Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

KN ren ki nang tu vung Tieng Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.89 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Kinh nghiệm rèn kĩ năng học từ vựng Trong môn tiếng Anh. Thái Học , ngày….tháng … năm 2013.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> PHẦN 1: MỞ ĐẦU I- Lý do chọn đề tài 1. Cơ sở lý luận: Trong bất kỳ một ngôn ngữ nào, vai trò của từ vựng cũng hết sức quan trọng. Có thể thấy một ngôn ngữ là một tập hợp của các từ vựng. Không thể hiểu ngôn ngữ mà không hiểu biết từ vựng, hoặc qua các đơn vị từ vựng. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc chỉ hiểu các đơn vị từ vựng riêng lẻ, độc lập với nhau mà chỉ có thể nắm vững được ngôn ngữ thông qua mối quan hệ biện chứng giữa các đơn vị từ vựng. Như vậy việc học từ vựng và rèn luyện kĩ năng sử dụng từ vựng là yếu tố hàng đầu trong việc truyền thụ và tiếp thu một ngôn ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng. Vì từ vựng là một đơn vị ngôn ngữ nên nó được thể hiện dưới hai hình thức: Lời nói và chữ viết. Muốn sử dụng được ngôn ngữ đó, tức là phải nắm vững hình thức biểu đạt của từ bằng lời nói và chữ viết. Song do có mối liên quan của từ vựng với các yếu tố khác trong ngôn ngữ (ngữ pháp, ngữ âm, ngữ điệu ...) hoặc trong tình huống giao tiếp cụ thể, ta thấy từ vựng là các “viên gạch”còn ngữ pháp và các yếu tố ngôn ngữ khác được coi như các “mạch vữa”để xây lên thành một ngôi nhà ngôn ngữ. 2. Cơ sở thực tiễn Hiện nay trong nhà trường phổ thông, cũng giống như các bộ môn khác, việc dạy và học tiếng Anh đang diễn ra cùng với sự đổi mới phương pháp giáo dục, cải cách sách giáo khoa, giảm tải nội dung chương trình học nhằm làm phù hợp với nhận thức của học sinh, làm cho học sinh được tiếp cận với các nội dung, kiến thức hiện đại. Vốn từ vựng tiếng Anh trong trương trình học cũng được sử dụng phù hợp với sự phát triển chung của xã hội. Trước hết, xuất phát từ đối tượng giảng dạy là học sinh ở lứa tuổi từ 8-10, kinh nghiệm cuộc sống còn ít, hiểu biết xã hội hạn chế, do đó vốn từ vựng dạy cho các em ở cấp học này thường phải được kết hợp với các kỹ năng dạy học cho phù hợp để gây sự quan tâm, hứng thú với học sinh. Bên cạnh đó việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường còn diễn ra trong môi trường giao tiếp của thầy và trò có rất nhiều hạn chế: Dạy học ttrong một tập thể lớn (thường là đơn vị lớp học có khoảng 30 học sinh hoặc hơn), trình dộ nhận thức có nhiều cấp độ khác nhau, phương tiện hỗ trợ giảng dạy chưa đồng bộ. Những điều này làm phân tán sự tập chung của học sinh, tác động rất lớn đến việc rèn luyện kĩ năng cho học sinh, làm chậm quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh và sự phân bố thời gian cho từng phần nội dung bài sao cho phù hợp với từng loại bài giảng (thực hành, kĩ năng) cũng là một tác động tới việc lựa chọn, nghiên cứu và áp dụng kĩ năng dạy từ vựng sao cho thích hợp. Qua thực tế dạy học những năm qua, tôi nhận thấy phương pháp cũ dạy học từ vựng thường được diễn ra theo kiểu: Người dạy (giáo viên) đọc bài rồi liệt kê ra những từ, theo giáo viên chưa từng xuất hiện trong quá trình dạy học là từ mới (new words); sau đó người giáo viên giảng giải nghĩa, cách sử dụng từ, từ loại cho học sinh. Nó có những hạn chế cơ bản như sau: Làm cho học sinh thụ động ttrong việc làm giàu vốn từ cho mình, sử dụng từ trong ngữ.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> cảnh giao tiếp bị hạn chế, không linh hoạt và thường lệ thuộc vào cấu trúc ngữ pháp. Từ đó vấn đề được đặt ra ở đây là nghiên cứu áp dụng các kỹ năng học từ vựng, tự kiểm tra từ vựng đối với học sinh sao cho phù hợp và có hiệu quả tốt. II: Phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu: - Khối lớp 3 - Sách giáo khoa 3 - Sách bài tập 3. III: Mục tiêu nghiên cứu. - Nghiên cứu các đề tài để giải quyết các vấn đề sau: 1. Vai trò của các kĩ năng học từ vựng trong môn tiếng Anh. 2. Kĩ năng học từ vựng. 3. Kết quả thu được sau sử dụng các kĩ năng. IV: Các phương pháp nghiên cứu. 1. Phương pháp quan sát. 2. Phương pháp nghiên cứu và thực hành. 3. Phương pháp tổng hợp. V: Cấu trúc đề tài: Đề tài gồm 3 phần: - Phần mở đầu. - Phần nội dung - Phần kết luận Trong đó phần nội dung bao gồm các vấn dề nghiên cứu chính sau: 1.Vai trò của các kĩ năng học từ vựng trong môn tiếng Anh. 2. Kĩ năng học từ vựng:. 3: Kiểm tra. PHẦN 2:NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1.Vai trò của các kĩ năng học từ vựng trong môn tiếng Anh. - Mỗi bài học, tiết học tiếng anh đều xuất hiện một hoặc nhiều từ vựng bởi vậy mỗi học sinh cần có các kĩ năng học từ vựng như thế nào cho đúng.Từ việc làm quen với từ, thực hành nói và viết, rèn luyện củng cố để tạo ra một giờ học sôi nổi ngay từ giây phút đầu của một giờ học. - Việc sử dụng các kĩ năng học từ vựng trong môn tiếng Anh nhằm mục đích làm cho học sinh có vốn từ vựng đầy đủ, phục vụ cho quá trình học tiếng, nắm được ý nghĩa, cách sử dụng của từ vựng trong quá trình giao tiếp. - Các kĩ năng học từ khác nhau sẽ làm cho học sinh cảm thấy hứng thú với môn học, ghi nhớ từ vựng với ngữ cảnh giao tiếp, nâng cao khả năng tự học hỏi, học sinh sẽ tự làm giàu được vốn từ và tự kiểm tra được quá trình.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> sử dụng từ của mình. Học sinh sẽ chủ động trong các tình huống giao tiếp cũng như tiếp thu kiến thức mới. 2. Kĩ năng học từ vựng: Giai đoạn đầu trong việc dạy từ vựng là phần giới thiệu từ mới với học sinh. Giới thiệu từ mới có vai trò rất quan trọng trong một giờ học tiếng Anh.Qua đó, giáo viên giúp học sinh nắm được bao quát nội dung bài học, nắm được nghĩa của từ, cách sử dụng qua phần giới thiệu ban đầu của giáo viên. Thông thường học sinh có thể học tốt từ vựng tiếng anh bằng các bước sau: Học bằng tranh vẽ, vật thật, ví dụ, tình huống,qua gợi ý, từ trái nghĩa..... Học qua các bài hát, trò chơi bằng tiếng anh. Nghe giáo viên giới thiệu từ dạy bằng tiếng Anh Chú ý nghe lại nhiều lần Học sinh đọc lại từ mới (đồng thanh 2-3 lần) Học sinh viết hoặc đọc lại cá nhân (2-3 lần) Quan sát từ giáo viên trình bày lên bảng Tự kiểm tra nghĩa từ bằng tiếng việt ( tra từ điển hoặc qua GV nói) Khi học xong tất cả từ mới, học sinh viết vào vở. Song tất nhiên không phải từ mới nào xuất hiện trong quá trình giảng bài. Học sinh phải biết lựa chọn, xác định từ tích cực, chủ động trong quá trình học và cố gắng phát huy hết khả năng tự học hỏi của mình. Bên cạnh đó HS còn phải biết sắp xếp các từ vựng sẽ học trong bài theo một trình tự hợp lý, hoặc tạo các lời dẫn gợi mở theo chủ điểm bài học. * Ví dụ 1. UNIT 10: Section A(GRADE 3) Từ vựng dạy gồm 6 từ. - Weather (adj) : thời tiết - Today (adv) : Hôm nay - Sunny (adi) : Trời nắng - Rainy (adj) : Trời mưa - Windy (adj) : có gió - Cloudy (adj) : nhiều mây Sau khi nghe giáo viên giới thiệu 4 từ: Weather, Today, Sunny, Rainy.Còn 2 từ: windy, Cloudy học sinh chủ động tìm hiểu trong quá trình đọc bài và quan sát tranh. Bước đầu khi giới thiệu từ “weather” tôi giới thiệu như sau: “ Có một chương trình trên ti vi, đài vào mỗi ngày giúp chúng ta biết trời ngày mai nắng, hay là mưa là chương trình gì nhỉ?”. Học sinh sẽ trả lời ngay đó là chương trình “dự báo thời tiết”.Giáo viên giới thiệu được từ “ weather” giải thích nghĩa của từ. Tiếp tục các bước của trình tự giới thiệu từ, tôi có thể hỏi học sinh “What does “ Today” mean in English?” Học sinh có thể trả lời “ nó có nghĩa là hôm nay”. Giáo viên tiếp tục hỏi học sinh: Em thấy thời tiết vào mùa hè như thế nào? – Học sinh trả lời được từ “ trời nắng”. Giáo viên đưa ra từ “ sunny” giáo viên hỏi tiếp: Các em quan sát bức tranh này và cho cô biết, gọi tên thời tiết trong bức tranh? – Học sinh trả lời “ Trời mưa” , Có.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> bạn nào biết trong tiếng anh trời mưa được đọc là gì? Bạn nào yêu thích có ý thức chuẩn bị bài ở nhà chắc chắn sẽ nói được đó là từ “ rainy”. Từ bài giảng của cô, học sinh tự giác tìm thêm các từ ngữ khác về thời tiết. * Học sinh học từ thông qua. - Gợi ý : weather - Dịch : today - Từ trái nghĩa : rainy, sunny - Nội dung đoạn hội thoại: - Quan sát tranh : *Ví dụ 2. UNIT 7: Family members (GRADE 3) Từ vựng dạy gồm 5 từ theo trình tự: - Father (n): ba, bố - Mother (n): mẹ, má…. - Brother (n): anh trai, em trai. - Sister (n): chị gái, em gái. - baby sister (n): bé gái. Giới thiệu các từ thuộc chủ đề gia đình “family members ”khi học sinh quan sát tranh về gia đình được giáo viên đưa ra, nghe giáo viên dùng thước chỉ lần lượt về các thành viên trong gia đình theo một trình tự về tuổi tác, về vị trí của mỗi người trong gia đình. Giáo viên gợi mở cho học sinh đoán từ vựng: học sinh sau khi nghe cô gợi mở: Người có ơn sinh thành ra mình, người được xem là trụ cột của gia đình mình đó là ai ? hcoj sinh đưa ra được từ “ father” Tiếp theo đó giáo viên dùng bức tranh có hình ảnh mẹ và hỏi: Who’s she? Học sinh trẻ lời “ mẹ”…… Bên cạnh việc sắp xếp, bố trí thứ tự từ vựng giáo viên sử dụng các kĩ năng giới thiệu từ mới, tạo sự hấp dẫn với học sinh thông qua các kĩ năng giới thiệu từ. Ta cũng biết lượng thời gian để giới thiệu từ vựng trong một giờ học chiếm một phần nhỏ, chỉ từ 5 đến 7 phút (và tối đa là 10 phút) nên khi giới thiệu từ giáo viên phải thực hiện việc dẫn dắt sao cho thật rõ ràng, cụ thể, đơn giản và nhanh chóng. Để học sinh có thể ghi nhớ từ vựng ở giai đoạn đầu giáo viên phải lựa chọn kĩ năng giới thiệu từ cho phù hợp, vừa để thu hút sự tập trung của học sinh. Với ví dụ 1, 2 vừa nêu ở trên, ta thấy một bài học giáo viên có thể sử dụng nhiều kĩ năng khác nhau để giới thiệu từ, qua có học sinh cũng đã học và nhớ được nhiều từ, các em thể hiện được tính chủ động , tích cực tham gia vào các hoạt động của giáo viên. * Ví dụ 2: Giới thiệu từ thông qua. - Gợi ý : Father - Tranh ảnh : mother Kĩ năng học từ rất phong phú, song học ra sao, sử dụng từ khi nào và với mục đích gì lại là vấn đề đòi hỏi học sinh phải học một cách nghiêm túc và người giáo viên phải suy nghĩ và áp dụng linh hoạt để đạt được mục đích giảng dạy. * Các kĩ năng học từ thông dụng là:.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 1. Học thông qua các vật dụng trực quan. + Vật thật: Ví dụ: - Book, pen, ruler…… (unit 6- grade3) - doll, bag (unit 6 – grade 3) +Tranh ảnh: Ví dụ: - school/ library (unit 5- grade 3) - house (unit 5 – grade 3) Với sách giáo khoa mới lớp 3 hiện nay có nhiều tranh ảnh đẹp, giáo viên có thể tận dụng điều này để thực hiện giới thiệu từ vựng cho học sinh. Học sinh phải quan sát kĩ tranh ảnh và tìm ra từ. 2. Học từ thông qua các trò chơi trong sách GK, hoặc do giáo viên tổ chức: - Học từ qua các trò chơi tiếng anh giúp học sinh còn biết thêm, nhớ thêm từ vựng. Ví dụ: slap the board (unit 10) your. he she. friend. my. hello. 3: Học từ qua các bài hát: Ngoài việc học sinh có thế hát những bài hát tiêng anh, các em biết được vai trò của từ trong câu, thấy được mối tương quan giữ từ này với các thành khác. - The song “ The way to school” This is the way we go to school. Go to school. Go to school This is the way we go to school Go to school every morning. 4. Học từ thông qua ngữ cảnh: Giúp học sinh hiểu cách sử dụng từ được học và sử dụng đúng trong từng tình huống giao tiếp. Ví dụ: Please, ( unit 5- grade 3) Goodbye ( unit 2 - grade 3 ) 5. Học từ thông qua các từ đồng nghĩa,trái nghĩa. Là một cách kết hợp vừa giới thiệu từ mới, vừa ôn luyện được phần từ đã dạy. Ví dụ:. rainy>< sunny (unit10) old >< new. ( unit 8) 6. Giới thiệu từ thông qua các ví dụ..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Kỹ năng này giúp học sinh có tập hợp từ theo chủ điểm. Ví dụ: về chủ điểm gia đình Family: this is my father, mother, sister……..( unit 7) 7. Học từ qua phương pháp dịch nghĩa. Kỹ năng này giúp học sinh biết nhanh nghĩa của từ, đối với giáo viên thì giới thiệu từ một cách ngắn gọn, không tốn thời gian, nhất là với các từ có nghĩa trừu tượng. Ví dụ: friend (unit4) ; nice (unit4) About (unit 11); have (unit 11) Sử dụng kĩ năng học từ vựng chính là tìm cách lĩnh hội kiến thức một cách tốt nhất, dễ dàng nhất, giúp học sinh thu nhận kiến thức nhanh hơn, hứng thú với bài học hơn. Và để đạt được hiệu quả cao trong việc học từ vựng ngoài việc lựa chọn các kĩ năng học phù hợp, học sinh còn phải chú ý lắng nghe một cách chính xác phát âm của giáo viên. Như vậy Giáo viên cần trình bày từ đúng chính xác và rõ ràng trên bảng để học sinh nhận biết từ được dạy ở mọi góc độ khách quan.. 3: Kiểm tra Kiểm tra từ vựng của học sinh cũng là một phần quan trọng trong quá trình học. Nó xác định xem học sinh nắm được từ ở mức độ nào. Việc kiểm tra thường diễn ra dưới hai cấp độ; Đơn giản và hoàn thiện. 3.1. Kiểm tra đơn giản. Kiểm tra đơn giản là việc kiểm tra từ vựng riêng lẻ, kiểm tra ngay sau khi hoàn thành việc làm quen với từ . Các hoạt động kiểm tra được đưa ra dưới dạng các trò chơi khiến học sinh thích thú, say mê với bài học, kích thích sự ganh đua trong học tập. Ví dụ như: - Rub out and remember: Xóa phần từ đã giới thiệu trên bảng và yêu cầu học sinh tái tạo lại ở trên bảng - Slap the board: Viết phần từ vừa giới thiệu hoặc dán tranh thể hiện từ trên bảng. Yêu cầu học sinh vỗ vào phần từ hoặc tranh khi nghe giáo viên đọc từ đó (từ trên bảng bằng tiếng Anh thì đọc bằng tiếng Việt và ngược lại) - What and Where: Viết từ vừa giới thiệu vào các vòng tròn trên bảng, cho học sinh đọc và xóa dần các từ, sau đó yêu cầu học sinh viết lại từ đúng vị trí cũ của nó. - Jumbled words: Giáo viên viết các từ với các chữ cái xáo trộn, sau yêu cầu học sinh viết lại từ cho đúng. - Word square: Giáo viên chuẩn bị ô chữ có chứa các từ đã giới thiệu, yêu cầu học sinh khoanh tròn các từ mà các em tìm thấy. - Netword: Học sinh viết mạng từ theo chủ điểm - Bingo: Học sinh chọn 5 từ trong số các từ mà giáo viên gợi ý trên bảng, sau khi nghe giáo viên đọc, nếu học sinh nào nghe có được 5 từ trước nhất thì hô to “bingo”.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Guessing game: Một học sinh viết từ vào một tờ giấy hoặc sử dụng hình ảnh từ, sau đó dùng các từ khác miêu tả, diễn đạt từ đó cho các học sinh khác đoán. - Matching: Một cột giáo viên viết từ, còn cột thứ hai viết khái niệm hoặc định nghĩa không theo thứ tự của cột thứ nhất, sau yêu cầu học sinh nối từ với khái niệm hoặc định nghĩa của chúng. - Ordering: Giáo viên yêu cầu học sinh viết các từ vào vở, sau đó giáo viên đọc một đoạn văn ngắn có chứa các từ đó, học sinh nghe và đánh dấu thứ tự các từ theo trình tự đọc. Các kĩ năng kiểm tra được thực hiện ở mỗi tiết học khác nhau để tạo ra sự mới mẻ, không gây nhàm chán cho học sinh. Song ta cũng cần chú ý đến đối tượng học sinh, hay chính là trình độ nhận thức của học sinh nhanh hay chậm để đảm bảo việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên và với mọi học sinh. Đối với các học sinh khá, tiếp thu nhanh giáo viên sử dụng các kĩ năng thường mang tính chất yêu cầu học sinh tái tạo lại phần từ đã học như ; Rubout and remember, slap the board, what and where, net word ... Đối với học sinh yếu, tiếp thu chậm hơn thì sử dụng các cách kiểm tra mang tính gợi mở từ như: jumbled words, wordsquare, matching, ordering ... 3.2. Kiểm tra hoàn thiện. Bên cạnh việc kiểm tra đơn giản, còn có kiểm tra hoàn thiện. Kiểm tra hoàn thiện được thực hiện sau khi phần từ vựng được thực hành, ôn luyện và củng cố trong các giờ thực hành nói – viết, giờ luyện kĩ năng nghe, đọc, viết. Loại kiểm tra này thường diễn ra dưới dạng kiểm tra nói hoặc viết. Giáo viên có thể thực hiện ngay trong phần warm up” của bài dạy hoặc dưới dạng kiểm tra bài cũ, kiểm tra 15 phút, 45 phút hoặc kiểm tra học kỳ. Ví dụ: - Gap fill: Học sinh điền từ vào chỗ trống để hoàn thiện một câu hoặc một đoạn văn. - Choose the best anwser: Học sinh chọn đáp án đúng nhất trong các đáp án gợi ý. - Put words in the right order: Học sinh sắp xếp các từ xáo trộn thành câu hoàn chỉnh. - Write sentence from the words given: Học sinh viết câu từ các từ gợi ý. - Chain game: Học sinh làm việc trong nhóm, người sau bổ xung ý thêm vào câu của người trước. - Dictation: Học sinh nghe và chép chính tả. - Nought and crosses: Học sinh thực hiện kiểm tra từ vựng dưới dạng các mẫu câu thực hành giao tiếp. - Pyramid: Học sinh viết các câu theo chủ điểm dưới hình thức tổ chức từ cá nhân đến nhóm nhỏ, nhóm lớn để dần bổ xung ý cho nhau. Muc đích của việc kiểm tra hoàn thiện này nhằm kiểm tra học sinh có hiểu và sử dụng đúng từ trong các tình huống giao tiếp cụ thể không, và bên cạnh đó còn nhằm giúp học sinh xây dựng được vốn từ vựng đầy đủ và phong.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> phú, việc kiểm tra có thể thực hiện theo từng yêu cầu cụ thể hoặc tổng hợp chung trong bài kiểm tra 45 phút hoặc kiểm tra học kỳ. - Kiểm tra nghe: Gap fill, Choose the best answer, dictation. - Kiểm tra nói : Chain game, nought and crosses - Kiểm tra đọc: Gap fill, choose the best answer. - Kiểm tra viết: Put words in the right order, write sentence from the words given, pyramid.. PHẦN 3: KẾT QUẢ ÁP DỤNG. Với việc áp dụng các kĩ năng trên trong các giờ giảng nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh, chất lượng bộ môn đã được nâng cao. - Năm học 2011 -2012 Lớp 3A đạt trung bình trở lên:95% Lớp 3B đạt trung bình trở lên: 92% Lớp 3C đạt trung bình trở lên: 90% Lớp 3 D đạt trung bình trở lên: 94%. KẾT LUẬN: Để giải quyết đề tài này tôi đã đi tìm hiểu vai trò của kĩ năng học từ vựng trong môn tiếng anh nhằm cho học sinh thấy được tầm quan trọng của việc học từ trong môn học. Tiếp đó tôi đưa ra một số cách hướng dẫn học sinh để các em có kĩ năng nắm từ vựng tốt hơn. Đề tài này tôi còn đưa ra một số kết quả thu được khi tôi thử nghiệm với học sinh khối 3 và kết quả đạt được cao. Trong quá trình dạy tiếng Anh, việc giới thiệu và kiểm tra từ vựng tuy chiếm lượng thời gian không nhiều song chúng có vai trò hết sức quan trọng, tạo tiền đề cho học sinh nắm vững và sử dụng đúng ngôn ngữ sau này. Người học sinh với vai trò chủ đạo trong hoạt động của giáo viên phải tích cực ,chủ động tìm tòi, phát hiện ra kiến thức và kiểm nghiệm kiến thức của mình thì kết học tập mới cao. Đề tài của tôi vẫn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô. Tôi xin chân thành cảm ơn!.

<span class='text_page_counter'>(10)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×