Tải bản đầy đủ (.ppt) (21 trang)

Chuyen de giao duc ki nang song lop

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 21 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO ĐẠI LỘC TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ THỊ XUYẾN. •Người báo cáo: Trần Thị Kim Oanh * Tổ Một.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> A.MỘT SỐ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG TRONG CÁC MÔN HỌC Ở TIỂU HỌC – LỚP 1 I. Đặt vấn đề:. * Kĩ năng sống là gì? Kĩ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống cuộc sống. Hiện nay, nội dung giáo dục kĩ năng sống đã được nhiều quốc gia trên thế giới đưa vào dạy cho học sinh trong các trường phổ thông, dưới nhiều hình thức khác nhau. Ở Việt Nam, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo thế kỉ XXI, mà thực chất là cách tiếp cận kĩ năng sống, đó là: Học để biết, Học để làm, Học để khẳng định mình và Học để cùng chung sống..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Mục tiêu giáo dục phổ thông đã và đang chuyển hướng từ chủ yếu là trang bị kiến thức sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em học sinh. Phương pháp giáo dục phổ thông cũng đã và đang được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, tăng cường khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Nội dung giáo dục kĩ năng sống đã được tích hợp trong một số môn học và hoạt động giáo dục có tiềm năng trong trường phổ thông . Đặc biệt, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh được xác định là một trong những nội dung cơ bản của Phong trào thi đua “Xây dựng trường hoc thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông, giai đoạn 2008- 2013 do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo. Vì vậy là giáo viên đứng lớp giảng dạy các môn học ở lớp 1 cần xác định rõ giáo dục kĩ năng sống để làm gì, ở môn học nào, bằng hình thức dạy học nào và bằng phương pháp nào đem lại hiệu quả nhất..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> B. Một số vấn đề về giáo dục kĩ năng sống trong môn TN & XH ở tiểu hoc - lớp 1. I.Khả năng giáo dục kĩ năng sống trong môn TN & XH ở tiểu học: Môn TN&XH ở các lớp 1, 2, 3 là môn học giúp HS có một số kiến thức cơ bản ban đầu về con người và sức khỏe, về một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong TN – XH; Chú trọng đến việc hình thành và phát triển các kĩ năng học tập như quan sát, nêu nhận xét, thắc mắc, đặt câu hỏi và diễn đạt hiểu biết của bản thân về các sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và trong xã hội; Đặc biệt môn học giúp HS xây dựng qui tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng; yêu gia đình, quê hương, trường học và có thái độ thân thiện với thiên nhiên. Vì vậy, môn TN-XH ở các lớp 1, 2, 3 là một trong những môn học phù hợp để giáo dục kĩ năng sống. Cùng với giáo dục kiến thức cơ bản, việc giáo dục kĩ năng sống qua môn học sẽ góp phần không chỉ khắc sâu kiến thức mà còn hình thành thái độ, hành vi tích cực, phù hợp, cần thiết giúp HS có thể ứng xử có hiệu quả các tình huống thực tế trong cuộc sống..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> II. Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống trong môn TN&XH ở tiểu học: Giáo dục kĩ năng sống trong môn TN-XH giúp HS: - Tự nhận thức và xác định được giá trị của bản thân mình, biết lắng nghe, ứng xử phù hợp ở một số tình huống liên quan đến sức khỏe bản thân, các quan hệ trong gia đình, nhà trường, trong tự nhiên và xã hội. - Biết tìm kiếm, xử lí thông tin và phân tích, so sánh để nhận diện, nêu nhận xét về các sự vật, hiện tượng đơn giản trong TN-XH. - Hiểu và vận dụng các kĩ năng trên: Cam kết có những hành vi tích cực; Tự nguyện(tự phục vụ, tự bảo vệ) trong việc thực hiện các quy tắc vệ sinh, chăm sóc sức khỏe của bản thân, trong việc đảm bảo an toàn khi ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng; Thân thiện với cây cối, con vật xung quanh và môi trường..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> III. Nội dung giáo dục kĩ năng sống trong môn tự nhiên và xã hội lớp1: Dựa trên các nội dung của môn học về con người và sức khỏe, về TN-XH, giáo dục KNS trong môn TN-XH bao gồm các KNS chủ yếu như sau: 1- Kĩ năng tự nhận thức 2- Kĩ năng tự phục vụ và tự bảo vệ 3- Kĩ năng ra quyết định 4- Kĩ năng kiên định và kĩ năng từ chối 5- Kĩ năng làm chủ bản thân 6- Kĩ năng giao tiếp 7- Kĩ năng hợp tác 8- Kĩ năng tư duy phê phán 9- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> IV. Địa chỉ giáo dục kĩ năng sống trong môn TN-XH lớp 1:. * CHỦ ĐỀ: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE Bài 2: Chúng ta đang lớn Bài 3: Nhận biết các vật xung quanh Bài 4: Bảo vệ mắt và tai Bài 5: Vệ sinh thân thể Bài 6: Chăm sóc và bảo vệ răng Bài 7: Thực hành: Đánh răng và rửa mặt Bài 8: Ăn, uống hằng ngày Bài 9: Hoạt động và nghỉ ngơi.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> * CHỦ ĐỀ: XÃ HỘI Bài 11: Gia đình Bài 13: Công việc ở nhà Bài 14: An toàn khi ở nhà Bài 17: Giữ gìn lớp học sạch đẹp Bài 17: Giữ gìn lớp học sạch đẹp Bài 18-19: Cuộc sống xung quanh Bài 20: An toàn trên đường đi học.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> * CHỦ ĐỀ: TỰ NHIÊN Bài 22: Cây rau Bài 23: Cây hoa Bài 24: Cây gỗ Bài 25: Con cá Bài 28: Con muỗi Bài 30: Trời nắng, trời mưa Bài 33: Trời nóng, trời rét.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Giáo dục kĩ năng sống trong môn TNXH lớp 1 giáo viên cần lựa chọn các kĩ năng giáo dục phù hợp cho từng nội dung bài học. Sau đây là những kĩ năng sống chủ yếu trong mônTNXH1áp dụng vào các bài hoc cụ thể sau: 1.Kĩ năng tự nhận thức: Tự nhìn nhận, đánh giá về bản thân để xác định được mặt mạnh, mặt yếu của bản thân; biết vị trí của mình trong các mối quan hệ ở nhà, ở trường, ở cộng đồng. Ví dụ: *Bài 2 Chúng ta đang lớn HS nhận thức được bản thân: Cao/thấp, gầy/béo, mức độ hiểu biết. *Bài 3 Nhận biết các vật xung quanh HS tự nhận xét về các giác quan của mình: mắt, mũi, lưỡi, tai, tay (da) *Bài 9 Hoạt động và nghỉ ngơi HS tự nhận xét tư thế đứng, đi, ngồi học của bản thân *Bài 11 Gia đình HS xác định vị trí của mình trong các mối quan hệ gia đình.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 2.Kĩ năng tự phục vụ và tự bảo vệ: Biết cách tự phục vụ: rửa mặt, đánh răng, tắm; tự bảo vệ chăm sóc sức khỏe của bản thân liên quan đến các vấn đề vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, dinh dưỡng, phòng bệnh và an toàn ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng. Ví dụ: *Bài 4 Bảo vệ mắt và tai HS biết chăm sóc mắt và tai. * Bài 5 Vệ sinh thân thể HS biết chăm sóc thân thể. *Bài 6 Chăm sóc và bảo vệ răng HS biết chăm sóc răng. *Bài 20 An toàn trên đường đi học HS biết ứng phó với các tình huống trên đường đi học. * Bài 28: Con muỗi HS tìm kiếm các lựa chọn và xác định cách phòng tránh muỗi thích hợp. *Bài 30 Trời nắng, trời mưa HS biết bảo vệ sức khỏe bản thân khi thời iết thay đổi. *Bài 33 Trời nóng, trời rét HS biết bảo vệ sức khỏe bản thân (ăn mặc phù hợp với trời nóng, trời rét..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 3. Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ sức khỏe của bản thân; để ứng xử phù hợp trong gia đình, nhà trường và cộng đồng; để bảo vệ môi trường. Ví dụ: *Bài 4 Bảo vệ mắt và tai HS biết nên và không nên làm gì để bảo vệ mắt và tai. * Bài 5 Bảo vệ thân thể HS biết nên và không nên làm gì để bảo vệ thân thể . *Bài 6 Chăm sóc và bảo vệ răng HS biết nên và không nên làm gì để bảo vệ răng . *Bài 7 Thực hành: Đánh răng và rửa mặt HS biết nên và không nên làm để đánh răng đúng cách. * Bài 14: An toàn khi ở nhà HS biết nên và không nên làm gì để phòng tránh đứt tay chân, bỏng, điện giật *Bài 17 Giữ gìn lớp học sạch đẹp HS biết nên và không nên làm gì để giữ lớp học sạch đẹp. *Bài 20 An toàn trên đường đi học HS biết nên và không nên làm gì để đảm bảo an toàn trên đường đi học..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> *Bài 22 Cây rau Hs biết thường xuyên ăn rau, ăn rau sạch. *Bài 25 Con cá Hs biết ăn cá trên cơ sở nhận thức được ích lợi của việc ăn cá. *Bài 30 Trời nắng, trời mưa HS biết nên hay không nên làm gì khi đi dưới trời nắng và trời mưa. *Bài 33 Trời nóng, trời rét HS biết nên hay không nên làm gì khi trời nóng, trời rét..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 4. Kĩ năng kiên định và kĩ năng từ chối: Kiên quyết giữ vững lập trường và nói lời từ chối trước những lời rủ rê của bạn bè và người xấu; không tham gia vào những việc làm, hành vi mang tính tiêu cực Ví dụ: *Bài 23 Cây hoa HS biết từ chối rủ rê hái hoa nơi công cộng.. * Bài 24 Cây gỗ HS biết từ chối rủ rê bẻ cành, ngắt lá...

<span class='text_page_counter'>(15)</span> 5. Kĩ năng làm chủ bản thân: Biết đảm nhiệm trách nhiệm, cam kết thực hiện công việc và biết ứng phó căng thẳng trong những tình huống của cuộc sống một cách tích cực. Ví dụ: *Bài 8 Ăn uống hằng ngày HS biết không ăn quá no, không ăn bánh kẹo không đúng lúc. * Bài 11 Gia đình HS biết đảm nhận trách nhiệm một số công việc trong gia đình. *Bài 17 Giữ gìn lớp học sạch đẹp HS biết đảm nhận trách nhiệm thực hiện một số công việc để giữ lớp học sạch đẹp. *Bài 28 Con muỗi HS biết đảm nhận trách nhiệm bảo vệ bản thân và tuyên truyền với gia đình cách phòng tránh muỗi..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 6. Kĩ năng giao tiếp: Tự tin khi giao tiếp ; Lắng nghe tích cực; Phản hồi xây dựng; Bày tỏ cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ vớ bạn bè trong lớp, trường, những người thân có hoàn cảnh khó khăn. Ví dụ: *Bài 2 Chúng ta đang lớn HS biết tự tin trong giao tiếp khi tham gia các hoạt động thảo luận và thực hành đo. * Bài 3 Nhận biết các vật xung quanh HS biết thể hiện cảm thông với những người thiếu giác quan. *Bài 13 Công việc ở nhà HS biết thể hiện sự cảm thông, chia sẻ vất vả với bố mẹ. *Ngoài ra còn một số bài học phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tập..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> 7. Kĩ năng hợp tác: Khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và cùng chung sức làm việc có hiệu quả với những thành viên khác, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. Ví dụ: *Bài 13 Công việc ở nhà HS biết cùng tham gia làm việc nhà với các thành viên trong gia đình. * Bài 28 Con muỗi HS biết hợp tác với mọi người cùng phòng trừ muỗi..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> 8. Kĩ năng tư duy phê phán: Biết phê phán, đánh giá các ý kiến , hành động, lời nói, việc làm, các hiện tượng trong đời sống hàng ngày. Ví dụ: *Bài 13 Công việc ở nhà HS biết nhà cửa bề bộn. * Bài 20 An toàn trên đường đi học HS biết những hành vi sai, có thể gây nguy hiểm trên đường đi học. *Bài 23 Cây hoa HS biết hành vi bẻ cây, hái hoa nơi công cộng. *Bài 24 Cây gỗ HS biết phê phán hành vi bẻ cành , ngắt lá..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> 9. Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Biết tìm kiếm và xử lí thông tin để giải quyết vấn đề trên cơ sở vận dụng tư duy phê phán và sáng tạo. Ví dụ: *Bài 9 Hoạt động và nghỉ ngơi HS biết quan sát và phân tích về sự cần thiết, lợi ích của vận động và nghỉ ngơi thư giãn. * Bài 18- 19 Cuộc sống xung quanh HS biết quan sát về cảnh vật và hoạt động sinh sống của người dân địa phương *Bài 22 Cây rau HS biết tìm kiếm và xử lí thông tin về cây rau. *Bài 23 Cây hoa HS biết tìm kiếm và xử lí thông tin về cây hoa. . * Bài 24: Cây gỗ HS biết tìm kiếm và xử lí thông tin về cây gỗ. *Bài 25 Con cá HS biết tìm kiếm và xử lí thông tin về cá. *Bài 28 Con muỗi HS biết tìm kiếm và xử lí thông tin về muỗi..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> V. Kết luận: Kĩ năng sống rất đa dạng và mang đặc trưng vùng miền. Việc sử dụng phương pháp và kĩ thuật cũng rất đa dạng, tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện dạy học cụ thể. Vì vậy trong quá trình dạy TNXH, giáo viên cần vận dụng linh hoạt, sáng tạo cho phù hợp với nhu cầu, trình độ của học sinh và đặc điểm, hoàn cảnh cụ thể ./..

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

<span class='text_page_counter'>(22)</span>

×