Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Bảo quản gỗ, thực hành bảo quản gỗ (bài giảng, giáo trình)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.03 MB, 65 trang )

TS. TỐNG THỊ PHƯỢNG (Chủ biên)
ThS. NGUYỄN THỊ LOAN

READING 3

THùC HàNH

BảO QUảN Gỗ

TRNG I HC LM NGHIP - 2021


TS. TỐNG THỊ PHƯỢNG (Chủ biên)
ThS. NGUYỄN THỊ LOAN

THỰC HÀNH

BẢO QUẢN GỖ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - 2021



LỜI NĨI ĐẦU
Bảo quản gỗ là mơn học chun ngành Công nghệ Chế biến lâm sản, môn học
bao gồm những kiến thức cơ bản về tác nhân phá hại gỗ, thuốc bảo quản, thiết bị và
công nghệ bảo quản gỗ, phương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng bảo quản; Các
nguyên nhân và giải pháp an toàn và xử lý chất thải gây ô nhiễm trong công tác bảo
quản gỗ.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, nhu cầu đào tạo, việc thành thạo các kỹ năng
về nhận biết, đánh giá tác động của các tác nhân phá hại gỗ; lựa chọn và sử dụng


thuốc bảo quản; thực hiện các phương pháp xử lý bảo quản gỗ; đánh giá chất lượng
bảo quản là rất quan trọng và cần thiết. Vì vậy, bài giảng Thực hành Bảo quản Gỗ
được thực hiện, bài giảng là cuốn tài liệu hướng dẫn chi tiết cho giảng viên, người
học các bước để thực hiện tốt các kỹ năng quan trọng trong lĩnh vực chuyên môn
bảo quản gỗ.
Để hồn thành cuốn bài giảng này chúng tơi đã tham khảo các chương trình,
nguồn tài liệu trong và ngồi nước, đồng thời nhận được nhiều ý kiến của các nhà
chuyên môn, đồng nghiệp. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp
q báu đó.
Trong q trình biên soạn, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng khơng thể tránh
khỏi những thiếu sót. Chúng tơi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các
nhà nghiên cứu, các nhà chuyên môn, các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để
cuốn bài giảng ngày càng được hồn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Nhóm tác giả

i


ii


MỤC LỤC
Lời nói đầu .................................................................................................................. i
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục các bảng .................................................................................................... v
Danh mục các hình .................................................................................................... vi
Quy định chung khi thực hành, thí nghiệm ................................................................ 1
Bài 1. SINH VẬT HẠI GỖ, ĐẶC ĐIỂM PHÁ HẠI TRÊN GỖ .......................... 2
1.1. Mục tiêu bài thực hành .................................................................................... 3

1.1.1. Kiến thức ................................................................................................... 3
1.1.2. Kỹ năng...................................................................................................... 3
1.1.3. Thái độ ....................................................................................................... 4
1.1.4. Yêu cầu ...................................................................................................... 4
1.2. Nội dung thực hiện .......................................................................................... 4
1.2.1. Tìm hiểu về nấm hại gỗ và đặc điểm phá hại trên gỗ ............................... 4
1.2.2. Tìm hiểu về mối hại gỗ .............................................................................. 9
1.3. Kết quả cần đạt được ..................................................................................... 14
1.4. Phương pháp đánh giá ................................................................................... 14
1.4.1. Kiểm tra ................................................................................................... 14
1.4.2. Đánh giá .................................................................................................. 15
Câu hỏi kiểm tra trước khi thực hành ....................................................................... 21
Tài liệu tham khảo .................................................................................................... 22
BÀI 2. LỰA CHỌN THUỐC VÀ THỰC HÀNH BẢO QUẢN GỖ .................. 23
2.1. Mục tiêu bài thực hành .................................................................................. 23
2.1.1. Kiến thức ................................................................................................. 23
2.1.2. Kỹ năng.................................................................................................... 23
2.1.3. Thái độ ..................................................................................................... 23
2.1.4. Yêu cầu .................................................................................................... 23
2.2. Nội dung thực hiện ........................................................................................ 24
2.2.1. Lựa chọn thuốc bảo quản ........................................................................ 24
2.2.2. Thực hành bảo quản cho gỗ bằng phương pháp nhúng ......................... 27
2.2.3. Thực hành bảo quản gỗ bằng phương pháp ngâm ................................. 30
2.2.4. Diệt mối theo phương pháp lây nhiễm .................................................... 32

iii


2.3. Kết quả cần đạt được ......................................................................................37
2.4. Phương pháp đánh giá ....................................................................................38

2.4.1. Kiểm tra ....................................................................................................38
2.4.2. Đánh giá ...................................................................................................38
Câu hỏi kiểm tra trước khi thực hành .......................................................................47
Tài liệu tham khảo .....................................................................................................48
BÀI 3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG BẢO QUẢN GỖ ........................................49
3.1. Mục tiêu bài thực hành ...................................................................................49
3.1.1. Kiến thức ..................................................................................................49
3.1.2. Kỹ năng ....................................................................................................49
3.1.3. Thái độ .....................................................................................................49
3.1.4. Yêu cầu .....................................................................................................50
3.2. Nội dung thực hiện .........................................................................................50
3.2.1. Vật tư, dụng cụ .........................................................................................50
3.2.2. Chuẩn bị ...................................................................................................50
3.2.3. Thực hiện ..................................................................................................50
3.3. Kết quả cần đạt được ......................................................................................53
3.4. Phương pháp đánh giá ....................................................................................53
3.4.1. Kiểm tra ....................................................................................................53
3.4.2. Đánh giá ...................................................................................................53
Câu hỏi kiểm tra trước khi thực hành .......................................................................55
Tài liệu tham khảo .....................................................................................................56

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Bảng mô tả đặc điểm của nấm phá hại trên mẫu gỗ ......................... 9
Bảng 1.2. Bảng mô tả khảo sát mối gỗ........................................................... 14
Bảng 2.1. Bảng mô tả đặc điểm thuốc bảo quản gỗ ........................................ 27
Bảng 3.1. Thơng số tính lượng thuốc thấm ..................................................... 52


v


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Mẫu gỗ bị nấm mục phá hủy............................................................. 5
Hình 1.2. Nấm mục nâu hại gỗ ......................................................................... 5
Hình 1.3. Nấm mục mềm hại gỗ ....................................................................... 5
Hình 1.4. Nấm mục trắng hại gỗ ....................................................................... 6
Hình 1.5. Mẫu gỗ bị nấm biến màu xâm nhập .................................................. 7
Hình 1.6. Mẫu gỗ bị nấm mốc xâm nhập phá hại ............................................. 7
Hình 1.7. Đường mối thợ di chuyển kiếm thức ăn ......................................... 10
Hình 1.8. Hình dạng bên ngồi tổ mối ............................................................ 10
Hình 1.9. Đào tổ mối ....................................................................................... 11
Hình 1.10. Cấu tạo đường hang bên trong tổ mối........................................... 11
Hình 1.11. Cấu tạo vườn cấy nấm trong tổ mối .............................................. 12
Hình 1.12. Hồng cung tổ mối ........................................................................ 12
Hình 1.13. Các loại mối trong tổ mối ............................................................. 13
Hình 2.1. Thơng tin trên bao bì thuốc ............................................................. 25
Hình 2.2. Đĩa thủy tinh chứa thuốc bảo quản dùng quan sát .......................... 26
Hình 2.3. Sử dụng giấy nhám chà nhẵn bề mặt gỗ trước khi ngâm tẩm......... 28
Hình 2.4. Nhúng gỗ vào trong dung dịch thuốc .............................................. 29
Hình 2.5. Thay đổi màu sắc gỗ trước và sau khi nhúng dầu bảo quản ........... 30
Hình 2.6. Các bước ngâm tẩm gỗ bằng phương pháp ngâm thường .............. 31
Hình 2.7. Hộp mồi nhử mối ............................................................................ 33
Hình 2.8. Thuốc diệt mối ................................................................................ 33
Hình 2.9. Đường mui mối đắp lên để di chuyển ............................................. 34
Hình 2.10. Đặt hộp mồi nhử mối .................................................................... 34
Hình 2.11. Kiểm tra tình trạng mối lên ăn ...................................................... 35

Hình 2.12. Phun thuốc diệt mối ...................................................................... 36
Hình 2.13. Kiểm tra kết quả sau 3 - 5 ngày phun thuốc ................................. 37
Hình 3.1. Cân khối lượng mẫu gỗ ................................................................... 51
Hình 3.2. Đo kích thước mẫu gỗ ..................................................................... 51

vi


QUY ĐỊNH CHUNG KHI THỰC HÀNH, THÍ NGHIỆM
1. Trước khi thực hành, thí nghiệm sinh viên phải có tài liệu hướng dẫn thực
hiện các bài thực hành, thí nghiệm mơn học.
2. Sinh viên phải nghiên cứu kỹ các bài thực hành, thí nghiệm về mục tiêu, nội
dung, hướng dẫn thực hiện; nắm vững các kiến thức lý thuyết có liên quan đến bài
thí nghiệm thực hành.
3. Sinh viên phải trả lời được các câu hỏi có liên quan đến bài thí nghiệm thực
hành trước khi thực hiện.
4. Sinh viên phải đi đầy đủ, đúng giờ, theo nhóm và lịch được phân cơng. Sinh
viên vắng mặt khơng có lý do sẽ khơng được thực hiện các bài thí nghiệm thực hành
tiếp theo.
5. Sinh viên phải đeo thẻ trên lớp và nghiêm túc chấp hành đầy đủ nội quy,
quy chế của phòng thí nghiệm thực hành hoặc địa điểm thực hiện.
6. Trước khi thực hiện thực hành, thí nghiệm giáo viên giao cho từng sinh
viên hoặc nhóm sinh viên các phương án khác nhau để thực hiện các nội dung của
bài. Sinh viên phải tuyệt đối tuân thủ theo sự phân công đó.
7. Đối với các bài thực hành, thí nghiệm có sử dụng các thiết bị, trước khi
thực hiện sinh viên cần phải quan sát, tìm hiểu kỹ các bộ phận và tham số của thiết
bị, dụng cụ thí nghiệm để có thể thao tác nhanh chóng và chính xác.
8. Sinh viên chỉ được vận hành các thiết bị khi đã tìm hiểu kỹ về sử dụng các
thiết bị đó và phải được sự cho phép của giáo viên hướng dẫn.
9. Sinh viên phải viết báo cáo và nộp báo cáo cho giáo viên.


1


2


Bài 1
SINH VẬT HẠI GỖ, ĐẶC ĐIỂM PHÁ HẠI TRÊN GỖ
Gỗ, tre nứa, song mây là nguồn lâm sản được sử dụng phổ biến làm nguyên
liệu trong xây dựng, làm đồ nội thất và các đồ gia dụng thiết yếu khác. Hầu hết các
loài gỗ và lâm sản rất dễ bị các tác nhân sinh vật và phi sinh vật gây hại trong một
thời gian ngắn. Đặc biệt, ở các nước có điều kiện khí hậu nhiệt đới như nước ta,
sinh vật hại lâm sản hoạt động rất mãnh liệt nên tổn thất về lâm sản do chúng gây ra
rất nặng nề. Vì thế, việc tìm hiểu về các đối tượng gây hại này là cần thiết, giúp cho
chúng ta tìm ra được nhưng biện pháp xử lý hiệu quả, giúp nâng cao tuổi thọ và giá
trí sử dụng cho gỗ và sản phẩm gỗ.
Đối tượng chủ yếu gây ra sự mục nát, phá hủy cấu trúc tế bào của gỗ, tre, song
mây đó là các sinh vật hại bao gồm nấm, côn trùng và hà biển. Mỗi loại tác nhân
khác nhau, có đặc điểm sinh học, đặc trưng hình thái, phương thức và mức độ gây
hại cho gỗ và vật liệu gỗ là khác nhau. Để có giải pháp bảo vệ cho gỗ và sản phẩm
gỗ chống lại tác động của các đối tượng sinh vật và phi sinh vật gây hại, thì việc
nâng cao hiểu biết về các đối tượng phá hại là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Trong bài thực hành này sẽ giúp cho sinh viên nhận biết được một số loại sinh
vật phá hại gỗ (Nấm mốc, nấm biến màu, nấm mục và mối hại gỗ), hiểu biết về đặc
điểm, đặc tính sinh học, phương thức phá hại,đặc điểm phá hại trên gỗ, từ đó có thể
đánh giá được mức độ gây hại và tính cấp thiết của việc phải bảo quản cho gỗ và
sản phẩm gỗ chống lại các tác nhân hại gỗ.
1.1. Mục tiêu bài thực hành
1.1.1. Kiến thức

- Hiểu biết được đặc điểm của các loại nấm hại gỗ, nhận biết điểm khác biệt
giữa nấm mốc, nấm biến màu và nấm mục trên gỗ.
- Hiểu biết được đặc điểm, đặc tính sinh học của mối hại gỗ. Hiểu biết về cấu
tạo tổ, nguyên tắc hoạt động của tổ mối, phương thức mối gây hại cho gỗ và cơng
trình xây dựng.
- Hiểu biết được tác hại của nấm và mối phá hại trên gỗ.
1.1.2. Kỹ năng
- Nhận biết được đặc điểm của nấm mốc, nấm biến màu, nấm mục hại gỗ.
- So sánh được đặc điểm phá hại trên mẫu gỗ của hai loại nấm mốc và biến
màu, giữa các loại nấm mục từ đó đánh giá được mức độ gây hại và vai trò của việc
phòng chống nấm cho gỗ và sản phẩm gỗ.
3


- Phân biệt được các cá thể mối khác nhau trong tổ mối. Phân biệt được hoàng
cung, vườn cấy nấm, đường hang trong tổ mối.
- Nhận biết được con đường mối xâm nhập vào gỗ, sản phẩm gỗ, cơng trình
xây dựng.
- Đánh giá được đặc điểm, mức độ phá hủy của mối trên mẫu gỗ.
1.1.3. Thái độ
- Nghiêm túc tuân thủ các quy định về thực hành trong phịng thí nghiệm.
- Có trách nhiệm trong q trình thực hành, cẩn thận, chu đáo và tỉ mỉ khi thực
hiện công việc được giao.
- Làm việc nghiêm túc và giữ gìn mẫu tiêu bản, tiết kiệm vật tư, nguyên vật
liệu, có ý thức giữ gìn mẫu tiêu bản, có ý thức giữ gìn và bảo quản các loại dụng cụ
và trang thiết bị sử dụng trong quá trình thực hành.
- Đảm bảo an toàn khi thực hành tại hiện trường.
1.1.4. Yêu cầu
- Nắm vững kiến thức về sinh vật hại gỗ, đặc biệt về nấm và mối hại gỗ.
- Phân biệt được đặc điểm phá hại trên gỗ của các loại nấm khác nhau.

- Phân biệt được các loại mối gây hại chủ yếu, phân biệt được các loại mối và
vai trò của các loại mối khác nhau trong tổ mối.
1.2. Nội dung thực hiện
1.2.1. Tìm hiểu về nấm hại gỗ và đặc điểm phá hại trên gỗ
Trên thực tế sản xuất và sử dụng gỗ và sản phẩm gỗ, nấm hại gỗ thường làm
cho gỗ bị biến màu, gây mục, làm mất mỹ quan, giảm giá trị sử dụng, ảnh hưởng
đến người sử dụng gỗ, sản phẩm gỗ. Vì thế, việc tìm những giải pháp phịng, chống
nấm cho gỗ là rất quan trọng.
Căn cứ vào đặc điểm phát triển tự nhiên của nấm và hình thức phá hoại của
chúng có thể phân chia nấm hại lâm sản thành ba nhóm: nấm gây mục, nấm gây
biến màu và mốc.
* Nấm mục
Hầu hết các loại gỗ nếu để ngoài trời đều bị nấm mục xâm nhập và gây hại.
Sự xâm nhiễm của nấm mục có thể xảy ra khi gỗ cịn ở dạng gỗ tròn, gỗ súc, gỗ xẻ
xếp đống để hong phơi hoặc lưu giữ trong kho và các sản phẩm gỗ đang trong quá
trình sử dụng.
4


Khi gặp các điều kiện thuận lợi, nấm mục xâm nhập và phát triển trên bề mặt
gỗ hoặc tại các vết nứt trên gỗ. Sợi nấm sẽ phát triển thành hệ sợi, có dạng hình quạt,
màu trắng hoặc nâu có thể nhìn thấy bằng mắt thường (ình 1.1).
Dựa trên phản ứng hóa học với các thành phần hóa học của vách tế bào và kết
quả thay đổi màu sắc gỗ do nấm mục gây ra, có hai nhóm nấm gây mục gỗ chính có
thể phân biệt được, đó là:
- Nhóm

nấm gây mục trắng (Hình 1.4): Những lồi nấm thuộc nhóm này có
thể phân hủy cả xenlulo và linhin của gỗ, gỗ bị mục thường có màu trắng và có thể
quan sát thấy những vệt sọc có kích thước thay đổi trên phần gỗ cịn chắc;

- Nhóm

nấm gây mục nâu (Error! Reference source not found.): Tập trung
phá hoại xenlulo, gỗ mục có màu nâu và rất dễ bị bở vụn dưới tác động của ngoại lực.
Ngồi ra, cịn có một số lồi nấm mục có đặc điểm phá hoại gỗ kết hợp
giữa đặc điểm của hai nhóm nấm trên, gọi là nhóm nấm mục ăn mịn (mục mềm)
(Error! Reference source not found.).

(a) Nấm mục phát triển trên gỗ

(b) Mẫu gỗ bị mục nâu phá hại

Hình 1.1. Mẫu gỗ bị nấm mục phá hủy

Hình 1.2. Nấm mục nâu hại gỗ

Hình 1.3. Nấm mục mềm hại gỗ
5


A: Gỗ vị vỡ nứt thành từng khối;

a: Mẫu gỗ bị nấm mục mềm phá hại;

B: Vách tế bào gỗ chỉ còn lại lignin b: Lớp vách thứ cấp ở gỗ muộn bị nấm
(TEM, photo W. Liese);
phá hủy (LM, photo M. Rütze);
C: Khối nấm Oligoporus amarus màu c: Các lỗ rỗng do nấm phá hủy bên trong
nâu (MP middle lamella/primary walls, sợi gỗ (LM, photo by W. Liese).
S secondary wall, L lumen).

(Nguồn: Olaf Schmidt (2006). Wood and Tree Fungi - Biology, Damage,
Protection, and Use. Springer - Verlag Berlin Heidelberg)

Hình 1.4. Nấm mục trắng hại gỗ
a: Mẫu gỗ bị nấm mục trắng phá hủy;
b: Sợi nấm phát triển trong vách tế bào gỗ (TEM, from Schmid and Liese 1964);
c: Sợ nấm mục trắng Ganoderma adspersum in the Chilean “palo podrido” (photo J.
Grinbergs);
d: Túi nấm trắng (photo W. Liese).
(Nguồn: Olaf Schmidt (2006). Wood and Tree Fungi - Biology, Damage,
Protection, and Use. Springer - Verlag Berlin Heidelberg)
* Nấm gây biến màu
Nấm biến màu gây nên sự biến màu gỗ và lâm sản ở biên độ màu rất rộng,
chúng gây biến màu ở cả gỗ xẻ cũng như các sản phẩm lâm sản.
6


Những loài nấm gây biến màu xâm nhập vào gỗ, thức ăn của chúng là các chất
dinh dưỡng được tích trữ trong các tế bào ở phần gỗ giác. Màu hơi xanh đến xanh
đen hoặc nâu trên gỗ bị nấm biến màu xâm nhập là do sự tập trung nhiều sợi nấm
màu tối trên nền sáng của gỗ (Hình 1.5).

Hình 1.5. Mẫu gỗ bị nấm biến màu xâm nhập
* Nấm mốc
Hệ sợi của nấm mốc không phát triển sâu được vào bên trong gỗ mà chỉ phát
triển trên bề mặt gỗ nên có thể dễ dàng quét hoặc lau đi (Hình 1.6). Mốc khơng ảnh
hưởng đến tính chất cơ lý của gỗ song nó ảnh hưởng đến màu sắc bề mặt gỗ.

Hình 1.6. Mẫu gỗ bị nấm mốc xâm nhập phá hại
1.2.1.1. Dụng vụ, vật tư thực hành

- Mẫu gỗ bị nấm mốc, nấm biến màu phá hại.
- Khăn lau.
7


- Giấy giáp.
- Bảng mô tả.
1.2.1.2. Các bước tiến hành
* Bước 1: Quan sát hiện trạng mẫu tiêu bản.
- Quan sát trên mẫu tiêu bản đã bị nấm xâm nhập phá hại bằng mắt thường.
- Mô tả đặc điểm của nấm phát triển trên mẫu: màu sắc, mật độ, hình dạng,
mức độ xâm nhiễm...
- Ghi lại các thông tin trên Bảng 1.1.
* Bước 2: Nhận xét đánh giá mức độ phá hại của nấm trên mẫu tiêu bản.
- Dùng khăn lau, lau sạch bề mặt mẫu gỗ bị nấm xâm nhập, quan sát đặc điểm
dấu vết nấm hại trên mẫu gỗ sau khi lau.
- Dùng giấy giáp chà lên vị trí nấm xâm nhập trên mẫu gỗ, quan sát sự biến
đổi của dấu vết nấm xâm nhập trên mẫu gỗ.
- Phân tích và đánh giá thực trạng nấm xâm nhập và phá hại trên mẫu tiêu bản:
nấm xâm nhập và phá hại gỗ trên bề mặt/ăn sâu vào trong.
- Quan sát, đánh giá sự thay đổi về cấu tạo, tính chất gỗ bị nấm xâm nhập,
gây hại.
- Căn cứ vào đặc điểm của từng loại nấm hại gỗ trên mẫu tiêu bản, phân biệt
mẫu gỗ bị nấm mốc, mẫu gỗ bị nấm biến màu, nấm mục xâm nhiễm.
- Phân tích sự khác biệt, mức độ phá hủy mẫu gỗ của từng loại nấm.
- Ghi lại các thông tin vào Bảng 1.1.
* Bước 3: Đề xuất phương án xử lý mẫu gỗ bị nấm phá hại.
- Căn cứ vào đặc điểm, loại hình nấm phá hại trên mẫu gỗ, đề phương án xử lý
mốc, biến màu, mục cho mẫu gỗ về: phương pháp xử lý, các bước tiến hành.
- Ghi lại các thông tin vào Bảng 1.1.

* Bước 4: Thu dọn vệ sinh.
- Thu dọn vệ sinh khu vực thí nghiệm theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn.

8


Bảng 1.1. Bảng mô tả đặc điểm của nấm phá hại trên mẫu gỗ

TT


hiệu
mẫu

Đặc điểm
của nấm
trên mẫu
gỗ

Thực trạng
nấm xâm
nhập và gây
hại trên
mẫu

Loại nấm
gây hại

So sánh
sự khác

biệt giữa
hai loại
nấm

Đề xuất
phương
án xử lý,
phịng
chống

1
2

1.2.2. Tìm hiểu về mối hại gỗ
Mối là cơn trùng đa hình thái, chúng có đời sống xã hội chặt chẽ, sống kín đáo
trong đất và trong các giá thể bằng gỗ, mối gây thiệt hại lớn cho ngành lâm nghiệp,
thủy lợi, xây dựng, kiến trúc.
Mối có nhiều chủng loại và mức độ, đối tượng gây hại là khác nhau, nhưng
thường gặp có mối gỗ khơ, mối gỗ ẩm, mối đất cánh đen.
Trong bài thực hành này, tiến hành tìm hiểu về mối đất cánh đen.
1.2.2.1. Dụng cụ, vật tư thí nghiệm
- Lọ đựng tiêu bản mối.
- Dao, cuốc, xẻng.
1.2.2.2. Các bước tiến hành
* Bước 1: Nhận diện tổ mối.
- Sinh viên thực hiện nội dung này tại thực địa (Núi Luốt - Trường Đại học
Lâm nghiệp), thực hiện theo nhóm.
- Quan sát thực địa tại Núi nuốt, tại những vị trí có mối tồn tại.
- Tìm tổ mối thơng qua truy dấu vết của mối: Tìm đường mối di chuyển, thường
có hệ thống đường mui, mối đắp đất thành các đường mui và di chuyển bên trong, hoặc

là những đường mòn do mối thợ di chuyển đi kiếm ăn nhiều tạo thành.
- Quan sát hình dạng bên ngồi của tổ mối: Tổ mối thường là những ụ đất nổi
lên khỏi mặt đất, có độ cao khoảng 30 cm trở lên, xung quanh có nguồn thức ăn
phong phú như gốc cây, cây gỗ khơ, cây bụi... (Hình 1.8).

9


- Dùng dao, cuốc, xẻng và dụng cụ để phát quang, vệ sinh xung quanh khu vực
tổ mối.
- Mô tả đặc điểm cấu tạo, hình dáng bên ngồi của tổ mối, ghi thông tin vào
Bảng 1.2

Hình 1.7. Đường mối thợ di chuyển kiếm thức ăn

Hình 1.8. Hình dạng bên ngoài tổ mối
* Bước 2: Tìm hiểu cấu tạo bên trong của tổ mối.
Tổ mối sau khi đã được thu dọn sạch sẽ, dùng cuốc, xẻng đào lần lượt từng
lớp đất từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong của tổ mối, sao cho để lộ ra hệ thống
đường hang bên trong (Hình 1.9).
- Quan sát cấu trúc, sự phân bố hệ thống đường hang bên trong tổ mối, mô tả
đặc điểm đường hang tổ mối (Hình 1.10).
10


- Quan sát sự bố trí của các vườn cấy nấm trong tổ mối, mô tả cấu tạo của
vườn cấy nấm, các đặc điểm và các loại cá thể mối quan sát được trong vườn cấy
nấm (Hình 1.11).
- Tìm vị trí của hồng cung, nơi mối vua và mối chúa sinh sống. Đặc điểm
nhận dạng, là khối đất có kết cấu chặt chẽ hơn so với những phần còn lại của tổ mối,

thường có kích thước khoảng 10 x 15 x 3 cm, trong có khoảng rỗng, là nơi ở của
mối vua và mối chúa, bên ngoài quan sát thấy nhiều lỗ nhỏ, là nơi để mối thợ vào
cung cấp thức ăn cho mối vua, mối chúa, mối con di chuyển (Hình 1.12).
- Quan sát, mơ tả đặc điểm của hồng cung, vị trí tìm thấy hồng cung tổ mối.
- Ghi lại các thông tin vào Bảng 1.2

Hình 1.9. Đào tổ mối

Hình 1.10. Cấu tạo đường hang bên trong tổ mối
11


Hình 1.11. Cấu tạo vườn cấy nấm trong tổ mối

Hình 1.12. Hoàng cung tổ mối
* Bước 3: Nhận diện và thu thập mẫu mối.
- Nhận diện, mô tả đặc điểm của các cá thể mối trong tổ mối: mối vua, mối
chúa, mối lính, mối thợ, mối con (Hình 1.13).
+ Mối chúa: Có thân hình tương đối lớn, phần bụng to, cơ thể có cơ quan sinh
sản phát dục hồn chỉnh, trong quần thể mối chúa có chức năng giao phối và đẻ
trứng (Hình 1.13a).
+ Mối vua (nguyên thủy): Là mối cánh trưởng thành sau khi bay giao hoan,
rụng cánh ghép đơi. Về hình thái có màu thẫm hơn, rắn chắc hơn, có mắt kép và mắt
đơn phát triển. Một đặc điểm để nhận biết là mặt lưng của ngực giữa và ngực sau
cịn giữ lại hai đơi vẩy cánh (Hình 1.13a).
12


+ Mối thợ: Đầu màu vàng, ngực có màu trắng xám, mép bên và mép sau của
đầu cong hình trịn, râu đầu 17 đốt, đốt thứ 2 dài hơn đốt thứ 3 (Hình 1.13b).

+ Mối lính: Đầu có màu vàng tối, bụng có màu vàng nhạt đến trắng xám, nhìn
từ mặt lưng, đầu hình trứng có chiều dài lớn hơn chiều rộng, chỗ rộng nhất ở sau
trung điểm của đầu, phía trước hơi hẹp lại. Hàm trên hình lưỡi liềm, phía trước
trung điểm của hàm trên bên trái có một răng rõ ràng, đỉnh nhọn của răng hướng về
phía trước. (Hình 1.13c).
+ Mối cánh: Mặt lưng của đỉnh đầu, ngực có màu đen. Đầu hình trịn, mắt kép
hình trịn dài. Cự ly giữa mắt đơn và mắt kép bằng độ dài của bản thân mắt đơn.
Râu đầu 19 đốt, đốt thứ 2 dài hơn đốt thứ 3 hoặc đốt 4, 5 (Hình 1.13d).
+ Mối con: Có kích thước nhỏ hơn mối thợ, màu trắng. Thường tìm thấy nhiều
trong vườn cấy nấm, hồng cung tổ mối (Hình 1.13a).
- Thu thập các mẫu mối vào lọ tiêu bản.
- Quan sát, mô tả sự tồn tại, hoạt động của các cá thể mối trong tổ mối, nêu rõ
vai trò của từng loại mối trong tổ mối.
- Ghi thông tin vào Bảng 1.2

(a) Mối vua, mối chúa, mối non

(b) Mối thợ

(c) Mối lính

(d) Mối cánh

Hình 1.13. Các loại mối trong tổ mối
(Nguồn ảnh: Internet)

13


* Bước 4: Đánh giá mức độ gây hại của mối và biện pháp phòng trừ.

- Căn cứ vào những thông tin quan sát, thu thập được, đánh giá mức độ gây
hại của mối đối với gỗ và cơng trình xây dựng (loại hình xâm nhập của mối, mức độ,
phương thức phá hủy của mối đối với gỗ và công trình xây dựng).
- Đề xuất các giải pháp có thể phòng, trừ mối hại gỗ.
* Bước 5: Thu dọn vệ sinh.
- Sau khi kết thúc các nội dung, sinh viên thu dọn lại vị trí đào mối, cất dụng
cụ vào đúng vị trí theo yêu cầu của giáo viên.
- Để mẫu tiêu bản mối thu thập được về phịng thí nghiệm theo yêu cầu của
giáo viên.
Bảng 1.2. Bảng mô tả khảo sát mối gỗ

TT

Đặc điểm
bên ngoài
tổ mối

Đặc điểm cấu
tạo bên trong
của tổ mối

Đặc điểm và
vai trò của
các loại mối
trong tổ

Đánh giá
mức độ
gây hại


Đề xuất giải
pháp phòng
trừ mối

1
2

1.3. Kết quả cần đạt được
- Nhận biết, mô tả, phân biệt được 5 mẫu gỗ bị các loại nấm khác nhau xâm
nhập và phá hủy (nấm mốc, biến màu, mục trắng, mục nâu, mục ăn mịn).
- Nhận biết, mơ tả, phân biệt được các cá thể mối khác nhau trong tổ mối (mối
vua, mối chúa, mối lính, mối thợ, mối con).
- Thu thập được hoàng cung, vườn cấy nấm và các cá thể mối trong tổ mối.
- Nhận biết, mô tả được đặc điểm cấu tạo bên ngoài và bên trong của tổ mối.
1.4. Phương pháp đánh giá
1.4.1. Kiểm tra
- Trước mỗi giờ thực hành, giảng viên sẽ tiến hành kiểm tra kiến thức lý
thuyết cần thiết có liên quan đến nội dung bài thực hành.
- Giảng viên phổ biến các kiến thức về an toàn và các yêu cầu khác đối với

14


sinh viên khi thực hành tại phịng thí nghiệm, u cầu sinh viên tuân thủ và có kiểm
tra đánh giá.
- Sau khi giảng viên hướng dẫn việc thực hiện các bước theo từng nội dung
trong bài thực hành, tiến hành kiểm tra việc nắm bắt nội dung và các thao tác trong
các bước thực hiện bài thực hành của sinh viên.
- Trong quá trình thực hành, tùy theo từng nội dung cụ thể, giảng viên sẽ kiểm
tra kiến thức và kỹ năng đối với từng sinh viên.

1.4.2. Đánh giá
- Sinh viên thực hiện kỹ năng của nội dung theo các bước trong bài thực hành.
- Giảng viên quan sát và theo dõi sinh viên thực hiện, đánh giá theo các tiêu chí
trong phiếu đánh giá quy trình và phiếu đánh giá sản phẩm của kỹ năng để cho điểm.
- Điểm tổng kết của từng nội dung trong bài là điểm tổng hợp của điểm kiểm
tra và điểm trong phiếu đánh giá.
- Điểm của từng bài là điểm trung bình của các nội dung.

15


PHIẾU ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH
Tìm hiểu về nấm hại gỗ và đặc điểm phá hại trên gỗ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

PHIẾU ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH

VIỆN CNG & NT

Kỹ năng: Tìm hiểu về nấm hại gỗ
và đặc điểm phá hại trên gỗ

Bộ môn: Khoa học gỗ

Họ và tên sinh viên:.................................
Ngày kiểm tra:.........................................

Điều kiện kiểm tra:

Mức độ chấp nhận tối thiểu:


- Địa điểm: Phịng thí nghiệm;

- Tất cả các bước từ 2 - 5 đều được thực hiện;
- Số điểm tối thiểu: 65.

- Dụng vụ, vật tư: Giáo viên chuẩn bị.
TT

Thực hiện các bước trong quy trình

Đạt mức

1

Chuẩn bị

Giáo viên chuẩn bị

2*

Quan sát hiện trạng mẫu tiêu

15

25

40

3*


Nhận xét đánh giá mức độ phá hại của nấm trên
mẫu tiêu bản

20

30

40

4*

Đề xuất phương án xử lý mẫu gỗ bị nấm phá hại

0

5

10

5

Thu dọn vệ sinh

0

5

10


Tổng số điểm:......../100

Hướng dẫn thực hiện:

- Kiểm tra được thực hiện vào cuối buổi học; Người kiểm tra:.................................
- Khoanh tròn vào số điểm đánh giá đối với
mỗi bước trong quy trình.

16


×