Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Luận văn thạc sĩ tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
---oOo---

VÕ NGUYỄN HỒNG YẾN

TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP HỒ CHÍ MINH- 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
---oOo---

VÕ NGUYỄN HỒNG YẾN

TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính-Ngân hàng
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. LÊ HỒ AN CHÂU

TP HỒ CHÍ MINH- 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn thạc sĩ “Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả
hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” là
cơng trình nghiên cứu của tác giả. Các số liệu và tài liệu trong luận văn là trung
thực và chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan của mình
Tp. Hồ Chí Minh, ngày ….Tháng ….năm …….
Tác giả luận văn ký và ghi rõ họ tên

Võ Nguyễn Hoàng Yến


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI ..................................................1
1.1 LÝ DO THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ...........................................................................1
1.2 MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ......................................................2
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................3
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................................3

1.5 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................4
1.6 KẾT CẤU LUẬN VĂN.....................................................................................4
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ..........................................................................................5
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO TÍN DỤNG .................6
VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG...........................6
2.1 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT.............................................................................6
2.1.1 Rủi ro tín dụng của ngân hàng...................................................................6
2.1.1.1 Khái niệm ............................................................................................6
2.1.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng ......................................................................8
2.1.1.3 Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng ..................................................9
2.1.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần: ...11
2.1.2.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng: ..............11
2.1.2.2 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng:
.......................................................................................................................13
2.2 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA
RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG ......16
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................22
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
...................................................................................................................................23


3.1 MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ..............................................................................23
3.2 MƠ TẢ CÁC BIẾN NGHIÊN CỨU................................................................24
3.3 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU: ......................................................................25
3.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................25
3.5 DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ...............................................................................26
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................27
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................28
4.1 THỐNG KÊ MÔ TẢ VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN

2006-2016..............................................................................................................28
4.1.1 Rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai
đoạn 2006-2016 ................................................................................................28
4.1.1.1 Dư nợ xấu và Tỷ lệ nợ xấu ................................................................28
4.1.1.2 Tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ ..................31
4.1.2 Khả năng sinh lợi thông qua chỉ tiêu ROA và ROE của các NHTMCP
Việt Nam trong giai đoạn 2006-2016 ...............................................................33
4.1.3 Thống kê tương quan giữa rủi ro tín dụng và hiệu quả hoạt động kinh
doanh của các Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam. .............................36
4.2 KIỂM ĐỊNH TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH .............................................................................39
4.2.1 Thống kê mô tả mẫu .................................................................................39
4.2.2 Phân tích kết quả kiểm định tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả
hoạt động kinh doanh ........................................................................................42
4.2.2.1 Kiểm định ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đối với ROA: ..................42
4.2.2.2 Kiểm định ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đối với ROE: ..................50
4.3.2.3 Thảo luận kết quả ..............................................................................57
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ........................................................................................59
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ......................................60
5.1 KẾT LUẬN .....................................................................................................60
5.2 HÀM Ý CHÍNH SÁCH ...................................................................................61
5.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ GỢI Ý HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 64
5.3.1 Hạn chế của đề tài và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo ........................64
5.3.1.1 Hạn chế của đề tài .............................................................................64
5.3.1.2 Gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo.....................................................64
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ........................................................................................66


KẾT LUẬN ..............................................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
BCTC: Báo cáo tài chính
HQHĐKD: Hiệu quả hoạt động kinh doanh
NHNN: Ngân hàng nhà nước
NHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần
RRTD: Rủi ro tín dụng
TCTD: Tổ chức tín dụng
TSBĐ: Tài sản bảo đảm
VAMC: Cơng Ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam
Tiếng Anh
FEM: Fix Effects Modal
LLP: Loan Loss Provision
NPL: Non-Performing Loans
OSL: Ordinary Least Squares
REM: Random Effects Modal
ROA: Return on Asssets
ROE: Return on Equity
VB:

World Bank

VIF:

Variance Inflation Factor

WTO: World Trade Organization



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm các yếu tố tác động đến HQHĐ
KD của NHTMCP………………………………………………………………….20
Bảng 4.1 Thống kê mô tả dữ liệu…………………………………………………..40
Bảng 4.2 Ma trận hệ số hồi quy..…………………………………………………..42
Bảng 4.3 Hệ số VIF của mơ hình (1a) và (1b)…………………………….…….…43
Bảng 4.4 Kết quả hồi quy từ mơ hình (1a) và (1b) bằng FEM và REM..……….....45
Bảng 4.5 Kết quả hồi quy từ mơ hình (1a) bằng FEM………………………….….47
Bảng 4.6 Kết quả hồi quy từ mơ hình (1b) bằng FEM…………………………….48
Bảng 4.7 Hệ số VIF của mơ hình (2a) và (2b)……………………………………..50
Bảng 4.8 Kết quả hồi quy từ mơ hình (2a) và (2b) bằng FEM và REM………..….52
Bảng 4.9 Kết quả hồi quy từ mơ hình (2a) bằng FEM…………………………......54
Bảng 4.10 Kết quả hồi quy từ mơ hình (2b) bằng FEM………………………..….55


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Dư nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu của 18 NHTMCP VIỆT NAM…………28
Biểu đồ 4.2: Dự phòng RRTD và Tỷ lệ dự phòng RRTD của 18 NHTMCP VIỆT
NAM……………………………………………………………………………….32
Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ ROA bình quân của 18 NHTMCP VIỆT NAM………………..34
Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ ROE bình quân của 18 NHTMCP VIỆT NAM………………..34
Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ nợ xấu và ROA của 18 NHTMCP VIỆT NAM………………..36
Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ nợ xấu và ROE của 18 NHTMCP VIỆT NAM…...…………...37
Biểu đồ 4.7: Tỷ lệ dự phòng RRTD và ROA của 18 NHTMCP VIỆT NAM……..38
Biểu đồ 4.8: Tỷ lệ dự phòng RRTD và ROE của 18 NHTMCP VIỆT NAM……..39


1

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
1.1 LÝ DO THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Hệ thống ngân hàng đóng vai trị là trung gian tài chính nhằm cung cấp
nguồn vốn cho nền kinh tế vì vậy mà lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng vẫn là từ
hoạt động cấp tín dụng. Trong những năm gần đây, sự gia tăng nhanh chóng của nợ
xấu đã dẫn đến việc ngân hàng phải đối mặt với rủi ro tín dụng (RRTD) gia tăng
đáng kể trong hoạt động tín dụng. Do những ảnh hưởng khơng nhỏ của RRTD mà
chính phủ, Ngân hàng nhà nước (NHNN) cũng như các NHTMCP phải thực thi các
chính sách nhằm hạn chế RRTD thông qua các biện pháp nhằm giải quyết nợ xấu
của hệ thống ngân hàng. RRTD mà cụ thể là nợ xấu và dự phòng RRTD đã ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, trong đó có lợi nhuận của các
NHTMCP, nghiêm trọng hơn là có thể gây mất khả năng thanh khoản do thiệt hại
nguồn vốn không thu hồi được của các ngân hàng. Ngồi ra RRTD cịn ảnh hưởng
khơng nhỏ đến hoạt động tín dụng của ngân hàng khi nguồn vốn huy động tồn
đọng ở nợ xấu cũng như sự ổn định của hệ thống ngân hàng, nghiêm trọng hơn
RRTD còn ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh tế khi không được cung cấp vốn
một cách đầy đủ.
Đối với Ngân hàng, việc phân tích các yếu tố RRTD tác động đến hiệu quả
hoạt động kinh doanh (HQHĐKD) sẽ giúp cho các nhà quản trị hiểu rõ cũng như có
cơ sở để ra quyết định duy trì hay điều chỉnh các yếu tố này sao cho có thể gia tăng
khả năng sinh lợi với mức rủi ro mà ngân hàng có thể kiểm sốt được. Đặc biệt việc
phân tích này làm cơ sở giúp ngân hàng có thêm thơng tin góp phần nâng cao hiệu
quả trong quản trị RRTD và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây đều cho thấy có mối liên hệ giữa
RRTD với HQHĐKD của ngân hàng, theo đó các tác giả chủ yếu đo lường
HQHĐKD ngân hàng bằng tỷ lệ ROA và ROE bên cạnh đó thơng qua chỉ tiêu tỷ lệ
nợ xấu và dự phòng RRTD khi xem xét những ảnh hưởng của RRTD đến
HQHĐKD ngân hàng. Kết quả các nghiên cứu cho thấy sự tác động khác nhau của
RRTD đối với HQHĐKD, Alshatti (2015) cho thấy tác động cùng chiều giữa tỷ lệ



2
nợ xấu và HQHĐKD, tức là khi nợ xấu càng cao thì lợi nhuận của ngân hàng càng
cao. Trong khi Gizaw và cộng sự (2015) thì có kết quả ngược lại khi tỷ lệ nợ xấu tác
động ngược chiều với HQHĐKD, điều đó cho thấy khi nợ xấu gia tăng thì lợi nhuận
của ngân hàng giảm. Đối với tỷ lệ trích lập dự phịng RRTD thì theo Kolapo và các
cộng sự (2012) cho thấy sự tác động ngược chiều của chỉ tiêu dự phòng RRTD đến
HQHĐKD của ngân hàng, cho thấy khi ngân hàng gia tăng trích lập dự phịng
RRTD thì lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm. Kết quả này cho thấy tùy thuộc vào
điều kiện của các ngân hàng ở những quốc gia khác nhau, thời gian nghiên cứu khác
nhau mà sự ảnh hưởng của RRTD đến HQHĐKD là khác nhau. Nguyễn Việt Hùng
(2008) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến HQHĐKD của 32 NHTMVN trong giai
đoạn 2001-2005 cũng cho thấy tác động ngược chiều của tỷ lệ nợ xấu đến
HQHĐKD. Có thể nói RRTD xuất hiện trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng
đã ảnh hưởng đến HQHĐKD của ngân hàng cũng như hoạt động của nền kinh tế, vì
vậy việc tiếp cận sự ảnh hưởng của RRTD đến HQHĐKD là yêu cầu cần thiết cũng
như mang nhiều ý nghĩa thực tiễn trong việc nâng cao HQHĐKD của ngân hàng.
Bài nghiên cứu xem xét sự ảnh hưởng riêng lẽ của từng chỉ tiêu như tỷ lệ nợ xấu và
dự phòng RRTD đến các chỉ tiêu ROA và ROE nhằm cung cấp bằng chứng thực
nghiệm cho thấy RRTD tác động đến HQHĐKD dưới gốc độ quản lý cũng như chủ
sở hữu của ngân hàng
Xuất phát từ sự quan trọng trong việc phân tích sự ảnh hưởng của RRTD đến
HQHĐKD của các NHTMCP Việt Nam để từ đó tìm ra những biện pháp nhằm hạn
chế sự tác động này của RRTD đến HQHĐKD của ngân hàng, tác giả đã chọn đề tài
“Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP
Việt Nam” và đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm hạn chế sự tác động của RRTD
và nâng cao hiệu quả trong hoạt động của các NHTMCP Việt Nam.
1.2 MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là phân tích sự tác động của RRTD
đến HQHĐKD thông qua chỉ tiêu khả năng sinh lợi (ROA và ROE) của các

NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2006-2016. Từ những kết quả của nghiên cứu trên,


3
tác giả đưa ra những gợi ý và đề xuất các biện pháp để cải thiện RRTD nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.
Mục tiêu này được cụ thể hóa bằng các câu hỏi nghiên cứu sau đây:
RRTD đo lường bằng tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ trích lập dự phịng RRTD có ảnh
hưởng đến HQHĐKD của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2006-2016 hay
không?
Nếu có, ảnh hưởng này là tích cực hay tiêu cực? Nghĩa là rủi ro tăng đi kèm
với lợi nhuận cao theo lý thuyết đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận? Hay là rủi ro cao
sẽ làm tăng chi phí dự phòng rủi ro và giảm lợi nhuận ngân hàng?
Từ kết quả nghiên cứu của bài luận văn, một số chính sách có thể giúp các
NHTMCP Việt Nam nâng cao HQHĐKD?
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trong giới hạn của đề tài, luận văn chỉ nghiên cứu sự tác động của RRTD
trong hoạt động thu hồi vốn và lãi của ngân hàng khi cấp tín dụng đối với
HQHĐKD của 18 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2006-2016. Đây là giai đoạn hoạt
động ngân hàng nói chung cũng như hoạt động tín dụng nói riêng có nhiều biến
động do sự ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tồn cầu. (Vì lý do hạn chế khi
tiếp cận dữ liệu, luận văn chủ yếu phân tích dựa trên số liệu tổng hợp của báo cáo
tài chính (BCTC) từ 18 NHTMCP theo phụ lục 1 được các ngân hàng cơng bố mà
tác giả có thể lấy đầy đủ để thành lập bộ dữ liệu bảng cân đối)
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn sử dụng dữ liệu thứ cấp được trình bày theo dạng bảng qua các
năm và các NHTMCP Việt Nam theo các biến đề xuất trong khoản thời gian từ năm
2006 đến năm 2016.
Luận văn áp dụng phương pháp ước lượng hồi quy bằng mơ hình Pooled
OLS, mơ hình tác động cố định (Fixed Effects Model, FEM), mơ hình tác động

ngẫu nhiên (Random Effect Model) và sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn mơ
hình và ước lượng phù hợp với dữ liệu nghiên cứu.


4
1.5 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Về mặt thực tiễn, đề tài đã cung cấp được các bằng chứng thực nghiệm về sự
tác động của các yếu tố đo lường RRTD đến HQHĐKD của các NHTMCP Việt
Nam. Trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố thơng qua mơ hình, đề tài
đã cho thấy được sự tác động đó như thế nào đối với HQHĐKD của các ngân hàng.
Từ đó giúp các nhà quản trị ngân hàng có thể đánh giá cũng nhận dạng được thực
trạng của RRTD mà các ngân hàng đang gặp phải cũng như phản ứng của họ đối
với RRTD. Trên cơ sở đó họ có thể đề ra các chính sách phù hợp nhằm cải thiện
RRTD theo hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh trong hoạt động ngân hàng.
Về mặt lý thuyết thì bài luận văn đã tìm hiểu cũng như tổng hợp các kiến
thức liên quan đến lĩnh vực tài chính ngân hàng và cung cấp một hình nghiên cứu
định lượng nhằm đánh giá ảnh hưởng của RRTD đến HQHĐKD của các ngân hàng.
So với các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, bài luận văn đã xây dựng mơ hình để
đi sâu vào nghiên cứu và đánh giá tác động của RRTD thông qua 2 biến riêng lẻ là
tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ trích lập dự phịng RRTD đến từng chỉ tiêu là ROA và ROE đại
diện cho HQHĐKD của ngân hàng. Bên cạnh đó, bài luận văn cịn đưa vào mơ hình
các biến nghiên cứu như tỷ lệ lãi trên tín dụng đã cấp, thâm niên ngân hàng liệu có
ảnh hưởng đến HQHĐKD của ngân hàng hay không.
1.6 KẾT CẤU LUẬN VĂN
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Tổng quan về lý thuyết liên quan đến rủi ro tín dụng và hiệu quả hoạt
động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
Chương 3: Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu.
4.1 Thống kê mô tả về rủi ro tín dụng và khả năng sinh lời của các NHTMCP Việt

Nam trong giai đoạn 2006-2016.
4.2 Kiểm định tác động của RRTD đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các
NHTMCP Việt Nam
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách.


5
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Hoạt động ngân hàng luôn tiềm ẩn nhiều loại rủi ro khác nhau và RRTD là
rủi ro tiềm ẩn ảnh hưởng không những đến HQHĐKD của ngân hàng mà thậm chí
có nguy cơ đe dọa sự an tồn của bản thân ngân hàng nói riêng và của tồn hệ thống
tài chính nói chung. Ở chương 1, tác giả đã trình bày tổng quan về cách thức cũng
như phương hướng nghiên cứu của đề tài, từ đó có thể tìm ra được những bằng
chứng thực nghiệm về sự tác động của các yếu tố đo lường RRTD lên HQHĐKD
của ngân hàng. Bên cạnh đó cịn cho thấy sự cần thiết của đề tài nghiên cứu khi
nhận diện được RRTD, từ đó đề xuất các gợi ý nhằm hạn chế RRTD và nâng cao
HQHĐKD của các NHTMCP Việt Nam.


6
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO TÍN DỤNG
VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG
2.1 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.1.1 Rủi ro tín dụng của ngân hàng
2.1.1.1 Khái niệm
Cũng như các loại hình kinh doanh khác, do bản chất đặc thù của hoạt động
ngân hàng mà tồn tại những rủi ro như các doanh nghiệp thông thường bên cạnh
những rủi ro mang tính đặc thù của ngành ngân hàng. Với vai trị là trung gian tài
chính thì việc huy động nguồn vốn và cung cấp tín dụng đã dẫn đến hai rủi ro quan
trọng nhất trong hoạt động của ngân hàng là rủi ro thanh khoản và RRTD. Việc cấp

tín dụng là hoạt động truyền thống và nguồn thu nhập chính của các NHTMCP thì
việc quản lý RRTD ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng (Gizaw
và các cộng sự, 2015).
Khi thực hiện hoạt động cấp tín dụng, các ngân hàng sẽ đối mặt với RRTD
liên quan đến việc khách hàng không muốn hoặc khơng thể hồn trả các khoản cấp
tín dụng một cách đúng hạn và đầy đủ, dẫn đến làm cho ngân hàng có khả năng
thiệt hại về thu nhập cũng nguồn vốn. RRTD có bao gồm hai loại là rủi ro lường
trước được và rủi ro không lường trước được. Đối với rủi ro lường trước được là khi
ngân hàng đánh giá và định lượng được chất lượng tín dụng thơng qua các q trình
cấp và quản lý tín dụng, trên cơ sở đó mà ngân hàng sẽ tiến hành trích lập dự phịng
RRTD theo luật định nhằm hạn chế thiệt hại có thể xảy ra khi khơng thu hồi được
các khoản cấp tín dụng. Ngồi ra rủi ro khơng lường trước được là rủi ro nằm ngoài
các các đánh giá cũng như tiên liệu của ngân hàng, do đó ngân hàng bù đắp rủi ro
này bằng chính vốn chủ sở hữu của họ để phòng ngừa.
Để hạn chế RRTD thì hệ thống tài chính cần phải có tỷ lệ vốn cao, đa dạng
hóa dịch vụ, chia sẻ thơng tin về người vay giữa các ngân hàng, ổn định lãi suất,
giảm tỷ lệ nợ xấu, gia tăng tỷ lệ tiền gửi và tỷ lệ tín dụng. Các khoản nợ xấu cần
được giảm theo ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (2006)


7
Theo Gestel và Baesens (2008), RRTD là rủi ro mà người vay nợ khơng thể
trả được hoặc khơng sẵn lịng chi trả theo nghĩa vụ nợ. RRTD xảy ra khi người vay
nợ không thể trả hoặc không thể trả đúng hạn các nghĩa vụ nợ.
Theo Das (2006), RRTD liên quan đến rủi ro tổn thất phát sinh từ việc không
trả được nợ của bên có nghĩa vụ vay, nghĩa là không tôn trọng và đáp ứng các nghĩa
vụ pháp lý hoặc những thay đổi về chất lượng tín dụng ảnh hưởng đến giá trị các
cơng cụ tài chính.
Theo Ủy ban giám sát Basel, RRTD xuất hiện khi có sự biến động làm thay
đổi giá trị thị trường trong danh mục đầu tư tín dụng của ngân hàng, RRTD bao

gồm thiệt hại có thể lường trước được (Experted Loss-thiệt hại dự kiến trong
khoảng thời gian cấp tín dụng dựa trên số liệu thống kê trong quá khứ) và thiệt hại
không thể lường trước được (Unexperted Loss-thiệt hại có thể xảy ra xung quanh
giá trị thiệt hại có thể dự kiến được). RRTD được định nghĩa là khả năng mà khách
hàng vay của ngân hàng hoặc một bên đối tác sẽ không đáp ứng đầy đủ các nghĩa
vụ trả nợ theo các điều khoản đã thỏa thuận với ngân hàng một cách đúng hạn.
Trong RRTD có rủi ro vỡ nợ là rủi ro xuất phát từ người có nghĩa vụ tín
dụng khi một hoặc cả hai sự kiện sau xảy ra:
Khách quan: Bên có nghĩa vụ đã quá hạn trên 90 ngày đối với bất cứ nghĩa
vụ tín dụng
Chủ quan: Bên có nghĩa vụ khơng muốn hồn trả các nghĩa vụ tín dụng của
mình mà khơng có bất cứ nguồn lực nào để thu hồi nợ, ví dụ: giải chấp tài sản bảo
đảm (TSBĐ).
Theo World Bank, RRTD bao gồm rủi ro vỡ nợ là rủi ro mà khi một bên đối
tác không thể thực hiện được nghĩa vụ đã thỏa thuận và rủi ro về thiệt hại là rủi ro
khi một bên không thể thực hiện được nghĩa vụ đã thỏa thuận dẫn đến thiệt hại cho
người cho vay bao gồm thiệt hại về khoản lỗ trên sổ sách kế toán và thiệt hại về lợi
ích kinh tế.
Theo các khái niệm nêu trên thì ta có thể tóm tắt các nội dung chính về
RRTD cơ bản như sau: RRTD là những rủi ro có xác suất xuất hiện những biến cố


8
không mong đợi ảnh hưởng đến khả năng thu hồi đầy đủ và đúng hạn của các khoản
cấp tín dụng (cho vay, bảo lãnh, tài trợ thương mại, cho thuê tài chính…) của ngân
hàng trong q trình cấp tín dụng, gây thiệt hại thực tế và trực tiếp đến ngân hàng
về thu nhập và nghiêm trọng hơn có thể tổn thất về nguồn vốn của ngân hàng.
Những biến cố này liên quan đến các yếu tố bên ngoài (thể chế, chính trị, chính sách
kinh tế….) và bên trong ngân hàng (chính sách tín dụng, quản lý tín dụng…) cũng
như nguyên nhân khách quan và chủ quản (mong muốn trả nợ của người vay, rủi ro

đạo đức…) ảnh hưởng đến khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của người vay một
cách đầy đủ và đúng hạn.
2.1.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng
RRTD được chia làm hai loại căn cứ theo nguyên nhân phát sinh là rủi ro
giao dịch (Transaction risk) và rủi ro danh mục (Portfolio risk) (Trần Huy Hoàng,
2011).
Rủi ro giao dịch: là loại RRTD mà liên quan đến nghiệp vụ thẩm định khách
hàng để cấp tín dụng của ngân hàng, theo đó RRTD bao gồm rủi ro lựa chọn là loại
rủi ro liên quan đến khâu lựa chọn những phương án vay vốn hiệu quả đến quyết
định cho vay, rủi ro bảo đảm liên quan đến khâu thẩm định tài sản đảm bảo và rủi ro
nghiệp vụ liên quan đến khâu công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao
gồm hệ thống xếp hạng rủi ro và xử lý các khoản vay có vấn đề.
Rủi ro danh mục: là loại RRTD liên quan đến những hạn chế trong việc quản
lý danh mục cho vay của ngân hàng và được chia làm hai loại: rủi ro nội tại
(intrinsic risk) và rủi ro tập trung (concentration risk). Theo đó rủi ro nội tại xuất
phát từ các yếu tố hoặc các đặc điểm riêng có mang tính cá biệt bên trong mỗi chủ
thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc
đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn. Trong khi đó rủi ro tập trung là rủi
ro xảy ra khi trong danh mục cho vay của mình, ngân hàng tập trung vốn vay cho
quá nhiều đối với một số đối tượng khách hàng hoạt động trong cùng một ngành,
lĩnh vực kinh tế, hoặc cùng một vùng địa lý nhất định hoặc cùng một loại hình cho
vay rủi ro cao.


9
2.1.1.3 Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng
Đo lường chất lượng tín dụng để nhận diện và đánh giá được RRTD mà ngân
hàng đang gặp phải là nội dung quan trọng trong việc phân tích tính hiệu quả và an
toàn vốn của các ngân hàng. Để đánh giá RRTD của các ngân hàng theo các nghiên
cứu trước đây trên thế giới ta có thể thơng qua các chỉ tiêu sau:

Tỷ lệ nợ xấu:
Nợ xấu thông thường được hiểu là các khoản nợ bị quá hạn hoặc bị đánh giá
là khơng có khả năng trả nợ dẫn đến q hạn trong tương lai. Điều này thường xảy
ra khi khách hàng vay có tình trạng mất khả năng chi trả dù khoản cấp tín dụng
chưa đến hạn, đã tuyên bố phá sản hoặc có dấu hiệu tẩu tán tài sản. Tuy nhiên, trên
thế giới vẫn chưa có một tiêu chuẩn chung nhất định về nợ xấu, các tổ chức quốc tế
(ECB, IMF, BIS) cũng chỉ đưa ra những gợi ý về nợ xấu. Sau đây là một số quan
điểm về nợ xấu đang được áp dụng trên thế giới và Việt Nam:
Theo ngân hàng trung ương châu âu (ECB), nợ xấu được hiểu là những
khoản cho vay khơng có khả năng thu hồi nợ (người có nghĩa vụ nợ bỏ trốn hoặc
ngân hàng khơng thể liên lạc, khơng cịn tài sản để xử lý và thu hồi nợ) hoặc không
thể thu hồi nợ một cách đầy đủ cho ngân hàng (do người có nghĩa vụ nợ khơng cịn
khả năng thanh toán nợ một đầy đủ như đã thỏa thuận trong quá khứ mà không thể
gia hạn nợ, khoản nợ mà tài sản đảm bảo khi xử lý không đủ thu hồi nợ hoặc phần
thu hồi được ít hơn nợ theo phán quyết của toà án). Với quan điểm của ECB, thì nợ
xấu được định nghĩa bởi hai yếu tố: (i): khoản vay khơng có khả năng được thu hồi,
và (ii): mặc dù đã áp dụng các biện pháp thu hồi nợ như xử lý tài sản nhưng giá trị
thu hồi là vẫn ít hơn so với khoản nợ. Như vậy, quan điểm của ECB khi tiếp cận
đến nợ xấu được dựa trên kết quả thu hồi nợ của ngân hàng.
Theo quan điểm của Financial Soundness Indicators Guide (IMF), được cho
là nợ xấu khi: việc thanh toán gốc và lãi quá hạn từ 90 ngày trở lên, hoặc các khoản
vay mà lãi suất đã quá hạn 90 ngày hoặc hơn hoặc đã tái cơ cấu, tái cấp vốn hoặc
gia hạn nợ hoặc; Các khoản vay quá hạn dưới 90 ngày nhưng có những lý do như
người vay bị phá sản để nghi ngờ rằng các khoản vay sẽ không được thanh toán đầy


10
đủ. Sau khi khoản vay được xếp vào danh mục nợ xấu, nó hoặc bất cứ khoản vay
thay thế nào cũng được xếp vào danh mục nợ xấu cho đến thời điểm phải xóa nợ
hoặc thu hồi được khoản vay đó hoặc khoản vay thay thế.

Theo BCBS thì nợ xấu được cho là xảy ra đối với một bên có nghĩa vụ cụ thể
khi xuất hiện một trong hai sự kiện sau đây xảy ra: (i) ngân hàng cho rằng bên có
nghĩa vụ khơng có khả năng thanh tốn đầy đủ các nghĩa vụ tín dụng cho các ngân
hàng, khơng có được sự hỗ trợ của các ngân hàng để đảm bảo khả năng trả nợ và
(ii) bên có nghĩa vụ quá hạn trên 90 ngày đối với bất cứ nghĩa vụ tín dụng nào đối
với bất cứ ngân hàng nào.
Với quan điểm này thì nợ xấu được nhìn nhận dưới hai gốc độ là thời gian
quá hạn và khả năng trả nợ bị nghi ngờ.
Đây là chỉ tiêu quan trọng để đo lường RRTD do tỷ lệ nợ xấu phản ánh rõ
chất lượng tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu càng lớn tức là dư nợ có khả năng
không thể thu hồi đầy đủ hoặc đúng hạn càng lớn trong khi ngân hàng vẫn phải trả
tiền gửi huy động kèm lãi vay thì RRTD càng cao do khả năng dẫn đến mất vốn của
ngân hàng càng tăng làm ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản và HQHĐKD của
ngân hàng (Trần Huy Hồng, 2011). Bên cạnh đó việc phát sinh nợ xấu còn làm
ngân hàng phát sinh thêm các chi phí khác liên quan đến quản lý và xử lý nợ xấu do
đó ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng (Berger và Deyoung, 1997). Tuy nhiên,
thực tế đối với các ngân hàng việt nam thì chỉ tiêu này đôi khi chưa phản ánh hết
được thực trạng RRTD mà ngân hàng đang gặp phải, do các nguyên nhân chủ quan
mà các nhà quản trị ngân hàng có xu hướng làm đẹp các số liệu trên BCTC của
ngân hàng thông qua các biện pháp che giấu nợ xấu như đảo nợ, khơng chuyển nợ
q hạn đúng nhóm theo đúng quy định. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây thì
NHNN có những quy định mà các ngân hàng có thể khơng phải chuyển nhóm nợ
cao hơn khi dư nợ quá hạn được tái cơ cấu nợ. Tuy nhiên đây vẫn là chỉ tiêu được
đánh giá là có tính khả thi và có độ tin cậy nhất thể hiện RRTD tại các ngân hàng.
Các nghiên cứu trước đây của một số tác giả (Gizaw và cộng sự, 2015;
Koditthuwakku, 2015) sử dụng chỉ tiêu này để đo lường RRTD của ngân hàng.


11
Dự phịng rủi ro tín dụng:

Theo NHNN thì “Dự phịng rủi ro” là khoản tiền được trích lập để dự phịng
cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng (TCTD) khơng
thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phịng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch
tốn vào chi phí hoạt động của TCTD. Dự phòng rủi ro bao gồm: dự phòng cụ thể
và dự phòng chung.
Tương tự như tỷ lệ nợ xấu thì dự phịng RRTD cũng là chỉ tiêu phản ánh chất
lượng tín dụng của ngân hàng. Do dự phịng RRTD được trích lập dựa trên chất
lượng tín dụng của ngân hàng, cho thấy phản ứng của ngân hàng nhằm kiểm soát
thiệt hại do nợ xấu mang lại. Trong trường hợp ngân hàng khơng trích lập dự phịng
RRTD đầy đủ theo đúng chất lượng tín dụng thì RRTD sẽ gia tăng trong tương lai
khi nguy cơ nợ không thu hồi được sẽ không được bù đắp dẫn đến thiệt hại về
nguồn vốn cho ngân hàng (Hasan và Wall, 2003). Dự phịng RRTD được hạch tốn
vào chi phí hoạt động của ngân hàng như một khoản chi phí phát sinh do đó làm
giảm lợi nhuận của ngân hàng nếu chi phí dự phịng rủi ro cao. Bên cạnh đó nó là
một khoản mục âm thuộc tài sản trong bảng cân đối kế toán thể hiện sự giảm giá trị
của tài sản ngân hàng đồng thời cho thấy rủi ro tổn thất về mặt tài sản của ngân
hàng. Do đó, trích lập dự phòng RRTD là phương thức để phòng ngừa và kiểm sốt
tổn thất do RRTD. Dự phịng RRTD càng cao thì nó phản ánh nợ xấu của ngân
hàng đang ở mức cao vì vậy ảnh hưởng xấu hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Các
nghiên cứu trước đây của một số tác giả (Alshatti, 2015; Koditthuwakku, 2015) sử
dụng chỉ tiêu này để phản ánh RRTD của ngân hàng.
2.1.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ
phần:
2.1.2.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng:
Trên thế giới có rất nhiều quan điểm khác nhau về HQHĐKD của ngân hàng,
tùy theo mục đích nghiên cứu khác nhau để có những cách tiếp cận khác nhau mà
nó được xem xét ở những khía cạnh và được đo lường bởi những chỉ tiêu khác nhau
đế đánh giá hiệu quả hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên vì hạn chế và mục đích của đề



12
tài nên tác giả nêu những quan điểm và xem xét HQHĐKD của ngân hàng dựa trên
khả năng sinh lời của ngân hàng nhưng vẫn đảm bảo khả năng an toàn trong hoạt
động của ngân hàng khi xem xét sự ảnh hưởng của RRTD tác động đến hiệu quả
hoạt động của ngân hàng.
Hiệu quả của ngân hàng được đo lường bằng khả năng tương đối của ngân
hàng để chuyển đổi đầu vào thành sản lượng đồng thời tối đa hóa lợi nhuận hoặc
giảm thiểu chi phí. Một ngân hàng khơng hiệu quả nếu sử dụng quá nhiều đầu vào
hoặc phân bổ nguồn lực không hợp lý (Belke và cộng sự, 2016). Cũng theo bài
nghiên cứu thì các ngân hàng có hiệu quả hơn có liên quan đến việc lựa chọn dự án
tốt hơn hoặc có đội ngũ giám sát khoản cho vay cho phép ngân hàng có được thơng
tin có chất lượng cao hơn về khách hàng tiềm năng.
Trong điều kiện ngân hàng đối mặt với cạnh tranh gia tăng, sự thay đổi cơng
nghệ và tình trạng hợp nhất ngân hàng là nhu cầu để gia tăng hiệu quả hoạt động
của ngân hàng (Spong và cộng sự, 1995). Bài viết so sánh các đặc điểm tài chính
cũng như cơ cấu quản lý và quyền sở hữu để xem xét các yếu tố góp phần hiệu quả
ngân hàng. Các ngân hàng hiệu quả thường kiểm sốt tất cả các khía cạnh của chi
phí trong khi đó các ngân hàng kém hiệu quả lại cung cấp các dịch vụ với nhiều
nguồn lực hơn. Cổ đơng của các ngân hàng tham gia tích cực đóng vai trị là người
thành lập chính sách và đóng góp thơng qua hội đồng quản trị. Một số ngân hàng sẽ
hiệu quả hơn nếu người quản lý có được cổ phần dưới sự giám sát của cổ đông và
những ưu đãi thích hợp. Các dữ liệu cho thấy các ngân hàng hiệu quả không đạt
được mục tiêu hiệu quả bằng cách sử dụng ít nguồn lực hơn về phân tích tín dụng
và các hình thức kiểm sốt rủi ro khác. Tóm lại, hiệu quả hoạt động ngân hàng đạt
được trong nhiều trường hợp, nhưng hai yếu tố then chốt để thành cơng chính là
động lực của các nhà quản lý và sự tham gia tích cực của các chủ ngân hàng.
Nguyễn Việt Hùng (2008), trong hoạt động của NHTM thì theo lý thuyết hệ
thống, hiệu quả có thể được hai khía cạnh như sau:



13
(i)

Khả năng biến đổi các đầu vào thành các đầu ra hay khả năng sinh lời
hoặc giảm thiểu chi phí để tăng khả năng cạnh tranh với các định chế
tài chính khác.

(ii)

Xác suất hoạt động an tồn của ngân hàng.

Theo Trương Quang Thơng (2012) thì HQHĐKD ngân hàng được xem là kết
quả lợi nhuận do hoạt động kinh doanh ngân hàng mang lại trong một thời gian nhất
định.
Tóm lại theo quan điểm của tác giả thì HQHĐKD của ngân hàng phản ánh
hiệu quả giữa kết quả thu được từ hoạt động ngân hàng so với tồn bộ chi phí bỏ ra
đồng thời phải ổn định các hoạt động này và luôn đảm bảo hạn chế các rủi ro của
ngân hàng.
Do xuất phát từ những hạn chế của bài nghiên cứu, quan điểm của luận văn
khi đánh giá HQHĐKD của ngân hàng được tiếp cận thông qua khả năng sinh lời
của ngân hàng. Khả năng sinh lời phản ánh kết quả hoạt động, đánh giá hiệu quả
kinh doanh và mức độ phát triển của một NHTMCP theo Phan Thị Hằng Nga
(2013).
2.1.2.2 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân
hàng:
Theo các nghiên cứu trong và ngoài nước cũng như các lý thuyết về NHTM
như Trương Quang Thông, 2012 và Nguyễn Việt Hùng, 2008, người ta đo lường
hiệu quả hoạt động của NHTM thông qua các chỉ tiêu định lượng như sau:
Nhóm chỉ tiêu phản ánh thu nhập và chi phí: với chiến lược tối đa hóa lợi
nhuận, các NHTM thường nâng cao HQHĐKD bằng cách giảm chi phí hoạt động,

tăng năng suất lao động trên cơ sở tự động hóa và nâng cao trình độ nhân viên. Các
chi tiêu phản ánh tính hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng và năng suất lao
động của nhân viên.
Tổng chi phí hoạt động/tổng thu từ hoạt động: phản ánh mối quan hệ giữa
đầu vào và đầu ra hay nói cách khác nó phản ánh khả năng bù đắp chi phí trong hoạt
động của ngân hàng.


14
Năng suất lao động (thu nhập hoạt động/số nhân viên làm việc đầy đủ thời
gian): phản ánh hiệu quả sử dụng lao động của ngân hàng.
Tổng thu hoạt động/tổng tài sản: phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản. Nếu
hệ số này lớn phản ánh ngân hàng đã phân bổ tài sản (danh mục đầu tư) một cách
hợp lý nhằm nâng cao lợi nhuận của ngân hàng.
Nhóm chi tiêu phản ánh rủi ro tài chính: các ngân hàng thực hiện kiểm
soát các rủi ro và đo lường rủi ro trong hoạt động của ngân hàng, đó là rủi ro tín
dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất và rủi ro thu nhập. Bao gồm các chỉ tiêu
như: tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ cho vay (cho vay ròng/tổng tài sản), tỷ lệ giữa tài sản nhạy
cảm với lãi suất và nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất, tỷ lệ địn bẩy tài chính và các
hệ số tài chính khác.
Nhóm chi tiêu phản ánh khả năng sinh lời: phản ánh tính hiệu quả của một
đồng vốn kinh doanh, được phản ánh thông qua các chỉ tiêu sau.

 Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản:
ROA = Net income/total assets = Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản
Là tỷ lệ thu nhập lãi rịng trên tổng tài sản, nó đo lường lợi nhuận và hiệu quả
quản lý của ngân hàng dựa trên tổng tài sản
Tỷ lệ này thể hiện khả năng sinh ra lợi nhuận của các ngân hàng dựa trên
việc sử dụng tài sản của mình. ROA càng cao thì thể hiện khả năng quản lý của các
nhà quản trị ngân hàng trong việc sử dụng tài sản của ngân hàng trong các hoạt

động kinh doanh để tạo ra lợi nhuận rịng, nó cịn thể hiện khả năng sinh lợi của
ngân hàng cao trong vấn đề phân bổ cơ cấu tài sản sinh lời nhiều và tài sản không
sinh lời. Tuy nhiên ROA q cao khơng hồn tồn là tín hiệu tốt đối với các ngân
hàng khi đối mặt với việc gia tăng lợi nhuận là các rủi ro đi kèm như RRTD, rủi ro
thanh khoản khi phân bổ cơ cấu tài sản có khả năng sinh lợi cao chưa hợp lý trên cơ
sở cân nhắc đến tính thanh khoản của ngân hàng hay mối quan hệ ngược chiều giữa
rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng. Bên cạnh đó chi phí đại diện cũng cần xét đến khi các
nhà quản trị không ngừng gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng khi chưa cân nhắc đến
rủi ro gặp phải.


15

 Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu:
ROE= Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu bình quân
Là tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Nó đo lường thu nhập thuần sau thuế
thu được trên mỗi đồng vốn của vốn chủ sở hữu nên nó đánh giá được lợi ích của
các cổ đơng ngân hàng từ nguồn vốn mình bỏ ra đồng thời thể hiện khả năng sinh
lời của ngân hàng trong việc sử dụng vốn của ngân hàng trong hoạt động kinh
doanh của ngân hàng. Vì vậy nhìn chung thì các cổ đơng của ngân hàng thích ROE
cao hơn. Tuy nhiên sự gia tăng ROE có thể làm gia tăng những rủi ro cho ngân hàng
như việc giảm mạnh tỷ lệ vốn cổ phần có thể dẫn đến việc vi phạm các quy định về
vốn tối thiểu và làm tăng nguy cơ phá sản đối với các ngân hàng khi đối mặt với rủi
ro thanh khoản (Saunders& Marcia, 2011). Các nhà quản trị ngân hàng có thể làm
hài lịng các nhà cổ đơng bằng cách gia tăng ROE, thậm chí là khi ROA thấp nhưng
vẫn có khả năng đạt ROE cao thông qua việc gia tăng địn bẩy tài chính bằng cách
sử dụng nợ thay vì sử dụng vốn chủ sở hữu.
Các chỉ tiêu ROE và ROA thường được sử dụng khi đánh giá vể khả năng
sinh lời của ngân hàng so với tài sản và vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này càng cao thể
hiện khả năng tạo ra lợi nhuận càng nhiều của ngân hàng và cho thấy ngân hàng

hoạt động hiệu quả bên cạnh khả năng thu hồi vốn đầu tư của chủ sở hữu ngân
hàng. Ngồi ra cịn có các chỉ tiêu khác được sử dụng để đo lường khả năng sinh lợi
của ngân hàng như: tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, tỷ lệ thu nhập ngoài lai cận biên,
chênh lệch lãi suất bình quân và các chỉ tiêu đo lường hiệu quả nguồn lực ….
(Trương Quang Thông, 2012). Tuy nhiên, ROA và ROE thể hiện hiệu quả công tác
quản lý cũng như hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu. Hai chỉ số này có liên hệ chặt
chẽ với nhau khi tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu phụ thuộc vào khả năng sinh
lời của tài sản và cấu trúc vốn (Trần Huy Hồng, 2011). Chính điều này cho thấy
một ngân hàng có thể có ROA thấp nhưng vẫn đạt được ROE khá cao do sử dụng
đòn bẩy tài chính lớn (Nguyễn Việt Hùng, 2008). Ngồi ra tỷ lệ lợi nhuận trên vốn
chủ sở hữu còn cấu thành từ tỷ lệ sinh lời hoạt động, tỷ lệ hiệu quả sử dụng tài sản
và tỷ trọng vốn chủ sở hữu. Trong phạm vi nghiên cứu của bài luận văn, tác giả sẽ


16
tập trung sử dụng hai chỉ tiêu ROA và ROE vì đây là chỉ tiêu quan trọng đầu tiên
khi xem xét đánh giá HQHĐKD của ngân hàng. Đây cũng là chỉ tiêu thường được
sử dụng trong các nghiên cứu thực nghiệm trước đây nhằm đo lường HQHĐKD của
ngân hàng.
2.2 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ TÁC
ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
NGÂN HÀNG
HQHĐKD của ngân hàng luôn thu hút nhiều hướng nghiên cứu khác nhau
khi nghiên cứu ảnh hưởng các yếu tố đặc trưng ngân hàng đến HQHĐKD. Do phạm
vi của bài nghiên cứu nên tác giả đã xem xét các nghiên cứu trước đây trên thế giới
về tác động của RRTD và các yếu tố đặc trưng của ngân hàng đến HQHĐKD. Các
nghiên cứu này đã cung cấp những bằng chứng thực nghiệm cho thấy sự tác động
khác nhau của RRTD đến HQHĐKD của ngân hàng, cụ thể như sau:
Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy tác động ngược chiều của RRTD thông
qua tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ dự phòng RRTD đến HQHĐKD.

Kolapo và các cộng sự (2012) khi nghiên cứu về ảnh hưởng của RRTD đến
hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ở Nigeria được đo lường thông qua ROA.
Tác giả đã sử dụng mơ hình FEM và đã chỉ ra rằng tỷ lệ nợ xấu và dự phòng RRTD
có ảnh hưởng tiêu cực trong khi tỷ lệ cho vay ứng trước trên tổng tiền gửi lại ảnh
hưởng tích cực một cách mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động ngân hàng. Dựa trên kết
quả nghiên cứu thì tác giả cũng đề xuất các ngân hàng nên nâng cao năng lực phân
tích tín dụng và quản lý tín dụng nhằm hạn chế RRTD. Tuy bài nghiên cứu còn
nhiều hạn chế do chỉ sử dụng ROA để đo lường hiệu quả của ngân hàng nhưng cũng
đã cho thấy tác động của RRTD đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng bên cạnh tỷ
lệ cho vay và ứng trước.
Mushtaq và cộng sự (2015), nghiên cứu về sự ảnh hưởng của RRTD và tỷ lệ
an toàn vốn tối thiểu đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng tại Pakistan. Bài nghiên
cứu cũng đo lường RRTD khi sử dụng tỷ lệ nợ xấu (DR) và rủi ro tín dụng (CR)
bên cạnh một số biến như chi phí cho mỗi tài sản vay (CLA), tỷ lệ cho vay và ứng


×