Tải bản đầy đủ (.docx) (88 trang)

Luận văn thạc sĩ tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân cấp huyện từ thực tiễn huyện tây giang, tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.78 KB, 88 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ZƠRÂM BÊ

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN
CẤP HUYỆN TỪ THỰC TIỄN HUYỆN TÂY GIANG,
TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số : 8 38 01 02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ VIỆT HƯƠNG

HÀ NỘI, năm 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tơi. Các
số liệu trích dẫn trong luận văn dựa trên số liệu bảo đảm độ tin cậy, chính xác và
trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố
trong bất cứ cơng trình nào khác.
Quảng Nam, ngày tháng năm 2021
Tác giả

ZƠRÂM BÊ


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian tham gia khóa học Lớp cao học ngành Luật Hiến pháp và


Luật Hành chính khóa X, đợt 1/2019, chúng em đã được nhận sự chỉ bảo, hướng
dẫn của quý thầy, cô của Học viện Khoa học xã hội, đã khơng quản ngại khó
khăn trong khi đó tình hình dịch COVID-19 đang hồnh hành trên diện rộng,
bão lũ thường xuyên xảy ra nhưng các thầy, cô và Nhà Trường sắp xếp thời gian
rất phù hợp, giảng dạy tận tình để truyền đạt đủ các nội dung, chương trình đào
tạo đến tận học viên.
Hồn thành luận văn này nhờ sự quan tâm hướng dẫn của Cô: PGS.TS.
NGUYỄN THỊ VIỆT HƯƠNG, Học viện Khoa học xã hội vừa là giáo viên trực
tiếp giảng dạy. Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ
quý báo này.
Do khả năng nghiên cứu lý luận và thực tiễn còn hạn chế một điều chắc
chắn trong bài viết này khơng tránh khỏi những khiếm khuyết và sai sót, mong
các thầy, cơ và người đọc góp ý, chỉnh sửa để bản thân em tiếp tục hoàn thiện
luận văn.
Một lần nữa cho em gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến quý thầy, cô cùng lãnh
đạo Học viện Khoa học Xã hội mạnh khỏe, hạnh phúc và gặp mọi điều tốt lành
trong cuộc sống!
Học viên: Zơrâm Bê


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỔ
CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN Ở
VIỆT NAM........................................................................................................ 7
1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân
cấp huyện............................................................................................................ 7
1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và các mối quan hệ của
Uỷ ban nhân dân cấp huyện..............................................................................14
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp

huyện................................................................................................................. 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA UỶ
BAN NHÂN DÂN HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAM...............31
2.1. Các yếu tố đặc thù của huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam có ảnh hưởng
đến tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân huyện.....................................31
2.2. Thực tiễn tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân huyện Tây Giang,
tỉnh Quảng Nam................................................................................................36
2.3. Đánh giá chung về tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân huyện Tây
Giang, tỉnh Quảng Nam....................................................................................54
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC ĐỔI MỚI TỔ
CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN TỪ
THỰC TIỄN HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAM.......................60
3.1. Quan điểm tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp
huyện từ thực tiễn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.....................................60
3.2. Giải pháp tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp
huyện từ thực tiễn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.....................................62
KẾT LUẬN...................................................................................................... 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT
1
2
3
4
5
6

7
8
9

DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

Tên hình

hình
2.1

Bản đồ huyện Tây Giang


MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân,
do Nhân dân, vì Nhân dân địi hỏi phải có sự đổi mới và tiếp tục cải cách mạnh
mẽ bộ máy Nhà nước, trong đó có chính quyền địa phương nói chung, Ủy ban
nhân dân nói riêng.
Trong những năm qua, Đảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết quan trọng
trong các lĩnh vực cải cách bộ máy nhà nước. Mặc dù vậy, trong công tác cải
cách tổ chức bộ máy nhà nước đã xác nhận, hệ thống chính quyền địa phương
trong thực tiễn cải cách vẫn còn chưa được chú trọng đúng mức. Việc đề ra giải
pháp vẫn chưa tạo đột phá trong đổi mới về tổ chức hoạt động chính quyền các
cấp ở địa phương.

Nhìn tổng qt, hệ thống tổ chức và hoạt động của các cấp chính quyền địa
phương hiện tại có thể cịn ít nhiều phù hợp với tính chất và trình độ phát triển
của đơn vị hành chính, lãnh thổ, nhưng sẽ bất cập khi nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa thật sự được xây dựng và vận hành theo đúng quy luật
khánh quan của nó và Nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân, vì
Nhân dân được xác lập được các cơ sở của mình trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế và tồn cầu hóa.
Về cơ cấu UBND cấp huyện hiện có 13 cơ quan chun mơn trực thuộc,
được tổ chức thực hiện theo Nghị định 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 về việc
quy định tổ chức những cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện; Nghị
định 108/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 về sửa đổi, bổ sung một số Điều tại Nghị
định 34/2014/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2014 về việc quy định tổ chức những
cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện... Như vậy, cho thấy nếu thực hiện
theo tinh thần Văn kiện Hội nghị Trung ương lần VI, BCH TW khóa XII về
“một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”; Thế thì xét thấy cơ quan
1


chun mơn thuộc UBND cịn nhiều, trong 13 phịng, ban chun mơn nên tổ
chức giải thể Phịng Y tế huyện còn lại 12 Phòng, ban là hợp lý nhất và tiếp tục
tinh giản biên chế theo quy định.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong những năm qua, đã có nhiều cơng trình, đề tài khoa học, các luận
văn Thạc sỹ, các bài báo khoa học liên quan đến việc nghiên cứu về tổ chức và
hoạt động của UBND các cấp nói chung, tổ chức và hoạt động của UBND cấp
huyện nói riêng đã được cơng nhận như: Đề tài mã số: 60.38.01.02 của Bùi Hữu
Phát về tổ chức và hoạt động của UBND cấp huyện từ thực tiễn tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu, năm 2015, do PGS.TS. Vũ Trọng Hách người hướng dẫn khoa học.
Đăc biệt là các Báo cáo đề dẫn Hội thảo khoa học “Tổ chức chính quyền địa

phương: Quy định pháp luật thực tiễn cuả Pháp và Việt Nam” có nhiều bài viết
về một số vấn đề về tổ chức chính quyền địa phương của Việt Nam”. PGS. TS.
Vũ Thư, Viện Nhà nước và pháp luật “ Những vấn đề cơ bản trong quy định về
chính quyền địa phương của Hiến pháp sửa đổi”; PGS. TS. Vũ Hồng Anh, Viện
nghiên cứu lập pháp “Về mơ hình tổ chức chính quyền địa phương ở đơ thị và
chính địa phương ở nơng thơn”; TS. Bùi Thị Mừng (Trường Đại học Luật Hà
Nội) với bài tham luận “Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chính
quyền địa phương ở bối cảnh thực hiện Luật tổ chức chính quyền địa phương
2015”; Ths. Vũ Thu Hằng, Khoa Nhà nước và pháp luật Đại học Nội vụ Hà Nội
“Phát huy vai trò của Nhân dân trong xây dựng và giám sát hoạt động của chính
quyền địa phương”; Ths. Đỗ Thị Thanh Nga, Khoa Hành chính học Đại học Nội
vụ Hà Nội “Một số điểm mới về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân theo Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015”;
Ths. Trương Quốc Việt, Khoa Hành chính học Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
“Sự phát triển của của chế định chính quyền địa phương qua các bản Hiến
pháp”; Ths. Nguyễn Thị Ngọc Linh, Khoa Nhà nước và pháp luật Đại học Nội
vụ Hà Nội “Một số đểm mới của Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015”.
2


Những cơng trình tài liệu nghiên cứu đã được nêu trên nhìn chung đã khái
quát được bức tranh về tổ chức hoạt động của chính quyền địa phương, trong đó
có Ủy ban nhân dân. Bên cạnh đó cần làm rõ thêm sự giống nhau và khác nhau
giữa chính quyền địa phương ở đơ thị và chính quyền địa phương ở nơng thơn.
Tuy nhiên, pháp luật có quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính
quyền địa phương ở nông thôn rất cụ thể nhưng xét về mặt địa giới hành chính
thì có sự khác nhau. Ví dụ như: Giữa huyện Đơng Giang và huyện Tây Giang có
sự khác biệt nhau đó là Tây Giang có 08 xã biên giới nên yêu cầu pháp luật phải
có sự điều chỉnh về chức năng, nhiệm vụ và quyền này nhất là về cơng tác đối
ngoại. v.v…

3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn có mục đích tổng quát là xây dựng căn cứ lý luận và căn cứ
thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt
động của UBND cấp huyện ở Việt Nam nói chung, của UBND huyện Tây
Giang, tỉnh Quảng Nam nói riêng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức chính quyền địa

phương và chính quyền địa phương cấp huyện tại Việt Nam. Tập trung luận
chứng về vai trị, vị trí, tính chất, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của UBND cấp huyện;
-

Phân tích các quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của UBND cấp

huyện ở Việt Nam. Làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của
UBND cấp huyện ở Việt Nam;
-

Phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của UBND cấp

huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, phát hiện những ưu điểm, hạn chế và
nguyên nhân của thực trạng đó;
3



-

Đề xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới tổ chức

và hoạt động của UBND cấp huyện ở Việt Nam nói chung, ở huyện Tây Giang,
tỉnh Quảng Nam nói riêng.
4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
-

Các quan điểm khoa học về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa

phương cấp huyện;
-

Hệ thống các quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của UBND

cấp huyện;
-

Thực tiễn tổ chức và hoạt động của UBND huyện Tây Giang, tỉnh

Quảng Nam;
-


Kinh nghiệm tổ chức và hoạt động của UBND cấp huyện tại một số

huyện có điều kiện tương đồng với huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
-

Phạm vi nội dung: Luận văn nghiên cứu trực diện các vấn đề có liên

quan đến tổ chức và hoạt động của UBND huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
-

Phạm vi không gian nghiên cứu: tại huyện Tây Giang thuộc tỉnh

Quảng Nam. Trong quá trình nghiên cứu, có sự so sánh nhất định với một số địa
phương cấp huyện có điều kiện tương đồng với huyện Tây Giang, tỉnh Quảng
Nam.
-

Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2006

đến nay ( từ khi Luật Tổ chức Chính quyền năm 2015 có hiệu lực trên thực tế).
5.

Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn nghiên cứu trên cơ sở vận dụng quan điểm chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, về tổ chức bộ máy nhà
nước dân chủ, về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương.
4



Luận văn cũng tiếp thu và vận dụng một số quan điểm trong các học
thuyết được áp dụng phổ biến trên thế giới: Học thuyết phân quyền, Học thuyết
Nhà nước pháp quyền, Học thuyết Quản trị nhà nước, Học thuyết Quyền con
người, ….
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu hiện đại, được áp
dụng phổ biến trong nghiên cứu khoa học pháp lý và khoa học xã hội nói chung
như: phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, lịch sử, nghiên cứu tài
liệu thứ cấp và tham khảo ý kiến chuyên gia.
6.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần xây dựng cơ sở nhận thức lý
luận đầy đủ hơn về vai trị, vị trí, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền
hạn của chính quyền địa phương nói chung, của UBND và UBND cấp huyện nói
riêng ở Việt Nam.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo hữu ích cho cấp uỷ
Đảng, chính quyền và các thiết chế trong hệ thống chính trị tại huyện Tây
Giang, tỉnh Quảng Nam trong quá trình thực hiện chủ trương, đường lối của
Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước ta về tổ chức và hoạt động của chính
quyền địa phương tại những địa bàn có tính đặc thù.
Đồng thời, kết quả nghiên cứu luận văn cũng có thể được sử dụng làm tài
liệu tham khảo trong hoạt động nghiên cứu, đào tạo thuộc lĩnh vực luật học và
quản lý hành chính cơng.
7.


Kết cấu của luận văn

Bên cạnh những phần như phần mở đầu, phần kết luận và phần tài liệu
tham khảo nghiên cứu, thì kết cấu nội dung của luận văn được chia thành 3
chương cơ bản dưới đây:
5


Chương 1. Những vấn đề lý luận và pháp luật về tổ chức và hoạt động của
Uỷ ban nhân dân cấp huyện ở Việt Nam
Chương 2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân huyện
Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
Chương 3. Quan điểm và giải pháp tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động
của Uỷ ban nhân dân cấp huyện từ thực tiễn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

6


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT
ĐỘNG CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN Ở VIỆT NAM
1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò tổ chức và hoạt động của Uỷ ban
nhân dân cấp huyện
1.1.1. Khái quát về bộ máy chính quyền địa phương ở Việt Nam
Khái niệm về chính quyền địa phương tuy được giới nghiên cứu luật học
và những nhà quản lý hiểu theo nhiều góc nhìn, song điểm chung nhất ở chỗ là
xem chính quyền địa phương là cơ quan do nhân dân địa phương lập ra (mà
không phải cơ quan tản quyền) nhằm quản lý điều hành các công việc tại địa
phương.
Đối với nước ta, một cấp chính quyền ở địa phương thường có cả Hội đồng

nhân dân và Ủy ban nhân dân (hoặc tên gọi khác), nhưng cũng có thể chỉ có cơ
quan hành chính nhà nước. Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến nước ta, Hiến
pháp đã xác định tên gọi mới thể hiện ở “Chương IX. Chính quyền địa phương”
(gồm 7 điều, từ Điều 110 đến Điều 116). Chương IX của Hiến pháp sửa đổi, quy
định nhiều mặt khác nhau của chính quyền địa phương, tại Điều 110 Hiến pháp
này đã quy định rõ về đơn vị hành chính của nước ta, cụ thể là:
“1. Các đơn vị hành chính của nước Cộng hịa XHCN Việt Nam theo sự
phân định sau:
Nước được chia ra thành các tỉnh và thành phố trực thuộc TW (gọi chung
cấp tỉnh); tỉnh được chia ra thành các huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã (gọi
chung cấp huyện); thành phố trực thuộc TW được chia ra thành quận, thị xã,
huyện và đơn vị hành chính tương đương;
Huyện được chia ra thành các xã và thị trấn; thành phố thuộc tỉnh và thị xã
được chia ra thành các phường và xã; quận được chia ra thành các phường.
Đối với đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt thì do Quốc hội nhà nước ta
thành lập.
7


2.

Việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành

chính phải lấy ý kiến Nhân dân địa phương và theo trình tự, thủ tục do luật
định”.
Với cách phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ đó có nhiều nét tương đối
giống với những quy định trước đó, song dù vậy có một số điểm đáng chú ý:
Một là, loại đơn vị hành chính cấp huyện được mở rộng thêm thông qua
việc bổ sung “đơn vị hành chính tương đương, mà cụ thể Hiến pháp đã đề cập
“đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt” thì do Quốc hội nước ta thành lập. Như

vậy, có thể hiểu đây chính là một đơn vị hành chính tương đương, cùng tương
đương với cấp huyện (mà không thể là tương đương với cấp xã hoặc cấp tỉnh);
Hai là, quy định tại khoản 2, đó là: Việc giải thể, thành lập, điều chỉnh,
chia, nhập về địa giới đơn vị hành chính là phải trưng cầu ý kiến Nhân dân địa
phương và thực hiện theo luật định về trình tự thủ tục. Đây chính là điểm đổi
mới tiến bộ, phù hợp với xã hội dân chủ - khi quyền của người dân được tham
gia quyết định về vấn đề đơn vị hành chính lãnh thổ đã được ghi nhận ở Hiến
pháp.
Trước khi sửa đổi, Hiến pháp 1992 đã liên kết ngay trong quy định về đơn
vị hành chính là: “Việc thành lập Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ở các
đơn vị hành chính do luật định” (Điều 108). Thì tại Điều 111 của Hiến pháp sửa
đổi này đã quy định một điều riêng về mối liên kết trong Khoản 1 và Khoản 2
thuộc Điều 111, cụ thể là: (1). Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn
vị hành chính của nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; (2). Cấp chính
quyền địa phương được cơ cấu gồm HĐND và UBND cùng cấp và được tiến
hành tổ chức trên cơ sở phù hợp với đặc điểm đơ thị, nơng thơn, hải đảo và đơn
vị hành chính - kinh tế đặc biệt do pháp luật quy định” .
Trong quy định của Hiến pháp sửa đổi, việc tổ chức chính quyền địa
phương được định hướng rõ rệt hơn. Ở đó, có sự phân biệt hai khái niệm “chính
quyền địa phương” và “cấp chính quyền địa phương”. Tại Khoản 1 đã ghi:
8


“Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính”; đây là logic
để dẫn dắt quy định tại khoản 2: “Cấp chính quyền địa phương được cơ cấu gồm
HĐND và UBND cùng cấp và được tiến hành tổ chức trên cơ sở phù hợp với
đặc điểm đô thị, nơng thơn, hải đảo và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do
pháp luật quy định” (Tức là khơng nhất thiết đơn vị hành chính nào cũng phải là
một cấp chính quyền với hai loại cơ quan kể trên).
Việc tổ chức cấp chính quyền như thế nào tùy thuộc vào các đặc điểm các

yếu tố địa lý, kinh tế - xã hội, quan niệm về bộ máy nhà nước, kinh nghiệm thực
tiễn, cải cách... hiện tập trung trong các quy định tại các điều 112, 113, 114 của
Hiến pháp sửa đổi. Điều 112 đã quy định rằng: “Chính quyền địa phương các
cấp được tổ chức và đảm bảo thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương;
quyết định đối với những vấn đề của địa phương do pháp luật quy định; và chịu
sự giám sát, kiểm tra của các cơ quan nhà nước cấp trên.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương được xác định trên cơ
sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa
phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương.
3.

Trong trường hợp cần thiết, chính quyền địa phương được giao thực

hiện một số nhiệm vụ của cơ quan nhà nước cấp trên với các điều kiện bảo đảm
thực hiện nhiệm vụ đó”. Xét khía cạnh hình thức, với quy định được nêu tại 03
khoản nói trên đã có nhiều dấu hiệu tương tự giống với những quy định của các
quốc gia về tự quản địa phương (hay chính quyền địa phương tự quản), cụ thể
là:
Một là, chính quyền địa phương các cấp quyết định đối với những vấn đề
và công việc của địa phương trên cơ sở pháp luật quy định;
Hai là, việc xác định quyền hạn và nhiệm vụ của địa phương dựa trên sự
phân định về thẩm quyền đối với từng cấp chính quyền từ TW tới địa phương cơ
sở;
9


Ba là, từng cấp chính quyền địa phương thực hiện một số nhiệm vụ do cơ
quan nhà nước cấp trên ủy thác với điều kiện phải đảm bảo thực hiện tốt các
nhiệm vụ tương ứng.
Bốn là, năng lực giám sát, kiểm tra của các cơ quan nhà nước cấp trên đối

với hoạt động của chính quyền các cấp ở địa phương.
Tuy nhiên, những dấu hiệu đó khơng là cơ sở để đi đến kết luận rằng chính
quyền địa phương được quy định trong Hiến pháp sửa đổi khác biệt về chất so
với chính quyền địa phương tại Hiến pháp trước sửa đổi hoặc xem đó là chính
quyền địa phương tự quản theo quan niệm chung hiện nay. Nếu quan niệm một
cách khái qt có hai loại chính quyền địa phương, một loại chính quyền địa
phương được xem là một bộ phận cấu thành thống nhất có khuynh hướng chủ
đạo là tập quyền, tập trung (có ít nhiều có tính dân chủ) và loại chính quyền địa
phương được gọi là tự quản thì giữa chúng có sự khác nhau căn bản. Đối với
loại thứ nhất, chính quyền địa phương khơng có “chủ quyền” (hiểu chủ quyền
theo nghĩa về phân định thẩm quyền rạch rịi và dứt khốt trong luật), nói chung,
nó phải chịu sự tác động (chỉ đạo, mệnh lệnh) của chính quyền, cơ quan nhà
nước cấp trên, khơng có tính độc lập đáng kể. Trái lại, đối với loại thứ hai, chính
quyền địa phương có “chủ quyền” trong việc quyết định các mối quan hệ theo
chiều dọc với bộ máy hành chính nhà nước.
1.1.2. Khái niệm tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp huyện


Việt Nam, Uỷ ban nhân dân là khái niệm được dùng từ khi có Hiến pháp

năm 1980 đến nay, cịn theo Hiến pháp năm 1959 và Hiến pháp năm 1946 cơ
quan này được gọi là Uỷ ban hành chính. Theo pháp luật hiện hành UBND do
HĐND cùng cấp tiến hành bầu nên, gồm có chủ tịch UBND, những phó chủ tịch
UBND và uỷ viên UBND. Chủ tịch UBND phải là đại biểu HĐND (đại biểu dân
cử), các thành viên còn lại của UBND thì khơng hồn tồn nhất thiết là đại biểu
HĐND. Kết quả về việc bầu thành viên UBND phải do Chủ tịch UBND cấp trên
10


trực tiếp phê duyệt; đối với kết quả bầu thành viên UBND cấp tỉnh thì phải do

Thủ tướng chính phủ trực tiếp phê chuẩn. Như vậy, theo luật định hiện hành có
thể xác định: Uỷ ban nhân dân cấp huyện trực tiếp do Hội đồng nhân dân cấp
huyện bầu nên, đây là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân cấp huyện, là
cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện, nên phải chịu trách nhiệm chấp hành
Hiến pháp, các đạo luật, những VBQPPL của các cơ quan nhà nước cấp trên và
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện.
Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước ở địa
phương trên các lĩnh vực kinh tế, văn hố, giáo dục, y tế, quốc phịng, an ninh...
Uỷ ban nhân dân họp mỗi tháng ít nhất một lần do Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân triệu tập và chủ toạ. Những quyết định của UBND phải được hơn 50% tổng
số thành viên của UBND biểu quyết tán thành. Chủ tịch UBMTTQVN và người
đứng đầu những tổ chức chính trị xã hội hợp pháp ở địa phương được mời tham
dự những phiên họp UBND cùng cấp một khi bàn bạc các vấn đề có liên quan.
UBND thảo luận tập thể và quyết định theo nguyên tắc đa số đối với những vấn
đề quan trọng huyết mạch thuộc thẩm quyền của mình do pháp luật quy định
thơng qua những phiên họp, cụ thể là: Chương trình việc làm của UBND; quyết
toán và dự toán ngân sách thường niên, quỹ dự trữ của địa phương để trình
HĐND cùng cấp; báo cáo của UBND trước HĐND cùng cấp để thông qua; Kế
hoạch phát triển KT-XH; những biện pháp thực thi nghị quyết HĐND về KTXH; Đề án về việc thành lập mới, giải thể/ sáp nhập những cơ quan chuyên môn
trực thuộc UBND và việc phân vạch, điều chỉnh địa giới, đơn vị hành chính tại
địa phương.
1.1.3. Đặc điểm tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp huyện
Tại Điều 2 của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân 2003
có quy định rằng: UBND là cơ quan do HĐND bầu ra, đây là cơ quan chấp hành
của HĐND cùng cấp và là cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương, nên
11


UBND chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và đối với cơ quan nhà nước
cấp trên[39].

Theo Khoản 1 thuộc Điều 8 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương
2015 đã quy định rõ: “UBND do HĐND cùng cấp bầu ra, đây là cơ quan chấp
hành của HĐND cùng cấp và là cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương,
nên UBND chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương, HĐND cùng cấp và
đối với cơ quan nhà nước cấp trên.
-

UBND cấp huyện là cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện, nên nó

mang đặc điểm chung của cơ quan hành chính nhà nước. Đó là: Thực hiện chức
năng chấp hành và điều hành đối với mọi mặt lĩnh vực trong đời sống xã hội; Tổ
chức thực thi trong thực tiễn đối với các nội dung đã được ban hành trong các
văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp và của
cơ quan hành chính nhà nước cấp trên; Kiểm tra và thanh tra, chỉ đạo quá trình
thực thi pháp luật của những cơ quan thuộc thẩm quyền của mình và kể cả đối
với cá nhân, tổ chức tuy không trực thuộc khối cơ quan hành chính nhà nước.
So với các hệ thống của những cơ quan nhà nước khác, thì khối cơ quan
hành chính nhà nước là một hệ thống khá phức tạp, có số lượng cơ quan trực
thuộc và đội ngũ cán bộ, cơng chức đơng nhất.
1.1.4. Vai trị tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp huyện
Ủy ban nhân dân huyện (sau đây viết tắt là UBND huyện) do Hội đồng
nhân dân huyện bầu; là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân huyện (sau
đây viết tắt là HĐND huyện), cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu
trách nhiệm trước Nhân dân huyện, HĐND huyện và cơ quan hành chính nhà
nước cấp trên.
UBND cấp huyện trong quá trình hoạt động phải chấp hành và chịu trách
nhiệm trước Hiến pháp, các đạo Luật, những văn bản quy phạm pháp luật của cơ
quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết HĐND cùng cấp để đảm bảo thực thi các
12



chính sách, các biện pháp về phát triển KT-XH, củng cố an ninh quốc phòng trên
địa bàn cấp huyện.
UBND cấp huyện thực hiện chức năng QLNN tại địa phương mình, đóng
góp vào việc đảm bảo sự quản lý, chỉ đạo thống nhất từ trên xuống trong hệ
thống tổ chức bộ máy hành chính nhà nước từ cấp Trung ương tới cấp xã.
UBND huyện tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp
luật; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, vừa bảo đảm phát huy vai trò lãnh
đạo của tập thể UBND huyện, vừa đề cao trách nhiệm cá nhân của Chủ tịch, các
Phó Chủ tịch và Ủy viên UBND huyện.
Giải quyết công việc theo quy định của pháp luật, sự chỉ đạo, điều hành
của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh; bảo đảm sự lãnh đạo của Huyện ủy, sự
giám sát của HĐND huyện, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện trong việc thực
hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Trong q trình phân cơng về việc giải quyết cơng vụ, thì mỗi cơng việc
chỉ được phân công giao cho một đơn vị, cơ quan, một người phụ trách (quy về
một đầu mối) và chịu trách nhiệm chính. Đối với tập thể thì khơng được làm
thay công việc của cá nhân, đối với cấp trên thì khơng được làm thay cơng việc
của cấp dưới; và ngược lại. Người đứng đầu cơ quan đơn vị (Thủ trưởng cơ
quan đơn vị) đối với nhóm cơng việc được phân cơng phụ trách, thì họ phải chịu
trách nhiệm về kết quả các công việc được giao và tiến độ thực hiện.
Phải đảm bảo kế hoạch, chương trình và Quy chế làm việc; và tuân thủ
pháp luật hiện hành quy định về thủ tục, trình tự và thời hạn giải quyết công
việc.
Bảo đảm phát huy sở trường và năng lực của các cán bộ, công chức; đề
cao cơ chế phối hợp liên thông trong công tác, tăng cường trao đổi chia sẻ thông
13


tin trong q trình giải quyết cơng việc và trong việc thực hiện các hoạt động

theo nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn đã được luật định.
Đảm bảo mọi hoạt động được thực hiện dân chủ, minh bạch, hiện đại, hiệu
quả; và chịu sự giám sát của nhân dân, đề cao tinh thần thái độ tận tụy phục vụ
sự hài lòng của Nhân dân.
1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và các mối quan
hệ của Uỷ ban nhân dân cấp huyện
1.2.1. Cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân cấp huyện
Tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo pháp luật Việt
Nam: Quá trình điều chỉnh pháp luật về Ủy han nhân dân cấp huyện ở nước ta từ
năm 1945 đến nay:
1.2.2. Ủy ban nhân dân huyện theo sắc lệnh số 63/SL ngày 22/11/1945,
Sắc lệnh số 77/SL ngày 21/12/1945, sắc lệnh số 11 /SL ngày 24/11/1946 và
Hiến pháp năm 1946
Kể từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, căn cứ pháp lý đầu tiên đối với
chính quyền địa phương là 02 sắc lệnh, cụ thể: Sắc lệnh 63/SL ngày 22 tháng 11
năm 1945 về việc tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính kỳ, tỉnh,
huyện, xã; và Sắc lệnh 77/SL ngày 21 tháng 12 năm 1945 về việc tổ chức Hội
đồng nhân dân và Ủy ban hành chính thành phố và khu phố. Như vậy, Ủy ban
hành chính cấp huyện (theo Sắc lệnh 63/SL và Sắc lệnh 77/SL này) chỉ là cấp
trung gian. Cấp huyện chỉ tiến hành tổ chức nên Ủy ban hành chính do đại biểu
Hội đồng nhân dân cấp xã bầu ra, gồm có: Chủ tịch ủy ban hành chính; Phó chủ
tịch Ủy ban hành chính; Thư ký Ủy ban hành chính; và 02 Ủy viên dự khuyết
của Ủy ban này. Tại Điều 78 Sắc lệnh 63/SL xác định rằng: “Ủy ban hành chính
cấp huyện có nhiệm vụ thi hành và kiểm sốt việc thi hành mệnh lệnh của cấp
trên, kiểm soát Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính cấp xã;
14


có nhiệm vụ giải quyết những cơng việc thuộc phạm vi cấp huyện, điều khiển
đội cảnh binh cấp huyện nhằm lo cơng việc tuần phịng, trị an ở cấp huyện "[05].

Còn tại Điều 3 và Điều 4 của Sắc lệnh 77/SL có quy định rằng: Khác với tỉnh,
việc tổ chức chính quyền thành phố bao gồm 02 cấp, đó là: thành phố và khu
phố. Song trong đó, cấp thành phố mới gồm có cả Hội đồng nhân dân và Ủy ban
hành chính; trong khi cấp khu phố chỉ có duy nhất là Ủy ban hành chính. Ngoại
trừ thành phố Đà Lạt thì khơng có cả Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính
thành phố, mà chỉ duy nhất có Ủy ban hành chính khu phố. Ủy ban hành chính
khu phố là cơ quan do cử tri của khu phố trực tiếp bầu nên (cũng tương tự với
Uỷ ban hành chính các cấp khác), Ủy ban hành chính khu phố có trách nhiệm thi
hành mệnh lệnh của cấp trên và có nhiệm vụ giải quyết những cơng việc trên địa
bàn khu phố mình.[06]
Sắc lệnh 11/SL được Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành ngày 24/01/1946 quy
định đối với việc tổ chức chính quyền nhân dân ở các thị xã. Theo đó, những thị
xã lớn được chia thành nhiều khu; với mỗi khu tương ứng có một Ủy ban hành
chính. Việc phân chia khu được Ủy ban hành chính kỳ định (trong Điều 1); về
cách thức tổ chức chính quyền nhân dân được tổ chức theo cách thức đã định
trong sắc lệnh 77/SL áp dụng đối với các thành phố; chỉ có điểm khác ở chỗ là,
trong hoạt động kiểm sốt thì tỉnh sẽ làm thay và kỳ sẽ làm thay Chính phủ
(trong Điều 2). Mặt khác, Sắc lệnh 11/SL cũng tạm thời quy định lại đối với
những thành phố Vinh - Bến Thủy, Nam Định, Đà Nẵng, Huế là thị xã.
Nhìn chung, về cơ bản chính quyền địa phương theo Hiến pháp 1946 được
tổ chức theo quy định của các sắc lệnh: Sắc lệnh 77/SL; và sắc lệnh sửa đổi bổ
sung sắc lệnh 63 và sắc lệnh 77 nhằm phù hợp sự nghiệp kháng chiến. Ở giai
đoạn này, có sự khác nhau về bộ máy giữa chính quyền nơng thơn và đơ thị
trong việc quản lý và tổ chức chính quyền địa phương. Tại Điều 58 của Hiến
pháp năm 1946, Ủy ban hành chính huyện là cơ quan do Hội đồng nhân các xã
15


bầu nên. Tại Điều 59 của Hiến pháp năm 1946 quy định: Trách nhiệm của Ủy
ban hành chính, đó là thi hành mệnh lệnh cấp trên; và thi hành những nghị quyết

Hội đồng nhân của địa phương mình; đồng thời chỉ huy điều hành cơng việc
hành chính tại địa phương, sau khi đã được cấp trên phê chuẩn.
Ủy ban hành chính vừa chịu trách nhiệm trước Ủy ban hành chính cấp trên,
vừa chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân cùng cấp. Mặc dù tại Điều 62 của
Hiến pháp năm 1946 có định hướng đến việc ra một đạo luật nhằm xác định rõ
về chi tiết tổ chức đối với Hội đồng nhân và Ủy ban hành chính, song do lịch sử
giai đoạn cao trào của sự nghiệp kháng chiến toàn quốc nên chưa thể có điều
kiện để thực thi. Vì vậy, chính quyền cấp huyện bao gồm cả Ủy ban hành chính
cùng cấp được tổ chức và hoạt động trên cơ sở của hai sắc lệnh: Sắc lệnh 63/SL
và Sắc lệnh 77/SL. Vai trị quan trọng của chính quyền cấp huyện, cũng như
chính quyền các cấp trong giai đoạn này là thực hiện các mệnh lệnh, chỉ thị của
Chính phủ, tổ chức vận động Nhân dân thực hiện nhiệm vụ của hậu phương,
đóng góp sức người, sức của cho cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi.
1.2.3. Ủy ban nhân dân huyện theo Hiến pháp năm 1959 và Luật Tổ
chức HĐND và Ủy ban hành chính 1962
Trong Chương VII của Hiến pháp 1959 có quy định khá cụ thể về Hội
đồng nhân dân và Ủy ban hành chính địa phương. Tại Điều 78 của Hiến pháp
1959 quy định rằng: Nước được chia ra thành thành phố trực thuộc TW, tỉnh và
khu tự trị; tỉnh được chia ra thành thành phố thuộc tỉnh, thị xã và huyện; huyện
được chia ra thành thị trấn và các xã; và các cấp này đều tổ chức cơ cấu gồm
Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính cùng cấp (theo Điều 79). “Hội đồng
nhân dân là cơ quan bầu ra Ủy ban hành chính, Hội đồng nhân dân có quyền bãi
miễn đối với những thành viên của Ủy ban hành chính” (Điều 84). Ở Điều 1 của
Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính các cấp 1962 quy định:
“Thành phố được chia ra thành các huyện ở ngoại thành và các khu phố ở nội
thành”; và “những đơn vị hành chính này đều gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy
16


ban hành chính”[39]. Quy định này đồng nghĩa là, chính quyền cấp huyện được

thiết lập là một cấp hành chính cơ bản với tổ chức cơ cấu gồm có Hội đồng nhân
dân và Ủy ban hành chính cùng cấp. Đây là lần đầu tiên quy định đã được luật
hóa theo tinh thần Hiến pháp năm 1959: Ủy ban hành chính vừa là cơ quan chấp
hành của Hội đồng nhân dân, và vừa là cơ quan hành chính nhà nước của địa
phương (Điều 87).
Cũng ở thời kỳ này, cơ cấu Ủy ban hành chính cấp huyện bao gồm: Chủ
tịch Ủy ban hành chính, một hoặc nhiều Phó Chủ tịch Ủy ban hành chính, uỷ
viên thư ký và những uỷ viên Ủy ban hành chính cấp huyện. Nhiệm kỳ hoạt
động của Ủy ban hành chính cấp huyện có cùng thời gian với nhiệm kỳ Hội
đồng nhân dân cùng cấp. Mọi hoạt động của Uỷ ban hành chính cấp huyện phải
chấp hành mệnh lệnh, nghị quyết của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên và
chấp hành nghị quyết Hội đồng nhân dân cùng cấp; đồng thời báo cáo công tác
và chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cấp mình và đối với cơ quan hành
chính nhà nước cấp trên trực tiếp; Uỷ ban hành chính cấp huyện thực hiện quyền
quản lý điều hành cơng tác hành chính tại địa phương mình.
Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính các cấp 1962 cũng
đưa ra quy định về sự phân biệt tổ chức bộ máy giữa chính quyền cấp huyện ở
nơng thơn với chính quyền ở đơ thị. Bên cạnh đó, Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban hành chính các cấp 1962 cũng có một số quy định riêng về nhiệm
vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính của thành
phố thuộc tỉnh, thị xã, huyện, khu phố. Trong đó, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy
ban hành chính cấp huyện, đó là: Hướng dẫn, đơn đốc, kiểm tra thị trấn và các
xã trong việc xây dựng và chấp hành kế hoạch kinh tế, văn hoá, xã hội và ngân
sách của thị trấn, xã; quản lý công tác tổ chức, biên chế và cán bộ; chỉ đạo đối
với thị trấn, các xã việc củng cố, phát triển hợp tác xã, phát triển sản xuất nông
nghiệp và thủ công nghiệp, những ngành nghề khác; chỉ đạo tuyến xã, thị trấn
trong việc phát triển những cơng trình giao thơng, vận tải, thuỷ lợi và sự
17



nghiệp hoạt động văn hoá, giáo dục, xã hội mang tính liên xã; chỉ đạo thị trấn và
các xã về việc thu mua, thu nợ, thu thuế; quản lý điều hành tài chính cấp huyện;
đơn đốc, kiểm tra q trình thực hiện những chỉ tiêu kế hoạch của ngân hàng;
chỉ đạo, lãnh đạo công tác củng cố, phát triển những loại hình hợp tác xã vay
mượn và quỹ tín dụng; quản lý cơng tác giáo dục, y tế, văn hố, thể dục thể thao;
quản lý các hoạt động bưu điện, truyền thanh; quản lý điều hành những xí
nghiệp, bệnh xá, trường phổ thơng, sự nghiệp lợi ích cơng cộng của huyện; gìn
giữ an ninh trật tự - trị an, bảo vệ công sản; xây dựng các lực lượng hậu bị, tự
vệ, dân quân và thi hành các nhiệm vụ quân sự khác; và quản lý những công tác
khác do cấp trên giao (theo Điều 45).
Xét tổng thể, giai đoạn này là địa vị của Ủy ban hành chính cấp huyện
được tăng cường; quy định khá cụ thể về quyền hạn và chức năng, nhiệm vụ của
tổ chức này.
1.2.4. Ủy ban nhân dân huyện theo Hiến pháp năm 1980 và Luật Tổ
chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 1983 và năm 1989 (sửa
đổi)
Hiến pháp năm 1980 đã quy định, đơn vị hành chính đối với tỉnh được chia
ra thành thành phố thuộc tỉnh, thị xã và huyện; còn đối với thành phố trực thuộc
TW được chia ra thành quận, thị xã và huyện. Cơ cấu chính quyền của những
đơn vị hành chính nêu trên đều gồm có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân
[40,tr. 119]. Theo Điều 121 của Hiến pháp 1980; và tại Điều 3 của Luật Tổ chức
Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1983 đã quy định rằng: “Uỷ ban nhân
dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân; và là cơ quan hành chính nhà
nước tại địa phương”. Uỷ ban nhân dân huyện có nhiệm vụ (Điều 46 của Luật
này), đó là: Chuẩn bị các kỳ họp Hội đồng nhân dân huyện, phối hợp với các
Ban chuyên trách của Hội đồng nhân dân cùng cấp để xây dựng những đề án để
trình Hội đồng nhân dân huyện xem xét, quyết định; chỉ đạo và tổ chức thực thi
18



nghị quyết Hội đồng nhân dân huyện và những nghị định, nghị quyết, quyết
định, thông tư, chỉ thị của hệ thống cơ quan nhà nước cấp trên; chỉ đạo các cấp,
các ngành thuộc thẩm quyền của mình về thực hiện kế hoạch ngân sách, phát
triển KT-XH, củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh, TTATXH và chăm lo cải
thiện đời sống người dân ở địa phương; mặt khác, phải đảm bảo công tác QLNN
được thống nhất từ TW tới cơ sở... Cơ cấu Uỷ ban nhân dân cấp huyện bao gồm:
Chủ tịch UBND, các Phó Chủ tịch UBND, Ủy viên thư ký và những Ủy viên
UBND khác; cơ cấu số lượng thành viên Uỷ ban nhân dân cấp huyện từ 09-13
đồng chí và phải là đại biểu dân cử cùng cấp. Nhiệm kỳ của Uỷ ban nhân dân
cấp huyện hoạt động có cùng thời hạn như nhiệm kỳ Hội đồng nhân dân cùng
cấp, cụ thể là 02 năm. Do đó, Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền hạn và
nhiệm vụ cũng như những lĩnh vực hoạt động của nó được mở rộng, nhất là về
kinh tế. Chẳng hạn, Uỷ ban nhân dân huyện trực tiếp phân cấp, chỉ đạo và quản
lý với cấp xã, các xí nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và các cơ quan nhà
nước khác; Uỷ ban nhân dân huyện vừa có chức năng quản lý hành chính - lãnh
thổ, vừa có chức năng trực tiếp SX-KD... (Nghị quyết 50 - HĐBT ngày
17/5/1983).
Đến năm 1989, theo quy định của Nghị quyết Quốc hội về việc sửa đổi một
số điều Hiến pháp 1980 và Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân
dân 1989 sửa đổi: Thường trực Uỷ ban nhân dân cấp huyện bị bãi bỏ, còn các
quyền hạn và nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân huyện phải được trao đổi thảo luận
tập thể và quyết định theo nguyên tắc đa số trong phiên họp toàn thể của Uỷ ban
nhân dân. Tuy vậy, do chế độ làm việc tập thể khó quy về trách nhiệm thuộc
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân và các thành viên của Uỷ ban nhân dân... Mặt khác,
trong thời kỳ này theo quy định hiện hành, Uỷ ban nhân dân cấp huyện luôn phụ
thuộc vào mối quan hệ với Hội đồng nhân dân cùng cấp. Nên cơ quan hành
19


chính nhà nước cấp trên khơng có quyền tác động trực tiếp, không thực hiện chỉ

thị mệnh lệnh của cấp trên, dẫn đến Uỷ ban nhân dân huyện hoạt động ở giai
đoạn này đối mặt với nhiều khó khăn…
1.2.5. Ủy ban nhân dân huyện theo Hiến pháp năm 1992 và Luật Tổ
chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 1994 và năm 2003
Theo Hiến pháp 1992 và Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân
dân 1994 và 2003 quy định, cơ cấu tổ chức chính quyền cấp huyện gồm có Hội
đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cùng cấp; trong đó, Uỷ ban nhân dân cấp
huyện là cơ quan do HĐND cùng cấp bầu nên, là cơ quan chấp hành của HĐND
cùng cấp và là cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương, thực hiện chức
năng quản lý nhà nước ở địa phương phụ trách, đóng góp vào việc đảm bảo sự
quản lý chỉ đạo thống nhất trong hệ thống bộ máy hành chính nhà nước từ TW
đến cơ sở. Quyền hạn và nhiệm vụ của UBND cấp huyện (còn tùy thuộc vào
khu vực nông thôn hay đô thị) được thể hiện rõ hơn về tính đặc thù. Nhiệm kỳ
hoạt động của UBND huyện có cùng thời gian với nhiệm kỳ HĐND cùng cấp,
cụ thể là 5 năm (chứ khơng cịn hai năm như trước); quyền hạn và nhiệm vụ của
UBND huyện được quy định từ các điều từ: Điều 97 tới Điều 107. Ở giai đoạn
này, địa vị pháp lý của Chủ tịch UBND đã được tăng cường và đề cao hơn (nếu
so với các Hiến pháp ở thời kỳ trước). Điểm mới khác biệt của Luật Tổ chức
Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994 và 2003 là quy định cụ thể những
vấn đề nhất thiết phải thảo luận tập thể, quyết định theo đa số tại phiên họp của
UBND, những vấn đề khác Chủ tịch UBND có tồn quyền quyết định, hoặc
phân cơng các Phó Chủ tịch, các thành viên khác UBND thực hiện và chịu trách
nhiệm về các quyết định này. Các cơ quan giúp việc của UBND được tổ chức lại
và điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ theo hướng quản lý nhà nước đa ngành, đa
lĩnh vực ở địa phương, phù họp với những điều chỉnh các bộ, ngành trung ương,
số lượng các phòng, ban ở huyện từ 20 đến 27, xuống còn 10 đến 15 đầu mối
[2].

Có thể khẳng định, tổ chức và hoạt động của UBND cấp huyện trong thời
20



×