụ thể:
Theo tổ chức SHTT thế giới, là một tổ chức quốc tế có mục đích hỗ trợ nhằm
đảm bảo quyền của người phát minh và chủ sở hữu TSTT được bảo hộ trên toàn thế
giới, thúc đẩy sở hữu trí tuệ và pháp luật về sở hữu trí tuệ phát triển, thì “QSHTT bao
gồm các quyền liên quan tới các tác phẩm khoa học, nghệ thuật và văn học; chương
trình biểu diễn của các nghệ sĩ, các bản ghi âm và chương trình phát thanh, truyền
hình; sáng chế trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người; các phát minh khoa
học; các kiểu dáng công nghiệp; các nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, các chỉ
dẫn và tên thương mại; bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh và tất cả các quyền
khác là kết quả của hoạt động trí tuệ trong lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học
hoặc nghệ thuật”.
Theo Hiệp định các khía cạnh thương mại liên quan đến sở hữu trí tuệ (TRIPs),
tiếp cận QSHTT dưới góc độ kinh tế, thương mại thì QSHTT là quyền được trao cho
người tạo ra thành quả sáng tạo bởi trí tuệ của họ, QSHTT trao cho người sáng tạo một
độc quyền trong việc sử dụng sáng tạo của họ trong một khoảng thời gian nhất định.
QSHTT bao gồm 2 mảng chính là quyền tác giả và quyền liên quan; sở hữu công
nghiệp.


Như vậy, có thể hiểu QSHTT là các quyền của chủ thể đối với tài sản vơ hình là
thành quả của sự lao động trí óc, được nhà nước thừa nhận.
Đối tượng của QSHTT là TSTT. TSTT được đề cập đến là sự sáng tạo của trí tuệ
như: tác phẩm văn học, nghệ thuật, sáng chế, thiết kế công nghiệp, tên gọi, biểu tượng
và hình ảnh được sử dụng trong thương mại,… và được chia làm ba nhóm:
- Sở hữu công nghiệp bao gồm bằng độc quyền sáng chế, tên thương mại,
thiết kế công nghiệp, chỉ dẫn địa lý,…
- Quyền tác giả (bản quyền) bao gồm các tác phẩm văn học (như tiểu

thuyết, thơ, kịch), tác phẩm điện ảnh, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm nghệ thuật
(tranh, ảnh và các tác phẩm điêu khắc) và thiết kế kiến trúc. Quyền liên quan đến
quyền tác giả bao gồm các tác phẩm của nghệ sỹ biểu diễn (cuộc biểu diễn), bản
ghi âm, ghi hình.
- Quyền đối với giống cây trồng.
QSHTT được chia làm hai nhóm quyền: quyền nhân thân và quyền tài sản. Quyền
nhân thân là những quyền thuộc về riêng cá nhân tác giả (người trực tiếp sáng tạo ra
TSTT), không thể chuyển giao cho bất kì ai dưới bất kì hình thức nào, ngay cả trong
trường hợp tác giả khơng còn. Quyền tài sản là quyền được hưởng những lợi ích vật
chất phát sinh từ TSTT. Tùy thuộc vào pháp luật của từng quốc gia và từng đối tượng
của QSHTT, quyền nhân thân và quyền tài sản được pháp luật ghi nhận khác nhau.
1.2.1.2.

Đặc điểm

- Tính vơ hình: QSHTT là quyền của chủ thể đối với TSTT, là một tài sản
vơ hình, khơng thể nhận thức được thơng qua các giác quan mà chỉ nhận thức
được bằng lý trí. Do đó, QSHTT cũng mang tính chất vơ hình.
- QSHTT được bảo hộ có giới hạn. QSHTT chỉ được bảo hộ trong phạm vi
không gian và thời gian nhất định:
 Phạm vi bảo hộ theo khơng gian (hay Tính chất lãnh thổ): QSHTT được
pháp luật quốc gia nào cơng nhận thì có hiệu lực và được bảo vệ trong phạm vi


quốc gia đó. Tuy nhiên trong một thế giới tồn cầu hóa, hợp tác phát triển thế giới
ngày càng mạnh mẽ thì giới hạn về lãnh thổ được bảo hộ gần như xóa nhịa nhờ
vào việc đăng ký quốc tế.
 Phạm vi bảo hộ theo thời gian: QSHTT chỉ được bảo hộ trong thời gian
nhất định theo quy định của pháp luật quốc gia. Hết thời hạn bảo hộ, QSHTT sẽ
thuộc về cơng chúng, mọi người đều có quyền sử dụng.

- Tính độc quyền: QSHTT trao cho chủ sở hữu TSTT quyền độc quyền
trong việc cho người khác sử dụng hay khơng sử dụng TSTT của mình. Tính độc
quyền này cũng được thể hiện trong việc ngăn chặn người khác xâm phạm đến
của mình.
1.2.1.3.

Các quyền năng của chủ sở hữu QSHTT

Chủ sở hữu đối với TSTT là người có các quyền đối với TSTT, là chủ thể đã bỏ
thời gian, tài chính của mình để tác giả có được tài sản, theo hợp đồng lao động, hợp
đồng thuê, hoặc chính là tác giả nếu họ đồng thời bỏ tài chính ra để tạo ra tài sản. Chủ
sở hữu là người nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận chuyển giao
QSHTT từ chủ thể khác. Do đó, họ có các quyền năng của một chủ sở hữu đối với tài
sản của mình.
Quyền SHTT là quyền sở hữu đối với các TSTT. Quyền sở hữu bao gồm: quyền
chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Quyền chiếm hữu TSTT được thể hiện
rất mờ nhạt và trongmột số trường hợp nhất định là khơng có ý nghĩa. Đối với quyền
sử dụng, tùy thuộc vào từng đối tượng của quyền SHTT mà việc sử dụng được thể hiện
khác nhau. Quyền định đoạt đối với TSTT được thể hiện gần giống như quyền định
đoạt tài sản hữu hình.
Quyền sử dụng TSTT là quyền của chủ sở hữu được sử dụng và hưởng lợi tức từ
TSTT. Chủ sở hữu TSTT có thể thực hiện quyền sử dụng của mình thơng qua các
phương thức sử dụng TSTT khác nhau như: tự mình trực tiếp khai thác, sử dụng TSTT
hoặc cho phép người khác khai thác, sử dụng TSTT để đổi lại những khoản lợi tức nhất
định thông qua việc cho thuê, license, chuyển giao công nghệ,…


Quyền định đoạt TSTT là quyền của chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu TSTT
cho người khác hoặc từ bỏ quyền sở hữu TSTT của mình. Việc từ bỏ quyền sở hữu đối
với TSTT của mình được thực hiện bằng việc tuyên bố từ bỏ QSHTT được bảo hộ

trong thời gian bảo hộ.Việc chuyển giao quyền sở hữu TSTT cho người khác diễn ra
phổ biến dưới các hình thức như chuyển nhượng, góp vốn bằng QSHTT, sử dụng
TSTT để bảo đảm tiền vay,…
Như vậy, các chủ sở hữu có đầy đủ các quyền của chủ sở hữu đối với TSTT, bao
gồm quyền dùng QSHTT của mình để bảo đảm cho các khoản vay với các ngân hàng
thương mại.
1.2.1.4.
-

Điều kiện để QSHTT trở thành tài sản bảo đảm

QSHTT thuộc sở hữu của bên bảo đảm.
Việc chứng minh QSHTT của một chủ thể được thể hiện qua một số giấy tờ pháp

lý liên quan đến QSHTT. Tùy thuộc vào đối tượng QSHTT và việc chủ thể có QSHTT
thơng qua cách thức nào mà sẽ có những giấy tờ pháp lý thể hiện tương ứng.
-

QSHTT phải còn trong thời hạn bảo hộ.
Điều kiện này của QSHTT là nhằm bảo đảm điều kiện đầu tiên của QSHTT. Bởi

QSHTT là một quyền sở hữu có thời hạn, thời hạn bảo hộ do pháp luật quy định. Hết
thời hạn bảo hộ, các đối tượng QSHTT sẽ khơng cịn là tài sản thuộc sở hữu của bên
bảo đảm, mà thuộc quyền sở hữu của công chúng, mọi người đều có quyền sử dụng,
khai thác đối với TSTT đó mà khơng cần phải xin phép hoặc bị người khác cản trở,
thậm chí cả người đã sáng tạo ra TSTT. Do đó, một QSHTT chỉ được sử dụng làm tài
sản bảo đảm khi thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, tức là còn thời hạn bảo hộ. Việc
còn thời hạn bảo hộ cũng nhằm bảo đảm giá trị của QSHTT.
-


QSHTT không phải là đối tượng của một tranh chấp bất kỳ
Khi một QSHTT là đối tượng của một tranh chấp, tranh chấp có thể là tranh chấp

quyền sở hữu, tranh chấp liên quan đến hành vi xâm phạm quyền và bồi thường thiệt


hại, thì một phán quyết được đưa ra có thể bất lợi cho bên bảo đảm, đồng thời đẩy tỷ lệ
rủi ro của NHTM lên cao. Do đó, để giảm thiểu rủi ro cho NHTM, yêu cầu này đối với
QSHTT là phù hợp.
1.2.2.

Khái quát về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

1.2.2.1.

Khái niệm biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại mang bản chất là hợp đồng vay tài
sản. Nên biện pháp bảo đảm tiền vay cũng mang bản chất là các biện pháp bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ.
Biện pháp bảo đảm là công cụ hữu hiệu nhằm ngăn ngừa hành vi vi phạm của
bên có nghĩa vụ, vừa bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của bên có quyền.
Trong giao lưu dân sự, đặc biệt là trong quan hệ kinh doanh - thương mại, biện pháp
bảo đảm có vai trò rất quan trọng.
Hai hệ thống pháp luật lớn trên thế giới (Civil Law và Common Law) có những
cách tiếp cận khác nhau về giao dịch bảo đảm, dựa trên truyền thống lịch sử pháp luật,
đó là tiếp cận theo hình thức hoặc chức năng.
Các nước theo hệ thống pháp luật Civil Law như Pháp, Đức, Nhật Bản, Thái
Lan,… tiếp cận theo hướng hình thức, tức là quan tâm đến việc phân biệt các biện pháp
đảm bảo và đưa ra từng khái niệm riêng cho từng loại biện pháp bảo đảm mà khơng có

một khái niệm chung. Do đó, giao dịch bảo đảm trong pháp luật của các nước theo hệ
thống pháp luật này, được định nghĩa theo hướng liệt kê, bao gồm các biện pháp bảo
đảm như: cầm cố, thế chấp, bảo lãnh,…
Trong khi đó, các nước trong hệ thống pháp luật Common Law, tiêu biểu là
Anh, Hoa Kỳ, Canada,.. tiếp cận giao dịch bảo đảm theo hướng chức năng – hướng đến
một lợi ích bảo đảm. Theo đó, giao dịch bảo đảm là một hợp đồng xác lập lợi ích bảo
đảm. Một lợi ích bảo đảm cung cấp cho bên nhận bảo đảm với sự đảm bảo rằng nếu
bên bảo đảm khơng trả được nợ, người đó có thể được hồn lại giá trị của khoản vay


bằng cách sở hữu tài sản bảo đảm cụ thể (với tư cách là chủ nợ có bảo đảm), thay vì chỉ
nhận một phần tài sản của người vay sau khi tài sản đó được chia trong số tất cả các
chủ nợ. Các biện pháp bảo đảm cụ thể bao gồm: Bảo lãnh, cầm cố, thế chấp. Ngoài ra
một biện pháp bảo đảm khác phổ biến trong hệ thống pháp luật Common Law, trong
đó bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm thỏa thuận với nhau về việc bên bảo đảm trao
cho bên nhận bảo đảm một quyền hoặc lợi ích trên tài sản của mình, lợi ích hoặc quyền
đó được gọi là “đặc quyền”.
Như vậy hiện nay khơng có một khái niệm chung dùng cho biện pháp bảo đảm,
pháp luật mỗi quốc gia đều có một khái niệm riêng về biện pháp bảo đảm. Tuy nhiên,
qua phân tích trên thì có thể hiểu, biện pháp bảo đảm là một giao dịch hoặc biện pháp
thiết lập một lợi ích bảo đảm hoặc một đặc quyền cho bên có quyền, nhằm bảo đảm
việc thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ. Vậy biện pháp bảo đảm trong hoạt động
cho vay của ngân hàng là sự thỏa thuận giữa ngân hàng thương mại và khách hàng về
việc thiết lập một lợi ích bảo đảm hoặc một đặc quyền cho ngân hàng, nhằm bảo đảm
việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng.
1.2.2.2.

Đặc điểm

Biện pháp bảo đảm tiền vay mang mang bản chất là một giao dịch, do vậy, bao

gồm các đặc điểm cơ bản của một giao dịch nói chung. Đồng thời, biện pháp bảo đảm
tiền vay vẫn mang những đặc điểm riêng, giúp phân biệt giao dịch bảo đảm với các loại
giao dịch khác, cụ thể:
- Biện pháp bảo đảm là sự thỏa thuận xác lập đặc quyền hoặc lợi ích đối với tài
sản thuộc sở hữu của người vay (hoặc bên thứ ba) hoặc một cam kết thực hiện nghĩa vụ
thay thế của người thứ ba cho ngân hàng.
Xuất phát từ mục đích của biện pháp bảo đảm tiền vay là nhằm đảm bảo thực
hiện nghĩa vụ trả nợ của người vay, một lợi ích hoặc đặc quyền sẽ được thiết lập trên
tài sản thuộc sở hữu của người vay cho ngân hàng. Theo đó, ngân hàng có quyền truy
địi tài sản hoặc kiểm sốt lưu thơng và quyền ưu tiên thanh tốn so với các chủ nợ
khơng có tài sản bảo đảm khác khi xử lý tài sản bảo đảm.


- Biện pháp bảo đảm tiền vay là giao dịch phụ bên cạnh giao dịch chính là giao
dịch cho vay giữa ngân hàng và người vay
Biện pháp bảo đảm tiền vay là nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ của người
vay khi đến hạn thực hiện, do đó, một trong các căn cứ phát sinh biện pháp bảo đảm là
giao dịch cho vay, nội dung của biện pháp bảo đảm (thời hạn bảo đảm, nội dung, hiệu
lực của giao dịch bảo đảm) phải phù hợp với giao dịch cho vay, nghĩa vụ trả nợ chấm
dứt cũng làm chấm dứt nghĩa vụ bảo đảm.
Khi nghĩa vụ được bảo đảm (giao dịch được bảo đảm) vô hiệu, hủy bỏ, đơn
phương chấm dứt thì nghĩa vụ bảo đảm (biện pháp bảo đảm) cũng không phát sinh hiệu
lực. Trong trường hợp giao dịch được bảo đảm vô hiệu, bị hủy bỏ hoặc đơn phương
chấm dứt và các bên chưa thực hiện toàn bộ hoặc một phần nghĩa vụ của mình thì biện
pháp bảo đảm đương nhiên chấm dứt. Tuy nhiên, nếu các bên đã thực hiện một phần
giao dịch được bảo đảm thì biện pháp bảo khơng bị chấm dứt mà tồn tại cho đến khi
các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
- Biện pháp bảo đảm tiền vay được xác lập dựa trên sự thỏa thuận của hai bên và
trên cơ sở pháp luật.
Biện pháp bảo đảm tiền vay là một dạng của giao dịch dân sự, do đó, nó tuân theo

các nguyên tắc cơ bản của luật dân sự là tự do, tự nguyện thỏa thuận. Theo đó các bên
trong giao dịch bảo đảm được tự do thỏa thuận để xác lập quyền và nghĩa vụ của mình.
Nếu có sự đe dọa, cưỡng ép, lừa dối của một hoặc hai bên thì giao dịch bảo đảm có thể
bị tun bố vơ hiệu.
- Mục đích của việc áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay là nhằm phòng ngừa
và hạn chế rủi ro cho ngân hàng .
Hoạt động cho vay của ngân hàng là một hoạt động mang nhiều rủi ro, rủi ro
thường xuất hiện từ phía người vay và gây thiệt hại cho phía ngân hàng khi người vay
không thực hiện hoặc không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ. Do đó, để nâng cao trách
nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng theo thỏa thuận, hạn chế sự tùy tiện, không tự


giác thực hiện nghĩa vụ trả nợ của người vay, biện pháp bảo đảm tiền vay đã được ra
đời để phòng ngừa rủi ro.
Đồng thời, với một đặc quyền hoặc lợi ích trên tài sản bảo đảm, ngân hàng có thể
thu hồi được khoản tiền cho vay từ chính giá trị của tài sản bảo đảm. Hay nói cách
khác, biện pháp bảo đảm tiền vay tạo cơ sở kinh tế, pháp lý để ngân hàng thu hồi số
tiền vay, hạn chế rủi ro khi người vay không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.
1.2.3.

Biện pháp bảo đảm QSHTT trong hoạt động cho vay của ngân
hàng thương mại.

1.2.3.1.
-

Các biện pháp bảo đảm cụ thể:

Bảo lãnh:
Bảo lãnh là biện pháp bảo đảm có sự tham gia của bên thứ ba (bên bảo lãnh) cam


kết việc thực hiện nghĩa vụ đối với ngân hàng (bên nhận bảo lãnh) thay cho người vay
(bên được bảo lãnh) trong trường hợp người vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ (không thực
hiện hoặc thực hiện không đúng theo thỏa thuận).
Đối tượng của biện pháp bảo lãnh là cam kết trả nợ của bên bảo lãnh đối với bên
nhận bảo lãnh. Cam kết này có thể đơn thuần dựa trên uy tín của bên bảo lãnh hoặc
một sự cam kết được bảo đảm bằng tài sản của bên bảo lãnh. Trong bảo lãnh đơn
thuần, bên nhận bảo lãnh tin tưởng vào uy tín, khả năng thực hiện cam kết của bên bảo
lãnh. Nên tài sản của bên bảo lãnh nói chung, QSHTT của bên bảo lãnh nói riêng
khơng có ý nghĩa trong biện pháp bảo lãnh. Đối với bảo lãnh bằng tài sản, ngân hàng
chưa thực sự tin tưởng vào uy tín và một cam kết đơn thuần của bên bảo lãnh mà cần
một sự chắc chắn hơn nữa bằng tài sản của bên bảo lãnh. Bên cho vay yêu cầu bên bảo
lãnh sử dụng tài sản của mình để bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh của mình. Biện pháp
bảo lãnh bằng tài sản của bên bảo lãnh thực chất là biện pháp cầm cố, thế chấp tài sản
để bảo đảm nghĩa vụ của người khác hay nói cách khác là biện pháp cầm cố, thế chấp
bằng tài sản của bên thứ ba.
-

Cầm cố tài sản:


Cầm cố là biện pháp bảo đảm bằng việc người vay giao tài sản thuộc quyền sở
hữu của mình cho bên ngân hàng nhằm bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ. Phương thức
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong biện pháp cầm cố là hạn chế quyền định đoạt tài sản
của người vay, đồng thời xác lập một đặc quyền lên tài sản cầm cố cho phía ngân hàng,
bằng việc giao tài sản cầm cố cho phía ngân hàng chiếm giữ, quản lý.
Tuy nhiên, tùy theo pháp luật của từng quốc gia mà biện pháp bảo đảm cầm cố tài
sản có những đặc trưng riêng và có khả năng áp dụng đối với tài sản bảo đảm là
QSHTT.
Điều 2071 BLDS Pháp quy định: “Cầm cố là một hợp đồng theo đó người có

nghĩa vụ trao cho người có quyền một vật nhằm bảo đảm cho nghĩa vụ”. Với quy định
này nước Pháp đã cho phép mọi loại tài sản là tài sản cầm cố, khơng kể là tài sản hữu
hình hay vơ hình, động sản hay bất động sản. Ngồi ra, đối với quyền tài sản, nước
Pháp coi việc “trao” loại tài sản này của bên có nghĩa vụ cho bên có quyền là việc trao
các giấy tờ sở hữu của tài sản. Do đó, pháp luật Pháp cho phép cầm cố QSHTT. Một số
quốc gia khác cũng có quy định tương tự Pháp như: Áo, Bỉ, Cộng hòa Séc, Đức, Italy,
Hà Lan, Ba Lan,…
Trong khi đó, pháp luật của một số quốc gia như Mỹ, Anh và xứ Wales, Ireland,
Slovakia, Tây Ban Nha,… yêu cầu đối với biện pháp cầm cố tài sản là chuyển giao tài
sản về mặt vật lý cho bên có quyền. Do đó, tài sản cầm cố phải là tài sản hữu hình, một
tài sản vơ hình như QSHTT, khơng thể cầm nắm, chuyển giao trực tiếp được thì khơng
thể là đối tượng của biện pháp cầm cố tài sản.
- Thế chấp tài sản:
Thế chấp là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo đó bên thế chấp dùng
tài sản (là bất động sản hoặc động sản tùy pháp luật từng quốc gia ghi nhận) thuộc sở
hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Tài sản thế chấp khơng có sự chuyển
giao tài sản mà do bên thế chấp tiếp tục sở nắm giữ, sử dụng và định đoạt trong một số
trường hợp. Khi bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình đi thế chấp, bên nhận


thế chấp đã xác lập một vật quyền lên tài sản, do đó bên nhận thế chấp có quyền ưu
tiên thanh toán khi xử lý tài sản và quyền theo đuổi bất kể tài sản do ai nắm giữ.
Các hệ thống pháp luật khác nhau (Common Law và Civil Law) và các quốc gia
khác nhau trong cùng một hệ thống pháp luật cũng có những cách tiếp cận khác nhau
đối với biện pháp bảo đảm thế chấp tài sản, đó là yêu cầu đối với tài sản thế chấp...
Theo pháp luật của một số nước theo hệ thống pháp luật Civil Law như Pháp,
Đức, Bỉ, Hà Lan, bang Louisiana (Hoa Kỳ) – có truyền thống pháp luật đặc biệt
nghiêng về Civil Law,... thế chấp là một quyền tài sản đối với bất động sản được sử
dụng đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ, do đó, biện pháp thế chấp khơng áp dụng đối
với loại tài sản là QSHTT.

Điều 2118 BLDS Pháp quy định:
“Chỉ có thể đem thế chấp:
- Những bất động sản trong thương mại và những vật phụ của bất động sản được
coi là bất động sản;
- Quyền hưởng hoa lợi trên một tài sản và những vật phụ trong thời gian có
quyền hưởng hoa lợi.”
Trong khi một số quốc gia khác đi theo hệ thống pháp luật Civil Law như Thái
Lan, Tây Ban Nha, Trung Quốc và trong đó có Việt Nam khơng hạn chế phạm vi tài
sản áp dụng đối với biện pháp thế chấp, theo đó QSHTT là một động sản vơ hình,
khơng thể chuyển giao về mặt vật chất là phù hợp để làm tài sản thế chấp.
Điều 702 BLDS và Thương mại Thái Lan quy định :
“Hợp đồng thế chấp là hợp đồng qua đó, một người gọi là người thế chấp
nhượng một tài sản cho một người khác, gọi là người nhận thế chấp như một bảo đảm,
để thi hành một nghĩa vụ, nhưng khơng giao tài sản đó cho người nhận thế chấp.


Người nhận thế chấp có quyền được trả tiền đối với tài sản thế chấp ưu tiên trước
những chủ nợ thường, bất luận là quyền sở hữu đối với tài sản đó đã được chuyển
nhượng cho một người thứ ba hay chưa”.
Các quốc gia theo hệ thống pháp luật Common Law như: Mỹ, Anh và xứ Wales,
Ireland, Hungary, Slovakia,… và một số nước theo hệ thống Civil Law như Tây Ban
Nha không quy định bắt buộc tài sản thế chấp là bất động sản, nên quy định cho phép
sử dụng QSHTT là tài sản thế chấp.
- “Đặc quyền”:
Trong pháp luật Anh-Mỹ tồn tại khái niệm đặc quyền “charge” (luật của Anh)
hoặc “lien” (luật của Mỹ). “Đặc quyền là một quyền hoặc lợi ích pháp lý mà chủ nợ có
được trên một tài sản của một người khác tồn tại cho đến khi nghĩa vụ được bảo đảm
bởi đặc quyền này được hoàn thành”. Đặc quyền bao gồm đặc quyền chấp hữu, hay đặc
quyền đặc định (quyền cầm giữ tài sản) “artisan’s lien” và đặc quyền không chấp hữu,
hay đặc quyền thả nổi (đặc quyền không cầm giữ tài sản) “mechanic’s liens”.

Đặc quyền đặc định là đặc quyền được thiết lập trên một tài sản được đặc định
hóa như đất đai, nhà cửa, máy móc, thiết bị, phương tiện giao thơng,… Do đó chủ sở
hữu tài sản bị hạn chế quyền tự do định đoạt tài sản trong kinh doanh cho đến khi hồn
thành nghĩa vụ của mình.
Đặc quyền thả nổi là đặc quyền được thiết lập trên một hoặc một tập hợp tài sản
khơng được đặc định hóa, có thể thay đổi theo thời gian như: hàng hóa lưu chuyển
trong kinh doanh, hàng tồn kho,.... Bên có nghĩa vụ khơng bị hạn chế quyền định đoạt
đối với tài sản mà có thể tự do giao dịch đối với tài sản, tuy nhiên phải bảo đảm ln
có tài sản bảo đảm và tài sản bảo đảm phải có giá trị.
Đặc quyền có thể phát sinh theo thỏa thuận của các bên hoặc được quy định bởi
pháp luật. Đặc quyền được thiết lập trên một tài sản hoặc một tập hợp tài sản, đặc định
hoặc không đặc định, không phân biệt là động sản hay bất động sản. Như vậy, khi xác


lập các hợp đồng tín dụng, ngân hàng và bên vay có thể thỏa thuận xác lập một đặc
quyền lên QSHTT của bên vay.
Như vậy, qua việc tìm hiểu quy định về biện pháp bảo đảm của một số quốc gia,
đối chiếu đặc trưng của từng biện pháp bảo đảm cụ thể với đặc điểm của QSHTT, ta
thấy rằng các biện pháp bảo lãnh không phù hợp để áp dụng khi muốn dùng QSHTT để
bảo đảm cho khoản vay. Đối với biện pháp cầm cố, thế chấp, tùy thuộc quy định pháp
luật của từng quốc gia đối với đặc trưng của biện pháp bảo đảm và tài sản bảo đảm mà
có cho phép hoặc khơng cho phép áp dụng biện pháp cầm cố, thế chấp đối với
QSHTT. Ngoài ra, các nước theo hệ thống pháp luật Common Law với chế định “đặc
quyền” trên tài sản bảo đảm, có thể thỏa thuận xác lập một đặc quyền trên QSHTT tuệ
để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
1.2.3.2.

Đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay bằng QSHTT và quyền ưu tiên

Giao dịch bảo đảm tiền vay bằng QSHTT là sự thỏa thuận giữa ngân hàng và

người vay về việc xác lập một quyền hoặc lợi ích bảo đảm đối với QSHTT của bên vay
cho ngân hàng, do đó, giao dịch chỉ làm phát sinh hiệu lực đối với hai bên chủ thể của
giao dịch. Để giao dịch có hiệu lực đối kháng với bên thứ ba, thông tin về giao dịch
bảo đảm cần được cơng khai hóa.
Cơng khai hóa giao dịch bảo đảm được thực hiện dưới nhiều hình thức như đăng
ký giao dịch bảo đảm tại cơ quan có thẩm quyền, hoặc chiếm hữu trực tiếp tài sản bảo
đảm. Việc áp dụng hình thức cơng khai thơng tin nào phụ thuộc vào pháp luật của từng
quốc gia và loại giao dịch bảo đảm cần công khai. Đối với biện pháp thế chấp tài sản
và thỏa thuận xác lập “đặc quyền”, bởi khi mà áp dụng các biện pháp bảo đảm này,
phía ngân hàng khơng cầm giữ và quản lý trực tiếp tài sản bảo đảm nên một thủ tục
đăng ký giao dịch bảo đảm là cần thiết để công khai hóa thơng tin cho bên thứ ba biết.
Cịn trường hợp cầm cố, việc nắm giữ và kiểm soát tài sản cầm cố đã trực tiếp cơng
khai hóa thơng tin và xác lập cho ngân hàng quyền ưu tiên thanh toán đầu tiên khi xử
lý tài sản bảo đảm.


×