Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

BÀI TẬP LỚN ĐỀ BÀI: LÍ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG. LIÊN HỆ VỚI THỰC TẾ TẠI VIỆT NAM.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.84 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI TẬP LỚN
ĐỀ BÀI: LÍ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC –
LÊNIN VỀ HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG. LIÊN
HỆ VỚI THỰC TẾ TẠI VIỆT NAM.

HỌ VÀ TÊN: LÊ THU HIỀN
MSSV: 11181664
LỚP: NHỮNG NGUYÊN LÍ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA
MÁC – LÊNIN 2 (218_48)

Hà Nội, tháng 3 năm 2019
1


PHẦN MỞ ĐẦU
Nguồn lao động là tài sản quý giá và to lớn đối với một quốc gia, đó vừa là
tiền đề, vừa là động lực và là mục tiêu để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế
xã hội của đất nước. Quan tâm đến nguồn lao động tức là quan tâm đến mọi mặt
vấn đề liên quan đến người lao động, từ đó bộc lộ bản chất, tính ưu việt của chế
độ. Trên cơ sở của chủ nghĩa Mác - Lê nin về hàng hóa sức lao động cùng với
thực trạng thị trường sức lao động của nước ta hiện nay thì viêc hồn thiện thị
trường sức lao động khơng chỉ mang tính kinh tế mà cịn mang ý nghĩa chính trị,
là một vấn đề cấp thiết.
Trong những năm vừa qua nền kinh tế nước ta đang dần dần chuyển từ nền
kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường, nhiều thị trường khắp cả nước đã
từng bước được hình thành và phát triển, nhưng trình độ phát triển còn thấp so
với các nước và sự phát triển của các thị trường đó cịn thiếu đồng bộ. Một trong
số những thị trường được hình thành đó là thị trường sức lao động (hay còn gọi


là thị trường lao động). Trước thời kì đổi mới, chúng ta hầu như không hề thừa
nhận thị trường sức lao động. Thế nhưng trong điều kiện hiện nay, việc thừa nhận
nó là tất yếu. Vào ngày 23/6/1994, nhà nước ta đã ban hành Bộ Luật Lao Động,
tiếp sau đó là một loạt các nghị định của Chính phủ hướng dẫn, thi hành Bộ Luật
Lao động đã có những tác động tích cực đến việc hình thành khn khổ pháp lý
cho thị trường này. Sức lao động được coi là một hàng hóa đặc biệt, tiền lương
được coi là mức giá của sức lao động và được quyết định bởi sự thỏa thuận giữa
hai bên
Vậy hàng hóa sức lao động là gì? Chúng có những đặc điểm, vai trị và giá trị
ra sao đối với nền kinh tế? Thị trường hàng hóa sức lao động tại Việt Nam hiện
nay diễn ra như thế nào từ sau năm 1986? Để hiểu rõ hơn vấn đề này, em lựa chọn
nghiên cứu đề tài: “Lí luận của chủ nghĩa Mác-Lê nin về hàng hóa sức lao động
và liên hệ với thực tế tại Việt Nam.”
2


PHẦN NỘI DUNG
I.

Sức lao động và điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa:

1. Sức lao động là gì?
Theo C. Mác, “Sức lao động đó là tồn bộ các thể lực và trí lực ở trong
thân thể một con người, thể lực và trí lực mà con người phải làm cho hoạt
động để sản xuất ra những vật có ích”.
2. Những điều kiện biến sức lao động trở thành hàng hóa:
Trong bất cứ xã hội nào, sức lao động cũng là điều kiện cơ bản của sản
xuất. Nhưng không phải trong bất cứ điều kiện nào, sức lao động cũng là
hàng hóa. Sức lao động chỉ có thể trở thành hàng hóa trong những điều
kiện lịch sử nhất định sau đây:

-Thứ nhất: Người có sức lao động phải được tự do về thân thể, làm chủ
được sức lao động của mình và có quyền bán sức lao động của mình như
một hàng hóa. Sức lao động chỉ xuất hiện trên thị trường với tư cách là
hàng hóa, nếu nó do bản thân con người có sức lao động đưa ra bán. Muốn
vậy, người có sức lao động phải có quyền sở hữu năng lực của mình. Việc
biến sức lao động trở thành hàng hóa địi hỏi phải thủ tiêu chế độ chiếm
hữu nô lệ và chế độ phong kiến.
-Thứ hai: Người có sức lao động phải bị tước đoạt hết mọi tư liệu sản
xuất để không thể tự tiến hành lao động sản xuất. Chỉ trong điều kiện ấy,
người lao động mới buộc phải bán sức lao động của mình vì khơng cịn
cách nào để sinh sống.
Sự tồn tại đồng thời hai điều kiện trên tất yếu dẫn đến chỗ sức lao động
biến thành hàng hóa.
Dưới chủ nghĩa tư bản đã xuất hiện đầy đủ hai điều kiện đó. Cách mạng
tư sản đã giải phóng người lao động khỏi sự lệ thuộc về thân thể vào chủ
nô và chúa phong kiến. Thêm vào đó, do tác động của quy luật giá trị và
3


các biện pháp tích lũy nguyên thủy của tư bản đã làm phá sản những người
sản xuất nhỏ, biến họ trở thành vô sản và tập trung tư liệu sản xuất vào
trong tay một số ít người. Việc mua bán sức lao dộng được thực hiện dưới
hình thức thuê mướn.
Trong các hình thái trước tư bản chủ nghĩa, chỉ có sản phẩm của lao
động mới là hàng hóa. Chỉ đến khi sản xuất hàng hóa phát triển đến một
mức độ nhất định nào đó, các hình thái sản xuất xã hội cũ bị phá vỡ thì mới
xuất hiện điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa. Chính sự xuất hiện
của hàng hóa sức lao động đã làm cho sản xuất hàng hóa trở nên có tính
phổ biến và đã báo hiệu sự ra đời của một thời đại mới trong lịch sử xã hội
– thời đại của chủ nghĩa tư bản.

Sức lao động trở thành hàng hóa là điều kiện quyết định để biến tiền
thành tư bản.

II.

Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động:

1. Giá trị hàng hóa sức lao động:
Giá trị hàng hóa sức lao động cũng giống như các hàng hóa khác được
quy định bởi số lượng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra và
tái sản xuất ra sức lao động. Nhưng sức lao động chỉ tồn tại như năng lực
sống của con người. Để sản xuất ra và tái sản xuất ra năng lực đó, người
cơng nhân phải tiêu dùng một số lượng tư liệu sinh hoạt nhất định. Ngồi
ra, người lao động cịn phải thỏa mãn những nhu cầu của gia đình và con
cái. Chỉ có như vậy thì sức lao động mới được sản xuất và tái sản xuất liên
tục.
Vậy thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra sức lao động sẽ
quy thành thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra những tư liệu
sinh hoạt ấy. Hay nói một cách khác, số lượng giá trị sức lao động được
xác định bằng giá trị của những tư liệu sinh hoạt để tái sản xuất ra sức lao
động.
4


Khác với hàng hóa thơng thường, giá trị hàng hóa sức lao động bao hàm
cả yếu tố tinh thần và lịch sử. Điều đó thể hiện ở chỗ nhu cầu của cơng
nhân khơng chỉ có nhu cầu về vật chất mà còn gồm cả những nhu cầu về
tinh thần (giải trí, học tập,…). Nhu cầu đó cả về khối lượng lẫn cơ cấu
những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho công nhân không phải lúc nào và ở
đâu cũng giống nhau. Nó tùy thuộc vào hồn cảnh lịch sử của từng nước,

từng thời kỳ, phụ thuộc vào trình độ văn minh đã đạt được của mỗi nước.
Ngồi ra cịn phụ thuộc vào tập quán, điều kiện địa lý và khí hậu, điều kiện
hình thành giai cấp cơng nhân.
Nhưng đối với một nước nhất định và trong một thời kỳ nhất định thì
quy mơ những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho người lao động là một đại
lượng nhất định. Do đó có thể xác định do những bộ phận sau đây hợp
thành:
Một là, giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cần thiết
để tái sản xuất sức lao động, duy trì đời sống của bản thân người cơng nhân.
Hai là, phí tổn đào tạo người công nhân.
Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho gia đình người cơng
nhân.
Để nêu ra được sự biến đổi của giá trị sức lao động trong một thời kỳ
nhất định, cần nghiên cứu sự tác động lẫn nhau của hai xu hướng đối lập
nhau. Một mặt là sự tăng nhu cầu trung bình xã hội về hàng hóa và dịch vụ,
về học tập và trình độ lành nghề, do đó làm tăng giá trị sức lao động. Mặt
khác là sự tăng năng suất lao động xã hội, do đó làm giảm giá trị sức lao
động. Trong điều kiện tư bản hiện đại, dưới tác động của cuộc cách mạng
khoa học – kỹ thuật và những điều kiện khác, sự khác biệt của cơng nhân
về trình độ lành nghề, về sự phức tạp của lao động và mức độ sử dụng năng
lực trí óc và tinh thần của họ tăng lên. Tất cả những điều kiện đó không thể
không ảnh hưởng đến các giá trị sức lao động. Không thể không dẫn đến

5


sự khác biệt theo ngành và theo lĩnh vực của nền kinh tế bị che lấp đằng
sau đại lượng trung bình của giá trị sức lao động.
2. Giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động:
Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động cũng giống như các hàng hóa

khác chỉ thể hiện ra trong q trình tiêu dùng lao động, tức là q trình
người cơng nhân tiến hành lao động sản xuất.
Những tính chất đặc biệt của hàng hóa sức lao động được thể hiện đó
là:
Thứ nhất, sự khác biệt giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động so với
giá trị sử dụng của các hàng hóa khác là ở chỗ: hàng hóa thơng thường sau
q trình tiêu dùng hay sử dụng thì cả giá trị và giá trị sử dụng của nó đều
biến mất theo thời gian. Trái lại, q trình tiêu dùng hàng hóa sức lao động
lại là quá trình sản xuất ra một loại hàng hóa nào đó, đồng thời là q trình
tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của thân giá trị sức lao động. Phần lớn hơn
đó chính là giá trị thặng dư, Như vậy, hàng hóa sức lao động có thuộc tính
là nguồn gốc sinh ra giá trị. Đó là đặc điểm cơ bản nhất của giá trị sử dụng
của hàng hóa sức lao động so với các hàng hóa khác. Nó là chìa khóa để
giải quyết mâu thuẫn của công thức chung của tư bản. Như vậy, tiền chỉ
thành tư bản khi sức lao động trở thành hàng hóa.
Thứ hai, con người là chủ thể của hàng hóa sức lao động. Vì vậy, việc
cung ứng sức lao động phụ thuộc vào những đặc điểm về tâm lý, kinh tế,
xã hội của người lao động. Đối với hầu hết các thị trường khác thì cầu phụ
thuộc vào con người với những đặc điểm của họ, nhưng đối với thị trường
lao động thì con người lại có ảnh hưởng quyết định tới cung.

6


PHẦN LIÊN HỆ
VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM TẠI VIỆT NAM
A - Thực trạng thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay
I - Nguồn lao động - cung của thị trường lao động
1.Về số lượng:
Việt Nam hiện nay đang sở hữu một thế hệ dân số vàng. Do đó mà nguồn lao

động của nước ta rất dồi dào trong hiện tại và cả tương lai. Hiện nay, số lượng
người lao động chiếm khoảng 60% dân số. Hằng năm, nước ta lại được bổ sung
thêm khoảng hơn 1 triệu lao động mới. Nguyên nhân của sự gia tăng nhanh
chóng về số lượng lao động ở nước ta là do tốc độ tăng dân số cũng như hậu quả
từ cuộc bùng nổ dân số trước đây và xu hướng trẻ hóa dân số đang diễn ra. Năm
2013, dân số Việt Nam đã đạt khoảng 90 triệu người, trong đó nhóm dân số có
độ tuổi từ 15-64 chiếm 69% tổng số dân.
2. Về chất lượng:
Người lao động nước ta cần cù, có kinh nghiệm trong sản xuất gắn với
truyền thống của dân tộc được tích lũy qua nhiều thế hệ, đặc biệt là trong các
ngành nông nghiệp, ngư nghiệp, thủ công nghiệp. Nguồn lao động trẻ đang có
xu hướng tăng, có khả năng ứng dụng nhanh chóng các thành tựu khoa học-kĩ
thuật vào sản xuất.
Tuy nhiên, chất lượng nguồn lao động của nước ta còn thấp. Năm 2012, số
người lao động đã qua đào tạo chỉ chiếm 17.6%. Nguyên nhân chủ yếu khiến
chất lượng nguồn lao động của nước ta còn hạn chế là do cơ cấu đào tạo chưa
hợp lý (thừa thầy thiếu thợ), chất lượng đào tạo chưa đạt tiêu chuẩn. Người lao
động đã qua đào tạo còn mỏng về số lượng, một số lượng lớn người lao động có
trình độ lại đang có thiên hướng ra nước ngồi làm ăn,…
3. Sự phân bố nguồn lao động:
Hiện nay, thị trường lao động đang có sự phát triển khơng đồng đều, dẫn tới
sự chênh lệch về tỷ suất cung – cầu trong thị trường lao động ở mỗi ngành nghề
7


và mỗi vùng miền khác nhau. Trong các ngành kinh tế, tỉ trọng người lao động
hoạt động trong ngành nông lâm - ngư nghiệp vẫn chiếm phần lớn với trên 50%.
Trong khu vực nông thôn – thành thị, tỉ trọng người lao động ở nông thôn chiếm
tới khoảng 70% nhưng người lao động đã qua đào tạo lại tập trung chủ yếu ở
thành thị. Điều này làm cho thị trường lao động của nước ta phát triển không

đồng đều giữa các ngành và các vùng với nhau, khiến nhịp độ phát triển kinh tế
đất nước cũng trở nên không đồng bộ, thống nhất.
II -Vấn đề việc làm và sự mâu thuẫn cung - cầu trong thị trường lao động:
Với nguồn lao động đông đảo về số lượng nhưng chất lượng lại hạn chế, tình
trạng thất nghiệp và thiếu việc làm hoặc phải làm trái ngành nghề đào tạo đang
diễn ra phổ biến và dần trở thành một vấn nạn của xã hội ở nước ta, gây lãng phí
nguồn lao động.
Theo số liệu điều tra của Tổng cục thống kê, sáu tháng đầu năm 2013, tỷ lệ
thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ước tính là 2.28% (tăng 0.32% so với
năm 2012), còn tỷ lệ thiếu việc làm là 2.95% (tăng 0.21% so với năm 2012).
Như vậy, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở nước ta đang có xu hướng gia
tăng. Điều này đồng nghĩa với hiện nay trong thị trường lao động, cung đang
lớn hơn cầu.
Mặt khác, hằng năm, nước ta lại được bổ sung thêm khoảng 1 triệu lao động
mới, trong đó có khoảng trên 200 nghìn sinh viên đại học, cao đẳng tốt nghiệp,
cung cấp một lượng lớn nguồn nhân lực cho xã hội nhưng các công ty, doanh
nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nước ngồi vẫn kêu ca “khan hiếm nguồn lực”
dẫn đến tình trạng “vừa thiếu vừa thừa” nguồn lao động. Nguyên nhân của tình
trạng này là do sự mất cân đối về cung – cầu lao động. Nguồn lao động quá lớn
trong điều kiện các ngành sản xuất chưa thể tạo ra đủ việc làm. Thêm nữa,
người lao động chưa qua đào tạo hoặc có tay nghề thấp quá nhiều, trong khi số
người lao động có trình độ, chun mơn lại q ít.

8


Ngồi ra cịn do nền kinh tế nước ta trong một vài năm trở lại đây gặp phải
nhiều biến động bất lợi, các công ty, doanh nghiệp nhà nước cơ cấu lại tổ chức,
sa thải bớt nhân viên, các doanh nghiệp nhỏ làm ăn thua lỗ, phá sản. Chính vì
thế, mặc dù đã đạt được khá nhiều thành tích trong cơng tác kiểm sốt và điều

tiết tỷ lệ tăng lao động nhưng vấn đề việc làm vẫn diễn biến rất khó khăn, phức
tạp.
III - Tiền cơng:
Trong thị trường lao động, giá cả của hàng hóa sức lao động được thể hiện
dưới dạng tiền công.
Ở nước ta, tiền công cho người lao động được nhà nước quy định trong các
văn bản quy phạm pháp luật. Các doanh nghiệp trên cơ sở quy định của pháp
luật về mức lương tối thiểu cho người lao động, có thể tự xây dựng hệ thống
tiền cơng riêng sao cho phù hợp với tình hình kinh tế của doanh nghiệp và sự
đóng góp sức lực của người lao động.
Trên thực tế, chính sách tiền lương của nước ta hiện nay chỉ bằng khoảng
40% giá trị sức lao động mà người lao động bỏ ra. Các cán bộ, công chức, viên
chức nhà nước được hưởng mức lương cịn thấp, vì vậy khó tránh khỏi nạn
tham nhũng và tình trạng khan hiếm nhân tài. Ví dụ: do mức lương trung bình
của giáo viên quá thấp, ra trường xin việc làm lại vơ cùng khó khăn nên chưa
thu hút được người có năng lực, dẫn đến chất lượng đầu vào của các trường đào
tạo ngành sư phạm ngày càng giảm. Ở các doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là
doanh nghiệp nước ngồi, người lao động vẫn có mức lương chưa thỏa đáng.
Điều này đã làm nảy sinh tình trạng làm thêm giờ, thậm chí làm thêm giờ vượt
quá quy định của pháp luật, đặc biệt đối với những ngành như dệt may, chế biến
nông sản...đã làm ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động và gây ra sự tranh
chấp giữa người lao động với doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, do mức lương thấp, người lao động buộc phải tự cứu lấy mình
bằng một số “nghề tay trái”. Chế độ tiền lương thấp còn làm mất đi sức hút đối
với những người lao động có trình độ, tay nghề cao, dẫn đến tình trạng “chảy
9


máu chất xám”. Ngược lại, có những trường hợp người lao động lại được hưởng
mức lương quá cao so với sức lực mà họ bỏ ra. Chính vì thế, hiện nay chế độ

tiền công trong thị trường lao động nước ta cịn nhiều bất hợp lý, cịn mang tính
bình qn cao, cần được khắc phục để đáp ứng đúng, đủ sức lao động mà người
lao động đã bỏ ra.
Nguyên nhân của thực trạng tiền công cho người lao động ở nước ta hiện nay
chưa hợp lý là do chính sách tiền cơng của nhà nước cịn hạn chế, mức lương tối
thiểu đặt ra quá thấp, cơ chế quản lý tiền công cho người lao động ở các doanh
nghiệp tư nhân cịn lỏng lẻo. Ngồi ra cịn do nền kinh tế trong nước phát triển
chưa bền vững, thường xuyên biến động, gây ảnh hưởng tới mức lương của
người lao động.
B - Giải pháp phát triển thị trường lao động Việt Nam:
Thứ nhất, cần vận dụng linh hoạt lý luận hàng hoá sức lao động phù hợp với
điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, đồng thời chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ hai, cần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành, theo thành
phần kinh tế và giữa các vùng miền để thị trường lao động có sự phát triển đồng
đều, thống nhất, tránh tình trạng có nơi thì dư thừa, có nơi lại khan hiếm nguồn
lực.
Thứ ba, để giảm tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm, cần tiếp tục kiềm chế tốc
độ gia tăng dân số nhằm thu hẹp cung của thị trường lao động; nâng cao chất
lượng đào tạo bằng cách cơ cấu lại chỉ tiêu đào tạo đối với từng ngành, từng
nghề sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng nguồn lực của xã hội, cải tiến chế độ
ưu đãi đối với đội ngũ giáo viên, giảm học phí, đầu tư trang thiết bị học tập hiện
đại; đa dạng hóa các loại hình đào tạo; khuyến khích phát triển các ngành thủ
cơng, làng nghề truyền thống tại các địa phương để giải quyết số lao động dư
thừa tại chỗ; chú trọng sử dụng người lao động trẻ tuổi có năng lực để tránh gây

10


lãng phí nguồn lực. Đồng thời, nên đầu tư xây dựng các dự án khu công nghiệp,

khu chế xuất, khu trung tâm thương mại,… để giải quyết nguồn lực dư thừa.
Thứ tư, cần có chế độ tiền cơng hợp lý, thỏa đáng so với sức lực mà người
lao động đã bỏ ra. Đặc biệt, cần có chính sách ưu đãi đối với những người có
trình độ, tay nghề cao.
Thứ năm, nhà nước cần tăng cường bảo vệ quyền lợi cho người lao động qua
việc điều tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước cũng như các doanh
nghiệp tư nhân; nâng cao hiểu biết của người lao động về luật lao động và
những quy định về chế độ tiền lương; đẩy mạnh chế độ bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế…

11


KẾT LUẬN
Qua bài tiểu luận trên, ta có thể thấy được tầm quan trọng của hàng hóa sức
lao động. Đối với Việt Nam ta hiện nay, việc phát triển nền kinh tế tri thức cần
có một nguồn lao động với chất lượng cao. Và việc xác định đúng hàng hóa sức
lao động là một điều hết sức quan trọng.
Trong thời gian tới, chúng ta cần phải có những giải pháp hồn thiện cơ chế
chính sách đi đơi với nâng cao chất lượng nguồn lao động tạo điều kiện thuận
lợi cho người lao động nhằm phát huy hết tiềm năng nguồn lực lao động nước ta
với mục đích xây dựng một thị trường lao động sơi động, ổn định và có hiệu
quả, tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế.
Trong q trình làm bài, em cịn gặp phải nhiều sai sót, mong nhận được sự
bổ khuyết từ phía cơ giáo phụ trách bộ môn lớp NNLCBCCNML 2 (218_48) để
em có điều kiện hồn thiện hiểu biết về cả lý luận và thực tiễn, rút kinh nghiệm
cho những bài làm tiếp theo. Em xin chân thành cảm ơn!

12



TƯ LIỆU THAM KHẢO
1, Giáo trình Những ngun lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê nin (dành
cho sinh viên đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác-Lê nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh) – NXB Chính trị Quốc gia Sự Thật.
2, SGK Địa Lý 12 – NXB Giáo dục
3, />4, />5, />6, />7, />
13


14


15



×