Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngành học của sinh viên Đại học Thương mại.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 53 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KHÁCH SẠN – DU LỊCH

BÀI THẢO LUẬN PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề Tài: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngành học của
sinh viên Đại học Thương mại.

 Nhóm thực hiện: 9
 Lớp Học Phần: 2104SCRE0111
 Giảng viên hướng dẫn: Vũ Thị Thùy Linh

Hà Nội , ngày 08/04/2021


TĨM TẮT
Đề tài này nhằm tìm hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngành học
của sinh viên ĐHTM, xem xét mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định chọn ngành
học của sinh viên và đưa ra một vài đề xuất cho các bạn HSSV trong việc đưa ra quyết định
lựa chọn ngành học.
Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai giai đoạn là nghiên cứu định tính và nghiên
cứu định lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện thơng qua phỏng vấn sâu một số sinh
viên đang theo học tại trường ĐHTM.
Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua bảng hỏi khảo sát. Phương pháp
được sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp thống kê mô tả, kiểm định hệ số tin cậy
Cronbach’s Alpha, phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) , hồi quy đa biến để
kiểm định các giả thuyết thông qua phần mềm SPSS với số lượng mẫu là 157 sinh viên hiện
đang theo học tại trường ĐHTM. Thời gian thu thập dữ liệu từ tháng 2 đến tháng 4 năm
2021.
Kết quả cho thấy: từ 5 yếu tố với 26 biến quan sát , còn lại 20 biến quan sát hội tụ


trong 5 nhân tố có mối quan hệ ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngành học của sinh viên
ĐH:Đặc điểm cá nhân, Các cá nhân có ảnh hưởng, Cơ hội học tập, Cơ hội việc làm, Đặc
điểm và hoặt động truyền thông từ trường ĐH.
Nghiên cứu định tính được thực hiện thơng qua phỏng vấn sâu 6 bạn sinh viên đến từ
các khoa khác nhau của trường ĐHTM. Nhằm mục đích là làm rõ và kiểm định lại mơ hình
với những phát hiện mới liên quan đến điều kiện sức khỏe, tác động của các cá nhân có ảnh
hưởng , việc ứng dụng thực tế trong chương trình giảng dạy ,cơng việc mong muốn và phát
hiện nhân tố mới là sự thuận tiện như khoảng cách đi lại, phương tiện đi lại trong quá trình
học tập , thực tập và làm việc sau này.
Kết quả này giúp cho học sinh THPT có cái nhìn tồn diện hơn trong việc chọn ngành
học, các trường ĐH cũng từ đó có những kế hoạch tuyển sinh hấp dẫn hơn, thu hút sự chú
ý của học sinh và phụ huynh hơn.Đồng thời giúp sinh viên có cái nhìn nhận đúng đắn về
ngành học của mình, tiếp thêm động lực , nhiệt huyết cho việc học tập và công việc sau
này.

2


MỤC LỤC
PHẦN I- PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................ 8
1.1.

Trình bày bối cảnh nghiên cứu ......................................................................... 8

1.2.

Tuyên bố đề tài nghiên cứu................................................................................ 8

1.3.


.Mục tiêu, mục đích nghiên cứu ........................................................................ 8

1.4.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 9

1.5.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 9

1.6.

Giả thuyết và mơ hình nghiên cứu .................................................................... 9

1.7.

Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................... 10

PHẦN II- TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU....................................................................... 11
2.1. Một số công trình nghiên cứu trước đó ............................................................... 11
2.1.1 Nghiên cứu trong nước ................................................................................... 11
2.1.1.1 Nghiên cứu những nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn ngành học
của sinh viên ĐH Kinh tế Quốc dân. ...................................................................... 11
2.1.1.2 Nghiên cứu những nhân tố tác động đến quyết định chọn ngành học quản
trị kinh doanh của sinh viên kinh tế - kỹ thuật Bình Dương .................................. 11
2.1.1.3. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành của sinh
viên ĐH Duy Tân ................................................................................................... 11
2.1.1.4. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của học sinh
trung học phổ thơng tại Nghệ An ........................................................................... 12
2.1.2 Nghiên cứu nước ngồi ................................................................................... 12

2.1.2.1. Factors Influencing High School Students’ Career Aspirations .............. 12
2.1.2.2. Career choice factors of high school students ........................................... 12
2.2.Cơ sở lý thuyết ........................................................................................................ 13
2.2.1. Khái niệm ........................................................................................................ 13
2.1.1.1. Ngành học .................................................................................................. 13
2.1.1.2.Quyết định .................................................................................................. 13
2.1.1.3.Quyết định lựa chọn ngành học .................................................................. 13
2.2.2. Hệ thống Lý thuyết ......................................................................................... 14
2.2.2.1.Thuyết hành động hợp lý (TRA) ................................................................ 14
2.2.2.2.Thuyết hành vi hoạch định (TPB) .............................................................. 14
2.2.2.3. Thuyết về lựa chọn hành vi hợp lý của Geoge Homans............................ 15
PHẦN III-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 15
3.1. Tiếp cận nghiên cứu ............................................................................................. 15
3.2. Thang đo :............................................................................................................... 16
3.3. Chọn mẫu, thu thập dữ liệu .................................................................................. 17
3


3.3.1. Chọn mẫu ........................................................................................................ 17
3.3.2.Thu thập dữ liệu .............................................................................................. 17
3.3. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu ............................................................. 18
PHẦN IV- KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NGHIÊN CỨU .................................................... 19
4.1 Phân tích kết quả định lượng ................................................................................ 19
4.1.1 Phân tích thống kê mơ tả ................................................................................ 19
4.1.2. Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha........................................................ 27
4.1.2.1. Kết quả phân tích thang đo “Đặc điểm cá nhân” ...................................... 27
4.1.2.2. Kết quả phân tích thang đo “Các cá nhân có ảnh hưởng” ......................... 28
4.1.2.4. Kết quả phân tích thang đo “Cơ hội học tập” ............................................ 30
4.1.2.5. Kết quả phân tích thang đo “Đặc điểm trường học và hoạt động truyền
thông của của trường ĐH”...................................................................................... 31

4.1.2.6. Kết quả phân tích thang đo “Quyết định lựa chọn ngành học của sinh viên
ĐHTM” ................................................................................................................... 31
4.1.3. Phân tích EFA ................................................................................................. 32
4.1.3.1 Phân tích nhân tố EFA với các biến của nhân tố độc lập ........................... 33
4.1.3.2. .Phân tích nhân tố EFA với các biến của nhân tố phụ thuộc ..................... 40
4.1.4. Phân tích tương quan ..................................................................................... 41
4.1.5. Phân tích hồi quy đa biến .............................................................................. 42
4.2 Phân tích kết quả định tính: ................................................................................... 44
V- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: ................................................................................... 45
5.1 Kết luận .................................................................................................................... 45
5.2. Kiến nghị ................................................................................................................. 46
VI- TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 48
VII- PHỤ LỤC: ................................................................................................................. 49
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 9 ......................................................................... 53

4


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Số liệu thống kê................................................................................................... 19
Bảng 4.2 Giới tính .............................................................................................................. 19
Bảng 4. 3 Khoa ................................................................................................................... 20
Bảng 4. 4 Sinh viên năm thứ: ............................................................................................. 21
Bảng 4. 5 Ngành học .......................................................................................................... 22
Bảng 4. 6 Bạn có u thích ngành học hiện tại khơng? ..................................................... 23
Bảng 4. 7•Bạn có ý định theo học ngành này từ bao giờ?.................................................. 24
Bảng 4. 8 Thống kê mô tả .................................................................................................. 25
Bảng 4. 9 Kết quả phân tích thang đo “Đặc điểm cá nhân” chạy lần 1 ............................. 27
Bảng 4. 10 Kết quả phân tích thang đo “Đặc điểm cá nhân” chạy lần 2 ........................... 28
Bảng 4. 11 . Kết quả phân tích thang đo “Các cá nhân có ảnh hưởng” chạy lần 1 ............ 29

Bảng 4. 12. Kết quả phân tích thang đo “Các cá nhân có ảnh hưởng” chạy lần 2 ............. 29
Bảng 4. 13 Kết quả phân tích thang đo “Cơ hội việc làm” ................................................ 30
Bảng 4. 14 Kết quả phân tích thang đo “Cơ hội học tập” .................................................. 30
Bảng 4. 15 . Kết quả phân tích thang đo “Đặc điểm trường học và hoạt động truyền thông
của của trường ĐH” .................................................................................................... 31
Bảng 4. 16 Kết quả phân tích thang đo “Quyết định lựa chọn ngành học ” ...................... 32
Bảng 4. 17 KMO và kiểm tra Bartlett's của biến độc lập lần chạy 1 ................................. 33
Bảng 4. 18 Tổng phương sai được giải thích của biến độc lập lần chạy 1 ......................... 33
Bảng 4. 19 Ma trận xoay biến độc lập lần chạy 1 .............................................................. 34
Bảng 4. 20 KMO và kiểm tra Bartlett's biến độc lập lần chạy 2 ........................................ 34
Bảng 4. 21 Tổng phương sai được giải thích của biến độc lập lần chạy 2 ......................... 35
Bảng 4. 22 Ma trận xoay biến độc lập lần chạy 2 .............................................................. 35
Bảng 4. 23 KMO và kiểm tra Bartlett's của biến độc lập lần chạy 3 ................................. 36
Bảng 4. 24 Tổng phương sai được giải thích của biến độc lập lần chạy 3 ......................... 36
Bảng 4. 25Ma trận xoay biến độc lập lần chạy 3 ............................................................... 37
Bảng 4. 26 KMO và kiểm tra Bartlett's của biến độc lập lần chạy 4 ................................. 38
Bảng 4. 27 Tổng phương sai được giải thích của biến độc lập lần chạy 4 ......................... 38
Bảng 4. 28 Ma trận xoay biến độc lập lần chạy 4 .............................................................. 38
Bảng 4. 29 Kết quả kiểm định giả thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn
ngành của sinh viên ĐHTM ....................................................................................... 39
Bảng 4. 30 KMO và kiểm tra Bartlett's của biến phụ thuộc ............................................... 40
Bảng 4. 31Tổng phương sai được giải thích của biến phụ thuộc ....................................... 40
Bảng 4. 32 Ma trận xoay biến phụ thuộc............................................................................ 41
Bảng 4. 33Kết quả phân tích tương quan ........................................................................... 41
Bảng 4. 34 Tóm tắt mơ hình ............................................................................................... 42
Bảng 4. 35 ANOVAa .......................................................................................................... 42
Bảng 4. 36 Kiểm định tương quan từng phần của các hệ số hồi quy (Coefficientsa) ........ 42
Bảng 4. 37 Kiểm định giả thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành của
sinh viên ĐHTM ......................................................................................................... 43
Bảng 4. 38 Mức độ đánh giá các yếu tố tác động đến quyết định chọn ngành học của sinh

viên ĐHTM ................................................................................................................ 44
5


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Mơ hình nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngành hoc
của sinh viên ĐHTM” ......................................................................................................... 8
Hình 3.1 Quá trình xác định mẫu lý thuyết ...................................................................... 16
Hình 4.1. Mơ hình phản ánh giới tính ................................................................................ 20
Hình 4.2 Mơ hình phản ánh Khoa ...................................................................................... 21
Hình 4.3 Mơ hình phản ánh sinh viên năm thứ .................................................................. 22
Hình 4.4 Mơ hình phản ánh ngành học .............................................................................. 23
Hình 4.5 Mơ hình phản án sự u thích ngành học hiện tại ............................................... 24
Hình 4.6 Mơ hình phản ánh thời gian có ý định theo ngành hoc ....................................... 25

6


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐH

Đại học

ĐHTM

Đại học Thương mại

HSSV

Học sinh sinh viên


NXB

Nhà xuất bản

THPT

Trung học phổ thông

TP

Thành Phố

7


PHẦN I- PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Trình bày bối cảnh nghiên cứu
Trong quá trình đổi mới nền kinh tế, nước ta đã đạt được những thành tựu hết sức to
lớn và đang từng bước hội nhập và thích nghi với nền kinh tế thế giới. Cùng với sự phát
triển về kinh tế thì các ngành nghề ở Việt Nam cũng phong phú và đa dạng hơn điều này
vừa tạo điều kiện thuận lợi cho lao động trong nước có thể lựa chọn cho mình một ngành
nghề phù hợp đồng thời nó cũng đặt ra một thách thức khơng nhỏ đó là đứng trước quá
nhiều ngành nghề như vậy thì làm sao có thể chọn cho mình một ngành nghề hợp lý.
Thực tế ở Việt Nam trong những năm qua đã cho thấy một điều rằng đa số sinh viên
chưa có sự hiểu biết rõ ràng về ngành mình học, sinh viên chọn ngành học cịn theo cảm
tính, theo trào lưu hay theo định hướng gia đình mà chưa cân nhắc kỹ xem ngành mình lựa
chọn có phù hợp với bản thân khơng.
Trên thực tế có một số lượng sinh viên khơng nhỏ không được theo học ngành học
mà họ mong muốn. Ngun nhân có thể từ họ khơng thể theo nguyện vọng 1 mà họ đặt ra

mà chỉ vào trường ĐH theo nguyện vọng 2, hoặc sau một thời gian học tập họ cảm thấy
rằng mình thực sự khơng hứng thú, phù hợp với ngành. Điều này cho thấy rằng khâu định
hướng ngành nghề cho sinh viên trong trường chưa tốt sẽ gây lãng phí thời gian và tiền bạc
khơng nhỏ cho gia đình và xã hội, đồng thời gây ảnh hưởng không tốt đến bản thân sinh
viên .
1.2. Tuyên bố đề tài nghiên cứu
Nhận thấy sự cần thiết và thiết thực của vấn đề này, nhóm 9 chúng em quyết định lựa
chọn đề tài “Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành học của sinh viên
ĐHTM.”
1.3. Mục tiêu, mục đích nghiên cứu
a. Mục tiêu nghiên cứu:
- Mục tiêu tổng quát :Tìm hiểu sâu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn
ngành học của sinh viên ĐHTM và đưa ra một vài kiến nghị cho sinh viên
- Mục tiêu cụ thể :
+) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngành học của sinh viên
ĐHTM
+) Đánh giá mức độ ,chiều hướng ảnh hưởng của các yếu tố đến đến quyết định lựa
chọn ngành học của sinh viên ĐHTM.

8


+) Đo lường yếu tố tác động mạnh nhất đến quyết định lựa chọn ngành học của sinh
viên ĐHTM.
+) Đưa ra kiến nghị cho sinh viên
b. Mục đích nghiên cứu:
Hướng đến việc giúp cho sinh viên nhận thức đúng về lựa chọn ngành học của mình
, tiếp thêm động lực, nhiệt huyết trọng quá trình học tập sau này. Đồng thời nâng cao công
tác tuyển sinh của trường ĐH và định hướng giảng dạy của trường ĐH.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu

- Những yếu tố nào tác động đến quyết định lựa chọn ngành học của sinh viên ĐHTM?
- Các yếu tố đó tác động như thế nào?
-

Yếu tố nào tác động mạnh nhất đến quyết định lựa chọn ngành học của sinh viên?
Có những kiến nghị gì dành cho sinh viên?

1.5. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu : Quyết định lựa chọn ngành học bị ảnh hưởng bởi các yếu tố
nào?
- Khách thể nghiên cứu: Sinh viên ĐHTM
1.6. Giả thuyết và mơ hình nghiên cứu
a. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết H1: Đặc điểm cá nhân có tác động cùng chiều đến quyết định lựa chọn ngành
học của sinh viên ĐHTM
Giả thuyết H2: Các cá nhân có ảnh hưởng có tác động cùng chiều đến quyết định lựa
chọn ngành học của sinh viên ĐHTM
Giả thuyết H3: Cơ hội việc làm có tác động cùng chiều đến quyết định lựa chọn ngành
học của sinh viên ĐHTM
Giả thuyết H4: Cơ hội học tập có tác động cùng chiều đến quyết định lựa chọn ngành
học của sinh viên ĐHTM
Giả thuyết H5: Đặc điểm và hoạt động truyền thơng từ trường ĐH có tác động cùng
chiều tới quyết định lựa chọn ngành học của sinh viên ĐHTM
b. Mơ hình nghiên cứu:
Mơ hình nghiên cứu trên kế thừa từ mơ hình nghiên “Nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến quyết định chọn ngành của sinh viên ĐH Duy Tân” và “Nghiên cứu các nhân
tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành của sinh viên ĐH

9



Đặc điểm cá nhân
H1
Các cá nhân có ảnh hưởng
H2
Cơ hội việc làm
Cơ hội học tập
Đặc điểm và hoạt động
truyền thông của trường đại
học

H3
H4

QUYẾT ĐỊNH LỰA
CHỌN NGÀNH
HỌC CỦA SINH
VIÊN ĐHTM

H5

Hình 1.2 Mơ hình nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngành
hoc của sinh viên ĐHTM”
1.7. Thiết kế nghiên cứu
a. Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngành học
+ Về không gian :Trường ĐHTM
+ Về thời gian: 17/2/2021- 16/4/2021
b.Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này được nghiên cứu bằng phương pháp hỗn hợp : kết hợp nghiên cứu định

lượng và định tính

10


PHẦN II- TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Một số cơng trình nghiên cứu trước đó
2.1.1 Nghiên cứu trong nước
2.1.1.1 Nghiên cứu những nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn ngành học của
sinh viên ĐH Kinh tế Quốc dân.
Cơng trình “Nghiên cứu những nhân tố tác động đến quyết định chọn ngành học của
sinh viên Trường ĐH Kinh tế Quốc dân” của tác giả Đồng Thị Bích nghiên cứu năm 2017
với mẫu 300 ở Trường ĐH Kinh tế Quốc dân phân tích bằng phương pháp hỗn hợp cho kết
quả những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành của sinh viên đó là: sở thích cá
nhân, năng lực cá nhân, định hướng cá nhân có ảnh hưởng, trường học (trường THPT đã
học), nhu cầu xã hội và việc làm trong tương lai và sự đa dạng và hấp dẫn của ngành học.
2.1.1.2 Nghiên cứu những nhân tố tác động đến quyết định chọn ngành học quản trị
kinh doanh của sinh viên kinh tế - kỹ thuật Bình Dương
Cơng trình “Nghiên cứu những nhân tố tác động đến quyết định chọn ngành học
quản trị kinh doanh của sinh viên kinh tế- kỹ thuật Bình Dương” của tác giả Vũ Anh Tùng
nghiên cứu năm 2015 với mẫu 290 ở ĐH kinh tế- kỹ thuật Bình Dương . Phương pháp
nghiên cứu: tổng hợp các phương pháp nghiên cứu trong đó phương pháp nghiên cứu định
lượng được chọn để tìm hiểu, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn ngành học.
Thang đo Likert năm mức độ được sử dụng để đo lường giá trị các biến số. Tác giả đã xây
dựng thang đo cho nghiên cứu và qua nghiên cứu sơ bộ tác giả đã đề xuất mơ hình lý thuyết
về chọn ngành học với 6 yếu tố tác động đến việc chọn ngành học Quản trị kinh doanh của
sinh viên trường ĐH Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương bao gồm: (1) yếu tố Đặc điểm cá nhân;
(2) yếu tố Các cá nhân có ảnh hưởng; (3) yếu tố Đặc điểm trường ĐH; (4) yếu tố Đặc điểm
ngành học; (5) yếu tố Nỗ lực giao tiếp của khoa và trường ĐH; (6) yếu tố Sự mong đợi sau
khi tốt nghiệp

Kết quả nghiên cứu: Sau khi nghiên cứu cho thấy ngoài yếu tố trường ĐH ra thì 5 yếu
tố cịn lại đều có ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành quản trị kinh doanh của sinh viên
ĐH Kinh tế- Kỹ thuật Bình Dương. Trong đó yếu tố cá nhân chiếm phần quan trọng nhất
chiếm phần lớn đối với quyết định chọn ngành của sinh viên
2.1.1.3. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành của sinh viên
ĐH Duy Tân
Cơng trình “Nghiên cứu những nhân tố tác động đến quyết định chọn ngành của sinh
viên ĐH Duy Tân” của nhóm sinh viên trường ĐH Duy Tân nghiên cứu năm 2018 với mẫu
210 ở ĐH Duy Tân phân tích bằng phương pháp hỗn hợp.
11


Thông qua việc tổng hợp cơ sở lý thuyết, nghiên cứu đã tổng hợp được 6 nhân tố ảnh
hưởng đến quyết định lựa chọn ngành học là: đặc điểm bản thân, người thân, đặc điểm
trường, cơ hội học tập, cơ hội làm việc, sự giao tiếp; với 24 biến quan sát. Bằng các kỹ
thuật phân tích hỗn hợp giữa định tính và định lượng, các nhân tố theo khía cạnh tiếp cận
khác nhau được tiếp tục xây dựng và phát triển đã loại các biến chưa phù hợp, còn lại gồm
21 biến độc lập, phân thành 6 thang đo. Kết quả phân tích EFA và phân tích hồi quy tuyến
tính bội cho thấy mơ hình nghiên cứu có 6 nhân tố ảnh hưởng tới quyết định chọn ngành
của sinh viên. Và trong đó biến đặc điểm bản thân chiếm phần lớn
2.1.1.4. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của học sinh
trung học phổ thông tại Nghệ An
Bài nghiên cứu khoa học “Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề
nghiệp của học sinh trung học phổ thông tại Nghệ An” do hai tác giả Nguyễn Thị Kim
Nhung và Lương Thị Thành Vinh nghiên cứu vào năm 2018. Phạm vi nghiên cứu được chỉ
ra là tại 12 trường Phổ thông tại các thị xã, huyện, thành phố trên tồn tỉnh Nghệ An. Cơng
trình này được phân tích theo phương pháp EFA, Cronbach Anpha, hồi quy, tương quan,
thống kê mô tả và được nghiên cứu theo phương pháp hỗn hợp. Mơ hình nghiên cứu ban
đầu gồm 7 nhóm được đưa vào để đánh giá mức độ ảnh hưởng tới định hướng nghề nghiệp
của người học. Tuy nhiên, trải qua kiểm định thang đo, phân tích nhân tố và phân tích tương

quan, chỉ cịn 2 nhân tố có vai trị quan trọng nhất đối với định hướng nghề nghiệp của
người học đó là nhân tố cá nhân người học và nhân tố gia đình. Trong đó, nhân tố cá nhân
người học giữ vai trò quyết định.
2.1.2 Nghiên cứu nước ngoài
2.1.2.1. Factors Influencing High School Students’ Career Aspirations
Đây là một cơng trình nghiên cứu từ năm 2008 của MeiTang, WeiPan và Mark
D.Newmeyer. Các tác giả đã thực hiện bài nghiên cứu khoa học tại Trường trung học công
lập ngoại ô Trung Tây với số mẫu được đưa vào phân tích là 141. Mơ hình nghiên cứu bao
gồm 4 nhân tố được lựa chọn là kinh nghiệm học tập, hiệu quả nghề nghiệp, kỳ vọng kết
quả và sở thích nghề nghiệp. Trải qua q trình phân tích với các phương pháp Cronbach
Anpha, hồi quy, thống kê mô tả cùng với phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, nhóm đã nhận
thấy cả 4 nhân tố trên đều có tác động nhất định đến khát vọng nghề nghiệp của học sinh
trung học.
2.1.2.2. Career choice factors of high school students
Vào năm 2002, nhằm xác định định hướng nghề nghiệp của học sinh, Michael
Borchert đã thực hiện bài nghiên cứu để tìm ra các yếu tố lựa chọn nghề nghiệp của học
12


sinh trung học phổ thông. Phạm vi nghiên cứu cụ thể là ở trường Trung học Germantown
thuộc bang Wisconsin với số mẫu là 325. Ban đầu, tác giả chỉ ra 3 nhân tố có sức ảnh hưởng
đến việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông là tính cách, mơi trường
và cơ hội. Với phương pháp phân tích thống kê mơ tả và phương pháp nghiên cứu hỗn hợp,
tác giả nhận được kết quả nghiên cứu cho thấy mỗi nhân tố đều mang một ảnh hưởng riêng.
Trong đó, phải kể đến ảnh hưởng lớn nhất là tính cách – yếu tố chủ quan tác động mạnh mẽ
đến việc lựa chọn nghề nghiệp của bản thân.
2.2.Cơ sở lý thuyết
2.2.1. Khái niệm
2.1.1.1. Ngành học
Ngành học hay còn được gọi với tên khác là ngành đào tạo. Đây là một tập hợp những

kiến thức và kỹ năng chuyên môn của một lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp, khoa học nhất
định. Chuyên ngành đào tạo là tập con của ngành học. Nó là một tập hợp những kiến thức
và kỹ năng chuyên môn chuyên sâu của một ngành đào tạo.
Mỗi trường trung cấp, cao đẳng, ĐH sẽ đào tạo các ngành học và chuyên ngành học
khác nhau. Các ngành học đang được đơng đảo học sinh chú ý đến đó là: Ngành học quản
trị kinh doanh, ngành thiết kế thời trang, ngành quản lý giáo dục, ngành công nghệ thông
tin,…
2.1.1.2.Quyết định
Theo như tâm lý học thì ra quyết định được coi là một quá trình nhận thức của con
người và dẫn đến việc đưa ra những lựa chọn hoặc cũng chính là một quá trình hoạt động
với những kahr năng thay thế. Với mỗi quá tình thay thế và ra quyết định đó của con người
thì nó chính là lựa chọn cuối cùng có thể hoặc khơng thể nhắc nhở hành động. Việc ra quyết
định chính là việc mà con người phải tự lựa chọn những giá trị thay thế, dựa trên những giá
trị và sở thích của người ra quyết định.
2.1.1.3.Quyết định lựa chọn ngành học
Việc đưa ra quyết định lựa chọn ngành học của sinh viên là một quá trình lâu dài và
phức tạp, nó được biểu hiện ở những mức độ khác nhau ngay từ những lớp đầu của bậc
THCS, ngày càng phát triển và hoàn thiện dần ở bậc THPT, nhất là lớp ở cuối cấp ba (lớp
12) của bậc THPT. Quá trình lựa chọn này gồm những đạc tính sau:
Tính chủ thể: Đối với HS THPT, quá trình quyết định lựa chọn ngành học được diễn
ra với nhiều sự chi phối của những mối quan hệ xã hội phức tạp như bạn bè, gia đình, thầy
cơ,… Những mối quan hệ này tác động đến nhận thức, nhu cầu, động cơ, hứng thú của HS.

13


Tuy nhiên, để đi đến một quyết định lựa chọn ngành nghề cho tương lai là do chính chủ thể
đưa ra và tự khẳng định (Nguyễn Văn Hộ , Nguyễn Thị Thanh Huyền, 2006)
Tính khách thể: Q trình quyết định lựa chọn ngành học là sự kết hợp giữa nhu cầu
nguyện vọng cá nhân với yêu cầu do ngành nghề và xã hội địi hỏi (khơng phảu bất cứ

ngành nghề nào cũng được xã hội chấp nhận). Trong xá hội, mỗi cá nhân có một vị trí xác
định. Với vị trí đó, các nhân vừa được hưởng quyền lợi cũng như phải có trách nhiệm đói
với cộng đồng xã hội. Mối quan hệ giữa quyền lợi cũng như phải có trách nhiệm trong công
việc quyết định lựa chọn ngành học được biểu hiện qua mối quan hệ giữa nguyện vọng cá
nhân với đòi hỏi về số lượng và chất lượng mà nhu cầu về nguồn lực trong các lĩnh vực mà
ngành nghề đòi hỏi (Nguyễn Văn Hộ , Nguyễn Thị Thanh Huyền, 2006)Khi đó, chủ thể của
sự quyết định trở thành đối tượng của sự quyết định.
Tính cấu trúc: Trong quá trình tồn tại và phát triển, quá trình quyết định lựa chọn
ngành học là một bộ phận, mắt xích trong cấu trúc đời sống con người. Khi xác định một
hng đi, một vị trí hoạt động trong đời sống xã hội là lúc con người ta lựa chọn ngành
nghề. Quá trình quyết định lựa chọn ngành học được đặt trong một hệ thống các mối quan
hệ giữa chủ thể (người quyết định) và những điều kiện khách quan có mối quan hệ trực tiếp
đối với ngành nghề (Nguyễn Văn Hộ , Nguyễn Thị Thanh Huyền, 2006)
2.2.2. Hệ thống Lý thuyết
2.2.2.1.Thuyết hành động hợp lý (TRA)
Thuyết hành động hợp lý do Fishbein và Ajzen xây dựng năm 1975. Thuyết hành
động hợp lý cho rằng ý định hành vi dẫn đến hành vi và ý định được quyết định bởi thái độ
cá nhân đối với hành vi, cùng sự ảnh hưởng chuẩn chủ quan xung quanh việc thực hiện các
hành vi đó.
Thuyết hành động hợp lý quan tâm đến hành vi của cá nhân cũng như xác định khuynh
hướng hành vi của họ, trong khuynh hướng hành vi là một phần của thái độ hướng tới hành
vi (ví dụ cảm giác chung chung của sự ưa thích hay khơng ưa thích của họ sẽ dẫn đến hành
vi) và một phần nữa là các chuẩn chủ quan (Sự tác động của người khác cũng dẫn tới thái
độ của họ).
2.2.2.2.Thuyết hành vi hoạch định (TPB)
Thuyết hành vi hoạch định hay còn gọi là thuyết hành vi có kế hoạch. Được phát triển
từ lý thuyết hành động hợp lý, lý thuyết được tạo ra do sự hạn chế của lý thuyết trước về
việc cho rằng hành vi của con người là hoàn toàn do kiểm sốt lý trí.
Các yếu tố quyết định cơ bản trong lý thuyết này gồm:


14


-

Yếu tố cá nhân là thái độ cá nhân đối với hành vi về việc tích cực hay tiêu cực của

-

việc thực hiện hành vi.
Về ý định nhận thức áp lực xã hội của người đó, vì nó đối phó với nhận thức của áp
lực hay sự bắt buộc đó có tình quy tắc nên được gọi là chuẩn chủ quan.

- Yếu tố quyết định về sự tự nhận thức hoặc khả năng thực hiện hành vi, được gọi là
kiểm soát nhận thức hành vi, chuẩn chủ quan và kiểm sốt nhận thức hành vi dẫn đến sự
hình thành của một ý định hành vi
2.2.2.3. Thuyết về lựa chọn hành vi hợp lý của Geoge Homans
Khi nghiên cứu về hành vi xã hội, G.Homans đã đưa ra khái niệm “hành vi xã hội sơ
đẳng”được hiểu là những hành vi mà con người lặp đi lặp lại không phụ thuộc vào việc nó
có được hoạch định trước hay khơng. Hành vi xã hội sơ đẳng được diễn ra dưới nhiều hình
thức, từ phản xạ có điều kiện, đến kỹ năng, kỹ xảo đến thói quen. Theo G.Homans, hành vi
sơ đẳng là cơ sở của sự trao đổi giữa hai hay nhiều người.
G. Homans chỉ ra ba đặc trưng cơ bản của hành vi xã hội. Một là,hiện thực hóa - hành
vi phải được thực hiện trên thực tế chứ không phải trong ý niệm. Hai là, hành vi đó được
khen thưởng hay bị trừng phạt từ phía người khác. Ba là,người khác ở đây phải là nguồn
củng cố trực tiếp đối với hành vi chứ không phải là nhân vật trung gian của một cấu trúc xã
hội nào đó
Khi nghiên cứu về hành vi, Homans đã đưa ra sáu định đề của hành vi hợp lý bao
gồm: (1) định đề phần thưởng (hành động nào hay được khen thưởng thì càng có khả năng
được lặp lại); (2) định đề kích thích (nếu một kích thích nào đó đã từng khiến một hành

động được khen thưởng thì một kích thích mới càng giống kích thích đó bao nhiêu thì càng
có nhiều khả năng làm cho hành động tương tự như trước đây lặp lại bấy nhiêu); (3) định
đề giá trị (giá trị của hành động càng cao thì chủ thể càng có xu hướng lặp lại hành động
đó bấy nhiêu); (4) định đề duy lý (cá nhân sẽ lựa chọn những hành động mà giá trị hoặc
khả năng đạt kết quả là lớn nhất); (5) định đề giá trị suy giảm (giá trị của phần thưởng sẽ
giảm nếu thường xuyên nhận được phần thưởng đó); và (6) định đề mong đợi (chủ thể hành
động sẽ hài lòng nếu mong đợi của họ được thực hiện và ngược lại)
PHẦN III-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Tiếp cận nghiên cứu
Phương pháp tiếp cận hỗn hợp: là phương pháp kết hợp phương pháp tiếp cận định
tính và phương pháp tiếp cận định lượng.

15


- Phương pháp tiếp cận định lượng: Điều tra bằng bảng hỏi được xây dựng dựa trên
mơ hình với 5 biến độc lập, 1 biến phụ thuộc ( 29 biến quan sát) nhằm kiểm định lại lý
thuyết của các công trình đối với sinh viên Đại học Thương mại.
Nghiên cứu được thực hiện với 157 sinh viên Đại học thương mại
-Phương pháp tiếp cận định tính : Kỹ thuật của nghiên cứu định tính trong nghiên
cứu này là phỏng vấn sâu tập trung khám phá các yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định
cọn ngành học của sinh viên trường ĐHTM và các biến quan sát đo lường. Đồng thời bổ
sung hoàn thiện thêm các yếu tố mới.
Phỏng vấn sâu được thực hiện với 6 sinh viên đang học tại trường ĐHTM cho phép
người được phỏng vấn bày tỏ quan điểm của mình theo các nội dung thuộc chủ dề của bài
thảo luận. Các điều tra viên thống nhất và hoàn thiện các biến độc lập.
Kết quả của cuộc phỏng vấn này là cơ sở để làm rõ hơn kết quả nghiên cứu phát triển
thang đo và bảng câu hỏi chính thức, hiệu chỉnh thang đo nháp thành thang đo chính thức
sử dụng trong bảng câu hỏi nghiên cứu định lượng.
3.2. Thang đo :

Nhóm dựa vào lý thuyết và mơ hình đề xuất các nhân tố quyết định ảnh hưởng đến
việc lựa chọn ngành học của sinh viên trường ĐHTM để xây dựng thang đo nghiên cứu có
sử dụng thang đo Likert 5 cho 5 biến độc lập là: Đặc điểm cá nhân, Các cá nhân có ảnh
hưởng, Cơ hội làm việc, Cơ hội học tập, Đặc điểm và hoạt động truyền thông từ trường
ĐH và biến phụ thuộc là : Quyết định lựa chọn ngành học.
-Đặc điểm bản thân: Các yếu tố liên quan đến sở thích, tính cách, điều kiện sức khỏe,
điểm đầu vào , năng lực của mỗi cá nhân.
-Các cá nhân có ảnh hưởng: Bao gồm những ý kiến của cha, mẹ, anh, chị, em trong
gia đình; thầy/ cơ giáo chủ nhiệm, giáo viên hướng nghiệp ở trường trung học hoặc từ bạn
bè, thần tượng.
- Cơ hội làm việc: Ngành học mà sinh viên chọn có bao gồm các nhu cầu như: nhiều
cơ hội việc làm, thu nhập của cơng việc tương lai, vị trí trong xã hội , môi trường làm việc.
- Cơ hội học tập: Có nhiều sinh viên mong muốn rằng được học tập cao hơn trong
ngành học của mình, được tiếp xúc với chương trình học quốc tế và học tập tại các tổ chức
nghề nghiệp uy tín, học được nhiều kĩ năng hơn
-Đặc điểm và hoạt động truyền thông của trường Đại học: Đây là nhân tố của về phía
trường Đại học. Khi mà trường có các quảng cáo cung cấp đầy thông tin của trường qua
16


các phương tiện truyền thơng, bên cạnh đó là hoạt đơng tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp
hiệu quả, trường có chương trình đào tạo chất lượng tốt, trường học có các đối tác là doanh
nghiệp lớn về ngành học, trường có uy tín và kinh nghiệm lâu năm về ngành học đó.
3.3. Chọn mẫu, thu thập dữ liệu
3.3.1. Chọn mẫu
Nghiên cứu định lượng:
Quy trình chọn mẫu
1. Xác định tổng thể cần nghiên cứu
2. Xác định khung mẫu
3. Xác định kích thước mẫu

4. Xác định phương pháp chọn mẫu
5. Tiến hành chọn mẫu và điều tra
Phương pháp chọn mẫu: Phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên
Xác định kích thước
-Cơng thức 1:
Đối với phân tích nhân tố khám phá EFA: Dựa theo nghiên cứu đi trước (Hair,
Anderson, Tatham và Black, 1998) cho tham khảo về kích thước mẫu dự kiến. Theo đó
kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát. Đây là cỡ mẫu phù hợp cho
nghiên cứu có sử dụng phân tích nhân tố (Comrey, 1973); (Roger, 2006).
𝒏 = 𝟓 × 𝒎 = 𝟓 × 𝟐𝟗 = 𝟏𝟒𝟓
(m là số lượng câu hỏi trong bài.)
-Công thức 2:
Đối với phân tích hồi quy đa biến: Dựa theo nghiên cứu của (Tabachnick, BG, &
Fidell, LS, 1996) cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính theo cơng thức là
𝒏 = 𝟓𝟎 + 𝟖 × 𝒎 = 𝟓𝟎 + 𝟖 × 𝟓 = 𝟗𝟎
Vậy khích thước mẫu tối thiểu là 145.

(m là số biến độc lập)

Nghiên cứu định tính :
Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu theo chỉ tiêu
Xác định kích thước mẫu:
Thơng qua q trình nghiên cứu, thu thập thơng tin, nhà nghiên cứu cần dựa vào kiến thức
và kinh nghiệm của mình để phát hiện những dữ liệu mới từ đó quyết đinh kích thước mẫu,
do đó số mẫu trong nghiên cứu định tính thường nhỏ.
Áp dụng vào bài khảo sát của nhóm 9, thơng qua phỏng vấn sâu 6 bạn sinh viên ĐHTM về
đề tài nghiên cứu của nhóm, số mẫu nhóm thu được là 6.
3.3.2. Thu thập dữ liệu
17



-Thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệu chưa xử lý (dữ liệu thô) hoặc đã xử lý. Và chúng
không phải do người nghiên cứu trực tiếp thu thập được. Nguồn dữ liệu thứ cấp có thể là
các số liệu nội bộ trong doanh nghiệp, các tài liệu nghiên cứu đã công bố, được tập hợp sẵn.
Dữ liệu thứ cấp mà nhóm sử dụng là các cơng trình nghiên cứu trước đó được nêu
trong phần tổng quan nghiên cứu và các lý thuyết liên quan như: Thuyết hành động hợp lý
(TRA);Thuyết hành vi hoạch định TPB;Thuyết về lựa chọn hành vi hợp lý của Geoge
Homans;…
-Thu thập dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu chưa có sẵn, được thu thập lần đầu, do chính người
nghiên cứu thu thập. Trong thực tế, khi dữ liệu thứ cấp không đáp ứng được yêu cầu nghiên
cứu, hoặc khơng tìm được dữ liệu thứ cấp phù hợp thì các nhà nghiên cứu sẽ phải tiến hành
thu thập dữ liệu sơ cấp. Nghiên cứu đã thực hiện qua 2 bước:
Bước 1: Khảo sát với Bảng hỏi tự quản lý (Thường được gửi tới và do chính người
trả lời tự điền thông tin. Cấu trúc bảng hỏi cần được thiết kế chặt chẽ, rõ ràng, không gây
nhầm lẫn cho người trả lời.) thông qua google form và phát phiếu thông qua các nền tảng
mạng xã hội như facebook, zalo, instagram đến các bạn sinh viên ĐHTM.
Bước 2: Sử dụng Phương pháp Phỏng vấn sâu ( đưa ra những câu hỏi đối với người
đối thoại để thu thập thơng tin xem đối tượng được phỏng vấn làm gì, suy nghĩ, cảm thấy
gì.) 6 bạn sinh viên đang theo học tại trường ĐHTM
Cụ thể , sử dụng Phỏng vấn bán cấu trúc: Là phỏng vấn dựa theo danh mục các câu
hỏi hoặc các chủ đề cần đề cập đến. Thường được sử dụng để tìm hiểu thật sâu một chủ đề
cụ thể, nhằm thu thập tối đa thông tin về chủ đề đang nghiên cứu.
3.3. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu
 Đối với dữ liệu thứ cấp: so sánh và đi tìm sự khác biệt, khơng có ở đề tài trước đã
làm để bổ sung vào đề tài của mình.
 Đối với dữ liệu sơ cấp:
o Với kết quả phiếu khảo sát:sử dụng phương pháp thống kê mơ tả, phân tích độ tin
cậy Cronbach’s Alpha, EFA, tương quan, hồi quy để phân tích số liệu thu thập

được từ bảng câu hỏi.
- Sử dụng excel
- Sử dụng cơng cụ SPSS:
Quy trình xử lý dữ liệu của chúng tôi như sau:

18


Bước 1: Dữ liệu thu về sẽ được làm sạch, sau khi làm sạch, chúng tôi thu được 157
bản trong 157 bản thu về để đem phân tích.
Bước 2: Mã hóa và nhập dữ liệu vào SPSS.
Bước 3: Phân tích thống kê mơ tả Frequency để tìm ra đặc điểm của mẫu nghiên
cứu.
Bước 4: Phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha nhằm xác định mức độ tương
quan giữa các thang đo, loại những biến quan sát không đạt yêu cầu.
Bước 5: Phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm xác định các nhóm biến quan
sát(nhân tố) được dùng để phân tích hồi quy.
Bước 6: Phân tích tương quan hồi quy nhằm kiểm định sự phù hợp của mơ hình
nghiên cứu, kiểm định các giả thuyết để xác định rõ mức độ ảnh hưởng của từng yếu quyết
định lựa chọn ngành học của sinh viên trường ĐHTM.
o Với kết quả phỏng vấn:
- Tiến hành giải băng
- Phân tích, tìm ra những điểm mới so với nghiên cứu định lượng
PHẦN IV- KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NGHIÊN CỨU
4.1 Phân tích kết quả định lượng
4.1.1 Phân tích thống kê mơ tả
-Thống kê mơ tả tần số và biểu đồ:
Sau 2 tuần phát phiếu khảo sát, nhóm thu được 157 phiếu điều tra hợp lệ > 145 (
kích thước mẫu tối thiểu). Nhóm nghiên cứu tiến hành xử lý và phân tích dữ liệu. Cụ thể
về thống kê số liệu:

Bảng 4.1 Số liệu thống kê
1.Gioi
tinh:
Valid
N

Missing

2.Khoa
(A,B,C,S....)

3.Nganh hoc: 4.Sinh vien nam
thu:

157

157

157

157

0

0

0

0


 Giới tính :Từ 157 phiếu thu được 115 phiếu “Nữ” tương ứng với 72,33%, 40 phiếu “
Nam” tương ứng với 25,16% và 3 phiếu khác tương ứng với 1,91người tham gia phỏng
vấn .
Bảng 4.2 Giới tính
Frequency

Percent

Valid Percent Cumulative
Percent
19


Nam
Valid

40

25.2

25.2

25.8

113

72.3

72.3


98.1

Khac

3

1.9

1.9

100.0

Total

157

100.0

100.0

Nữ

Hình 4. 1. Mơ hình phản ánh giới tính
 Khoa :Trong đó có 37,11% là sinh viên khoa B , 10,1% là khoa A còn lại là khoa
khác

A
B
C
D

Valid
E
H
I
IS
N

Bảng 4. 3 Khoa
Frequenc Percent
Valid
Cumulative
y
Percent
Percent
1
.6
.6
.6
15
10.1
10.1
10.7
59
37.1
37.1
47.8
18
11.3
11.3
59.1

9
5.7
5.7
64.8
6
3.8
3.8
68.6
6
3.8
3.8
72.3
13
8.2
8.2
80.5
1
.6
.6
81.1
5
3.1
3.1
84.3
20


P
QT
S

T
U
Total

1
3
7
2
12
157

.6
1.9
4.4
1.3
7.5
100.0

.6
1.9
4.4
1.3
7.5
100.0

84.9
86.8
91.2
92.5
100.0


Hình 4. 2 Mơ hình phản ánh Khoa
 Sinh viên năm thứ: Đồng thời có 55, 97% là sinh viên năm 2; sinh viên năm 3 là 21,38%
; sinh viên năm nhất 16, 35% còn lại năm tư.
Bảng 4. 4 Sinh viên năm thứ:
Frequenc Percent
y

Valid
Percent

Cumulative
Percent

Nam 2

89

56.0

56.0

56.6

Nam 3

34

21.4


21.4

78.0

Valid Nam 4

8

5.7

5.7

83.6

Nam
nhat

26

16.4

16.4

100.0

Total

157

100.0


100.0
21


Hình 4. 3 Mơ hình phản ánh sinh viên năm thứ
 Ngành học : Có 35,22% người tham gia điền phiếu khảo sát là sinh viên ngành quản
trị khách sạn, 9,43% là sinh viên ngành marketing,8,8 % là sinh viên ngành quản trị
kinh doanh , còn lại là ngành khác.
Bảng 4. 5 Ngành học
Frequenc Percent
Valid
Cumulative
y
Percent
Percent
He thong thong tin
quan ly
Ke toan - kiem toan
Kinh te và kinh doanh
quoc te
Logistics và quan ly
chuoi cong ung
Valid
Luat Kinh te
Marketing thuong mai
Quan tri dich vu du
lich và lu hành
Quan tri doanh nghiep
Quan tri khach san

Quan tri kinh doanh
Quan tri nhan luc

8

5.0

5.0

5.7

9

5.7

5.7

11.3

6

3.8

3.8

15.1

2

1.3


1.3

16.4

1
15

.6
9.4

.6
9.4

17.0
26.4

3

1.9

1.9

28.3

2
56
14
12


1.3
35.2
8.8
7.5

1.3
35.2
8.8
7.5

29.6
64.8
73.6
81.1
22


Quan tri thuong hieu
Tai chinh ngan hang
Thuong mai dien tu
Tieng Anh Thuong
mai
Tieng Trung Thuong
mai
Total

3
6
12


1.9
3.8
8.2

1.9
3.8
8.2

83.0
86.8
95.0

5

3.1

3.1

98.1

3

1.9

1.9

100.0

157


100.0

100.0

Hình 4. 4 Mơ hình phản ánh ngành học
 Bạn có u thích ngành học hiện tại khơng? 37,7% rất thích ngành học hiện tại,
36,5% dừng ở mức thích và có 7,5 % khơng thích ngành học hiện tại.
Bảng 4. 6 Bạn có u thích ngành học hiện tại không?
Frequenc Percent
y
hoi thich
khong thich ty
nao
Valid
rat thich
say me
Thich
Total

Valid
Percent

Cumulative
Percent

12

7.5

7.5


8.8

7

4.4

4.4

13.2

59
21
58
157

37.7
12.6
36.5
100.0

37.7
12.6
36.5
100.0

50.9
63.5
100.0


23


Hình 4. 5 Mơ hình phản án sự u thích ngành
học hiện tại


Bạn có ý định theo học ngành này từ bao giờ? Có 51,6% người phỏng vấn có ý
định theo ngành học từ khi học THPT, có thể thấy đây là một giai đoạn vô cùng quan
trọng trong việc hình thành ý định lựa chọn nghề nghiệp của học sinh sinh viên.
Bảng 4. 7•Bạn có ý định theo học ngành này từ bao giờ?
Frequenc Percent
y
Khac
Khi hoc
THCS
Khi hoc
Valid THPT
Khi hoc tieu
hoc
Tu khi rat
nho
Total

Valid
Percent

Cumulative
Percent


3

2.5

2.5

3.8

15

9.4

9.4

13.2

82

51.6

51.6

64.8

17.0

81.8
100.0

27


17.0

29

18.2

18.2

157

100.0

100.0

24


Hình 4. 6 Mơ hình phản ánh thời gian có ý định theo ngành hoc
-

A1
A2
A3
A4
A5
A6
B1
B2
B3

B4
B5
B6
C1
C2
C3
C4
C5
D1
D2
D3
D4

Thống kê mơ tả trung bình:
Bảng 4. 8 Thống kê mô tả
N
Minimum Maximum
157
1
5
157
1
5
157
1
5
157
1
5
157

1
5
157
1
5
158
1
5
157
1
5
157
1
5
157
1
5
157
1
5
157
1
5
157
1
5
157
1
5
157

1
5
157
1
5
157
1
5
157
1
5
157
1
5
157
1
5
157
1
5

Mean Std. Deviation
3.11
1.080
3.56
.865
3.44
1.002
3.64
.877

3.97
.913
3.62
.844
2.87
1.353
2.76
1.253
2.82
1.260
2.80
1.244
2.62
1.253
2.49
1.422
3.85
.948
3.54
.881
3.60
.993
3.29
1.021
3.87
.918
3.61
.889
3.35
.980

3.84
.909
3.70
.957
25


×