Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Phân tích những khó khăn của sinh viên năm thứ nhất trường Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên khi học chữ hán và các giải pháp khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (725.82 KB, 7 trang )

Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy
ngôn ngữ lần thứ VI

PHÂN TÍCH NHỮNG KHĨ KHĂN CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ
NHẤTTRƢỜNG NGOẠI NGỮ- ĐH THÁI NGUYÊN KHI HỌC CHỮ
HÁN VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
Nguyễn Thị Mai
Trƣờng Ngoại Ngữ- Đại học Thái Nguyên
Tóm tắt
Với sinh viên học tiếng Hán tại Trƣờng Ngoại Ngữ- ĐH Thái Nguyên, chúng tôi thƣờng
đặt câu hỏi: ―Tiếng Hán có khó khơng?‖ và phần đơng các em trả lời rằng: ― Phát âm
khơng khó lắm nhƣng chữ Hán rất khó‖. Câu trả lời của các em khiến chúng tôi luôn băn
khoăn trăn trở làm sao để giúp các em học chữ Hán đƣợc dễ dàng hơn. Vì vậy chúng tơi
đã quyết định khảo sát 135 bài viết văn của sinh viên năm thứ nhất chuyên ngành tiếng
Hán tại Trƣờng Ngoại Ngữ- ĐH Thái Nguyên, để tìm ra các dạng lỗi sai về chữ Hán sinh
viên thƣờng xun mắc phải, qua đó phân tích những khó khăn của các em khi học chữ
Hán. Cuối cùng chúng tôi đề xuất một số phƣơng pháp giúp các em sinh viên học chữ
Hán một cách hiệu quả.
Từ khóa
chữ Hán, phân tích, khó khăn, giải pháp khắc phục
1. Mở đầu
Chữ Hán là hệ thống ký hiệu chữ viết dùng để ghi chép ngôn ngữ của dân tộc Hán. Hệ thống chữ viết
này đƣợc tổ tiên dân tộc Hán dựa trên việc quan sát đồ vật xung quanh và vẽ thành dạng chữ tƣợng
hình, mỗi chữ Hán đều mang ý nghĩa nhất định, vì vậy đƣợc coi là một loại văn tự biểu ý. Tuy nhiên,
sự khác biệt về hình thức giữa chữ Hán và chữ Quốc ngữ- chữ viết của ngƣời Việt Nam đã khiến
khơng ít sinh viên Việt Nam gặp khó khăn khi học tiếng Hán.
Hiện tại đã có một số đề tài nghiên cứu khoa học phân tích những khó khăn của sinh viên Việt
Nam khi học chữ Hán và đề xuất các phƣơng pháp dạy học chữ Hán. Các đề tài đều khẳng định: khó
khăn chủ yếu là do sự khác biệt giữa tiếng Hán và tiếng Việt về mặt chữ viết; phƣơng pháp cơ bản để
học tốt chữ Hán là nhớ các nét, các bộ chữ Hán và quy tắc bút thuận của chữ Hán.
Trong quá trình giảng dạy các môn chuyên ngành tiếng Hán tại Trƣờng Ngoại Ngữ- ĐHTN,


chúng tôi nhận thấy sinh viên thƣờng xuyên mắc phải các lỗi sai về chữ Hán. Để giúp các em sinh viên
khắc phục đƣợc các lỗi sai đó, đồng thời nâng cao chất lƣợng dạy và học tiếng Hán của nhà trƣờng,
chúng tôi đã quyết định khảo sát lỗi sai về chữ Hán trong 135 bài viết đoạn văn của sinh viên năm thứ
nhất chuyên ngành tiếng Hán tại Trƣờng Ngoại Ngữ- ĐHTN. Trên cơ sở các nghiên cứu đã có, kết
hợp với kết quả khảo sát, chúng tơi tiến hành phân tích, tổng hợp để tìm ra các dạng lỗi sai về chữ
Hán và những khó khăn của các em sinh viên trong quá trình học chữ Hán, từ đó đề xuất một số
phƣơng pháp giúp các em học chữ Hán một cách hiệu quả.
2. Cơ sở lý luận
2.1. Cơ chế tâm lý của hoạt động viết bằng ngôn ngữ thứ hai

668


Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy
ngôn ngữ lần thứ VI

Bàn về Cơ chế tâm lý của hoạt động viết, Giáo sƣ Lƣu Tuần, giảng viên Học viện Nhân văn
Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh đã chỉ ra rằng: ― Viết là sự vận dụng tổng hợp kiến thức ngơn ngữ, cũng
là q trình tri nhận. Nó là sự phản ánh của các sự vật khách quan lên não, bộ não phản ứng, sử dụng
hệ thống giám sát , hệ thống kiến thức, hệ thống chiến lƣợc và hệ thống biểu hiện của não để xử lý
mọi thứ từ đó hình thành văn bản viết. ‖ Nhƣ vậy viết là một hoạt động tâm lý phức tạp, là hoạt động
tƣ duy ở cấp độ cao. Viết bằng tiếng mẹ đẻ đã khó, viết bằng ngơn ngữ thứ hai cịn khó hơn vì ngồi
những đặc điểm trên, nó cịn là q trình chuyển đổi giữa tiếng mẹ đẻ và ngơn ngữ đích. Với sinh viên
Việt Nam khi học tiếng Hán, ngơn ngữ đích đó chính là tiếng Hán. Ở giai đoạn đầu khi vốn từ cịn ít,
ảnh hƣởng tiếng mẹ đẻ còn nhiều, sinh viên thƣờng lấy tiếng mẹ đẻ làm cầu nối để học tiếng Hán. Khi
nghe và viết lại một từ hay câu, các em thƣờng sử dụng phiên âm bằng chữ cái la tinh giống tiếng Việt
để viết, sau đó mới viết chữ Hán.
2.2. Vai trị của việc dạy học chữ Hán
Việc dạy học chữ Hán có vai trị rất quan trọng, nó là tiền đề khơng thể thiếu và là cơ sở để nâng
cao trình độ tiếng Hán. Nếu ngƣời học chỉ học phiên âm mà khơng học chữ Hán thì sẽ khơng thể hiểu

hết ý nghĩa của các chữ Hán cũng nhƣ hàm ý trong câu nói của ngƣời Trung Quốc. Nếu khơng biết
đọc chữ Hán, ngƣời học chỉ có thể học đƣợc tiếng Hán sơ cấp ở giai đoạn đầu vì giai đoạn này tất cả
các chữ Hán đều có chú thích phiên âm, các giai đoạn sau chỉ có chú thích phiên âm ở phần từ mới.
Nhiệm vụ của việc giảng dạy chữ Hán là lấy quy luật và đặc điểm cấu tạo về nghĩa, hình dáng và âm
đọc của chữ Hán làm nội dung giảng dạy, giúp ngƣời học nắm đƣợc kỹ năng đọc và viết chữ Hán. Vì
vậy giáo viên cần hƣớng dẫn sinh viên các phƣơng pháp để dễ dàng ghi nhớ cách đọc, cách viết và ý
nghĩa của chữ Hán.
2.3. Một số yêu cầu về đổi mới phƣơng pháp dạy học đại học
Tác giả Nguyễn Hải Thập chủ biên cuốn ―Tài liệu bồi dƣỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề
nghiệp giảng viên chính hạng II‖ đã chỉ ra rằng: Phƣơng pháp dạy học đại học hiện đại cần phát huy
tối đa nội lực của ngƣời học, lấy tự học làm phƣơng thức cốt lõi để học thƣờng xuyên, học suốt đời,
lấy ngƣời học làm trung tâm; rèn luyện năng lực nghề nghiệp cho sinh viên; sử dụng tối ƣu các
phƣơng tiện dạy học đặc biệt các phƣơng tiện công nghệ thông tin và truyền thông; chuyển từ truyền
đạt kiến thức sang dạy cho sinh viên các chiến lƣợc, các cách học, vận dụng tri thức vào tình huống
thực tiễn; tích hợp trang bị tri thức chuyên sâu về chuyên ngành với tri thức nền tảng rộng, phát triển
năng lực tƣ duy phản biện, tƣ duy sáng tạo, các kỹ năng cứng, kỹ năng mềm nhƣ kĩ năng giao tiếp,
giáo dục các giá trị xã hội, văn hóa, thẩm mĩ, phát triển trí tuệ xúc cảm; tạo mơi trƣờng tƣơng tác tích
cực giữa sinh viên và giảng viên, tƣơng tác của sinh viên với giáo trình và nguồn học liệu đa dạng.
Nhƣ vậy, trong quá trình dạy học giáo viên khơng chỉ sử dụng phƣơng pháp thuyết trình truyền
thống mà phải kết hợp với các phƣơng pháp dạy học ở đại học theo định hƣớng phát triển năng lực
ngƣời học nhƣ phƣơng pháp seminar, phƣơng pháp dạy học bằng tình huống, phƣơng pháp dạy học
theo dự án vàphƣơng pháp dạy học theo nhóm để phát triển tối đa năng lực của sinh viên.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp điều tra khảo sát: Điều tra khảo sát lỗi sai trong 135 bài viết đoạn văn của sinh
viên năm thứ nhất chuyên ngành tiếng Hán tại Trƣờng Ngoại Ngữ-ĐHTN.
- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở các nghiên cứu đã có, kết hợp với kết quả khảo
sát, tiến hành phân tích, tổng hợp để tìm ra các dạng lỗi sai về chữ Hán và những khó khăn của các
em sinh viên trong q trình học chữ Hán, từ đó đề xuất một số phƣơng pháp giúp các em học chữ
Hán một cách hiệu quả.
4. Kết quả nghiên cứu


669


Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy
ngôn ngữ lần thứ VI

Qua khảo sát 135 bài viết văn của sinh viên năm thứ nhất chuyên ngành tiếng Trung tại Khoa
Ngoại Ngữ- ĐH Thái Nguyên , chúng tôi phát hiện ra nhiều kiểu lỗi sai về chữ Hán, tuy nhiên có thể
quy về hai dạng chính, đó là lỗi về nét chữ và lỗi về bộ thủ.
4.1. Lỗi về nét chữ
Có tám nét chữ Hán cơ bản, đó là nét ngang(一), nét sổ(丨), nét móc(亅), nét chấm(丶), nét
phẩy(丿), nét mác(㇏),nét gập (乛) và nét hất (し). Ngồi ra cịn các nét phát triển từ các nét cơ
bản. Lỗi về nét chữ nhƣ thừa nét, thiếu nét, sai nét là các kiểu lỗi sai sinh viên thƣờng xuyên mắc
phải.Các chữ ví dụ trong bảng phía dƣới là các chữ sinh viên hay viết sai.
Bảng 1: Lỗi về nét chữ
Kiểu lỗi
Sai
Thiếu nét

Chữ đúng

Chữ sai

Chữ đúng








Thừa nét





Sai nét





Chữ sai

Trong các chữ trên chữ ―原” vàchữ ―和”tần suất sinh viên viết sai rất nhiều. Với chữ ―原”
các em thƣờng xuyên viết thiếu nét ngang, nét phẩy trong bộ ―禾‖ các em lại viết thành nét ngang.
4.2. Lỗi về bộ thủ
Bên cạnh các lỗi về nét chữ, sinh viên cũng sai nhiều ở các bộ thủ chữ Hán. Viết nhầm bộ là lỗi
nhiều sinh viên mắc phải. Ví dụ nhƣ bộ băng―冫‖lại viết thành bộ chấm thủy ―氵”, bộ khẩu ―口‖
viết thành bộ nhật ―日‖ ,bộ phận bên trái của chữ ―那”, các em nhầm thành bộ nguyệt ―月”,bộ
hòa ―禾‖ lại viết thành bộ mộc ―木‖. Một số ví dụ cụ thể đƣợc trình bày trong bảng sau:
Bảng 2: Lỗi về bộ thủ
Kiểu lỗi
Sai

Viết nhầm

Chữ đúng


Chữ sai

Chữ đúng









Chữ sai

bộ






Ngoài ra các bộ hoặc các phần của một chữ Hán lại viết xa nhau,hoặc quá gần nhau cũng là lỗi
sai một số sinh viên mắc phải, lỗi sai này đôi khi khiến ngƣời đọc không hiểu hay hiểu nhầm ý của tác
giả. Ví dụ: ―她不在家‖viết thành ―女也不在家‖ .
5. Thảo luận và đề xuất
5.1. Những khó khăn của sinh viên Trƣờng Ngoại Ngữ- ĐHTN khi học chữ Hán

670



Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy
ngôn ngữ lần thứ VI

Khó viết, khó nhớ chữ Hán là khó khăn chủ yếu của ngƣời Việt Nam học tiếng Hán nói chung và
sinh viên Trƣờng Ngoại Ngữ- ĐHTN nói riêng. Có nhiều nguyên nhân khiến chữ Hán khó viết, khó
nhớ.
Nguyên nhân đầu tiên là do sự khác nhau về hình thức giữa chữ Hán và chữ Quốc ngữ. Nhƣ trên
đã nói chữ Hán là chữ tƣợng hình, bao gồm các ký hiệu nhỏ (các nét, các bộ thủ, các chữ đơn) đƣợc
sắp xếp theo trật tự từ trái sang phải, từ trên xuống dƣới thành một chữ, ví dụ nhƣ bộmiên ―宀‖ và
chữ― 亥‖ ( hợi) ghép thành chữ ―家‖ (nhà). Trong khi đó ngƣời Việt Nam sử dụng chữ Quốc ngữ,
loại văn tự biểu âm thuộc hệ chữ La tinh, khác hồn tồn chữ Hán. Vì vậy sinh viên khi học chữ Hán
cảm thấy khá bỡ ngỡ. Do bị ảnh hƣởng của tiếng mẹ đẻ nên khi giáo viên yêu cầu viết bài hoặc làm
bài tập, các em thƣờng sử dụng phiên âm bằng chữ la tinh để viết.
Nguyên nhân thứ hai là do chữ Hán tƣơng đối phức tạp, chỉ cần viết sai một nét, thiếu một nét là
thành chữ khác, có ý nghĩa khác, ví dụ: chữ ―本‖ (bản- gốc) viết thiếu một nét ngang sẽ trở thành chữ
―木‖ (mộc-cây) Chữ Hán có những chữ vừa nhiều nét vừa khó nhớ nhƣ chữ ―赢‖ (thắng) gồm 17 nét,
chữ ―警‖ ( cảnh) 19 nét. Vì vậy lúc viết sinh viên thƣờng bỏ sót nét hoặc qn hẳn khơng biết hạ bút
ra sao. Có những chữ gần giống nhau nên rất dễ nhầm lẫn nhƣ chữ : ―大‖ (đại- to lớn)、太(quá, lắm).
Lại có những chữ có nhiều cách đọc khác nhau nhƣ chữ ―长‖ (cháng, zhǎng), ―好‖ (hǎo , hào), ―藏‖
(cáng, zàng). Tất nhiên một chữ Hán có nhiều cách đọc là có nhiều nghĩa khác nhau. Nói cách khác là
một chữ Hán đứng ở các vị trí khác nhau trong câu thể hiện ngữ nghĩa khác nhau thì có cách đọc khác
nhau.Nhiều sinh viên Việt Nam không phân biệt đƣợc nên hay sử dụng sai.
Nguyên nhân thứ ba là do sinh viên chƣa chăm học hoặc không vận dụng đúng quy tắc viết chữ
Hán. Rất nhiều sinh viên khi mới học đều cho rằng phải ―vẽ‖ chữ chứ không phải viết chữ. Các em
thƣờng ―vẽ‖ theo quan sát, suy nghĩ của mình, sao cho thật giống, nhìn đi nhìn lại nhiều lần mới có thể
viết đƣợc một chữ Hán. Nếu các em học thuộc các nét chữ và quy tắc viết chữ Hán thì sẽ khơng q
khó khăn khi viết chữ Hán.
Ngồi khó viết, khó nhớ chữ Hán, việc học từ nào biết từ đấy cũng chính là khó khăn mà ngƣời học
tiếng Hán gặp phải.Không nhƣ tiếng Việt, gặp một từ có thể dễ dàng đọc đƣợc nó, khi nghe thấy âm

đọc của một từ là có thể viết ra đƣợc từ đó.Nhƣng tiếng Hán thì khơng nhƣ vậy.Khi gặp từ mới mỗi
sinh viên suy luận một cách đọc khác nhau, gần nhƣ đọc sai từ. Khi nghe thấy một từ, mỗi bạn lại viết
một kiểu. Ví dụ: Khi nghe thấy từ ―shì‖ sinh viên có thể viết thành các từ sau: ―是, 市, 事, 式,
室‖ .Nhƣ vậy việc phân biệt từ cũng rất khó khăn.
Vấn đề từ ngữ mới, từ ngoại lai, từ viết tắt xuất hiện ngày càng nhiều trong tiếng Hán cũng khiến
sinh viên gặp khơng ít khó khăn . Phần lớn các từ ngoại lai đều đƣợc dịch theo âm đọc. Ví dụ:
―Itali‖→ ―意大利‖; ―email‖ → ―伊妹儿‖. Từ viết tắt nhƣ: ―北大‖(北京大学:Đại học Bắc
Kinh).
Viêc khó nhớ, khó viết, khó phân biệt chữ Hán sẽ trực tiếp ảnh hƣởng đến kỹ năng nghe, nói, đọc,
viết của sinh viên. Vì vậy giáo viên phải có phƣơng pháp giảng dạy tốt, sinh viên cũng phải có phƣơng
pháp học một cách hiệu quả nhất. Từ những khó khăn trên, bài viết xin đƣa ra một số thủ thuật sau
nhằm giúp ngƣời học dễ dàng hơn trong việc viết chữ Hán.
5.2. Một số thủ thuật học chữ hán
5.2.1. Xây dựng „bản đồ‟ các chữ theo bộ thủ

671


Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy
ngôn ngữ lần thứ VI

Chữ Hán đƣợc cấu tạo bởi các bộ thủ, mỗi bộ xuất hiện trong chữ đều kèm theo ý nghĩa riêng của
nó, hãy có một cuốn sổ nhỏ ghi lại các bộ đồng thời hãy cố gắng ghi nhớ chúng, bởi chúng còn xuất
hiện rất nhiều trong các chữ khác nhau, điều đó giúp bạn dễ dàng hơn khi nhớ chữ.
Để dễ dàng phân biệt đƣợc chữ Hán và ghi nhớ chúng, ngƣời học phải hiểu đƣợc cấu tạo của chữ
Hán, nắm đƣợc các bộ thủ và sự xuất hiện của chúng trong chữ theo ý của nó. Ví dụ những chữ chỉ
động tác tay thƣờng có bộ thủ bàng ―扌‖, những từ có bộ ―口‖ thƣờng chỉ động tác liên quan đến
miệng,hay sông, biển thƣờng xuất hiện bộ chấm thuỷ ―氵‖. Ví dụ:





Giang

(Sơng)

5.2.2. Sử dụng các „mẹo‟ để nhớ chữ
Bên cạnh đó, nên quan sát kỹ từng chữ, tìm ra những mẹo nhỏ để phân biệt các chữ, để nhớ
chúng dễ dàng hơn. Ví nhƣ nhìn chữ ―安”( n) ta thấy có hình ảnh ngƣời phụ nữ ―女‖ dƣới mái nhà
―宀‖, vậy ta nhớ cứ có ngƣời phụ nữ trong nhà thì nhà sẽ yên ấm . Hay chữ ―德‖ (đức) thoạt nhìn thấy
chữ này thật rắc rối, khó nhớ nhƣng nếu bạn hãy học thuộc vài câu vần sau ―chim chích mà đậu cành
tre, thập trên, tứ dƣới, nhất đè chữ tâm‖ thì mọi chuyện trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
5.2.3. Nắm quy tắc bút thuận của chữ Hán
Để khắc phục tình trạng khó viết, lúng túng không biết bắt đầu từ đâu, các bạn sinh viên phải
nắm chắc các nét cơ bản của chữ Hán và quy tắc viết chữ Hán cơ bản nhất:
Các nét cơ bản gồm: là nét ngang(一), nét sổ(丨), nét móc(亅), nét chấm(丶), nét phẩy(丿), nét
mác(㇏),nét gập ( 乛) và nét hất (し).
Quy tắc bút thuận của chữ Hán gồm :
Ngang trƣớc sổ sau: 十, 干
Trên trƣớc dƣới sau: 三,音
Trái trƣớc phải sau: 明, 你
Phẩy trƣớc mác sau: 八,入
Ngoài trƣớc trong sau: 问, 月
Vào trƣớc đóng sau: 回,国
Giữa trƣớc hai bên sau: 水,小
5.2.4. Chuẩn bị bộ thẻ bài học chữ Hán
Bộ thẻ bài học chữ Hán có thể mua sẵn hoặc tự tạo ra bằng cách cắt giấy thành những tấm thẻ
(kích cỡ bằng thẻ bài), học chữ nào, viết chữ đó trên thẻ và sử dụng hình vẽ minh họa khái niệmnghĩa
của chữ đó một cách dễ hiểu nhất. Mang theo trong túi, cặp, v.v. Những lúc rảnh rỗi mang ra xem lại,
học thuộc. Ngoài ra, khi học từ vựng liên quan đến các vật dụng trong nhà, bạn cũng có thể dán giấy

nhớ lên các vật dụng đó, mỗi khi bạn nhìn thấy chúng lập tức chữ đó sẽ hiện ra trong đầu bạn.

672


Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy
ngôn ngữ lần thứ VI

5.2.5. Sử dụng các phần mềm hỗ trợ học chữ Hán
Với ngƣời học tiếng Hán, khó khăn nhất vẫn là việc viết chữ Hán. Nhiều chữ Hán khá phức tạp,
thậm chí có chữ Hán có tới 19-20 nét. Vậy làm thế nào có thể tự tập viết và nhớ chữ Hán một cách
nhanh chóng và hiệu quả?
Hiện tại có một số phần mềm hƣớng dẫn cách viết các từng nét của tất cả các chữ Hán cơ bản
trong tiếng Hán phổ thông, tiêu biểu là ba phần mềm sau: ―Chinese writing master‖ , ―Chinese
Strokes Order‖ và ―汉字屋 – 汉字笔顺‖. Ngồi ra có thể sử dụng trang web ―763 Chiết tự tiếng
Trung‖ để học chữ Hán thơng qua hình ảnh, hoặc trang web ―Chinese Writer‖ học chữ Hán qua trò
chơi. Thông qua việc sử dụng phƣơng pháp liên tƣởng sẽ giúp ngƣời học ghi nhớ dễ dàng mặt chữ, từ
đó tăng tốc độ viết chữ.
5.2.6. Hiểu mối quan hệ giữa việc học từ, học chữ Hán và giao tiếp bằng chữ Hán
Học ngơn ngữ khơng phải là một q trình tuyến tính đơn giản đi từ việc học thuộc chữ, từ, ngữ
pháp đến việc áp dụng vào giao tiếp mà là q trình quanh co, phi tuyến tính, cơng phu, đòi hỏi thời
gian và sự luyện tập. Nghe và đọc văn bản tiếng Hán cung cấp ngữ liệu đầu vào, đặc biệt là mơ hình
ngơn ngữ trong ngữ cảnh cụ thể để ngƣời học dễ dàng hiểu mối liên hệ giữa hình thức ngơn ngữ (của
từ/chữ) và ý nghĩa giao tiếp cũng nhƣ nội hàm của ngôn ngữ. Tuy nhiên, để đạt đƣợc điều đó địi hỏi
sinh viên phải ‗chú ý‘ tới những chữ/từ/tổ hợp từ thƣờng xuất hiện trong các văn bản, cách viết, nét
chữ, cũng nhƣ ý nghĩa nội hàm và giao tiếp của chúng. Đồng thời, ngƣời học cũng phải tham gia vào
q trình sử dụng ngơn ngữ để thực hiện những giao tiếp có ý nghĩa, mơ phỏng thực tế. Đây khơng
đơn giản là q trình áp dụng thực hành giúp sinh viên nhớ và giao tiếp thuần thục mà là quá trình để
sinh viên thử nghiệm sử dụng những từ/ngữ đã thu lƣợm đƣợc; qua phản hồi từ giáo viên hoặc bạn bè,
hoặc tiếp xúc nhiều hơn với văn bản tiếng Hán giúp họ khẳng định những từ/ngữ họ sử dụng là đúng

hay chƣa đúng và cải thiện nhƣ thế nào. Đây là một quá trình lâu dài, địi hỏi sự kiên trì của sinh viên.
6. Kết luận
Dạy học chữ Hán là một mắt xích quan trọng khơng thể thiếu trong q trình dạy học tiếng Hán,
đặc biệt dạy chữ Hán ở giai đoạn sơ cấp, vì giai đoạn này là nền tảng, là cơ sở cho các giai đoạn tiếp
theo. Vì vậy ở giai đoạn sơ cấp nếu ngƣời học không nhận ra mặt chữ Hán, nắm đƣợc cách đọc, cách
viết chữ Hán thì không thể học tiếp ở các giai đoạn tiếp theo nhƣ giai đoạn trung cấp và cao cấp.
Bài viết đã tiến hành khảo sát 135 bài viết đoạn văn của sinh viên năm thứ nhất chuyên ngành
Tiếng Trung Quốc tại Trƣờng Ngoại Ngữ-ĐHTN. Từ kết quả khảo sát bài viết đã thống kê hai dạng
lỗi sai về chữ Hán mà sinh viên thƣờng xuyên mắc phải, đó là lỗi về nét chữ và lỗi về bộ thủ. Trên cơ
sở đó bài viết tiến hành phân tích những khó khăn của sinh viên khi học chữ Hán. Nguyên nhân của
những khó khăn đó một phần là do chữ Hán tƣơng đối khó viết, khó nhớ, một phần do sự khác biệt về
ngôn ngữ của Việt Nam và Trung Quốc. Song nguyên nhân chủ yếu vẫn là ý thức và phƣơng pháp học
tập của bản thân sinh viên. Bài viết cũng chia sẻ 6 thủ thuật giúp các em học chữ Hán đạt hiệu quả cao.
Tuy nhiên, điều quan trọng và cốt lõi nhất vẫn là sự chăm chỉ, kiên nhẫn, tự học của sinh viên, đồng

673


Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy
ngôn ngữ lần thứ VI

thời các em phải biết vận dụng tốt các phƣơng pháp học chữ Hán và phải thƣờng xuyên thực hành.
Đức Khổng Tử có dạy: ―学而时习之‖ (Học nhi thời tập chi - học rồi phải thƣờng xuyên luyện tập ) có
nhƣ vậy mới thật sự đem lại kết quả nhƣ mong muốn.
Tài liệu tham khảo
Liêu Linh Chuyên (2015 ). Giáo trình Ngữ âm-Văn tự Hán ngữ hiện đại. NXB Đại học Huế.
Hoàng Quỳnh Mai (2017). Một số phương pháp dạy và học chữ Hán hiệu quả. Truy cập từ:
/>Nguyễn Hải Thập (2017). Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
giảng viên chính hạng II. Cơng ty cổ phần in Phúc Yên.
高家莺,范可育,费锦昌(1993). 现代汉字学. 北京:高等教育出版社.

张静贤(1988).现代汉字笔形论. 北京:北京语言学院出版社.
叶剑峰(2013).老挝学生学习汉字的难点及对策探析.新西部,13 期, 88-90.
刘珣(2000).对外汉语教育学引论. 北京:北京语言大学出版社.
刘援(2006).体验汉语写作教程. 北京:高等教育出版社.
杨寄洲(2006).汉语教程. 北京:北京语言大学出版社.
Khuyết danh (2010).常见的对外汉字教学法.Truy cập từ : />7/09/2684823_54277482.shtml.
Khuyết danh (2019). 浅 谈 汉 字 教 学 教 学 方 法 研 究.Truy cập từ : />
CHALLENGES FACED BY CHINESE FIRST YEAR STUDENTS AT
FACULTY OF FOREIGN LANGUAGES-THAI NGUYEN
UNIVERSITY IN LEARNING CHINESE CHARACTERS AND
SUGGESTED SOLUTIONS
Abstract
For first-year Chinese majors at Faculty of Foreign Languages-Thai Nguyen University,
we posed a question ―How difficult it is to learn Chinese?‖. The majority of the students
responded ―Pronunciation is not a problem, but Chinese characters are extrememly
difficult to learn‖. With their answer in mind, we have been occupied with the idea of
how to facilitate students learning Chinese characters. So we decided to do a survey with
135 essays by first year students majoring in Chinese at Faculty of Foreign LanguagesThai Nguyen University to find out the types of mistakes related to Chinese characters
that students often make; through that we analyzes the difficulties of the students when
learning Chinese characters. Finally, we propose some tips to help learn Chinese
characters effectively.
Keywords
chinese characters, analyze , challenges,solutions

674



×